Danh sách 20 thực phẩm không nên bảo quản bằng tủ lạnh
Có rất nhiều thức ăn, thực phẩm cần được bảo quản, vậy những loại thực phẩm nào không nên bảo quản bằng tủ lạnh? Theo các chuyên gia một số thức ăn sẽ bị mất chất, thay đổi thuộc tính hoặc tệ hơn là chuyển sang độc tố khi bảo quản bằng tủ lạnh. Hãy tham khảo danh sách các loại thực phẩm sau nhé !1. Cơm
Nếu để trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột bị khô cứng khiến cho cơm không còn mùi vị, ăn vào rất khó tiêu hoá được.
2. Dưa hấu
Việc bảo quản dưa trong tủ lạnh sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa – một chất rất có lợi cho sức khỏe và chống được nhiều bệnh tật.
3. Quả bơ
Khi mua bơ ngoài hàng, bạn chọn những quả quả cứng và chắc, và cần một thời gian để bơ chín và đạt được hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu bạn để ngay bơ vào trong tủ lạnh, sẽ làm ngăn cản quá trình chín của bơ. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài.
4. Tương ớt
Hương vị và chất lượng của tương ớt có thể được giữ nguyên tới 3 năm nếu bạn lưu trữ chúng trong tủ bếp thay vì tủ lạnh.
5. Khoai tây
Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Vấn đề ở chỗ khi nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt.
Vì vậy, bạn nên lưu trữ trong túi giấy. Ngoài ra, không nên để khoai tây trong túi ni-lông vì hơi ẩm tích tụ không thoát ra ngoài được sẽ khiến khoai bị thối rữa nhanh hơn.
Hầu hết các giống khoai tây đều tươi ngon trong khoảng 3 tuần.
Không bao giờ được để hành tây và khoai tây gần nhau, bởi vì khoai tây sinh ra độ ẩm và khí làm hành tây bị thối rữa.
6. Tỏi
Thực phẩm này thường không chịu được lạnh. Có thể giữ tỏi trong hai hoặc ba tháng ở bất kỳ nơi nào khô ráo. Tuy nhiên, cần đảm bảo thông gió để giúp tỏi không bị thối.
7. Cà chua
Loại thực phẩm cũng hay được đặt trong tủ lạnh, vì người ta sợ rằng chúng sẽ bị hỏng và thối. Trong thực tế, khi được giữ trong tủ lạnh hương vị cà chua thay đổi theo chiều hướng xấu. Loại trái cây này thích ấm, vì vậy nên giữ chúng ở điều kiện nhiệt độ phòng, nhưng không để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Để tăng tốc độ chín, lưu trữ trong một túi giấy. Cà chua sau khi chín có thể tươi ngon trong 3 tuần.
8. Cà phê
Có nhiều người thích trữ cả cà phê trong tủ lạnh. Nhưng đó là điều không nên. Thứ nhất, nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hương vị của cà phê, thứ hai, các sản phẩm khác có thể bị ám mùi cà phê.
9. Các loại bí như bí ngô, bí đao…
Thực phẩm họ nhà bí có thể để ở nhiệt độ thường và dùng trong nhiều tháng mà không cần cho vào tủ lạnh, vừa chật chội, tiết kiệm điện lại bảo toàn chất lượng thực phẩm.
10. Nước mắm
Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi, để ngay trên bát, trên chảo. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.
11. Mật ong
Mật ong nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường có thể để rất lâu. Tuy nhiên nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng.
12. Các loại rau thơm
Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh.
13. Chuối
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất khó coi, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.
14. Chocolate
Để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.
Muốn bảo quản sôcôla, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.
15. Bánh mỳ
Môi trường tủ lạnh làm bánh mỳ bị khô rất nhanh. Thay vào đó, hãy giữ số bánh mỳ bạn sẽ ăn ở nhiệt độ phòng, tối đa là 4 ngày để giữ được hương vị tốt nhất.
16. Hành tây
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì sự ẩm ướt và thiếu lưu thông không khí. Do đó, hành tây cực kỳ yêu thích những chiếc bảo tải, túi lưới hoặc bất kỳ dụng cụ lưu trữ nào có khả năng lưu thông không khí tốt, được để ở nhiệt độ phòng bình thường.
17. Cá
Không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ của ngăn đá tủ lạnh gia đình là -15 độ C, nhưng các loại hải sản lại cần đến -30 độ C, do vậy nếu để quá lâu nước mô của cá sẽ biến mất, cá sẽ bị bở thịt, có mùi hôi, chất dinh dưỡng biến mất.
18. Dăm bông
Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.
19. Dưa chuột
Nhiệt độ trong tủ lạnh (0 độ C) sẽ làm cho bề mặt của dưa chuột giống như bị ngâm trong nước, vì vậy làm mất đi hương vị tự nhiên
20. Vải tươi
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9 độ C trong một ngày sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, vải sẽ bị biến chất.
12 loại thực phẩm không nên cất vào tủ lạnh
Không những không bảo quản được chất lượng của
các loại thức ăn dưới đây mà tủ lạnh còn có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của bạn.
1. Lá rau xanh
Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều
không nên bảo quản trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô. Tuy nhiên những
loại rau khác như bắp cải, cà rốt, cần tây, hành tây, bí đỏ, cà tím… thì
có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không lo bị hỏng.
2. Chuối, vải
Chuối, vải đều là hoa quả nhiệt đới rất kị môi trường lạnh. Nếu bỏ vào
tủ lạnh không chỉ vỏ sẽ chuyển sang màu đen nhìn mất thẩm mỹ mà hàm
lượng dưỡng chất có trong quả sẽ bị mất đi. Vì vậy chỉ nên để ở nơi
thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.
3. Chocolate
Nhiều người thường có thói quen đẻ sôcola trong ngăn mát tủ lạnh tuy
nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì khi bảo quản trong tủ lạnh bề mặt cả
sôcôla dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu, đồng
thời đây cũng chính là điều kiện hơi ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sản
sinh. Muốn bảo quản sôcôla tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi
cho vào ngăn đá tủ lạnh.
4. Cà chua
Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm bạn không nên bảo quản
trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước nên
hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ
xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ
cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon.
Tốt nhất bạn nên để cà chua ở nơi mát và dùng trong ngày.
5. Cà phê
Nhiệt độ trong tủ lạnh làm mất đi hương vị vốn có của cà phê, bên cạnh
đó nếu để chung cùng các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh cà phê sẽ hút
các mùi của thực phẩm khác.
6. Bánh mỳ
Bánh mỳ cho vào tủ lạnh sẽ bị khô và mềm không còn giòn nữa, Vì vậy để
bảo quản bánh mỳ nên cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá.
7. Dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá tự nhiên rất có lợi
cho sức khoẻ, có thể ngăn ngừa ung thư hay chống tổn thương da do ánh
nắng mặt trời. Tuy nhiên nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh, ở nhiệt độ
khoảng 5 độ C rất dễ làm dưa bị úng, ngoài ra còn làm cho dưa hấu mất đi
các chất chống oxy hoá. Tuổi thọ của dưa hấu là từ 15 đến 21 ngày nếu
được cất giữ ở mức 12 độ C. Chính vì vậy tủ lạnh không phải là nơi dành
để bảo quản dưa hấu tốt nhất.
8. Khoai tây
Để khoai tây trong tủ lạnh sẽ khiến khoai mọc mầm và làm mất hương vị. Vì vậy cách tốt nhất là bảo quản chúng trong túi giấy.
9. Mật ong
Mật ong khi cho vào tủ lạnh sẽ bị kết tinh và đông cứng làm mất đi
dưỡng chất có trong mật ong. Vì vậy đối với mật ong chỉ cần đóng nắp
thật chặt là bạn có thể bảo quản được mật ong tốt.
10. Dăm bông
Chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho
dăm bông nhanh hỏng hơn. Vì vậy không nên để thịt dăm bông bảo quản
trong tủ lạnh.
11. Hành tây
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì điều kiện ẩm ướt và thiếu sự lưu
thông không khí. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt
trời. Vì vậy nên bảo quản hành tây ở nơi mát, không nên để hành tây cạnh
khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra thúc đẩy nhanh hơn
rự phân rã.
12. Nước sốt cay
Trong nước sốt cay có chứa sẵn đường, giấm và muối là những chất bảo
quản tuyệt vời. Nước sốt có thể được lưu trữ tới 3 năm. Nhiệt độ thấp
không cải thiện được hương vị của nó.
No comments:
Post a Comment