Nhà nông , việc làm ăn phải dựa theo thời tiết, để các bạn có cách tra cứu các tiết khí trong năm xin được đăng tải bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch các nước phương Đông:(tính theo dương lịch).
Kinh độ Mặt Trời | Tiếng Việt | Tiếng Hoa | Ý nghĩa | Ngày dương lịch |
315°
330° 345° 0° 15° 30° 45° 60° 75° 90° 105° 120° 135° 150° 165° 180° 195° 210° 225° 240° 255° 270° 285° 300° |
Lập xuân
Vũ thủy Kinh trập Xuân phân Thanh minh Cốc vũ Lập hạ Tiểu mãn Mang chủng Hạ chí Tiểu thử Đại thử Lập thu Xử thử Bạch lộ Thu phân Hàn lộ Sương giáng Lập đông Tiểu tuyết Đại tuyết Đông chí Tiểu hàn Đại hàn |
立 春
雨 水 驚 蟄 (惊 蛰) 春 分 清 明 穀 雨 (谷 雨) 立 夏 小 滿 (小 满) 芒 種 (芒 种) 夏 至 小 暑 大 暑 立 秋 處暑(处暑) 白露 秋分 寒露 霜降 立冬 小雪 大雪 冬至 小寒 大寒 |
Bắt đầu mùa xuân
Mưa ẩm Sâu nở Giữa xuân Trời trong sáng Mưa rào Bắt đầu mùa hè Lũ nhỏ, duối vàng Chòm sao tua rua mọc Giữa hè Nóng nhẹ Nóng oi Bắt đầu mùa thu Mưa ngâu Nắng nhạt Giữa thu Mát mẻ Sương mù xuất hiện Bắt đầu mùa đông Tuyết xuất hiện Tuyết dầy Giữa đông Rét nhẹ Rét đậm |
4 tháng 2
19 tháng 2 5 tháng 3 21 tháng 3 5 tháng 4 20 tháng 4 6 tháng 5 21 tháng 5 6 tháng 6 21 tháng 6 7 tháng 7 23 tháng 7 7 tháng 8 23 tháng 8 8 tháng 9 23 tháng 9 8 tháng 10 23 tháng 10 7 tháng 11 22 tháng 11 7 tháng 12 22 tháng 12 6 tháng 1 21 tháng 1 |
- Trong ngoặc là tiếng Hoa giản thể nếu cách viết khác với tiếng Hoa phồn thể (truyền thống).
- Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt.
- Ngày bắt đầu của tiết khí có thể dao động trong phạm vi ±1 ngày.
Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí
như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có
tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng, Mẫu Sơn có thể có,
tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của
Tiểu hàn-Đại hàn).
Các điểm diễn ra hay bắt đầu các tiết
xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trùng với các điểm vernal equinox
(điểm xuân phân), summer solstice (điểm hạ chí), autumnal equinox (điểm
thu phân), winter solstice (điểm đông chí) trong tiếng Anh đối với Bắc
bán cầu.
Ý nghĩa
Phân tích các tiết khí theo bảng trên đây, có thể nhận thấy chúng có
liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng
đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp
dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với
các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó
cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt
Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có
tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp.Phân định mùa
Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ “lập” trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân.
Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở bắc bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).
Mùa
Trên Trái Đất, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết.
Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa được công nhận: mùa xuân, mùa hạ (hay mùa hè), mùa thu và mùa đông.
Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta
chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự
thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu
vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa
nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba
mùa, Aklet, là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa
thu hoạch mùa màng.
Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ phía bắc của Úc sử dụng sáu mùa,
trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít
hơn 8 mùa.
Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ
Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên
soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng
cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.
Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville –
một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng – tin rằng phần
phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto)
trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần
trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn
ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó
không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.
Trong một số khu vực của thế giới, các “mùa” đặc biệt được định nghĩa
một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa
lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.
Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết
thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa;
cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo.
Bảng tính thời điểm chí
Ngày giờ theo UTC của các điểm phân và điểm chí
năm Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí
tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12
ngày giờ ngày giờ ngày giờ ngày giờ
2002 20 19:16 21 13:24 23 04:55 22 01:14
2003 21 01:00 21 19:10 23 10:47 22 07:04
2004 20 06:49 21 00:57 22 16:30 21 12:42
2005 20 12:33 21 06:46 22 22:23 21 18:35
2006 20 18:26 21 12:26 23 04:03 22 00:22
2007 21 00:07 21 18:06 23 09:51 22 06:08
2008 20 05:48 20 23:59 22 15:44 21 12:04
2009 20 11:44 21 05:45 22 21:18 21 17:47
2010 20 17:32 21 11:28 23 03:09 21 23:38
2011 20 23:21 21 17:16 23 09:04 22 05:30
2012 20 05:14 20 23:09 22 14:49 21 11:11
2013 20 11:02 21 05:04 22 20:44 21 17:11
2014 20 16:57 21 10:51 23 02:29 21 23:03
Lưu ý: Tên gọi các điểm phân và chí phù hợp cho Bắc bán cầu.
24 tiết khí được tính theo kinh độ mặt trời
315° lập xuân
330° vũ thủy
345° kinh trập
0° xuân phân
15° thanh minh
30° cốc vũ
45° lập hạ
60° tiểu mãn
75° mang chủng
90° hạ chí
105° tiểu thử
120° đại thử
135° lập thu
150° xử thử
165° bạch lộ
180° thu phận
195° hàn lộ
210° sương giáng
225° lập đông
240° tiểu tuyết
255° đại tuyết
270° đông chí
285° tiểu hàn
300 đại hàn
Trong 24 tiết khi hàng năm thì thiết Xử
Thử là tiết khí đẹp nhất, đây là tiết khi thứ 2 của mùa thu sau tiết Lập
Thu. Xử Thử có nghĩa là đã hết nắng nóng, và báo hiệu thời gian nhiệt
độ giảm, thời tiết chuyển mát mẻ.
Tiết Xử Thử là tiết khí thứ 14 trong năm,
bắt đầu từ ngày 23 (hoặc 24) tháng 8 đến ngày 7 (hoặc 8) tháng 9. Đây là
thời điểm mà Mặt Trời nằm ở kinh tuyến 150º.
Nếu tiết Lập Thu là tiết khí bắt đầu mua thu, vẫn còn sót lại chút nắng nóng của mùa hạ thì Xử Thử là tiết khí đánh dấu thu sang hoàn toàn, nhiệt độ giảm rõ rệt, cảm giác mát mẻ tràn lan, nắng nóng đã đi qua. Trong tiết này có Rằm tháng 8 – thời gian chính giữa mùa thu, hay còn gọi là Trung Thu.
Nếu quan sát thiên văn, trong tiết Xử Thử, Mặt Trời đang di chuyển đến chòm sao Sư Tử, bên cạnh Hiên Viên Tinh đứng vị trí 14. Ban đêm, trên trời chòm Bắc Đẩu Thất Tinh có dáng cong cong, cán chỉ về hướng Tây Nam.
Nếu tiết Lập Thu là tiết khí bắt đầu mua thu, vẫn còn sót lại chút nắng nóng của mùa hạ thì Xử Thử là tiết khí đánh dấu thu sang hoàn toàn, nhiệt độ giảm rõ rệt, cảm giác mát mẻ tràn lan, nắng nóng đã đi qua. Trong tiết này có Rằm tháng 8 – thời gian chính giữa mùa thu, hay còn gọi là Trung Thu.
Nếu quan sát thiên văn, trong tiết Xử Thử, Mặt Trời đang di chuyển đến chòm sao Sư Tử, bên cạnh Hiên Viên Tinh đứng vị trí 14. Ban đêm, trên trời chòm Bắc Đẩu Thất Tinh có dáng cong cong, cán chỉ về hướng Tây Nam.
Tiết Xử Thử là thời kì chuyển giao mùa, từ nóng bức ngột ngạt sang tê
buốt cóng lạnh, từ hạ sang đông. Đây cũng là thời điểm lúa chín, bắt đầu
thu hoạch, thiên địa vạn vật bắt đầu bước vào thời kì chín muồi rồi tới
héo tàn. Mưa bắt đầu giảm dần, nông vụ sau thu hoạch lại tất bật chuẩn
bị vụ đông.
Mùa thu ngũ hành thuộc Kim, Kim khí mang sát khí nên đây cũng là khoảng thời gian săn bắt chim, gia cầm, trước để tế trời, sau dùng làm thực phẩm. Đây là phong tục cũ, nay hầu như đã không còn.
Xử Thử là tiết khí bắt đầu tiết âm của thiên địa trời đất, Mặt Trời dời về Nam nên nhiệt lượng yếu dần đi, trên nhân gian âm thịnh dương suy. Trong tiết khí này, không khí mát lạnh, khô ráo, có chút hanh, là lúc nắng nhẹ gió thanh, tiết khí đẹp nhất trong năm.
Mùa thu ngũ hành thuộc Kim, Kim khí mang sát khí nên đây cũng là khoảng thời gian săn bắt chim, gia cầm, trước để tế trời, sau dùng làm thực phẩm. Đây là phong tục cũ, nay hầu như đã không còn.
Xử Thử là tiết khí bắt đầu tiết âm của thiên địa trời đất, Mặt Trời dời về Nam nên nhiệt lượng yếu dần đi, trên nhân gian âm thịnh dương suy. Trong tiết khí này, không khí mát lạnh, khô ráo, có chút hanh, là lúc nắng nhẹ gió thanh, tiết khí đẹp nhất trong năm.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là do thay đổi
thời tiết, nóng lạnh thất thường sẽ phát sinh một số bệnh về đường hô
hấp, dạ dày, cảm mạo. Vì vậy, nên bổ sung dưỡng chất, dưỡng sinh cơ thể
bằng những thực phẩm có tính ấm, tránh ăn thực phẩm có tính hàn quá
nhiều hoặc ăn vào buổi tối.
Các hoạt động phổ biến nhất trong tiết Xử Thử là du lịch nghênh thu, đi dã ngoại tận hưởng bầu không khí ngọt ngào, mát mẻ, sảng khoái; thả đèn hoa đăng trong tiết rằm tháng 7 và trông trăng bái Nguyệt Thần trong tiết rằm tháng 8 (tùy theo âm lịch hàng năm).
Đặc biệt, với ngư dân và cư dân vùng sông nước thì tiết Xử Thử còn là thời gian thu hoạch của nghề ngư nghiệp nên phải cử hành lễ khai thuyền, mở đầu cho một mùa đi biển.
Các hoạt động phổ biến nhất trong tiết Xử Thử là du lịch nghênh thu, đi dã ngoại tận hưởng bầu không khí ngọt ngào, mát mẻ, sảng khoái; thả đèn hoa đăng trong tiết rằm tháng 7 và trông trăng bái Nguyệt Thần trong tiết rằm tháng 8 (tùy theo âm lịch hàng năm).
Đặc biệt, với ngư dân và cư dân vùng sông nước thì tiết Xử Thử còn là thời gian thu hoạch của nghề ngư nghiệp nên phải cử hành lễ khai thuyền, mở đầu cho một mùa đi biển.
24 tiết khí luân phiên tuần hoàn như sự vận động của vũ trụ. Lập
xuân, hoa mai trắng hồng tô điểm mái ngói đơn sơ. Hạ đến, ánh mặt trời
xuyên qua khóm trúc. Thu sang, hướng dương nở dậy cái nóng mãnh liệt.
Đông về, bụi cỏ lau khẽ rùng mình trước gió.
Bộ ảnh mang tên “Thanh giản” được thực hiện trong suốt hai năm trời ròng rã, trên 11 tỉnh thành của Trung Quốc.
Quan hệ giữa 24 khí tiết và can chi
Lịch pháp xưa nay
đều không nằm ngoài hai loại: lịch Thái dương (lịch mặt trời) và lịch
Thái âm (lịch mặt trăng). Lịch mặt trời là công lịch thông dụng trên thế
giới ngày nay (Tiền thân là lịch nho lược, thế kỷ 16 giáo hoàng Kenly
Conly thứ 13 đã tiến hành sửa đổi để thành công lịch như ngày nay), lịch
mặt trăng là lịch Hồi giáo đạo Musilin thường dùng ở những quốc gia Hồi
giáo.
Sự khác biệt chủ
yếu của hai loại lịch pháp ở chỗ: Lịch Thái dương Là lấy một chu kỳ trái
đất quay quanh mặt trời (tương ứng với trái đất mà nói. tức Là chu kỳ
một vòng vận hành của mặt trời quanh trái đất), một vòng là một năm, và
chia trung hình thành 12 tháng, còn phân chia to nhỏ bình quân tháng và
theo số dư còn lại.
Ưu điểm của lịch
Thái dương là bốn mùa rõ ràng, chính xác không sai: lịch Thái âm Lại
nghiêm ngặt căn cứ theo chu kỳ mặt trăng, bời không quan tâm đến chu kỳ
quay của trái đất, cho nên không thể chia ra chính xác giới hạn bốn mùa
trong năm. Nông lịch của Trung Quốc trên thực tế là một loại lịch kết
hợp âm dương, một mặt lấy kỳ nguyệt chu kỳ quay của mặt trăng, một mặt
lại thiết lập tháng nhuận một cách khéo léo để làm nên và quy về các
bước của năm.
Còn gọi là 24 khí tiết là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh một trời
tức là 360 độ của một năm được chia làm 24 phần, tức là mặt trời trên
đường kinh tuyến hướng về phía Đông dịch chuyển mỗi góc là 16 độ là một
“khí”, di chuyển 360 độ tổng cộng có 24 khí, nông lịch đặt tên cho 24
khi tiết này là: Lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh,
các vũ, lập hạ, tiếu mãn, mang chùng, hạ chí, tiêu thứ, đại thử, lập
xuân, xứ thử, bạch lộ, thu phán, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu
tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Trong đó 12 khí: lập
xuân, kinh trập, thanh minh, lập hạ, mang chủng, tiểu thử, lập thu, bạch
lộ, hàn lộ, lập đông, đại tuyết, tiểu hàn là “khí tiết”, còn lại gọi là
“khí trung”. Khí tiết thông thường được coi là lịch âm, trên thực tế
lại phải được tính toán nghiêm túc theo mỗi năm, thuộc phạm trù của lịch
âm.
Trong tứ trụ được đưa ra, những phân chia về ngày tháng năm được dùng
cũng là lấy khi tiết làm tiêu chuẩn, chứ không phải là sự phân chia năm
thống theo nông lịch hay công lịch thông thường. Trên đây đã đưa ra
nguyên tắc cơ bản của tứ trụ, cho thấy tứ trụ được đưa ra không chịu ảnh
hưởng của sự thay đổi lịch pháp mà vẫn giữ được tính chính xác của
chúng. Điều quan trọng là lấy chu kỳ vận chuyển của một năm làm tiêu chí
cho niên ký, phù hợp với quy luật khí tiết của sự biến đổi bốn mùa xuân
-hạ – thu – đông, tuân thủ quan hệ nhân quả của vòng luân hồi thiên
đạo, mà những điều đó đều là cơ sở lý luận của mệnh lý học.
No comments:
Post a Comment