Viêm dính bao khớp vai (còn được gọi
là viêm co rút bao khớp vai hay bệnh khớp vai đông cứng) là bệnh lý gây
đau và cứng khớp vai. Bệnh lý này gặp ở khoảng 2% dân số, thường xảy ra ở
độ tuổi 40 đến 60, phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông.
Giải phẫu
Khớp vai là một khớp hình cầu được
cấu tạo bởi 3 xương: xương cánh tay, xương vai và xương đòn. Chỏm xương
cánh tay kết nối với ổ chảo của xương vai và được bao bọc bởi hệ thống
dây chằng và bao khớp. Trong khớp có dịch khớp giúp cho khớp di chuyển
dễ dàng.
Mô tả
Trong bệnh viêm dính bao khớp vai bao
khớp trở nên dày hơn và co rút lại. Các dải xơ dính hình thành và phát
triển trong khớp. Dịch khớp cũng trở nên ít đi. Dấu hiệu nổi bật của
bệnh là bệnh nhân bị giảm hoặc mất khả năng cử động khớp vai, dù là tự
làm hay được người khác giúp đỡ.
Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn "đóng băng": đau ngày càng
tăng dần, tầm vận động khớp vai ngày càng giảm dần. Giai đoạn này có thể
kéo dài 6 đến 9 tháng.
- Giai đoạn "đông cứng": đau có thể
giảm đi nhưng khớp vẫn cứng, các hoạt động hàng ngày rất khó khăn. Giai
đoạn này có thể kéo dài 4 đến 6 tháng.
- Giai đoạn "tan băng": tầm vận động
khớp vai được cải thiện dần. Thời gian để bệnh nhân khôi phục hoàn toàn
hoặc gần hoàn toàn sức cơ và tầm vận động khớp vai có thể kéo dài từ 6
tháng đến 2 năm.
Trong viêm dính bao khớp vai, bao khớp viêm trở nên dày và co rút lại
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh viêm dính bao khớp vai vẫn chưa được biết rõ. Có một số yếu tố thuận lợi có thể thúc đẩy bệnh:
Tiểu đường: viêm dính bao khớp vai hay xảy ra hơn ở bệnh nhân tiểu đường và chiếm khoảng 10% đến 20% những người mắc bệnh này. Nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.
Các bệnh lý nội khoa khác: một số
bệnh lý như rối loạn chức năng tuyến giáp, bệnh Parkinson, bệnh lý tim
mạch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dính bao khớp vai.
Bất động khớp vai: viêm dính bao khớp vai có
thể xuất hiện sau một thời gian bất động khớp vai do phẫu thuật, gãy
xương hoặc do các chấn thương khác. Do đó, vận động khớp vai sớm sau
phẫu thuật hoặc chấn thương là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh
viêm dính bao khớp vai.
Cách nhận biết đau khớp vai
Thường thì đau khớp vai hay xảy ra do
chứng viêm viêm khớp vùng vai gây ra. Đó là tình trạng viêm mô mềm ở
vùng khớp vai, bao gồm gân, cơ, dây chằng, màng khớp. Các triệu chứng
chủ yếu bao gồm đau khớp vai, gây khó khăn trong các hoạt động của người
bệnh. Viêm đau khớp vai thường xảy ra ở những người 40 tuổi trở lên, nữ
nhiều hơn nam, thường bị một bên, rất ít khi bị hai bên cùng một lúc.
Biểu hiện ở thời kỳ đầu chỉ đau nhức là chính, hoặc chỉ đau âm ỉ và khó
chịu ở khớp vai; sau đó cơn đau tăng dần, nhất là về đêm, thường ảnh
hưởng đến giấc ngủ, khớp vai hoạt động cũng bị hạn chế dần, cuối cùng
dẫn tới đau cứng khớp không cử động được. Đây là quá trình viêm xảy ra ở
khớp vai do giảm tưới máu ở vùng này, viêm không có vi trùng.
Các dấu hiệu cơ bản của viêm đau khớp vai bao gồm:
- Cảm giác đau nhức vùng vai. Mời đầu chỉ là vùng vai đau nhức từng cơn, bệnh phần nhiều phát triển chậm, sau đó cơn đau tăng dần, đau nhói hoặc đau như dao cắt, vả lại liên tục hơn, một khi khí hậu thay đổi hay mệt mỏi càng đau nhiều, cơn đau lan lên đến cổ và ra vùng tay (nhất là vùng khuỷu tay). Khi vùng vai bị va chạm hay bị kéo giãn đột ngột, thường gây đau dữ dội tợ như bị gãy xương.
- Vận động ở quanh khớp vai bị hạn chế. Người bệnh sẽ vô cùng khó khăn trong việc quay quay lật tay ra phía ngoài, vào trong và đưa lên trên. Về sau do lâu ngày ít hoạt động nên khớp bị dính liền giữa màng khớp và mô mềm chung quanh, lực cơ giảm yếu dần, bệnh nhân làm các động tác như chải đầu, rửa mặt, mặc áo đều khó khăn. Nếu bị nặng thì khả năng hoạt động của khớp khuỷu cũng bị ảnh hưởng, khi co khuỷu các ngón tay không thể sở đến vùng vai cùng bên, nhất là khuỷu tay, sau khi duỗi ra sau khó thể co lại.
- Sợ lạnh. Bên vai bị đau thường sợ lạnh, cho dù trời nắng, bệnh nhân cũng không dám để hở vai
- Đè đau. Một triệu chứng rất điển hình của chứng viêm đau khớp vai là có điểm đè đau ở khớp vai bị bệnh, một số ít bệnh nhân có điểm đè đau lan rộng ở mô mềm chung quanh khớp vai.
- Cơ bắp bị co rút và teo nhỏ. Một số cơ ở chung quanh khớp vai như cơ tam giác vai ở thời kỳ đầu có thể bị co rút, về sau bị teo do ít hoạt động, mỏm vai nhô lên, tay đưa lên và gập lui sau không tiện, lúc này triệu chứng đau nhức lại giảm.
- Thay đổi khi chụp xquang. Khi bệnh nhân đi chụp Xquang khớp, đa số kết quả là bình thường, ở giai đoạn sau, một số bệnh nhân có hiện tượng chất xương bị xốp, hóa vôi ở dưới mỏm vai, nhưng không bị phá hủy. Các xét nghiệm khác đều bình thường.
Triệu chứng
Đau trong bệnh viêm dính bao khớp vai thường
là đau âm ỉ, nhức nhối. Đau tăng lên khi vận động. Đau thường khu trú ở
quanh vai hoặc có khi lan xuống cánh tay đến khuỷu tay.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn các nguyên nhân gây ra đau và cứng khớp.
X quang: có thể cho thấy các hình ảnh vôi hoá, gai xương, thoái hoá khớp
Cộng hưởng từ (MRI): giúp khảo sát tốt mô mềm của khớp, có thể cho thấy hình ảnh hẹp khoang khớp do co rút, tổn thương gân cơ chóp xoay kèm theo.
Điều trị
Mục tiêu điều trị nhằm kiểm soát đau, khôi phục sức cơ và tầm vận động của khớp vai.
Điều trị không phẫu thuật
Bao gồm các phương pháp sau:
Thuốc giảm đau chống viêm: giúp giảm đau, giảm sưng khớp
Tiêm corticoid: corticoid là một loại thuốc có tính kháng viêm mạnh, khi tiêm vào khớp vai sẽ giúp chống viêm tại chỗ. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn nên việc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định chặt chẽ.
Vật lý trị liệu: Các bài tập chuyên biệt sẽ giúp khôi phục tầm vận động và sức cơ. Có thể thực hiện tại phòng tập vật lý trị liệu hoặc tại nhà.
Điều trị phẫu thuật
Nếu điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là làm giãn rộng bao khớp đang bị co rút. Điều này được thực hiện thông qua phương pháp kéo nắn khớp vai dưới gây mê và phẫu thuật nội soi khớp vai.
Kéo nắn khớp vai dưới gây mê: sau khi bạn đã được gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành vận động khớp vai theo nhiều hướng để làm căng giãn bao khớp.
Phẫu thuật nội soi khớp vai: thông qua các đường mổ nhỏ chỉ vài mi-li-mét, bác sĩ sẽ lấy bỏ các dải xơ trong khớp vai và cắt giãn rộng bao khớp. Hầu hết các bệnh nhân đều có kết quả tốt khi phối hợp hai phương pháp kể trên.
Hình chụp trong mổ nội soi: khớp vai bình thường (bên trái) và khớp vai viêm dính (bên phải)
Hồi phục: Sau mổ
bệnh nhân cần tích cực tập vật lý trị liệu để duy trì các kết quả có
được nhờ phẫu thuật. Có thể phải mất vài tuần đến vài tháng để hồi phục
hoàn toàn. Tuân thủ nghiêm túc các chế độ điều trị vật lý trị liệu là
yếu tố quan trọng giúp cho người bệnh sớm quay trở lại với công việc
hàng ngày. Kết quả lâu dài sau phẫu thuật đa số là tốt. Chỉ có một số ít
bệnh nhân bị tái phát trở lại sau vài năm, chủ yếu là ở các bệnh nhân
bị tiểu đường.
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Tiền sử
Cần hỏi kỹ tiền sử bệnh để phát hiện các yếu tố nguy cơ, bao gồm
+ Tuổi: bệnh thường gặp ở tuổi 40-60
+ Giới: giới nam thường gặp nhiều hơn giới nữ
+ Nghề nghiệp: Các nghề thường gây rung sóc khớp vai như lái xe đầm, xe ủi, các nghề thường phải với bàn tay cao hơn vai.
+ Tiền sử chấn thương khớp vai:
ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền làm lực dồn lên khớp
vai, chấn thương phần mềm khớp vai.
+ Tiền sử phải bất động khớp vai thời gian dài
+ Tiền sử bị gãy xương: gãy xương cánh tay, gãy xương đòn, gãy xương bả vai. Tình hình can xương, liền thẳng trục hay lệch trục.
+ Tiền sử bị các bệnh mạn tính:
như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh cường giáp, đột quỵ não,
cơn đau thắt ngực, các bệnh của phổi và lồng ngực.
2.2. Các giai đoạn lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của viêm
quanh khớp vai thể đông cứng thường diễn biến qua 3 giai đoạn. Đó là:
giai đoạn đau khớp vai (painful stage), giai đoạn khớp vai đông cứng
(frozen shoulder), giai đoạn tan đông (thawing stage).
2.2.1. Giai đoạn đau khớp vai
Bệnh nhân bị đau khớp vai với
tính chất của đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi
làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay.
Ban đầu đau thường nhẹ, tăng dần và dai dẳng trong nhiều tháng. Mức độ
đau thường ít trầm trọng so với viêm quanh khớp vai thông thường. Đau
tăng dần trong vài tuần hoặc một vài tháng.
Hạn chế vận động khớp vai: thời
kỳ đầu chưa có hạn chế vận động khớp vai, chỉ hạn chế vận động do đau,
dần dần tầm vận động của khớp giảm, vận động thụ động cũng không đạt
được hết tầm. Bệnh nhân phàn nàn khớp vai cứng, không thể chải đầu hoặc
gãi lưng được, đưa tay ra trước ra sau đều bị hạn chế.
Giai đoạn đau khớp vai thường
kéo dài vài tuần tới 6-8 tháng. Triệu chứng nổi bật là đau khớp vai, về
sau tầm vận động khớp vai giảm dần.
2.2.2. Giai đoạn khớp vai đông cứng
Hạn chế vận động khớp vai tăng
dần đến mức khớp vai như bị đông cứng lại. Bất kỳ một vận động nào của
cánh tay đều kéo theo vận động của xương bả vai mà không có vận động của
khớp ổ chảo-cánh tay. Khi bác sĩ dùng tay cố định xương bả vai của bệnh
nhân, xương cánh tay hoàn toàn không vận động được, cả vận động chủ
động và vận động thụ động, giống như khớp ổ chảo-cánh tay bị đông cứng
lại. Đây là đặc điểm nổi bật của thể bệnh này.
Đau khớp vai giảm dần khi khớp
vai ngày càng đông cứng. Tuy nhiên, bệnh nhân không hết đau ngay cả khi
khớp vai bị đông cứng hoàn toàn. Bệnh nhân không thể cử động được vai,
không với được tay lên để chải tóc, không gãi được sau lưng, không thể
với tay để lấy đồ vật được. Tay có khớp vai đông cứng bị giảm chức năng
nghiêm trọng.
Giai đoạn này thường kéo dài hai tới sáu tháng, khớp vai bị mất chức năng hoàn toàn, không vận động được.
2.2.3. Giai đoạn tan đông
Tầm vận động của khớp vai tăng
dần nhưng chậm chạp trong nhiều tháng, có khi hàng năm. Ngược lại với sự
tiến bộ của tầm vận động khớp thì đau khớp vai trở lại mỗi khi vận động
khớp vai, tuy nhiên mức độ đau thấp hơn so với giai đoạn đầu. Giai đoạn
này có một số bệnh nhân đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau.
Giai đoạn tan đông kéo dài từ
một tới chín tháng, có thể hàng năm, cuối cùng tầm vận động của khớp vai
trở lại bình thường, nhưng đau khi vận động còn kéo dài thêm một vài
tháng.
2.3. Cận lâm sàng
+ Chụp X-quang thường quy không thấy tổn thương xương khớp ở khớp vai.
+ Siêu âm khớp vai có thể hoàn
toàn bình thường, nhưng cũng có thể phát hiện các tổn thương của gân cơ
chóp xoay hoặc bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.
+ Chụp khớp vai có bơm thuốc cản
quang: thể tích khoang khớp giảm, chỉ bơm được khoảng 2 ml thuốc.
Khoang khớp bị thu hẹp, không thấy các túi hoạt dịch dưới mỏm quạ, túi
hoạt dịch gân dài cơ nhị đầu, túi hoạt dịch nách do gấp nếp của bao khớp
bị dính.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): thấy
bao khớp dày, phù nề, túi hoạt dịch gấp nếp của bao khớp phía nách bị
dính. Sụn khớp và ổ chảo bình thường, các cấu trúc phần mềm quanh khớp
bình thường, nhưng cũng có thể thấy hình ảnh viêm bao hoạt dịch dưới mỏm
cùng, thoái hóa, rách đứt gân cơ chóp xoay, lắng đọng calci ở gân cơ
chóp xoay.
+ MRI ghi hình khớp vai có bơm
thuốc cản quang (MRI arthrogram) cho thấy thể tích khớp vai bị thu hẹp,
thuốc không ngấm vào được các túi cùng thanh mạc.
+ Nội soi khớp vai: thấy màng
hoạt dịch khớp viêm loét, có chỗ hoại tử, có chỗ xung huyết, có chỗ xơ
dính. Khoang khớp hẹp, không dãn ra được.
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai
thể đông cứng chủ yếu dựa vào lâm sàng với đặc trưng là hạn chế vận động
khớp vai và đau khớp vai. Chụp X-quang thường không thấy có tổn thương
xương khớp vai.
+ Đau khớp vai với tính chất đau
do viêm: đau cả khi nghỉ, đau tăng khi vận động, thường đau nhiều về
đêm. Giai đoạn đầu đau không kèm hạn chế vận động khớp về sau hạn chế
vận động khớp tăng dần. Khi hạn chế vận động khớp tăng thì đau giảm.
+ Nhìn bên ngoài khớp vai hoàn
toàn bình thường, không sưng, không nóng, không đỏ. Nếu hạn chế vận động
khớp vai kéo dài không được điều trị có thể thấy teo cơ trên gai, teo
cơ dưới gai, teo cơ delta, cơ nhị đầu cánh tay do hạn chế vận động lâu.
Toàn thân bình thường, không sốt, bạch cầu trong máu không tăng.
+ Hạn chế vận động khớp vai là
dấu hiệu cơ bản, cả vận động chủ động và vận động thụ động đều không
thực hiện được. Lồi cầu và ổ chảo gần như bị bó cứng, làm bất kỳ một cử
động nào của cánh tay cũng kéo xương bả vai vận động theo. Nếu bác sĩ
dùng tay cố định xương bả vai của bệnh nhân thì cánh tay bệnh nhân không
thể vận động được cả vận động chủ động và vận động thụ động. Đây là
điểm cơ bản để phân biệt với viêm quanh khớp vai thể thông thường.
+ Siêu âm khớp vai có thể thấy
gân cơ chóp xoay bình thường, bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai bình
thường nếu là đông cứng khớp vai nguyên phát. Có thể thấy tổn thương
viêm thoái hóa ở gân cơ chóp xoay, có thể thấy lắng đọng calci ở gân cơ
chóp xoay hoặc viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng, nếu là đông cứng khớp
vai thứ phát.
+ X-quang khớp vai thường quy
không thấy tổn thương xương và sụn khớp. Có thể thấy khe khớp vai hẹp.
Chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang thấy thể tích khớp hẹp, lượng thuốc
bơm vào chỉ khoảng 2 ml, không thấy các túi hoạt dịch dưới mỏm quạ, túi
hoạt dịch gân dài cơ nhị đầu, nếp nách, diện tích diện khớp thu hẹp.
+ Chụp cộng hưởng từ khớp vai:
thấy bao khớp dày, phù nề, túi hoạt dịch gấp nếp của bao khớp phía nách
bị dính. Sụn khớp và ổ chảo bình thường, các cấu trúc phần mềm quanh
khớp bình thường. Nhưng cũng có thể thấy hình ảnh viêm bao hoạt dịch
dưới mỏm cùng, thoái hóa, rách đứt gân cơ chóp xoay, lắng đọng calci ở
gân cơ chóp xoay.
+ Ghi hình khớp vai có bơm thuốc
cản quang với MRI (MRI arthrogram) thấy thể tích khoang khớp thu hẹp,
thuốc không ngấm được vào các túi cùng hoạt dịch (do bị dính). Có thể
thấy hình ảnh rách gân cơ chóp xoay không hoàn toàn (thuốc cản quang
ngấm được vào phía trên mấu động lớn), hoặc rách hoàn toàn gân cơ chóp
xoay làm thuốc cản quang lên được bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.
4. Điều trị
Viêm quanh khớp vai thể đông
cứng là một thể bệnh khó khăn trong điều trị. Vấn đề cơ bản là bao khớp
bị viêm dính, dày và xơ hóa dẫn đến bó cứng khớp làm mất chức năng khớp.
Vì vậy mục tiêu điều trị ngoài chống viêm giảm đau thì các biện pháp
phá dính, làm dãn bao khớp, để phục hồi lại chức năng của khớp là rất
quan trọng. Điều trị sớm trong giai đoạn đầu thường đạt kết quả tốt hơn
so với điều trị muộn.
4.1. Điều trị nội khoa
Viêm quanh khớp vai thể đông
cứng chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ chỉ định can thiệp bằng nội soi
trong một số trường hợp đặc biệt.
4.1.1. Dùng thuốc
Thuốc thường dùng thời gian đầu là các thuốc giảm đau nhóm paracetamol, salixilate.
Thuốc chống viêm giảm đau nhóm non-steroid đường uống hoặc đường tiêm tùy theo mức độ đau của bệnh nhân để giúp kiểm soát đau.
Nhóm thuốc steroid có thể cân
nhắc dùng trong trường hợp đau nhiều ở giai đoạn đầu và giai đoạn tan
đông. Giai đoạn đông cứng khớp vai corticoid không được khuyến cáo sử
dụng. Nhưng corticoid cũng có thể được dùng trộn với thuốc tê và bơm
dưới áp lực vào ổ khớp để bóc tách các xơ dính. Khi bơm dưới áp lực có
thể thấy cảm giác “bục” sau đó lượng thuốc bơm vào được nhiều, cảm giác
như bao khớp bị rách, nhưng đó là do các điểm dính được bóc tách. Thuốc
nhóm steroid có thể dùng đường uống hoặc tiêm v ào trong khoang khớp
vai.
Vị trí tiêm vào khoang khớp vai ở
mặt trước, phía dưới và ngoài mỏm quạ. Sờ bằng ngón tay để xác định mỏm
quạ, kẻ một đường tiếp tuyến với bờ ngoài mỏm quạ, một đường tiếp tuyến
với bờ dưới mỏm quạ, điểm cắt của hai đường trên là vị trí chọc kim.
Tốt nhất là tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm để đảm bảo thuốc vào đúng
khoang khớp. Thuốc được dùng là các dung dịch corticoid tác dụng chậm
hoặc trộn lẫn tác dụng chậm và tác dụng nhanh: Diprospan 40mg,
Depomedrol 40mg, Hydrocortisol acetate 25mg. Thuốc thường được pha với
lidocain 2% để làm giảm đau. Cần chú ý các chống chỉ định và tác dụng
không mong muốn của corticoid.
Hình 2.26. Cách xác định vị trí tiêm vào khoang khớp ổ chảo-cánh tay
Tiêm vào khoang khớp trong điều
kiện bao khớp viêm dính, xơ hóa, khe khớp hẹp do bị bó cứng là rất khó
khăn, cần có bác sĩ chuyên khoa và những người có kinh nghiệm thực hiện.
Đặc biệt chú ý vô khuẩn tốt, biến chứng nhiễm khuẩn khớp vai là biến
chứng nặng của tiêm vào ổ khớp vai.
Một số tác giả áp dụng biện pháp
tiêm vào bao khớp dung dịch nước muối sinh lý để làm mềm dãn bao khớp
trước khi thực hiện các kỹ thuật kéo nắn bằng tay hoặc tập theo tầm vận
động.
Các biện pháp dùng thuốc giúp
giảm đau, giảm viêm tốt nhưng không giúp cải thiện tầm vận động của khớp
vai do bao khớp vẫn bị dính cứng, bó chặt khớp.
4.1.2. Vật lý trị liệu
Để cải thiện tầm vận động của
khớp vai trong viêm quanh khớp vai thể đông cứng, không thể không áp
dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Các thuốc chống viêm giảm đau chỉ
giúp kiểm soát đau nhưng không giúp giải phóng bao khớp bị dính, cứng do
viêm và xơ hóa.
+ Sử dụng các phương pháp vật lý
có tác dụng chống viêm, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cho khớp vai như:
sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng, paraffin, bức xạ hồng ngoại, điện
xung, điện di ion thuốc. Các phương pháp điều trị này cũng chỉ làm giảm
đau, giảm viêm mà không làm tăng được tầm vận động của khớp vai.
+ Áp dụng các bài tập phục hồi
chức năng khớp vai với mục đích làm dãn bao khớp, bóc tách các vị trí
bao khớp bị dính, phục hồi lại diện tích bao khớp như ban đầu.
- Sử dụng bài tập con lắc:
Trước hết dùng lidocain 2% gây
tê thần kinh trên vai. Vị trí gây tê ở mặt sau và trên gai xương bả vai.
Xác định gai xương bả sau đó kẻ một đường nối đầu ngoài và đầu trong
gai xương bả, chia đường này ra 4 phần. Từ điểm chia 1/4 ngoài với 3/4
trong của đường kẻ trên, lên trên 1,5 cm là điểm chọc kim qua da. Điểm
này nằm phía dưới khuyết trên xương bả. Cắm kim cỡ nòng 24 vuông góc với
da tới sát xương, rút kim ra một chút rồi bơm thuốc. Thuốc sẽ ngấm vào
thần kinh trên vai gây tê toàn bộ khớp vai và làm yếu một số cơ quanh
khớp vai. Thần kinh trên vai bắt nguồn từ rễ C5, C6 đi vào thân trên đám
rối thần kinh cánh tay. Từ thân trên tách ra dây thần kinh trên vai đi
qua khuyết trên vai để ra sau xương bả, rồi chia làm hai nhánh là nhánh
thần kinh trên gai chi phối cơ trên gai và nhánh thần kinh dưới gai.
Nhánh dưới gai chi phối cơ dưới gai, bao khớp ổ chảo cánh tay, mỏm cùng
và khớp cùng-đòn
Hình 2.27. Vị trí phong bế thần kinh trên vai
Sau khi bơm thuốc gây tê dây
thần kinh trên vai 5 phút, cho bệnh nhân tập bài tập vận động con lắc để
kéo dãn và bóc tách dính bao khớp vai.
Bài tập vận động kiểu con lắc
thực hiện như sau: bệnh nhân nằm sấp trên giường tập, vai bệnh chìa ra
ngoài thành giường, tay thả xuống cầm một quả tạ hoặc bao cát hoặc chiếc
bàn là có trọng lượng 3-5kg. Làm sao để bệnh nhân vẫn giữ được quả tạ
mà vẫn thư dãn được cơ khớp vai. Cho tay cầm quả tạ đung đưa kiểu con
lắc theo chiều dọc theo thân mình, sau đó theo chiều ngang. Chú ý trong
lúc đung đưa tay, các cơ khớp vai phải luôn thư dãn. Tập cho tới khi
thấy đau nhiều ở khớp vai thì ngừng. Mỗi ngày tập 2 lần và tập hàng
ngày. Có thể tập dưới tác dụng của các thuốc chống viêm giảm đau khác mà
không cần gây tê thần kinh trên gai. Bài tập kiểu con lắc giúp bóc tách
các điểm dính của bao khớp và gây dãn bao khớp vai.
Bằng phương pháp phong bế thần
kinh trên vai và tập vận động kiểu con lắc, chúng tôi đã thu được kết
quả khá tốt trong cải thiện tầm vận động khớp vai của bệnh nhân.
Hình 2.28. Bài tập vận động con lắc
- Kéo nắn trị liệu bằng tay:
Có thể dùng liệu pháp kéo nắn
trị liệu bằng tay để gây dãn bao khớp vai sau khi gây tê dây thần kinh
trên vai. Việc kéo nắn trị liệu bằng tay cần được làm bởi những thầy
thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm để tránh gây rách bao khớp hoặc gãy
xương cánh tay. Phương pháp kéo nắn như sau: Kéo dãn khớp vai bằng tay:
Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn. Kỹ thuật viên ngồi phía chân bệnh nhân bên
vai đau. Chân phía trong của kỹ thuật viên đặt vào nách bệnh nhân ở tư
thế chân duỗi thẳng. Hai tay kỹ thuật viên nắm cổ tay bệnh nhân và ngả
người ra sau, dùng trọng lực của kỹ thuật viên để kéo dãn khớp vai dọc
theo thân mình bệnh nhân. Có thể vừa kéo dọc theo thân mình bệnh nhân
vừa dạng khớp vai từ từ. Chú ý, động tác kéo dãn phải từ từ tăng dần,
tuyệt đối không được kéo giật cục (hình 2.29).
- Tập theo tầm vận động khớp vai:
Dạng khớp vai thụ động: Bệnh
nhân nằm ngửa, kỹ thuật viên cầm 1 tay vào đầu trên cánh tay bệnh nhân
(mặt trong sát nách bệnh nhân), cánh tay của kỹ thuật viên nằm sát mặt
trong cánh tay bệnh nhân. Cẳng tay bệnh nhân vuông góc với cánh tay và
hướng lên trên. Bàn tay kia của kỹ thuật viên nắm đầu trên phía ngoài
cánh tay bệnh nhân, đối diện với bàn tay phía trong và cao hơn về phía
vai bệnh nhân. Tay phía trong từ từ dạng cánh tay bệnh nhân ra đồng thời
tay phía ngoài đẩy đầu trên cánh tay bệnh nhân vào trong. Động tác này
giúp làm dãn bao khớp phía nách.
Gấp cánh tay ra trước: Bệnh nhân
nằm ngửa, cánh tay dọc theo thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay.
Kỹ thuật viên cầm một tay vào đầu trên mặt sau cánh tay bệnh nhân (sát
nách), cẳng tay kỹ thuật viên đỡ mặt sau cánh tay bệnh nhân, bàn tay kia
đặt ở mặt trước đầu trên cánh tay của bênh nhân (đối diện phía trên và
cao hơn về phía nách so với bàn tay bên dưới), tay dưới từ từ đưa cánh
tay bệnh nhân ra trước lên trên đồng thời tay trên đẩy đầu trên xương
cánh tay bệnh nhân xuống dưới. Động tác này giúp làm dãn bao khớp phía
sau.
Xoay trong, xoay ngoài cánh tay
|
Kéo dãn khớp vai bằng tay
|
Hình 2.29. Tập theo tầm vận động của khớp vai
Gấp cánh tay ra sau: Bệnh nhân
nằm nghiêng sang bên không đau, vai đau ở phía trên, cánh tay dọc theo
người, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Kỹ thuật viên đứng phía sau bệnh
nhân, cầm 1 tay vào đầu trên mặt trước cánh tay bệnh nhân, đặt cẳng tay
đỡ mặt trước cánh tay bệnh nhân. Bàn tay kia tay đặt phía sau đầu trên
cánh tay bệnh nhân (đối diện phía sau và cao hơn tay phía trước về phía
vai). Tay trước vận động cánh tay bệnh nhân ra sau đồng thời tay sau đẩy
đầu trên xương cánh tay bệnh nhân ra trước. Động tác này làm dãn bao
khớp vai phía trước.
Xoay cánh tay: Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng 90o, nếu không đạt được 90o
thì dạng tối đa có thể được. Cẳng tay vuông góc với cánh tay, hướng
lòng bàn tay về phía chân, ngón cái về phía thân mình. Kỹ thuật viên
xoay cẳng tay bệnh nhân về phía lòng bàn tay bệnh nhân, làm cánh tay
xoay trong. Sau đó xoay cẳng tay bệnh nhân về phía mu tay bệnh nhân làm
cánh tay xoay ngoài. Động tác xoay cánh tay giúp làm bong các chỗ dính
của bao khớp và làm dãn bao khớp.
- Tập với dụng cụ:
Có thể sử dụng các bài tập với
dụng cụ để hỗ trợ, như tập với gậy, tập với thang gióng, tập với tay
quay kiểu lái tàu thủy. Các động tác tập với dụng cụ để bổ xung và tăng
cường thêm sau khi bệnh nhân được kéo nắn hoặc tập theo tầm vận động của
khớp vai.
Hình 2.30. Tập khớp vai với dụng cụ
Bài tập với thang gióng để giúp
tăng tầm vận động của khớp vai, phá dính bao khớp rất tốt, đưa cánh tay
ra trước hoặc dạng cánh tay rất hiệu quả. Phương pháp thực hiện như sau:
hai tay bệnh nhân nắm lên gióng trên cao nhất có thể với được, sau đó
đu người dùng trọng lực cơ thể để kéo dãn khớp vai. Trước khi kéo dãn
khớp vai bằng trọng lực như trên có thể phong bế thần kinh trên vai hoặc
dùng thuốc chống viêm giảm đau để giúp giảm đau làm hiệu quả kéo dãn
tốt hơn. Tập động tác dạng khớp vai với thang gióng như sau: đứng cạnh
thang gióng quay phía vai đau về thang gióng, bàn tay bên vai đau nắm
lấy gióng cao nhất có thể với được, cẳng tay và cánh tay thẳng, chùng
gối để hạ dần thân mình xuống làm dạng khớp vai tối đa có thể chịu đựng
được.
Tập với dụng cụ không thể thay thế hoàn toàn cho kéo nắn bằng tay hoặc tập theo tầm vận động của khớp.
Các phương pháp tập luyện làm
dãn bao khớp, phá các điểm dính của bao khớp, làm tăng diện tích bao
khớp và dần trả lại chức năng cho khớp vai là biện pháp bắt buộc trong
điều trị mà không có biện pháp thay thế. Mỗi ngày nên tập hai lần, mỗi
lần ít nhất 30 phút đến 1 giờ. Vì không có biện pháp điều trị bảo tồn
nào thay thế được cho tập phục hồi chức năng khớp vai ở bệnh nhân bị
viêm quanh khớp vai thể đông cứng, chỉ có thực hiện đầy đủ, đúng kỹ
thuật và kiên trì các bài tập thì mới có khả năng phá được các điểm dính
của bao khớp, làm dãn bao khớp, trả lại diện tích ban đầu cho bao khớp
thì khớp mới đạt được tầm vận động tối đa.
Hình 2.31. Các bài tập khớp vai bổ xung
4.2. Điều trị can thiệp
4.2.1. Kéo dãn khớp vai dưới gây mê
Những trường hợp nặng, điều trị
nội khoa không hiệu quả, người ta có thể gây mê bệnh nhân. Sau đó dưới
tác dụng của gây mê, các bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể kéo dãn
khớp vai bệnh nhân. Sau kéo dãn dưới gây mê, bệnh nhân phải tiếp tục
được tập phục hồi chức năng khớp vai, nếu không dính bao khớp vai sẽ trở
lại. Tuy nhiên thủ thuật này có thể gây rách bao khớp, gãy xương, hiện
nay không được khuyến cáo áp dụng.
4.2.2. Can thiệp bằng mổ nội soi khớp vai
Mổ nội soi khớp vai để bóc tách
các chỗ dính, cắt đốt các dải xơ dính, các ổ viêm mạn của bao khớp, cắt
gọt các gai xương. Sau can thiệp nội soi phải cho bệnh nhân tập phục hồi
chức năng khớp vai tiếp tục, nếu không bao khớp sẽ dính trở lại.
Chỉ đặt vấn đề điều trị can
thiệp kéo dãn khớp vai dưới gây mê hoặc nội soi đối với viêm quanh khớp
vai thể đông cứng khi điều trị nội khoa tích cực không mang lại hiệu
quả, bệnh nhân bị mất chức năng khớp vai, teo các cơ quanh khớp vai. Nội
soi có thể cắt, đốt các dải xơ dính, bóc tách các vùng dính, giải phóng
bao khớp, đốt các tổ chức viêm mạn ở bao khớp. Sau đó vẫn phải cho bệnh
nhân tập vận động phục hồi chức năng khớp vai tích cực mới có kết quả.
4.2.3. Kéo giãn khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai
Đây là thủ thuật đơn giản nhưng rất hiệu quả,
có thể tiến hành điều trị ngoại trú mà không cần nằm viện. Thủ
thuật được tiến hành tại buồng điều trị. Kỹ thuật này đã
được tác giả Hà Hoàng Kiệm BV103 đề xuất và thực hiện đầu tiên. Quy
trình kỹ thuật đã được Hội đồng khoa học và Hội đồng y đức Bệnh viện
103 thông qua và chấp nhận 22.4.2016. Kỹ thuật đã mang
lại thành công cho các bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng,
ngay sau kéo dãn tầm vận động khớp vai trở về bình thường, tuy nhiên
khớp vai còn viêm phải tiếp tục điều trị chống viêm giảm đau và tập khớp
vai để chống dính lại thêm 1 tuần nữa. Trước hết điều trị thuốc chống
viêm giảm đau trong 1 tuần để đau khớp vai giảm rồi mới tiến hành thủ
thuật. Gây tê thần kinh trên vai bằng lidocain, sau 10 phút để bệnh nhân
nằm ngửa trên giường, một kỹ thuật viên dùng tay cố định xương bả vai
của bệnh nhân, người làm thủ thuật một tay nắm bàn tay bệnh nhân, một
tay nắm cánh tay bệnh nhân vừa kéo giãn khớp vai vừa xoay ngửa dần bàn
tay và đưa cánh tay dạng và lên trên cho tới khi đạt 180 độ. Trong quá
trình kéo giãn thường nghe tiếng soạt ở khớp vai bệnh nhân là lúc bao
khớp dính được bóc tách thành công. Sau thủ thuật cần tiếp tục cho bệnh
nhân dùng thuốc chống viêm giảm đau và tập vận động để chống dính lại
của bao khớp.
Lưu ý: Nếu không được đào
tạo kỹ thuật, tuyệt đối không tự ý áp dụng vì thủ thuật có thể gây biến
chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.Tác giả bài viết này không chịu
trách nhiệm với những trường hợp như vậy.
BN Mai Th. 57t, Viêm quanh khớp vai trái thể đông cứng, đã được điều trị ở nhiều nơi trong hai tháng.
Khớp vai trái trước kéo dãn dạng 0-90 độ
Bệnh nhân được kéo dãn khớp vai dưới gây tê thần kinh trên gai.
Kết quả ngay sau kéo dãn khớp vai, dạng khớp vai trái 0-180 độ
(tầm vận động khớp vai về bình thường)
5. Tiến triển và tiên lượng
Viêm quanh khớp vai thể đông
cứng nếu không được điều trị vẫn có tiên lượng tốt. Đau khớp vai tăng
dần trong vài tuần, vài tháng sau đó hạn chế vận động khớp vai tăng dần.
Cường độ đau khớp vai và mức độ hạn chế vận động khớp vai đi ngược
chiều nhau. Khi hạn chế vận động khớp vai tăng thì cường độ đau giảm
dần. Sau nhiều tháng, có thể 6 tháng tới hàng năm, khớp vai bị đông cứng
làm bệnh nhân không vận động được cánh tay bên đó. Những tháng tiếp
theo, tầm vận động khớp vai được phục hồi dần, nhưng đau khớp vai trở
lại mỗi khi vận động, ban đêm có thể bệnh nhân phải tỉnh giấc do đau.
Đây là giai đoạn tan đông, dần dần đau khớp vai giảm và tầm vận động
khớp vai trở lại bình thường. Thời gian để tầm vận động khớp vai trở lại
bình thường trung bình khoảng sáu tháng tới hai năm, một số trường hợp
cần thời gian dài hơn.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
chống viêm giảm đau, cả các thuốc nhóm non-steroid và steroid chỉ có tác
dụng chống viêm và giảm đau khớp mà không làm thay đổi được tầm vận
động của khớp.
Tiêm corticoid vào khoang khớp
vai mang lại kết quả giảm đau tốt, có thể áp dụng ở giai đoạn 1 (giai
đoạn đau) và giai đoạn 3 (giai đoạn tan đông). Giai đoạn 2 (giai đoạn
đông cứng) không được khuyến cáo áp dụng. Tuy nhiên giai đoạn 2 có thể
áp dụng kỹ thuật tiêm corticoid pha với thuốc tê bơm vào khoang khớp
dưới áp lực, có thể giúp bóc tách các xơ dính bao khớp.
Thực hiện các bài tập vận động
khớp vai là biện pháp điều trị bảo tồn duy nhất có thể làm phục hồi được
tầm vận động của khớp vai. Các bài tập với mục đích làm dãn bao khớp,
bóc tách các xơ dính bao khớp, làm tăng diện tích bao khớp, làm cho diện
tích bao khớp dần trở về như ban đầu, cho phép lồi cầu có thể dễ dàng
trượt được trong ổ chảo mà không bị bao khớp bó cứng nữa.
Phối hợp giữa các biện pháp dùng
thuốc chống viêm giảm đau với tập vận động phục hồi chức năng khớp
thường mang lại kết quả khả quan. Bệnh nhân không còn đau khớp vai và
tầm vận động dần trở về bình thường sau 1-2 tháng điều trị. Điều trị sớm
ngay từ giai đoạn đầu là quan trọng, giúp rút ngắn thời gian tiến triển
và làm nhanh phục hồi chức năng khớp vai. Điều trị muộn, khi bệnh đã
chuyển sang giai đoạn hai, thường cho kết quả kém.
Điều trị can thiệp bằng gây mê
để kéo dãn bao khớp hoặc nội soi để cắt đốt, gỡ dính giải phóng bao khớp
chỉ đặt ra trong những trường hợp nặng mà điều trị nội khoa không mang
lại kết quả. Cần lưu ý, sau các can thiệp bệnh nhân phải được tập phục
hồi chức năng khớp vai tiếp tục, nếu không dính khớp vai lại trở lại như
trước khi can thiệp.
Gây tê thần kinh trên gai và kéo
dãn để bóc tách dính bao khớp vai là một kỹ thuật mới được đề xuất và
thực hiện bởi tác giả Hà Hoàng Kiệm, kỹ thuật đơn giản, không cần nằm
nội trú, rẻ tiền, thời gian điều trị ngắn (kéo dãn chỉ 30 phút, điều trị
bằng thuốc chống viêm và tập luyện để chống dính lại khoảng 1 tuần là
khỏi). Chúng tôi đã tiến hành điều trị cho gần 100 bệnh nhân đạt kết quả
100%.
Xoa bóp và bấm huyệt trị liệu viêm khớp quanh khớp vai
Viêm
quanh khớp vai là bệnh bao gồm những trường hợp đau và hạn chế vận động
khớp vai và tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây
chằng và bao khớp. Không có tổn thương của đầu xương, sun khớp và màng
hoạt dịch.
Y
học hiện đại cho rằng nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai là do gặp các
chấn thương vùng vai khi chơi thể thao, thói quen, sai tư thế khi lao
động, làm việc. Viêm gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm thường gặp ở người
trên 50 tuổi. Ngoài ra, còn có thể do thời tiết lạnh và ẩm,...
Viêm quanh khớp vai
Theo
Đông y viêm quanh khớp vai còn gọi là kiên tỷ thống. Nguyên nhân là do
phong hàn thấp kết hợp với nhau làm bế tắc sự vận hành khí huyết gây
đau; do can thận quá hư tổn và bệnh nội thương làm bế tắc sự vận hành
khí huyết mà gây đau hoặc do sang chấn gây huyết ứ lâu ngày mà sinh
bệnh.
Khi
bị Viêm quanh khớp vai, người bệnh có biểu hiện đau vùng vai và hạn chế
vận động vùng khớp vai, đặc biệt là khó nhấc tay lên cao, khó chải đầu,
khó gãi được lưng. Bệnh nhân có thể thấy đau lan lên cổ, xuống cánh
tay. Đau nhiều hơn về đêm. Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để
chữa bệnh Viêm quyanh khớp vai, ngoài việc sử dụng các bài thuốc đông y
được bào chế từ các loại thảo dược thì vật lý trị liệu xoa bóp và bấm
huyệt cũng là một trong những phương pháp giúp bệnh nhân Viêm quanh khớp
vai sớm hồi phục.
Tùy
theo những thể bệnh, tình trạng người bệnh mà có phương pháp xoa bóp
bấm huyệt thích ứng. Việc trị liệu phải tuân thủ đúng nguyên tắc: tác
động từ xa đến gần vùng đau, điểm đau, từ chậm đến nhanh, từ nông đến
sâu, từ nhẹ đến nặng, tới ngưỡng mà bệnh nhân chịu đựng được.
Quy trình xoa bóp, bấm huyệt chữa viêm quanh khớp vai
Người bệnh ngồi tựa ghế, thầy thuốc đứng bên cạnh lần lượt tiến hành các thủ thuật sau:
-
Day: dùng gốc bàn tay, ô mô ngón tay út day từ đầu chót cơ delta qua
mỏm cùng vai đòn, qua vùng xương bả và vùng huyệt kiên tỉnh (trên vai,
nằm giữa đường nối từ đốt sống cổ C7 đến đỉnh vai) 3 lần.
Day quanh khớp vai
- Lăn: dùng mu bàn tay và ô mô ngón tay út lăn vùng như trên 3 lần.
- Bóp vùng như trên 3 lần.
Xoa bóp khớp vai
-
Bấm huyệt: kiên ngung (ở giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh
tay), trung phủ (liên sườn II rãnh delta ngực), nhu du (hõm phía sau
dưới mỏm cùng vai của xương bả vai). Nếu đau lan lên khớp vai thì bấm
thêm huyệt kiên tỉnhhoặc cự cốt (ở chỗ lõm giữa đầu mỏm cùng vai và sống
vai). Nếu đau lan ra phía sau xương bả vai thì bấm thêm huyệt khiên
tông (ở giữa hố sống vai). Nếu đau lan xuống cánh tay thì bấm huyệt tý
nhu (ở trên khuỷu tay 7 thốn phía trên đầu dưới cơ tam đầu).
Day bấm huyệt kiên ngung
-
Vận động khớp vai: một tay cố định trên khớp vai, một tay nắm tay bệnh
nhân quay vòng từ từ tăng dần từ nhẹ đến mạnh mỗi chiều 5 - 10 vòng.
-
Rung: bệnh nhân ngồi hơi nghiêng người về phía đối diện với thầy thuốc.
Thầy thuốc nắm lấy hai bàn tay bệnh nhân hơi kéo căng rung từ nhẹ đến
mạnh. Vừa rung vừa nâng lên hạ xuống làm 3 lần, đến lần thứ 3 thì hạ
xuống giật mạnh một cái.
- Phát: bàn tay hơi khum, lòng bàn tay lõm, các ngón khít lại với nhau phát vùng vai một lần.
Liệu trình: ngày xoa bóp một lần, mỗi lần 30 phút. Thời gian hỗ trợ điều trị 1-2 lần/ngày. Có thể phải làm 2-3 liệu trình.
- Phát: bàn tay hơi khum, lòng bàn tay lõm, các ngón khít lại với nhau phát vùng vai một lần.
Liệu trình: ngày xoa bóp một lần, mỗi lần 30 phút. Thời gian hỗ trợ điều trị 1-2 lần/ngày. Có thể phải làm 2-3 liệu trình.
Lưu ý:
- Để phòng bệnh cần tránh gió lạnh, ẩm thấp, khi ngủ nên đắp chăn cao quá vai.
- Hằng ngày nên tăng cường tập luyện chức năng khớp vai như dang tay, giơ tay, khép tay, đưa tay ra trước và ra sau, quay tay.
- hỗ trợ điều trị kịp thời các bệnh lý ở khớp vai.
Một số động tác tự vận động tại nhà cho người đau khớp vai
Động tác 1: Hai tay
duỗi thẳng, hai bàn tay nắm lại từ từ nâng dần hai tay lên cao (càng cao
càng tốt) rồi buông từ từ hai tay xuống. Trong lúc đó cúi khum lưng ra
phía trước sao cho tạo với nửa thân dưới một góc 90 độ.
Động tác 2: Vung tay
cúi lưng. Nửa thân trên cúi về phía trước tạo với nửa thân dưới một góc
90o; tay lành víu vào thành ghế, tay đau không thẳng và từ từ làm các
động tác sau: Quay trái theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng
dần góc độ lớn và làm ngược lại. Trong khi tập có thể cầm một vật nặng
khoảng 1kg để giúp cho việc mở khớp được tốt hơn. Đưa tay ra trước, sau,
phải, trái.
Động tác 3: Người bệnh
đứng đối diện với tường, tay đau duỗi thẳng, bàn tay chống vào tường và
từ từ đu người xuống, làm 5 lần. Đổi tư thế đứng nghiêng và cũng làm như
trên.
3 động tác này cần được tập tại nhà, ngày làm từ 1-2 lần, tập theo sức chịu đựng.
Tốt hơn hết, ngay từ khi mới xuất hiện
cảm giác đau khớp vai sau vài ngày triệu chứng vẫn không thuyên giảm,
bệnh nhân cần đi thăm khám để phát hiện sớm nguyên nhân cũng như điều
trị kịp thời tránh một số biến chứng không mong muốn.
Tay không đưa ra đằng trước được, đằng sau được
Nguyễn Toàn Thắng soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân
Tay không giơ ra trước được:(Bó cơ sau vai bị đau)- Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 4,5
- Khóa móng Ngũ Bội4,5 + bấm khớp 3 của Ngũ Bội4,5
- Khóa Hổ Khẩu + Bấm Hồi sinh thân thể, Đô kinh
- Khóa Bạch lâm + day Khương thế và Khóa Khương thế + day Bạch lâm
- Day cả Bạch lâm và Khương thế cùng lúc
- Khai thông kinh khí: Khóa móng + đẩy lóng 1,2
- Khóa móng Ngũ Bội1,2 + bấm khớp 3 của Ngũ Bội1,2
- Khóa Hổ Khẩu + Bấm Thái lâu, Ấn suốt , Thủ mạnh
khớp giữa vai, đưa tay ra trước không được là do bó cơ sau vai, đưa tay ra đằng sau không được là do bó cơ đằng trước. Như vậy sau khi đã thông khí, bơm máu thì ta chỉ cần giải quyết các bó cơ, những huyệt ở những vùng các bó cơ đó.
VD: Giơ tay ra trước không được là do bó cơ sau vai. Ở bó cơ sau vai ta có huyệt Đô kinh, vấn đề là bấm bao nhiêu cái. Nếu bệnh nhân bị bệnh thật thì có khi bấm vào huyệt này thấy rất đau và cứng, thì ta hiểu là nơi đó đang bị ứ máu ( tắc máu). Một tay áp lên bờ vai, còn ngón cái day huyệt vòng tròn 6 cái ( tả). Nhưng nếu sờ vào huyệt Đô kinh lại thấy mềm và lõm thì ta day 9 cái ( bổ) đưa khí vào ( nó mềm là vì không có khí). Tiếp theo bấm huyệt Bạch lâm, Khương thế hoặc quanh vùng đó có huyệt Mạnh kinh, Án kinh. Cả nhóm huyệt này sẽ làm mềm cơ vai phía đằng sau thì bệnh nhân sẽ cử động được cánh tay ở phía trước.
Bây giờ tay đưa ra đằng sau không được thì khối cơ phía trước gồm huyệt Thái lâu, Ấn suốt, Thủ mạnh. Tương tự bấm vào mềm xèo là không có khí thì cần bổ ( 9 cái xoay theo chiều kim đồng hồ), còn ấn vào cứng và đau là ứ máu thí cần tả ( 6 cái xoay ngược chiều kim đồng hồ)
Bệnh học viêm quanh khớp vai
Đau ở vai, ở rảnh
chữ V của cơ delta, đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay.
Đau kiểu cơ học, tăng khi làm một số động tác của vai, khó nằm nghiêng, nhất là
lúc tỳ vào vai.
Định
nghĩa
Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm
những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần mềm
quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Không có tổn thương của đầu
xương, sun khớp và màng hoạt dịch.
Đau khớp vai đơn thuần
Hay gặp nhất biểu hiện chủ yếu là đau.
Nguyên
nhân
Chấn thương: Chấn thương mạnh vào vùng
vai, hoặc là những chấn thương do nghề nghiệp, thói quen, thể thao gặp ở người
trẻ.
Viên gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm
thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Liên quan thời tiết: lạnh và ẩm.
Một số trường hợp không tìm thấy nguyên
nhân.
Triệu
chứng
Cơ năng:
Có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường
do khớp vai vận động quá mức hoặc vì chấn thương liên tiếp ở vai.
Đau ở vai, ở rảnh chữ V của cơ delta,
đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay. Đau kiểu cơ học, tăng
khi làm một số động tác của vai, khó nằm nghiêng, nhất là lúc tỳ vào vai.
Đau tăng khi nâng vai lên, có thể hạn chế vận động kín đáo do đau.
Thực
thể:
Không có hạn chế vận động chủ động và thụ
động.
Không giảm cơ lực
Khi làm động tác co cánh tay đối kháng
thì đau tăng.
Dấu hiệu viêm các cơ trên gai:
Có điểm đau chói ở dưới mỏm cùng vai
ngoài hoặc ngay phía trước mỏm cùng vai, tương ứng với vị trí tổn thương của
gân.
Làm động tác đối kháng cánh tay, đau
tăng lên.
Đau
khi dang tay từ 70 - 90 độ.
Dấu hiệu viêm gân cơ dưới gai:
Điểm đau chói khi ấn vào dưới mỏm cùng
vai phía sau, ngoài.
Đau
tăng khi quay người có đối kháng.
Dấu hiệu viêm gân bó dài cơ nhị đầu:
Khi ấn vào rãnh nhị đầu, gây đau ở phần
trên - trong của mặt trước cánh tay.
Đau
khi gấp cẳng tay trên cánh tay có đối kháng, hoặc khi dang hoặc hay đưa ra
trước.
Tiến triển có thể dẫn đến đứt gân.
X.Quang:
Hình ảnh X quang cần phải được so sánh 2
bên, dựa trên phim thẳng tư thế quay ngoài, quay trong và trung gian.
Khớp vai nói chung là bình thường, có thể
thấy một hoặc nhiều điểm calci hoá tại gân.
Calci hoá thường thấy rõ nhất ở khoảng
dưới mỏm cùng vai - mấu chuyển lớn.
Tiến
triển
Thuận lợi: Nói chung có diễn tiến lành
tính, đa số giảm dần rồi khỏi sau vài tuần đến vài tháng, thời gian này có thể
nhanh hơn nhờ điều trị, có thể tái phát.
Không
thuận lợi hay tiến triển xấu:
Chuyển thành đau vai cấp, thậm chí cứng
khớp vai.
Đặc biệt khi triệu chứng đau tồn tại kéo
dài dù đã điều trị cần phải nghi ngờ có đứt các gân cơ quay ngắn, thường gặp
sau 50 tuổi. Xác định chẩn đoán nhờ chụp cản quang, và nếu có thể được chứng
minh khi làm thủ thuật ngoại khoa để nối lại.
Gân bị thoái hoá tăng dần khi không điều
trị, sẽ dẫn đến khớp vai tuổi già, đặc trưng bởi:
Lâm sàng: ngoài đau khi vận động còn hạn
chế vận động khi nâng cánh tay chủ động.
X
quang với các dấu hiệu điển hình:
Gãy mỏm bả - cánh tay.
Mấu chuyển bị mềm và có các hốc nhỏ.
Hẹp khe mỏm cùng -cánh tay.
Gai xương.
Hẹp khe ổ chảo - Cánh tay.
Khớp vai tuổi già chảy máu: là biến chứng
hiếm gặp của đứt các gân quay do già, có chảy máu trong khoang khớp và túi
thanh mạc dưới mỏm cùng -delta. Vai đau dột ngột, hoàn toàn không vận động được,
kèm vết bầm tím ở cánh tay rất gợi ý. Chọc hút có máu, xác định chẩn đoán.
Giả liệt khớp vai
Biểu hiện bằng giả liệt cơ delta do đứt
đột ngột, rõ, cấp, mủ các gân cơ quay.
Người lớn tuổi (> 50 tuổi): Sau một vận
động sai tư thế, chấn thương khớp vai, hoặc sau một gắng sức tác động lên mủ
các gân cơ quay đã bị thoái hoá.
Ở người trẻ: Hiếm hơn, chơi thể thao,
sau một chấn thương mạnh.
Đứt phần dài của cơ nhị đầu chỉ xảy ra
sau 50 tuổi, sau gắng sức trên một gân đã bị thoái hoá.
Triệu chứng cơ năng
Đau dữ dội có khi kèm tiếng lắc rắc khi
đứt đột ngột mủ các gân quay.
Đám bầm tím có thể xuất hiện sau đó vài
ngày, ở phần trước trên cánh tay.
Đau kết hợp với hạn chế vận động rõ, mất
động tác dạng chủ động của cánh tay (dấu hiệu của đứt gân trên gai) luôn luôn kết
hợp với đứt gân dưới gai làm mất động tác xoay ngoài chủ động của cánh tay.
Đau biến mất một cách tự phát hoặc do điều
trị, nhưng không phục hồi được khả
năng vận động. Điều này loại trừ khả
năng giảm vận động là do đau.
Thực
thể
Các dấu hiện thần kinh bình thường có thể
loại trừ liệt thực sự.
Mất động tác nâng vai chủ động, trong
khi vận động thụ động hoàn toàn bình thường. Đây là dấu khách quan rất gợi ý.
Trường hợp đứt gân phần dài cơ nhị đầu,
khám thấy đứt gân cơ ở phần trước dưới cánh tay, khi gấp cẳng tay có đối kháng.
Xquang
Trên phim chụp khớp vai có có thể có dấu
gián tiếp của khớp vai người già.
Chụp khớp vai cắt lớp với thuốc cản
quang chứng tỏ được sự đứt mủ các gân cơ quay, do thấy được hình ảnh cản quang
thông thường giữa khoang khớp và túi thanh mạc dưới mỏm cùng - cơ delta.
Chụp scanner khớp có thể thấy được các tổ
thương kèm theo.
Cứng khớp vai
Biểu hiện của co thắt bao khớp (viêm bao
khớp co thắt), bao khớp dày làm giảm vận động khớp ổ chảo - cánh tay.
Sự co cứng này của bao khớp là do rối loạn
thần kinh dinh dưỡng lan toả, liên quan đến cả xương, cơ, mạch máu và da tạo
nên bệnh cảnh đau do loạn dưỡng thần kinh phản xạ ở chi trên.
Nguyên
nhân
Thường gặp sau 40 tuổi, ở người có căng
thẳng thần kinh:
Tổn thương do chấn thương khớp vai, bất
động bó bột kéo dài.
Nhối máu cơ tim, đau thắt ngực nặng,
viêm màng ngoài tim.
Lao phổi, ung thư phổi.
Liệt nữa người, bệnh Parkinson, u não.
Đau thần kinh cổ - cánh tay, Zona cổ -
cánh tay.
Cường giáp, đái tháo đường, goutte.
Thuốc: Phenobarbital, INH, Ethionamide,
kháng giáp tổng hợp, Iode131.
Cứng khớp vai đôi khi kết hợp với đau do
loạn dưỡng bàn tay: đau, phù, biến đổi da với tăng xuất huyết, cứng khớp và cơ
tạo nên hội chứng vai tay.
Triệu chứng
Cơ
năng:
Khởi đầu đau vai kiểu cơ học, có thi
tăng về đêm.
Dần dần trong vài tuần, đau giảm dần
trong khi vai cứng lại chủ yếu là động tác dạng cánh tay và quay ngoài.
Thực
thể:
Hạn chế vận động của khớp vai, cả chủ động
và thụ động.
Hạn chế mọi động tác nhưng rõ hơn cả là
dạng và quay ngoài.
Nếu cố gắng vận động, sẽ cảm thấy một sức
cản cơ học và gây đau, các động tác còn có thể làm được là nhờ vai trò của diện
trược bả vai - lồng ngực.
Có thể thấy điểm đau ở trước hoặc ở dưới
mỏm cùng vai nhưng không có dấu viêm.
X
quang:
Phim chụp thường: Bình thường hoặc thấy
loãng xương, khe khớp ổ chảo - cánh tay bình thường.
Chụp khớp với thuốc cản quang: sẽ cho thấy
hẹp khoang khớp:
Chỉ còn 5 - 10ml trong khi bình thường
là 30 - 35ml.
Giảm cản quang khớp, các túi cùng màng
hoạt dịch biến mất.
Điều trị
Điều trị đau khớp vai đơn thuần
Khỏi tự nhiên sau vài tuần đến vài
tháng, có thể tái phát.
Có thể thúc đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh
nhờ điều trị:
Chủ yếu nhờ tiêm corticoid tại chỗ: tiêm
vào dưới mõm cùng vai ngoài đối với gân cơ trên gai, tối đa là 3 lần cách nhau
15 ngày.
Cho thuốc giảm đau, có thể dùng thuốc chống
viêm nonsteroid.
Cho gân bị tổn thương nghỉ ngơi, có thể
kết hợp vật lý trị liệu đơn giản như sóng ngắn, siêu âm.
Tiến triển có thể xấu chuyển thành đau
vai cấp, thậm chí cứng khớp vai.
Đặc biệt khi triệu chứng đau tồn tại kéo
dài, mặc dù đã tiêm tại chỗ, cần phải nghi ngờ có đứt mủ các gân cơ quay ngắn,
rất thường gặp về mặt giải phẫu, sau 50 tuổi, tổn thương tăng dần dần. Điều này
giải thích đặc điểm tự nhiên là nghèo triệu chứng, khác hẳn với bệnh cảnh của
giả liệt khớp vai, có các dấu hiệu đứt gân rõ ràng, đột ngột và mới xảy ra.
Sự đứt mủ này thường được xác định nhờ
chụp khớp cản quang, và nếu có thể được chứng minh khi làm thủ thuật ngoại khoa
để khâu lại.
Khi không điều trị, gân bị thoái hoá
tăng dần, dẫn đến khớp vai tuổi già (hoặc đứt mủ gân các cơ quay ngắn do già)
được đặc trưng bởi: ngoài đau khi vận động vừa phải và không hằng định, còn có
hạn chế vận động khi nâng cánh tay chủ động.
Điều trị giả liệt khớp vai
Đứt mủ các gân cơ quay.
Ở người trẻ: Đứt mủ đặt thành vấn đề điều
trị ngoại khoa: khâu lại chỗ đứt.
Ở người lớn tuổi:
Chỉ định ngoại khoa rất tế nhị, do tổn
thương thoái hoá các gân lân cận. Cho nên trước hết phải điều trị nội khoa, bao
gồm:
Tạm thời bất động tay ở tư thế dạng.
Cho thuốc giảm đau và chống viêm
nonsteroid, cố gắng tránh tiêm corticoid tại chỗ đến mức có thể, vì sẽ làm hoại
tử gân tăng lên.
Phục hồi chức năng: vận động liệu pháp
tích cực, nhiệt trị liệu. Điều trị ngoại khoa có thể được chỉ định khi điều trị
nội khoa thất bại.
Đứt gân bó dài cơ nhị đầu: Không có chỉ
định ngoại khoa trừ trường hợp đặc biệt.
Điều trị cứng khớp vai
Thường tự khỏi sau 1 - 2 năm.
Quá trình này có thể được rút ngắn nhờ
điều trị.
Điều trị thuốc giảm đau và chống viêm
nonsteroid.
Lý liệu pháp khi đã bắt đầu hết đau: vận
động thụ động nhẹ nhàng kết hợp vận chủ động.
Điều trị đau do loạn dưỡng: Bêta
bloquant, calcitonine, griseofulvine ít hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa:
Cắt bao khớp.
Những Huyệt Chữa Tê Liệt Tay Chân
Ký hiệu :
x là tả, day ngón tay theo vòng tròn nghịch chiều. 6 vòng chữa huyết, 9 vòng chữa khí
o là bổ, day ngón tay theo vòng tròn thuận chiều. 6 vòng chữa huyết, 9 vòng chữa khí
b là bình bổ bình tả, day nghịch 6 hay 9 rồi day thuận 6 hay 9.
Trước khi chữa bệnh cho người tê liệt, nên xem DVD về thần y Võ Hoàng Yên chữa bệnh tê liệt, câm điếc.
Các
huyệt ông dùng đều nằm trong những bài này, và ông dùng một dụng cụ ấn
đè huyệt thay ngón tay. Tuy nhiên kết qủa của các thầy chữa có nhiều
trình độ do kinh nghiệm tu tập khí công thiền đạt được trình độ nào, như
khí lực, nội lực, thần lực hay huyền lực, và do tâm từ bi phát nguyện
cứu những cuộc đời đau khổ của những người nghèo mang bệnh giống như
ông, nên dân gian gọi ông là thần y..
Nếu chúng ta phát tâm từ bi mở rộng trong việc hành y cứu đời, chúng ta cũng sẽ trở thành thần y như ông được.
Chúc các thầy phát đại nguyện thì hành y sẽ có kết qủa như ý muốn
Tài liệu này dùng chung với quyển SỔ TAY TÌM HUYỆT tại :
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/so-tay-tim-huyet.html
PHẦN I-.CHỮA TAY VAI :
I-CHỮA BẰNG ĐƠN HUYỆT (1 HUYỆT)
1-Bàn tay, cổ tay, cánh tay đau co cứng : x Chi Chánh
2-Bàn tay và ngón trỏ đau, cánh tay đau không dơ lên cao được : x Nhị Gian
3-Cánh tay đau, phù liệt mặt : o Ôn Lụu
4-Cổ tay bại xuội : Hơ cứu Hợp Cốc
5-Tay bị chấn thương mất lực, không cầm được vật gì : Hơ cứu Dương Trì
6-Tay co duỗi không được : x Đại Lăng
7-Tay liệt do tắc huyệt lạc ở tay : Day (b) Tý Nhu
8-Tay và cánh tay co quắp : o Thần Môn
9-Vai đau cứng gáy dơ tay lên không được : x Chi Cấu
10-Vai cánh tay bại xuộI : o Thủ Tam Lý
11-Vai đau không dơ tay lên được :x Phù Bạch
12-Viêm quanh khớp vai dơ tay lên không được : (b) Cực Tuyền
13-Vai viêm khớp gân cơ : x Kiên Ngung
II-CHỮA BẰNG NHỊ HỢP HUYỆT (chữa bằng 2 huyệt quân thần hổ trợ cho nhau)
1-Cánh tay đau dơ lên không được : Dịch Môn (b), Tiền Cốc (b)
2-Cánh tay đau không có sức dơ lên : Tý Nhu (b), Trữu Liêu (b)
3-Cánh tay đau dơ lên không được do thực chứng : Tý Nhu (x), Trữu Liêu (x)
4-Cánh tay dơ lên được nhưng đau do hư chứng : Trữu Liêu (o), Tý Nhu (o)
5-Cánh tay khớp ngón tay sưng húp co vào được mà duỗi không ra do gân ngón tay yếu : Trung Chữ (x) Dịch Môn (x)
6-Co quắp 5 ngón tay : Nhị Gian (o), Tiền cốc (o)
7-Co rút gân cùi chỏ : Xích Trạch (x), Thái Uyên (x)
8-Co rút gân ngón tay :Khúc Trì (b), Hợp Cốc (b)
9-Cổ vai đau không nâng tay lên được : Thiên Dung (x), Bỉnh Phong (x)
10-Liệt cổ tay : Dưỡng Lão (o), Tý Trung (o)
11-Liệt tay : Thủ Tam Lý (o), Thiếu Hải (o)
12-Liệt tay và đau nhiều : Trữu Liêu (b), Ngoại Quan (b)
13-Vai, cánh tay đau: Thủ Tam Lý (x), Túc Tam Lý (b)
14-Vai co rút gân do liệt cứng :Kiên Liêu (x) Kiên Ngoại Du (x)
15-Vai đau không nâng lên được : Bỉnh Phong (b), Vân Môn (b)
16-Vai đau không nâng tay mặc áo được : Thanh Lãnh Uyên (b), Dương Cốc (b)
17-Vai, khớp vai đau nhức do viêm gân cơ : Khúc Viên (x), Tý Nhu (x)
18-Vai đau khớp, khuỷu tay, cổ tay : Chi Chánh (x), Khúc Trì (b)
19-Vai nặng đau dơ lên không được : Thiên Liêu (b), Khuc Trì (b)
20-Vai tay đau không nâng lên được :Bỉnh Phong (b), Vân Môn (b)
21-Vai viêm khớp, tay bị lệch ra ngoài :Kiên Liêu (b), Cực Tuyền (b)
22-Run giật hai tay không chủ động, không nắm chắc, sưng cổ : Hợp Cốc (b), Khùc Trì (b)
23-Run cánh tay, bàn tay : Thiếu Hải (b), Hậu Khê (b)
24-Run tay do tâm suy : Thiếu Hải (o), Âm Thị (o)
25-Run tay do máu không đủ ra đến ngón tay : Thiếu Hải (b), Hậu Khê (b)
26-Run giật hai tay không chủ động, không nắm chắc, sưng cổ : Hợp Cốc (b), Khùc Trì (b)
27-Tay, cánh tay co duỗi đau : Liệt Khuyết (b), Khúc Trì (b)
III :CHỮA BẰNG ĐA HUYỆT :
1-Bàn tay co rút : (b) Khúc Trì, (b) Dương Cốc. (x) Hợp Cốc
2-Cánh tay co rút đau nhức :Trữu Liêu (x), Xích Trạch (x), Tiền Cốc (b), Hậu Khê.(b)
3-Cánh tay vai khó cử động : Khúc Trì (x), Kiên Ngung (x), Cự Cốt (x), Thanh Lãnh Uyên (x), Quan Xung (b)
4-Khuỷu tay, cánh tay không co lại được : Khúc Trì (x), Thủ Tam Lý (x), Ngoại Quan (x), Trung Chữ (b)
5-Vai viêm gân cơ : Khúc Viên (x), Tý Nhu (x), Dương Lăng Tuyền (b)
6-Vai viêm khớp : Tam Kiên (x) (Kiên Ngung, Kiên Nội Lăng, Kiên Liêu), Khúc Trì (x)
PHẦN II : CHỮA LƯNG CHÂN ĐÙI, GỐI, BÀN CHÂN
I CHỮA BẰNG ĐƠN HUYỆT :
1-Chân đùi gối lạnh mất cảm giác do di chứng tê liệt : o Bể Quan
2-Chân tay tê, khớp vai liệt : o Kiên Trinh
3-Cổ chân, cổ tay đau, chân đùi đi đứng đau, chuột rút : oKhâu Khư
4-Gân chân bị co rút : o Âm Lăng Tuyền
5-Gân co rút do huyết khô : o Huyết Hải
6-Khớp háng viêm, liệt chân, thần kinh tọa : o Cư Liêu
7-Khớp mắt cá sưng, co rút chân đùi không dơ chân lên được : o Phụ Dương
8-Khớp vai viêm không dơ tay lên được : o-Cực Tuyền
9-Khớp gối, hông viêm, ống chân nhức, bại xuội :oTrung Độc
10-Mắt cá chân, gót chân đau, chân đi vẹo một bên : o Bộc Tham
11-Thắt lưng đau, liệt chi dưới : o Trung Khu
II-CHỮA BẰNG NHỊ HỢP HUYỆT :
1-Bàn chân rũ liệt chúi xuống, đi lết ngón chân : Hạ Cự Hư (o), Giải Khê (o)
2-Bắp chân đau, run chân, không co duỗi các ngón chân được : Phi Dương (b), Bạch Hoàn Du (b)
3-Chân đau khó đi: Trung Phong (b), Thái Xung (b)
4-Chân đau không co duỗi được : Nội Đình (b), Hoàn Khiêu (b)
5-Chân đi cà nhắc : Hoàn Khiêu (b) Huyên Chung (b)
6-Chân đùi yếu đứng không vững : Âm Thị (b), Phong Thị (b)
7-Chân run : Dương Lăng Tuyền (b), Thái Xung (x)
8-Chân teo cơ yếu : Giải Khê (o), Túc Tam Lý (o)
9-Chân yếu teo cơ : Túc Tam Lý (o), huyền Chung (b)
10-Chân đau khó đi: Trung Phong (b), Thái Xung(b)
11-Chân đau không co duỗi được : Nội Đình (b), Hoàn Khiêu (b)
12-Chân đi cà nhắc : Hoàn Khiêu (b) Huyên Chung (b)
13-Chân đùi yếu đứng không vững : Âm Thị (b), Phong Thị (b)
14-Chân run : Dương Lăng Tuyền (b), Thái Xung (x)
15-Chân tay tê, khớp vai liệt : Kiên Trinh
16-Chân teo cơ yếu : Giải Khê (o), Túc Tam Lý (o)
III-CHỮA BẰNG ĐA HUYỆT :
1-Chân gối yếu run : o Huyết Hải, o Túc Tam Lý, o Phong Long
2-Chân khó đi: o Túc Tam Lý, o Khúc Tuyền, o Ủy Trung, o Dương Phụ, o Tam Âm Giao, o Phục Lưu
PHẦN III-BỆNH THUỘC LƯNG, CỘT SỐNG, GÂN CHÂN TAY :
1-Bán thân bất toại, run giật, đau nhức chân tay : Dương Lăng (b) Khúc Trì (b)
2-Chân tay co giật : Thiên Liêu (b), Thái Xung (x)
3-Chân tay giật mãn tính : Ẩn Bạch (b), Thương Khâu (b)
4-Đi bộ khó khăn : Thái Xung (b), Trung Phong (b)
5-Gân co rút do phong tật : Thân Mạch (o), Phong Long (x)
6-Gân chân tay co rút : Phụ Dương (x), Thiên Tĩnh (x)
7-Lưng đau cúi ngửa không được : Thân Mạch (x), Chiếu Hải (x)
8-Lưng đau co rút do tâm-thận không cúi ngửa được : Kinh Cốt (b), Côn Lôn (b)
9-Lưng đau do khí trệ đứng lâu không được : Đại Đô (b), Hoành Cốt (b)
10-Lưng đau cúi ngửa không được do sợ ngã : Ân Môn (b), Ủy Dương (b)
11-Lưng trên co rút cứng do tâm thống : Kinh Cốt (x), Phong Trì (b)
12-Thắt lưng đau dữ dội không xoay trở được : Ủy Trung (b), Phục Lưu (b)
13-Thắt lưng đau không ngồi dạy được : Thân Mạch (b), Thái Xung (b)
14-Thắt lưng đau không cúi ngửa được : Ủy Dương (b), Ân Môn (b)
15-Thắt lưng đau không cúi ngửa và đứng lâu được : Kinh Môn (b), Hành Gian (b)
Diện Chẩn trị đau tay trên mặt
Đau khớp vai – chữa ở đầu mày
Cô giáo Quan Lệ Lan, giảng viên môn Toán trường Đại học Xây dựng Hà
Nội bị cứng khớp vai phải, tay không giơ cao được và cũng không ngoái
được ra sau lưng. Đã hơn 1 năm chạy chữa bằng Tây y và Đông y mà vẫn
không có kết quả khả quan. Duyên may được chữa khỏi bằng phương pháp
Diện Chẩn, cô xin ghi lại vài dòng như sau:“Nghe tiếng thầy, con mạo muội tự đến xin thầy chữa trị. Thật kỳ lạ, chỉ sau 5 phút, cánh tay phải thấy nhẹ nhàng đi rất nhiều, đã giơ được thẳng tay, với tay được ra sau lưng. Điều mà con chữa chạy hơn 1 năm trước đã không làm nổi. Con xin viết lại vài dòng trên để tỏ lòng kính phục, biết ơn thầy.”Vậy Diện Chẩn chữa như thế nào mà nhanh vậy? Một lần nữa, các bạn lại làm thầy chữa ca bệnh này nhé. Xin chú ý hai điều sau:
1. Trước hết, hãy đặt đầu ngón tay trỏ (hoặc đầu ngón tay cái) của bàn tay trái sát vào đầu mày bên phải (nơi huyệt số 65). Nhớ rằng:
a. Đau khớp vai bên nào, tác động vào đầu mày bên đó.
b. Phải đặt đầu ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái) sát vào nơi huyệt phản chiếu để làm điểm tựa khi gõ mới khỏi chệch hướng.
2. Dùng đầu cao su của búa mai hoa gõ nhẹ, khoảng 30 cái vào đúng huyệt 65. Khớp vai tự điều chỉnh, chất vôi bám quanh vai (nếu có) mềm dần, các dây thần kinh quanh vai trở lại bình thường. Nếu cần, có thể hơ rồi gõ thêm khoảng 20-30 cái nữa vào huyệt 65 để khớp vai được thật hoàn hảo.
Đau khớp cổ tay – chữa ở đuôi mày
Giáo sư tiến sĩ Bomyl (người Bỉ) trượt patin bị té. Hai tay phải chống xuống đất nên bị bong gân 2 cổ tay. Đã dùng đủ các loại thuốc chữa chạy hơn 3 tháng trời mà cổ tay vẫn đau. Chỉ sau vài phút được chữa khỏi bằng Diện Chẩn, vô cùng kinh ngạc, ông xin ghi lại vài dòng với kết luận như sau: “không thể tin nổi lại thần kỳ đến như vậy (C’est fantastique et voir incroyable)”.Bạn có thể tin là kết quả lại thần kỳ đến như vậy không? Có bắt tay vào chữa bệnh mới tin chứ! Nào, bạn hãy tự tin, bình tĩnh đặt ngón trỏ (hoặc ngón cái) bàn tay trái của bạn vào đuôi mày (nơi huyệt số 100) rồi ung dung, đĩnh đạc dùng đầu cao su của cây búa mai hoa gõ nhẹ vào huyệt 100 của người bệnh khoảng 30 cái. Sự thần kỳ lại xuất hiện: chỉ trong vài phút cổ tay đã hết đau! Trước khi gõ cần chú ý: đau cổ tay bên nào, gõ vào đuôi mày (huyệt 100) bên đó. Nếu đau cả 2 bên, gõ bên trái trước rồi bên phải sau.
No comments:
Post a Comment