TÌM HIỂU NHỮNG CẤU TRÚC TÂM LINH TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TẬT
ĐỖ ĐỨC NGỌC
Mục lục :
I-Nguyên nhân bệnh :
1-Tắc tuần hoàn khí
2-Tắc tuần hoàn huyết
3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa
II-Cấu trúc vật chất và tâm linh
Thể xác, phách, vía, hồn, thần, ý, trí
III-Phân biệt tâm bệnh
1-Thần làm hại khí
2-Khí làm hại huyết
3-Tinh-Khí-Thần
4-Ngũ nguyên
IV-Những hiện tượng liên quan đến y học
1-Chữa tổn thương thể phách
2-Rối loạn thể phách
3- Rối loạn thể vía
4- Rối loạn thể hồn
5- Rối loạn thể thần
6-Rối loạn thể ý
7-Rối loạn thể trí
8-Rối loạn thể thượng trí
V-Những hiện tượng siêu hình
1-Xuất hồn
2-Liên lạc thể ý giữa cõi sống và chết
3-Cái chết đến như thế nào
4-Ranh giới giữa sống và chết
5-Nhập xác
6-Tái sinh
VI-Thể thần với hệ nội dược
VII-Thể thần với các luân xa
I.NGUYÊN NHÂN BỆNH :
Theo
y học hiện đại, nhờ vào những xét nghiệm y khoa trong việc khám và chẩn
bệnh, chúng ta mới biết được nguyên nhân hầu tìm ra cách chữa trị có
hiệu qủa. Tuy nhiên đa số các bệnh đều là tổn thương thực thể, có những
kết qủa xét nghiệm bất bình thường so với tiêu chuẩn mẫu mực. Ngược lại,
có những bệnh không tìm ra được nguyên nhân vì các kết qủa xét nghiệm y
học đều bình thường, trong trường hợp ấy chúng ta không rõ nguyên nhân,
cho là bệnh tâm lý thần kinh. Nếu không biết cách chữa, một thời gian
sau có biến chứng làm tổn thương thực thể rõ ràng, lúc đó việc chữa trị
lại khó khăn hơn.
Đối với y học phương đông, tìm nguyên nhân bệnh không dựa vào kết qủa xét nghiệm y khoa bằng máy móc dụng cụ, mà dựa vào quy luật khí hóa ngũ hành của tạng phủ (nguồn gốc của dịch y đạo), giống như dựa vào bảng tiêu chuẩn mẫu mực của Tây y, để so sánh giữa hai tình trạng khỏe và bệnh.
Khí
hóa ngũ hành của tạng phủ là những biến đổi trong cơ thể tạo ra những
chu kỳ tuần hoàn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn tim mạch, tiêu hóa,
bài tiết, sinh dục, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết, hệ thần kinh… thộng qua
các tạng phủ và các chức năng riêng mà nó đảm nhận. Khi tất cả các sự
biến đổi trong con người được điều hòa tốt, gọi là sự khí hóa chính
thường, thì con người được khỏe mạnh, còn sự khí hóa bất thường làm mất
quân bình sự khí hóa chung của tổng thể thì con người bị bệnh, do đó
phải truy tìm nguyên nhân.
Có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài cơ thể và nguyên nhân bên trong cơ thể. :
Nguyên
nhân bên ngoài gồm nguyên nhân chủ quan như va chạm tổn thương, môi
trường sống và làm việc, do ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách… nguyên
nhân khách quan ảnh hưởng do sự tuần hoàn của vũ trụ tác động bởi mặt
trời và nước biển tạo ra khí hậu, thời tiết, mùa màng, cây cỏ, vạn vật
để nuôi dưỡng con người bị khác thường không phù hợp. Đó là do ảnh hưởng
khí hóa của vũ trụ.
Nguyên
nhân bên trong là sự khí hóa của tiểu vũ trụ để nuôi dưỡng tế bào, tác
động bởi hai yếu tố tâm-thận. Tâm thuộc hỏa giống như mặt trời, Thận
thuộc thủy giống như nước biển. Tim mạch và hơi thở tạo ra nhiệt năng
tác động lên thận tạo ra sự tuần hoàn bên trong gọi là sự khí hóa tạng
phủ. Vũ trụ và tiểu vũ trụ tạo ra sự tuần hoàn đều đặn nhờ vào sự biến
đổi của hai yếu tố thủy-hỏa (âm-dương) để khí hóa, do đó đông y gọi là
thiên nhân đồng nhất thể.
Dù
do nguyên nhân nào làm cho sự khí hóa bất thường sẽ không nuôi dưỡng tế
bào, mà còn làm hại tế bào gây ra bệnh tật. Đông tây y cùng quan điểm,
nhưng tây y tìm nguyên nhân qua xét nghiệm, đông y tìm nguyên nhân theo
khí hóa.
Theo đông y, có 4 loại khí hóa bất thường gây ra bệnh gọi là sự tắc tuần hoàn. :
1-Tắc tuần hoàn khí : Không
bị tổn thương thực thể, xét nghiệm không thấy, nhưng vẫn có hậu qủa của
nó như mạch đập đều nhưng mạnh hơn hay yếu hơn, chỗ mạnh hơn, chỗ yếu
hơn khi bắt mạch.. làm cho nhức đầu, chóng mặt, đau nhức phong tê thấp,
chậm tiêu hóa, mệt mỏi.. chỗ đau không nhất định..
2-Tắc tuần hoàn huyết : Có
tổn thương thực thể, đau nhức một chỗ cố định như huyết tụ, máu bầm,
sung huyết não, tắc nghẽn mạch, huyết khô hóa vôi làm thoái hóa xương
khớp…
3-Tắc tuần hoàn tiêu hóa : Thức
ăn chứa lâu trong bao tử và đường ruột do tiêu hóa chậm sẽ hóa nhịêt
độc gây táo bón, tiêu chảy, loét bao tử, tiểu đường, hoặc phát sinh vi
khuẩn, sán lãi, vi trùng… thấm vào máu thành bệnh nhiễm trùng…
4-Tắc tuần hoàn tâm sinh lý : Do
thói quen, phong tục tập quán về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tư duy, cố chấp,
bảo thủ, thành kiến, tánh tình vui, buồn, giận, lo sợ, xúc động, tích
cực, tiêu cực, tánh khí bất thường…..có ảnh hưởng đến sức khỏe như vui
qúa làm thần kinh hưng phấn tim mạch sẽ đập mạnh, vui qúa hóa điên dại
mất lý trí, buồn hay thở dài hại phổi ( một trong những nguyên nhân ung
thư vú của phụ nữ), giận qúa làm cơ gân co rút hại gan, tục ngữ có câu
giận bầm gan tím ruột, lo qúa ăn mất ngon hại tỳ vị, sợ vãi đái hại thận
ảnh hưởng thần kinh…Tắc tuần hoàn tâm sinh lý cũng không xét nghiệm
được trực tiếp, chỉ khi nào do tình trạng bệnh kéo dài làm tắc tuần hoàn
chuyển từ tắc khí sang tắc huyết làm tổn thương thực thể mới xét nghiệm
được. Lý do biến đổi tâm sinh lý lại tùy thuộc vào mỗi người mỗi khác
có liên quan đến cấu trúc tâm linh trong cơ thể nó tác động vào cấu trúc
vật chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên phương pháp chữa
bệnh của đông y liên kết được cả hai phần vô hình và hữu hình qua sự khí
hóa ngũ hành của tạng phủ.
II. CẤU TRÚC VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH :
Ở mỗi con người chúng ta ai cũng có hai phần cấu trúc hữu hình và vô hình.
Phần
cấu trúc hữu hình là cơ thể vật chất tạo ra hình hài cơ thể nam nữ với
đầy đủ các cơ quan tạng phủ do các tế bào hòa hợp lại.
Phần
cấu trúc vô hình là cấu trúc tâm linh, trong đó có một phần là tâm tánh
khí tạo ra nét đặc thù của cá tính mỗi người do gène (DNA) mà khoa học
đã chứng minh được, còn phần quan trọng nhất là thứ lớp của cấu trúc tâm
linh hiện diện vô hình trong cơ thể, chúng ta cảm nhận được mà khoa học
chưa chứng minh được.
Chúng
ta hãy xét nghiệm các trường hợp sau đây để có thể hình dung ra được
các thứ lớp của cấu trúc theo quan niệm đông y. Đó là chìa khóa tìm hiểu
sự khí hóa của tạng phủ trong việc chữa bệnh :
1-Thể Xác :
Khi cơ thể không còn sự sống, mất sự hiện diện của các thể tâm linh,
thân xác nằm bất động không còn thở, chúng ta gọi là xác chết, đó là
phần cấu trúc vật chất.
2-Thể Phách :
Khi con người hôn mê bất tỉnh, thân bất động, chỉ còn hơi thở để duy
trì sự sống ( trong trường hợp hôn mê sâu=coma ), đông y gọi là còn thể
phách. Đông y nói “ Phế tàng phách” là phần tâm linh vô hình cư
trú ở phổi chỉ huy chức năng hoạt động của phổi, giúp phổi thở để duy
trì sinh mạng thông qua sự tuần hoàn của khí.
3-Thể Vía :
Thể vía chỉ huy mọi cử động cơ học, là phần tâm linh vô hình cư trú ở
tiểu não sau gáy, khi bị va chạm tổn thương, hay say rượu, trúng độc hôn
mê, đứt mạch máu não làm tê liệt, cử động sẽ bị giới hạn mất kiểm soát
như ý muốn.
4-Thể Hồn : Thể hồn chỉ huy mạng lưới gân cơ, thần kinh, làm co rút hoặc thư giãn khiến cho cơ thể biết đau hoặc không đau. Đông y nói “Gan tàng hồn”
là phần tâm linh vô hình cư trú ở gan, có nhiệm vụ giúp gan hoạt động
theo chức năng của nó. Khi mất cảm giác, vô tri, là thể hồn đã rời thể
xác. Còn đau đớn qúa sức chịu đựng làm thể hồn bị tổn thương kêu la thảm
thiết như trường hợp ung thư hành hạ đau đớn, mà thực thể gan không bị
tổn thương, thể hồn bị tổn thương sinh ra ác mộng.
5-Thể Thần :
Thể thần chỉ huy tình cảm, hệ thống tim mạch, hệ thống tuần hoàn huyết
làm cho da thịt hồng hào, mặt tươi tỉnh hoặc mặt mày mất sắc, mất thần
như ngây dại, hoảng hốt. Đông y nói “ Tâm tàng thần” là phần
tâm linh vô hình cư trú tại tâm giúp cho tâm hoạt động theo chức năng
của nó về hệ tuần hoàn tim mạch và thần kinh… Khi bị tổn thương thì tim
mạch nhảy loạn, thần sắc thay đổi, dễ xúc động, qúa khích động như điên
khùng hoặc qúa bi quan, nói năng cười khóc bất thường.
6-Thể Ý :
Thể ý chỉ huy sự diễn đạt của tư tưởng, tập trung hoặc mất tập trung,
biết phân biệt tốt xấu, ưa thích hay không ưa thích, tính qủa quyết hay
do dự… qua sự tiết hormone như truyền một tín hiệu có ảnh hưởng đến các
cơ quan, phối hợp sự nói năng và cử chỉ phù họp với ý muốn. Đông y nói “
Tỳ tang ý ” là phần tâm linh vô hình cư trú tại lá lách. Khi
thể ý bị tổn thương sẽ mất đi sự quyết đoán, không ham muốn, không thích
cử động nói năng và ăn uống nữa mặc dù thực thể của lá lách không bị
tổn thương.
7-Thể Chí :
Thể chí chỉ huy sự hoạt động của bộ não, ẩn tàng sức mạnh ý chí, lý
tưởng của thể xác và tinh thần, bao gồm phần tiên thiên và hậu thiên,
phần tiên thiên là những dữ liệu tích lũy từ những kiếp trước đem vào bộ
nhớ của não khi sinh ra, và những gène ( chủng tử) của cha mẹ, phần hậu
thiên do sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần và sự học hỏi kinh
nghiệm thu thập được trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đông y nói “Thận tàng chí”
là phần tâm linh vô hình cư trú ở thận, về tinh thần, nó làm cho con
người phát triển hay không phát triển phần hạ trí như thông minh hay đần
độn, nhớ dai hay mau quên, có ý chí sáng tạo hay ỉ lại…, về thể xác, nó
điều hòa chức năng thận biến hóa các chất bổ dưỡng chuyển thành khí
huyết, sinh tinh tủy, nuôi xương, bổ não, duy trì và phát triển, sản
xuất tế bào mới thay thế tế bào cũ. Thể chí mạnh, duy trì được sự minh
mẫn, trẻ trung, kéo dài tuổi thọ. Khi thận không bị tổn thương thực thể
mà bị bệnh mất trí nhớ, mất ký ức phải nghĩ ngay đến phần hạ trí bị tổn
thương do thể chí.
8-Thể Trí: Thể trí gồm hai phần, phần hạ trí và thượng trí. Thể trí cư trú ở não làm cho não phát triển.
a-Thể Hạ Trí
: Do con người khi phát triển đã học hỏi, tích lũy đươc những kinh
nghiệm và khi sử dụng những kiến thức ấy thì cũng mới chỉ chiếm tối đa
7-8% tế bào não trong mọi sinh hoạt thường ngày.
b-Thể Thượng Trí :
Các thần đồng, các nhà bác học, các bậc thiền sư, kỳ nhân.. đã sử dụng
được các phần tế bào não vượt ngoài giới hạn 8% so với những người khác.
Những kiến thức hiểu biết này đặc biệt không ai có, nó khác lạ mới mẻ,
chúng ta gọi nó là thể thượng trí. Trong bộ óc chúng ta, hơn 90% tế bào
não còn lại là những băng đĩa còn bỏ trống chưa chứa dữ kiện nào, nó
dành sẵn cho con người ghi thêm những kết qủa, những kinh nghiệm đã tìm
tòi phát minh được ở đời này, hoặc để ghi nhận được những điều mới lạ
học hỏi được ở các cõi thiền định hoặc trong những giấc mơ có ý thức khi
ao ước tìm tòi phát minh một điều gì. Phần còn lại là những băng đĩa đã
ghi đầy những kinh nghiệm trong qúa khứ nhiều đời tích lũy được, nhưng
những dữ kiện ấy đem vào thân xác đời này bị vô minh che lấp nên không
có khả năng khai mở được hết mà chỉ sử dụng được một phần nào, chúng ta
gọi là bẩm sinh để trở thành các kỳ nhân, thần đồng, các nhà khoa học,
mỹ thuật, nghệ thuật. Còn thông thường khi chúng ta có một vấn đề khó
giải quyết, qua một đêm yên tĩnh nghỉ ngơi, tự nhiên sáng dạy đã tìm
được cách giải quyết, người đời gọi là thông minh.
Thể
thượng trí được khai mở qua phương pháp tập thiền, tập khai mở luân xa
như yoga, hoặc do sau tai nạn bị chấn thương sọ não.. Khi sử dụng được
thể thượng trí, nó dẫn ta vào không gian 4 chiều như thân xác ở một chỗ,
mà thể hồn đi vào không gian khác, không gian qúa khứ để thấy biết
những hoạt động của tiền kiếp, hay không gian tương lai ở những cảnh
giới khác để học hỏi, tìm tòi, sau này trở thành một nhà phát minh như
các nhà khoa học, hoặc trở thành nhà tiên tri.., còn đối với những người
thỉnh thoảng mới xuất hiện thể thượng trí, khi có khi không, người ta
gọi là linh tính, giác quan thứ sáu…
Bẩy
thể tâm linh vô hình cư trú trong cơ thể vật chất, có liên quan hai
chiều nhờ vào thể thần, thông qua hệ thần kinh và các màng lưới thần
kinh. Tất cả đều điều khiển chức năng hoạt động của tạng phủ, vừa nuôi
dưỡng bảo vệ tạng phủ theo một quy luật tuần hoàn chung gọi là sự khí
hóa ngũ hành.
III.THÂN BỆNH-TÂM BỆNH
Qua
tám trường hợp trên, chúng ta thấy, ngoài Thể Xác được góp nhặt từ cát
bụi ( theo Thiên Chúa giáo ) hay tinh cha huyết mẹ ( theo Phật giáo),
thành một thân tứ đại gồm đất, nước, gió, lửa, mà đông y gọi là lục phủ
ngũ tạng, có đủ tứ đại : đất thuộc thổ, trong thổ có chứa kim, nước
thuộc thủy, gió thuộc phong mộc, lửa thuộc hỏa, trong thân còn chứa 7
thể tâm linh để giúp cho cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học đều đặn và
quyết định sự sống chết của con người khi phần tâm linh rời khỏi cơ thể
thì thân xác chết, thi thể tan rã lại trở về với cát bụi.
Như
vậy sự bệnh hoạn, sống chết của thân ta lệ thuộc vào phần cấu trúc tâm
linh, nó định đoạt cho ta tất cả mà chúng ta không biết chúng từ đâu
tới, nó ở với ta bao lâu, khi nó lìa khỏi thân ta, nó đi về đâu, và
chính bản chất nó được cấu tạo ra sao ? Những câu thắc mắc ấy đã được
giải đáp đầy đủ trong triết lý Phật giáo.
Đứng
trên quan điểm y học, Tây y tìm tòi mọi phương pháp chữa bệnh tiên tiến
nhất cũng chỉ giải quyết được phần thể xác, về lãnh vực trị liệu tâm lý
thần kinh chưa phân biệt rõ phần tâm linh nào bệnh, và cách chữa ra sao
nên vẫn chưa đạt được hiệu qủa như ý muốn.
Dựa vào sự cấu trúc của cơ thể, phần bệnh của thể xác chúng ta tạm gọi là thân-bệnh, Phần cấu trúc tâm linh bị bệnh chúng ta gọi là tâm-bệnh.
1-Thần làm hại khí :
Cấu
trúc tâm linh là phần vô hình cư trú trong tạng phủ để điều khiển mọi
chức năng hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài
tiết, sinh dục.. qua hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.. cho nên khi
chúng bị bệnh sẽ làm xáo trộn mọi chức năng của các cơ quan, chứ không
làm tổn thương thực thể thì y học tây phương tìm không ra bệnh, đông y
gọi là giai đoạn thần làm hại khí.
2-Khí làm hại huyết :
Nếu
tâm bệnh cứ tiếp diễn lâu dài sẽ làm tổn thương thực thể, làm thay đổi
hình dạng cấu trúc của thân xác như sưng, gẫy, lở loét, viêm, phù, thắt
nghẹt lưu thông khí huyết tạo ra khối u hay chèn ép nứt xương…thì Tây y
sở trường chữa được những loại bệnh này hơn là đông y.
Nhưng
những loại bệnh này, đông y chia làm hai loại cấp tính và mãn tính.
Loại cấp tính do nguyên nhân bên ngoài như tai nạn, cần phải giải phẫu,
hay cấp cứu ngay nếu không sẽ chết thì đông y không làm được. Còn loại
sưng đau chấn thương chưa nguy đến tính mạng thì cách chữa đông y có thể
thu ngắn thời gian và có kết qủa trị liệu hơn tây y. Loại bệnh mãn
tính, theo đông y, phải tìm nguyên nhân gốc, và chắc chắn đã có ảnh
hưởng không tốt cho phần cấu trúc tâm linh, giai đoạn này đông y gọi là khí làm hại huyết, cho
nên tây y dùng phẫu thuật cũng chưa giải quyết được gốc bệnh, đa số các
loại bệnh của con người ở loại này. Tây y thường giải quyết trực tiếp
vào phần cơ thể bị bệnh bằng phẫu thuật để tránh lây lan và dùng thuốc
giảm đau, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng gây ra mầm bệnh.
3-Tinh-Khí-Thần :
Phương
pháp này khác hẳn về quan điểm chữa bệnh của tây y so với đông y. Tại
sao ? Vì đông y coi con người là một tổng thể hòa hợp của thân và tâm,
nên đã nhìn ra được ba yếu tố quan trọng trong vấn đề bệnh hoạn và sự
sống chết của con người, đó là tinh-khí-thần.
Tinh :
Là
những chất bổ do ăn uống để nuôi cơ thể, nếu hợp với nhu cầu mà cơ thể
cần sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, không đúng nhu cầu sẽ làm cho cơ thể
bệnh mặc dù khi phân chất thức ăn đó không có độc tố, trái lại chứa rất
nhiều chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể không muốn hấp thụ làm cơ thể phải tốn
mất thêm năng lượng đào thải chúng ra ngoài, như vậy cơ thể cũng bị
bệnh nếu lạm dụng nhiều chất bổ không cần thiết. (Thí dụ như chất đường,
chất béo, chất vôi…không có độc, nhưng dư thừa làm con người bị bệnh.)
Khí :
Là
chức năng hoạt động của các cơ quan lục phủ ngũ tạng làm công việc biến
dưỡng, chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần, ở thể động là sinh hóa
thức ăn như co bóp, tiết dịch, phân tích, tổng hợp, hấp thụ, đào thải…ở
thể tĩnh như nghỉ ngơi là chuyển hóa dưỡng trấp thành máu, vinh khí,
nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, và thành năng lượng vệ khí bảo vệ cơ
thể, duy trì sức khoẻ và sự sống.
Thần :
Có hai loại là dục thần do cha mẹ sinh ra mang tâm tánh của cha mẹ, và thức thần
mang tâm tánh cá biệt của mình có từ nhiều đời, cả hai loại là vô hình,
nhưng phần hữu hình là tim mạch, bộ óc và hệ thần kinh cùng các gène
mang tính di truyền. Thần có nhiệm vụ kiểm soát, điều chỉnh, hòa hợp mọi
hoạt động của cơ thể thông qua những chức năng của các tạng phủ, cả hai
loại thần được phát triển về hai mặt, mặt tiềm năng do bẩm sinh cấu tạo
ra chức năng và tâm tính của mỗi người do ảnh hưởng cha mẹ và do ảnh
hưởng qúa khứ nhiều đời, mặt khác do học hỏi tiếp tục ở trường học, xã
hội và kinh nghiệm đang trải qua ở đời này.
4-Ngũ nguyên :
Để có thể điều chỉnh được tinh-khí-thần
hòa hợp giữa hai phần cấu trúc vật chất và tâm linh, đông y dùng hệ
thống lý luận ngũ hành để liên kết chúng vào cùng một hành như :
1-Qủa tim, hệ tim mạch gồm đường kinh tâm, tâm bào, thuộc hành hỏa ,về phần tâm linh có hàm chứa nguyên thần, cái tạo ra cho con người biết trọng lẽ phải, biết suy nghĩ đúng sai, gọi là Lễ mới sinh ra thức thần. Khi thức thần bị dao động mạnh do cảm xúc sẽ làm hại tim.
2-Lá lách và kinh Tỳ thuộc hành thổ, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên khí, cái tạo ra khí phách con người biết trọng chữ Tín hay không, nó sinh ra vọng ý nhiều hay ít, nếu vọng ý quá đáng sinh lo nghĩ nhiều sẽ hại tỳ ăn mất ngon.
3-Phổi và kinh Phế thuộc hành kim, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tình, cái tạo ra tình người có Nghĩa hay không, nó tạo thành phách, nó tạo ra tình cảm, khi tình cảm bị giao động sinh buồn sẽ làm hại phổi.
4-Thận và kinh thận thuộc hành thủy, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tinh, cái tạo ra sự khôn ngoan hiểu biết gọi là Trí, cái không hiểu biết, chỉ ham sắc dục nó sinh ra trược tinh mất sáng suốt, khi bị giao động sinh sợ hãi sẽ làm hại thận ( sợ vãi đái).
5-Gan và kinh Can thuộc hành mộc, về phần tâm linh có hàm chứa nguyên tánh, là bản chất tình người gọi là Nhân do hồn dẫn dắt, khi giận giữ mất tánh người sẽ làm hại gan ( giận bầm gan, giận mất khôn ).
Như
vậy, các bệnh liên quan đến chức năng của tạng phủ, tâm lý thần kinh,
bệnh thuộc tâm linh, đông y dùng phương pháp lý luận ngũ hành hỏa, thổ, kim, thủy, mộc
để điều chỉnh lại sự khí hóa của tổng thể, vì khi thân bệnh cũng ảnh
hưởng đến tâm bệnh và ngược lại tâm bệnh cũng ảnh hưởng đến thân bệnh.
Cả hai loại bệnh đều làm rối loạn chức năng hoạt động của tạng phủ, trực
tiếp là rối loạn chức năng nội tiết mà đông y gọi là hệ nội dược.
IV-NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN Y HỌC :
Có
sự đối đãi hai chiều giữa thân bệnh và tâm bệnh. Khi thân bệnh dù có
tổn thương thực thể nhưng chưa làm mất chỗ cư trú của phần tâm linh thì
thân bệnh không đáng ngại, nhưng tâm bệnh có thể làm tổn thương thân
bệnh. Chúng ta hãy nghiên cứu đến các hiện tượng sau :
1-Hiện tượng chưa tổn thương thể phách :
Thân
thể dù có bệnh do thế gian đặt tên và phân loại bệnh dễ chữa hay khó
chữa, miễn là nó chưa làm mất nơi cư trú của phần tâm linh và chưa làm
hại đến sự rối loạn chức năng của hơi thở là thể phách, thì thân có bệnh
không chữa được cũng vẫn kéo dài sự sống như bệnh phong cùi, lở lói,
ung nhọt ngoài da.. có thể làm hư hỏng ngũ quan, tứ chi, ung thư da,
hoặc coma, mà không làm rối loạn thể phách, thể phách vẫn điều khiển hơi
thở đều đặn thì mạng sống vẫn được duy trì.
2-Hiện tượng rối loạn thể phách :
Người
khỏe mạnh, trung bình một phút hít vào thở ra tự nhiên được 18 hơi đều
đặn, nhưng khi bệnh do cơn đau, hay bị ngộp thở do trúng độc, va chạm
tổn thương, hoặc do khí tắc như suyễn sẽ làm hơi thở ngắn gấp, nhanh,
dồn dập, đứt đoạn.. sẽ làm rối loạn thể phách thì khó bảo toàn tính
mạng.
3-Hiện tượng rối loạn thể vía :
Thể
vía cư trú ở não sau gáy, khi bị va chạm đụng mạnh vào gáy, hay sung
huyết não, trúng độc do thuốc, rượu, làm hôn mê nhẹ sẽ bị giới hạn cử
động như tê liệt, bán thân bất toại, múa vờn, Parkinson, chân tay đầu cổ
mắt mặt co giật, nói cà lăm, ngọng..
4-Hiện tượng rối loạn thể hồn :
Khi
thể hồn rối loạn hay mơ thấy xuất hồn đi vơ vẩn không chủ đích, ngay cả
lúc thân có bệnh, đi đứng nằm ngồi như người mất hồn, ngơ ngẩn. Ngoài
bệnh gan, các bệnh mãn tính cũng làm ảnh nhưởng đến gan làm gân mạch và
thần kinh co thắt gây đau đớn. Khi bệnh chạm vào thể hồn thì nhân cách
và tánh tình thay đổi. Bệnh thực thì ngông cuồng qúa khích, dễ nổi nóng giận. Bệnh hư
thì sinh bi quan, yếu đuối, hèn hạ, hờn dỗi, không phải gan bị tổn
thương mà chức năng gan qúa yếu không thể tàng trữ huyết, không lọc được
độc tố, không trao đổi oxy, không nuôi dưỡng được phần gân móng, làm
chùng gân, không khai khiếu ra nơi tròng đen mắt làm mờ mắt, hỏng gai
thị… nhìn cặp mắt như không có hồn. Đa số những người bị rối loạn thể
hồn do thân bệnh đều liên quan đến sự thiếu máu trầm trọng, áp huyết rất
thấp. Loại người này dễ bị du hồn vất vưởng mất thân xác nhập vào trở
thành điên loạn tâm thần..
5-Hiện tượng rối loạn thể thần :
Thể thần có hai loại là dục thần và thức thần.
Dục thần do cha mẹ sinh ra cư trú ở tâm, nên đông y gọi tâm tàng thần, có ảnh hưởng tâm tánh cha mẹ theo gènes. Còn thần thức là tâm tánh cá biệt do học hỏi nằm trong tiềm thức có ảnh hưởng đến sự phát triển con người. Thức thần sinh tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai.
Tâm
qúa khứ ảnh hưởng đến tâm hiện tại, có cách suy nghĩ và hành sử theo
bản năng riêng đã tích lũy được trong qúa khứ, cho nên tục ngữ có câu : cha mẹ sinh con, trời sinh tánh,
còn tâm hiện tại ảnh hưởng của cha mẹ có sẵn và tâm tương lai do ảnh
hưởng của học hỏi ở cả hai mặt vô hình và hữu hình trong cuộc sống
thường nhật.
Về
hữu hình do sự giáo dục từ gia đình, học đường, xã hội, tu học, kinh
nghiệm sống…Về vô hình do tu thiền, quán tâm, trong giấc ngủ có ý thức
hoặc tập khí công thiền. Theo đông y, làm sao tập luyện được tâm không viên, ý không mã,
lúc đó tâm không động thì định được thần, thần không động thì định được
khí, ví như người làm xiếc đi trên dây thừng cao 10 mét, mặc cho khán
giả la hét cổ võ, nếu tâm thần và khí không bị ảnh hưởng bên ngoài, mà
trụ ở trên mỗi bước chân, cho nên họ đi trên dây đu một cách dễ dàng.
Như vậy muốn khỏi động tâm thì tập mắt ngơ tai điếc tánh viên thông,
làm cho tâm được sáng suốt sẽ học hỏi được nhiều điều ở trong cõi
thiền. Vào được cảnh giới tĩnh lặng do thiền hay do tĩnh công như đi vào
không gian 4 chiều. Không gian và thời gian của thân thì ở một chỗ, còn
thể tâm linh có thể đi vào thời gian qúa khứ hay tương lai.
Thần
là cái biết trong tình trạng nhập thiền, mình vẫn biết rõ ràng mạch lạc
khi nhắm mắt còn tỉnh thức, hoặc cơn ngủ sâu mà thấy cảnh giới quá khứ
hay tương lai như một buổi xem phim chiếu bóng, mình có thể ở ngoài cuộc
hay tham dự trong cuộc, mọi chi tiết đều nhớ rõ mà không hoang mang sợ
sệt, chỉ dùng cái biết để quan sát, khi tỉnh dậy hoặc xuất thiền, nếu có
thắc mắc, khi nhập thiền lại, vẫn có thể tìm hiểu thêm cho tường tận
được.
Thể
thần khi bị rối loạn làm tình trạng tim mạch bất thường, tâm thay đổi
bất thường kéo theo các thể tâm linh khác rối loạn theo, khi ngủ hay
thấy ác mộng, lửa cháy, máu chảy, sợ bị giết hại…
a-Trường hợp nhập thiền vào qúa khứ :
Có
một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, hai môi tím, dầy lên và xệ xuống
miệng không khép chặt lại được, 10 ngón tay mầu đen như dính thuốc
nhuộm quần áo, thở mệt, ngồi một chỗ, đi đứng thì mệt mỏi, nói chuyện
còn tỉnh táo nhưng nói nhỏ hơi, nói nhiều cũng mệt.
Bệnh
nhân đã chữa đông tây y dược đủ thứ mà không khỏi. Tôi thấy ái ngại và
để tâm suy nghĩ làm sao chữa được bệnh này. Khi trong mơ gặp được vị y
tổ trong quá khứ mô tả một cây thuốc tên gọi cây óc chó phối hợp với lá hẹ
chữa được bệnh hở van tim. Hình dáng của cây đã thấy trong mơ, nơi cây
mọc đã được chỉ dẫn là ở hàng rào, bờ ruộng chỗ nào cũng có, cách dùng
cũng được nghe giảng. Khi tỉnh dậy, cho người đi tìm hái về ở vùng Hốc
Môn. Về tên của cây, dân gian cũng đã có tên sẵn, ở miền Nam gọi là cây
ổi dại, ở miền Bắc gọi là cây sung dại.Cách sử dụng : Lấy 9 đọt (1 đọt
là ngắt bẻ một đoạn dài bằng một gang tay đo từ ngọn xuống ). Pha một ít
nước rồi giã 9 đọt cây óc chó, vắt lọc thành nửa ly . Giã 50g lá hẹ với
một ít nước, vắt lọc thành nửa ly. Hai ly để riêng đem phơi đêm để lấy
sương khí, lúc nửa đêm uống 1 ly nào trước cũng được, nửa giờ sau uống
tiếp ly thứ hai. Uống luôn 2 đêm liên tiếp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe
mạnh như cũ, hai môi thu nhỏ, đổi sắc hồng, mười đầu móng tay hết tím
xanh, người hết bị mệt thở.
Như
vậy bà bệnh nhân này cũng có tu được chút phước duyên mới có cơ hội
được các vị thầy vô hình thông qua vị thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho
mình.
Nếu
người thầy thuốc không tu tạo phước, nhân công lao đó về mình do tính
kiêu ngạo, vị thầy đó sẽ mất hết khả năng chữa bệnh bằng tâm linh, sau
này sẽ chỉ là một thầy thuốc tấm thường như các thầy khác ở thế gian. .
b-Trường hợp nhập thiền trong hiện tại :
Tôi
có người bạn tu thiền, ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chạy di tản, anh và
con gái 5 tuổi bị kẹt ở lại, sau anh phải đi học tập cải tạo, anh gửi
con gái anh cho một bạn gái, hai năm sau anh trở về, bạn gái anh cho
biết bé đi học đã bị lạc mất tích.
Mấy
năm sau anh vẫn tập thiền đều đặn theo thời khóa 4 lần mỗi ngày vào giờ
tý, ngọ, mẹo, dậu, mỗi lần nửa giờ. Tự nhiên một buổi trưa anh nhập
thiền thấy con gái mình đứng trước cửa một căn nhà ở Củ Chi, anh ghi
nhận mọi chi tiết về địa điểm căn nhà, rồi anh xả thiền, lấy xe gắn máy
đến Củ Chi, quả thật anh đến đúng nơi và xin chủ nhà cho anh nhận lại
đứa con gái của mình về.
Môt
trường hợp đặc biệt khác. Khi tôi đang làm việc tại phòng mạch ở
Montreal, bỗng có điện thoại từ Ý gọi đến của một bệnh nhân người Ý xin
cầu cứu, đứa con trai 6 tuổi sinh thiếu tháng, não thiếu oxy nên xương
cổ èo oặt, hiện nó đang bị lên cơn crise cardiac chân tay dẫy dụa co
giật, bà không gọi xe cứu thương mà bà gọi tôi. Tôi nhắm mắt lại, thấy
một linh ảnh, đứa bé đang bị cúi gục đầu xuống nên nghẹt cổ họng không
thở được, cơ thể thiếu oxy khiến tim sẽ ngưng đập. Tôi vội vàng nói với
bà ta : Bà hãy mau dựng cổ đứa bé ngay lại. Sau đó tôi hỏi : Con bà hết
co giật chưa. Bà trả lời : Nó khỏi rồi. Nhưng tôi cứ phải giữ cổ nó luôn
à. Tôi trả lời. Nguyên nhân nó làm cơn do cổ nó yếu, bị gục xuống sát
ngực nên ngộp thở. Bà nên mua một cái vòng chống cổ (collier) để giữ cho
cổ khỏi bị gục xuống là không bao giờ bị lên cơn nữa.
Một
năm sau, bà đem cháu sang Montreal để tôi tái khám, bà nói : Từ ngày
ông nói cho cháu đeo vòng cổ, cháu không bao giờ bị co giật nữa. Nhưng
tôi không hiểu sao các bác sĩ chữa cho cháu lại không tìm ra nguyên nhân
bị co giật là do cổ yếu, vì cứ mỗi tháng cháu bị vài lần như thế, môi
tím tái, đều đem đi cấp cứu chữa về tim mạch và cho uống thuốc thần kinh
mà không hết bệnh.
c-Trường hợp nhập thiền vào tương lai :
Có
những cảnh tôi thường gặp khi tâm tĩnh lặng, cảnh đó xuất hiện nhiều
lần rất quen thuộc, nhưng trên thực tế chưa đi đến bao giờ, ngay cả
người và việc. Nhưng về sau tôi có dịp đến một nơi nào lạ lần đầu tiên
thì cũng đúng là cảnh đã từng thấy làm tôi không bỡ ngỡ chút nào. Có
lần, gia đình chúng tôi cần một người giúp đỡ để cho con đi ra khỏi Việt
Nam sau năm 1975, địa chỉ ở vùng quê Trà Vinh, chỉ có số nhà, và Khóm,
Xã, không có tên đường. Đêm hôm đó tôi xuất thần đi tìm để ghi nhận hình
ảnh, địa điểm. Sáng hôm sau hai vợ chồng tôi đón xe đò đi xuống Trà
Vinh. Tôi quan sát những đoạn đường đã đi qua, đến một nơi hai bên đường
là đồng ruộng, có một xóm nhỏ vài nhà nằm cách đường lộ khoảng 100m
phải đi qua một cây cầu khỉ, chúng tôi xuống xe giữa đường còn cách xa
thị xã Trà Vinh. Bà xã tôi sợ quá, nếu không phải chỗ này, mà phải đi
nữa thì tìm đón xe đi tiếp là chuyện rất khó khăn vào thời ấy. Tôi nói
đúng chỗ này rồi, bà xã tôi lo lắng hỏi, anh đã đi đến đây bao giờ đâu
mà nói đúng chỗ rồi, nhưng qủa thật chúng tôi vào đúng nhà đúng chỗ mặc
dù chưa quen biết trước diện mạo chủ nhà.
d-Trường hợp nhập thiền để học hỏi :
Tôi
có người bạn thiền muốn tu đốn ngộ, anh cứ thắc mắc thế nào là quả báo
nhãn tiền ? Khi anh nhập thiền, anh thấy mình đang đứng ở đầu một ngõ
hẻm cụt, nhìn thấy một tên ăn cắp tay cầm một cái ví tiền, chạy qua mặt
anh vào trong ngõ cụt, rồi một thanh niên khác đuổi theo đang ngơ ngác
không biết chạy vào ngõ hay chạy thẳng, anh buột miệng chỉ đường. Khi
người thanh niên lấy lại được cái ví xong rồi chạy đi, tên ăn cắp đến
đánh anh vì cái tội không biết đầu đuôi câu chuyện mà chỉ bậy, tên kia
cũng là tên ăn cắp chạy theo để cướp lại. Bấy giờ anh mới hiểu, việc gì
xảy ra cũng có nhân duyên qủa báo.
Trường
hợp suy nghĩ tìm tòi để phát minh ra những cái mới lạ cũng là một cách
nhập tâm để vào thiền, có liên quan tổng hợp cả quá khứ, hiện tại, tương
lai, thường xảy ra đối với các nhà khoa học, bác học, bác sĩ, nghệ sĩ,
mỹ thuật hội họa, và các nhà tiên tri…
6-Hiện tượng rối loạn thể ý :
Thể
ý cư trú ở Tỳ, hay mưu toan nghĩ ngợi, lo qúa làm ăn mất ngon. Tỳ chủ
hình sắc, ăn ngon, mặc đẹp, ngăn nắp, sạch sẽ, tính tình mực thước, đa
mưu. Tỳ chủ ý muốn, sinh tâm nên ý chạy thì tâm chạy cho nên nhà Phật có
câu nói tâm viên ý mã ( tâm như con vượn nhảy nhót lung tung không lúc nào dừng nghỉ, ý như con ngựa chạy theo).
Khi
thể ý bị tổn thương làm thành bệnh hoang tưởng. Thí dụ một người bị
thương cụt tay, trong giấc ngủ mơ vẫn không thấy tay bị cụt, không cảm
thấy đau. Trường hợp này thực tế là xác-thân có bệnh cụt tay, nhưng
ý-thân không có bệnh. Ngược lại, khi ngủ mơ thấy bất cứ cảnh nào trong
mộng cũng thấy tay còn nguyên nhưng bị đau như lúc tỉnh, như vậy bệnh
mãn tính đã làm tổn thương thể tâm linh, ý-thân cũng bị bệnh đau tay, đó
là lý do tại sao một thương binh đã bị cưa cụt tay mà vẫn cảm thấy đau
ngoài cổ tay. Muốn chữa loại bệnh này cũng phải dùng ý để chữa, một
thiền sư đã cho bệnh nhân một loại thuốc bôi đặc biệt để dụ bệnh nhân
tin rằng bôi thuốc này vào sẽ hết đau. Thiền sư dặn, khi nào bệnh nhân
cảm thấy tay đau, hãy bình tĩnh tìm xem chỗ đau ở đâu, rồi dùng thuốc
này bôi vào. Cuối cùng bệnh nhân giác ngộ chỗ đau không có tay làm sao
mà bôi thuốc, rõ ràng là bệnh không có thực mà do ý làm ra bệnh. Ý tại
tâm, vạn pháp do tâm sinh ( nghĩ là có tay bị đau) thì vạn pháp cũng do
tâm diệt (nghĩ rằng không có tay làm sao mà đau được.)
Khi
rối loạn thể ý, trong mơ hay thấy nhiều sự việc lung tung không có mạch
lạc rõ ràng, thể ý bệnh làm cho thân bị bệnh mộng du, tỉnh dậy không
hay biết mình đã làm gì, hoặc thân bị bệnh nói nhảm như điên khùng, như
ma nhập thuộc bệnh tâm thần.
Khi
một người chết đi, thân xác không còn, bẩy thể tâm linh do ý làm chủ,
lúc đó không phải là xác-thân mà là ý-thân thì thời gian và không gian
không còn ngăn cách họ. Họ nghĩ muốn đến một nơi nào xa xôi là họ đã có
mặt ở đó ngay.
7-Hiện tượng rối loạn thể hạ trí :
Thể
hạ trí liên quan đến thận và trí nhớ. Thể hạ trí bị rối loạn do sợ hãi
một điều gì kinh khủng, do va chạm tổn thương thận, do mổ thận, chọc tủy
sống, do té ngã va chạm não bộ làm mất trí nhớ. Có trường hợp không tổn
thương thực thể về thận hoặc não, nhưng bị đe dọa tinh thần, bị khủng
bố trí não, bị nghe những tiếng rên la thảm thiết, hoặc bị giam cầm hành
hạ trí não làm rối loạn thể trí sẽ bị mất trí nhớ, hoặc bị ngộp thở do
khí độc làm não thiếu oxy, hoặc trẻ em khi sinh ra thiếu oxy trong não
làm trí nhớ kém phát triển.
8-Hiện tượng rối loạn thể thượng trí :
Trường hợp ít gặp. Rối loạn thể thượng trí trong trường hợp cháy não do
thiền sai tẩu hỏa nhập ma, do tập trung vào việc học sử dụng tối đa bộ
não, nói đến những điều cao siêu hoang tưởng không ai hiểu được, thay vì
là một thiên tài bị trở thành người vô dụng. Ngoài ra do một tình cờ va
chạm làm rối loạn thể thượng trí một phần, làm màng lưới vô hình giữa
hai luân xa vía và luân xa ý thông với nhau tạo ra một người có khả năng
tiên tri làm thầy bói khi đúng khi sai, hoặc là người có giác quan thứ
sáu tự nhiên, hoặc là phù thủy…
Luân xa
Đỗ Đức Ngọc
Theo siêu hình học giải thích về tâm linh, trong con ngườI có 3 thể khí chính cấu tạo nên :
Về thể chất : Do tinh cha huyết mẹ tạo ra xác thân.
Thể khí của tiên thiên ẩn trong khí hậu thiên tạo cho con ngườI sự sống, sức khỏe khang kiện gọi là thể phách.
Thể khí tiên thiên tạo ra tánh khí con ngườI là thể viá nhanh nhẹn hơn và khôn hơn thể phách.
Thể vía phát triển học hỏi để tiến hóa hơn lên trong cõi trung giới lúc ấy con người mới có thể trí.
Tiếp tục tiến hóa học hỏi nhiều hơn để đạt đạo, Phật gọi là ứng qủa Bồ đề ở thể thứ bẩy.
Như
vậy trong xác thân có thể phách, thể vía, thể trí, mỗi thể đều có các
luân xa là các bí huyệt , tất cả chỉ là vô hình, chỉ khi nào con người
tiến hóa học hỏi phát huy được các luân xa ấy mới biết được nó thế nào.
Thể
phách và thể vía đều có 10 luân xa cùng chung vị trí nơi xác thân,
nhưng luân xa phách thuộc tam nguyên không gian nên ở phía ngoài, còn
vía thuộc cõi tứ nguyên không gian ở sâu trong xác thịt.
Chúng ta chỉ tham khảo 7 luân xa phách và vía, còn 3 luân xa nằm ở bộ phận sinh dục chúng ta không đề cập đến.
Vị trí các luân xa và khả năng huyền bí của luân xa phách :
Chỉ
có hai nhiệm vụ giữ cho thân xác sống và làm trung gian cho sự tiếp xúc
của ngũ quan ở thân xác vớI nộI tâm, vớI vía, vớI trí óc, tạo ra rung
động, chậm chạp hay mau lẹ, khôn ngoan hay đần độn, giỏi hay dở..
Hào
quang của Phách chỉ có hai mầu tím hoặc xám xanh thể hiện sự khang kiện
của thân xác, làm cho lớp da của thân phát sáng khoảng cách từ 6 ly đến
1,5 tấc. Khi ngườI khỏe mạnh hào quang chiếu tia thẳng góc vớI da,
ngườI yếu hào quang phát chiếu ủ rũ.
Luân xa 1
: 4 cánh, nằm ở cuối xương cùng chứa luồng hỏa hầu, Ấn độ gọI là
Kundalani, tạo sức nóng như lò lửa luyện thép, chia làm 7 bậc mạnh yếu
khác nhau, đi theo 3 đường gân của cột sống lên não như rắn bò nên gọI
là hỏa xà (feu serpent ). Nó đi qua luân xa nào làm cho luân xa đó hoạt
động liền, nhưng ngược lại cơ thể chưa tập luyện cho khí tiên thiên đi
theo vòng tiểu chu thiên để thanh lọc trược bản thể thì hỏa xà gây tác
hại làm hư hỏng lục phủ ngũ tạng và não bộ, ngườI ta gọI là tẩu hỏa nhập
ma.
Luân xa 2 :
6 cánh, nằm ở tại lá lách (tỳ), là trung tâm thu hút năng lực biến
thành 7 thứ nuôi dưỡng phách và bảo toàn mạng sống, giúp phát triển tinh
thần, mở đường cho hỏa xà qua để thông đến các luân xa khác, phía trước
thông vớI đan điền thần, phía sau thông vớI Mệnh môn.
Luân xa 3 :
10 cánh, nắm tại Linh cốc huyệt nơi Đan điền tinh thông qua rốn, khi
luân xa này phát triển con ngườI biết được ảnh hưởng ở cõi trung giới.
Luân xa 4
: 12 cánh, nằm ở tim, trước thông vớI Đan điền thần, sau thông vớI Giáp
tích quan. Khi nó phát triển, con người biết được sự rung động của tình
cảm.
Luân xa 5
: 16 cánh, nằm nơi thập nhị trùng lầu ( yềt hầu ) thông vớI Ngọc chẩm
quan. Khi nó phát triển, con ngườI có thể nghe được âm thanh ở 4 cảnh dĩ
thái có những tần số mà tai thường không nghe được ở cõi trần.
Luân xa 6 :
86 cánh, nằm ở Hư vô huyệt lý nơi tam tinh Ấn đường. Khi nó phát triển
có thể nhìn thấy 4 cảnh dĩ thái cấu tạo bằng các loại thể khí chứ không
bằng vật chất mà mắt thường có thể thấy được, nó là con mắt thứ 3 của
thể phách chứ chưa phải của thể vía nên chưa phải là thần nhãn.
Luân xa 7 :
960 cánh, năm ở Nê hoàn cung thông Thiên môn. Khi nó phát triển sẽ làm
cho con ngườI nhớ được những gì mình làm trong giấc ngủ ở cõi trung
giới.
Vị trí các luân xa và khả năng huyền bí của luân xa vía :
Luân xa 1 : Giống như Luân xa phách, nhiệm vụ mở hỏa hầu.
Luân xa 2
: tại tỳ, là trung tâm nguồn sinh lực, khi luân xa mở, lúc ngủ dậy sẽ
nhớ những gì thấy và làm ở cõi trung giớI, thấy mộng đẹp, bay trên không
trung ở các cảnh lạ.
Luân xa 3
: tại rốn, khi mở sẽ cảm nhận được ảnh hưởng cõi trung giớI để phân
biệt tốt xấu, cái nào hợp và không hợp, cái nào vui cái nào buồn.. nhưng
không hiểu lý do tại sao lại thế.
Luân xa 4 : tại tâm, khi khai mở sẽ biết được những sự vui buồn của ngườI khác.
Luân xa 5
: tại yết hầu, khi được khai mở sẽ nghe được tiếng nói, âm nhạc hoặc
tiếng xì xào kỳ dị bên tai, khi được mở hoàn toàn, nghe được chính xác
mọi việc hoặc nghe được từ xa rất xa gọi là thần nhĩ.
Luân xa 6 :
tại Ấn đường, khi được khai mở nó là con mắt thứ ba, khi khai mở hoàn
toàn sẽ thấy trước mọI việc và tầm nhìn rất xa gọI là thần nhãn.
Luân xa 7
: tại Thiên môn, khi được khai mở, tâm thức được sáng suốt, thông minh,
không còn bị gián đoạn, nhớ được những điều đã thấy, đã nghe, đã làm,
đã học hỏi được ở cõi trung giới.
Thể vía là một loại thân xác ở thể khí không phải là thể vật chất, nó sinh hoạt, hành động độc lập và học hỏi ở cõi trung giới.
Hào
quang ở thể vía có nhiều mầu sắc hơn ở thể phách, nó phát ra đỉnh đầu
hay chung quanh thân, phản ảnh tính tình mỗI ngườI khi chúng ta có thần
nhãn mớI thấy được. Còn chúng ta khi nhắm mắt nhìn vào Ấn đường sẽ thấy
được mầu thể hiện tâm tính và sức khỏe của mình, tánh xấu hiện mầu xấu,
tánh đổI tốt nó hiện mầu tươi tốt, vui thì mầu vui, buồn thì mầu buồn..
Phân biệt mầu sắc phản ảnh tâm tánh
1-Mầu tự nhiên của Tánh trong bản thể :
Nhìn vào Ấn đường của mình hay của người khác :
ĐEN : chỉ
tính hiểm độc, oán ghét, hay bệnh nặng. Khi giận dữ có thêm những lằn
vạch mầu đỏ đầu nhọn ở trong quầng đen phóng ra khủng khiếp, dễ đi đến
sát nhân.
XÁM ĐEN TRẮNG MỜ MỜ : Chánh tà lẫn lộn, bệnh chưa khỏi hẳn, chưa bệnh thì sắp bị bệnh biết trước mầu sắc để phòng ngừa.
ĐỎ HỒNG : Tánh hay giận dỗi.
ĐỎ HỒNG Mà SÁNG RỠ : Giận dỗi bất bình nhưng xây dựng cao thượng.
ĐỎ MÁU BẦM : Ham vật dục
ĐỎ NÂU ĐẤT : Tánh hiểm, có lẫn sọc nằm ngang tánh ti tiện.
ĐỎ CAM : Trí tuệ tham vọng, tánh kiêu căng ngạo mạn.
HỒNG, HƯỜNG : Tánh vị tha thương người.
VÀNG : Tánh khôn ngoan, trí độ, ngườI tu có tâm từ nhưng chưa tiến bộ mấy.
VÀNG KIM : Có trí khôn phán đoán, có tư tưởng triết học và khoa học.
XANH LỤC : Con ngườI dễ đồng hóa và thích nghi vớI hoàn cảnh.
XANH TƯƠI SÁNG BIỂN HAY BẠCH KIM : Có lòng tín ngưỡng cao thượng quảng đại.
XANH XÁM NHẠT : Tánh e dè sợ sệt.
XÁM NHẠT CÓ L_N BỌT : Tánh mưu mô xảo quyệt, lường gạt.
XÁM NÂU : Ích kỷ.
MẦU TỬ NGOẠI : NgườI đạt đạo, thông minh tài trí.
MẦU HỒNG NGOẠI :Kẻ đạt được phép của bàng môn tả đạo.
2-Mầu thay đổI theo qúa trình tu học qua tư tưởng :
Phẩm chất của tư tưởng hiện ra ở mầu sắc.
Bản tính của tư tưởng là chu vi của mầu sắc và sự minh bạch rõ nét hay lờ mờ.
a-Thể vía của người tiến hóa :
Người có thần nhãn nhìn mình hay tự mình nhắm mắt nhìn vào Ấn đường khi tĩnh tâm.
Mầu lục : Tánh thiện cảm và thích nghi.
Mầu hường : Chỉ lòng từ ái.
Mầu xanh : Chỉ lòng hiếu đạo, mục đích tín ngưỡng, sùng đạo.
Mầu vàng
: Chỉ tánh khôn ngoan của trí tuệ. Vàng sậm tối : trí tuệ ích kỷ. Vàng
đất sét : Mở trí tuệ để kinh doanh sự nghiệp. Vàng ónh ánh : Mục đích
khoa học, toán, triết học. Vàng sáng như ngọc châu : Vì tha nhân giúp
đời.
Mầu tím trên đỉnh đầu : Đã được khai mở tinh thần và trí tuệ.
b-Khi mình phát đại nguyện :
Làm việc thiện lành, yêu thương chúng sinh : Tư tưởng sẽ phát sinh mầu hường sáng rỡ.
Cầu khẩn thành tâm chăm lo tu tập thân tâm : Tư tưởng phát sinh mầu trắng bạc.
Cầu cố gắng làm cho tinh thần kiên cố trì trí tu học : có mầu hoàng kim rực rỡ.
No comments:
Post a Comment