LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, November 8, 2016

Phổi Trong Cơ Thể Người

Phổi Hoạt Động Như Thế Nào Trong Cơ Thể Người?

Chúng ta không thể sống nếu không hít thở! Vậy phổi hoạt động như thế nào trong cơ thể người? Làm sao để phổi đưa khí ôxi (O2) vào trong cơ thể và đưa khí cacbonic (CO2) ra khỏi cơ thể? Mỗi ngày phổi hít vào bao nhiêu lít không khí?

 phoi nguoi hoat dong nhu the nao
Không tế bào nào trong cơ thể hoạt động mà không cần đến những phân tử ôxy nhỏ bé mà phổi mang đến. Là cơ quan tiếp xúc với khí trời, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường xâm nhập nên phổi có nhiều chức năng nhằm chống lại các nguy cơ làm tổn thương mình.
Bộ máy hô hấp bắt đầu từ mũi, qua thanh quản, khí quản rồi đến hai lá phổi. Phổi được các xương sườn, xương sống, xương ức và các gân cơ của lồng ngực che chở. Hai lá phổi được bao bọc bởi một màng mỏng. Cơ quan này chiếm gần hết lồng ngực, tuy to nhưng xốp, có trọng lượng trung bình 300-475 g. Phổi phải to hơn phổi trái; ống phế quản phổi bên phải to và dốc nên dị vật hay rơi vào đây.

phoi nguoi hoat dong nhu the nao 

Phế quản là các ống dẫn không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Nó có hình như cành cây, chia nhánh đến các thùy phổi. Nhánh cuối cùng gọi là tiểu phế quản tận, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của bộ máy hô hấp.

Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) – là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.

phoi-va-phe-nang 

Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch – những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi – kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.

cấu tạo của phổi 

Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
Phổi được các xương sườn, xương sống, xương ức và các gân cơ của lồng ngực che chở. Hai lá phổi được bao bọc bởi một màng mỏng. Cơ quan này chiếm gần hết lồng ngực, tuy to nhưng xốp, có trọng lượng trung bình 300-475 g. Phổi phải to hơn phổi trái; ống phế quản phổi bên phải to và dốc nên dị vật hay rơi vào đây.

vi-tri-cua-phoi-trong-co-the-nguoi 

Phế quản là các ống dẫn không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Nó có hình như cành cây, chia nhánh đến các thùy phổi. Nhánh cuối cùng gọi là tiểu phế quản tận, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của bộ máy hô hấp.
Trọng lượng phổi của trẻ sơ sinh là 50-60 g và tăng 10 lần khi trưởng thành. Tổng số phế nang của trẻ sơ sinh là 30 triệu, tăng lên 10 lần khi 8 tuổi và 20-23 lần khi trưởng thành. Các nhánh phế quản lúc mới sinh còn ít, nhưng sau đó sẽ phân nhánh và tăng lên cho tới 10-17 thế hệ.

2. Chức năng của phổi
Không tế bào nào trong cơ thể hoạt động mà không cần đến những phân tử ôxy nhỏ bé mà phổi mang đến. Là cơ quan tiếp xúc với khí trời, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường xâm nhập nên phổi có nhiều chức năng nhằm chống lại các nguy cơ làm tổn thương mình.
Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây thần kinh điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co lại. Toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.
lung-structure

Ở người lớn tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là 1,2 lít/phút, trong vòng 24 tiếng đồng hồ là hơn 1.700 lít. Thể tích máu ở trong các mao mạch phế nang là 250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Còn khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.

Người ta thường nghĩ phổi chỉ có chức năng trao đổi chất ôxy và CO2. Thực ra, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận những chức năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống. Tế bào biểu mô (phủ lên toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (phủ lên nền mạch) như một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào miễn dịch; chúng tăng số lượng khi có bệnh lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Xác bạch cầu cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.
cau-truc-phoi

Do phổi được cấu tạo bởi các thùy, phân thùy riêng biệt nên khi một thùy bị viêm nhiễm, các thùy còn lại sẽ tăng công suất, bù cho các tổ chức đã bị tổn thương. Khi cơ thể suy yếu, tác nhân gây bệnh mạnh, tổn thương có thể lan tỏa ra một phổi hay cả hai phổi, gây bệnh lý rất nặng.
Mỗi người nên biết tự bảo vệ phổi của mình cũng như cộng đồng bằng cách hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi có nghi ngờ mắc bệnh hô hấp như sốt, ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực…, phải đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời.


 

No comments:

Post a Comment