IX.TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH
(Khí huyệt của thận đi qua phần âm ít ở chân)
- Túc thiếu âm thận kinh chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : Cái thận, chức vụ tác cường, kỹ xảo từ đó mà
ra. Cái thận, chủ ẩn náu, cái gốc của sự chứa kín, Tinh ở đó.
Phương Bắc, màu đen, thông vào với thận, khai khiếu ở tai, tàng tinh
ở thận, làm bệnh ở khe háng. Vị đó mặn, loại là nước, súc là lợn, là cốc đậu,
là ứng 4 mùa, trên trời thấy sao Thìn là đã biết bệnh đó tại xương, âm là Vũ, số
là 6, mùi là khai, dịch là nước bọt.
Phương Bắc sinh ra nước lạnh, lạnh sinh ra nước, nước sinh vị mặn, mặn
sinh thận, thận sinh ra xương, tủy, tủy sinh can. Thận chủ tai ở trên trời là lạnh,
ở đất là nước, ở thể là xương, ở tạng là thận, ở tiếng là rên, ở biến động là
run rẩy, ở chí là sợ hãi, sợ hãi hại thận, lo nghĩ thắng sợ hãi, hàn hại huyết,
táo thắng hàn, mặn hại huyết, ngọt thắng mặn.
- Túc thiếu âm thận kinh huyệt ca :
Dũng tuyền, Nhiên cốc, thêm Thái khê
Đại chung, Thủy tuyền thông Chiếu hải, Phục lưu, Giao tín, Trúc tân
thực
Âm cốc trong gối, sau xương chày. Đoạn trên, từ chân lên đến gối,
Hoành cốt, Đại bách, nối Khí huyệt, Tứ mãn, Trung chú, Hoang du
(ngang) rốn,
Thương khúc, Thạch quan, Âm đô kín, Thông cốc, U môn giãn (ra) thốn
rưỡi,
Bỏ đo trên bụng chia mười một (+-), Bộ lang, Thần phong, ngực Linh
khư,
Thần tàng, Húc trung, Du phủ hóa.
Túc Thiếu âm thận có 27 huyệt
Túc Thiếu âm thận có 27 huyệt
Cộng cả hai bên trái phải là 54 huyệt
Đây là một đường dọc bắt đầu ở Dũng tuyền, hết ở Du phủ. Lấy Dũng
tuyền, Nhiên cốc, Thái khê, Phục lưu, Âm cốc làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở chỗ dưới ngón út, lệch chéo theo lòng bàn chân ra ở
phía dưới Nhiên cốc, đi theo sau mắt cá trong, tách ra chui vào giữa gót chân,
lên cạnh trong bắp chân, lên cạnh trong và sau đùi, xuyên vào xương sống, có
nhánh nối ngang sang bàng quang, còn như đườg đi thẳng, từ thận đi lên xuyên
qua gan, hoàn cách và trong phế, đi theo hầu họng kẹp hai bên cuống lưỡi, còn
như nhánh từ phế ra nối ngang sang tâm, trú ở trong ngực, nhiều khí ít huyết,
giờ Dậu khí huyết trú ở đó.
Tạng quý, thủy đó mạch ở xích bộ bên trái, một tạng mà hai hình bên
trái tên là thận, con trai thì chứa tinh, bên phải tên là mệnh môn, con gái thì
đó là hệ thống dạ con. Là gốc của nguyên khí, là nhà của tinh thần, bị bệnh
cùng quay về bàng quang, xét chứng trạng chia 2 phần thủy hỏa.
- Đạo dẫn bản kinh:
Người ta bẩm khí của thiên địa mà có sự sống. Cái tinh của Thái cực
ngụ ở đó, ta đây có vững vàng mà đầy đủ lớn mạnh ở giữa 2 nơi. Người ta chỉ lấy
tình để dụ dỗ, lấy vật để lôi kéo, lấy cái hữu hạn đó làm trời thật, theo không
cùng để phóng tùng lòng dục, tiêu hao ngày càng quá lắm. Trong không có chủ ở
chỗ đó thì một bầy tà thừa ở đó, mà bách bệnh hoành hành. Như một cái động mở 4
cửa để nạp đầy thêm, mấy nỗi mà không đưa đến bại? Đã từ ngày xưa, Thánh nhan đảm
nhiệm nhiều cái mạng mà xem xét, bắt đầu từ mờ sáng êm đềm, chọn riêng một khoảng
trời cao dầy, từ từ hít thở cúi ngửa, thành ra người có đạo thuật rồi đó.
Cũng lấy một cái đạo chỉ yên lặng, thần sảng khoái, không buồn rầu,
làm cho ta vững vàng là đúng. Thường làm chủ được một thân mình thì Vinh Vệ đi
khắp vòng quanh, rà không thể tự nhập. Cái phong hàn thử thấp nào đó, ví dụ như
cái thành vững chắc kẻ cướp ở ngoài tuy gót chân chúng luôn đến nhòm ngó, nhưng
nghiệt thay làm sao mà đạt được mong muốn bừa bãi.
Nếu đi gọi thầy thuốc, biện
chứng theo phương ẩn mạch làm tê, liệu bỗng chốc thu được công hiệu theo như chỗ
đã nêu trên hay không? Nhưng kẻ cướp đến mà ngăn cản, làm sao như không có kẻ
cướp để có thể ngăn cản? Bệnh đến mà chữa, làm sao như không có bệnh mà để có
thể chữa. Với việc cầu kim thạch hiếm quý mà thường mắc nạn bất túc, làm sao
như cầu cái tinh của thân ta mà bằng tự có thừa.
Theo Hoàng đến Kỳ Bá vấn đáp nói rằng: Trẫm thể theo lệnh, duy giữ
thái hòa mà Tần Thiên quân được cái đó. Cũng đúng như cái ý đó, Tiên Thánh nói:
Trời đất đại quý là châu, ngọc, thân người đại quý là tinh, thần.
“Nội kinh” nói: Người con trai con gái mà đại dục thì còn gì. Nói thật
ra là lấy cái lý hạn chế dục để giao ngự tình, tuy sắc đẹp ở ngay trước mắt, chẳng
qua cũng vui mắt thỏa chí mà thôi, làm sao có thể phóng túng cái tình để đưa ma
cái tinh. Cho nên nói dầu hết thì đèn tắt, tủy kiệt thì người không còn, thêm dầu
thì đèn trắng, bổ tủy thì người mạnh. Lại nói: Tháng Đông trời đất bế, khí huyết
tàng dương ẩn ở trong, tâm cách nhiều nhiệt, nhất thiết tránh làm cho ra mồ hôi
(phát hãn pháp) để tiết dương khí, đó là nói rằng bế tàng. Nước đóng băng, đất
rạn nứt, không nhiễu ở dương, sớm nằm tối dậy, tất đợi mặt trời sáng, làm cho
chí như phục, như ẩn náu, như có ý riêng, như đã có được, bỏ lạnh thành ấm,
không tiết bì phu, làm cho khí thường thường đoạt lất, đó là ứng với khí đông,
nuôi giữ đạp ấy.
Ngược lại như thế thì hại thận, đến mùa xuân thì nuy, quyết. Người
ta nên uống rượu cổ bản ích thận, để đón dương khí, không thể quá ấm để hại mắt,
cũng không thể quá say để cảm hàn. Như mùa đông thương ở hàn, xuân đến tất ôn bệnh.
Theo Tiên Vương đó là tháng đóng cửa, làm cho vừa mức giữa tinh huyền (tinh của
thận), được hình ảnh thì quên lời, phân biệt với đạo mà xem xét. Hay đem lại
cho giống cái bằng chứng về sự trông nom, trước giờ Tý, sau giờ Ngọ dùng thần
mà chiếm. Đó là đã đem nguyên tinh luyện giao cảm chi tinh, Ba vật hỗn hợp, so
với đạo hợp thật, tự nhiên nguyên tinh vững chắc, mà giao cảm tinh không bị dò
đi, phép vệ sinh trước đó đã đủ (Thường văn chi viết, thản nhiên thành nhất thủ
tinh huyền, đắc tượng vong ngôn biện đạo khán, bảo bã hỗn môn bằng lý cố, tứ tiền
ngọ hậu dụng thần chiếm). Trước cái thận có thể nói Tinh trọn vẹn không nghĩ đến
dục, khí trọn vẹn không nghĩ đến ăn, thần trọn vẹn không nghĩ đến ngủ, đó là lời
kết thúc.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1. DŨNG TUYỀN: 涌泉
• Con suốt
phun nước ngược lên
• Có tên
là Địa xung- Huyệt Tỉnh Mộc
- Vị trí : Ở chính giữa phía trước lòng bàn chân, nằm ngửa, quặp
ngón chân vào phía trước lòng bàn chân sẽ thấy có một hố lõm hình chữ NHÂN, tiếp
giáp phần da dày chai và da mỏng hơn ở lòng bàn chân. Chỗ dó mạch túc thiếu âm
thận xuất là Tỉnh, Mộc. Thực thì tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Đau bên đầu, trẻ em kinh phong cổ giật, say nắng, hôn
mê, cao huyết áp, bệnh tin thần, mất ngủ, bệnh thần kinh chức năng, đau đỉnh đầu,
chi dưới bại liệt, đầu choáng, mắt dính dính, họng sưng, lưỡi khô, mũi chảy
máu, đái ỉa đều không dễ, ỉa chảy, sán khí, thủy thũng,
+Đau hết 10 đầu ngón chân, thi quyết, mặt đen như màu than, ho mửa
có máu, khát mà xuyễn, ngồi thì muốn đứng dậy, mắt mờ mờ không nhìn thấy, hay sợ
hãi, cẩn thận như người ta muốn nắm vịn lấy, hơi lên khô họng, tim buồn bẳn,
tim đau, vàng da, giãn ruột, cạnh trong và sau đùi đau, teo đờ, ham nằm, ưa buồn
ngáp, bụng dưới đau cấp, ỉa mà có cảm giác nặng ở dưới, ống chân nặng nghịch,
đau thắt lưng, kết nhiệt trong tim, phong chẩn, không muốn ăn, ho hắng mà mình
nóng, lưỡi co mất tiếng, ngực sườn tức bứt rứt, đau hết 5 đầu ngón tay, dưới
bàn chân nóng, con trai như cổ trướng, con gái như chửa, đàn bà không có con,
xoay bọng đái không đái được, hay quên.
Đời Hán Tề Bắc Vương A Mẫu bị bệnh nạn Nhiệt Quyết, Thuần Vũ châm ở
lòng bàn chân khỏi ngay.
- Tác dụng phối hợp : Với Hành gian trị bệnh tiêu khát (đái đường),
với Túc tam lý có tác dụng nâng huyết áp, kích thích khỏe tim, trị chứng trúng
độc bất tỉnh, với Thiếu thương, Nhân trung trị trẻ em kinh phong, với Nhân
trung, Lao cung, Hưng phấn trị bệnh tinh thần mà biểu lộ tình cảm nhạt nhẽo, với
Quan nguyên trị hư lao ho hắng, với Thái xung chữa trong họng đau không thể ăn
vào được.
2. NHIÊN CỐC: 然谷
• Cái hang
đó
• Có tên
là Long uyên- Huyệt huỳnh Hỏa
- Vị trí : Phía trước và dưới sát cá trong chân, phía trước và dưới
xương thuyền, có chỗ lõm là huyệt, riêng ở Túc thái âm chi khích, là chỗ mạch
túc Thiếu âm thận lưu, loại Vinh, hành Hỏa.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Viêm bàng quang, kinh nguyệt không đều, đái đường, hầu họng
sưng dau, uốn ván, vàng da, ỉa như tháo cống, sốt rét, đàn bà không có con, âm
hộ ngứa, âm lòi ra, đau họng không thể nuốt nước bọt, có khi không thể ra nước
bọt, tâm sợ hãi như có người ta nắm lấy, dãi ra, xuyễn thở ra ít khí, mu bàn
chân sưng không thể đi bộ trên đất được, hàn sán, bụng dưới trướng, đâm lên ngực
sườn, ho nhổ ra máu, đái buốt nhỏ giọt trắng đục, cẳng chân buốt không đứng được
lâu, một chân nóng, một chân lạnh, lưỡi nhẽo ra, tức bứt rứt, tự ra mồ hôi, ra
mồ hôi trộm, yếu mềm đờ ra, tim đau như dùi đâm, trụy đọa, ác huyết lưu ở trong
ổ bụng, con trai tiết tinh.
- Tác dụng phối hợp : Với Thái xung thấu Dũng tuyền trị ngón chân
đau đớn, với Phục lưu trị chảy dãi ra, với Thái khê trị sưng trong bọng.
« Đồng Nhân » không nên để thấy máu (khi châm), làm người ra thấy
đói ngay muốn ăn. Châm dưới chân có nhiều lạc (mạch máu nhỏ) phân tán, trúng mạch
huyết không ra sẽ làm thũng.
3. THÁI KHÊ: 太溪
• Cái khí
suối rất to
• Có tên
là Lưu ti- Huyệt Du Thổ, Huyệt Nguyên
- Vị trí : Giữa chỗ lõm sau mắt cá chân, chỗ giữa mắt cá trong chân
và gân gót chân, ở vị trí đối trong ngoài với huyệt Côn lôn, là chỗ mạch Túc
thiếu âm trú, loại Du, hành Thổ.
- Cách châm cứu : Châm mũi kim hướng về phía mắt cá ngoài chân, sâu
5 phân, hoặc thấy huyệt Côn lôn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Bong gân khớp cổ chân, đau răng, choáng váng do rối loạn
thần kinh tiền đình, nấc, mất ngủ, đau hầu họng, ù tai, ho hắng, kinh nguyệt
không đều, liệt dương, di tinh, đái dầm, viêm thận, viêm bàng quang, rụng tóc,
phế khí thũng, thần kinh suy nhược, đau lưng, chi dưới tê bại (ngứa ngón chân),
gầm bàn chân đau, có nhọt ở vú, tiêu khát, nước đái vàng, ỉa khó, sốt rét lâu
ngày ho nghịch lên, tim đau như dùi đâm, mạch tâm chìm, chân tay lạnh đến khớp,
thở xuyễn, nôn mửa, đờm thục, trong miệng dẻo như keo, hay sặc, hàn sán, bệnh
nhiệt mồ hôi không ta, chán chán muốn nằm, có hòn hạch mà nóng rét, thương hàn
chân tay quyết lạnh.
- Tác dụng phối hợp : Với Côn lôn trị sưng bàn chân, với Trung chú
trị đau hầu họng, với Thiếu trạch trị đau họng, với An miên, Thái xung trị
choáng tiền đình, với Côn lôn, Thân mạch trị bàn chân sưng khó đi, với Côn lôn
cùng cứu trị thân nhiệt giảm thấp, sốt rét thể lạnh.
Đông Viên nói : Thành ra mềm yếu, lấy nản thấp nhiệt (đạo thấp nhiệt),
dẫn vị khí ra đi ở đường dương, không cho thấp thổ khắc thận thủy, huyệt đó tại
Thái khê. « Lưu trú phú » nói : Răng đau dữ dội, trị ở đó.
4. ĐẠI CHUNG: 大鍾
• Cái chén
to, cái chuông to
- Vị trí: Chỗ lõm phía dưới và sau mắt cá trong chân, lấy từ huyệt
Thái khê xuống 5 phân, chỗ lõm sát gân gót chân bám vào xương gót chân. Là Lạc
của Túc thiếu âm tách riêng đi sang Thái dương.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, ho ra máu, thần kinh suy nhược, lưng
dưới lưng trên cứng đau, đau gót chân, tập quán táo bón, bệnh thần kinh chức
năng, muốn đái mà đái không ra, căng bọng đái, đau họng, nôn mửa, ít hơi, đái
buốt nhỏ giọt lai rai, ham nằm, trong miệng nóng rét nhiều, ngắn hơi, lưỡi
khan, hay sợ hãi, không vui, trong họng kêu, ho nhổ bọt khí nghịch, bứt rứt. Thực
thì bế còng (căng bọng đái), tả ở đó, hư thì đau thắt lưng, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: với Thông lý trị mệt mỏi ngại nói ham nằm, với
Đại trường du trị tập quán táo bón.
5. THỦY TUYỀN: 水泉
• Có nghĩa
Suối nước
- Vị trí: Ở huyệt Thái khê thẳng xuống 1 thốn, chỗ lõm khớp trước
xương gót chân, Là khích huyệt của Túc thiếu âm.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi hơ 5 –
15’.
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, sa dạ con, tiểu tiện khó, đau mắt,
đau răng, bế kinh, cận thị, khi thấy kinh thi tim đau bứt rứt, đau trong bụng.
- Tác dụng phối hợp: Với Thiên khu trị kinh nguyệt không đều.
6. CHIẾU HẢI: 照海
• Mặt biển
chiếu sáng, xem mặt biển
• Huyệt
giao hội với Mạch Âm kiểu
- Vị trí: Ở phía dưới mắt cá trong chân 4 phân. Bảo người bệnh ngồi
xếp chân vòng tròn, hai lòng bàn chân úp vào nhau, chiếu giữa lồi mắt cá trong
chân thẳng xuống, lấy ở bờ dưới của mắt cá chân, chỗ giáp xương cổ chân. Mạch
âm kiểu sinh ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 7 – 3 mồi, hơ 5
– 10’
- Chủ trị: Mất ngủ, điên dại, táo bón, tảng sáng ỉa lỏng, kinh nguyệt
không đều, ngứa hạ bộ, viêm hầu họng, viêm amidan, thần kinh suy nhược, bệnh thần
kinh chức năng, sa dạ con, đau mắt, họng khô, phù thũng, ra khí hư, khó đẻ, liệt
một nửa người, tâm buồn rầu không vui, tứ chi mỏi rời, sốt rét lâu ngày, tự
nhiên đau sán khí, nôn mửa ham nằm, đại phong chán chán không tự biết đau ở
đâu, nhìn như thấy sao, đau bụng dưới, đàn bà nghịch kinh (đảo kinh), âm bộ bạo
nhảy, ứa nước trong, đau một bên bụng dưới, đái buốt.
- Tác dụng phối hợp: Với Liệt khuyết trị ho hắng, hen, với Chi câu trị
táo bón, với Bách hội, Thái xung trị đau hầu họng, với Cự khuyết, Nội quan,
Phong long trị điên nhàn, với ngoại quan trị nhau thai không ra.
- Cô có nói rằng: Bệnh giản phát về đêm, cứu âm kiều, là huyệt Chiếu
hải đó.
7. PHỤC LƯU: 復溜
• Phục hồi
sự chảy- Huyệt Kinh Kim
• Có tên
là Xương dương – Phục bạch
- Vị trí: Thẳng huyệt Thái khê lên 2 thốn, chỗ mạch Túc thiếu âm, thận
hàng, là Kinh, Kim, thận hư bổ ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Viêm thận, viêm trứng dái, mồ hôi trộm, đau lưng, ỉa chảy,
công năng tính tử cung xuất huyết, viêm đường tiết niệu, khí hư quá nhiều, phù
thũng, bụng chướng, ỉa ra máu mủ, không có mồ hôi, sốt rét, điên cuồng, có tích
ở trong ruột, mắt nhìn mờ mờ, hay giận, lắm lời, lưỡi khô, vị nhiệt, giun quậy
ra nước dãi, chân yếu mềm đi lại không được gọn, ống chân lạnh không tự nóng,
trong bụng kêu như sấm, tứ chi sưng, năm loại bệnh thủy (xanh, đỏ, vàng, trắng,
đen), xanh thì lấy Tỉnh, đỏ lấy Vinh, vàng lấy Du, trắng lấy Kinh, đen lấy Hợp,
huyết trĩ, ỉa chảy hậu trong, ngũ lam, huyết lâm, đái như tóe lửa, xương nóng
rét, mồ hôi ra không dứt, răng sâu, mạch nhỏ xíu không thấy hoặc có lúc không
thấy mạch.
- Tác dụng phối hợp: Với Thủy phân, Thận du, Trúc tân, Túc tam lý, Ế
minh, trị gan xơ hóa, với Thái xung, Bội âm trị ỉa ra máy, với Tê trung trị thủy
thũng, khí chướng mãn.
8. GIAO TÍN: 交信
• Trao tin
tức, trao niềm tin
- Vị trí: Ở mắt cá trong lên 2 thốn, sát cạnh trong sau xương chày.
Là khích huyệt của mạch âm kiều.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
20’
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, ỉa chảy, táo bón,
trứng dái sưng đau, căng bọng đái, lị, đau cạnh trong chi dưới, quý sán, âm bộ
ra mồ hôi, âm lòi ra, tứ chi buồn bẳn, ra mồ hôi trộm.
9. TRÚC TÂN: 築濱
• Nhà
khách
- Vị trí: Ở huyệt Thái khê thẳng lên 5 thốn, sau cạnh trong xương
chày 2 thốn, là khích huyệt của mạch âm duy.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị: Cơ phi dương (cơ dép) co dúm, điên giản, bệnh tinh thần,
viêm thận, viêm bàng quang, viêm trứng dái, viêm xoang chậu, đồi sán, trẻ em
thai sáng, đau không bú được, điên tật cuồng, nói nhảm cái chửi, thè lè lưỡi,
nôn mửa bọt dãi.
- Tác dụng phối hợp: Với Thận du, Phục lưu, Tam âm giao trị viêm thận,
với Trung cực, Quy lai, Phi dương, Phục lưu trị viêm đường tiết niệu, với Thiếu
hải trị nôn mửa bọt dãi.
10. ÂM CỐC: 陰谷
• Cái hang
ở mặt âm, cái hang chìm
• Huyệt Hợp
Thủy
- Vị trí: Khi ngồi ngay co gối vuông góc, thấy có hố lõm ở đầu nếp gấp
khuỷu phía trong, lấy huyệt ở giữa hai gân. Chỗ đó là mạch túc thiếu âm nhập,
là Hợp, Thủy.
- Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Đau đầu gối, bụng dưới chướng đau, bệnh bộ máy sinh dục,
bệnh bộ máy tiết niệu, lưỡi chùng ra mà xuống nước dãi, phiền nghịch, âm vật mềm
teo, cạng trong đùi đau, đàn bà ra máu nhỏ giọt không dứt, nước đái vàng, con
trai như cổ, con gái như chửa.
11. HOÀNH CỐT: 橫骨
• Cái
xương nằm ngang
- Vị trí: Dưới rốn 5 thốn là huyệt Khúc cốt, từ đó sang ngagn 0,5 thốn.
Chỗ đó hội Túc thiếu âm và Nhâm mạch, Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứ 3 mồi, hơ 10 -
20’
- Chủ trị: Tiểu tiện khó, đau sán khí, đái sầm, di tinh, liệt dương,
viêm niệu đạo, ngũ lâm (5 thứ lậu), âm khí nhẽo xuống dẫn đau, mắt đỏ đau bắt đầu
từ khóe mắt trong, ngũ tạng hư kiệt, mất tinh.
12. ĐẠI HÁCH:大赫
• Oai vệ
to lớn
• Có tên
là Âm duy – Âm quan
- Vị trí : Ở huyệt Khúc cốt lên 1 thốn, tức là huyệt Trung cực sang
ngang 0,5 thốn, là chỗ hội của Túc thiếu âm và Xung mạch. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10 – 20’
- Chủ trị : Đau hạ âm bộ, di tinh, khí hư quá nhiều, đau thần kinh hệ
thống tinh dịch, hư lao mất tinh, con trai dương vật co lại, đau trong ống
dương vật, mắt đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, đàn bà ra khí hư đỏ.
13. KHÍ HUYỆT:氣穴
• Huyệt về
khí
• Có tên
là Bào môn – Tủ nộ
- Vị trí: Huyệt Hoành cốt lên 2 thốn, huyệt Quan nguyên ra 0,5 thốn,
là chỗ hội của Túc thiếu âm và Xung mạch. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, không có chửa, viêm đường
tiết niệu, bôn đồn khí lên xuống, dẫn vào trong cột sống thắt lưng đau, mắt đỏ
đau bắt đầu từ khóe mắt trong.
14. TỨ MÃN:四滿
• Cả 4 thứ
đầy tức
• Có tên
là Tủy phủ
- Vị trí : Huyệt Hoành cốt lên 3 thốn, huyệt Thạch môn ra 0,5 thốn,
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị : Băng lậu huyết, đẻ xong đau bụng, ỉa chảy, kinh nguyệt
không đều, khí hư, chứng không chửa, viêm đường tiết niệu, tích tụ, sán giả,
giãn ruột, đại trường có nước, dưới rốn đau như cắt, rét run, khóe trong mắt đỏ
đau, ác huyết đau ở háng.
15. TRUNG CHÚ: 中注
• Chú ý đến
bên trong
- Vị trí: Rốn xuống 1 thốn là huyệt Âm giao, từ đó sang ngang 0,5 thốn.
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, táo bón, đau lưng,
bụng dưới có nhiệt, tiết khí, khóe mắt trong đỏ đau.
16. HOANG DU:肓俞
• Đáp ứng
yêu cầu của khoảng trống dưới tim
- Vị trí: Giữa rốn sang 2 bên nửa thốn, Túc thiếu âm và Xung mạch hội
ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Vàng da, đau dạ dày, đau sán khí, táo bón, đau bụng hành
kinh, dạ dày co rút, viêm ruột, nấc, bụng đau như cắt, bụng tức anh ách mà
không ỉa, dưới tim có lạnh, mắt đỏ đau bắt đầu từ khóe mắt trong.
Theo mọi nhà đều cho rằng sán khi chủ ở thận, là vì khiếu huyệt ở
túc thiếu âm thận kinh thường kiêm trị sán khí. Đan khê cho rằng sán khí gốc ở
đan kinh, với thận tuyệt không có can hệ gì, đây chính là chỗ bàn từ ngàn xưa.
17. THƯƠNG KHÚC: 商曲
• Khúc
cong buồn rầu
- Vị trí: Huyệt Hoang du lên 2 thốn, Hạ quản ra nửa thốn, Túc thiếu
âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Đau dạ dày, đau sán khí, viêm phúc mạc, ăn không biết
ngon, đau bụng, trong bụng có tích tụ, có khi đau như cắt, đau trong ruột không
muốn ăn, mắt đỏ đau từ khóe mắt trong.
18. THẠCH QUAN: 石關
• Có quan
hệ tới 10 dấu lương thực
- Vị trí: Huyệt Hoang du lên 3 thốn, huyệt Kiến lý sang nửa thốn,
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Đau dạ dày, nấc, nôn mửa, táo bón, đẻ xong đau bụng, co
thắt thực quản, ọe, sặc, bụng đau, khí lâm, đi đái vàng, dưới tim rắn tức, cột
sống cứng hoạt động không dễ, hay nhổ vặt, mắt đỏ đau từ khóe mắt trong, đàn bà
không có con, tạng có ác huyết, huyết xông lên bụng, đau không thể chịu được.
19. ÂM ĐÔ: 陰都
• Đô thành
của âm (vật chất)
• Có tên
là Thực cung
- Vị trí : Huyệt Hoang du lên 4 thốn, huyệt Trung quản ra nửa thốn,
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Sôi bụng, chướng bụng, đau bụng, phế khí thũng, viêm mạc
lồng ngực, sốt rét, khí ngược lên ruột kêu, dưới sườn đau nóng, mắt đỏ đau bắt
đầu từ khóe mắt trong.
20. THÔNG CỐC:通谷
• Cái hang
thông suốt
- Vị trí: Huyệt Hoang du lên 5 thốn, huyệt Thượng quản ra nửa thốn,
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
20’
- Chủ trị: Nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng, chướng bụng, gáy cứng, điên
nhàn, tim hồi hộp, đau thần kinh liên sườn, ngáp méo miệng, bạo câm nói không
được, kết tích lưu ẩm, có hạch hòn ở ngực, tức, ăn không hóa, tâm hoảng hốt, mắt
đỏ đau bắt đầu từ khóe mắt trong.
21. U MÔN: 幽門
• Cửa tối
tăm
- Vị trí: Huyệt Hoang du lên 6 thốn, huyệt Cự khuyết ra nửa thốn,
Túc thiếu âm và Xung mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 15 –
20’
- Chủ trị: Đau ngực, có hơi nóng, ỉa chảy, đau thần kinh liên sườn,
dạ dày dãn ra, dạ dày co rút, viêm dạ dày mãn tính, bụng dưới chướng tức, nôn mửa
bọt dãi, hay nhổ bọt, bứt rứt dưới tim, trong ngực dẫn đau, tức không muốn ăn,
lý cấp ho nhiều, hay quên, ỉa có mủ máu, mắt đỏ đau bắt đầu từ khóe mắt trong,
con gái đau tim, nghịch khí, hay mửa, ăn không xuống.
22. BỘ LANG:步廊
• Hành
lang dài 1 bộ là năm thước
- Vị trí: Huyệt Trung đỉnh ra 2 thốn, khe liên sườn 5 – 6
- Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
20’, CẤM CHÂM SÂU ĐỨNG KIM, trong có nội tạng.
- Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, viêm mạc lồng ngực, viêm phế quản,
viêm mũi, viêm dạ dày, mũi tắc không thông, thở hít ít hơi, ho ngược lên, nôn mửa,
không ham ăn, thở xuyễn không giơ tay lên được.
23. THẦN PHONG: 神封
• Giữ kín
thần khí
- Vị trí: Huyệt Chiên trung ra 2 thốn, khe liên sườn 4 – 5
- Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
20’, CẤM CHÂM SÂU ĐỨNG KIM.
- Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, viêm mạc lồng ngực, viêm phế quản,
viêm tuyến vú, ngực tức không thở được, ho ngược lên, nôn mửa, sợ rét lai rai,
không ham ăn.
24. LINH KHƯ:靈墟
• Đồi
thiêng
- Vị trí: Huyệt Ngọc đường ra 2 thốn, khe liên sườn 3 – 4
- Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
20’, CẤM CHÂM SÂU ĐỨNG KIM.
- Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, ho xuyễn, nôn mửa, viêm tuyến
vú, viêm phế quản, không muốn ăn
25. THẦN TÀNG: 神藏
• Chỗ chứa
thần khí
- Vị trí: Huyệt Tử cung ra 2 thốn, khe liên sườn 2 – 3
- Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
20’, CẤM CHÂM SÂU ĐỨNG KIM.
- Chủ trị: Ho hen, nôn mửa, đau thần kinh liên sườn, viêm phế quản,
ngực tức không ham ăn.
26. HÚC TRUNG:( Hoặc Trung ):
或中
• Trong giữa
cái uất ức
- Vị trí: Huyệt Hoa cái ra 2 thốn, khe liên sườn 1 – 2
- Cách châm cứu: Châm chếch kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
20’, CẤM CHÂM SÂU ĐỨNG KIM.
- Chủ trị: Ho hen, đau ngực, nôn mửa, đau thần kinh liên sườn, viêm
phế quản, dãi ra thường nhổ vặt.
27. DU PHỦ: 俞府
• Chỗ chứa
vật chất để đáp ứng
- Vị trí: Huyệt Toàn cơ ra 2 thốn, ở cạnh phía dưới đầu trong xương
đòn có chỗ lõm
- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị: Ho hen, nôn mửa, đau ngực, viêm phế quản, bụng chướng, đằng
hắng, trong ngực xuyễn lâu ngày cứu 7 mồi thì hiệu.
X.THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO KINH
(Khí huyết của tâm bào đi dọc qua phần giữa mặt âm ở tay)
- Thủ tuyết âm kinh chủ trị:
Hoạt Thị nói rằng: “Thủ quyết âm tâm chủ lại gọi là tâm bào lạc. Vì
sao thế? Bằng: Quân hỏa là tên, Tướng hỏa là vị. Thủ quyết âm thay quân hỏa làm
việc đó, là lấy cái dụng của nó, cho nên gọi là thủ tâm chủ, lấy kinh mà nói, gọi
là Tâm bào lạc, một kinh mà hai tên, thực (là) tướng hỏa vậy.
- Thủ quyết âm Tâm bào kinh huyệt ca:
Chín huyệt Tâm bào thủ quyết âm,
Thiên trì, Thiên tuyền, Khúc trạch thâm,
Khích môn, Gian sử, Nội qua đối,
Đại lăng, Lao cung, Trung xung thân
Cả 2 bên phải trái là 18 huyệt
Đó là một đường dọc, bắt đầu từ Thiên trì, cuối cùng ở Trung xung. Lấy
Trung xung, Lao cung, Đại lăng, Gian sử, Khúc trạch làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở trong ngực, ra thuộc Tâm bào, xuống cách, qua nhánh nối
Tam tiêu, nhánh chia theo ngực sườn, dưới nách 3 thốn, lên đến dưới gần nách,
xuống theo cạnh trong bắp vai, đi giữa thái âm và thiếu âm, vào trong khuỷu xuống
cánh tay, đi giữa 2 gân, vào giữa ổ cổ tay, đi qua ngón tay giữa mà ra ngoài đầu
chót. Còn một nhánh riêng tách đi từ lòng bàn tay theo ngón út, ngón nhẫn ra
ngoài đầu. Nhiều huyệt, ít khí, giờ Tuất khí huyết trú ở đó.
Chịu giao với Túc thiếu âm, hệ này với hệ Tam tiêu có liên thuộc,
cho nên chỉ rằng là tạng Tướng hỏa, đúng là cái màng túi bọc tâm, chỗ đó đúng
là chỗ an thân, lập mạng, tốt nhất nên xét cho rõ rằng thâm hiểu là đúng. Khi
điều tế không thể chấp một phương. Khi châm cứu tất theo đạo đó. Đạt được như
thế mới là thần.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. THIÊN TRÌ : 天池
• Cái đầm
của trời
• Có tên
là Thiên hội
- Vị trí : Dưới nách 3 thốn, sau vú 1 thốn, khe liên sườn 4 – 5, chỗ
hội của Thủ, Túc quyết âm, Thiếu dương ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch kim, sâu 5 phân, cứu 3 mồi
- Chủ trị : Đau sườn ngực, dưới nách sưng đau, tim cắn đau, trong ngực
có tiếng, ngực cách tức bứt rứt, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, đầu đau, tứ chi
không cử động được, khí lên, sốt rét có hạch nóng lạnh, cánh tay đau,mắt mờ mờ
không rõ.
2. THIÊN TUYỀN :天泉
• Cái đầm
của trời
• Có tên
là Thiên thấp
- Vị trí : Ở đầu trước nếp gấp nách xuống 2 thốn, giữa khe 2 đầu cơ
của cơ nhị đầu cánh tay.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi
- Chủ trị : Sườn ngực đau, ho hắng, lưng trên và cạnh trong cách tay
trên đau, tim cắn đau, tim thổn thức, mắt mờ mờ không rõ, sợ gió lạnh, bệnh
tim.
3. KHÚC TRẠCH : 曲澤
• Cái ao
cong
- Vị trí : Ở chính giữa khớp khuỷu tay, cạnh trong gân lớn cơ nhị đầu.
Chỗ mạch tâm bào lạc nhập, là Hợp, Thủy.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, thường dùng kim 3 cạnh
chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau dạ dày, nấc, nôn mửa, say nắng, chân tay co giật,
ung ruột, bệnh nhiệt, bứt rứt không yên, đau khuỷu cánh tay cấp mãn, bệnh tim
do phong thấp, viêm cơ tim, viêm phế quản, đau tim hay sợ.
- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung chích điểm nặn máu, trị cấp tính
viêm đường ruột, với các huyệt Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ, trị bệnh tim di
phong thấp, với Thiếu thương trị huyết hư miệng khát, với Nội quan, Đại lăng trị
đau tim ngực, với Thận du, Cách du trị đau tim, với Ủy trung chích nặn máu trị
thủy đậu.
4. KHÍCH MÔN : 郤門
• Cái cửa
oán trách
- Vị trí : Ở giữa nếp gấp cổ tay lên 3 thốn, giữa 2 gân, là Khích
huyệt của mạch thủ quyết âm tâm bào.
- Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị : Đau ngực, tim thổn thức, đau dạ dày, nôn mửa, khuỷu cánh
tay đau bại, bệnh tim do phong thấp, viêm cơ tim, tim cắn đau, viêm tuyến vú,
viêm mạc lồng ngực, co thắt cơ hoành cách, bệnh thần kinh chức năng, ưu uất, sợ
hãi oai người, nôn ra máu, mũi chảy máu cam, thần khí bất túc.
- Tác dụng phối hợp : Với Nội quan, Khúc trạch trị bệnh tim do phong
thấp, với Khúc trì, Tam dương lạc trị lạc huyết, với Đại lăng, Chi câu trị đau
sườn ngực, với Đại lăng trị mửa ra máu.
5. GIAN SỬ : 間使
• Làm cho
có giản cách
- Vị trí : Ở chính giữa nếp gấp cổ tay lên 3 thốn, giữa 2 gân, chỗ
Tâm bào lạc hành, là Kinh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cảm giác tê tức có
thể lan tới khuỷu hoặc nách, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Sốt rét, đau tim ngực, nôn mửa, tim đập mạch, động kinh,
bệnh tim do phong thấp, đau dạ dày, bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh
phân lập, mắt vàng, ghẻ lở khắp người, đàn bà kinh nguyệt không đều, thương hàn
kết ở ngực, tâm lơ lửng như đói, tự nhiên cuồng, trong ngực bâng khuâng, sợ gió
lạnh, nôn ra bọt, rụt rè e ngại, hàn ở
trong ít khí, lòng bàn tay nóng, nách sưng, khuỷu tay co, tự nhiên đau tim, hay
sợ, trúng gió tắc hơi, hãi lên hôn nguy, câm không nói được, trong họng như vướng,
hoắc loạn nôn khan, đàn bà kinh nguyệt kết thành cục, trẻ em hỗn láo với khách.
- Tác dụng phối hợp : Với Nội quan, Thiếu phủ, Khích môn, Khúc trạch,
trị bệnh tim do phong thấp, với Khí anh, Tam âm giao trị cơ năng tuyến giáp
căng tiến, với Đại trữ trị sốt rét, với Hậu khê, Hợp cốc trị tự nhiên điên cuồng,
với Đại chùy, Hậu khê trị sốt rét.
6. NỘI QUAN :内關
• Có dính
líu tới các tạng phủ bên trong
• Huyệt
giao hội với Mạch Âm duy, huyệt lạc với Thủ thiếu dương Tam tiêu.
- Vị trí : Ở giữa lằn cổ tay lên 2 thốn, giữa 2 gân, đối vị trong
ngoài với huyệt Ngoại quan ở kinh Tam tiêu. Đó là Lạc của Tâm chủ, tách đi sang
Thiếu dương.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, hoặc thấu huyệt Ngoại
quan, cảm giác tê tức, có khi lan truyền đến khuỷu tay, vai, cổ, có khi còn đến
tai, phía dưới thì chuyền đến ngón tay giữa. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau sườn ngực, đau dạ dày, nôn mửa, nấc, mất ngủ, tim đập
mạnh, tim cắn đau nhói, hen xuyễn, hư thoát, sốt rét, bệnh tinh thần, thần kinh
suy nhược, có mang nôn mửa, bệnh tim di phong thấp, ngất xỉu, đau bụng, co thắt
cơ hoành, đau một bên đầu, cơ năng tuyến giáp cang tiến, động kinh, bệnh thần
kinh chức năng, hầu họng sưng đau và các loại đau đớn của mổ xẻ, vàng da, lòi
dom, tỳ vị bất hòa, trong lòng bàn tay phong nhiệt, mất trí, mắt đỏ, chi tức
khuỷu co, thực thì tâm bạo thống, tả ở đó, hư thì đầu cường, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao, Chiên trung trị tim đau nhói,
với Túc tam lý trị sốt rét, với Công tôn trị viêm dạ dày cấp tính, với Thiên đột,
Thượng quản trị nấc do cơ hoành co cứng, với Gian sử, Thiếu phủ trị bệh ntim do
phong thấp, với Gian sử, Túc tam lý trị tim cắn đau, với Tốl liêu trị huyết áp
thấp, với Dũng tuyền, Túc tam lý trị ngất xỉu do trúng độc, với Chiếu hải trị bụng
đau kết cục.
7. ĐẠI LĂNG :大陵
• Quả núi
to
• Huyệt
Nguyên, Huyệt Du Thổ
- Vị trí : Ở chỗ lõm chính giữa nếp gấp cổ tay, giữa 2 gân, chỗ đó mạch
Thủ quyết âm Tâm bào trú, là Du, Thổ, Tâm bào lạc thực tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch lên trên, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ
5 – 15’
- Chủ trị : Tim đập mạch, mất ngủ, đau tim, tinh thần thất thường,
đau dạ dày, nôn mửa, đau sườn ngực, đau gót chân, viêm cơ tim, viêm dạ dày,
viêm amidan, đau thần kinh liên sườn, bệnh tật ở khớp cổ tay và các tổ chức phần
mềm xung quanh, điên cuồng, hầu bại, nách sưng, mửa ra máu, ghẻ ngứa, chi trên
thấp chấn, đau cuống lưới, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, lòng bàn tay nóng, khuỷu
cánh tay co đau, hay cười không nghỉ, tim buồn bẳn, tâm lơ lửng như đói, bàn
tay nóng, mắt đỏ, mắt vàng đái ra như máu, nôn ựa vô độ, miệng khô, thân nóng đầu
đau, ngắn hơi.
- Tác dụng phối hợp : với Nội quan, Khích môn, Thiếu phủ trị bệnh
tâm trạng do phong thấp ở thời kỳ đầu co rút, với Bách hội, Ấn đường, Thái khê
trị mất ngủ, với Quan nguyên trị đái ra máu, với Nội quan, Khúc trạch trị tim,
ngực đau đớn, với Ngoại quan, Chi câu trị đau bụng táo bón.
8. LAO CUNG : 勞宮
• Cung điện
của sự làm việc vất vả
• Có tên
là Ngũ lý – Nã trung
- Vị trí : Ở trong lòng bàn tay, ngửa bàn tay, nắm sát ngón tay vào
lòng bàn tay, chỗ chính đầu ngón giữa chấm vào lòng bàn tay, khe xương bàn 2 –
3 nhưng sát về xương bàn số 3 là huyệt. Chỗ mạch Tâm bào lạc Lưu, là Vinh, Hỏa.
Sách « Minh Đường » ghi : Châm 2 phân, đắt khí thì tả, chỉ một độ, châm quá hai
độ làm cho người ta hư. CẤM CỨU. Cứu làm cho người ta thịt thở (thịt thừa trong
mũi) ngày càng tăng.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Nấc, điên dại, nôn mửa, đau tim, trẻ em lở miệng, trúng
gió hôn mê, say nắng, tim cắn đau, viêm vòm mồm, trẻ em kinh quyết, bệnh thần
kinh chức năng, bệnh tinh thần, chứng lòng bàn tay nhiều mồ hôi, ngón tay tê dại,
ăn không xuống, vàng da, tay run, nga nã phong (tay bị phong bàn tay ngỗng),
điên cuồng, hay cáu giận, buồn cười không nghỉ, bàn tay oi ; bệnh nhiệt mấy
ngày mồ hôi không ra, rụt rè e ngại, sườn đau không thể xoay nghiêng, đái ỉa ra
máu, chảy máu mũi không dứt, phiền khát, trẻ em và người lớn trong miệng tanh
hôi, mắt vàng, trẻ em sún răng.
- Tác dụng phối hợp : Với Hậu khê có thể chữa hoàng đản, với Nhân
trung, Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng, với Đại lăng trị tim
buồn bẳn.
9. TRUNG XUNG :中沖
• Xông lên
mạnh mẽ ở giữa
- Vị trí : Ở chính giữa đầu ngón giữa, cách móng khoảng hơn 1 phân,
ngửa bàn tay mà lấy huyệt, Chỗ mạch tâm bào lạc xuất là Tỉnh, Mộc. Tâm bào lạc
hư bổ ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh
chích nặn máu, cứu 1 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị : trúng gió hôn mê, say nắng, bệnh sốt cao, trẻ em co giật,
đau đầu, đau bụng, ngất xỉu, tim cắn đau, bệnh nhiệt phiền tâm, mồ hôi không
ra, trong lòng bàn tay nóng, mình như lửa, lưỡi cứng.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiếu thương (nặn máu), Thương tương trị
ngoại cảm, sốt cao, với Quan xung trị lưỡi cứng không nói được, với Đại lăng, Nội
quan chữa viêm dạ dày cấp tính.
XI.THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH
(Khí huyết của Tam tiêu đi dọc qua phần dương ít ở tay)
- Thủ Thiếu đương kinh huyệt chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : « Tam tiêu là chức vụ cống rãng, thủy đạo ở
đó mà ra, »... Lại nói : « Thượng tiêu như sương, trung tiêu như ao nước, hạ
tiêu như cống rãnh ». Lòng người (khi) rất tĩnh, muốn (và) nghĩ không ứng thì
tinh khí tán ở Tam tiêu, vinh hóa ở trăm mạch, đến khi nghĩ (ý) dấy lên, Hỏa (của
ý nghĩ) muốn tích rồi, hấp héo Tam tiêu, tinh khí chảy về đấy, gộp lại với (Hỏa
của) Mệnh môn, xoay sang chảy ra, do đó gọi phủ đó là Tam tiêu.
- Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh huyệt ca :
Hai mươi ba huyệt Thủ thiếu dương,
Quan xung, Dịch môn, Trung chữ bàng,
Dương trì, Ngoại quan, Chi câu chính,
Hội tông, Tam dương, Tứ độc trường,
Thiên tỉnh, Thanh lãnh uyên, Tiêu lạc,
Nhu hội, Kiên liêu, Thiên liêu đường,
Thiên dũ, Ế phong, Ké mạch thanh,
Lư tức, Giác tôn, Ty trúc (không) trương,
Hòa liêu, Nhĩ môn, Thỉnh hữu thường.
Cả 2 bên phải trái cộng là 46 huyệt.
Đó là một đường dọc, bắt đầu từ huyệt Quan xung, hết ở Nhĩ môn, lấy
Quan xung, Dịch môn, Trung chữ, Dương trì, Chi câu, Thiên tỉnh làm Tỉnh, Vinh,
Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở ngón út, ngón nhẫn tay, lên đến khe ngón nhẫn, theo mặt
ngoài bàn tay lên cổ tay, ra cánh tay ngoài ở giữa xương lên xuyên qua khuỷu
tay, lên vai, giao ra ở sau Túc Thiếu dương, vào hố đòn, rải ra Chiên trung, tản
lạc sang Tâm bào, xuống cách, biến thuộc vào Tam tiêu. Còn nhánh từ Chiên trung
lên, ra ở hố đòn, lên gáy, sát sau tai đi thẳng lên, ra góc trên tai rồi quặt
xuống má, đến gò má. Còn nhánh từ sau tai vào trong tai, đến khóe mắt nhô ra.
Nhiều khí ít huyết, giờ Hợi khí huyết trú ở đó.
Chịu giao với Thủ quyết âm, phủ đó là trung thanh, dẫn đường âm
dương, khai thông bế tắc, dùng thuốc động như viên ngọc tròn lăn, nhớ làm Khắn
Đan cầu Kiếm, ghi chép lại ở thiên trên, hầu Đông chí đưa ra làm lại.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1. QUAN XUNG: 關沖
• Xông vào
các quan hệ
- Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng ngón tay đeo nhẫn, lấy ở cạnh ngoài
gốc móng hơn 1 phân. Chỗ mạch thủ Thiếu dương Tam tiêu xuất là Tỉnh, Kim.
- Cách châm cứu: châm chếch sau 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích
nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Đau đầu, đỏ mắt, hầu họng sưng đau, bệnh nhiệt tính, tim
bồn chồn, sưng quai bị, trẻ em tiêu hóa kém, cấp tính hôn mê, viêm két mạc, lưỡi
cong miệng khô, hoắc loạn, trong ngực khí nghẹn, khuỷu cánh tay đau không giơ
lên được, mắt sinh màng mộng, nhìn vật không rõ.
- Tác dụng phối hợp: Với Trung xung, Ủy trung trị say nắng.
2. DỊCH MÔN:液門
• Cửa của
chất dịch - Huyệt Huỳnh Thủy
- Vị trí: Ở nếp gấp khe ngón út, ngón nhẫn trên mua bàn tay, lấy ở
cuối nếp gấp, bên ngoài khớp ngón tay và bàn tay. Chỗ mạch thủ Thiếu dương Lưu,
là Vinh, Thủy.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Đau đầu, mắt đỏ, ù tai, hầu họng sưng đau, sốt rét, đau
mu bàn tay, sữa không xuống, cánh tay đau, ngón tay sưng đau, hồi hộp nói nhảm, sưng ngoài họng, hàn quyết, cấp tính bị điếc
tai, răng đau.
- Tác dụng phối hợp: Với Trung chủ, trị mu bàn tay sưng đỏ, với Ngư
tế trị đau hầu.
3. TRUNG CHỬ:中諸
• Ở giữa đảo
nổi trên sông
- Vị trí: Ở sau khớp ngón bàn số 4, lấy chỗ lõm sau khớp ngón bàn
khe xương bàn 4 – 5. Chỗ đó mạch thủ Thiếu dương Tam tiêu trú, là Du, Mộc, Tam
tiêu hư, bổ ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’
- Chủ trị: Tai ù, tai điếc, đau đầu, hầu họng sưng đau, ngón tay co
duỗi khó khăn, có cảm giác nặng nề sau gáy, vai và lưng trên đau, đau thần kinh
liên sườn, khuỷu cánh tay buốt đau, mắt nhìn vật không rõ, bệnh nhiệt mồ hôi
không ra, mắt hoa, mắt sinh màng mộng, sốt rét lâu ngày.
- Tác dụng phối hợp: Với Nhĩ môn, Ế phong trị tai ù, tai điếc, với Dịch
môn trị mu bàn tay sưng đau, với Thương dương, Khấu khư, trị sốt rét lâu ngày,
với Thái khê trị họng sưng, với Nhĩ môn hoặc Thính hội trị tai điếc tai ù, với
Kiên Ngung, Thủ tam lý trị vai đau.
4. DƯƠNG TRÌ: 陽池
• Cái đầm ở
mặt dương
• Có tên
là Biệt dương
• Huyệt
Nguyên
- Vị trí : Ở khớp cổ tay phía mu bàn tay, úp bàn tay, hơi co gập cổ
tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung) thẳng
khe ngón 3 – 4 lên, chỗ mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu qua là Nguyên, Tam tiêu
hư thực đều sử dụng đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 phân, không cứu (Cơ Thượng Hải cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’), (CCĐT ghi có thể
châm thấu huyệt Đại lăng).
- Chủ trị : Đau cổ tay, đau đầu, mắt sưng đỏ, bệnh tật ở khớp cổ tay
và các tổ chức phần mềm chung quanh, cảm mạo, viêm amidan, sốt rét tiêu khát,
miệng khô, hầu bại, tai ù, cổ tay vô lực, vai và cánh tay đau không thể giơ lên
được.
- Tác dụng phối hợp : Với Nội quan chữa rối loạn thần kinh thực vật,
với Đại lăng, Thượng bát tà, Tứ phùng trị cổ tay, ngón tay, khớp đốt ngón tay
đau, sưng (viêm), với Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy, trị nóng rét, đau đầu mồ
hôi không ra.
5. NGOẠI QUAN: 外關
• Có quan
hệ về ngoại tà
• Huyệt Lạc
với thủ quyết âm Tâm bảo lạc, huyệt giao hội với Mạch Dương duy
- Vị trí: Ở cổ tay, chỗ huyệt Dương trì lên 2 thốn, giữa khe xương
trụ và xương quay, là Lạc của thủ Thiếu dương, tách đi dang thủ Tâm chú, đối vị
trong ngoài với huyệt Nội quan.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 6 phân, hoặc châm thấu huyệt
Nội quan, cảm giác tê tức, có thể lan tới khuỷu, vai, cổ, có khi chuyển xuống đến
ngón tay, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Cảm mạo, đau đầu, đau răng, đau sườn ngực, đau dạ dày,
đau cổ tay, tai ù, sái cổ, chi trên bất toại, sán hậu táo bón, quai bị, sốt
cao, viêm phổi, tai điếc, đau 1 bên đầu, đái rơi rớt, đau khớp chi trên, liệt một
bên người, tê bại, ngón tay đau không thể nắm được vật gì, tay run, họng sưng,
thực thì khuỷu tay co, tả ở đó, hư thì không gọn, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: Thấu Nội quan với Dưỡng lão trị đau khớp cổ
tay, với Bách hội, Hợp cốc, Liệt khuyết trị cảm mại, với Thính hội trị tai điếc.
6. CHI CÂU: 支溝
• Cái rãnh
nước chia nhánh
• Có tên
là Phi hổ
- Vị trí : Ở phía mặt sau cổ tay lên 3 thốn, lấy từ huyệt Ngoại quan
lên 1 thốn, khe giữa 2 xương, chỗ mạch Thủ Thiếu dương hành là Kinh, Hỏa.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 6 phân hoặc châm thấu huyệt
Gian sử, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, tai điếc, đau hầu
họng, táo bón, nôn mửa, đẻ xong xây xẩm choáng váng, đau vai và cánh tay, tim cắn
đau, viêm mạc lồng ngực, nước sữa ra không đủ, vai và cánh tay buốt nặng, nghịch
khí, sườn nách cấp đau, thổ tả bệnh nhiệt mồ hôi không ra, tứ chi không nâng
lên được, miệng ngậm không hở, bạo câm không thể nói được, tim buồn bẳn không dứt,
quỷ bẳn, thương hàn kết ở ngực, nhọt lở, ghẻ ngứa, đàn bà mạch chửa không
thông.
- Tác dụng phối hợp : Với Dương lăng tuyền trị đau liên sườn, với Đại
hoành thấu Thiên khu, Túc tam lý trị tập quán tính táo bón, với Túc tam lý,
Chiên trung, Nhũ căn trị nước sữa ra không đủ, với Chiếu hải trị bí ỉa, với Chướng
môn, Ngoại quan trị sườn ngực đau đớn, với Đại lăng, Ngoại quan trị đau bụng
táo bón.
7. HỘI TÔNG: 會宗
• Hội họp
dòng dõi
• Huyệt
Khích
- Vị trí: Ở huyệt Chi câu sang ngang cạnh trụ khoảng bề ngang ngón
tay (non 1 thốn)
- Cách châm cứu: Theo CCĐT “Minh Đường” ghi: CẤM CHÂM - Nay châm đứng
kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Tai ù, tai điếc, chi trên đau đớn, điên dại, động kinh da
thịt đau
- Tác dụng phối hợp: Với Ế phong trị tai điếc.
8. TAM DƯƠNG LẠC:三陽洛
• Đường nối
3 kinh
• Có tên
là Quá môn
- Vị trí : Huyệt Chi câu lên 1 thốn, giữa 2 xương.
- Cách châm cứu : Theo CCĐT “Minh Đường” ghi: CẤM CHÂM - Nay châm đứng
kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Tai điếc, cánh tay đau, mất tiếng, đau đớn sau khi bị cắt
phổi, ham nằm, tứ chi không muốn động đậy.
- Tác dụng phối hợp : Với Chi câu, Thông cốc trị bạo câm, với Phong
trì trị đầu đau, châm chếch thấu Khích môn dùng để dứt đau ở phổi cắt.
9. TỨ ĐỘC: 四瀆
• Bốn cái
rãnh, cốn con sông nối với biển ( Giang, Hà, Hoài, Tế)
- Vị trí: Ở mỏm khuỷu xuống 5 thốn, giữa 2 xương
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị: Đau cẳng tay, chi trên bại liệt, tai điếc, đau răng, viêm
thận, họng cứng, đau đầu, thần kinh suy nhược, choáng váng xây xẩm, đau răng
hàm dưới.
- Tác dụng phối hợp: Với Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái
dương thấu Suất cốc trị đau đầu, với Thien dũ trị tai bạo điếc.
10. THIÊN TỈNH:天井
• Cái giếng
trời
- Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu, khi ngồi ngay co khuỷu tay ở chỗ lõm
khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt. Chỗ đó mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu
nhập là Hợp, thổ. Tam tiêu thực ra ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị: Đau đầu, đau cổ, gáy, vai, đau khuỷu tay, tràng nhạc, bệnh
tật ở khớp khuỷu và các tổ chức phần mềm chung quanh, đau một bên đầu, viêm
amidan, dị ứng mẩn ngứa, cứu chữa lao hạch ở cổ, điếc tai, hầu bại, sốt rét,
điên tật, tim ngực đau, ho hắng khí lên, không nói được, nhổ ra mủ, không hám
ăn, nóng rét rầu rầu không nằm được, hồi hộp, động kinh, 5 thứ giản, ra mồ hôi,
mắt lồi ra, đau khóe mắt, má sưng đau, đau phía sau tai, tay nắm vật không được,
ham nằm, ngã bị thương thắt lưng và xương châu đau, đại phong chán chán không
biết đau ở đâu, cước khí xông lên.
- Tác dụng phối hợp: Với Khúc trì, thấu Thiếu hải trị bệnh khớp khuỷu,
với Thiếu hải trị tràng nhạc ở cổ.
11. THANH LÃNH UYÊN: 清冷淵
• Chỗ sâu
lạnh mà trong vắt
- Vị trí: Huyệt Thiên tỉnh lên 1 thốn, co khuỷu tay lấy huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị: Đau vai và cánh tay, đau đầu, đau mắt.
12. TIÊU LẠC: 肖濼
• Cửa sông
lạc tiêu mất
- Vị trí: Ở giữa huyệt Thanh lãnh uyên và huyệt Nhu hội
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị: Phong bại đau đầu, cổ gáy cứng đau, cánh tay đau, răng
đau, điên nhàn.
13. NHU HỘI: 臑會
• Chỗ gặp
bắp thịt vai cánh tay (cơ tam giác)
• Có tên
là Nhu giao
- Vị trí : Nằm trên đường thẳng từ huyệt Kiên liêu tới mỏm khuỷu,
phía sau cơ Tam giác, từ đầu vai xuống 3 thốn, Thủ Thiếu dương và Dương duy hội
ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Sưng tuyến giáp trạng, cách tay buốt đau không có lực,
đau không nâng lên được, vai sưng dẫn vào trong xương bả vai.
14. KIÊN LIÊU: 肩髎
• Lỗ xương
bả vai
- Vị trí: Ở phía sau và dưới ụ xương vai, khi giơ ngang cánh tay thì
nó ở chỗ lõm sau huyệt Kiên ngung 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị: Đau vai, cánh tay đau không giơ lên được
- Tác dụng phối hợp: Châm Kiên liêu thấu Cực tuyền, Điều khẩu thấu
Thừa sơn trị viêm chung quanh khớp vai, với Thiên tông, Dương cốc trị đau cánh
tay.
15. THIÊN LIÊU:天髎
• Lỗ của
trời
- Vị trí: Từ ụ xương vai đến Đại chùy chia đôi, ở đó là huyệt Kiên tỉnh,
từ đó lùi ra sau 1 thốn là huyệt Thiên liêu, huyệt ở chính giữa hố lõm, mép
trên vờ gai xương bả vai thẳng lên. Thủ, Túc Thiếu dương và Dương duy hội ở đó.
Sách Đồng Nhân nói: ... Đúng ngay trên chỗ lõm vai, lồi lên cục thịt
thì châm trên đó. Nếu như châm vào chỗ lõm, hại khí của ngũ tạng, làm cho người
ta chết tự nhiên.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị: Đau vai, đau cánh tay, cánh tay không giơ lên được, bả
vai, cổ, gáy đau đớn, viêm đầu cơ trên võng bả vai, bệnh nhiệt, trong ngực phiền
muộn, mồ hôi không ra.
16. THIÊN DŨ:天牖
• Cửa sổ của
trời
- Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chũm, phía sau cơ ức đòn chũm, ngang
với góc hàm dưới.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn, KHÔNG CỨU. “Đồng
Nhân” nói: Cứu thì làm cho người ta
sưng, mắt nhắm. Trước hết lấy Y hi, sau lấy Thiên dung, Thiên trì thì khỏi,
nếu như không châm Y hi thì khó chữa.
- Chủ trị: Tai điếc, gáy cứng, mắt đau, hầu bại, nhiều mộng mị, lao
hạch, mặt xanh vàng không có màu sắc, đầu phong mặt sưng.
- Tác dụng phối hợp: với Thính cung, Dịch môn trị tai điếc, với Ế
phong, Hợp cốc trị hầu đau, với Hậu khê trị cổ gáy không xoay được. Đặc biệt có
tác dụng của triệu chứng u não.
17. Ế PHONG: 翳風
• Màn chắn
gió
- Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai. Thủ túc Thiếu dương hội ở đó
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Tai ù, tai điếc, quai bị, khớp hàm cắn cứng, liệt mặt,
viêm tai giữa, bệnh “Đồng” (Chứng thấy đầu đau, cổ gáy lưng trên cứng, uốn ngửa,
chân tay co rút), miệng mắt méo lệch, miệng cắn không nói, mắt mờ, có màng trắng
đỏ, nói lắp, trẻ em hay ngáp.
- Tác dụng phối hợp: Với Giáp xa, Hợp cốc, trị quai bị, với Hạ
quan trị viêm khớp hàm dưới, với Khiên
chỉnh, Địa thương, Nghinh hương trị liệt mặt, với Thính cung, Thính thông,
Thính huyệt trị tai kêu, với Thông lý trị bạo câm không nói được, với Thính
cung trị tai điếc. Nấc không lưu kim.
18. KHÊ MẠCH: 瘛脈-瘈脈
• Mạch
điên dại
• Có tên
là Tư mạch,
Xiết mạch
- Vị trí : Ở sau tai giữa mỏm chũm, từ huyệt Ế phong ven theo sau
vành tai lên đến huyệt Giác tôn, lấy 1 phần 3 đoạn dưới. Chỗ sau gốc tai có mạch
lạc xanh như chân gà hoặc bờ dưới lỗ tai thông ngang ra khe khớp.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Tai điếc, tai kêu, đau đầu, trẻ em kinh phong, điên
nhàn, nôn mửa, ỉa dễ không có giờ giấc, sợ hãi, nhử mắt làm mờ mắt, tròng mắt
không sáng.
19. LƯ TỨC: 顱息
• Chỗ sọ
thở
- Vị trí:Huyệt Khế mạch lên 1 thốn, ở giữa mạch lạc xanh sau tai,
“Minh Đường” nói: ... không nên cho ra máu nhiều, máu nhiều là giết người”.
- Cách châm cứu: Châm chếch 1 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Tai ù, nôn mửa, viêm tai giữa, đau đầu, đau tai, thở xuyễn,
điên nhàn, kinh giản, ngực sườn cùng dẫn đau, mình nóng không nằm được.
20. GIÁC TÔN: 角孫
• Sừng của
cháu
- Vị trí: Ở phía trên huyệt Nhĩ tiêm, vào trong mái tóc, khi há miệng
ở đó có chỗ lõm, Thủ Thái dương và Thủ Túc Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Tai sưng đỏ, giác mạc có màng mây, đau răng sâu, sưng
quai bị, môi mép cứng, răng không xé được vật gì, đầu gáy cứng.
21. NHĨ MÔN: 耳門
• Cửa của
tai
- Vị trí: Ở trước tai, trong chỗ lõm trước bờ cắt bình tai, ngồi
ngay, há mồm lấy huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Tai ù, tai điếc, đau răng, viêm tai giữa, câm điếc, viêm
khớp hàm dưới, đau răng hàm trên, đau đầu hàm, tai kêu như tiếng ve, tai chảy mủ
ra, răng sâu, môi mép cứng.
- Tác dụng phối hợp: Thấu Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử
trị tai điếc, với Y lung, Túc ích thông trị câm điếc, với Ty trúc không trị câm
điếc, với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa, với Thính hội trị tai điếc, với
Ty trúc không trị đau răng.
- Chú ý: Sách cổ nói: Khi trong tai có mủ thì cấm cứu
- Chỉ chữa thể hàn viêm tai giữa.
22. HÒA LIÊU: 和髎
• Lỗ xương
êm ái
- Vị trí: Ở phía trước va trên huyệt Nhĩ môn, ngang gốc vành tai,
sau mép tóc mai, phía sau động mạch đập. Gồm 3 mạch Thủ, Túc Thiếu dương, Thủ Thái
dương hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi
- Chủ trị: Tai ù, đau đầu, hàm răng cắn chặt, tê bại thần kinh mặt,
cổ hàm sưng, mũi chảy nước, mặt phòng hàn sưng, trên lỗ mũi ung đau, vừa nhìn vừa
lắc động, điên động kinh, miệng dãn ra.
23. TY TRÚC KHÔNG: 絲竹空
• Khoảng
trống có trúc nhỏ
• Có tên
là Mục liêu
- Vị trí : Ở mé ngoài hốc mắt trong hố lõm ngoài đuôi lông mày, chỗ
mạch khí của Thủ, Túc Thiếu dương phát. « Đồng Nhân » ghi : CẤM CỨU, cứ ở đó
(làm cho) người ta bất hạnh, làm cho mắt người ta bé và mờ... nên tả, không nên
bổ.
- Cách châm cứu : Châm chìm dưới da, sâu 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Đau bên đầu, mắt đau đỏ, xương ụ mày đau, thần kinh mặt
tê bại, mắt hoa, nhìn vật mờ mờ không rõ, sợ gió lạnh, phong giản, mắt ngước
lên không nhận biết người, mắt nheo lông đảo, phát cuồn nôn bọt dãi không kể giờ
giấc, đau giữa bên đầu (thiên chính đầu thống).
- Tác dụng phối hợp : Với Trung chử, Phong trì, trị đau một bên đầu,
với Tán trúc, Tứ bạch, Địa thương trị liệt mặt, với Tán trúc, trị trong mắt
sưng đỏ, với Nhĩ môn trị đau răng.
XII.TÚC THIẾU DƯƠNG ĐẢM KINH
(Khí huyết của đảm đi dọc qua phần dương ít ở chân)
- Túc Thiếu dương Đảm kinh chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : « Đảm là chức vụ trung chính, quyết đoán từ
đó mà ra, gồm 11 tạng đều lấy quyết của Đảm vậy. Đảm là thanh trường. Lại nói Đảm
là phủ thanh tịnh ».
Mọi phủ đều chuyền thứ tanh dục, riêng Đảm không có trong đường chuyền,
do đó gọi là thanh tịnh. Hư thì mắt mờ như mưa mà thương đảm. Nếu như mửa làm
thương Đảm lệch đi thì nhìn vật bị đảo thật.
- Túc Thiếu dương Đảm kinh huyệt ca :
Thiếu dương túc kinh Đồng tử liêu,
Tứ thập tứ huyệt hành điều điều,
Thính hội, Thượng quan, Hàm yếm tập,
Huyền lư, Huyền ly, Khúc mãn kiều ( ?),
Xuất cốc, Thiên xung, Phù bạch thứ,
Khiếu âm, Hoàn cốt, Bản thần yêu,
Dương bạch, Thừa khấp, Mục song tịch,
Chính doanh, Thừa linh, Não không giao,
Phong trì, Kiên tỉnh, Uyên dịch bọ,
Nhiếp cân, Nhật nguyệt, Kinh môn biểu,
Đới mạch, Ngũ khu, Duy đạo tục,
Cự liêu, Hoàn khiêu, Phong thị siêu,
Trung độc, Dương quan, Dương lăng huyệt,
Dương giao, Ngoại khâu, Quang minh tiêu,
Dương phụ, Huyền chung, Khâu khư ngoại,
Túc lâm khấp, Địa ngũ hội, Hiệp khê,
Đệ tứ chỉ đoan Khiếu âm hóa.
(Cả hai bên phải trái là 88 huyệt).
Đó là một đường kinh dọc, bắt đầu từ ở Đồng tử liêu, hết ở Khiếu âm,
lấy Khiếu ấm, Hiệp khê, Lâm khấp, Khấu khư, Dương phụ, Dương lăng tuyền làm Tỉnh,
Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ đầu nhọn khóe mắt, lên đễn dưới góc đầu, xuống sau
tai, theo cổ đi trước thủ Thiếu dương, đến trên vai, đi giao ra phía sau thủ
Thiếu dương, vào hố đòn, còn một nhánh, từ phía sau tai, vào trong tai, đi ra
trước tai, đến sau đầu nhọn khóe mắt. Còn một nhánh tách từ khóe mắt xuống Đại
nghinh, hợp với Khuyết bồn, xuống trong ngực, xuyên qua cách, lạc với Can, thuộc
Đảm, đi theo trong sườn, ra Khí xung, vòng quanh mép lông, ngang vào đùi, ẩn
vào trong. Còn đườn thẳng, từ hố đòn xuosng nách, đi theo ngực, qua sườn cụt,
xuống hợp với đùi, ẩn vào trong, từ đó đi xuống theo mặt dương của đùi, ra cạnh
ngoài đầu gối, xuống ngoài xương mác, ở phía dưới trước, thẳng xuống đúng chỗ
Tuyệt cốt, xuống ra trước mắt cá ngoài, đi theo trên mu bàn chân, vào khe ngón
4 và ngón út chân, còn một nhánh nữa tách từ mu bàn chân vào ngón cái, theo
xương bàn trong cùng ra đến đầu chót, lại xuyên vào móng ở chỗ chỏm lông tam
mao. Kinh này nhiều khí, ít huyết, giờ Tý khí huyết trú ở đó.
Phủ giáo Mộc đó, chứng hậu ở Quan bộ mạch.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. ĐỒNG TỬ LIÊU : 瞳子髎
• Lỗ con
ngươi mắt
• Có tên
là Thái dương – Tiền quan
- Vị trí : Ở phía ngoài phía khóe mắt ngoài 5 phân, ở cuối đuôi mắt.
Chỗ thủ Thái dương, thủ Túc Thiếu dương gồm 3 mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm dưới da, mũi kim ra phía ngoài, sâu 3 – 5
phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị : Bệnh mắt, liệt mặt, viêm giác mạc, khuất quang bất chỉnh
(cong hình), mù về đêm, teo thần kinh nhìn, mắt có màng mộng trắng, thanh manh
không nhìn thấy, nhìn xa mờ mờ, mắt đỏ đau chảy nước mắt và mắt nhiều nhử,
trong khóe mắt ngứa, hầu đau bế.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiếu trạch trị đàn bà sưng vú, với Thượng
tinh, Hợp cốc trị khuất quang bất chỉnh, với Tinh minh, Dưỡng lão trị mù về
đêm, với Tán trúc, Phong trì, Dương phù trị đau đầu, với Khấu khư trị trong mắt
có màng che.
2. THÍNH HỘI :聽會
• Hội họp
về sự nghe
- Vị trí : Ở phía trước và dưới bình tai, ngang với lỗ trống bờ cắt
dưới bình tai, khi há miệng dùng ngón tay ấn vào thấy có chỗ lõm là huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ tị : Tai ù, tai điếc, răng đau, liệt mặt, viêm tai giữa, câm
điếc, miệng mắt méo lệch, trúng gió liệt một bên người, chạy cuồng, giật duỗi
(khế túng), xương hàm dưới lòi cối ra cách nhau 1 – 2 thốn, hàm răng cấp không
cắn được vật, răng đau sợ vật lạnh, hoảng hốt không vui.
- Tác dụng phối hợp : Với Ế phong trị tai điếc, với Thính mãn, Trí
tiền trị tai điếc, với Giáp xa, Địa thương trị trúng gió miệng mắt méo lệch, với
Phong trì trị tai điếc.
3. KHÁCH CHỦ NHÂN :髂主人
• Người chủ
và khách
• Có tên
là Thượng quan
- Vị trí : Ở bờ trên cung quyền, thẳng huyệt Hạ quan lên, há miệng lấy
ở chỗ lõm, chỗ thủ túc Thiếu dương, Dương minh hội ở đó. :Tố Vấn » : CẤM CHÂM
SÂU, sâu thì phá mạch làm cho dò vào trong gây điếc tai.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 –
5’.
- Chủ trị : Thầ kinh mặt tê bại, tai ù, tai điếc, đau răng, viêm tai
giữa, khớp răng cắn chặt, môi mép cứng, miệng mắt méo lệch về một bên, thanh manh,
mắt lim dim mờ mờ, sợ gió lạnh, sâu răng, điên động kinh ra nước bọt, nóng rét,
ống chân dẫn vào trong xương đau.
4. HÀM YẾM :頷厭
• Sợ sệt
cái hàm
- Vị trí : Huyệt Đầu duy xuống 1 thốn, sờ vào có động mạch chảy, Thủ,
Túc Thiếu dương, Dương minh hội ở đó. « Đồng Nhân » : đâm sâu làm cho người ta
điếc tai.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau phía bên đầu, mắt hoa, tai ù, viêm mũi, thần kinh mặt
tê bại, điên nhàn, co rút, mắt không nhìn thấy, khóe mắt ngoài cấp, hay hắt
hơi, đau cổ, đau các khớp mà ra mồ hôi.
5. HUYỀN LƯ :懸顱
• Xương sọ
treo lơ lửng
- Vị trí : Trên đường nối từ huyệt Hàm yến đến huyệt Khúc tấn, lấy
chỗ cách 1/3 trên về phía Hàm yến. Thủ, Túc Thiếu dương, Dương minh hội ở đó. «
Tố Chú » :... Đâm sâu làm cho người ta không nghe thấy gì ».
- Cách châm cứu : Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau một bên đầu, thần kinh suy nhược, đau răng, mặt sưng
da đỏ, bệnh nhiệt phiền tức, mồ hôi không ra, đau từ một bên đầu dẫn vào làm đỏ
khóe mắt ngoài, mình nóng, hang mũi nước đục ra không dứt, chuyển làm máu cam,
mắt tối mờ, mắt mù.
6. HUYỀN LY :懸厘
• Một ly
treo lơ lửng
- Vị trí: Trên đường từ huyệt Hàm yến đến huyệt Khúc tấn lấy chỗ
cách 1/3 dưới, Thủ, Túc Thiếu dương, Dương minh hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Đau bên đầu, thần kinh suy nhược, đau răng, mặt phù
thũng, da mặt sưng đỏ, tâm bứt rứt không muốn ăn, trung tiêu có khách nhiệt, bệnh
nhiệt mồ hôi không ra, khóe mắt đau.
7. KHÚC PHÁT :曲髮
• Góc cong
của tóc mai
• Có tên
là Khúc mãn
- Vị trí : Chỗ ngang bằng vói phía trên vành tai và thẳng đứng với
phía trước tai gặp nhau. Khi gõ 2 hàm răng vào nhau ở đó có chỗ lõm. Túc Thiếu
Dương, Thái dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Hàm và má sưng đau, khó há miệng, đau đầu, gáy cứng, đau
thần kinh tam thoa, cơ thái dương co rút, 2 góc não đau là Điên phong (phong
chóp núi) dẫn vào làm chột mắt (kiểu như thiên đầu thống).
8. SUẤT CỐC :率谷
• Cái hang
nhận lệnh
- Vị trí : Ở phía trên tai, vào trong mép tóc 1,5 thốn, cắn hàm răng
mà lấy huyệt. Túc Thiếu dương, Thái dương hội ở đó
- Cách châm cứu : Châm dưới da, mũi kim hướng về phía sau tai hoăc
hướng về huyệt Thái dương tiến kim từ 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Đau bên đầu, mắt sưng đỏ, nôn mửa, đau răng, da dẻ sưng
lên, huyễn vậng (say xẩm), bệnh mắt, đàm khí đau ở cách, hai góc não cứng đau,
đầu nặng phong sau khi say rượu, da lạnh, ăn uống tức bứt rứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Đầu duy trị đau nửa đầu.
9. THIÊN XUNG :天沖
• Xông lên
tới trời
- Vị trí : Sau huyệt Suất cốc 5 phân, sau gốc tai thẳng lên, vào
trong tóc 2 thốn, Túc Thiếu dương, Thái dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau đầu, răng lợi sưng đau, điên nhàn, sưng tuyết giáp
trạng, hay sợ hãi, phong động kinh.
10. PHÙ BẠCH :浮白
• Trắng mà
mối
- Vị trí : Trên gốc tai lùi lại về phía sau 1 thốn (vào trong tóc)
huyệt Thiên xung xuống và lùi về sau 1 thốn, Túc thiếu dương, Thái dương hội ở
đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 16’
- Chủ trị : Tai ù, tai điếc, viêm amidan, bướu cổ, đau đầu, đau
răng, viêm phế quản, ngực tức không thở được, ngực đau, chân không thể đi được,
vai cánh tay không giơ lên được, phát nóng rét.
11. ĐẦU KHIẾU ÂM : 頭竅陰
• Mấu chốt
của phần âm trên đầu
• Có tên
là Chẩm cốt
- Vị trí : Ở giữa huyệt Phù bạch và huyệt Hoàn cốt, chỗ Túc Thái
dương và Thủ, Túc Thiếu dương hội ở đó.
- Chủ trị : Đau mắt, đau đỉnh đầu, tai đau, tai ù, tai điếc, viêm phế
quản, viêm hầu, tức ngực, tuyến giáp trạng sưng to, tứ chi chuột rút, cuống lưỡi
ra máu, ho lao, ung thư phát khắp nơi, tay chân nóng bứt rứt, mồ hôi không ra,
lưỡi cứng đau mạng sườn, trong miệng sợ đắng.
12. HOÀN CỐT :完骨
• Cái
xương rắn tốt
- Vị trí : Chỗ lõm dưới và sau mỏm chũm, cúi đầu lấy huyệt, chỗ Túc
Thái dương, Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Tai ù, má sưng, thần kinh mặt tê bại, đau đầu, đầu mặt
phù thũng, điên
nhàn, sưng quai bị, chân tay mềm yếu, không đi đất được, đi không gọn,
cổ gáy đau, đầu phong đau sau tai, tâm bứt rứt, đi đái vàng đỏ, hầu bại răng
sâu, miệng mắt méo lệch.
13. BẢN THẦN :本神
• Gốc của
thần khí
- Vị trí : Đuôi mắt ngoài thẳng lên, vào mép tóc 5 phân, huyệt Khúc sai sang bên cạnh là 1,5 thốn,
huyệt Thần đỉnh ra 3 thốn, Túc Thiếu dương và Dương duy hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch kim sâu đến 8 phân, cứu 3 mồi
- Chủ trị : Điên nhàn, cổ cứng, đau đầu, mắt hoa, đau sườn ngực, liệt
một bên người, kinh giản nôn ra bọt dãi.
14. DƯƠNG BẠCH :陽白
• Chỗ trắng
ở phần lồi ra
- Vị trí : Mắt nhìn thẳng, giữa mày lên 1 thốn, thẳng Đồng tử lên,
Thủ túc Thiếu dương, Dương minh và Dương duy là 5 mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm dưới da 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị : Đau đầu trước trán, bệnh mắt, thần kinh mặt tê bại, đau
thần kinh trên hốc mắt, sụp mi, khuông mắt máy động, mù về đêm, ngứa gãi mi mắt,
nôn mửa, sợ lạnh, cứng gáy, đồng tử ngứa đau, mắt nhìn ngước lên, nhìn xa mờ mờ,
mắt đau chảy nước mắt, lưng trên và đầu gối lạnh rung, mặc nhiều áo mà không thấy
ấm.
- Tác dụng phối hợp : với Tán trúc, Hợp cốc, Phục lưu trị phức thị
(nhìn thấy nhiều hình ảnh trùng chéo lên nhau), với Thái dương, Đầu duy, Phong
trì, trị sụp mi, với Tứ bạch, Khiên chính, Địa thương trị thần kinh mặt tê bại.
15. LÂM KHẤP : 臨泣
• Đang lúc
có nước mắt
- Vị trí : Mắt nhìn thẳng, thẳng đồng tử lên, vào qua mép tóc lên 5
phân, Túc Thiếu dương, Dương duy, Thái dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phaah, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Tắc mũi, bệnh mắt, trúng gió, kinh giản, mắt hoa mắt, có
màng, sốt rét, cấp mãn tính viêm kết mạc, mắt có nước mắt, đau xương chẩm hộp sọ,
đại phong, đau khóe mắt ngoài.
16. MỤC SONG :目窗
• Cửa sổ
con mắt
- Vị trí : Từ huyệt Lâm khấp lên 1,5 thốn, túc Thiếu dương, Dương
duy hội ở đó. Châm 3 độ làm cho mắt người ta sáng.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Bệnh mắt, mặt phù thũng, đau đầu, hoa mắt, viêm kết mạc
mắt, mắt đỏ đau, đau răng, trúng gió, mắt mờ mờ nhìn xa không rõ, nóng rét mồ
hôi không ra, sợ lạnh.
17. CHÍNH DOANH :正營
• Dinh lũy
chính yếu
- Vị trí : Sau huyệt Mục song 1,5 thốn, Túc Thiếu dương, Dương duy hội
ở đó
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau đầu hoa mắt, đau răng, đầu gáy cứng đau, nôn mửa,
sâu răng, môi mép cấp cứng.
18. THỪA LINH :承靈
• Chịu nhận
sự linh hoạt
- Vị trí : Sau huyệt Chính doanh 1,5 thốn, Túc Thiếu dương, Dương
duy hội ở đó
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, CCĐT ghi « CẤM CHÂM », cứ 3
mồi, hơ 5 – 15’. Kinh huyệt tiện lãm ghi CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đau đầu, tắc mũi, mũi chảy máu cam, viêm phế quản, bệnh
mắt, não phong đau đầu sợ gió lạnh, thở xuyễn không lợi.
19. NÃO KHÔNG :腦空
• Khoảng
trống trong não
• Có tên
là Nhiếp nhu
- Vị trí : Huyệt Phong trì lên 1,5 thốn, chỗ lõm kẹp hai bên xương
Ngọc chẩm, Túc Thiếu dương, Dương duy hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau đầu, mũi chảy máu, hen xuyễn, cảm mạo, điên nhà, bệnh
tinh thần, tim hồi hộp, tai ù, tật lao gầy mòn, mình nóng, cổ gáy cứng không thể
ngoái lại, đầu nặng đau không thể chịu nổi, mắt mờ, phát thì làm điên phong
(phong chóp núi), dẫn vào làm chột mắt (thiên đầu thống), đau mũi.
Ngụy Văn Đế nạn đầu phong, phát thì làm tim loạn, HOA ĐÀ châm não
không khỏi ngay.
20. PHONG TRÌ :風池
• Cái đầm
chứa gió
- Vị trí : Ở phía sau xương đầu, trong tóc, ở hố lõm hai bên gáy, ở
giữa gáy thẳng lên vào tóc 1 thốn rồi lại sang 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn, cạnh
ngoài cơ thang. Thủ, Túc Thiếu dương, Dương duy hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm sâu 5 – 8 phân, khi châm huyệt Phong trì bên
phải mũi kim hướng về phía hốc mắt bên trái, khi châm huyệt Phong trì bên trái
thì mũi kim hướng về phía hốc mắt bên phải. Cảm giác có thể tê tức chuyển lên đến
đỉnh đầu và khu mắt, hoặc chuyển đến vùng bả vai, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Đau đầu, cảm mạo, phát sốt, ho hắng, cổ gáy cứng đau,
váng đầu, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh mũi, tai ù, răng đau, động kinh, cao huyết
áp, tai điếc, điên nhàn, liệt nửa người, bệnh ở não, sốt rét, bướu cổ, nóng rét
lai rai, thương hàn và ôn bệnh mồ hôi không ra, đau thẳng dọc bên đầu, mắt ra
nước mắt, hay ngáp luôn, mũi chảy máu cam, khóe trong mắt đỏ đau, khí phát ra tắc
lỗ tai, mắt nhìn không rõ, thắt lưng và lưng trên đều đau, thắt lưng gù còng, dẫn
lên gân cổ không có lực và không gọn, đại phong trúng phong, khí tắc dãi lên
không nói được, hôn nguy.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Hậu khê, trị đau sau đầu, với
Khúc trì, Túc tam lý, trị cao huyết áp, với Hợp cốc, trị đau mắt hàn, với Đại
chùy, Hợp cốc trị cảm mạo, với Tinh minh, Đồng tử liêu, Tán trúc trị teo thần
kinh nhìn (teo rút), với Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan trị điên nhàn, với Đại
chùy, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung trị cao huyết áp, với Phế du trị lưng dưới,
lưng trên còng khom, với Ngũ xứ trị mắt không sáng.
21. KIÊN TỈNH :肩井
• Cái giếng
ở vai
• Có tên
là Bạc tỉnh
- Vị trí : Ở chỗ lõm trên vai, khi ngồi ngay, lấy điểm chính giữa của
đường nối từ huyệt Đại chùy đến mỏm xương nhô cao lên ở đầu vai, nó ngang với
phía dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ nhất ra, nếu chiếu thẳng xuống phía trước
là đầu vú. Thủ, túc Thiếu dương, Túc Dương minh và Dương duy hội ở đó liền vào
5 tạng. Nếu châm sâu hại khí của 5 tạng mà choáng đổ thì châm Túc tam lý để cấp
cứu lại.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, không nên châm sâu,
châm sâu dễ say kim và tổn thương phổi, cần phải chú ý, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Đau vai và lưng trên, sái cổ, đau vú, ít sữa, cao huyết
áp, trúng gió liệt nửa người, viêm tuyến vú, công năng tính xuất huyết dạ con,
lao hạch ở cổ, sây xẩm, đầu gáy cứng đau, khí lên ho ngược, trúng gió, khí tắc,
dãi lên không nói được, khí nghịch, đàn bà khó đẻ, sau khi sảy thai quyết nghịch
châm Kiên tỉnh khỏi ngay, ngũ lao thất thương, cánh tay đau, hai tay không đưa
lên đầu được.
- Tác dụng phối hợp : Với Khúc trì chữa cánh tay khó đưa lên, với
Trung cực trị sót nhau, với Thiên tông, Thiếu trạch trị ung vú, với Phong trì,
Kiên ngung trị đau vai, với Thiếu hải, Dương phù trị lao hạch dưới hố nách, với
Khúc trì trị đau cánh tay.
22. UYÊN DỊCH :淵液
• Chất lỏng
ở dâu
• Có tên
là Tuyền dịch
- Vị trí : Giữa hố nách thẳng xuống 3 thốn, khe liên sườn 3 – 5, giờ
tay mà lấy huyệt. Sách « Minh Đường » nói : « Không nên cứu, cứu làm cho người
ta sinh thực mã sang, vỡ vào bên trong thì chết, nóng rét thì sống ».
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 phân đến 1 thốn, CẤM CỨU, Cấm châm
sâu.
- Chủ trị : Viêm mạc lồng ngực, đau thần kinh liên sườn, viêm hạch ở
hố nách, đau vai và cánh tay.
23. NHIẾP CÂN :顳筋
• Gân tự ý
làm bậy
• Có tên
là Thừa quang – Đảm mội
- Vị trí : Phía trước huyệt Uyên dịch 1 thốn, khe sườn 5 – 6, giơ tay
lấy huyệt, Túc Thái dương, Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị : Nôn mửa, ợ chưa, chảy dãi, hen xuyễn, viêm mạc lồn ngực,
trong ngực bạo tức không nằm được, thở dài, hay buồn, bụng dưới nóng, muốn chạy,
hay nhổ bọt, nói năng không chỉnh, tứ chi không gọn, nôn mửa ra nước túc (nước
chứa lâu ngày trong dạ).
24. NHẬT NGUYỆT:日月
• Ngày
tháng – Mặt trời, mặt trăng
• Huyệt Mộ
của Đởm
- Vị trí : Thẳng đầu vú xuống khe sườn 7 – 8, Túc Thái âm, Thiếu
dương và Dương duy hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch ra theo khe sụn sườn, sâu 0,5 – 1 thốn,
cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Đau liên sườn, nôn mửa, ợ chua, viêm gan cấp mãn tính, nấc,
viêm túi mật, loét ở dạ dày và tá tràng do tiêu hóa, co thắt cơ hoành, thở dài
hay buồn, bụng dưới nóng muốn chạy,hay nhổ bọt, nói năng không chỉnh, tứ chi
không gọn.
25. KINH MÔN :京門
• Cửa kinh
đô
• Có tên
là Khí du – Khí phủ
• Huyệt Mộ
của Thận
- Vị trí : Dưới đầu sườn 12 (đầu sườn ngực phía sau), khi nằm sấp hoặc
nằm nghiêng lấy chỗ dưới đầu chót sườn nối cao lên.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 –
10’.
- Chủ trị : Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, đau sườn, viêm thận, trường
sán, lưng đùi đau, vai và lưng trên lạnh đau, ống chân và cạnh trong xương bả
vai đau, thắt lưng đau không thể cúi ngửa và đứng được lâu, nóng lạnh bụng chướng
dẫn sang lưng trên không thể thở được, thủy đạo bất lợi, đái vàng, bụng dưới cấp
sưng, khớp hông dẫn đau.
- Tác dụng phối hợp : Với Hành gian trị đau lưng.
26. ĐỚI MẠCH :帯脈
• Mạch đai
quanh lưng
- Vị trí : Thẳng huyệt Chương môn xuống, ngang rốn ra, gặp nhau của
hai đường đó là huyệt. Hai mạch túc Thiếu dương và Đới mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10
– 20’
- Chủ trị : Viêm màng trong dạ con, viêm bàng quang, lưng dưới, lưng
trên và sườn đau, kinh nguyệt không đều, khí hư, bại liệt do ngoại thương, đau
trường sán, lị, giật duỗi, thắt lưng và bụng xệ xuống như cái bọc nước, đàn bà
đau bụng.
- Tác dụng phối hợp : với Bạch hoàn du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao
trị nhiều khí hư, với Trung cực thấu Khúc cốt, Địa cơ, Tam âm gao trị viêm màng
trong dạ con, với Thận tích, Hoàn khiêu, Khiêu dược, Tứ cường trị bại liệt, với
Hiệp khê trị bụng dưới rắn đau, kinh nguyệt không đều.
27. NGŨ KHU :五樞
• Năm cái
then cửa
- Vị trí : Huyệt Đới mạch xuống phía trước 3 thốn, ngang huyệt Quan
nguyên, ở phía trước mào chậu trước. Túc Thiếu dương và Đới mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ
10 – 15’
- Chủ trị : Đau bụng dưới, đau lưng, viêm màng trong dạ con, viêm trứng
dái, khí hư nhiều, đau trường sán, có hàn hạch, sa ruột, sa bàng quang, sa thận,
con trai hàn sán, trứng dưới co lên vào bụng dưới đau, khế túng (giật duỗi),
lưng dưới và lưng trên đau, bí ỉa.
- Tác dụng phối hợp : Với Đới mạch, Tử cung trị viêm màng trong dạ
con, với Khúc tuyền, Thái xung trị viêm trứng dái, với Quy lai trị trứng dái co
lên.
28. DUY ĐẠO :维道
• Giữ gìn
đường lối
- Vị trí : Huyệt Ngũ khu xuống 3 phân, Túc Thiếu dương và Đới mạch hội
ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
30’
- Chủ trị : Viêm màng trong dạ con, đau bụng dưới, tập quán táo bón,
viêm phần phụ, sa dạ con, đau trường sán, nôn mửa không dứt, thủy thũng, tam
tiêu không điều, không muốn ăn.
29. CỰ LIÊU :巨髎
• Cái lỗ
chiếm lấy cư trú
- Vị trí : Huyệt Duy đạo xuống và ra sau 3 thốn, khi gấp đùi lên thì
ở đầu ngoài nếp gấp háng, Túc Thiếu dương và Dương kiều hội ở đó. Giữa đường nối
mào chậu trước trên và mấu chuyển động hông.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10 –
15’
- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng dưới, viêm trứng dái, viêm màng trong
dạ con, viêm bàng quang, đau dạ dày, lưng đùi đau, bệnh tật ở khớp hông và tổ
chức phần mềm chung quanh, lưng đau dẫn vào trong bụng dưới đau, chân và đùi bại
liệt hoặc mềm yếu không có sức, ỉa lị, vai đau dẫn với ngực, cánh tay cong cấp,
bàn tay và cánh tay không nâng lên đến vai.
- Tác dụng phối hợp : với Cách du, Can du, Tỳ du trị loét dạ dày tá
tràng, với Hoàn khiêu, Ủy trung trị đùi đau phong thấp.
30. HOÀN KHIÊU :環跳
• Nhảy
vòng tròn
- Vị trí : Ở trong hố lõm mặt nghiêng của mông, nằm nghiên hoặc nằm
sấp mà lấy huyệt, tính từ đầu xương cụt lên 2 ngón tay, từ đó quay sang hai
bên, qua cơ mông lớn đến lồi cầu xương đùi ở khớp hôn. Đoạn này chia làm 3 phần,
huyệt Hoàn khiêu ở chỗ cách 1/3 về phía lồi cầu xương đùi. Chỗ đó có hỗ lõm,
huyệt ở giữa hố lõm, đã châm không thể động đậy, sợ gãy kim, Túc Thái dương và
Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn, nói chung có cảm
giác tê tức theo sau đùi xuống đến ngón chân, cứu 7 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Lưng đùi đau đớn,
bán thân bất toại, phong thấp đau háng đùi, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt,
tê bại, bệnh tật ở khớp hông và tổ chức phần mềm xung quanh, cước khí, thủy
thũng, phong chẩn, đầu gối không thể xoay sang cạnh và co duỗi.
- Tác dụng phối hợp : Với Dương lăng tuyền, Huyền chung, trị phong
thấp bại, với Thừa sơn trị đau thần kinh tọa, với Chí âm trị ngực sườn đau
không cố định chỗ đau, lưng gối cùng dẫn
đau gấp, với Huyền chung trị đùi đau chân tê.
« CCĐT » lưu ý như sau : Huyệt Hoàn khiêu tự nhiên đau, sợ sinh ung ở
phụ cốt.
Nhân Thọ Cung bị nạn cưới khí phong 1 bên người, Châu Quyền Phụng sắc
châm Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Dương phụ, Cự hư, Hạ liêm mà có thể dậy đi
được.
31. PHÒNG THỊ :風市
• Cái chợ
gió
- Vị trí : Ở cạnh ngoài đùi, đầu gối lên 7 thốn, khi đứng thẳng hoặc
nằm thẳng, xuôi 2 tay dọc áp vào đùi, đầu ngón tay giữa áp vào đùi là huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, mũi kim vào phía cạnh trong đùi, cứu
5 mồi, hơ 5 – 10’, sâu 5 – 8 phân, cảm giác chướng buốt hướng vào cạnh trong
đùi.
- Chủ trị : Chi dưới bại liệt, lưng đùi đau, ngứa gãi khắp người, dị
ứng mẩn ngứa, đau thần kinh hông, trúng phong đùi và đầu gối không có lực, cước
khí.
- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung, Hành gian trị đau lưng khó động,
với Âm thị, Dương lăng tuyền, trị viêm khớp đầu gối và chi dưới bại liệt, với
Âm thị trị đùi và chân không có sức.
32. TRUNG ĐỘC :中瀆
• Cái rãnh
ở giữa
- Vị trí : Ở huyệt Phong thị xuống 2 thốn là Lạc của Túc Thiếu dương
tách ra đi sang quyết âm.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
20’
- Chủ trị : Bán thân bất toại, đau thần kinh tọa, cước khí, chi dưới
tê bại, bại liệt, khí hàn khách ở trong khe thịt, công đau lên xuống.
33. TẤT DƯƠNG QUAN :膝陽关
• Mặt
dương của khớp gối
- Vị trí : Ở Dương lăng tuyefn lên 3 thốn, trong hố lõm sau huyệt Tất
nhỡn, ngoài khe gân và xương.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim mũi kim hướng vào cạnh trong đầu gối,
sâu 0,5 – 1 thốn, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Đau khớp gối, bệnh tật ở khớp gối và các tổ chức phần mềm
chung quanh, chi dưới bại liệt, hạc tất phong, cước khí, sưng đầu gối, đầu gối
không do duỗi được.
- Tác dụng phối hợp : Với Độc tị trị khớp gối sưng đau, thấu Khúc
tuyền, với Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị khớp gối viêm.
34. DƯƠNG LĂNG TUYỀN :陽陵泉
• Cái suối
và quả núi ở mặt dương
• Huyệt hội
của Cân, Huyệt Hợp thổ
- Vị trí : Ở phía dưới, cạnh ngoài khớp gối, có một đầu xương nhô
cao lên, lấy huyệt ở chỗ trước đầu xương đó, chỗ mạch túc Thiếu dương nhập là Hợp,
Thổ. « Nạn kinh » nói rằng : « Cân bội Dương lăng tuyền ». « Sớ » nói rằng : «
Bệnh cân trị ở đó ».
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, mũi kim hướng vào cạnh trong chân,
sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm thấu Âm lăng tuyền, cảm giác tê tức có khi chuyển đến
ngón chân 3 – 4, có khi lên đến sườn nách, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Lưng đùi đau đớn, đau sườn, bán thân bất toại, tê dại cạnh
ngoài chi dưới, vai bong gân, đau dạ dày, đau đầu, tiểu tiện khó, táo bón, cao
huyết áp, viêm gan, viêm túi mật, đau thần kinh liên sườn, đau khớp gối, chi dưới
bại liệt, trong miệng lưỡi hầu họng sưng, đầu mặt sưng, đái rơi rớt, cước khí,
khớp hông và đầu gối lạnh bại, chân lạnh không có màu máu, đắng trong họng.
- Tác dụng phối hợp : Với Âm lăng tuyền trị sốt rét, với Đảm nang
huyệt, Nội quan, Hiệp tích D8 – D9 trị viêm túi mật, với Khúc trì trị bán thân
bất toại, Cứu Dương lăng tuyền trị tiểu tiện không cầm, với Túc Tam lý, Thượng
liêm trị bụng sườn đầy tức.
35. DƯƠNG GIAO :陽交
• Chỗ giao
nhau của dương khí
• Có tên
là Biệt dương – Túc liêu
• Huyệt
Khích của Mạch Dương duy
- Vị trí : Mắt cá ngoài lên 7 thốn, cạnh sau xương mác, là Khích huyệt
của mạch Dương duy.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
25’
- Chủ trị : Đau cạnh nhoài bụng chân, đau thần kinh tọa, hen xuyễn,
ngực tức sưng, đầu gối đau, chân không gọn, hàn quyết sợ cuồng, hầu bại mặt
sưng, đau một bên đầu, viêm hạch lâm ba ở cỏ.
36. NGOẠI KHÂU :外丘
• Cái gò ở
mặt ngoài
• Huyệt
Khích của Đởm
- Vị trí : Ở mắt cá ngoài lên 7 thốn, phía trước xương mác, trước
huyệt Dương giao 1 thốn, giữa mắt cá ngoài chân và Dương lăng tuyền. Chỗ Thiếu
dương sinh.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ
5’.
- Chủ trị : Cổ gáy cứng đau, đau sườn ngực, đaucạnh ngoài bắp chân,
chi dưới tê bại, yếu đuối, đau đầu, viêm gan, chi dưới bại liệt, da đau, sợ gió
lạnh, chó dại cắn bị thương độc không ra được phải lấy ngay 3 mồi ngải cứu chỗ
nốt răng và Túc Thiếu dương lạc Trung độc – Quang minh, còn chữa liên tật, trẻ
em ngực rùa.
- Tác dụng phối hợp : với Côn lôn trị cạnh ngoài bắp chân đau.
37. QUANG MINH :光明
• Sáng sủa
rõ ràng
• Có tên
là Túc Quang minh
• Huyệt Lạc
với Túc quyết âm Can
- Vị trí : Mắt cá ngoài chân thẳng lên 5 thốn, dựa sát vào cạnh trước
xương mác, là Lạc của Túc Thiếu dương tách đi sang quyết âm.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Bệnh mắt, chi dưới đau, đàn bà đẻ đau tức bầu vú, có thể
làm giảm sữa, mù về đêm, teo thần kinh nhìn, bạch nội chướng bứt rứt, buốt đau
không thể đứng lâu được, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, tự nhiên cuồng, hư thì yếu,
ngồi không thể đứng dậy được, bổ ở đó, thực thì cẳng chân nóng, đầu gối đau,
thân không thể sử dụng được dễ dàng, hay cắn phải má, tả ở đó.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc trị bệnh mắt.
38. DƯƠNG PHỤ :陽輔
• Giúp đỡ
cho dương khí
• Có tên
là Phân nhục
- Vị trí : Mắt cá ngoài chân lên 4 thốn, sát bờ trước xương mác, chỗ
mạch Túc Thiếu dương hành là Kinh, Hỏa. Đảm thực ra ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
20’
- Chủ trị : Đau lưng, đau khớp gối, đau các khớp toàn thân, nơi đau
di động, đau 1 bên đầu, viêm hạch lâm ba ở cổ, liệt một bên chi dưới tê bại, thắt
lưng rung rinh như ngồi ở trong nước, từ đầu gối trở xuống phù thũng, gân co,
dưới nách sưng teo, hầu bại, bướu kẹp 2 bên cổ, quyết nghịch, miệng đắng, thở
dài, tâm và sườn đau, mặt lấm chấm đen như bụi, góc đầu và hàm đau, mắt lòi ra,
khóe mắt đau, trong hố đòn sưng đau, mồ hôi ra rét run, sốt rét, đau suốt 1 dải
từ giữa ngực đến sườn, sườn cụt, đùi, cạnh ngoài gối đến Tuyệt cốt và phía trước
mắt cá ngoài chân, sắc mặt hay bị trắng trong hoặc xanh.
39. HUYỀN CHUNG :懸鐘
• Cái
chén, cái chuông treo lơ lửng
• Có tên
là Tuyệt cốt
• Huyệt Hội
của Tủy
- Vị trí : Ở mắt cá ngoài chân lên 3 thón, dựa theo cạnh sau xương
mác, theo CCĐT thì ở mắt cá ngoài chân lên 3 thốn, giữa động mạch, tìm nắn ở chỗ
xương mác nhọn là Đại lạc của Túc tam dương, ấn ở đấy thì Dương minh lạc đứt,
nhưng lấy ở đấy... (như vậy thì Tuyệt cốt phải ở trước xương mác, trên đường thẳng
từ Ngoại khau, Quang minh, Dương phù xuống Khâu khư mới đúng. Nếu bảo ở sau
xương mác là có thể nghi ngờ, cần dùng các loại máy chính xác để kiểm nghiệm lại).
« Nạn kinh » nói : « Tủy hội Tuyệt cốt ;... », Sớ nói : « Bệnh tủy
chữa ở đó ». Viên Thị nói : « Chân có thể bước được vững vàng là nhờ có Tuyệt cốt
» vậy.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc thấu huyệt
Tam âm giao, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Bán thân bất toại, sái cổ, đau bên đầu, đau sườn ngực,
đau đầu gối, đau chân, lao hạch ở cổ, đau thần kinh tọa, bệnh tật ở khớp gối,
khớp cổ chân và tổ chức phần mềm chung quanh, mũi chảy máu cam, hầu bại, ho nghịch,
ngực bụng chướng tức, đau thắt lưng, trúng gió liệt nửa người, cước khí, nóng
trong dạ không muốn ăn, gân cốt co đau chân không không gọn, đi ỉa, trĩ ở ruột ứ
huyết, não có khối u, đái ỉa rít, trong mũi khô, tức bứt rứt, cuồn lạ thường.
- Tác dụng phối hợp : Với Dương lăng tuyền trị đau cẳng ngoàisbắp
chân, chi dưới mỏi yếu, với Túc tam lý (cứu mồi ngải), có thể phòng trúng gió,
lại có tác dụng làm giảm huyết áp xuống, với Hiệp khê, Phong trì đau bên đầu, với
Túc tam lý, Tam âm giao trị cước khí, với Nội đình trị bụng trên đầy tức.
40. KHÂU KHƯ :丘墟
• Núi và
gò
• Huyệt
Nguyên
- Vị trí : Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài chân, lấy ở chỗ lõm cạnh
ngoài gân cơ duỗi dài ngón chân. Chỗ mạch Túc Thiếu dương qua là Nguyên, Đảm
hư, thực đều lấy ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm thấu
sang huyệt Chiếu hải, cứu 3 mồi, hơ hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Đau đầu, đau sườn ngực, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh nhiệt,
viêm túi mật, viêm hạch lâm ba ở hố nách, đau thần kinh tọa, bệnh tật ở khớp cổ
chân và các tổ chức phần mềm chung quanh khớp, chân bong gân, sốt rét, sưng ở
dưới bụng, đau trường sán khí, dưới nách sưng, nuy quyết, ngồi không thể dậy được,
mắt sinh màng mộng, đùi và ống chân buốt, chuột rút, nóng rét cổ sưng, thắt
lưng và háng đau, thở dài.
- Tác dụng phối hợp : Với Côn lôn, Huyền chung chữa lạnh ngoài chi
dưới đau, với Tam dương lạc trị đau thần kinh liên sườn.
41. LÂM KHẤP :臨泣
• Đang lúc
có nước mắt
• Có tên
là Túc lâm khấp
• Huyệt
giao hội với Đới Mạch, huyệt Du Mộc
- Vị trí : Ở chỗ lõm trước 2 xương bàn số 4 và 5 gặp nhau nối vào
xương cổ chân. Chỗ Túc Thiếu dương trú là Du, Mộc.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Viêm kết mạc, đau sườn ngực, viêm tuyến vú, lao hạch,
đau đầu, xây xẩm choáng váng, đau chân, lui sữa, đau mắt, sưng dưới nách, sưng
cổ, sưng (ung) vú, kinh nguyệt khôgn đều, mu bàn chân thấp đau sưng,hay cắn phải
má, cẳng chân buốt, đau xương chẩm và hộp sọ, rét run rả rích, đau tim, bại
vòng quanh, chỗ đau không nhất định, quyết khí nghịch xuyễn không thể đi được,
sốt rét lâu dài mà phát hàng ngày, đau tức sườn cụt.
42. ĐỊA NGŨ HỘI :地五會
• Chỗ hội
thứ 5
- Vị trí : Ở khe xương bàn số 4 – 5 trước huyệt Túc lâm khấp 0,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Tai ù, nách đau, viêm tuyến vú, đau vùng lưng dưới, mu
bàn chân sưng đau, nội tốn mà nhổ ra máu, ở ngoài bàn chân không mịn màng.
43. HIỆP KHÊ :俠溪
• Cái khe
suối của hiệp khí
- Vị trí : Ở khe nối ngón 4 – 5 lui ra phía sau 0,5 thốn, chỗ mạch
Túc Thiếu dương lưu, là Vinh, Thủy, Đảm thực tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 3 –
5’
- Chủ trị : Tai ù, đau đầu, choáng váng, đau ngực, đau thần kinh
liên sườn, đau 1 bên đầu, cao huyết áp, nóng rét thương hàn, bệnh nhiệt mồ hôi
không ra, khóe mắt ngoài đỏ, mắt hoa, sưng má hàm, tai điếc, trong ngực đau
không thể xoay sang cạnh, đau không nhất định nơi nào.
44. KHIẾU ÂM :竅陰
• Chỗ mấu
chốt của âm khí
• Có tên
là Túc khiếu ấm
- Vị trí : Ở cạnh ngoài gốc
móng chân thứ 4, cách gốc móng hơn 1 phân thốn, chỗ mạch túc Thiếu dương
xuất, là Tỉnh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm chếch
kim, sâu hơn 1 phân thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Đau đầu, đau sườn ngực, mất ngủ, bệnh mắt, bệnh nhiệt
cao huyết áp, viêm kết mạc, đau thần kinh liên sườn, hen xuyễn, viêm mạc lồn ngực,
chân tay nóng bứt rứt, mồ hôi không ra, tai tự nhiên điếc, chuột rút, ung thư,
đầu đau, tâm bứt rứt, hầu bại, lưới cứng miệng khô, khuỷu tay không thể nâng
len được, mộng mị, đau khóe mắt nhỏ.
XIII.TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
(Khí huyết của Can đi dọc qua phần chính giữa mặt âm của chân)
- Túc Quyết âm Can kinh chủ trị:
“Nội kinh” nói rằng: Can là chức vụ Tướng quân, mưu lự từ đó mà ra.
Can, cái gốc của sự quyết đoán, chỗ ở của hồn, cái đó biến hóa ở
móng, dã xung (đầy đủ) ở gân, đã sinh huyết khí, là dương trong thiếu dương,
thông với khí mùa xân. Phương Đông màu xanh, thông vào với Can, khai khiếu ở mắt,
chứa tinh ở Can, làm bệnh phát kinh (co giật). Vị đó là chua, loại là thảo, súc
là gà, cốc là lúa mạch, là ứng với 4 mùa, trên trời thấy Tuế tinh thì đã biết bệnh
ở gân, âm là Giốc, số là 8, mùi là tao (hôi mốc), dịch là nước mắt.
Phương Đông sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh chua, chua sinh
Can, Can chủ gân, cân sinh Tâm, Can chủ mắt. Ở trời là huyền, ở người là đạo, ở
đất là hóa, hóa sinh ra ngũ vị, đạo sinh ra hiểu biết, huyền sinh ra thần. Ở trời
là phong, ở đất là mộc, ở mình mẩy là gân, ở tạng là Can, ở sắc là màu xanh
rêu, ở thanh là tiếng hô, ở biến động là nắm chặt tay lại, ở chí là giận dữ, giận
dữ thì hại Can, buồn thắng giận dữ, phong thì hại gân, tác (khô khan) thì thắng
phong, chưa thì hại gân, cay thắng chua.
- Túc Quyết Âm Can kinh huyệt ca:
Nhất thập tam huyệt Túc Quyết âm,
Đại đôn, Hành gian, Thái xung xâm,
Trung phong, Lãi câu, Trung đô cận,
Tất quan, Khúc tuyền, Âm bao lâm,
Ngũ lý, Â liêm, Dương thì huyệt,
Chướng môn thường đối Kỳ môn thâm.
Đó là một đường dọc, bắt đầ từ ở Đại đôn, hết ở Kỳ môn, lấy Đại đôn,
Hành gian, Thái xung, Trung phong, Khúc tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ ở mép chòm lông trên ngón chân cái, lên theo cạnh
trên mu bàn chân, cách mắt cá trong chân 1 thốn, trên mắt cá 8 thốn, giao ra
phía sau Thái âm, lên cạnh trong Thái âm, lên cạnh trong kheo chân, theo đùi,
vào âm bộ, đi quanh bộ máy sinh dục, phía dưới bụng dưới, kẹp 2 bên dạ dày, thuộc
vào Can, có Lạc sang đảm lên xuyên qua cách, rải ra sườn, theo sau hầu họng,
lên vào góc trên, nối liền với mắt, lên ra trán, hội với Đốc mạch ở đỉnh đầu.
Còn một nhánh nữa, từ hệ mắt xuống phía trong má, vòng phía trong
môi. Còn một nhánh nữa ở bụng từ gan, tách ra xuyên qua cách lên trú ở phế, nhiều
huyết, ít khí, giờ Sửu khí huyết trú ở đó.
Tặng đó là Ất Mộc, mạch tại tả Quân bộ.
- Đạo dẫn bản kinh:
Can lấy mắt làm huyệt, người ta ngủ thì huyết quy về Can, mắt nhờ đó
mà có thể nhìn thấy. Thường thì ngủ lại có vô danh hoặc hóa ở mùa hạ không thể
chùng giãn ra để mà ngủ, cũng không thể không ngủ. Nếu như Đảm hư hàn mà chẳng
ngủ, thì tinh thần mệt mỏi, chí lại không an. Can thực nhiệt thì ngủ quá nhiều
làm cho Tuệ kính sinh bụi, thiện căn chôn đi mất, tất cả không điều Can Đảm,
như sáp đó là ma đạo vậy. Cử ra những lời cần thiest: Không cáu giận, không ngủ
ban ngày, ngủ là hình, không ngủ là thân, cái tinh của cái ngủ cũng là cái linh
của thân. Người ta có thể ngủ ít, thì về già sinh tỉnh tính, trí thức sáng sạch,
chẳng riêng chỉ thần khí thanh sáng, giác mộng cũng yên. Nếu như tham ngủ thì
huyết chảy về trong tâm, nguyên thần rời chỗ ở, không chỉ nói yểm tính trời,
thân cũng than cảnh mà hôn mê. Tam Phong có nói: “Giữ lấy cái mộng trong mộng,
tìm kiếm cái huyền trên cái huyền. Tự theo biết được cái Nàng sống ở mặt, cười
mà bảo rằng Bồng lai ở trước mặt”.
Thúc thủ mộng trung chi mộng,
Sưu cầu huyền thượng chi huyên,
Tự tòng thức đắt nương chi diện,
Tiểu chỉ bồng lai, tại mục tiền.
Nó là như thế đấy.
« Nội kinh » nói rằng : « Ba tháng mùa xuân, đó là phát trần, trời đất
bắt đầu sinh, vạn vật đã tươi tốt, đêm nằm, ngày dậy, rộng ». Bước ở đình, xõa
tóc hoãn hình, đã làm chí sinh, đó là ứng với khí mùa Xuân. Đó là đạo dưỡng
sinh vậy. Ngược lại với như thế là thương Can, điều đó lại không thể không biết.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. ĐẠI ĐÔN :大敦
• Đôn hậu
to lớn
- Vị trí : Ở cạnh ngoài phía sau gốc móng ngón chân cái, lấy chính
giữa gốc móng ngón chân cái lui về phía sau 1 phân, rồi lại từ đó ra cạnh hơn 1
phân là huyệt. Chỗ mạch Túc Quyết âm Can xuất là Tỉnh, Mộc.
- Cách châm cứu : Châm chếch 1 – 3 phân, hoặc chích nặn máu, cứu 3 mồi,
hơ 5’
- Chủ trị : Kinh nguyệt quá nhiều (cứu là chính), đái dầm dề, trúng
gió, sán khí, sa dạc con, viêm trứng dái, băng huyết, lậu huyết, 5 thứ lậu, 7
thứ sán khí, đau trong đầu dương vật, ra mồ hôi, dái co lên vào trong bụng dưới,
to một bên dái, đau giữa rốn bụng, rầu rĩ không vui, bệnh bên phải cứu bên
trái, bệnh bên trái cứu bên phải. Bệnh bụng chướng sưng, bụng dưới đau, nhiệt ở
trong hay nằm, thi quyết đau trong cửa mình.
- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường trị tiểu trường sán khi, với Ẩn
bạch cứu bằng cỏ bấc đèn trị kinh nguyệt quá nhiều.
2. HÀNH GIAN :行間
• Nơi đi,
nơi làm, khoảng cách đi
- Vị trí : Ở khe nối 2 ngón cái và ngón thứ 2, lui về phía sau khỏang
nửa thốn, chỗ mạch Túc Quyết âm Can lưu, là Vinh, Hỏa, Can thực tả ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 phân, cứu 3 mồi hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau đầu, mất ngủ, bệnh
tinh thần, động kinh, trẻ em kinh phong, choáng váng xây xẩm, thanh quang nhỡn,
đau thần kinh liên sườn, viêm trứng dái, đau trường sán, kinh nguyệt quá nhiều,
mồ hôi trộm, đau dương vật ra chất trắng đục, đái rơi rớt, mắt sưng đỏ đau,
điên nhàn, nôn ựa, bụng dưới chướng, ỉa như tháo cống, còng bế, tiêu khát ham uống,
hay giận, tứ chi tức, chuột rút, ho ngược nôn ra máu, lưng dưới đau không thể
cúi ngửa, Can và Tâm đau, màu xanh xanh giống như chết, suốt ngày không thể thở
được, miệng méo, tật điên, ngắn hơi, tứ chi quyết lạnh, mắt mờ mờ không muốn
nhìn, trong mắt chảy nước mắt, thở dài, ỉa đái khó, bảy thứ sán và hàn sán,
trúng gió, Can có tích gọi là Phì khí, phát sốt rét lâu ngày, đàn bà bụng dưới
sưng mặt như bụi rắc rời.
- Tác dụng phối hợp : Với Phong trì, Hợp cốc trị thanh quang nhỡn, với
Dũng tuyền, trị tiêu khát, đái đường, với Thái xung trị trong họng khô hay
khát, với Hoàn khiêu, Phong thị chữa lưng và bụng dưới đau, với Túc tam lý, Nội
quan chữa cao huyết áp.
3. THÁI XUNG :太沖
• Xông lên
rất mạnh
• Huyệt
Nguyên, Du Thổ,
- Vị trí : Ở khe xương bàn ngón chân 1 – 2, phía trên nếp gấp nối
ngón khoảng 2 thốn, chỗ lõm trước gốc xương bàn giáp nhau. Chỗ mạch Túc Quyết
âm trú là Du, Thổ. « Tố Vấn » nói : Con gái thì 2 x 7 14 tuổi, mạch Thái xung
thịnh, kinh nguyệt đã có khi xuống, do đó có thể có con, lại chẩn mạch Thái
xung của người có bệnh có hay không để quyết sự sống chết.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng xây xẩm, đau sườn ngực, mắt đau
nóng, động kinh, trẻ em kinh phong, đau mắt, kinh nguyệt không đều,lị, cao huyết
áp, mất ngủ, viêm gan, viêm tuyến vú, chứng tiểu cầu giảm, đau buốt các khớp ở
tứ chi, đau họng, đau lưng, ung vú, sau khi đẻ mồ hôi ra không dứt, còng bế, tim
đau, mạch huyền, mã hoàng ôn dịch, vai sưng, mép thương, hư lao, phù thũng, thắt
lưng dẫn vào bụng dưới đau, hai hòn dái co lên, ỉa sền sệt lỏng, đái rơi rớt,
đau âm hộ, mặt và mắt màu xanh, ngực sườn chi tức, chân lạnh, can tâm đau, xanh
ngắt giống như chết, suốt ngày không thở được, ỉa khó, ỉa ra máu, đái buốt, tiểu
trường sán khí, quý sán, đái không dễ, nôn ra máu, nôn ngược lên, phát rét, họng
khô, hay khát, sưng khuỷu tay, đau phía trước mắt cá chân trong, buồn bẳn, cẳng
chân buốt, dưới nách có nhọt, mà dao dò, môi sưng, con gái ra máu nhỏ giọt
không dứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại đôn trị sáng khí, với Hợp cốc, trị tắc
mũi, sâu mũi, với Bách hội, Tam âm giao trị đau hầu họng, với Hợp cốc gọi là «
Tứ quan » huyệt có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, run rẩy, làm giảm huyết
áp, với Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý trị tứ chi đau buốt, với Tam âm giao trị
con gái ra máu nhỏ giọt không dứt, với Thần khuyết (giữa rốn, chỉ cứu) Tam âm
giao trị ỉa như cháo loãng.
4. TRUNG PHONG :中封
• Kín ở
bên trong
• Có tên
là Huyền tuyền
- Vị trí : Ở phía dưới và trước mắt cá trong 1 thốn, cạnh trong gân
có chỗ lõm là huyệt, chỗ mạch Túc Quyết âm Can hành là Kinh, Kim.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị : Đau bụng dưới, bí đái, đau sán khí, di tinh, đau dương vật,
viêm gan, đau bụng dưới, bệnh ở khớp cổ chân và các tổ chức phần mềm chung
quanh, mình vàng mà sốt nhẹ, đau thắt lưng, đau đầu gối, đau khớp cổ chân, sốt
rét lâu ngày, màu xanh xanh phát rét run, bụng dưới sưng đau, đau âm ỉ xung
quanh rốn, năm chứng lậu không thể đi đái được, chân quyết lạnh, không ham ăn,
thân không thể cử động được, hàn sán, dương vật mềm yếu mất tinh (hoạt tinh),
gân co, âm bộ co vào trong bụng dẫn đau.
- Tác dụng phối hợp : Với Can du, Ế minh, trị viêm gan truyền nhiễm
cấp tính, với Thái xung trị bước đi khó khăn, với Tứ mãn trị cổ chướng.
5. LÃI CÂU :蠡溝
• Cái rãnh
do con mọt làm ra
• Có tên
là giao tín
• Huyệt Lạc
với Túc thiếu dương Đởm
- Vị trí: Từ mắt cá chân trong lên 5 thốn, sát sau xương chày, là Lạc
của Túc Quyết âm tách ra đi sang thiếu dương.
- Cách châm cứu: Châm chếch dưới da theo bờ xương sâu 3 – 5 phân,
khi chữa bệnh vùng gan châm chếch lên beo thờ xương tiến kim từ 1 – 2 thốn, sau
khi đắc khí, vê kim góc độ lớn, cảm giác thấy chướng tức lan đến gối, có khi
lên đến bộ máy sinh dục. Cứu 1 – 3 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đi tiểu khó, đau ống chân, viêm
màng trong dạ con, đau sán khi, viêm trứng dái, sa dạ con, băng lậu huyết và
khí hư, đau vùng thắt lưng, liệt dương, bụng dưới chướng tức đau bạo như còng
bê, sặc nhiều lần, sợ hồi hộp, ít hơi không đủ, buồn buồn không vui, trong họng
khó chịu như có cục thịt thở, lưng trên cong cấp không thể cúi ngửa, dưới rốn
tích khí như đá, ống chân lạnh buốt, co duỗi khó, khí nghịch thì hòn dái tự
nhiên đau, thực thì dương vật vươn dài, tả ở đó, hư thì bạc ngứa, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: Với Thái xung, Khúc tuyền trị viêm trứng sái,
đau sán khí.
6. TRUNG ĐÔ:中都
• Đô thành
ở giữa
• Có tên
là Trung khích
• Huyệt Khích
- Vị trí : Ở mắt cá trong lên 7 thốn, sát cạnh xương chày, trên huyệt
Lãi câu 2 thốn
- Cách châm cứu : Chêm chếch từ 0,5 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, đau sán
khí, đau bụng dưới, đau khắp ở chi dưới, viêm gan cấp tính, chi dưới tê bại, ruột
giãn ra, ống chân lạnh, sau khi đẻ nước hôi không dứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao, Huyết hải trị kinh nguyệt
không đều.
7. TẤT QUAN: 膝關
• Còn gọi
là Tất Dương Quan
• Có quan
hệ đến khớp gối
- Vị trí: Ở phía dưới và sau của đầu trên ụ lồi xương chày, sau huyệt
Âm lăng tuyền khoảng 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Đau khớp gối, thống phong, đau trong hầu họng
8. KHÚC TUYỀN:曲泉
• Con suối
ở chỗ cong gập
- Vị trị: Ở cạnh trong khớp gối, khi co khớp gối vuông góc, huyệt ở
chỗ lõm phía sau cục lồi xương đùi, phía trên nếp gấp khuỷu chân phía trước 2
gân cơ, chỗ mạch Túc Quyết âm Can nhập là Hợp, Thủy, Can hư bổ ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim ra phía cạnh ngoài chân,
châm sâu từ 0,5 – 1 thốn, có thể thấu huyệt Dương quan, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Khớp gối sưng đau, di tinh, liệt dương, sán khí, đau bụng
dưới, ngứa hạ bộ, sa dạ con, viêm âm đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm thận, bệnh
tật ở khớp gối và các tổ chức phần mềm chung quanh, đau trong dương vật, đái rất
đau, ỉa ra máu mủ, bụng sườn đầy tức, còng bế, ít hơi, ỉa dễ, tứ chi không nâng
lên được, thực thì thân mình và mắt choáng đau, mồ hôi không ra, mắt mờ mờ,
phát cuồng, chảy máu cam, thở xuyễn, bụng dưới đau dẫn vào hầu họng, phòng lao
mà mất tinh (tảo tiết tinh), thân thể cực đau, ống chân sưng, đầu gối và cẳng
chân lạnh đau, con gái có máu hòn, ấn ở đó như nước nóng chảy vào trong đùi.
- Tác dụng phối hợp: Khúc tuyền thấu Dương quan trị gối sưng đau, với
Chiếu hải, Tam âm giao, Quan nguyên trị đau bụng dưới, với Cấp mạch, Tam âm
giao trị đau sán khí, với Chiế uhải, Đại đôn trị sa dạ con, với Hành gian trị
còng bế (căng bọng đái), đau trong dương vật.
9. ÂM BAO: 陰包
• Cái bọc ở
mặt âm
- Vị trí : Phía trên ụ lồi cạnh trong xương đùi lên 4 thốn, giữa 2
gân cạnh trong bắp đùi, co chân mà lấy huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng 1 – 3 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng dưới, đái dầm, kinh nguyệt không đều,
đái không cầm, căng bọng đái, đau thắt lưng và xương cùng dẫn vào trong bụng.
10. NGŨ LÝ:五里
• Năm dặm
• Có tên
là Túc Ngũ lý
- Vị trí : Ở cạnh trong đùi, từ huyệt Âm liêm xuống 1 thốn, từ Khí xung xuống 3 thốn.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim 1 – 3 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Bụng chướng, bí đái, đái dầm dề, bùi dái mẩn ngứa, ham nằm,
đau cạnh trong đùi.
11. ÂM LIÊM:陰廉
• Sự trong
sạch ở phần ân, sạch âm
- Vị trí: Ở bờ trên giữa xương mu sang 2,5 thốn, rồi lại xuống 2 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 - 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị: Đau cạnh trong đùi, khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không đều,
đau sán khí, đàn bà dứt đẻ, nếu chưa qua chửa đẻ cứu 3 mồi thì có con, viêm phần
phụ khoa, viêm cổ dạ con có mủ -> vô sinh.
12. CẤP MẠCH:急脈
• Mạch khẩn
cấp, huyệt dương thổ (cứt dê)
- Vị trí: Ở bờ trên xương mu sang 2,5 thốn, rồi lại xuống 1 thốn
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cần tránh động mạch,
cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị: Đau dương vật, sa dạ con, đau bụng dưới, đau cạnh trong
đùi, màng bao trứng dái tích nước (Thiên trụy – Thủy sán).
13. CHƯƠNG MÔN章門
• Cửa của
một chương đoạn
• Có tên
là Trường bình – Lặc liêm
• Huyệt Hội
của Tạng, Huyệt Mộ của Tỳ
- Vị trí: Ở 2 bên cạnh bụng, dưới đầu dưới chót xương sườn cụt dài
(11), nếu nằm nghiêng co khuỷu tay, để khuỷu tay dọc cạnh sườn, chỗ đầu nhọn mỏm
khuỷu chiếu xuống cũng chính là đầu sườn cụt 11. Là huyệt Tà hộ ở đó. Túc thiếu
dương và Quyết âm hội ở đó, là Tạng hội.
- Cách châm cứu: Châm chếch theo đầu sườn xuống 0,8 – 1 thốn, cứu 3
mồi, hơ 5’
- Chủ trị: Lá lách sưng to, ỉa chảy, tiêu hóa kém, ngực sườn đau,
lưng đau không thể xoay sang cạnh, gan lách sưng to, viêm gan, viêm ruột, bụng
chướng, hàn ở trong ỉa như tháo cống, đái nhiều trắng đục, các loại tích tụ hòn
cục, vàng da lâu ngày biến thành đen da, thân mình vàng mà trán đen, ruột kêu
rinh rinh ăn không hóa, phiền nhiệt miệng khô, không hám ăn, thở xuyễn, tâm đau
mà nôn mửa ngược lên, ăn uống lại ra mất, thắt lưng và cột sống lạnh đau, tứ
chi rã rời, hay sợ, ít hơi, quyết nghịch, vai và cánh tay không dơ lên được.
- Tác dụng phối hợp: với Trung quản, Phong long trị đau sườn, với Tỳ
du, Công tôn, Bĩ căn (cứu) trị lá lách sưng to, với Kỳ môn, Bĩ căn, Vị du trị
huyết nấp trùng làm cho gan lách sưng to, với Tỳ du, Thiên khu, Túc tam lý trị
viêm ruột mãn tính, với Thái bạch, Thiếu hải trị đi ỉa.
Đông Viên nói rằng: Khó ở trường vị, lấy Thái âm, Dương minh thông
xuống, lấy Tam lý, Chương môn, Trung quản.
Vợ của Ngụy Sĩ Khuê từ bệnh sán, từ dưới rốn lên đến tâm đều chướng
tức, nôn mửa, phiền muộn, ăn uống không xuống, Hoạt Bí Khân nói: “Cái hàn đó ở
cạnh dưới, làm cách cứu ở Chương môn, Khí hải”.
14. KỲ MÔN:期門
• Cái cửa
của hy vọng
• Huyệt mộ
của Can
- Vị trí: Từ rốn lên 6 thốn là huyệt Cự khuyết, từ đó sang ngang 3,5
thốn, chỗ đầu trong cùng của khe liên sườn 6 – 7. Can Mộ ở đó, Túc Quyết âm,
Thái âm,Âm duy hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch từ khe liên sườn 6 – 7 ra ngoài, sâu 5 –
8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đau dạ dày do thần kinh, đau thần kinh liên sườn, sốt
rét, ít sữa, viêm gan, gan sưng to, viêm màng lồng ngực, viêm túi mật, sườn chướng,
sốt rét có báng, các chứng của đàn bà sau khi đẻ, trong ngực phiền nhiệt, bôn đồn
lên xuống, mắt xanh mà nôn, hoắc loạn dể ỉa, bụng rắn cứng, xuyễn to không thể
nằm yên, dưới sườn tích khí, thương hàn tâm đau như cắt, hay nôn ra nước chua,
ăn không xuống, sau khi ăn muốn nôn ra nước, con trai và đàn bà huyết kết tức
ngực, mắt đỏ hỏa táo, miệng khan tiêu khát, trong ngực đau không thể chịu nổi,
thương hàn quá kinh không giải nhiệt nhập huyết thất, con trai thì do Dương
minh mà thường ỉa ra máu mà nói nhảm, đàn bà đến lúc hành kinh, tà khí thừa hư
mà vào cùng với các tật sau khi đẻ.
- Tác dụng phối hợp: Với Cách du, Can du, trị đau thần kinh liên sườn,
với Túc tam lý (cứu) trị co thắt cơ hoành cách, với Trung phong, Dương lăng tuyền
trị viêm gan, với Đại đôn trị sán khí nổi thành hạch rắn cứng, với Chiên trung
trị co thắt khí quản.
Sách CCĐT dẫn rằng: “Có một người đàn bàn nạn nhiệt nhập huyết thất,
Hứa Học Sĩ nói: Tiếu Sài Hồ đã châm, đáng châm Kỳ môn, châm ở đó như lời mà khỏi”.
“... Thái
dương và Thiếu dương kiêm bẹnh, đầu gáy cứng đau, hoặc choáng mặt có khi như kết
trong ngực, dưới tâm có cục cứng, châm rồi lưu ở Đại chùy, thứ hai là đến Phế
du, Can du, cẩn thận không để phát hãn, phát hãn thì nói nhảm, năm sáu ngày mà
nói nhảm không sứt, đáng đâm Kỳ môn...”.
XIV.NHÂM MẠCH
(Kinh huyệt chủ trị)
- Nhâm mạch kinh huyệt ca:
Nhâm mạch tam bát khởi Hội âm,
Khúc cốt, Trung cực, Quan nguyên thoát,
Thạch quan, Khí hải, Âm giao nhưng,
Thần khuyết, Thủy phân, Hạ quản phối,
Kiến lý, Trung quản, Thượng quản tương liên,
Cự khuyết, Cưu vĩ, Tế cốt hạ
Trung đình, Chiên trung mạc Ngọc đường,
Tử cung, Hoa cái, Toàn cơ dạ,
Thiên đột, Kết hầu thị Liêm tuyền,
Thần hạ, Uyển ngẩn, Thừa tương xá.
Gồm 24 huyệt.
Kinh này không lấy Tỉnh, Vinh, Du, Hợp. Mạch này bắt đầu ở dưới
Trung cực, đã lên bờ mép lông theo phía trong bụng lên Quan nguyen, đến hầu họng,
thuộc cái bể của các Âm mạch, đem các mạch lạc của người ta đi vòng khắp các phần
âm, thí dụ ở nước mà Nhâm mạch là nơi tổng hợp (hội) ở đó, cho nên gọi là Âm mạch
chi hải. Dùng thuốc phải phân nam, nữ, kinh nguyệt thường chủ ở Xung Nhâm, là
nhiệm任
gọi là Nhâm妊
(Nhâm là chửa). Nhưng thường người ta sống dưỡng ở gốc, giữ gìn ở nguồn, Đốc
thì từ Hội âm mà đi lên lưng, Nhâm thì từ Hội âm mà đi lên bụng. Thân mình người
ta có Nhâm, Đốc bởi Thiên, Địa có Tý Ngọ. Nhâm Đốc ở người ta lấy lưng bụng mà
nói, Tý Ngọ của trời đất, lấy Nam Bắc mà nói, có thể chia ra, có thể hợp lại.
Phân ra để thấy âm dương không lẫn lộn, hợp lại để thấy xét bà không có khoảng
cách, một mà là hai, hai mà là một. Nhưng ở Tăng đạo không rõ mạch này, các chấp
đều ở mức rất cao, cấm ăn, cấm đi, cấm nói, đứt mọi sự (so sánh). Ví dụ: đốt
ngón tay, thiêu thân, ngồi kiết già mà chết, rất đáng buồn thay! (Vì) trong đó
còn một việc là phân cứt, mà (cứ) đợi thần khí ngưng tụ. Có thứ thì Tinh vận
Tam hóa ngũ khí, mà nửa xương cắt lông, thay đổi hầu hỏa khắp trời, có thứ thì
ngày vận ở rốn, đêm vận ở Nê hoàn để luyện thể. Có thứ thì Hồ Cửu Linh đọc chú
Tam tinh mà quy linh phủ. Có thứ thì dảo đầu Bính mà vận hóa cơ, có thứ mặc chầu
Thượng đế, có thứ Phục khí nuốt ráng mây, có thứ bế thờ tồn thần, có thứ lấy
huyệt Nhật tinh nguyệt hoa, có thứ thổ nạp đạo dẫn, có thứ đơn vận khí hành hỏa
hầu, có thứ đầu thai đoạt xá, có thứ Bàng môn cửu phẩm tiện pháp tam thừa. Mỗi
loại đều khác nhau (về cách), nhưng làm sao rồi Nhâm Đốc ra được.
Cái sự sáng tỏ về Nhâm Đốc đã giữ được thân. Cũng ví như vua sáng suốt
có thể chăm dân để yêu nước, dân chết thì mất nước. Nhâm suy thì thân tàn. Đã
là Thượng nhân triết sĩ hẳn trước tiên phải theo lời dặn ngày xưa, đạo dân các
kinh, điều dưỡng thành thục, thì nhà Tiên có thể chắc nền móng, rồi sau đó quét
trừ vọng niệm, lấy Tĩnh Định làm cơ bản,
mà thu cái nhìn về, nghe gần lại chứa ánh sáng mặc mặc, điều hơi thở êm êm, nắm
vững giữ bên trong chú ý tới cái huyền, khoảnh khắc thì lửa phát trong nước,
hoa nở trong tuyết, hai cái thận như đun sôi lên, bàng quang như lửa nóng Nhâm
Đốc ví như cái xe lăn, tứ chi tựa như núi đá. Khoảng chừng như uống một ngụm nước,
thiên cơ tự động, nhè nhẹ mà xoay, im lặng im lặng mà nâng, hơi hơi có ý yên định
thì Kim Thủy tự nhiên trộn lẫn, Thủy Hỏa tự nhiên thăng giáng như cái gàu nước
như hoa lúc ngưng sương, hốt nhiên một hạt to như lúa nếp rơi vào giữa Hoàng
đình. Đây lấy duyên ném hồng (chỉ ném thủy ngân) thật mạt, người ta không thể
coi thường, quét đi (những cái) đã chà đạp bên cạnh làm cong đường kinh, chỉ ra
một cái đường lớn, làm cho người người có thể đi. Đến lúc đó, ý không thể tán,
ý tán thì đan không thành. Tử Dương Chân Nhân nói rằng: ‘Hống đúng là sinh ở
Ly, lại đi dùng ở Khảm, người con gái đẹp đi qua Nam viên tay giữ ngọc cảm
lãm”. Chính là nói cái đó.
Hàng ngày làm không gián đoạn, không hại một cái tơ sợi tóc, luyện
như thể một Khắc, thì một Khắc vòng khắp trời. Luyện được một giờ thì một giờ
đã khắp trời. Luyện được một ngày thì một ngày đã khắp trời. Luyện được 100
ngày thì 100 ngày đó khắp trời. Gọi đó là Lập cơ. Luyện được 10 tháng, gọi đó
là Thai tiên. Công phu đó đến đó thân tâm hỗn độn cùng với hư không, không biết
thân đó là ta, ta đó là thân, cũng chẳng biết Thần đó là Khí, Khí đó là Thần,
chẳng quy vafotrong mà tự quy vào trong, không thai tức mà tự thai tức, thủy
không cần mà tự sinh, hỏa không cầu mà tự ra. Hư thất sinh trắng, đất đen dẫn
Kim, không biết chỗ đã rồi mà đã rồi, cũng không biết Nhâm là Đốc, Đốc là Nhâm
vậy. Đến mức lục hại không trừ, Thập thiếu không còn giữ, ngũ yếu không điều tuy
là thường có bớt giảm cuối cùng là đạo lớn thì mệt mỏi.
- Như thế nào là Lục hại (Sáu cái hại) :
o Nhất viết : Bạc danh lợi -
Coi nhẹ danh lợi.
o Nhị viết : Cấm thanh
sắc - - Cấm tiếng hát và sắc đẹp
o Tam viết : Liêm hóa tài -
Trong sạch về tiền của
o Tứ viết : Tổn tư vị - Giảm bớt chất béo bổ
o Ngũ viết : Bình hư
vọng - Che những mong muốn đâu
đâu
o Lục viết : Trừ tật
đố - Bỏ ghen ghét
Sáu cái đó (mà còn) có một (sẽ) còn xa con đường vệ sinh, mà (chưa
thể) thấy có được. Tuy lòng (cầu) mong diệu lý, miệng niệm chân kinh, mồm nhai
anh hoa, thở hít cảnh tượng, không thẻ bổ (thêm) cái đã mất.
- Thế nào gọi là Thập thiểu (Mười cái ít) :
o Nhất viết : Thiểu tư - Ít lo nghĩ,
o Nhị viết : Thiểu niệm - Ít
nhắc nhớ,
o Tam viết : Thiểu tiếu - Ít cười,
o Tứ viết : Thiểu
ngôn -
Ít nói
o Ngũ viết : Thiểu ẩm - Ít uống rượu
o Lục viết : Thiểu nộ -
Ít cáu giận
o Thất viết : Thiểu lạc -
Ít vui
o Bát viết : Thiểu sầu - Ít rầu rĩ
o Cửu viết : Thiểu hảo - Ít ham thích
o Thập viết : Thiểu cơ - Ít đói.
Phàm nghĩ nhiều thần tán,
Nhắc nhớ nhiều thì tâm lao,
Cười nhiều thì phế phủ thiên,
Nói nhiều thì khí huyết hư hao,
Uống (rượu) nhiều thì thương thần tổn thọ,
Cáu nhiều thì tấy lý bôn phù
Cười nhiều thì tâm thần tà đãng,
Rầu rĩ nhiều thì đầu diện tiêu khô,
Ham nhiều thì chí khí hội (vỡ)
tán,
Đói nhiều thì trí lự trầm mê.
Đây là những thứ tìm người để sống, rất là búa rìu, tính nó ăn người
ta mạnh như lang sói. Người vệ sinh tránh cái đó vậy.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. HỘI ÂM : 會陰
• Chỗ gặp
nhau của Tiền âm và Hậu âm
• Có tên
là Bình ế
- Vị trí : Ở giữa Tiền âm và Hậu âm, đàn ông thì lấy sau túi dái và
trước lỗ đít, đàn bà thì lấy chỗ nối sau của môi lớn và lỗ đít. Chỗ đó bắt đầu
của các mạch Nhâm, Đốc, Xung. Đốc từ Hội âm mà lên lưng, Nhâm từ Hội âm là lên
bụng, Xung từ Hội âm mà đi theo Túc Thiếu âm.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ
10 – 20’
- Chủ trị : Trĩ, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, đau dương vật, kinh
nguyệt không đều, sa dạ con, viêm tiền liệt tuyến, âm hộ có mồ hôi, mọi thứ bệnh
trong âm hộ, tiền âm, hậu âm cùng lẫn đâu, không thể đái ỉa được, con trai ở
quy đầu lạnh xông lên tim, trong khiếu nóng, da đau đớn, ngứa gãi trong lỗ đít,
trĩ lâu ngày thông nhau, con gái kinh nguyệt không thông, cửa mình sưng đau. Tự
nhiên chết, châm 1 thốn, bổ ở đó. Rơi chìm xuống nước tắc thở (chết đuối), đảo
người dốc ngược lên, cho ra nước, châm bổ ở đó, nước đái và phân ra được thì sống,
ngoài ra thì không nên châm.
2. KHÚC CỐT :曲骨
• Xương sống
- Vị trí : Ở đường chính giữa bụng, phía bờ trên xương mu thẳng rốn
xuống. Túc Quyết âm và Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
15’. Người chửa CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đái dầm, khó đái, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, dạ
con co không đều khắp, sa dạ con, viêm bàng quang, viêm trứng dái, mất tinh,
ngũ tạng hư nhược, hư yếu cực lạnh, quỷ sán, đau bụng dưới.
3. TRUNG CỰC :中極
• Giữa nhất,
rất giữa
• Có tên
là Ngọc tuyền, Khí nguyên
• Huyệt Mộ
của Bàng quang
- Vị trí : Từ rốn xuống đến bờ trên xương mu chia làm 5 thốn, lấy từ
rốn xuống 4 thốn, Khúc cốt lên 1 thốn, là Mộ huyệt của Bàng quang, Túc tam âm
và Nhâm mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1 thốn, cảm giác tê tức cục
bộ, có khi lan truyền đến bộ máy sinh dụng, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, đái dầm, đau cắn dưới
rốn, ỉa ra máu, lị, kinh nguyệt không đều và huyết kết thành hòn, khí hư, hành
kinh đau bụng, tắt kinh, băng lậu huyết, căng bọng đái, đàn bà không có chửa,
viêm thận, viêm niệu đạo, xiêm xoang chậu, đau thần kinh tọa, ngứa âm bộ mà
nóng, đau âm bộ, thủy thũng, đái lâu hoặc không đái được, khí lạnh tích tụ có
khi xông lên tâm, trong bụng nóng, dưới rốn kết thành hòn cục, bôn đồ đâm lên
tim, âm bộ ra mồ hôi, tuyệt tự, sán hà, đàn bà sau khi đẻ nước hôi không ra, cổ
dạ con sưng đau, và không thẳng ngay, hoảng hốt thi quyết, đói mà không ăn được,
đang hành kinh mà giao hợp rồi gầy mòn đi, nóng rét, xoay bọng đái không đái được.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị trẻ em đái dầm, với Quan
nguyên, Tam âm giao trị si tinh, với Tử cung trị dạ con xuất huyết, Trung cực
thấu Khúc cốt,Thủy tuyền, Thủy phân, Tam
âm giao thấu Huyền chung, Phục lưu trịb ệhn tim do phong thấp dẫn đến bụng có
nước, với Hoành cốt, Âm lăng tuyền trị di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, với
Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị đái dầm, với Tử cung, Tam âm giao, trị kinh nguyệt
không đều, với Thận du, Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh.
4. QUAN NGUYÊN :關元
• Có quan
hệ với nguyên khí
• Huyệt Mộ
của Tiểu trường
- Vị trí : Ở phía dưới rốn, thẳng giữa rốn xuống thốn, từ huyệt
Trung cực lên 1 thốn, là Mộ của tiểu trường, túc tam am và Nhâm mạch hội ở đó.
Người chưa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5
– 15’.
- Chủ trị : Đau lưng, đau bụng, đau quanh rốn, đái dầm, di tinh, liệt
dương, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, choáng váng sau đẻ,
trúng gió hư thoát, ung nhọt trong ruột, lị, viêm ống dái, viêm thận, đau bụng
hành kinh, khí hư quá nhiều, xiêm xoang chậu, sa dạ con, giun đường ruột, trúng
gió hư thoát, suy nhược toàn thân, bế kinh, không có chửa, bạo sán, đái ra máu,
ỉa ra máu, sốt về chiều, ho ra máu, tiêu khát, tích lạnh hư yếu, dưới rốn cắn
đau dẫn vào trong âm bộ, làm bệnh không có giờ giấc, khí lạnh kết thành hòn
đau, khí hàn vào trong bụng đau, đái trắng đục, phong choáng váng đầu đau, xoay
bọng đái bế tắc, đái không thông mà vàng đỏ, lao nhiệt, sỏi bàng quang và 5 thú
đái buốt, dễ ỉa, dưới rốn kết huyết như cái chén úp, tuyệt tự không sinh đẻ, cửa
dạ con bế tắc, có thai ra máu nhỏ giọt, sau khi đẻ nước hôi không dứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị di tinh, với Túc tam lý trị
5 thứ lậu, với Khí hải, Dũng tuyền trị bí đái sau đẻ, với Âm bạch, Huyết hải,
Túc tam lý trị công năng tính tử cung cuất huyết, với Thái xung trị giun đũa, với
Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên thấu Khúc cốt trị di tinh, liệt dương, với
Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm ống dái, với Ủy dương trị căng bọng đái, với
Đại chùy, Túc tam lý trị còng gù, với Đại đôn trị trứng dái sa một bên, với
Dũng tuyền trị xoay bàng quang lậu khí (Khí lâm).
5. THẠCH MÔN :石門
• Cửa đá
• Có tên
là Lợi cơ – Tinh lộ - Đan điền – Mệnh môn.
• Huyệt Mộ
của Tam tiêu
- Vị trí : Từ giữa rốn thẳng xuống 2 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, là Mộ
của Tam tiêu. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị : Kinh nguyệt quá nhiều, bế kinh, sán khí, bí đái, đái dầm,
phù thũng, cao huyết áp, băng lậu huyết, viêm tuyến vú, thương hàn, ỉa dễ không
cầm, bụng dưới cắn đau, bìu dái co vào bụng dưới, bụng đau rắn cứng, tự nhiên
sán quanh rốn (đau co thắt), khí lâm, huyết lâm, nước đái vàng, nôn mửa ra máu
không ăn được chất bột, cốc không hóa, thủy khí hành ở da dẻ, da bụng dưới căng
căng, tức hơi, đàn bà do đẻ mà ra nước hôi không dứt, kết thành cục.
- Tác dụng phối hợp : Với Trung cực, Dương lăng tuyền trị đái dầm.
6. KHÍ HẢI:氣海
• Bể chưa
khí
• Có tên
là Bột anh – Hạ hoang
- Vị trí : Nằm ngửa đo từ giữa rốn xuống 1,5 thốn, con trai cái bế
sinh ra khí ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5
– 15’
- Chủ trị : Đau bụng, tảng sáng ỉa chảy, đau lưng, đái dầm, di tinh,
kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, hành kinh đau bụng, tắc kinh, sau khi đẻ
choáng váng xây xẩm, trúng gió hư thoát, thần kinh suy nhược, ruột tê bại, đái
láu nhiều lần, căng bọng đái, liệt dương, ra khí hư trắng đỏ, không có chửa,
sán khí ở bụng dưới, say nắng, thương hàn, uống nước quá nhiều, bụng chướng
sưng, khí xuyễn đau dưới tim, bệnh lãnh (lạnh) mà mặt đỏ, tạng hư khí bại, chân
khí bất túc, các loại bệnh khí lây ngày không khỏi, cơ thể gày mòn, tứ chi sức
yếu quyết lạnh, bảy loại sán ở tiểu trước, bàng quang, thận, trưng hà kết thành
hòn giống như cái chén úp, bụng chướng nhanh, ẩn ở đó không xuống, âm chứng co
trứng dái, ỉa không thông, nước đái đỏ, tự nhiên đau tim, đàn bà hành kinh rồi
giao hợp mà gày mòn, sau đẻ ra nước hôi không dứt, đau quanh rốn và háng.
- Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị đái trắng đục, di tinh, với
Hành gian, Trung cực trị đau bụng hành kinh, với Huyết hải, Tam âm giao trị
kinh nguyệt không đều, với Trung cực, Tam âm giao trị đau bụng hành kinh, với
Duy bào, Tam âm giao trị sa dạ con, với Chi câ, Túc tam lý, Đại trường du trị tắc
ruột do ruột tê bại liệt nhu động, với Mệnh môn, Yêu du trị đái tháo, chứng đái
ồ ạt, với Ủy trung trị khí hư.
Phối Giang Trịnh Nghĩa Tông nạn khí hư xây xẩm té ngã, mắt nhìn ngước
lên, đái ra và ra mồ hôi, mạch to, đó là âm chứng dương bạo tuyệt, bị mắc bệnh
rồi mà còn tửu sắc, Đan Khê làm cứu Khí Hải mà tỉnh dần (lại), cho uống mấy miếng
cao Nhân sâm mà khỏi.
7. ÂM GIAO :陰交
• Chỗ âm
khí giao nhau
• Có tên
là Hoành hộ
- Vị trí : Ở thẳng giữa rốn xuống 1 thốn, là Mộ của Tam tiêu, Nhâm mạch,
Xung mạch và Túc Thiếu âm hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Viêm niệu đạo, viêm màng trong dạ con, kinh nguyệt không
đều, đẻ xong đau bụng, sản dịch không dứt, đau sán khí, băng lậu huyết, khí hư,
thủy thũng, sa dạ con, khí đau như dao cắt, bụng chặn lại rắn đau dẫn xuống
trong âm bộ không thể đái được, hòn dái co lên cao, âm bộ ra mồ hôi ẩm ngứa, thắt
lưng và đầu gối cong co, nóng dưới rốn, quỷ bẳn, mũi ra máu, kinh nguyệt ra máu
kéo dài (rong kinh), chung quanh rốn lạnh đau, tuyệt tự, trẻ em lõm thóp thở.
8. THẦN KHUYẾT :神闕
• Đào bới
sâu mới nguồn của thần. Cửa trước của cung điện nhà thần
• Có tên
là Khí xá.
- Vị trí : Ở chính giữa rốn, CẤM CHÂM. Châm ở đó làm cho trong rốn
người ta có mụn ác vỡ, phân ra mà chết.
- Cách cứu : Dùng phép cứu cách muối, cứu 5 – 15 mồi hoặc hơn nữa. Lấy
muối ăn sạch bỏ đầy lỗ rốn, đặt mồi ngải lên trên để cứu, nếu rốn lồi thì đắp
muốn xung quanh rộng của vành muối chừng hơn 1 cm cao bằng núm lồi của rốn, rồi
đặt mồi ngải lên rốn cứu.
- Chủ trị : Sôi bụng, ỉa chảy, đau bụng, lị, trúng gió hư thoát,
choáng váng xây xẩm sau khi đẻ, cấp mãn tính viêm ruột, lị cấp, mãn tính, lao
ruột, dính ruột mà choáng, phù thũng, lòi dom, say nắng bất tỉnh nhân dự, sôi
ruột ỉa chảy, ỉa dễ không cầm, cang hắc loạn, trong bụng hư lạnh, thương bại tạng
phủ, thủy thũng cổ chướng, ruột kêu giống như tiếng nước chảy, đau bụng vòng
quanh rốn, phong giản, uốn ván.
- Tác dụng phối hợp : với Quan Nguyên, Tam âm giao, Khí hải trị
trúng gió hư thoát, với Thiên khu, Thượng quản, Nội quan, Túc tam lý trị cấp
tính viêm đường ruột, với Thiên khu (cứu) Đại trường du (cứu) trị mãn tính viêm
ruột, với Bách hội (cứu) Quan nguyên (cứu) trị hư thoát, với Thủy phân, Khí hải
trị đau vòng quang rốn.
Từ Bình Trọng trúng gió bất tỉnh, Đào Nguyên Hạ làm cứu giữ giữa rốn
100 mồi bắt đầu tỉnh, không dậy được lại cứu 100 mồi nữa thì khỏi.
9. THỦY PHÂN :水分
• Chia nước
• Có tên
là Phân thủy
- Vị trí : Giữa rốn thẳng lên 1 thốn, huyệt đúng miệng dưới của tiểu
trường, đến đấy là (nơi) phân biệt trong đục, nước dịch thì vào bàng quang, cặn
bã thì vào Đại trường, cho nên gọi là Thủy phân. « Tố Chú » : châm 1 thốn. « Đồng
Nhân » nói : Châm 8 phân lưu 3 hơi thở ra, tả 5 hơi hít vào. Bệnh thủy cứu đại
hay ... ??..., CẤM CHÂM, châm ở đó nước hết thì chết. « Minh Đường » bệnh về thủy
thì cứu 7 x 7 = 49 mồi, đủ 400 mồi thì dừng ; « Tư Sinh » nói : không châm vì
là thế.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 10
– 20’. Người chửa 5 tháng trở lên CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Khó tiểu tiện, phù nước, sôi ruột, ỉa chảy, nôn mửa,
viêm thận, bụng rắn sưng như cái trống, viêm phúc mạc, chuột rút, không hám ăn,
trường vị hư chướng, đau xung quanh rốn xông lên tim, thắt lưng và cột sống cứng
cấp, quỷ bẳn, mũi ra máu, trẻ em lõm thóp.
10. HẠ QUẢN :下脘
• Phía dưới
dạ dày
- Vị trí : Chính giữa rốn thẳng lên 2 thốn. Nhâm mạch và Túc Thái âm
hội ở đó. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứ 3 – 15 mồi, hơ
10 – 20’
- Chủ trị : Tiêu hóa không tốt, đau dạ dày, sa dạ dày, ỉa chảy, viêm
ruột, dưới rốn có quyết khí động, bụng rắn cứng, dạ chướng gầy mòn, bụng đau,
khí ở 6 phủ hàn, cốc không chuyển hóa, không hám ăn, đái đỏ, có hòn báng liền với
trên rốn quyết khí động phiên vị.
11. KIẾN LÝ :建里
• Xây dựng
ở bên trong, làm nên ở bên trong
- Vị trí : Chính giữa rốn lên 3 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi, hơ 10
– 20’. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đau dạ dày, nôn mửa,
tiêu hóa kém, thủy thũng, viêm phúc mạc, viêm dạ dày cấp mãn tính, tim cắn đau,
sôi ruột, đau bụng, bụng chướng, mình sưng, khí lên, không ham ăn.
12. TRUNG QUẢN :中脘
• Ở giữa dạ
dày
• Có tên
là Thái thương
- Vị trí : Chính giữa rốn thẳng lên 4 thốn ở giữa đoạn từ lõm ức xuống
đến rốn, đó là Mộ của vị. Thủ Thiếu dương, Thái dương, Túc Dương minh và Nhâm mạch
hội ở đó. « Nạn kinh » nói rằng : Phủ hội ở đó. « Sớ » nói rằng : bệnh phủ chữa
ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 - 1,5 thốn, cứu 3 – 15 mồi,
hơ 10 – 20’. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Chủ trị : Đau dạ dày, chướng bụng, nôn mửa, ợ chưa, ỉa chảy, lị,
táo bón, mất ngủ, cao huyết áp, viêm dạ dày cấp mãn tính, loét dạ dày, sa dạ
dày, cấp tính tắc ruột, bí ỉa, tiêu hóa không tốt, thần kinh suy nhược, bệnh
tinh thần, phiên vị, ăn không hóa, ăn không ngon miệng, hư lao mửa ra máu, điên
cuồng, vàng da, năm thứ cách khí, thở xuyễn không dứt, trúng ác (dọc), đau tỳ,
hàn làm tích, tâm khí đau, phục lương (u dạ dày) dưới tâm như cái chép úp (bụng
trên) bành trướng, trời làm thương hàn sốt không dứt, sốt rét ôn dịch (sốt cuối
hạ), trước tiên là đau bụng, ỉa chảy, hoắc loạn, ỉa ra không tự biết, đau vùng
bụng trên, mình lạnh không thể cúi ngửa, khí phát ra nghẹn.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiên khu, Túc tam lý trị lị, với Túc tam
lý trị đau bụng, với Vị thương, Túc tam lý trị sa dạ dày, với Lương môn, Thiên
khu, Nội quan, Túc tam lý trị cấp tính thủng ở vết loét dạ dày, với Thiên khu,
Nội quan, Khí hải tắc ruột cấp tính, với Chí dương, Đảm du, Trị hoàng đảm, với
Nội quan, Lương khâu trị đau dạ dày, với Khí hải, Chiên trung trị mửa (Hành), với
Kỳ môn, Thượng cự hư trị thở xuyễn.
13. THƯỢNG QUẢN :上脘
• Phía
trên dạ dày
• Có tên
là Vị uyển
- Vị trí : Trên rốn 5 thốn, Thượng quản và Trung quản thuộc Vị, lạc
sang Tỳ, Túc Dương minh, Thủ Thái dương, Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn, cứu 3 – 15 mồi,
hơ 5 -15’
- Chủ trị : Viêm dạ dày, loét hành tá tràng, nôn mửa, chướng bụng, nấc,
dẫn dạ dày, dạ dày co rút, nhiều bọt dãi, hoàng đản, trong bụng sôi kêu, ăn
không hóa, bụng háng đau nhói, hoắc loạn thổ lợi, đau bụng, mình nóng, mồ hôi
không ra, phiên vị nôn mửa ăn không xuống, bụng chướng khí tức, tim thổn thức,
có khi nôn ra máu, nhiều đờm, mửa ra dãi, bôn đồn, phục lương, nhị trùng, tự
nhiên đau tâm, phong giản, bệnh nhiệt, mã hoàng hoàng đản, tích tụ rắn cứng như
cái châu, hư lao mửa ra máu, 5 thứ độc, ỉa chảy không ăn được.
- Tác dụng phối hợp : Với nội quan, Công tôn trị bí môn co rút, với
Nội quan, Thủ, Túc Tam lý trị viêm dạ dày cấp tính, với Trung quản, trị đau dạ
dày.
« Tố Chú » ghi : Châm 8 phân, trước bổ sau tả, Phong giản nhiệt bệnh,
trước tả sau bổ, khỏi ngay.
14. CỰ KHUYẾT :巨闕
• Cửa khuyết
rất to, chỗ đào bới rất lớn
- Vị trí : Ở chính giữa rốn thẳng lên 6 thốn, dưới huyệt Cưu vĩ 1 thốn,
là Mộ huyệt của Tâm.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim trở xuống sâu 0,3 – 0,5 thốn, cứu
5– 10 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Đau vùng tim ngực, nghẹn, điên cuồng, động kinh, bệnh
tinh thần, điên nhàn, tim cắn đau, đau dạ dày, nôn mửa, co thắt cơ hoành, giun
chui ống mật, viêm gan mãn tính, khí lên ho hắng, thổn thức, phiên vị, nói nhảm,
cáu cuồng, vàng da, đau bụng trên do giun đũa, ngực tức mà ngắn hơi, lưng đau,
nhiều loại đau tim, đau lạnh, trúng độc mèo quỷ, trong ngực có đàm ẩm, hoắc loạn
bất tỉnh, hoảng hốt không dứt, thương hàn phiền tâm, hồ sán, phiền nhiệt, khí 5
ặng cùng khô, tự nhiên đau tim ngất, có chửa mà thai xông lên tim làm mê mệt bứt
rứt, châm Cự khuyết hạ kim làm người ta tỉnh ngay không bứt rứt.
- Tác dụng phối hợp : Với Tâm du, Khích môn, Thông lý trị tim cắn
đau, với Phong trì thấu Phong trì bên đối diện, Túc tam lý, Nộ iquan trị thần
kinh phân liệt, với Đại chùy, Nhân trung, Yêu kỳ, Nội quan trị điên nhàn, với
Thiên tỉnh, Tâm du trị tim hoảng hốt, với Tâm du trị phiền tâm.
15. CƯU VĨ :鳩尾
• Đuôi
chim bồ cầu
• Có tên
là Vĩ ế - Kiệt khao
• Huyệt Lạc
với Mạch Đốc
- Vị trí : Ở giữa rốn lên 7 thốn, ở mũi nhọn xương ức, dưới lõm ức 1
thốn, Nhâm mạch, biệt lạc nối với Đốc mạch ở đó. « Đồng Nhân » CẤM CỨU, cứu ở
đó làm người ta ít tâm lực, (thầy thuốc) rất diệu tay mới châm, không tự nhiên
(lại) châm lấy (đi) nhiều khí, làm cho người ra chết non.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim xuống sâu 0,5 – 1,5 thốn, KHÔNG
CỨU.
- Chủ trị : Đau vùng tim ngực, chứng nghẹn, điên cuồng, động kinh,
tim cắn đau, nấc, bệnh tinh thần, hen xuyễn, thở bôn (chạy), bệnh nhiệt, đau
bên đầu dẫn vào khóe mắt, sặc xuyễn, hầu kêu, ngực tức ho nôn, hầu bại họng
sưng, nước sền sệt cũng không xuống qua họng được, điên nhàn chạy cuồng, lời
nói không (nghiêm) luật, trong tâm trí bứt rứt, không muốn nghe người nói, hay
nhổ ra máu, tâm sợ hồi hộp, tinh thần hao tán, ít tuổi mà mệt mỏi vì phòng dục,
ngắn hơi, ít hơi.
- Tác dụng phối hợp : Với Thần khuyết, Hậu khê trị điên cuồng động
kinh.
16. TRUNG ĐÌNH :中庭
• Cung đỉnh
ở giữa
- Vị trí : Ở giữa ngực, ngang đầu khe sườn 5 – 6, tương đương Chiên
trung xuống 1,6 thốn.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nghẹn tắc
ăn uống không xuống, nôn mửa ra thức ăn, trẻ em trớ sữa.
17. CHIÊN TRUNG :膻中
• Giữa chỗ
có mùi hoi sữa dê
• Có tên
là Nguyên kiến, Đản Trung
• Huyện mộ
của Tâm Bào
- Vị trí : Ở giữa đường nối 2 núm vú trên ngực, nằm ngửa mà chiếu
ngang vào chính giữa đường trục Nhâm mạch, Túc Thái âm, Thiếu âm, Thủ Thái
dương, Thiếu dương và Nhâm mạch hội ở đó.
« Nạn Kinh » nói rằng : Khí hội ở Chiên trung. « Sớ » nói rằng : Bệnh
khí chữa ở đó, thẳng đó vào trong là Tâm bào và Tâm.
- Cách châm cứu : Châm mũi kim hướng lên hay hướng về 2 bên cạnh bầu
vú, hoặc hướng xuống dưới, luồn kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Ho hắng, hen xuyễn, sưng họng, nấc, sưng cổ, nôn mửa bọt,
hen phế quản, viêm phế quản, đau ngực, viêm tuyến vú, ít sữa, đau thầ kinh liên
sườn, khí lên ngắn hơi, nghẹn hơi, cách khí, hầu kêu, trong ngực như tắc, phế
ung nhổ ra mủ.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiế trạch, Nhũ căn trị ít sữa, với Nội
quan, Tam âm giao trị đau tim, với Thiên đột thì trị ho, với Định xuyễn (hoặc
Ngoại định xuyễn), Thiên đột, Nội quan trị hen phế quản, với Nhũ căn, Thiếu trạch,
Túc tam lý trị nước sữa quá ít, với Hợp cốc, Khúc trì, trị viêm tuyến vú, với
Thiên tỉnh trị ngực bại tim đau.
18. NGỌC ĐƯỜNG :玉堂
• Ngôi nhà
bằng ngọc
• Có tên
là Ngọc anh
- Vị trí : Từ huyệt Chiên trung lên 1,6 thốn, ngang hai đầu sường 3
– 4 vào giữa xương ức.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn, cứu 3 mồi,
hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nôn mửa, tắc
đờm, phế khí, thũng, đau thần kinh liên sườn.
19. TỬ CUNG :紫宮
• Cung điện
màu đỏ tím
- Vị trí : Huyệt Chiên trung lên 3,2 thốn, ngang khe sườn 2 – 3
- Cách châm cứu : Châm chếch sau 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, giãn phế quản,
hen xuyễn, ngực và xương ngực đau đớn, ăn không xuống, nốn ngược khí lên, tâm
phiền, ho ngược lên mửa ra máu, nước bọt như keo trắng.
20. HOA CÁI :華蓋
• Làm
thành cái hoa, Cái hoa để làm nắp đậy
- Vị trí : Ở đường chính giữa ngực, giữa chỗ tiếp giáp phần cán và thân xương ức, ngang đầu khe sườn 1 –
2
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Viêm hầu họng, nuốt chất sền sệt cũng không xuống, ho
hen, đau ngực, viêm khí quản, đau thần kinh liên sườn, đằng hắng.
21. TOÀN CƠ :璇璣
• Còn gọi
là Tuyền Cơ
• Viên ngọc
đẹp mà không tròn
- Vị trí : Từ huyệt Thiên đột xuống 1 thốn, ở đường dọc chính giữa
ngực
- Cách châm cứu : Châm chếch sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau tức sườn ngực, hầu họng sưng đau, ho nghịch khí lên,
trẻ em trong hầu kêu, hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, co thắt thực quản,
co thắt bí môn, trong dạ dày có tích.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Giải xuyễn, trị hen xuyễn, với
Thiên đột, Nội quan trị thực quản co thắt, với Khí Hải trị gầy mòn hen xuyễn.
22. THIÊN ĐỘT :天突
• Xúc phạm
tới trời
• Có tên
là Thiên cù
- Vị trí : Ở chỗ lõm trên xươgn ngực, ngang với bờ trên xương đòn ở
hai bên, Âm duy mạch và Nhậm mạch hội ở đó. Nếu như châm kim thẳng đứng (với da
mặt) không thấp tay (kim châm chếch) thì hại khí của ngũ tạng, làm thương nhân
đoản thọ.
- Cách châm cứu : Châm chếch mũi kim trở vào phía trong cánh xươgn ức
(xương ức có hình cái dao găm, đoạn trên
có hình cán sao, chỗ huyệt này là trên cùng của cán dao) sâu 0,5 – 1 thốn, cứu
3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Ho hắng dữ dội, hen phế quản, sưng họng, nấc, sưng cổ
nôn mửa, viêm phế quả, tuyến giáp trạng sưng to, cơ hoành co thắt, co thắt thực
quản, bệnh tật ở thanh đới, ho ra máu mủ, trong hầu như có tiếng gà nước, bạo
câm, da mặt nóng, trong ngực khí vướng vướng, có mạch xanh kẹp hai bên lưỡi, dưới
lưỡi cấp, tim và lưng cùng co kéo nhau mà đau, ngũ ế (5 thứ nghẹn), ngủ nhiều,
lòng đố kỵ, hoàng đản.
- Tác dụng phối hợp : Với Chiếu hải, trị Mai hạch khí, với Chiên
trung trị ho hắng, với Định xuyễn, Chiên trung, Phong long trị viêm phế quản, với
Du phủ, Chiên trung, Trung phủ trị bệnh tim do phong thấp gây ra ho hắng, hem
xuyễn, với Khúc trì, Định xuyễn, Hợp cốc trị viêm phế quản mãn tính, với Nội
quan, Trung quản trị co thắt cơ hoành.
Hứa Thị nói rằng : « Huyệt đó một lần châm có 4 hiệu quả, phàm sau
khi hạ kim rất lâu, trước hết là Tỳ nghiền thức ăn, thấy kim động là hiệu thứ
nhất, Thứ là kim phá gốc bệnh trong bụng, làm ra tiếng kêu là hiệu quả thứ 2, rồi
sau thấy chảy vào bàng quang là hiệu thứ 3, rồi sau thấy khí lưu hành vào khe
lưng dưới lưng trên và thận đường là hiệu thứ 4 ».
23. LIÊM TUYỀN :廉泉
• Con suối
trong sạch
• Có tên
là Thiệt bản
- Vị trí : Chỗ lõm phía trên kết hầu, dưới xương lưỡi, Âm duy mạch
và Nhâm mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Ngửa đầu lấy huyệt, châm mũi kim hướng về phía huyệt
Não hộ sâu 3 – 5 phân có thể tới 1 – 1,5 thốn.
- Chủ trị : Sưng lưỡi, đau dưới lưỡi, trúng gió cứng lưỡi không nói
được, nuốt xuống họng khó khăn, viêm phế quản, viêm hầu họng, viêm amidan, mất
tiếng, cơ lưỡi tê bại, thở xuyễn, nôn ra nước bọt, lưỡi trùng vươn ra, mồm có mụn.
- Tác dụng phối hợp : Với Trung xung trị dưới lưỡi sưng đau.
24. THỪA TƯƠNG :承漿
• Chịu nhận
nước tương
• Có tên
là Huyền tương
- Vị trí : Ở giữa chỗ lõm giữa rãnh dưới môi, mạch Nhâm và mạch Đốc,
mạch Vị, mạch Đại trường hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Cổ cứng, động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi, tê bại
thần kinh mặt, trúng gió liệt nửa người, vòm mồm lở lóet, có cam trùng, mặt
sưng phù, tiêu khát, bạo câm không nói được.
- Tác dụng phối hợp : với Phong phủ trị cổ gáy cứng đau, với Địa
thương trị môi miệng lở mụn, với Hòa liêu, Khiên chính, Phong trì trị liệt mặt,
với Địa thương, Lệ đoài trị môi mép có mụn bọc nước, với Phong phủ trị đau đầu
cứng gáy.
XV. ĐỐC MẠCH
- Đốc mạch kinh huyệt ca :
Đốc mạch tung hành nhị thập thất
Trường cường, Yêu du, Dương quan mật,
Mệnh môn, Huyền khu, tiếp Tích trung,
Cân súc, Chí dương, Linh đài dật,
Thần đạo, Thân trụ, Đào đạo trưởng,
Đại chùy, Hình kiên, Nhị thập nhất
Á môn, Phong phủ, Não hộ thâm,
Cường gian, Hậu đỉnh, Bách hội suất,
Tiền đỉnh, Tín hội, Thượng tinh viên,
Thần đỉnh, Tố liêu, Thủy câu quật,
Đài đoan, khai khẩu thần Trung ương
Ngận giao, Thần nội Nhâm Đốc hóa.
Gồm 27 huyệt.
Kinh này không lấy Tỉnh, Vinh, Du, Hợp.
Mạch bắt đầu từ Du cuối cùng, gồm ở trong xương sống, lên đến Phong
phủ, vào trên đỉnh chót của não, theo trán xuống đến mũi, thuộc bể của dương mạch.
Lấy mạch lạc ở đó của người ta, lưu vòng quanh ở các phần dương. Ví dụ như nước
vậy, mà Đốc mạch như đô của cái võng, cho nên gọi là hải. Dùng thuốc khó câu nệ
vào một cách, châm cứu quý ở chỗ xét nguồn bệnh.
Cần biết Nhâm Đốc hai mạch mà một công, trước hết nghĩ rằng 4 cửa ngoài khép lại, hai
mắt xem vào bên trong, im lặng hình dung ra, hạt ngọc bằng hạt lúa, quyền làm
chủ Hoành đình, bỏ đi từ từ khí ở họng một miệng, chậm chậm nạp vào Đan diền,
xông dậy Mệnh môn, dẫn Đốc mạch qua Vĩ lư (Xương đuôi) mà thẳng lên Nê hoàn (đỉnh
sọ). Truy động tính nguyên, dẫn Nhâm mạch giáp trọng lâu, mà xuống lại Khí hải,
hai mạch lên xuống, xoay chuyển như cái vòng tròn, trước giáng, sau thăng, nối
tiếp không dứt, Tâm như nước dừng thấm tựa như cái hũ rộng, tức thì tưởng lỗ
đít nâng nhẹ lên, mũi thở tạm bê lại. Thảng hoặc khí cấp, từ từ nuốt đi, nếu
như lại thần Hôn, cần thêm chú tưởng. Ý mệt thì phóng thêm, làm mãi lâu dài như
thế các quan khiếu tự khai, mạch lạc lưu thông, bách bệnh không làm.
Quảng Thành Tử nói rằng : «Đan táo hà xa lưu quật quật (nghĩa đen :
bếp đỏ xe sông gắng gắng nghỉ), là nói về việc đó. Đốc mạch vốn là thông chân lộ,
Đan kinh bày ra làm rất nhiều lời, nhưng tôi chỉ ra cái lý của huyền cơ, chỉ
nguyện người người thọ vạn năm.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. TRƯỜNG CƯỜNG :長强
• Khỏe mạnh
lâu dàu
• Có tên
là Quyết cốt – Khí chi âm tà
• Huyệt Lạc
với Mạch Nhâm
- Vị trí : Phía dưới xương cụt đuôi, phía sau lỗ đít. Quỳ cúi gập
(phủ phục) mà lấy huyệt. Túc Thiếu âm, Thiếu dương hội ở đó. Là Lạc của Đốc mạch
tách đi sang nối với Nhâm mạch.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ
5 – 15’
- Chủ trị : Lòi dom, trường phong ỉa ra máu, trĩ, âm nang thấp chấn,
ỉa chảy, dẫn sản, liệt dương, chứng thần kinh phân liệt, di tinh, lậu, đái đục,
giật duỗi, cuồng điên, đau cột sống thắt lưng, đái ỉa khó, nặng đầu, ngũ lâm (5
thứ đái buốt), cam ấn ở hạ bộ, trẻ em lõm thóp, nôn ra máu, sợ hãi mất tinh,
nhìn ngó không thẳng, phòng lao (mệt mỏi do hoạt động tình dục).
- Tác dụng phối hợp : Với Thừa sơn trị ỉa ra máu, với Đại đôn trị
sán khí, với Bách hội, Thừa sơn, Khí hải, trị thoát giang, với Âm lăng tuyền, Hợp
cốc, Tam âm giao có thể dẫn đẻ,. Dùng kim 3 cạnh châm xung quanh Trường xường
cách huyệt 0,3 thốn cho ra máu, châm sâu 0,5 – 1 thốn với Yêu kỳ, Điên nhàn huyệt
trị điên nhàn, với Đại trường du, Thừa sơn, Bách hội trị thoát giang.
2. YÊU DU :腰俞
• Đáp ứng
yêu cầu của thắt lưng
• Có tên
là Bối giải, Tủy khổng, Yêu hộ
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thứ 21 (đốt sống thứ tư mảng xương
cùng).
- Cách châm cứu : Mũi kim chếch lên sâu 3 – 5 phân, cứu 7 mồi, hơ 5
– 15’
- Chủ trị : Đau lưng, kinh nguyệt không đều, điên nhàn, trĩ, đái
không cầm, chi dưới tê bại, đau vùng xương chậu và cột sống, thắt lưng không thể
cúi ngửa được, sốt rét thời khí, mồ hôi không ra, thương hàn tứ chi nóng không
thôi, đàn bà bế kinh, nước đái đỏ.
3. YÊU DƯƠNG QUAN :腰陽關
• Có liên
hệ đến dương khí
- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4. Nằm sấp ở
chỗ đó tương đương bằng ngang với hai mào xương chậu 2 bên.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, mũi kim chếch lên sâu 1 – 1,5 thốn,
cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 - 15’
- Chủ trị : Đau thắt lưng và mảng xương cùng, kinh nguyệt không đều,
khí hư, di tinh, liệt dương, lị, ỉa ra máu, chi dưới bại, liệt tê bại, viêm ruột
mãn tính, lậu đái đục, bụng dưới chướng đau, nôn mửa không dứt, tràng nhạc, cạnh
ngoài đầu gối không thể gập duỗi, gân co không đi được.
4. MỆNH MÔN :命門
• Cửa của
mạng sống
• Có tên
là Ngung lũy
- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới đốt sống thắt lưng thứ 2, tương đương khoảng
rốn ở phía trước.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu từ 3 – 5 phân, hơi chếch lên thì
sâu từ 1 – 1,5 thốn, khi đến vùng sâu thì có cảm giác như kiến bò hoặc tê như
điện giật lan xuống đến chi dưới. Cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Đau thắt lưng, đau bụng, đau cứng cột sống, kinh nguyệt
không đều, đau bụng hành kinh, băng lậu huyết, ỉa ra máu, liệt dương, di tinh,
đái dầm, bong gân thắt lưng, khí hư, viêm màng trong dạ con, viêm xoang chậu,
viêm tủy sống, đau thần kinh tọa, viêm thận, trẻ em tê bại do di chứng não,
nóng rét, sốt rét lâu ngày, giật duỗi, lưng và bụng cùng dẫn đau, đau trường
sán khí, lòi dom, đầu đau như phá, mình nóng như lửa, mồ hôi không ra.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Cách du, Khúc trì, Túc tam lý trị
bần huyết do thiếu sắt trong máu, với cứu Bách hội, Quan nguyên, Tam âm giao,
Trung liêu trị đái dầm dề, với Thận du, trị người già đái nhiều, với Bách hội,
Quan nguyên trị ỉa chảy.
5. HUYỀN KHU :懸樞
Cái then cửa treo lơ lửng
- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 1
- Cách châm cứu: Châm hơi chếch lên, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi,
hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Đau lưng, cứng đau thắt lưng, tiêu hóa kém, viêm ruột, ỉa
chảy, lị, đau bụng, lòi dom, trong bụng chứa tích, tích khí đi lên xuống.
6. TÍCH TRUNG :脊中
• Giữa cột
sống
• Có tên
là Thần tông – Tích du
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 11. « Đồng Nhân » nói : CẤM CỨU.
Cứu ở đó làm cho người ta còng lưng.
- Cách châm cứu : Châm chếch lên 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Điên giản, vàng da, ỉa chảy, trẻ em lòi dom, trĩ, viêm
gan, lưng dưới lưng trên đau, chi dưới tê bại, tức bụng không hám ăn, ôn bệnh
tích tụ, ỉa dễ.
7. TRUNG KHU :中樞
• Cái then
ở giữa
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống lưng 10
- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Lưng và thắt lưng cứng đau, đau dạ dày, ăn không biết
ngon, viêm túi mật, sức nhìn giảm.
8. CÂN SÚC :筋缩
• Gân co
rút
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 9.
- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Lưng và thắt lưng đau, đau dạ dày, thần kinh suy nhược,
điên nhàn, bệnh thần kinh chức năng, viêm gan, viêm túi mật, viêm mạc lồng ngực,
đau thần kinh liên sườn, cột sống cứng cấp, mắt xoay ngược lên, nhìn ngước lên,
mắt trợn lên, đau tim, bệnh giản lắm lời.
9. CHÍ DƯƠNG :至陽
• Dương đến
hết mức
- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 7, tương đương với
đầu nhọn phía dưới xương bả vai ở 2 bên chiếu vào (khi buông xuôi bả cai tự
nhiên và cân * bằng).
- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 5 – 7 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
15’
- Chủ trị : Ho hắng, hen phế quản, vai lưng đau và cổ ngay đơ, đau dạ
dày, viêm gan, viêm túi mật, đau liên sườn, sốt rét, viêm mạc lồng ngực, giun
chui ống mật, đau lưng dưới lưng trên, vàng da, tứ chi mỏi mệt nặng đau, ngực
sườn đầy tức, lạnh dạ dày, dôi ruột, không thể ăn được, thân gầy yếu, giữa lưng
trên có khí đi lên xuống, buồn bẳn buốt ống chân, ít hơi khó nói, tựn hiên độnhg
phải sự không hợp ý thì công lên tim.
- Tác dụng phối hợp : Với Ủy trung trị mụn nhọt mới mọc, với Đại
chùy, Phong môn (dùng bầu hút cũng được )chữa ho gà, với Can du, Tỳ du, Túc tam
lý, Dương lăng tuyền trị viên gan truyền nhiễm, với Dương lăng tuyền, Chi câu
trị bệnh Ngân tiết (Yên xi), với Nội quan trị nhịp tim không đều, Chí dương thấu
Đảm du trị giun chui ống mật.
10. LINH ĐÀI :靈台
• Cái đài
linh thiêng
- Vị trí : Khe lõm dưới mỏm
gai đốt sống lưng thứ 6
- Cách châm cứu : Châm chếch lên sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 10
– 20’
- Chủ trị : Hen xuyễn, viêm phế quản, đau lưng, đau dạ dày, mụn nhọt,
giun chui ống mật, sốt rét, cảm mạo nóng rét, cột sống đau, gáy cứng đo, ho hen
lâu ngày, tỳ nhiệt.
- Tác dụng phối hợp : Riêng châm Linh đài hoặc phối hợp với Dương
lăng tuyền trị giun chui ống mật, với Đào đạo, Nội quan trị sốt rét cách nhật.
11. THẦN ĐẠO :神道
• Con đường
của thần khí
- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 5
- Cách châm cứu : châm chếch lên sâu 0,5 -1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Thần kinh suy nhược, đau lưng trên, ho hắng, đau thần
kinh liên sườn, sốt rét, trẻ om kinh phong giật duỗi, bệnh nhiệt, bệnh tâm tạng,
bệnh điên nhàn, thương hàn phát nhiệt, đau đầu nhiệt, tiến thoái vãng lai, hoảng
hốt, buồn rầu hay quên, hồi hộp, ??? hàm răng trật ra, miệng há không ngậm lại
được.
12. THÂN TRỤ :身柱
• Cái cột
của thân mình
- Vị trí : Ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 3.
- Cách châm cứu : Mũi kim chếc lên, sâ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 –
10’
- Chủ trị : Vai và lưng trên đau, mụn nhọt, ho hắng, hen xuyễn, viêm
phế quản, viêm phổi, lao phổi, bệnh tinh thần, bệnh thần kinh chức năng, ngực
nóng, trúng gió không nói được, điên nhàn, giật duỗi, thắt lưng và cột sống cứng
đau, giận muốn giết người, nói mơ hồ như thấy ma quỷ.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Phong môn trị ho gà, với Quan
nguyên, Túc tam lý (cứu) trị bệhn còng gù, với Đại chùy, Phếdu trị viêm phế quản mãn tính. « Nạn Kinh » nói
: Trị 3 loại mạch Hồng, Trường, Phục phong giản, phát cuồng sợ ngườ ivà lửa cứu
chùy 3 chùy 9.
13. ĐÀO ĐẠO :陶道
• Con đường
vui mừng
- Vị trí : Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 1. Túc Thái dương và
Đốc mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,8 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5
– 15’
- Chủ trị : Cột sống cứng, đầu đau, sốt cao, sốt rét, điên dại, tinh
thần phân liệt, lao phổi, mọi cơ ở đầu gáy co rút, mồ hôi không ra, đầu nặng mắt
hoa, giật duỗi, hoảng hốt, không vui.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Giản sử, Hậu khê trị sốt rét, với
Giản sử, Nội quan, Khúc trì trị sốt rét, với Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan,
Phong long trị điên nhàn, với Phế du trị phát sốt.
14. ĐẠI CHÙY : 大椎
• Cái chùy
to (Chùy là vật tròn như nắm đấm)
- Vị trí : Chỗ lõm trên đầu mỏm gai đốt sống 1. Thủ, Túc Tam dương
và Đốc mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ
5 – 15’
- Chủ trị : Cảm mạo, phát sốt, nôn mửa, lị, gáy cứng, đau cột sống,
ho hắng, hen, trẻ em co giật, động kinh, sái cổ, mắt có hỏa bốc, ho gà, mất ngủ,
say nắng, thần kinh phân liệt, điên nhàn, viêm phế quản, lao phổi, viêm khí
thũng, viêm gan, bệnh huyết dịch, thấp chấn, bại liệt, vai và lưng trên đau,
thương hàn sốt rất cao, hầu bại, phế chướng, sườn đau, cốt chưng triều nhiệt, sức
yếu, răng cửa khô.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Khúc trì trị cảm mạo, với Gian sử,
Hậu khê trị sốt rét, với Trung phủ trị giãn phế quản gây xuất huyết, với Phong
trì, Khúc trì trị cảm cúm, với Trung xuyên, Phong long trị chứng giảm bạch cầu,
với Đào đạo, Nhị chùy hạ (Vô đam danh- dưới đốt sống lưng thứ 2), Thân trụ trị
chứng tinh thần phân liệt, với Chí dương, Gian sử trị sốt rét, với Yêu du trị sốt
rét.
Trọng Cảnh nói rằng : « Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, cổ gáy
cứng đau, hoặc hoa mắt chóng mặt, có khi như kết ở ngực, dưới tâm có hòn rắn,
đáng đâm khe thứ nhất Đại chùy ».
15. Á MÔN : 啞門
• Cửa của
bệnh câm
• Có tên
là Thiệt yếm – Thiệt hoảnh – Ám môn
- Vị trí : Ở giữa phía sau gáy cổ vào chân tóc, từ chân tóc vào 5
phân (giữa đốt cổ 1 – 2). Đốc mạch và Dương duy mạch hội ở đó. CẤM CỨU, cứu ở
đó làm cho người ta câm.
- Cách châm cứu : Nói chung với người lớn và gầy thì châm sâu độ 1,5
thốn, với người béo thì châm sâu độ 2 thốn, khi châm qua huyệt này cần chú ý
góc độ hơi chúc xuống, hướng về phía đầu yết hầu của người bệnh, nghìn vạn lần
không nên chếch lên, trong quá trình châm tiến từ từ không nên vê ngoáy, khi
người bệnh có cảm giác tê như điện thì rút kim ngay, không được châm sâu thêm.
Nếu như đã châm sâu khoảng 2 thốn mà không có cảm giác, cũng không được châm
sâu thêm, đề phòng sự cố ngoài ý muốn. Nhất thiết tránh vê kim, không nâng ấn
kim.
- Chủ trị : Câm điếc, Đau đầu, điên cuồng, bại liệt do não, bại não
phát triển không đều khắp, bệnh thần kinh chức năng, bệnh thần kinh phân liệt,
đau phía sau đầu, cứng gáy, chảy máu mũi, lưỡi chậm ra không nói, trúng gió, co
giật, mọi thứ dương khí thịnh, đầu bị phong nặng mồ hôi không ra.
- Tác dụng phối hợp : Với Nhĩ môn, Thính cung, Ngoại quan, Trung chữ
trị câm điếc, với Hưng phấn, Nhân trung, Túc tam lý trị di chứng ngu ngốc khi
não bị chấn thương. Với Đại chùy, Cân súc, Yêu dương quan, Nhân trung, Hậu khê,
Nhâm mạch trị uốn ván, với Nhân trung, Hậu khê, Phong long trị điên nhàn, với Đại
chùy, Ế minh, Nội quan, Túc tam lý, Tích tam huyệt trị đại não phát triển không
đều khắp, với Quan xung trị lưỡi chùng ra không nói, với Phong phủ trị cột sống
gãy ngược lại.
16. PHONG PHỦ : 風府
• Nơi chứa
gió
• Có tên là
Thiệt bản
- Vị trí : Ở giữa mép tóc sau gáy lên 1 thốn, chỗ lõm dưới ụ lồi
xương chẩm. Túc Thái dương mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch hội ở đó. CẤM CỨU, cứu
ở đó làm người ta mất tiếng.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, ở trong vào sâu là
tủy sống, không nên châm sâu. CẤM CỨU.
- Chủ trị : Cổ đầu, gáy, cứng đau, đầu váng, điên nhàn, tứ chi tê dại,
cảm mạo, trúng gió, bệnh tinh thần, lưỡi hoãn không nói được, rét run ra mồ
hôi, mình nặng sợ gió, phong một bên người, bán thân bất toại, mũi chảy máu
cam, hầu họng sưng đau, thương hàn chạy cuồng muốn tự sát, mắt nhìn mơ hồ,
trong đầu trăm thứ bệnh, mã hoàng, hoàng đản.
Ngược luận nói rằng : « Tà khách ở Phong phủ theo xương sống mà xuống,
về khí một ngày đem đại hội ở Phong phủ, các ngày sau xuống 1 khớp, như thế là
làm yên ». Mỗi lần đến Phong phủ thì lỗ chân lông mở ra, lỗ chân lông mở ra thì
tà khí vào, tà khí vào thì làm bệnh. Lấy ngày đó làm khéo thâm « yên ». Ra ở
Phong phủ, ngày xuống thêm 1 khớp, 21 ngày thì xuống đến xương dưới gầm, 26
ngày thì vào ở trong cột sống cho nên ngày làm thêm « yên » là thế (là làm chết,
là đêm) ».
Ngày xưa Ngụy Vũ Đế nạn thương phong, gáy cấp Hoa Đà chữa ở đó được
hiệu quả.
17. NÃO HỘ : 腦戶
• Cái cửa
của não
• Có tên
là Hợp lư
- Vị trí : Huyệt Phong phủ lên 1,5 thốn, bên trên ụ lồi xương chẩm,
sau huyệt Cường gian 1,5 thốn, Túc thái dương và Đốc mạch hội ở đó. « Đồng Nhân
» nói : CẤM CỨU, cứu làm cho người ta câm. « Tố Vấn » nói : Châm Não hội vào
não là chết ngay.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân. CẤM CHÂM ĐỨNG, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Đầu cổ cứng đau, đầu váng, điên giản, mất ngủ, mặt đỏ, mắt
vàng, đầu nặng sưng đau, bướu cổ.
18. CƯỜNG GIAN : 强間
• Chỗ khoảng
cách cứng
• Có tên
là Đai vũ
- Vị trí : Huyệt Não hộ thẳng lên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, nôn mửa, mất ngủ, điên nhàn,
não xoay, chạy cuồng không nằm.
19. HẬU ĐỈNH : 后頂
• Phía sau
đỉnh đầu
• Có tên
là Giao xung
- Vị trí : Trước huyệt Cường gian 1,5 thốn, sau Bách hội 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Đau đầu, cứng gáy, đau phía sau đầu, choáng váng, đau một
bên đầu, cảm mạo, mất ngủ, điên nhàn, mắt mờ mờ, trên trán sọ đau, ra mồ hôi ở
khắp các khớp, chạy cuồng, giản phát co giật.
20. BÁCH HỘI :百會
• Hội trăm
mạch
• Có tên
là Nham thượng – Tam dương
- Vị trí : Ở chính giữa đầu. Khi ngồi ngay thẳng, lấy hai đầu chót
tai thẳng lên gặp đường chính giữa đầu là huyệt. Hoặc lấy đoạn từ trên Ấn đường
1 thốn, vòng qua giữa đỉnh đầu sang mép tóc sau gáy chia làm đôi, điểm chính giữa
đoạn ấy là huyệt. Thủ, Túc tam dương và Đốc mạch hội ở đấy.
- Cách châm cứu : Châm dưới da, ngang kim từ phía trước ra phía sau
hoặc sang trái, sang phải, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, động kinh, lòi dom, phát sốt, cổ cứng,
mũi chảy máu, câm điếc, trẻ em ỉa chảy, đẻ xong mất ngủ, sa dạ con, ngất xỉu,
cao huyết áp, điên nhàn, cuồng đau đỉnh đầu, tai ù, tai điếc, mũi tắc, trúng
gió, miệng cắn không mở, bán thân bất toại, trĩ, tiếng nói vỡ rít, tâm phiền muộn,
hồi hộp hay quên, quên trước mất sau, tâm thần hoảng hốt, tâm vô lực, sốt rét
lâu ngày, tâm phong, uốn ván, hay khó như dê kêu, mửa ra bọt, mồ hôi ra mà nôn,
uống rượu đỏ mặt, nặng đầu, tắc mũi, trăm bệnh đều chữa.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Thái xung trị đau đỉnh đầu, với
Cưu vĩ trị lị, với Trường cường, Thừa sơn trị lòi dom, với Thái xung, Tam âm
giao trị đau hầu họng, với Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì trị dịch viêm màng não
Nhật bản B (Ất hình), với Nội quan, Nhân trung trị choáng ngất, với Ấn đường,
Thái dương, Hợp cốc trị đau đầu, với Khí hải, Duy bào, Túc tam lý trị sa dạ
con, với Vĩ ế (Cưu vĩ), Trường cường trị thoát giang.
Quắc Thái Tử thi quyết, Biển Thước lấy tam dương, ngũ hội (chỉ) có một
lúc (sau) Thái Tử tỉnh lại.
Đường Cao Tông đau đầu, Tần Minh Hạc nói rằng : « Nên chích Bách hội
ra máu ». Võ Hậu nó : « Làm sao có được cái lý trên cao ở đầu mà ra máu ». Rồi
đã chích ở đó, hơi ra máu, khỏi ngay.
21. TIỀN ĐÌNH : 前頂
• Phía trước
đỉnh đầu
- Vị trí : Ở phía trước huyệt Bách hội 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Đau đỉnh đầu, choáng váng, mặt mày sưng đỏ, thủy thũng,
trẻ em kinh phong phát không giờ giấc, mũi nhiều nhử mũi xanh, đỉnh đầu sưng
đau.
22. TÍN HỘI : 囟會
• Chỗ gặp
nhau của thóp
- Vị trí : Phía trước Bách hội 3 thốn, sau Thượng tinh lên 1 thốn, «
Đồng Nhân » nói : Mới cứu, thì không đau, bệnh đi thì đau, đau thì đừng cứu, nếu
là mũi tắc cứu đến 4 ngày thì tạm lui, 7 ngày thì khỏi ngay... Dưới 8 tuổi
không thể châm, do cửa thóp chưa kín, châm ở đó thương ở xương làm cho người ta
chết oan.
- Cách châm cứu : Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 3 – 5’
- Chủ trị : Đâu đầu, choáng váng, mũi tắc, mũi chảy máu cam, trẻ em
kinh phong, viêm mũi, mũi có thịt thừa (tức nhục), não hư lãnh hoặc uống rượu
quá nhiều não đau như phá, chảy máu mũi, mặt đỏ bạo sưng, da đầu sưng, sinh bạch
điến phong (hắc lào), hồi hộp, mắt ngước lên, không biết người.
23. THƯỢNG TINH :上星
• Ngôi sao
ở trên
• Có tên
là Thần đường
- Vị trí : Chính giữa trán lên đầu vào qua mép tóc 1 thốn, giữa chỗ
lõm ấn vào thấy có thể chứa được 1 hạt đậu.
- Cách châm cứu : Châm dưới da, mũi kim chếch về phía đỉnh đầu, sâu
khoảng 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau đầu, đau mắt, tắc mũi, chảy máu mũi, viêm mxui, mũi
có thịt thừa, viêm giác mạc, đầu phong, đầu mặt hư thũng, không thể nhìn xa, bệnh
nhiệt mồ hôi không ra, điên tật, mặt sưng đỏ, mặt hư, sốt rét lâu ngày, rét
run.
- Không nên cứu nhiều sợ lôi khí lên làm mắt nhìn không rõ.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc trị đau đầu, với Nghinh hương trị
bệnh mũi, với Tố liêu, Nghinh hương trị mũi ra máu, với Hợp cốc, Thái xung trị
mũi có thịt thừa, viêm mũi, với Bách hội, Hợp cốc trị đầu phong, với Khâu khư,
Hãm cốc trị sốt rét.
24. THẦN ĐÌNH : 神庭
• Cung đỉnh
của thần khí
- Vị trí : Chính giữa trán lên, vào qua mép tóc 5 phân, Túc Thái
dương và Đốc mạch hội ở đó. « Đồng Nhân » : CẤM CHÂM, châm thì phát cuồng, mắt
mất tròng.
- Cách châm cứu : Châm dưới da mũi kim chếch lên phía đỉnh đầu, sâu
khoảng 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’
- Chủ trị : Đau đầu, đau xương ụ máy, động kinh, choáng váng, viêm
mũi, điên nhàn, bệnh thần kinh, trèo cao mà ca, vất áo mà chạy, uốn ván, thè lè
lưỡi, mắt nhìn lên không biết người, mũi ra nhử xanh không dứt, mắt chảy nước mắt
ra, hồi hộp không thể yên giấc, nôn mửa tức bứt rứt, nóng rét đau đầu, xuyễn
khát.
- Tác dụng phối hợp : Với Thượng tin, Ấn đường, trị đau phía trước đầu.
Kỳ Bá nói rằng : « Phàm muốn chữa phong, không làm cứu nhiều. Bởi
phong tính nhẹ, nhiều thì thương chỉ nên cứu 7 mồi, 7 x 3 thì dừng ». Trương Tử
Hòa nói rằng : « Mắt sưng, mắt có màng châm Thần đỉnh, Thượng tinh, Tín hội, Tiền
đỉnh, có thể làm cho màng lui ngay, có thể làm cho sưng tiêu ngay ».
25. TỐ LIÊU : 素髎
• Cái lô
chất bổ
• Có tên
là Diện chính
- Vị trí : Ở trên quả mũi, ở giữa đầu nhọn mũi « Ngoại đài ».
- Cách châm cứu : Mũi kim từ đầu mũi hơi chếch lên sâu 1 -2 phân,
KHÔNG CỨU.
- Chủ trị : Mũi tắc, mũi chảy máu, mũi sần đỏ (tửu cổ tỵ, mũi giục
rượu), choáng ngất, thấp huyết áp, tim đập quá chậm, mũi có trứng cá (tửu tre tỵ
: mũi có bã rượu), viêm mũi, mũi nhiều nước, mọc mụn trong lỗ mũi, thở xuyễn
không dễ, mũi méo trề ra.
- Tác dụng phối hợp : Với Nội quan, Bách hội, Nhân trung trị chứng
ngất xỉu (ngất lịm như trúng gió, nhưng tim còn đập), với Nội quan, Túc tam lý
trị chứng ngất lịn do trúng độc, với Hưng phấn, Nội quan trị tim đập quá chậm,
huyết áp thấp, với Nghinh hương, Hợp cốc trị trứng cá ở mũi, với Thượng tinh,
Nghinh hương trị mũi ra máu, với Nội quan, Dũng tuyền cứu sau khi bị điện giật.
26. NHÂN TRUNG- THỦY CÂU : 人中- 水溝
• Rãnh nước
- Vị trí : Ở giữa rãnh môi mũi, điểm cách 1/3 trên và 2/3 dưới của
rãnh Nhân trung. Đốc mạch và Thủ túc Dương minh hội ở đó.
- Cách châm cứu : Mũi kim chếch lên hoặc chếch xuống, sâu 2 – 3
phân, khi cấp cứu cứ cách một đếm vê 1 một hoặc châm thấu Nhân trung đến Ngận
giao. KHÔNG CỨU.
- Chủ trị : Động kinh, hàm răng cắn chặt, trúng gió hư thoát, hôn
mê, say nắng, chân tay co quắp, trẻ em co giật, bụng ngực cắn đau, choáng ngất,
bệnh thần kinh chức năng, thần kinh phân liệt, say tàu xe, lưng đau do bong gân
cấp tính, cùng mặt sưng phù, bệnh mũi, hôi mồm, cơ vùng miệng mắt co rút, miệng
mắt méo lệch, mặt sưng môi động giống như giun bò, khát nước, phù thũng, điên
cuồng, lời nói không biết sang hèn, chốc khóc, chốc mừng, hoàng đản mã hoàng,
ôn dich, vàng khắp người, miệng méo trễ ra.
- Tác dụng phối hợp : với Ủy trung trị lưng và cột sống lưng đau đớn,
với Hợp cốc, Trung xung trị say nắng và bất tỉnh nhân sự do trúng gió, với Ngận
giao trị đau rút vùng thắt lưng (thiểm yêu cá khí), với Hội âm, trung xung trị
chết đuối nước, với Nội quan, Dũng tuyền, Túc tam lý trị ngất xỉu do trúng độc,
với Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng, với Trường cường, Thủ
Tam lý thấu Ôn lưu, huyệt Tọa cốt trị viêm khớp do phong thấp, với Thập tuyen,
Dũng tuyền, Ủy trung trị say nắng, với Tiền đỉnh trị mặt thũng hư phủ.
27. ĐOÀI ĐOAN : 兌端
• Đúng đầu
chót phương Tây, đúng chỗ đổi chác
- Vị trí : Chính giữa đầu chót môi trên
- Cách châm cứu : Châm chếch kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi
- Chủ trị : Điên tật, mửa nước bọt, đái vàng, lưỡi khô, tiêu khát,
máu cam không dứt, môi sưng, răng đau, mũi tắc, đờm dãi, miệng ngậm hàm khua,
mũi có thịt thừa, viêm vòm mồm, môi mép cứng.
28. NGẬN GIAO : 齦交
• Chỗ răng
lợi giáp nhau
- Vị trí : Ở phía trong môi trên, giữa chỗ lợi giao nhau trên răng
chỗ dây chằng giữa phía trong môi trên. Nhâm mạch, Đốc mạch và Túc Dương minh hội
ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch kim, hướng lên dâu 1 – 2 phân, hoặc
dùng kim 3 cạnh chích ra máu.
- Chủ trị : Lợi răng sưng đau, chảy máu, trĩ, cấp tính đau lưng do
bong gân, mũi có thịt thừa, bệnh tinh thần, có mụn trong mũi, giữa trán và sống
mũi đau, cổ gáy cứng, mắt ra nước mắt và nhử mắt, khóe mắt trong đỏ, ngứa đau
và sinh màng trắng, mặt đỏ tâm phiền, mã hoàng hoàng đản, rét nóng ôn dịch, trẻ
em mặt ghẻ mụn, lâu ngày không trừ, hơ nóng chấm điểm vào đó cũng khỏi.
- Tác dụng phối hợp : Với Trường cường trị trĩ.
No comments:
Post a Comment