Tê tay, chân thường thì chúng ta chỉ nghĩ hẳn là nó bị chèn ép hay đứng
quá lâu, ngồi quá lâu một chỗ nên dẫn đến bị tê tay chân. Nhưng sự thật
là việc bạn bi tê tay là sự cảnh báo về sức khỏe của bạn đang bị đe dọa
bởi những căn bệnh nguy hiểm như:
Tê tay, chân do thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ cũng là một nguyên nhân khiến tay chân bạn bị tê.
Trường hợp này bệnh nhân thường phát bệnh một cách đột ngột, diễn ra
trong thời gian ngắn kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, đầu choáng váng, đau
nhức.
Chứng tê tay, chân dạng này thường gặp ở những người lớn tuổi. Thiếu máu
não cục bộ là chững bệnh vô cùng nguy hiểm nó có thể dẫn đến ngất xỉu
hay đột quỵ, cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.
Tê tay, chân do bệnh đốt sống cổ
Căn bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trung niên hay những người có
thói quen ngồi lâu, đứng nhiều, sử dụng điện thoại và máy tính kéo dài
với tư thế cúi đầu xuống cũng rất dễ mắc căn bệnh này. Biểu hiện là sự
tê cứng các đầu ngón tay.
Khi bạn ngồi hay đứng bất động một chỗ kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý về
đốt sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, tăng sinh,
phì đại đốt sống cổ,…
Khi các đốt sống bị biến dạng ở hướng tiêu cực nó sẽ chèn ép các dây
thần kinh ngoại biên vùng cổ gáy khiến các đầu ngón tay và toàn bộ cánh
tay của bạn có cảm giác như bị kiến bò, tê cứng cục bộ.
Ngoài ra bạn còn có thể mắc chứng đau nhức vùng vai gáy, cổ, sức vận động kém.
Tê tay, chân do bệnh tiểu đường
Ở những người mắc chứng tiểu đường nặng sẽ xuất hiện tình trạng chân tây
tê bì. Giai đoạn này bệnh đã khá nghiêm trọng, cần phải có giải pháp
chữa trị kịp thời và nhanh chóng.
Khi đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng đường
trong máu, bổ xung nhiều chất xơ, giảm tối đa lượng bột đường trong khẩu
phần ăn.
Tê tay, chân do viêm dây thần kinh ngoại biên
Tay, chân tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay có thể bạn đang mắc chứng viêm dây thần kinh ngoại biên.
Chứng bệnh này có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau như: do chế
độ ăn uống sẽ dinh dưỡng gây nên thì biểu hiện chân, tay tê bì sẽ rõ rệt
hơn. Viêm do trúng độc sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội.
Xử lý tê tay, chân thế nào?
Để giải quyết tình huống khi bị tê tay, chân bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau:
Xoa bóp tay:
Miết bàn tay:
Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc
đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay
vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của
người thân.
Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.
Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.
Bóp và xát tay: Dùng
tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía
trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi
bên.
Xoa bóp chân: Bàn
chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn
chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30-50 lần,
rồi đổi bên.
Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3-5 lần cảm giác "kiến bò" sẽ biến mất.
Vuốt đầu gối: Dùng
tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối. Sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di
chuyển lên phía đùi. Làm như thế đến khi hết sự tê mỏi.
Ấn bắp chân: Xòe
tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây,
tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động
tác này nhiều lần.
Bạn có thể lựa chọn một trong những cách xoa bóp tay, chân nào phù hợp
và dễ làm nhất để xử lý tại chỗ khi chân, tay bị tê trước khi đến gặp
bác sĩ. Hiểm họa sẽ rất khôn lường khi bạn không nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân và xử lý chúng.
Do đó, hãy sớm đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng trên nếu bạn không muốn phải gặp họa về sau.
Tê nhức chân tay là biểu hiện thường gặp ở
rất nhiều độ tuổi. Nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời chắc chắn, nó sẽ
gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của người
bệnh. Điều trị hiệu quả các chứng tê nhức chân tay bằng phương pháp đông y là
liệu pháp vừa mang tính hiệu quả cao lại an toàn đang được rất nhiều bệnh nhân
tin tưởng và áp dụng hỗ trợ điều trị.
Theo Tây y, tê nhức chân tay là hậu quả của
nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống,
thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu
và dây thần kinh. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao
mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất,… cũng dễ
gây tê nhức chân tay.
Theo
đông y, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng
rối loạn cảm giác ở tay, chân. Bệnh được
chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận
được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của
tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm
nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ.
Nguyên
nhân là do sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác
động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí
huyết kém lưu thông, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt,
co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi. Người cao tuổi, người
phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công
nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân
viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động
bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng
mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê nhức tăng lên nhiều.
Biểu hiện ban đầu mà người bệnh dễ dàng thấy
nhất là có cảm giác tê các đầu ngón tay như châm chích, kiến bò, rất khó chịu,
thỉnh thoảng bị tê buốt và có thể bị chuột rút. Càng về sau, mức độ tê đau càng
tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng
tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự
ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng
chân, đùi, mông, vùng thắt lưng,…
Khi bệnh càng nặng, mức độ tê buốt càng
tăng, các cơn đau có thể kéo sang cánh tay, cẳng tay, khắp vùng chân và mông,
thắt lưng. Tình trạng này còn khiến người bệnh thường cảm thấy tay chân mình
như bị mất cảm giác, nhiều khi nhói đau như có kim châm, kiến bò gây bứt rứt
sau mỗi lần tỉnh giấc.
Căn bệnh này còn đi kèm với các triệu chứng
như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái
hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng.
Đa số người bệnh khi có các triệu chứng tê
nhức chân tay thì thường mua các loại thuốc kháng sinh, giảm đau về uống. Tuy
có tác dụng tức thì là làm giảm các cơn đau, tê, nhưng khi ngưng dừng thuốc bệnh
sẽ lại tái phát, khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Bên cạnh đó, các loại
thuốc tây thường dễ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,
nên hỗ trợ điều trị bằng đông y, sử dụng các bài thuốc từ nhiều loại thảo dược
vừa an toàn lại hiệu quả là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay đối với các bệnh nhân
bị đau nhức xương khớp.
Điều
trị hiệu quả bằng phương pháp đông y.
Sau
khi thăm khám thì tùy vào mức độ bệnh và cơ địa mà các thầy thuốc sẽ tiến hành
đề ra các phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. Trước hết là sử dụng các bài thuốc
được bào chế từ nhiều loại thảo dược quý giúp khu phong, tán hàn, trừ thấp,
thông kinh mạch, hoạt huyết, giảm các cơn tê, đau,...
Nếu đột nhiên tay chân bên trái đau nhức,
dần dần đau kịch liệt như dao cắt, suốt ngày kêu rên, rồi đau lan đến tận tay
chân bên phải, sáu bộ mạch huyền, hồng. Để hỗ trợ điều trị, dùng bài "Dưỡng
huyết khu phong thang": Thục địa
12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, kim ngân hoa 10g, tần giao 8g, ngưu tất
10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 8g, quế chi 8g, tùng tiết 8g, sắc uống ấm ngày 1
thang, chia 2 lần vào sáng và tối. Nếu
chứng đau bớt dần mà tinh thần vẫn suy yếu thì gia nhân sâm 12g, bạch truật 10g
để củng cố trung tiêu, bồi dưỡng nguyên khí.
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc gia truyền,
đông y còn kết hợp song song với vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, xoa
bóp,... để gia tăng hiệu quả của thuốc, đồng thời giúp người bệnh giảm đau hiệu
quả. Các huyệt thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị tê nhức chân tay là: Bách hội, phong trì: để điều hoà não bộ
thần kinh. Kiên ngung, khúc trì, ngoại
quan, uyển cốt: chủ trị đau nhức chi trên. Khúc trì làm mát huyết. Phong thị, phong long, dương lăng tuyền,
thái xung, túc lâm khấp chủ trị đau nhức chi dưới. Mỗi huyệt day bấm khoảng
1 - 2 phút.
Để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh
ngoài việc nghe theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc còn phải lưu ý đến chế độ ăn uống
và sinh hoạt hợp lý. Đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm
giàu vitamin nhóm B, canxi, magie, có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, trứng,
sữa,... Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Tránh lao
động nặng, làm việc quá sức,...
Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa
Nhiều trong
điều trị các bệnh về xương khớp và thần kinh bị chèn ép. Trong đó điều
trị đau thần kinh tọa bằng Y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu
và phục hồi chức năng đem lại hiệu quả khá cao. Đặc biệt, các động tác
xoa bóp bấm huyệt giúp giãn cơ, lưu thông khí huyết giải phóng co cơ,
giảm chèn ép dây thần kinh tọa, đồng thời giúp giảm cảm giác tê bì và
đau nhức cho người bệnh. Có những động tác khá đơn giản, người bệnh có
thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ.
Sử dụng lòng bàn tay xoa đều trên da từ
thắt lưng xuống vùng mông, đùi và cẳng chân. Tác dụng làm ấm nóng các
khu vực này giúp giảm tê bì và nhức mỏi.
2. Động tác day
Sử dụng ô mô cái (phần cơ chỗ lòng bàn
tay phía ngón cái), ô mô út hoặc ba đầu ngón tay ngón trỏ, giữa và áp út
để day đều hai bên khối cơ lưng, vùng mông đùi, bắp chân… Tác dụng của
động tác này là làm mềm cơ, hạn chế co cơ, giải phóng chèn ép vào dây
thần kinh tọa.
3. Động tác lăn
Sử dụng các khớp ngón tay lăn đều trên da giúp giảm tê bì và đau nhức. Có thể lăn úp bàn tay hoặc ngửa bàn tay đều được.
4. Động tác bóp
Sử dụng ngón cái và lòng bàn tay bóp vào
các khối cơ vùng thắt lưng, mông, ở đùi và bắp chân. Nên sử dụng hai
tay ôm trọn khối cơ để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
5. Động tác ấn huyệt
Sử dụng ngón cái để ấn trên một số huyệt
vùng thắt lưng như: Đại trường du (ngang hai gai chậu sang cách đường
giữa cột sống khoảng 3 cm), Thận du (trên huyệt Đại trường du khoảng 4
cm), Hoàn khiêu (chỗ trũng dưới chỏm xương đùi), Thừa phù (giữa nếp lằn
mông), Ủy trung (giữa khoeo), Thừa sơn (giữa hai gân cơ dép).
No comments:
Post a Comment