Một Số KHÁI NIỆM VỀ KHÍ
A/ Khí là gì ?
Khí của con người ta, theo nguồn gốc của nó được chia làm hai loại: Khí Hậu thiên & Khí Tiên thiên.
- Khí Tiên thiên được cha mẹ truyền cho từ trong bụng mẹ nó được gọi là Nguyên khí.
- Khí Hậu thiên do con người tự sản xuất ra sau khi lọt lòng mẹ. Khí Hậu thiên bao gồm ba loại khí: Tông khí, Dinh khí và Vệ khí.
Ở đây chúng ta chỉ bàn đến khí Hậu thiên.
B/ Khí Hậu thiên.
Khí Hậu thiên gồm có ba loại:
1/ Tông khí.
1.1/ Nguồn gốc của Tông khí.
* Tông khí là thứ khí hợp thành từ khí trời và tinh khí từ đồ ăn thức uống (khí đất). Khí trời được hít qua mũi vào Phế, tinh khí của đồ ăn thức uống được Tỳ vận chuyển lên Phế. Hai thứ khí này kết hợp với nhau và tụ ở Đản trung trước ngực tạo nên Tông khí.
1.2/ Công dụng của Tông khí.
Công dụng chủ yếu của Tông khí là đi lên mũi để quản lý hơi thở, đi lên họng để quản lý tiếng nói, đi vào Tâm mạch để thúc đẩy sự vận hành của khí huyết.
Nếu Tông khí từ Phế không đi xuống được thì Huyết ở trong mạch sẽ bị ngừng lại không vận hành được. Sự mạnh yếu của hô hấp, thanh âm, ngôn ngữ, sự vận hành của khí huyết cho đến sự nóng lạnh và sức hoạt động của cơ thể có quan hệ mật thiết với Tông khí.
2/ Dinh khí
2.1/ Nguồn gốc của Dinh khí.
* Dinh khí là tinh khí (âm khí) trong đồ ăn thức uống, bắt nguồn từ Tỳ, Vị ở Trung tiêu.
2.2/ Công dụng của Dinh khí.
Công dụng chủ yếu của Dinh khí là hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng cho toàn thân.
Dinh khí từ Trung tiêu đi ra, dồn lên Phế mạch gặp khí trời và biến hóa làm cho Huyết có sắc đỏ. Sau khi Dinh khí đã đi vào huyết, nó chảy vào trong thì dinh dưỡng cho lục phủ ngũ tạng, khi tản ra ngoài thì nó làm tươi nhuận cho gân, xương, da, lông.
2.3/ Đường vận hành của Dinh khí
Dinh khí xuất phát ở Trung tiêu đi ở trong mạch theo trình tự các đường kinh: Thái âm Phế, Dương minh Đại trường, Dương minh Vị, Thái âm Tỳ, Thiếu âm Tâm, Thái dương Tiểu trường, Thái dương Bàng quang, Thiếu âm Thận, Quyết âm Tâm bào, Thiếu dương Tam tiêu, Thiếu dương Đởm, Quyết âm Can, mạch Đốc, mach Nhâm rồi trở lại Thái âm Phế…Dinh khí cứ tuần hành như vậy, với mỗi một ngày đêm nó tuần hoàn được 50 chu kỳ trong cơ thể.
Dinh khí có tác dụng chuyển hóa thành huyết để nuôi dưỡng cơ thể và thúc đẩy sự tuần hoàn của huyết dịch.
Nếu Dinh khí không đủ thì cơ thể sẽ không được nuôi dưỡng tốt.
3/ Vệ khí.
3.1/ Nguồn gốc của Vệ khí.
* Vệ khí là thứ khí bảo vệ cơ thể, giúp cho cơ thể có một màng lưới để chống ngoại tà xâm nhập.
Vệ khí là thứ khí nhanh mạnh (dương khí) trong đồ ăn uống bắt nguồn từ Thượng tiêu.
Vệ khí có tính linh hoạt cương cường, thích dong duổi xuyên thâu, nó đi ở ngoài mạch. Bên trong thì Vệ khí có tác dụng sưởi ấm vùng màng lưới để ôn dưỡng cho ngũ Tạng, lục Phủ; bên ngoài thì luồn trong tầng da thớ thịt để ôn dưỡng cho cơ nhục, da dẻ và điều lý việc mở đóng các lỗ chân lông.
Vệ khí chẳng những ôn dưỡng được cho tất cả các tạng phủ trong ngoài mà còn có công năng bảo vệ tầng biểu bì để chống khí ngoại tà xâm nhập.
3.2/ Đường vận hành của Vệ khí.
* Ban ngày Vệ khí đi thành hai đường:
Một đường đi từ đầu xuống hai cánh tay rồi tán ra ở hai bàn tay.
Một đường đi từ đầu xuống hai chân qua kinh Thận vào mạch Kiểu, trở về mắt và tiếp tục tuần hoàn như vậy.
Nhiệm vụ của Vệ khí là: Làm ấm, nhu nhuận, làm khỏe cơ phu, bảo vệ phần ngoài của cơ thể và mở đóng các lỗ chân lông.
* Ban đêm Vệ khí đi từ Thận lên Tâm qua Phế xuống Can sang Tỳ xuống Thận rồi lại lên Tâm …Có nhiệm vụ làm ấm, nhu nhuận và bảo vệ nội tạng để con người có giấc ngủ yên.
Ban ngày Vệ khí đi 25 chu kỳ, ban đêm Vệ khí cũng đi 25 chu kỳ, như vậy một ngày đêm Vệ khí cũng tuần hoàn 50 chu kỳ.
Nếu Vệ khí yếu thì các tổ chức trong cơ thể sẽ ít ấm hơn có lúc còn bị lạnh, sức chống đỡ của cơ thể sẽ yếu đi làm cho khí xấu, khí bệnh dễ xâm nhập.
C/Kết Luận:
* Tông khí là khí hợp thành từ khí trời và tinh khí từ đồ ăn thức uống (khí đất), nó là khí Hậu thiên.
* Nguyên khí là thứ khí do tinh cha huyết mẹ truyền cho con từ ở trong bào thai, nó là khí Tiên thiên.
* Chân khí là thứ khí được tạo nên nhờ sự kết hợp từ Tông khí là một thứ khí Hậu thiên ở ngực và Nguyên khí là một thứ khí Tiên thiên ở Thận.
* Chỉ có Chân khí mới có tác dụng nuôi dưỡng cho toàn thân.
*** Chính vì vậy người luyện công luôn luôn phải tạo ra một Chân khí dồi dào để từ đó có một năng lượng bản thể đầy đủ, vững mạnh.
Khí Công & Khoa Học
I/ Khí công là gì ?
1. Định nghĩa.
a Khí công thời xưa
Khí công nguyên thủy có vào khoảng 2000 đến 7000 năm trước. Từ một đột biến ngoại lai nào đó hay khi con người rơi vào một trạng thái tĩnh tại cao độ, ở người cổ đại đã xuất hiện một số hiện tượng đặc biệt như: Có thể nhìn thây nội tạng của mình, có thể nhìn xuyên qua một số vật, có thế dùng hai bàn tay của mìnhđể chữa bệnh cho người khác.... Những công năng này dần dần được tích lũy hình thành ra khí công sơ khai đơn giản của thời nguyên thủy.
Kiến thức của loài người ở giai đoạn này còn rất thiếu hiểu biết.Số người có công năng khác lạ cứ tăng dần. Người ta đã không thể hiểu được rằng những công năng đặc biệt ấy đã có sẵn trong mỗi con người, chỉ cần một "lực đẩy" đúng lúc đúng chỗ thì công năng ấy sẽ bộc phát. Để giải thích những hiện tượng siêu nhiên ( thần, thánh, ma, quỷ) vô hình có đầy quyền năng. Có nhiều kẻ xấu còn lợi dụng vào các công năng của họ hoặc của một số người thân, họ thổi phồng, bóp méo sự thât nhằm thu lợi vật chất hoặc tăng cường uy tín trong cộng đồng.
b Khí công thời nay.
Mất một thời gian rất dài chúng ta cũng chưa có khả năng giải thích được hiện tượng công năng đặc biệt của một số người.
Ví dụ: Hiện tượng cụ Trưởng Cần ở Hà Nội vào những năm1970-1980 đã chữa bệnh cho mọi người không dùng thuốc.....
Cho nên tất cả những hiện tượng này vẫn được đội cho một chiếc mũ ( có buộc giây cẩn thận) là mê tín dị đoan.
Đến nay do được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, số lượng thông tin tăng rất nhanh, mặt bằng dân trí cao hơn hẳn nên chúng ta đã phân biệt được giữa mê tín dị đoan và các công năng đặc biệt.
" Mê tín dị đoan: là:
- Tin tưởng mù quáng vào một hiện tượng không có khả năng giải thích và cũng không bao giờ chứng ming được
- Những người đi theo trào lưu này thường bị tốn nhiều tiền của, hao tổn sức lực mà không thấy có lợi ích thực tế nào cả.
"Mê tín không dị đoan" là:
- Tin tưởng có cân nhắc, suy nghĩ vào một hiện tượng khác lạ nào đó tuy chưa được chứng minh hoàn toàn nhưng ở một góc độ nhất định có thể giải thích được.
- Những người đi theo trào lưu này không bị tốn kém tiền của, không hao tổn sức lực và chắc chắn thu được những lợi ích rất thực tế cho bản thân mình và cho cả cộng đồng.
Vậy thực tế khí công là gì?
***Khí công là một phương pháp luyện khí, bồi bổ khí và điều khí trong cơ thể theo ý muốn nhằm mục đỉch rèn luyện cả tinh thần lẫn thể xác - nó là thuật kiện thân, thuật trị bệnh, thuật kéo dài tuổi thọ, thuật tăng trưởng công lực, thuật khai mở trí tuệ..... và là một phương pháp có thể kích hoạt được những tiềm năng đặc biệt của con người.
2- Luyện khí công là rèn luyện cả TÂM và THÂN.
a/ Lụyên Tâm
- Luyện tâm ở đây thường mang ý nghĩa rất rộng, không thể coi tâm là quả tim trong giải phẫu học, mà phải hiểu theo nghĩa của chữ TÂM. Luyện khí công thật sự là yêu cầu phải rèn luyện được ý thức của đại não, thậm chí cả các cơ quan chức năng về hoạt động ý thức, tư duy, tinh thần, tình cảm của toàn cơ thể.Có một số người còn cho rằng luyện TÂM là luyện cả những tiềm thức còn ẩn sâu trong đại não. Có lẽ trong mỗi con người đều có những mật mã di truyền, có những gien di truyền của tổ tông nhiều đời, còn được gọi là thông tin di truyền, nó được truyền từ đời nọ sang đời kia. Chính vì vậy việc luyện TÂM trong khí công còn mang ý ngfhĩa khai thác, phát huy được tinh hoa đã được đúc kết trong một gia đình, thậm chí trong một dòng tộc để được hội tụ trong một con người. Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi : Có người nào đã đúc kết được tinh hoa của một dân tộc hay không ? Nếu có thì HỒ CHÍ MINH là một trong những con người như vậy.
Chính vì vậy khi luyện TÂM thành công thì con người có thể có đột biến về trí tuệ, học sinh có thể học giỏi hơn, sẽ có những người có một lượng kiến thức rất rộng rất sâu mặc dù trong thực tế anh ta chưa được học những kiến thức ấy.Luyện TÂM thành công còn có thể thay đổi được tính xấu của một số người. Thí dụ như :Tính hiếu thắng,tính nóng nảy, tính khoác lác, tính đố kỵ ghen ghét, tính khoe mẽ....
Luyện TÂM thành công tức là đã luyện cho mình trở thành một con người tốt hơn, sống đơn giản hơn, khiêm tốn hơn và thiện tâm hơn...
Sau khi đã xác định quyết tâm theo học và đã có lòng tin thì việc đầu tiên là sửa mình. Hãy tự sửa mình từ những cái nhỏ nhất, đừng đặt ra một mục đích gì cao xa, cứ bắt đầu làm đi rồi kết quả nó sẽ đến.Ở cuộc đời trần tục này không có ai hoàn thiện được đâu, ngay cả Phật có xuống trần cũng vậy thôi, có như thế nó mới là trần tục.Nếu như mỗi ngày ta tốt hơn một chút, thì tâm ta dần dần sẽ trong hơn, dần dần sẽ sáng hơn, ta sẽ nhìn mọi hiện tượng sự vật với một cách thiện tâm hơn…Như thế tức là ta đã đang luyện Tâm đấy.
b/ Cần phải học cách ghi nhận để rồi chiêm nghiêm.
Trong thời đại ngày nay có rất ít người lên núi hoặc vào hang để luyện tập một mình như ngày xưa. Người ta vừa làm việc trong cuộc sống bình thường vừa luyện tập hay nói một cách khác là “Đời đạo song tu “
Trong khi nghe giảng, người học sẽ được nghe nói đến những hiện tượng lạ mà từ xưa đến nay chưa bao giờ gặp. Đến một trình độ nào đó thì một số học viên sẽ trực tiếp nhận biết được những hiện tượng lạ do khả năng của mình bắt đầu bột phát. Một trong những nguyên tắc phải thực hiện là: Trước những hiện tượng lạ mà mình nghe được hoặc trực tiếp nhận thấy thì chỉ nên ghi nhận để chiêm nghiệm chứ đừng vội kết luận gì cả.Chúng ta chỉ có thể nhận biết được những hiện tượng lạ đúng với bản chất của nó khi chúng ta đã nhúng mình vào mà chiêm nghiệm nhiều lần. Khi nghe nói đến các hiện tượng lạ thì đừng vội kết luận :
- Cái đó làm gì có !
- Nói thế là mê tín dị đoan !
- Khoa học đã chứng minh được đâu !
Người ta đã phải thừa nhận rằng : Khoa học hiện đại chỉ có thể tiệm cận dần với thế giới tự nhiên theo từng bước.Các nhà bác học chỉ là những người khám phá ra các qui luật tự nhiên chứ không phải là những người tạo ra các qui luật.Trong khi ấy những qui luật đã được khám phá là rất ít so với những qui luật có trong tự nhiên.Trước đây người ta cho rằng “Chết là hết” nhưng gần đây người ta đã chứng minh được “Linh hồn” là một dạng năng lượng của vật chất. Theo Định luật bảo toàn năng lượng thì : “Linh hồn’ sẽ không mất mà nó chỉ chuyển hóa sang một dạng khác. Đạo Phật đã thừa nhận có các kiếp luân hồi, vậy thời gian giữa hai kiếp của một con người nó là cái gì ? Nó ở đâu ?
Đã có nhiều nhà bác học phải gánh chịu những nỗi oan trái khi họ phát hiện ra những điều mới lạ mà trước đó chưa có ai biết . Thí dụ : Người phát hiện ra Vi trùng, người phát hiện ra trái đất quay xung quanh mặt trời, người phát hiện ra thuyết tương đối v..v..Những con người đó lúc đầu họ bị coi là dở hơi, thậm chí bị đối xử tàn tệ nhưng về sau họ được công nhận và lại được ca ngợi hết lời. Nếu nói một cách sòng phẳng, những nhà bác học ấy bị oan trái bởi vì lúc đó những người khác “ngu dốt” hơn họ. Những người có Tâm Đạo đừng bao giờ vội vã kết luận, theo tôi đức tính này thuộc về “ Đạo đức Khí công” .
........................
c/ Người học khí công phải biết khiêm tốn và chịu đựng.
Trong quá trình học tập có người tiến bộ nhanh, có người tiến bộ chậm. Những người nhạy cảm sẽ nhận được những tín hiệu sớm hơn: Khí cảm – Khí quang – Khí hình. Những người này đừng vội nghĩ là mình đã giỏi hơn người khác, vì cái chúng ta biết bao giờ cũng ít hơn cái chúng ta chưa biết. Khi ta giỏi mặt này thì người khác giỏi mặt kia. Có những người học một thời gian dài mà chưa thấy bộc lộ khả năng gì nhưng rồi đột nhiên họ lại có khả năng đặc biệt. Trong quá trình học tập trình độ khả năng của mỗi người có thể biến động theo hai cách : Tiệm ngộ hoặc Đốn ngộ.
-- Tiệm ngộ là hiện tượng kiến thức và khả năng được nâng cao dần theo thời gian học tập.
-- Đốn ngộ là khả năng đột nhiên bột phát rồi đạt ngay đến đỉnh cao vào một thời điểm thích hợp.
Trong thực tế có những học viên nói ra rất vô tư những điều mình nhận biết được với thái độ trung thực thì lại bị người khác bài bác. Người ta thường nói rằng:
-- Tôi cũng ở đấy mà tôi không thấy gì !
-- Tôi cũng ở đấy nhưng tôi lại thấy khác !
-- Nói khoác.
v...v......
Chính những lúc như vậy, những người nào đã nói ra một cách trung thực thì phải bình tĩnh mà chịu đựng, phải có bản lĩnh tin vào con đường mình đi, tin vào những điều mình đã thấy.Để xác nhận những khả năng đặc biệt thì không thể biểu quyết theo đa số được và có một điều trớ trêu vẫn xảy ra là những người không có khả năng đặc biệt lại ngồi đánh giá ( có khi là cả một hội đồng ) và phán xét những người có khả năng đặc biệt.Trong thực tế để giảm thiểu những mâu thuẫn không nên có này thì tốt nhất là “ chỉ nói những nhận biết mới lạ của mình với Thầy hoặc với những người đồng cảm với mình.” Một điều cần phải luôn nhớ là: “Ngay cả những điều ta trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy trong không gian cũng chưa chắc đã có thật, bởi vì nhiễu trong quá trình nghe-nhìn là rất lớn!Phải tìm bằng được cách lọc nhiễu và đừng vội kiêu căng.”
d/ Người học khí công phải rèn luyện một tầm nhìn sâu rộng và một tâm hồn cao thượng.
--Chúng ta phải nhìn nhận các hiện tượng xảy ra một cách toàn diện và đi từ nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận hiện tượng. Chỉ có như vậy ta mới có được những kết luận chính xác như bản chất vốn có của nó, mà không kết luận theo ý nghĩ chủ quan của cá nhân. Để nhận thức được thế giới Tâm linh chúng ta phải tạm thời xếp những tư duy Trần tục sang một bên ...Chúng ta đều biết rằng khi Niuton tìm ra ba Định luật cơ bản của Cơ học cổ điển thì đã làm thay đổi cả tư duy khoa học lúc bấy giờ, và cuộc cách mạng kỹ thuật đã ra đời... Khi khoa học đi vào nghiên cứu chuyển động của những phần tử có kích thước nhỏ ( Các hạt cơ bản ), thì ba Định luật này lại bị lạc hậu và Lý thuyết Cơ lượng tử đã ra đời…Khi khoa học phát triển cao hơn thì Lý thuyết Cơ lượng tử lại bị bế tắc vả Thuyết Tương đối đã ra đời… Nói một cách khác ta không thể đem tư duy của Cơ học Cổ điển để giải thích những vấn đề thuộc Cơ lượng tử, bởi vì hai lĩnh vực này nó quá khác xa nhau. Khi nhắc đến vấn đề Tâm linh tôi thường hay nghe thấy người ta nói “ Khoa học chưa chứng minh ”, làm sao có thể chứng minh được khi hai thế giới nó quá khác xa nhau !... Trong thế giới Tâm linh thì thời gian và khoảng cách gần như không còn ý nghĩa nữa, tốc độ ánh sáng ( 300.000 Km/s ) là quá nhỏ, bởi vì người ta có thể tức thời có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc. Người ta cũng có thể ngồi im thu năng lượng một vài giờ là đủ sức làm việc cả ngày rồi.Người ta có thể tưởng tượng ra một quyển sách trắng đặt trước mặt rồi ngồi thiền, khi đứng dậy là đã học được bao nhiêu kiến thức khác nhau rồi. Người ta có thể phát ra hoặc thu vào những tần số sóng mà người trần tục còn chưa biết nó ở giải sóng nào. V...v...
--Phải biết quyên mình vì người khác, đặc biệt là khi chữa bệnh cho bệnh nhân : Phải biết đau cái đau của người bệnh. Không kể người bệnh sang, hèn, giàu, nghèo...đứng trước người bệnh “chỉ có ta và con bệnh, bằng mọi cách phải chiến thắng con bệnh”.
3- Hình thức rèn luyện đơn giản mà hiệu quả cao.
Người luyện khí công, đặc biệt là “Tĩnh khí công”hoàn toàn có thể ngồi trong nhà để luyện tập do đó không bị phụ thuộc vào thời tiết.Thời gian để luyện tập trong ngày là từ 30p đến một giờ, có thể luyện vào sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối hay đêm khuya.Nếu biết luyện đúng cách nhất định trong vòng một tháángức khỏe của cơ thể sẽ có thay đổi tích cực rõ ràng.
4- Một số ví dụ về những người có công năng đặc biệt.
.........
II. Tính khoa học của khí công.
1- Điều tiết công năng của não.
Người ta có từ 19 đến 20 tỉ noron thần kinh nhưng trong đó có đến hơn 80% noron chưa làm việc. Đối với người bình thường dường như chỉ có các tế bào thần kinh ở vỏ não là hoạt động, các tế bào này phải hoạt động liên tục suốt ngày đêm và hầu như không được nghỉ ngơi trong khi đó các tế bào nội não gần như không làm việc. Khi con người ở vào trạng thái tĩnh cao độ, lớp vỏ não hoạt động ít đi hình thành sự ức chế tốt mang tính bảo vệ đối với vỏ não vì vậy vỏ não được nghỉ ngơi.Khi người ta làm việc thì lớp vỏ não căng thẳng và linh hoạt, còn các tế bào nội não thì bị kìm nén không phát huy được công năng.Trong trạng thái thiền sâu thì phần vỏ não được thả lỏng, nó được nghỉ ngơi. Chính lúc đó các tín hiệu đồng mức vi tế từ ngoài đi vào sẽ vượt qua lớp vỏ não để đi vào tầng sâu của não, nó có tác dụng đánh thức các tế bào nội não này, kích hoạt các tế bào này đi vào trạng thái làm việc. Nếu chúng ta chỉ đạo được các tế bào ở tầng sâu của não hưng phấn có ý thức, nó sẽ tạo được dòng điện não khá mạnh, phát huy được cả tiềm năng của vỏ não và nội não, chính lúc đó những công năng đặc biệt có thể sẽ xuất hiện. Khí công còn có thể làm giảm hoạt động liên tục của hệ thống thần kinh giao cảm khiến gần như toàn bộ nội tạng được nghỉ ngơi, lúc đó công năng của nội tạng sẽ được điều chỉnh và cải thiện. Trong trạng thái luyện công lượng máu lên não nhiều hơn bình thường, mà não lại đang được thả lỏng cho nên vòng tuần hoàn nhỏ sẽ được cải thiện rõ rệt. Điều này rất ít thấy ở những phương pháp khác. Vì những lý do trên có thể nói : Khí công là một công pháp đặc biệt rất lý tưởng để khơi dậy năng lượng, kích phát công năng của não để từ đó phát huy được trí tuệ tiềm năng của toàn bộ não bộ.
2- Điều chỉnh và cải thiện công năng của hệ thống tuần hoàn máu.
Trong trạng thái luyện công cơ thể có khả năng tự điều tiết lượng máu lưu thông, vì vậy áp lực đối với tim được giảm bớt, tuổi thọ của tim được kéo dài. Khi luyện công phản ứng của huyết quản thay đổi trở nên mẫn cảm hơn, khả năng co dãn của mạch máu tốt hơn rất nhiều nên có thể tránh được những bệnh : tràn máu não, xơ cứng động mạch, xơ cứng tim...
Khi được tiếp xúc với các khí công sư, do khí trường của các khí công sư mạnh hơn nên bạn bị rơi vào trường sóng hoặc trường ánh sáng của họ. Các trường lực này có khả năng thúc đẩy các công năng của bạn và rất có thể nó còn thúc đẩy được cả việc cải thiện được những công năng khác của nội tạng.. .Có một số người thiếu máu, khi họ tiếp xúc trực tiếp với các khí công sư một lúc ta thấy mặt họ hồng hẳn lên vì hồng cầu của họ đã được tăng lên.
Luyện khí công có thể làm cho lượng Hidrocotizon tăng lên và làm giảm lượng Hidrothilin trong máu, chính vì vậy nó giúp cho người luyện chống lại được lão hóa và giảm được lượng đường dư thừa trong máu.
Người ta đã chứng minh được : Năng lượng do khí công sư phát ra có thể làm thay đổi kết cấu các phân tử.Khi kết cấu các phân tử của đường Gluco thay đổi, lượng đường trong máu và nước tiểu chắc chắn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể. Khi luyện công hoặc tiếp xúc nhiều với khí công sư thì có thể giúp cơ thể điều chỉnh hoặc thay đổi được các nguyên tố vi lượng trong máu. Các nguyên tố vi lượng này trong cơ thể lại có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ.Chính vì vậy những người luyện khí công và đặc biệt là các khí công sư thường khỏe mạnh hồng hào và có tuổi thọ cao.
3- Hệ hô hấp được điều chỉnh và cải thiện.
Khi luyện công ta sẽ thở vô thức và thường là thở rất sâu, trong khi đó cơ thể chúng ta lại đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên lượng ô xy tiêu thụ rất ít. Dưỡng khí thì nhiều nhưng xử dụng lại ít nên cơ thể chúng ta luôn được thỏa mãn nhu cầu ô xy.Khi một vận động viên tập chạy thì họ thở rất sâu nhưng lượng Ôxy họ tiêu hao cũng rất nhiều cho nên cơ thể có khi vẫn ở trạng thái thiếu Ôxy. Vận động viên chỉ thở sâu khi họ tập, còn bình thường họ không thở sâu, người luyện khí công lâu ngày thì có thể tạo ra thói quen thở sâu cả ngày điều này rất có lợi cho cơ thể. Khả năng hấp thụ Ỗxy của vận động viên không thể so sánh với người tập khí công được.
Những người có bệnh phổi, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh động mạch vành tim, thiếu máu não...Nếu chăm chỉ luyện tập khí công thì hoàn toàn có thể tự chữa bệnh cho mình. Khi công năng của phổi được tăng cường thì nó sẽ làm cho việc tiết dịch ở tuyến tiền liệt và một số chất dịch khác sẽ được sản sinh nhiều hơn, các dịch này sẽ kích thích việc sản xuất hoócmôn vì vậy nó có tác dụng điều tiết toàn cơ thể.
4- Hệ tiêu hóa được điều chỉnh và cải thiện.
Khi luyện khí công thì lượng nước bọt được tiết ra nhiều hơn, dịch ruột non và dịch dạ dày cũng tiết ra nhiều hơn. Trong nước bọt, dịch ruột non, dịch dạ dày lại có rất nhiều chất xúc tác giúp cho việc tiêu hóa được hiệu quả. Nước bọt của người luyện công còn có thể ức chế rồi tiêu diệt những vi khuẩn không có lợi cho cơ thể.. Chính vì vậy cơ thể người luỵên công có thể đề kháng được các bệnh viêm khoang miệng,viêm ruột, viêm dạ dày...Trong các sách cổ người ta gọi nước bọt là “Kim tân – Ngọc dịch”, vì vậy khi luyện công nếu có ra nhiều nước bọt thì đừng nhổ đi. Khi dịch dạ dày và dịch ruột tăng lên thì độ Axít – Kiềm sẽ tự điều tiết cho nên không có hiện tượng thừa Axít hoặc Kiềm do đó sẽ chống được bệnh thừa chất béo, viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng.
Khi luyện công cơ thể còn tạo ra được các dịch có khả năng hấp thụ tối đa các chất bổ do thức ăn đưa vào, trong khi đó các vòng tuần hoàn của nội tạng lại được tăng cường đặc biệt là vòng tuần hoàn nhỏ của ruột non được cải thiện do dó khả năng hấp thụ thức ăn tăng lên đáng kể. Điều này giải thích vì sao người luyện khí công ăn rất ít mà vẫn khỏe mạnh dẻo dai.
Có một số người khi luyện công còn có thể tạo ra được các chất dịch có khả năng giải phóng đựơc năng lượng đã tích tụ sẵn trong cơ thể cho nên họ có thể nhịn ăn dài ngày mà cơ thể vẫn khỏe mạnh.
Một trong những tiêu chuẩn để dánh giá kết quả người luyện công là : Ăn ít, ngủ ít, làm việc nhiều mà cơ thể vẫn mạnh khỏe.
5- Chức năng của hệ nội tiết được cải thiện.
Do tác dụng của việc luyện công lượng trao đổi chất Ađrênalin có thể sẽ giảm đi, lượng hoócmôn vỏ não và hoócmôn tăng trưởng cũng sẽ giảm đi, trong khi đó thời gian tiết dich lại kéo dài ra - nguyên nhân này có ảnh hưởng quyết định tới hệ nội tiết. Hệ nội tiết lại có liên quan tới sự sinh trưởng, phát dục và lão hóa của con người tức là nó có vai trò quan trọng đối với sinh mạng con người.
Những bệnh như đau khớp, viêm khớp, viêm cơ tim...khi bệnh viện đã xử lý hết cách thì còn biện pháp cuối cùng là truyền hoócmôn, bệnh ung thư cũng như vậy. Rõ ràng chúng ta thấy hoócmôn có vai trò rất lớn đối với cơ thể con người, trong khi đó người luyện khí công lại có thể điều tiết được việc sản xuất các hoócmôn này _ đây chính là điều kỳ diệu của khí công. Khi bệnh viện dùng liệu pháp hoócmôn để điều trị thì một điều nan giải là : Uống bao nhiêu là vừa đủ ? Nếu cơ thể có thể điều tiết hoócmôn thì chắc chắn nó sẽ biết chính xác cần điều tiết như thế nào là thích hợp nhất. Lượng hoócmôn được cung cấp đầy đủ thì có thể kéo dài được tuổi thọ. Thực tế cho thấy khi phụ nữ luyện công thì tuổi mãn kinh sẽ được kéo dài ra, thậm chí có người đã tắt kinh nhưng khi chăm chỉ luyện công thì lại có kinh trở lại, mà phụ nữ càng chậm mãn kinh thì tuổi thọ càng cao.
5.1- Có tác dụng mạnh tới hệ thống cơ xương.
Đối với người cao tuổi hệ xương thay đổi nhanh theo chiều hướng xấu, các chất bôi trơn khớp giảm đi, lượng can xi tăng lên tại các khớp xương, tính đàn hồi của xương kém, xương bị giòn...Khi chất xương bị tăng sinh nghiêm trọng sẽ sinh ra các gai xương gây trở ngại cho hoạt động của các khớp xương. Khi khớp có gai thì người bệnh rất khó chịu, đau đớn...như gai đôi cột sống, gai khớp gối, gai khớp vai...
Bệnh ở hệ xương khớp thì hầu hết do thận quyết định, tỉ lệ những người mắc bệnh thận rất cao nên những người mắc bệnh xương khớp cũng rất nhiều. Luyện khí công có thể hồi phục được các chức năng của thận, khí công sư giỏi còn có thể phẫu thuật thận để chữa bệnh thận, từ đó làm giảm bệnh xương khớp.Luyện khí công có thể điều tiết dịch bôi trơn ở các khớp xương, điều tiết được lượng Canxi đi đến các khớp xương một cách hợp lý nên hạn chế được bệnh gai xương. Khí công sư có thể phẫu thuật gai đôi cột sống hoặc gai ở những khớp xương khác. Luyện tập khí công thường xuyên hoàn toàn có khả năng tăng tính dẻo dai cho xương, từ đó tránh đựơc bệnh loãng xương và giòn xương ở người già.
Chăm chỉ luyện khí công thì hệ thống cơ bắp cũng được cải thiện rất tốt bởi vì khi luyện công các cơ quan như não bộ, thành ruột sẽ sản sinh ra nhiều chất Tafin, khi cơ thể ở dạng hưng phấn khí công thì các bộ phận trong cơ thể rất dễ tiếp nhận các chất ở dạng Moócfin. Những chất này ở người nào cũng có nhưng không có nhiều, với người thường xuyên luyện công thì lượng chất này được sinh ra gấp nhiều lần. Chất Tafin là dạng Moócfin nguyên sinh có trong cơ thể con người, tác dụng giảm đau của nó mạnh hơn Moócfin nhiều lần, đồng thời nó còn có tác dụng làm cho cơ thể lâu mỏi mệt hơn. Khí công giúp cho lực co duỗi, độ căng của cơ tăng lên nhiều lần vì vậy cơ thể ta chịu đựng được thời gian lao động lâu hơn, khi bị mệt thì lại nhanh hồi phục hơn.
5.2- Điều chỉnh được nhiệt độ của da và nhiệt độ của cơ thể.
Những người luyện công lâu năm có trình độ cao họ có thể điều tiết được nhiệt độ cơ thể, khi gặp lạnh thì điều tiết để cơ thể nóng ấm lên khi nóng quá thì điều tiết để cơ thể mát đi. Luyện khí công làm cho lớp Vệ khí ở dưới da hoạt động rất sung mãn vì vậy nó có thể chống lại những ngoại tà xâm nhập bảo vệ cho cơ thể chúng ta được bình yên.
5.3- Có thể điều chỉnh và cải thiện công năng miễn dịch của con người.
Người luyện công có thể làm tăng số lượng tế bào máu, đồng thời làm cho khả năng thôn tính của bạch cầu tăng lên, khả năng phòng dịch của cơ thể tăng lên vì vậy người luyện công ít khi bị ốm. Luyện công tốt làm cho khả năng sát trùng của bạch cầu tăng lên cho nên khả năng miễn dịch của cơ thể cũng tăng theo. Khả năng miễn dịch lại được điều tiết rất khoa học, khi nào cần nhiều thì nó tăng cường khi nào cần ít thì nó tự động giảm đi. Tác dụng của khí đối với khả năng miễn dịch có tính chất song hướng, vừa có thể giúp cho vi khuẩn tốt sinh trưởng phát triển vừa CÓ KHẢ NĂNG DIỆT CÁC VI KHUẨN KHÔNG CÓ LỢI CHO CƠ THỂ , một loại thuốc bình thường không bao giờ làm được điều này.
5.4- Người luyện công có thể phát phóng được ngoại khí.
Khi có đủ nội lực người luyện công có thể phát được khí ( Năng lượng ) của cơ thể đi ra từ tay, từ ấn đường, từ bách hội, thậm chí từ toàn thân. Khí được phát ra có thể đem theo thông tin, có thể đem theo cả khí thuốc để tác động vào các đối tượng nhận khí. Mục đích của việc phát khí này là để :
* Kiểm tra những khu vực cần kiểm tra xem ở đó có tà khí hay không, môi trường ở đó ra sao, các mạch đất ở đó có khuyết tật gì hay không...
* Tác động vào người để khám bệnh và chữa bệnh.
* Tác động vào cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất...
Năng lượng do những khí công sư (có khả năng thật sự) phát đi được rất xa bởi vì năng lượng này bị tổn hao rất ít trên đườg đi, năng lượng này có thể mang thông tin đi và có thể nhận thông tin về. Năng lượng này có thể phẫu thuật cho bệnh nhân và chữa khỏi bệnh từ xa.
III KẾT LUẬN
1/ Khí công là một môn khoa học rèn luyện được cả Tâm và Thân.
2/ Khí công là môn học dễ luyện tập, thích hợp cho nhiều đối tượng và có hiệu quả cao.
3/ Khí công có thể rèn luyện nên những con người có phẩm chất tốt, có sức khỏe tốt và đặc biệt là có một trái tim nhân hậu. Tất nhiên là phải do một ông thầy khỏe mạnh tài năng và nhân hậu truyền dạy.
4/ Khí công có thể đào tạo nên những người có khả năng nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên chính xác hơn, khoa học hơn :
-- Không nhìn nhận sự việc với nhãn quan duy ý trí.
-- Không nhìn nhận sự việc với nhãn quan duy tâm.
-- Chỉ nhìn nhận sự việc như bản chất vốn có của nó, nó có thế nào thì nói thế ấy, không lấp liếm, không lừa đảo.
5/ Khí công có thể đào tạo nên những con người có khả năng hiểu biết nhiều các quy luật tự nhiên và biết cách vận dụng những qui luật ấy vào cuộc sống thực tế để góp phần làm lợi cho cộng đồng.
6/những điều cần lưu ý khi luyện Tâm
a / Phải có lòng tin và bắt đầu từ những cái nhỏ nhất.
Chúng ta phải tin vào một thế giới tốt đẹp hơn, phải tin vào mọi việc sẽ tốt đẹp hơn, phải tin vào chính chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Phải tin rằng khi chúng ta thành tâm thì chắc chắn Cha – Ông ta sẽ giúp đỡ dạy bảo chúng ta. Cha –Ông ta nói ở đây là những ai ? Những con người như : Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ,Lý Thái Tổ,Lý Thánh Tông,Trần Thánh Tông,Trần Nhân Tông,Lê Thánh Tông...và Hồ Chí Minh, họ đâu có chết. Những con người đó cũng như toàn bộ nền văn hóa Tâm linh Việt Nam luôn luôn sẵn sàng dang tay đón nhận và dìu dắt chúng ta. Tôi xin chứng minh : Có một người khi về Côn Sơn luyện tập..
+ Tại nền nhà cụ Nguyễn Trãi đã được cụ chỉ bảo như sau :
Đến hôm nay, đời đã mở sang trang,
Thang bậc ấy nhiều điều e sáo trộn.
Mọi ham muốn của cuộc đời trần tục,
Sự ghét ghen, đố kỵ giữa đời thường…
Nếu có nghe, có thấy phải nhún nhường,
Như chẳng thấy và chẳng nghe gì cả.
Là tấm gương để những người thiên hạ,
Khi nhìn vào, không vết ố…
Nghe con !
Có bấy nhiêu thôi, hãy giữ trọn lòng,
Niềm tin ấy đặt vào con…
Nhiều lắm.
+ Tại đền thờ Thượng tể Cổ trạch, cụ Trần Quốc Chẩn dạy :
Quốc phụ ta đây vẫn mỉm cười,
Giúp con hành đạo khắp muôn nơi.
Con đi hành đạo , ta hành đạo…
Cũng bởi nhân duyên tự kiếp nào.
+ Tại Yên Tử, Sư tổ Huyền Quang dạy :
Đời đạo song tu , mấy kiếp người,
Gieo niềm hạnh phúc đã bao nơi.
Vui mà hành thiện , tâm con thiện,
Buồn mà hành thiện, con thiện tâm.
1. Định nghĩa.
a Khí công thời xưa
Khí công nguyên thủy có vào khoảng 2000 đến 7000 năm trước. Từ một đột biến ngoại lai nào đó hay khi con người rơi vào một trạng thái tĩnh tại cao độ, ở người cổ đại đã xuất hiện một số hiện tượng đặc biệt như: Có thể nhìn thây nội tạng của mình, có thể nhìn xuyên qua một số vật, có thế dùng hai bàn tay của mìnhđể chữa bệnh cho người khác.... Những công năng này dần dần được tích lũy hình thành ra khí công sơ khai đơn giản của thời nguyên thủy.
Kiến thức của loài người ở giai đoạn này còn rất thiếu hiểu biết.Số người có công năng khác lạ cứ tăng dần. Người ta đã không thể hiểu được rằng những công năng đặc biệt ấy đã có sẵn trong mỗi con người, chỉ cần một "lực đẩy" đúng lúc đúng chỗ thì công năng ấy sẽ bộc phát. Để giải thích những hiện tượng siêu nhiên ( thần, thánh, ma, quỷ) vô hình có đầy quyền năng. Có nhiều kẻ xấu còn lợi dụng vào các công năng của họ hoặc của một số người thân, họ thổi phồng, bóp méo sự thât nhằm thu lợi vật chất hoặc tăng cường uy tín trong cộng đồng.
b Khí công thời nay.
Mất một thời gian rất dài chúng ta cũng chưa có khả năng giải thích được hiện tượng công năng đặc biệt của một số người.
Ví dụ: Hiện tượng cụ Trưởng Cần ở Hà Nội vào những năm1970-1980 đã chữa bệnh cho mọi người không dùng thuốc.....
Cho nên tất cả những hiện tượng này vẫn được đội cho một chiếc mũ ( có buộc giây cẩn thận) là mê tín dị đoan.
Đến nay do được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, số lượng thông tin tăng rất nhanh, mặt bằng dân trí cao hơn hẳn nên chúng ta đã phân biệt được giữa mê tín dị đoan và các công năng đặc biệt.
" Mê tín dị đoan: là:
- Tin tưởng mù quáng vào một hiện tượng không có khả năng giải thích và cũng không bao giờ chứng ming được
- Những người đi theo trào lưu này thường bị tốn nhiều tiền của, hao tổn sức lực mà không thấy có lợi ích thực tế nào cả.
"Mê tín không dị đoan" là:
- Tin tưởng có cân nhắc, suy nghĩ vào một hiện tượng khác lạ nào đó tuy chưa được chứng minh hoàn toàn nhưng ở một góc độ nhất định có thể giải thích được.
- Những người đi theo trào lưu này không bị tốn kém tiền của, không hao tổn sức lực và chắc chắn thu được những lợi ích rất thực tế cho bản thân mình và cho cả cộng đồng.
Vậy thực tế khí công là gì?
***Khí công là một phương pháp luyện khí, bồi bổ khí và điều khí trong cơ thể theo ý muốn nhằm mục đỉch rèn luyện cả tinh thần lẫn thể xác - nó là thuật kiện thân, thuật trị bệnh, thuật kéo dài tuổi thọ, thuật tăng trưởng công lực, thuật khai mở trí tuệ..... và là một phương pháp có thể kích hoạt được những tiềm năng đặc biệt của con người.
2- Luyện khí công là rèn luyện cả TÂM và THÂN.
a/ Lụyên Tâm
- Luyện tâm ở đây thường mang ý nghĩa rất rộng, không thể coi tâm là quả tim trong giải phẫu học, mà phải hiểu theo nghĩa của chữ TÂM. Luyện khí công thật sự là yêu cầu phải rèn luyện được ý thức của đại não, thậm chí cả các cơ quan chức năng về hoạt động ý thức, tư duy, tinh thần, tình cảm của toàn cơ thể.Có một số người còn cho rằng luyện TÂM là luyện cả những tiềm thức còn ẩn sâu trong đại não. Có lẽ trong mỗi con người đều có những mật mã di truyền, có những gien di truyền của tổ tông nhiều đời, còn được gọi là thông tin di truyền, nó được truyền từ đời nọ sang đời kia. Chính vì vậy việc luyện TÂM trong khí công còn mang ý ngfhĩa khai thác, phát huy được tinh hoa đã được đúc kết trong một gia đình, thậm chí trong một dòng tộc để được hội tụ trong một con người. Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi : Có người nào đã đúc kết được tinh hoa của một dân tộc hay không ? Nếu có thì HỒ CHÍ MINH là một trong những con người như vậy.
Chính vì vậy khi luyện TÂM thành công thì con người có thể có đột biến về trí tuệ, học sinh có thể học giỏi hơn, sẽ có những người có một lượng kiến thức rất rộng rất sâu mặc dù trong thực tế anh ta chưa được học những kiến thức ấy.Luyện TÂM thành công còn có thể thay đổi được tính xấu của một số người. Thí dụ như :Tính hiếu thắng,tính nóng nảy, tính khoác lác, tính đố kỵ ghen ghét, tính khoe mẽ....
Luyện TÂM thành công tức là đã luyện cho mình trở thành một con người tốt hơn, sống đơn giản hơn, khiêm tốn hơn và thiện tâm hơn...
Sau khi đã xác định quyết tâm theo học và đã có lòng tin thì việc đầu tiên là sửa mình. Hãy tự sửa mình từ những cái nhỏ nhất, đừng đặt ra một mục đích gì cao xa, cứ bắt đầu làm đi rồi kết quả nó sẽ đến.Ở cuộc đời trần tục này không có ai hoàn thiện được đâu, ngay cả Phật có xuống trần cũng vậy thôi, có như thế nó mới là trần tục.Nếu như mỗi ngày ta tốt hơn một chút, thì tâm ta dần dần sẽ trong hơn, dần dần sẽ sáng hơn, ta sẽ nhìn mọi hiện tượng sự vật với một cách thiện tâm hơn…Như thế tức là ta đã đang luyện Tâm đấy.
b/ Cần phải học cách ghi nhận để rồi chiêm nghiêm.
Trong thời đại ngày nay có rất ít người lên núi hoặc vào hang để luyện tập một mình như ngày xưa. Người ta vừa làm việc trong cuộc sống bình thường vừa luyện tập hay nói một cách khác là “Đời đạo song tu “
Trong khi nghe giảng, người học sẽ được nghe nói đến những hiện tượng lạ mà từ xưa đến nay chưa bao giờ gặp. Đến một trình độ nào đó thì một số học viên sẽ trực tiếp nhận biết được những hiện tượng lạ do khả năng của mình bắt đầu bột phát. Một trong những nguyên tắc phải thực hiện là: Trước những hiện tượng lạ mà mình nghe được hoặc trực tiếp nhận thấy thì chỉ nên ghi nhận để chiêm nghiệm chứ đừng vội kết luận gì cả.Chúng ta chỉ có thể nhận biết được những hiện tượng lạ đúng với bản chất của nó khi chúng ta đã nhúng mình vào mà chiêm nghiệm nhiều lần. Khi nghe nói đến các hiện tượng lạ thì đừng vội kết luận :
- Cái đó làm gì có !
- Nói thế là mê tín dị đoan !
- Khoa học đã chứng minh được đâu !
Người ta đã phải thừa nhận rằng : Khoa học hiện đại chỉ có thể tiệm cận dần với thế giới tự nhiên theo từng bước.Các nhà bác học chỉ là những người khám phá ra các qui luật tự nhiên chứ không phải là những người tạo ra các qui luật.Trong khi ấy những qui luật đã được khám phá là rất ít so với những qui luật có trong tự nhiên.Trước đây người ta cho rằng “Chết là hết” nhưng gần đây người ta đã chứng minh được “Linh hồn” là một dạng năng lượng của vật chất. Theo Định luật bảo toàn năng lượng thì : “Linh hồn’ sẽ không mất mà nó chỉ chuyển hóa sang một dạng khác. Đạo Phật đã thừa nhận có các kiếp luân hồi, vậy thời gian giữa hai kiếp của một con người nó là cái gì ? Nó ở đâu ?
Đã có nhiều nhà bác học phải gánh chịu những nỗi oan trái khi họ phát hiện ra những điều mới lạ mà trước đó chưa có ai biết . Thí dụ : Người phát hiện ra Vi trùng, người phát hiện ra trái đất quay xung quanh mặt trời, người phát hiện ra thuyết tương đối v..v..Những con người đó lúc đầu họ bị coi là dở hơi, thậm chí bị đối xử tàn tệ nhưng về sau họ được công nhận và lại được ca ngợi hết lời. Nếu nói một cách sòng phẳng, những nhà bác học ấy bị oan trái bởi vì lúc đó những người khác “ngu dốt” hơn họ. Những người có Tâm Đạo đừng bao giờ vội vã kết luận, theo tôi đức tính này thuộc về “ Đạo đức Khí công” .
........................
c/ Người học khí công phải biết khiêm tốn và chịu đựng.
Trong quá trình học tập có người tiến bộ nhanh, có người tiến bộ chậm. Những người nhạy cảm sẽ nhận được những tín hiệu sớm hơn: Khí cảm – Khí quang – Khí hình. Những người này đừng vội nghĩ là mình đã giỏi hơn người khác, vì cái chúng ta biết bao giờ cũng ít hơn cái chúng ta chưa biết. Khi ta giỏi mặt này thì người khác giỏi mặt kia. Có những người học một thời gian dài mà chưa thấy bộc lộ khả năng gì nhưng rồi đột nhiên họ lại có khả năng đặc biệt. Trong quá trình học tập trình độ khả năng của mỗi người có thể biến động theo hai cách : Tiệm ngộ hoặc Đốn ngộ.
-- Tiệm ngộ là hiện tượng kiến thức và khả năng được nâng cao dần theo thời gian học tập.
-- Đốn ngộ là khả năng đột nhiên bột phát rồi đạt ngay đến đỉnh cao vào một thời điểm thích hợp.
Trong thực tế có những học viên nói ra rất vô tư những điều mình nhận biết được với thái độ trung thực thì lại bị người khác bài bác. Người ta thường nói rằng:
-- Tôi cũng ở đấy mà tôi không thấy gì !
-- Tôi cũng ở đấy nhưng tôi lại thấy khác !
-- Nói khoác.
v...v......
Chính những lúc như vậy, những người nào đã nói ra một cách trung thực thì phải bình tĩnh mà chịu đựng, phải có bản lĩnh tin vào con đường mình đi, tin vào những điều mình đã thấy.Để xác nhận những khả năng đặc biệt thì không thể biểu quyết theo đa số được và có một điều trớ trêu vẫn xảy ra là những người không có khả năng đặc biệt lại ngồi đánh giá ( có khi là cả một hội đồng ) và phán xét những người có khả năng đặc biệt.Trong thực tế để giảm thiểu những mâu thuẫn không nên có này thì tốt nhất là “ chỉ nói những nhận biết mới lạ của mình với Thầy hoặc với những người đồng cảm với mình.” Một điều cần phải luôn nhớ là: “Ngay cả những điều ta trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy trong không gian cũng chưa chắc đã có thật, bởi vì nhiễu trong quá trình nghe-nhìn là rất lớn!Phải tìm bằng được cách lọc nhiễu và đừng vội kiêu căng.”
d/ Người học khí công phải rèn luyện một tầm nhìn sâu rộng và một tâm hồn cao thượng.
--Chúng ta phải nhìn nhận các hiện tượng xảy ra một cách toàn diện và đi từ nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận hiện tượng. Chỉ có như vậy ta mới có được những kết luận chính xác như bản chất vốn có của nó, mà không kết luận theo ý nghĩ chủ quan của cá nhân. Để nhận thức được thế giới Tâm linh chúng ta phải tạm thời xếp những tư duy Trần tục sang một bên ...Chúng ta đều biết rằng khi Niuton tìm ra ba Định luật cơ bản của Cơ học cổ điển thì đã làm thay đổi cả tư duy khoa học lúc bấy giờ, và cuộc cách mạng kỹ thuật đã ra đời... Khi khoa học đi vào nghiên cứu chuyển động của những phần tử có kích thước nhỏ ( Các hạt cơ bản ), thì ba Định luật này lại bị lạc hậu và Lý thuyết Cơ lượng tử đã ra đời…Khi khoa học phát triển cao hơn thì Lý thuyết Cơ lượng tử lại bị bế tắc vả Thuyết Tương đối đã ra đời… Nói một cách khác ta không thể đem tư duy của Cơ học Cổ điển để giải thích những vấn đề thuộc Cơ lượng tử, bởi vì hai lĩnh vực này nó quá khác xa nhau. Khi nhắc đến vấn đề Tâm linh tôi thường hay nghe thấy người ta nói “ Khoa học chưa chứng minh ”, làm sao có thể chứng minh được khi hai thế giới nó quá khác xa nhau !... Trong thế giới Tâm linh thì thời gian và khoảng cách gần như không còn ý nghĩa nữa, tốc độ ánh sáng ( 300.000 Km/s ) là quá nhỏ, bởi vì người ta có thể tức thời có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc. Người ta cũng có thể ngồi im thu năng lượng một vài giờ là đủ sức làm việc cả ngày rồi.Người ta có thể tưởng tượng ra một quyển sách trắng đặt trước mặt rồi ngồi thiền, khi đứng dậy là đã học được bao nhiêu kiến thức khác nhau rồi. Người ta có thể phát ra hoặc thu vào những tần số sóng mà người trần tục còn chưa biết nó ở giải sóng nào. V...v...
--Phải biết quyên mình vì người khác, đặc biệt là khi chữa bệnh cho bệnh nhân : Phải biết đau cái đau của người bệnh. Không kể người bệnh sang, hèn, giàu, nghèo...đứng trước người bệnh “chỉ có ta và con bệnh, bằng mọi cách phải chiến thắng con bệnh”.
3- Hình thức rèn luyện đơn giản mà hiệu quả cao.
Người luyện khí công, đặc biệt là “Tĩnh khí công”hoàn toàn có thể ngồi trong nhà để luyện tập do đó không bị phụ thuộc vào thời tiết.Thời gian để luyện tập trong ngày là từ 30p đến một giờ, có thể luyện vào sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối hay đêm khuya.Nếu biết luyện đúng cách nhất định trong vòng một tháángức khỏe của cơ thể sẽ có thay đổi tích cực rõ ràng.
4- Một số ví dụ về những người có công năng đặc biệt.
.........
II. Tính khoa học của khí công.
1- Điều tiết công năng của não.
Người ta có từ 19 đến 20 tỉ noron thần kinh nhưng trong đó có đến hơn 80% noron chưa làm việc. Đối với người bình thường dường như chỉ có các tế bào thần kinh ở vỏ não là hoạt động, các tế bào này phải hoạt động liên tục suốt ngày đêm và hầu như không được nghỉ ngơi trong khi đó các tế bào nội não gần như không làm việc. Khi con người ở vào trạng thái tĩnh cao độ, lớp vỏ não hoạt động ít đi hình thành sự ức chế tốt mang tính bảo vệ đối với vỏ não vì vậy vỏ não được nghỉ ngơi.Khi người ta làm việc thì lớp vỏ não căng thẳng và linh hoạt, còn các tế bào nội não thì bị kìm nén không phát huy được công năng.Trong trạng thái thiền sâu thì phần vỏ não được thả lỏng, nó được nghỉ ngơi. Chính lúc đó các tín hiệu đồng mức vi tế từ ngoài đi vào sẽ vượt qua lớp vỏ não để đi vào tầng sâu của não, nó có tác dụng đánh thức các tế bào nội não này, kích hoạt các tế bào này đi vào trạng thái làm việc. Nếu chúng ta chỉ đạo được các tế bào ở tầng sâu của não hưng phấn có ý thức, nó sẽ tạo được dòng điện não khá mạnh, phát huy được cả tiềm năng của vỏ não và nội não, chính lúc đó những công năng đặc biệt có thể sẽ xuất hiện. Khí công còn có thể làm giảm hoạt động liên tục của hệ thống thần kinh giao cảm khiến gần như toàn bộ nội tạng được nghỉ ngơi, lúc đó công năng của nội tạng sẽ được điều chỉnh và cải thiện. Trong trạng thái luyện công lượng máu lên não nhiều hơn bình thường, mà não lại đang được thả lỏng cho nên vòng tuần hoàn nhỏ sẽ được cải thiện rõ rệt. Điều này rất ít thấy ở những phương pháp khác. Vì những lý do trên có thể nói : Khí công là một công pháp đặc biệt rất lý tưởng để khơi dậy năng lượng, kích phát công năng của não để từ đó phát huy được trí tuệ tiềm năng của toàn bộ não bộ.
2- Điều chỉnh và cải thiện công năng của hệ thống tuần hoàn máu.
Trong trạng thái luyện công cơ thể có khả năng tự điều tiết lượng máu lưu thông, vì vậy áp lực đối với tim được giảm bớt, tuổi thọ của tim được kéo dài. Khi luyện công phản ứng của huyết quản thay đổi trở nên mẫn cảm hơn, khả năng co dãn của mạch máu tốt hơn rất nhiều nên có thể tránh được những bệnh : tràn máu não, xơ cứng động mạch, xơ cứng tim...
Khi được tiếp xúc với các khí công sư, do khí trường của các khí công sư mạnh hơn nên bạn bị rơi vào trường sóng hoặc trường ánh sáng của họ. Các trường lực này có khả năng thúc đẩy các công năng của bạn và rất có thể nó còn thúc đẩy được cả việc cải thiện được những công năng khác của nội tạng.. .Có một số người thiếu máu, khi họ tiếp xúc trực tiếp với các khí công sư một lúc ta thấy mặt họ hồng hẳn lên vì hồng cầu của họ đã được tăng lên.
Luyện khí công có thể làm cho lượng Hidrocotizon tăng lên và làm giảm lượng Hidrothilin trong máu, chính vì vậy nó giúp cho người luyện chống lại được lão hóa và giảm được lượng đường dư thừa trong máu.
Người ta đã chứng minh được : Năng lượng do khí công sư phát ra có thể làm thay đổi kết cấu các phân tử.Khi kết cấu các phân tử của đường Gluco thay đổi, lượng đường trong máu và nước tiểu chắc chắn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể. Khi luyện công hoặc tiếp xúc nhiều với khí công sư thì có thể giúp cơ thể điều chỉnh hoặc thay đổi được các nguyên tố vi lượng trong máu. Các nguyên tố vi lượng này trong cơ thể lại có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ.Chính vì vậy những người luyện khí công và đặc biệt là các khí công sư thường khỏe mạnh hồng hào và có tuổi thọ cao.
3- Hệ hô hấp được điều chỉnh và cải thiện.
Khi luyện công ta sẽ thở vô thức và thường là thở rất sâu, trong khi đó cơ thể chúng ta lại đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên lượng ô xy tiêu thụ rất ít. Dưỡng khí thì nhiều nhưng xử dụng lại ít nên cơ thể chúng ta luôn được thỏa mãn nhu cầu ô xy.Khi một vận động viên tập chạy thì họ thở rất sâu nhưng lượng Ôxy họ tiêu hao cũng rất nhiều cho nên cơ thể có khi vẫn ở trạng thái thiếu Ôxy. Vận động viên chỉ thở sâu khi họ tập, còn bình thường họ không thở sâu, người luyện khí công lâu ngày thì có thể tạo ra thói quen thở sâu cả ngày điều này rất có lợi cho cơ thể. Khả năng hấp thụ Ỗxy của vận động viên không thể so sánh với người tập khí công được.
Những người có bệnh phổi, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh động mạch vành tim, thiếu máu não...Nếu chăm chỉ luyện tập khí công thì hoàn toàn có thể tự chữa bệnh cho mình. Khi công năng của phổi được tăng cường thì nó sẽ làm cho việc tiết dịch ở tuyến tiền liệt và một số chất dịch khác sẽ được sản sinh nhiều hơn, các dịch này sẽ kích thích việc sản xuất hoócmôn vì vậy nó có tác dụng điều tiết toàn cơ thể.
4- Hệ tiêu hóa được điều chỉnh và cải thiện.
Khi luyện khí công thì lượng nước bọt được tiết ra nhiều hơn, dịch ruột non và dịch dạ dày cũng tiết ra nhiều hơn. Trong nước bọt, dịch ruột non, dịch dạ dày lại có rất nhiều chất xúc tác giúp cho việc tiêu hóa được hiệu quả. Nước bọt của người luyện công còn có thể ức chế rồi tiêu diệt những vi khuẩn không có lợi cho cơ thể.. Chính vì vậy cơ thể người luỵên công có thể đề kháng được các bệnh viêm khoang miệng,viêm ruột, viêm dạ dày...Trong các sách cổ người ta gọi nước bọt là “Kim tân – Ngọc dịch”, vì vậy khi luyện công nếu có ra nhiều nước bọt thì đừng nhổ đi. Khi dịch dạ dày và dịch ruột tăng lên thì độ Axít – Kiềm sẽ tự điều tiết cho nên không có hiện tượng thừa Axít hoặc Kiềm do đó sẽ chống được bệnh thừa chất béo, viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng.
Khi luyện công cơ thể còn tạo ra được các dịch có khả năng hấp thụ tối đa các chất bổ do thức ăn đưa vào, trong khi đó các vòng tuần hoàn của nội tạng lại được tăng cường đặc biệt là vòng tuần hoàn nhỏ của ruột non được cải thiện do dó khả năng hấp thụ thức ăn tăng lên đáng kể. Điều này giải thích vì sao người luyện khí công ăn rất ít mà vẫn khỏe mạnh dẻo dai.
Có một số người khi luyện công còn có thể tạo ra được các chất dịch có khả năng giải phóng đựơc năng lượng đã tích tụ sẵn trong cơ thể cho nên họ có thể nhịn ăn dài ngày mà cơ thể vẫn khỏe mạnh.
Một trong những tiêu chuẩn để dánh giá kết quả người luyện công là : Ăn ít, ngủ ít, làm việc nhiều mà cơ thể vẫn mạnh khỏe.
5- Chức năng của hệ nội tiết được cải thiện.
Do tác dụng của việc luyện công lượng trao đổi chất Ađrênalin có thể sẽ giảm đi, lượng hoócmôn vỏ não và hoócmôn tăng trưởng cũng sẽ giảm đi, trong khi đó thời gian tiết dich lại kéo dài ra - nguyên nhân này có ảnh hưởng quyết định tới hệ nội tiết. Hệ nội tiết lại có liên quan tới sự sinh trưởng, phát dục và lão hóa của con người tức là nó có vai trò quan trọng đối với sinh mạng con người.
Những bệnh như đau khớp, viêm khớp, viêm cơ tim...khi bệnh viện đã xử lý hết cách thì còn biện pháp cuối cùng là truyền hoócmôn, bệnh ung thư cũng như vậy. Rõ ràng chúng ta thấy hoócmôn có vai trò rất lớn đối với cơ thể con người, trong khi đó người luyện khí công lại có thể điều tiết được việc sản xuất các hoócmôn này _ đây chính là điều kỳ diệu của khí công. Khi bệnh viện dùng liệu pháp hoócmôn để điều trị thì một điều nan giải là : Uống bao nhiêu là vừa đủ ? Nếu cơ thể có thể điều tiết hoócmôn thì chắc chắn nó sẽ biết chính xác cần điều tiết như thế nào là thích hợp nhất. Lượng hoócmôn được cung cấp đầy đủ thì có thể kéo dài được tuổi thọ. Thực tế cho thấy khi phụ nữ luyện công thì tuổi mãn kinh sẽ được kéo dài ra, thậm chí có người đã tắt kinh nhưng khi chăm chỉ luyện công thì lại có kinh trở lại, mà phụ nữ càng chậm mãn kinh thì tuổi thọ càng cao.
5.1- Có tác dụng mạnh tới hệ thống cơ xương.
Đối với người cao tuổi hệ xương thay đổi nhanh theo chiều hướng xấu, các chất bôi trơn khớp giảm đi, lượng can xi tăng lên tại các khớp xương, tính đàn hồi của xương kém, xương bị giòn...Khi chất xương bị tăng sinh nghiêm trọng sẽ sinh ra các gai xương gây trở ngại cho hoạt động của các khớp xương. Khi khớp có gai thì người bệnh rất khó chịu, đau đớn...như gai đôi cột sống, gai khớp gối, gai khớp vai...
Bệnh ở hệ xương khớp thì hầu hết do thận quyết định, tỉ lệ những người mắc bệnh thận rất cao nên những người mắc bệnh xương khớp cũng rất nhiều. Luyện khí công có thể hồi phục được các chức năng của thận, khí công sư giỏi còn có thể phẫu thuật thận để chữa bệnh thận, từ đó làm giảm bệnh xương khớp.Luyện khí công có thể điều tiết dịch bôi trơn ở các khớp xương, điều tiết được lượng Canxi đi đến các khớp xương một cách hợp lý nên hạn chế được bệnh gai xương. Khí công sư có thể phẫu thuật gai đôi cột sống hoặc gai ở những khớp xương khác. Luyện tập khí công thường xuyên hoàn toàn có khả năng tăng tính dẻo dai cho xương, từ đó tránh đựơc bệnh loãng xương và giòn xương ở người già.
Chăm chỉ luyện khí công thì hệ thống cơ bắp cũng được cải thiện rất tốt bởi vì khi luyện công các cơ quan như não bộ, thành ruột sẽ sản sinh ra nhiều chất Tafin, khi cơ thể ở dạng hưng phấn khí công thì các bộ phận trong cơ thể rất dễ tiếp nhận các chất ở dạng Moócfin. Những chất này ở người nào cũng có nhưng không có nhiều, với người thường xuyên luyện công thì lượng chất này được sinh ra gấp nhiều lần. Chất Tafin là dạng Moócfin nguyên sinh có trong cơ thể con người, tác dụng giảm đau của nó mạnh hơn Moócfin nhiều lần, đồng thời nó còn có tác dụng làm cho cơ thể lâu mỏi mệt hơn. Khí công giúp cho lực co duỗi, độ căng của cơ tăng lên nhiều lần vì vậy cơ thể ta chịu đựng được thời gian lao động lâu hơn, khi bị mệt thì lại nhanh hồi phục hơn.
5.2- Điều chỉnh được nhiệt độ của da và nhiệt độ của cơ thể.
Những người luyện công lâu năm có trình độ cao họ có thể điều tiết được nhiệt độ cơ thể, khi gặp lạnh thì điều tiết để cơ thể nóng ấm lên khi nóng quá thì điều tiết để cơ thể mát đi. Luyện khí công làm cho lớp Vệ khí ở dưới da hoạt động rất sung mãn vì vậy nó có thể chống lại những ngoại tà xâm nhập bảo vệ cho cơ thể chúng ta được bình yên.
5.3- Có thể điều chỉnh và cải thiện công năng miễn dịch của con người.
Người luyện công có thể làm tăng số lượng tế bào máu, đồng thời làm cho khả năng thôn tính của bạch cầu tăng lên, khả năng phòng dịch của cơ thể tăng lên vì vậy người luyện công ít khi bị ốm. Luyện công tốt làm cho khả năng sát trùng của bạch cầu tăng lên cho nên khả năng miễn dịch của cơ thể cũng tăng theo. Khả năng miễn dịch lại được điều tiết rất khoa học, khi nào cần nhiều thì nó tăng cường khi nào cần ít thì nó tự động giảm đi. Tác dụng của khí đối với khả năng miễn dịch có tính chất song hướng, vừa có thể giúp cho vi khuẩn tốt sinh trưởng phát triển vừa CÓ KHẢ NĂNG DIỆT CÁC VI KHUẨN KHÔNG CÓ LỢI CHO CƠ THỂ , một loại thuốc bình thường không bao giờ làm được điều này.
5.4- Người luyện công có thể phát phóng được ngoại khí.
Khi có đủ nội lực người luyện công có thể phát được khí ( Năng lượng ) của cơ thể đi ra từ tay, từ ấn đường, từ bách hội, thậm chí từ toàn thân. Khí được phát ra có thể đem theo thông tin, có thể đem theo cả khí thuốc để tác động vào các đối tượng nhận khí. Mục đích của việc phát khí này là để :
* Kiểm tra những khu vực cần kiểm tra xem ở đó có tà khí hay không, môi trường ở đó ra sao, các mạch đất ở đó có khuyết tật gì hay không...
* Tác động vào người để khám bệnh và chữa bệnh.
* Tác động vào cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất...
Năng lượng do những khí công sư (có khả năng thật sự) phát đi được rất xa bởi vì năng lượng này bị tổn hao rất ít trên đườg đi, năng lượng này có thể mang thông tin đi và có thể nhận thông tin về. Năng lượng này có thể phẫu thuật cho bệnh nhân và chữa khỏi bệnh từ xa.
III KẾT LUẬN
1/ Khí công là một môn khoa học rèn luyện được cả Tâm và Thân.
2/ Khí công là môn học dễ luyện tập, thích hợp cho nhiều đối tượng và có hiệu quả cao.
3/ Khí công có thể rèn luyện nên những con người có phẩm chất tốt, có sức khỏe tốt và đặc biệt là có một trái tim nhân hậu. Tất nhiên là phải do một ông thầy khỏe mạnh tài năng và nhân hậu truyền dạy.
4/ Khí công có thể đào tạo nên những người có khả năng nhìn nhận các hiện tượng tự nhiên chính xác hơn, khoa học hơn :
-- Không nhìn nhận sự việc với nhãn quan duy ý trí.
-- Không nhìn nhận sự việc với nhãn quan duy tâm.
-- Chỉ nhìn nhận sự việc như bản chất vốn có của nó, nó có thế nào thì nói thế ấy, không lấp liếm, không lừa đảo.
5/ Khí công có thể đào tạo nên những con người có khả năng hiểu biết nhiều các quy luật tự nhiên và biết cách vận dụng những qui luật ấy vào cuộc sống thực tế để góp phần làm lợi cho cộng đồng.
6/những điều cần lưu ý khi luyện Tâm
a / Phải có lòng tin và bắt đầu từ những cái nhỏ nhất.
Chúng ta phải tin vào một thế giới tốt đẹp hơn, phải tin vào mọi việc sẽ tốt đẹp hơn, phải tin vào chính chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Phải tin rằng khi chúng ta thành tâm thì chắc chắn Cha – Ông ta sẽ giúp đỡ dạy bảo chúng ta. Cha –Ông ta nói ở đây là những ai ? Những con người như : Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ,Lý Thái Tổ,Lý Thánh Tông,Trần Thánh Tông,Trần Nhân Tông,Lê Thánh Tông...và Hồ Chí Minh, họ đâu có chết. Những con người đó cũng như toàn bộ nền văn hóa Tâm linh Việt Nam luôn luôn sẵn sàng dang tay đón nhận và dìu dắt chúng ta. Tôi xin chứng minh : Có một người khi về Côn Sơn luyện tập..
+ Tại nền nhà cụ Nguyễn Trãi đã được cụ chỉ bảo như sau :
Đến hôm nay, đời đã mở sang trang,
Thang bậc ấy nhiều điều e sáo trộn.
Mọi ham muốn của cuộc đời trần tục,
Sự ghét ghen, đố kỵ giữa đời thường…
Nếu có nghe, có thấy phải nhún nhường,
Như chẳng thấy và chẳng nghe gì cả.
Là tấm gương để những người thiên hạ,
Khi nhìn vào, không vết ố…
Nghe con !
Có bấy nhiêu thôi, hãy giữ trọn lòng,
Niềm tin ấy đặt vào con…
Nhiều lắm.
+ Tại đền thờ Thượng tể Cổ trạch, cụ Trần Quốc Chẩn dạy :
Quốc phụ ta đây vẫn mỉm cười,
Giúp con hành đạo khắp muôn nơi.
Con đi hành đạo , ta hành đạo…
Cũng bởi nhân duyên tự kiếp nào.
+ Tại Yên Tử, Sư tổ Huyền Quang dạy :
Đời đạo song tu , mấy kiếp người,
Gieo niềm hạnh phúc đã bao nơi.
Vui mà hành thiện , tâm con thiện,
Buồn mà hành thiện, con thiện tâm.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CÓ KHI LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG – TÂM LINH
I. Bạn hiểu gì về môn Khí công – Tâm linh.
1/ Đặc thù của môn học :
+ Dùng Thiền định là phương pháp cơ bản trong suốt quá trình.
+ Dùng Linh pháp kết hợp với Thực pháp để tạo được hiệu quả luyện tập cao nhất.
+ Có thể đào tạo về nhiều lĩnh vực thuộc Thế Giới Vô Hình.
+ Có thể khai mở Thiên nhãn , Thiên nhĩ cho một số người “có duyên”
+ Đào tạo được các thầy dùng khí công để chữa bệnh.
+ Có thể kích phát được những tiềm năng đặc biệt của con người, nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống thực tại.
2/ Tính Logic của môn học :
+ Cơ thể có được khai mở Huyệt đạo, Khai mở hệ thống Luân xa…thì mới có khả năng giải tỏa được năng lượng xấu và tiếp nhận được năng lượng mới tốt hơn.
+ Cơ thể có được khai thông tất cả Kinh mạch, Lạc mạch, hệ thống đường ống dẫn năng lượng… thì mới tao điều kiện để năng lượng được lưu thông và chuyển hóa tốt nhất.
+ Cơ thể có hết bệnh thì mới bàn đến chuyện khai mở Thiên nhãn, Thiên nhĩ và kích phát các tiềm năng khác của con người.
+ Con người có cơ thể Vật lý và cơ thể năng lượng. Bệnh tật của người ta biểu hiện trên cả hai cơ thể vật lý và năng lượng, có những mầm bệnh đã xuất hiện trên cơ thể năng lượng nhưng chưa xuất hiện trên cơ thể vật lý. Chữa bệnh bằng Khí công là phương pháp chữa bệnh chủ yếu trên cơ thể năng lượng, khi cơ thể năng lượng khỏi bệnh thì tùy thuộc vào cơ chế chuyển hóa năng lượng của mỗi người mà cơ thể vật lý sẽ khỏi bệnh nhanh hay chậm.
+ Trước hết phải trở thành một NGƯỜI tốt, sau đó hãy bàn đến chuyện Giải thoát và tu luyện lên các tầng cao hơn.
3/ Khả năng ứng dụng có hiệu quả vào đời sống.
+ Người luyện tập được nâng cao sức khỏe một cách rõ rệt, một số bệnh thông thường sẽ không bị mắc phải. Bệnh nghiệp kiếp sẽ dần bộc lộ và sẽ được giải quyết.
+ Người chăm chỉ luyện tập sẽ có một trường năng lượng mạnh, trường năng lượng này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có trường năng lượng mạnh thì sẽ rất tốt cho các cháu nhỏ, trong môi trường ấy các cháu nhỏ ít bị ốm đau hoặc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn những trẻ khác.
+ Luyện tập chăm chỉ và có hiệu quả thì không chỉ thay đổi về thể chất mà tính nết cũng sẽ thay đổi theo. Con người sẽ minh mẫn hơn, bình tĩnh sáng suốt hơn, nhân hậu hơn, yêu đời hơn và tình thương rộng lớn hơn.
+ Luyện tập đạt đến trình độ cao thì có thể chữa được nhiều loại bệnh cho người khác, trong đó có một số bệnh nan y mà bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về.
II . Phương pháp luyện tập
1/ Tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp luyện tập của môn học.
Phương pháp luyện tập cơ bản của môn Khí công – Tâm linh là thiền định, cho nên chúng ta phải hiểu và biết cách thiền cho đúng.
+ Thiền là biện pháp giảm thiểu những suy nghĩ không cần thiết, để đưa cơ thể vào trạng thái mơ mơ màng màng và từng bước đưa cơ thể vào trạng thái nhập định.
+ Nhập định là trạng thái thiền bậc cao mà trong trạng thái đó thì não bộ gần như không còn suy nghĩ gì cả. Trong trạng thái này việc đầu tiên là cơ thể sẽ được làm sạch, não bộ sẽ dễ dàng tiếp nhận được các thông tin từ không gian, bệnh tật sẽ được chữa, sẽ thu nhận được rất nhiều kiến thức khoa học mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà cuộc sống trần tục không có được …Năng lượng của cơ thể được tăng cường và năng lượng tiềm năng của con người sẽ được giải phóng từ đó kích phát được những khả năng đặc biệt mà người bình thường không có.
+ Thiền có thể được thực hiện ở ba trạng thái : Hành thiền (đi thiền), Tọa thiền (ngồi thiền) , Ngọa thiền (nằm thiền).
- Hành thiền, thường chỉ những người tu chuyên nghiệp mới có điều kiện để thực hiện.
- Tọa thiền, được nhiều người học thiền sử dụng nhất. Tư thế ngồi và yêu cầu cần có đối với người ngồi thiền được thể hiện qua bài thơ sau:
Đường Tu
Ngửa hai tay tay thu khí trời vô tận.
Nhắm mắt, thẳng lưng, miệng ngậm, tâm trong.
Thả hồn vào cõi vĩnh hằng,
An vui, hạnh phúc, san bằng khổ đau.
*
Việc thứ nhất làm mau buông bỏ,
Việc thứ hai sáng tỏ tâm mê.
Việc thứ ba trí tuệ thu về,
Một trang trắng mở ra chờ đợi.
*
Muốn thiền, thiền phải có duyên,
Muốn tu, muốn luyện, phải chuyên tâm này.
Tâm thẳng, không cần ăn chay,
Mặc dù ăn mặn, tâm này vẫn trong.
*
Người ta lễ Bắc, lễ Đông,
Tôi không đi được, tu Tâm tại nhà.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
*
Đường tu vạn tám, ngàn tư.
Thiền là rời bỏ ưu tư đời trần.
Tu vì vạn vật chúng sinh,
Con đường ngắn nhất tới gần Lương tri.
Như vậy yêu cầu quan trọng nhất đối với người thiền định là phải buông bỏ, nói cụ thể hơn là khi ngồi thiền phải đưa được tất cả mọi hoạt động của con người “về không”, “một trang trắng mở ra chờ đợi”. Nhắm mắt lại một cách nhẹ nhàng để bắt đầu buông bỏ, ngồi thẳng lưng, hai bàn tay ngửa ra đặt lên đùi chỗ gần hai đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm nhẹ vào nhau, kết “vô minh ấn” để dễ nhập thiền. Hai chân có thể ngồi kiết già là tốt nhất, nếu không kiết già được thì ngồi bán già, bằng không thì ngồi xếp bằng cũng được.
Để có thể buông bỏ được mọi việc, kể cả suy nghĩ của mình thì biện pháp thả lỏng cơ thể là hữu hiệu nhất. Đầu tiên là thả lỏng tay, thả lỏng đến mức ta phải nghĩ rằng hai tay ta không còn lực nữa, nó giống như người bị liệt, nếu có ai nhấc tay ta lên rồi bỏ ra thì nó sẽ rơi xuống tự do. Sau đó tiếp tục thả lỏng các cơ khác trong toàn cơ thể, sao cho khi ta ngồi thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống hai mông và chỉ ở đấy mới có cảm giác còn những chỗ khác cảm giác gần như bằng không. Sau khi thả lỏng cơ rồi thì ta thả lỏng não, các ý nghĩ nó luôn luôn đổ xô vào não một cách tùy tiện nhất, ta phải tìm cách gạt nó ra, cố gắng đưa não về trạng thái không nghĩ gì cả. Suy nghĩ trong não chỉ có thể về không trong giây lát thì các ý nghĩ khác nó lại dồn dập xô vào !...!...Ta phải kiên trì luyện dần rồi sẽ thành thói quen. Một trong những biện pháp giảm thiểu suy nghĩ trong não rất tốt đó là “Chỉ chú ý vào hơi thở của mình mà không nghĩ đến những cái khác”. Chỉ tập trung quán sát hơi thở khi ta hít vào, chỉ khi hít vào thôi còn khi thở ra thì không cần quan tâm…Cứ quán sát hơi thở vào như thế liên tục, liên tục và đều đặn cho đến khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái “mơ mơ màng màng”.
Ngọa thiền tưởng rằng dễ nhưng thực ra còn khó hơn tọa thiền. Ngọa thiền là phải nằm thả lỏng cơ thể và bất động hàng giờ. Nằm bất động để đưa cơ thể vào trạng thái thiền định mơ mơ màng màng nhưng lại không được ngủ. Nói một cách khác là : “ Ngọa thiền là trạng thái không ngủ mà như ngủ, ngủ mà như không ngủ”.
2/ Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền.
Có nhiều người nói rằng khi thiền phải hoàn toàn vô thức, sự thật thì điều đó không dễ làm được đâu, sự vô thức thực sự chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn mà thôi. Trạng thái “mơ mơ màng màng” là trạng thái :
Ta ngồi đây mà không rõ có phải ngồi đây hay không ?
Ta vẫn nghe được tiếng động phát ra ở xung quanh nhưng nó cứ văng vẳng, như xa như gần, lúc rất rõ, lúc lại thoảng qua…Những âm thanh mà ta nghe được lúc đó, nó đập vào não ta xong rồi cứ như nó trôi tuột đi đâu mất chứ không đọng lại được.
Người tự dưng ngả ra sau hoặc cúi về phía trước, vẫn biết là như vậy nhưng không chống lại được…Người tự dưng rung lắc, có lúc nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc rất mạnh, muốn dừng lại mà không dừng được…
Có lúc tay tuột xuống không còn đặt trên đầu gối nữa nhưng không thể đặt nó trở lại được, thậm chí không biết nó rơi lúc nào.
Có lúc cảm thấy người mình như bay lên không còn ngồi dưới đất nữa, có lúc thoáng nhìn thấy mây bay hoặc nhìn thấy một cánh rừng nào đó.
Có lúc như được đi vào một khoảng không vắng lặng hoàn toàn, ở đó không có gì cả.
Một buổi thiền có được những hiện tượng trên là một buổi thiền có kết quả tốt.
3/ Thiền trong môn Khí công – Tâm linh.
Đặc điểm của thiền trong Khí công – Tâm linh là thiền có lời dẫn luyện. Trong phần Linh pháp thì mỗi bài luyện là một trận khí, khi trận khí xuất hiện thì nó sẽ tạo ra một môi trường thiền định rất tốt, vì vậy người luyện dễ nhập thiền hơn. Cho nên ngoài những cảm nhận chung giống như những môn thiền khác thì khi thiền theo Khí công – Tâm linh còn có những cảm nhận riêng của nó.
a/ Giai đoạn luyện tập ban đầu của KCTL.
Giai đoạn này chủ yếu là dùng Linh pháp với mục đích: Khai mở Luân xa, huyệt đạo…Khai thông Trục sinh lực, khai thông hệ thống đường ống dẫn năng lượng trong toàn cơ thể, khai thông kinh mạch …Thanh lọc cơ thể và chữa bệnh. Ở giai đoạn này chưa yêu cầu người tập phải vận khí, người tập chỉ ngồi thiền thụ động và luyện khả năng cảm nhận để nhận biết được sự biến động và lưu chuyển của khí trong cơ thể mình. Nếu người luyện chăm chỉ thì sẽ nhận biết được các hiện tượng về khí trong cơ thể như sau :
+ Đỉnh đầu Bách hội thấy tê buồn như có gió nhẹ thổi làm rung tóc ở đỉnh đầu, vì Bách hội đang được khai mở.
+ Đầu ngón tay thấy tê buồn vì khí độc khí bệnh thoát theo đường kinh để đi ra khỏi cơ thể.
+ Ấn đường thấy nhột nhột vì đang được khai mở.
+ Cơ thể có thể bị rung lắc, một số vùng trên cơ thể có thể bị đau do việc giải bỏ khí độc và chữa bệnh đang được triển khai tại những khu vực ứ đọng đó. Tùy theo cơ thể người bệnh bị mắc bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ rung lắc hay đau có khác nhau.
+ Sau thời gian luyện tập liên tục từ 15 ngày đến hai tháng thì người bệnh cảm thấy cơ thể thanh thoát nhẹ nhàng hơn, khí sắc sẽ tốt hơn, một số bệnh thông thường sẽ giảm hẳn và có thể khỏi hẳn.
b/ Giai đoạn luyện tập nâng cao
Giai đoạn này bắt buộc phải được Thầy hướng dẫn trực tiếp. Các bài luyện là các trận khí phức tạp có uy lực mạnh để tăng cường khả năng khai mở và bước đầu kích phát tiềm năng con người.
Học trò bắt đầu tập thở 4 thì để khai mở Đan điền, kích phát Đan điền phát sinh Chân khí nhằm tăng cường nội lực.
Khi cơ thể đã sạch, khí bệnh và các dạng năng lượng xấu khác được giải tỏa, hệ thống Luân xa được khai mở ổn định, nội lực tương đối đầy đủ thì tiềm năng của người luyện bắt đầu hiển lộ. Các bệnh về nghiệp kiếp sẽ bộc lộ dần và được giải theo từng kiếp.
Trong giai đoạn này có thể có người đã được mở thiên nhãn, thiên nhĩ, có người thì nhìn hoặc nghe thấy loáng thoáng, có ít người nhìn và nghe rõ.
Khả năng cảm nhận của hầu hết học trò là tốt. Tiếp xúc với môi trường năng lượng xấu có thể nhận biết khá rõ, một số người đã học được cách giải tỏa năng lượng xấu và biết trấn đất.
Nhiều học trò đã nhận biết được mình đang xuất vía đi vào không gian khác. Nhiều người đã chữa được bệnh cho người khác.
c/ Giai đoạn học chuyên luyện
Giai đoạn này Học trò được học về: Trận pháp, chữa bệnh nâng cao, phương pháp tiếp cận và làm việc trong không gian. V…v…
4/ Ghi chép, suy nghĩ học hỏi để tích lũy và bổ xung kiến thức.
a/ Ghi chép, tích lũy, bổ xung.
Hầu hết các bài tập là các trận pháp vì vậy năng lượng mang thông tin mà nó đem đến cho người tập là rất lớn. Có người tập đến mức thuộc lòng tất cả các lời dẫn trong bài rồi nhưng lâu ngày giở bài đó ra tập lại thì vẫn tìm thấy kiến thức mới ở trong đó.
Nếu thật sự đam mê môn học này thì cần phải luyện tập hết sức nghiêm túc, chăm chú lắng nghe, học hỏi và đào sâu suy nghĩ. Hãy lắng nghe cơ thể mình vì những thông tin từ trong đó sẽ giúp ta trả lời được rất nhiều câu hỏi tưởng rằng không có câu trả lời.
Nên có sổ tay để ghi chép những kiến thức cơ bản, ghi chép những cảm nhận và hiện tượng lạ mà ta gặp trong quá trình luyện tập. Nên tự đặt ra câu hỏi, tự tìm lấy câu trả lời hoặc nhờ bạn nhờ Thầy trả lời để bổ sung kiến thức.
Hãy làm quen và tập dần một phương pháp tư duy mới, tư duy phi trần tục.
b/ Thực hành để kiểm định kết quả học tập.
Đưa những kiến thức học được trong thiền định vào cuộc sống thực tế để kiểm định lại tính thực tiễn và tính khoa học của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trần tục.
Chỉ những lý thuyết nào được thực tiễn chứng minh thì mới có giá trị thật sự.
Chỉ người nào biết uống rượu và sành rượu thì mới có thể phân biệt được rượu nào ngon hơn rượu nào.
I. Bạn hiểu gì về môn Khí công – Tâm linh.
1/ Đặc thù của môn học :
+ Dùng Thiền định là phương pháp cơ bản trong suốt quá trình.
+ Dùng Linh pháp kết hợp với Thực pháp để tạo được hiệu quả luyện tập cao nhất.
+ Có thể đào tạo về nhiều lĩnh vực thuộc Thế Giới Vô Hình.
+ Có thể khai mở Thiên nhãn , Thiên nhĩ cho một số người “có duyên”
+ Đào tạo được các thầy dùng khí công để chữa bệnh.
+ Có thể kích phát được những tiềm năng đặc biệt của con người, nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống thực tại.
2/ Tính Logic của môn học :
+ Cơ thể có được khai mở Huyệt đạo, Khai mở hệ thống Luân xa…thì mới có khả năng giải tỏa được năng lượng xấu và tiếp nhận được năng lượng mới tốt hơn.
+ Cơ thể có được khai thông tất cả Kinh mạch, Lạc mạch, hệ thống đường ống dẫn năng lượng… thì mới tao điều kiện để năng lượng được lưu thông và chuyển hóa tốt nhất.
+ Cơ thể có hết bệnh thì mới bàn đến chuyện khai mở Thiên nhãn, Thiên nhĩ và kích phát các tiềm năng khác của con người.
+ Con người có cơ thể Vật lý và cơ thể năng lượng. Bệnh tật của người ta biểu hiện trên cả hai cơ thể vật lý và năng lượng, có những mầm bệnh đã xuất hiện trên cơ thể năng lượng nhưng chưa xuất hiện trên cơ thể vật lý. Chữa bệnh bằng Khí công là phương pháp chữa bệnh chủ yếu trên cơ thể năng lượng, khi cơ thể năng lượng khỏi bệnh thì tùy thuộc vào cơ chế chuyển hóa năng lượng của mỗi người mà cơ thể vật lý sẽ khỏi bệnh nhanh hay chậm.
+ Trước hết phải trở thành một NGƯỜI tốt, sau đó hãy bàn đến chuyện Giải thoát và tu luyện lên các tầng cao hơn.
3/ Khả năng ứng dụng có hiệu quả vào đời sống.
+ Người luyện tập được nâng cao sức khỏe một cách rõ rệt, một số bệnh thông thường sẽ không bị mắc phải. Bệnh nghiệp kiếp sẽ dần bộc lộ và sẽ được giải quyết.
+ Người chăm chỉ luyện tập sẽ có một trường năng lượng mạnh, trường năng lượng này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có trường năng lượng mạnh thì sẽ rất tốt cho các cháu nhỏ, trong môi trường ấy các cháu nhỏ ít bị ốm đau hoặc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn những trẻ khác.
+ Luyện tập chăm chỉ và có hiệu quả thì không chỉ thay đổi về thể chất mà tính nết cũng sẽ thay đổi theo. Con người sẽ minh mẫn hơn, bình tĩnh sáng suốt hơn, nhân hậu hơn, yêu đời hơn và tình thương rộng lớn hơn.
+ Luyện tập đạt đến trình độ cao thì có thể chữa được nhiều loại bệnh cho người khác, trong đó có một số bệnh nan y mà bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về.
II . Phương pháp luyện tập
1/ Tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp luyện tập của môn học.
Phương pháp luyện tập cơ bản của môn Khí công – Tâm linh là thiền định, cho nên chúng ta phải hiểu và biết cách thiền cho đúng.
+ Thiền là biện pháp giảm thiểu những suy nghĩ không cần thiết, để đưa cơ thể vào trạng thái mơ mơ màng màng và từng bước đưa cơ thể vào trạng thái nhập định.
+ Nhập định là trạng thái thiền bậc cao mà trong trạng thái đó thì não bộ gần như không còn suy nghĩ gì cả. Trong trạng thái này việc đầu tiên là cơ thể sẽ được làm sạch, não bộ sẽ dễ dàng tiếp nhận được các thông tin từ không gian, bệnh tật sẽ được chữa, sẽ thu nhận được rất nhiều kiến thức khoa học mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà cuộc sống trần tục không có được …Năng lượng của cơ thể được tăng cường và năng lượng tiềm năng của con người sẽ được giải phóng từ đó kích phát được những khả năng đặc biệt mà người bình thường không có.
+ Thiền có thể được thực hiện ở ba trạng thái : Hành thiền (đi thiền), Tọa thiền (ngồi thiền) , Ngọa thiền (nằm thiền).
- Hành thiền, thường chỉ những người tu chuyên nghiệp mới có điều kiện để thực hiện.
- Tọa thiền, được nhiều người học thiền sử dụng nhất. Tư thế ngồi và yêu cầu cần có đối với người ngồi thiền được thể hiện qua bài thơ sau:
Đường Tu
Ngửa hai tay tay thu khí trời vô tận.
Nhắm mắt, thẳng lưng, miệng ngậm, tâm trong.
Thả hồn vào cõi vĩnh hằng,
An vui, hạnh phúc, san bằng khổ đau.
*
Việc thứ nhất làm mau buông bỏ,
Việc thứ hai sáng tỏ tâm mê.
Việc thứ ba trí tuệ thu về,
Một trang trắng mở ra chờ đợi.
*
Muốn thiền, thiền phải có duyên,
Muốn tu, muốn luyện, phải chuyên tâm này.
Tâm thẳng, không cần ăn chay,
Mặc dù ăn mặn, tâm này vẫn trong.
*
Người ta lễ Bắc, lễ Đông,
Tôi không đi được, tu Tâm tại nhà.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
*
Đường tu vạn tám, ngàn tư.
Thiền là rời bỏ ưu tư đời trần.
Tu vì vạn vật chúng sinh,
Con đường ngắn nhất tới gần Lương tri.
Như vậy yêu cầu quan trọng nhất đối với người thiền định là phải buông bỏ, nói cụ thể hơn là khi ngồi thiền phải đưa được tất cả mọi hoạt động của con người “về không”, “một trang trắng mở ra chờ đợi”. Nhắm mắt lại một cách nhẹ nhàng để bắt đầu buông bỏ, ngồi thẳng lưng, hai bàn tay ngửa ra đặt lên đùi chỗ gần hai đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm nhẹ vào nhau, kết “vô minh ấn” để dễ nhập thiền. Hai chân có thể ngồi kiết già là tốt nhất, nếu không kiết già được thì ngồi bán già, bằng không thì ngồi xếp bằng cũng được.
Để có thể buông bỏ được mọi việc, kể cả suy nghĩ của mình thì biện pháp thả lỏng cơ thể là hữu hiệu nhất. Đầu tiên là thả lỏng tay, thả lỏng đến mức ta phải nghĩ rằng hai tay ta không còn lực nữa, nó giống như người bị liệt, nếu có ai nhấc tay ta lên rồi bỏ ra thì nó sẽ rơi xuống tự do. Sau đó tiếp tục thả lỏng các cơ khác trong toàn cơ thể, sao cho khi ta ngồi thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống hai mông và chỉ ở đấy mới có cảm giác còn những chỗ khác cảm giác gần như bằng không. Sau khi thả lỏng cơ rồi thì ta thả lỏng não, các ý nghĩ nó luôn luôn đổ xô vào não một cách tùy tiện nhất, ta phải tìm cách gạt nó ra, cố gắng đưa não về trạng thái không nghĩ gì cả. Suy nghĩ trong não chỉ có thể về không trong giây lát thì các ý nghĩ khác nó lại dồn dập xô vào !...!...Ta phải kiên trì luyện dần rồi sẽ thành thói quen. Một trong những biện pháp giảm thiểu suy nghĩ trong não rất tốt đó là “Chỉ chú ý vào hơi thở của mình mà không nghĩ đến những cái khác”. Chỉ tập trung quán sát hơi thở khi ta hít vào, chỉ khi hít vào thôi còn khi thở ra thì không cần quan tâm…Cứ quán sát hơi thở vào như thế liên tục, liên tục và đều đặn cho đến khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái “mơ mơ màng màng”.
Ngọa thiền tưởng rằng dễ nhưng thực ra còn khó hơn tọa thiền. Ngọa thiền là phải nằm thả lỏng cơ thể và bất động hàng giờ. Nằm bất động để đưa cơ thể vào trạng thái thiền định mơ mơ màng màng nhưng lại không được ngủ. Nói một cách khác là : “ Ngọa thiền là trạng thái không ngủ mà như ngủ, ngủ mà như không ngủ”.
2/ Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền.
Có nhiều người nói rằng khi thiền phải hoàn toàn vô thức, sự thật thì điều đó không dễ làm được đâu, sự vô thức thực sự chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn mà thôi. Trạng thái “mơ mơ màng màng” là trạng thái :
Ta ngồi đây mà không rõ có phải ngồi đây hay không ?
Ta vẫn nghe được tiếng động phát ra ở xung quanh nhưng nó cứ văng vẳng, như xa như gần, lúc rất rõ, lúc lại thoảng qua…Những âm thanh mà ta nghe được lúc đó, nó đập vào não ta xong rồi cứ như nó trôi tuột đi đâu mất chứ không đọng lại được.
Người tự dưng ngả ra sau hoặc cúi về phía trước, vẫn biết là như vậy nhưng không chống lại được…Người tự dưng rung lắc, có lúc nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc rất mạnh, muốn dừng lại mà không dừng được…
Có lúc tay tuột xuống không còn đặt trên đầu gối nữa nhưng không thể đặt nó trở lại được, thậm chí không biết nó rơi lúc nào.
Có lúc cảm thấy người mình như bay lên không còn ngồi dưới đất nữa, có lúc thoáng nhìn thấy mây bay hoặc nhìn thấy một cánh rừng nào đó.
Có lúc như được đi vào một khoảng không vắng lặng hoàn toàn, ở đó không có gì cả.
Một buổi thiền có được những hiện tượng trên là một buổi thiền có kết quả tốt.
3/ Thiền trong môn Khí công – Tâm linh.
Đặc điểm của thiền trong Khí công – Tâm linh là thiền có lời dẫn luyện. Trong phần Linh pháp thì mỗi bài luyện là một trận khí, khi trận khí xuất hiện thì nó sẽ tạo ra một môi trường thiền định rất tốt, vì vậy người luyện dễ nhập thiền hơn. Cho nên ngoài những cảm nhận chung giống như những môn thiền khác thì khi thiền theo Khí công – Tâm linh còn có những cảm nhận riêng của nó.
a/ Giai đoạn luyện tập ban đầu của KCTL.
Giai đoạn này chủ yếu là dùng Linh pháp với mục đích: Khai mở Luân xa, huyệt đạo…Khai thông Trục sinh lực, khai thông hệ thống đường ống dẫn năng lượng trong toàn cơ thể, khai thông kinh mạch …Thanh lọc cơ thể và chữa bệnh. Ở giai đoạn này chưa yêu cầu người tập phải vận khí, người tập chỉ ngồi thiền thụ động và luyện khả năng cảm nhận để nhận biết được sự biến động và lưu chuyển của khí trong cơ thể mình. Nếu người luyện chăm chỉ thì sẽ nhận biết được các hiện tượng về khí trong cơ thể như sau :
+ Đỉnh đầu Bách hội thấy tê buồn như có gió nhẹ thổi làm rung tóc ở đỉnh đầu, vì Bách hội đang được khai mở.
+ Đầu ngón tay thấy tê buồn vì khí độc khí bệnh thoát theo đường kinh để đi ra khỏi cơ thể.
+ Ấn đường thấy nhột nhột vì đang được khai mở.
+ Cơ thể có thể bị rung lắc, một số vùng trên cơ thể có thể bị đau do việc giải bỏ khí độc và chữa bệnh đang được triển khai tại những khu vực ứ đọng đó. Tùy theo cơ thể người bệnh bị mắc bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ rung lắc hay đau có khác nhau.
+ Sau thời gian luyện tập liên tục từ 15 ngày đến hai tháng thì người bệnh cảm thấy cơ thể thanh thoát nhẹ nhàng hơn, khí sắc sẽ tốt hơn, một số bệnh thông thường sẽ giảm hẳn và có thể khỏi hẳn.
b/ Giai đoạn luyện tập nâng cao
Giai đoạn này bắt buộc phải được Thầy hướng dẫn trực tiếp. Các bài luyện là các trận khí phức tạp có uy lực mạnh để tăng cường khả năng khai mở và bước đầu kích phát tiềm năng con người.
Học trò bắt đầu tập thở 4 thì để khai mở Đan điền, kích phát Đan điền phát sinh Chân khí nhằm tăng cường nội lực.
Khi cơ thể đã sạch, khí bệnh và các dạng năng lượng xấu khác được giải tỏa, hệ thống Luân xa được khai mở ổn định, nội lực tương đối đầy đủ thì tiềm năng của người luyện bắt đầu hiển lộ. Các bệnh về nghiệp kiếp sẽ bộc lộ dần và được giải theo từng kiếp.
Trong giai đoạn này có thể có người đã được mở thiên nhãn, thiên nhĩ, có người thì nhìn hoặc nghe thấy loáng thoáng, có ít người nhìn và nghe rõ.
Khả năng cảm nhận của hầu hết học trò là tốt. Tiếp xúc với môi trường năng lượng xấu có thể nhận biết khá rõ, một số người đã học được cách giải tỏa năng lượng xấu và biết trấn đất.
Nhiều học trò đã nhận biết được mình đang xuất vía đi vào không gian khác. Nhiều người đã chữa được bệnh cho người khác.
c/ Giai đoạn học chuyên luyện
Giai đoạn này Học trò được học về: Trận pháp, chữa bệnh nâng cao, phương pháp tiếp cận và làm việc trong không gian. V…v…
4/ Ghi chép, suy nghĩ học hỏi để tích lũy và bổ xung kiến thức.
a/ Ghi chép, tích lũy, bổ xung.
Hầu hết các bài tập là các trận pháp vì vậy năng lượng mang thông tin mà nó đem đến cho người tập là rất lớn. Có người tập đến mức thuộc lòng tất cả các lời dẫn trong bài rồi nhưng lâu ngày giở bài đó ra tập lại thì vẫn tìm thấy kiến thức mới ở trong đó.
Nếu thật sự đam mê môn học này thì cần phải luyện tập hết sức nghiêm túc, chăm chú lắng nghe, học hỏi và đào sâu suy nghĩ. Hãy lắng nghe cơ thể mình vì những thông tin từ trong đó sẽ giúp ta trả lời được rất nhiều câu hỏi tưởng rằng không có câu trả lời.
Nên có sổ tay để ghi chép những kiến thức cơ bản, ghi chép những cảm nhận và hiện tượng lạ mà ta gặp trong quá trình luyện tập. Nên tự đặt ra câu hỏi, tự tìm lấy câu trả lời hoặc nhờ bạn nhờ Thầy trả lời để bổ sung kiến thức.
Hãy làm quen và tập dần một phương pháp tư duy mới, tư duy phi trần tục.
b/ Thực hành để kiểm định kết quả học tập.
Đưa những kiến thức học được trong thiền định vào cuộc sống thực tế để kiểm định lại tính thực tiễn và tính khoa học của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trần tục.
Chỉ những lý thuyết nào được thực tiễn chứng minh thì mới có giá trị thật sự.
Chỉ người nào biết uống rượu và sành rượu thì mới có thể phân biệt được rượu nào ngon hơn rượu nào.
Vận dụng những quan điểm và học thuyết triết học cổ phương Đông trong tập luyện khí công
Nền triết học Đông phương
cổ đã có hình thành và phát triển từ lâu đời. Nhờ những quan điểm, những
học thuyết này chúng ta có thể giải thích các hiện tượng trong vũ trụ
biến hóa vô lường, trong cơ thể sống, cũng như áp dụng trong quá trình
luyện tập khí công, chữa bệnh bằng khí công. Trong quá trình luyện tập
khí công nói chung và KCTL nói riêng, chúng ta đều phải vận dụng các
quan điểm, các học thuyết triết học phương Đông này.
1. Các quan điểm thường vận dụng trong luyện tập:
a) Thuận theo tự nhiên:
Trong cơ thể con người mọi hoạt động đều theo một quy luật, một trật tự nhất định. Nếu ta tôn trọng quy luật, trật tự ấy trong luyện tập, đó là sự thuận tự nhiên ở bên trong cơ thể. Cũng như vậy, mọi hoạt động của vũ trụ cũng đều theo quy luật nhất định. Ta phải tôn trọng những quy luật, trật tự ấy trong quá trình luyện tập. Đó là sự thuận tự nhiên bên ngoài cơ thể. Trong quá trình luyện tập không được gò ép, không được làm trái quy luật.
b) Dụng tâm dẫn ý – sinh khí – tạo lực:
Tức là dùng ý niệm, mật lệnh nhằm tập trung năng lượng, khi tập trung cao độ sẽ tạo được lực cho năng lượng, dùng ý đưa năng lượng đến nơi cần thiết. Chỉ khi tạo được lực của năng lượng thì mới có giá trị cao để sử dụng năng lượng vào các mục đích khác nhau. Một điều hết sức quan trọng là ý và năng lượng phải đồng bộ với nhau.
Không được dùng lực mà phải dùng ý chí trong luyện tập và chữa bệnh. Bởi vì, phương pháp của KCTL là phương pháp tĩnh khí công.
Để có thể dụng tâm dẫn ý – sính khí – tạo lực thì người tập khí công phải:
- Tự nguyện:
Mỗi người phải tự nguyện luyện tập. Nếu luyện tập vì một sự thúc ép nào đó (dù là quyền lực hoặc sự thúc ép về kinh tế) hoặc theo trào lưu, không có một sự hiểu biết nhất định, thường kết quả không được tốt... Trong quá trình luyện tập, tự mỗi người phải tự nguyện khắc phục những khó khăn trở ngại để có thể tập trung ý nghĩ luyện tập cho thật tốt. Chỉ có tự mình luyện tập mới có thể tìm tòi, suy nghĩ nảy sinh sáng kiến giúp cho quá trình luyện tập được tốt hơn. Có như vậy mới có thể tiến bộ và đạt được những kết quả mong muốn, đẩy lùi được bệnh tật hoặc kéo dài được tuổi thọ và có thể đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực Khí công.
- Định tâm:
Trong khi tập luyện (cũng như khi hành công) người tập phải tập trung tư tưởng, gạt bỏ mọi tạp niệm. Ý nghĩ trong sáng hướng vào mục tiêu tốt đẹp, mục đích rõ ràng. Như vậy sẽ dẫn được ý, tạo được khí và khí tạo ra mới có lực. Việc luyện công và hành công sẽ đạt kết quả cao.
Tạp niệm là những suy tư, ý nghĩ đã có sẵn trong trí não của chúng ta. Tạp niệm phát sinh từ tri thức. Bởi vậy, người học nhiều, người hay suy tư thường có nhiều tạp niệm hơn người thật thà chất phác và ít học. Tri thức là căn bệnh lớn nhất của con người. Nó sinh ra phiền não, là đầu mối của tham sân si, là căn nguyên của nhục dục. Muốn gạt bỏ tạp niệm thì chớ nên cố gắng gạt bỏ tạp niệm. Càng cố gắng chừng nào thì tạp niệm càng khởi phát chừng đó. Hãy hiểu ràng: Tâm tư của chúng ta như mặt nước, còn tạp niệm thì như những hạt bụi. Nếu để yên, tự nó theo thời gian sẽ lắng đọng. Tạp niệm đến rồi đi, tự nhiên như gió vào nhà trống. Chúng ta thiền định tốt, dần dần sẽ đạt được khí hòa, thần định, tâm bình. Khi đó tạp niệm cũng tự nhiên biến mất mà không cần gạt bỏ.
- Làm chủ:
Tức là làm chủ bản thân, làm chủ ý thức… của mình. Càng học cao, càng phải làm chủ ý thức.
2. Vận dụng thuyết âm dương:
Thuyết âm dương phát triển phổ biến và bùng phát mạnh vào thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc. Lúc này thuyết âm dương không còn đơn thuần để diễn tả ánh mặt trời và bóng tối nữa.
Cổ nhân đã dựa vào các thuộc tính của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và cơ thể để quy nạp vào tính chất của âm, dương. Đồng thời cũng sáng tạo ra cơ sở của hệ thống tư duy cơ bản, đó là hai phạm trù đối lập nhau: Âm và Dương.
Thuyết âm dương là một học thuyết triết học về Thế giới quan và Vũ trụ quan. Khi vận dụng vào Đông y, khí công, nó đã trở thành một phương pháp tư duy, suy luận, lý giải và là nền tảng của mọi phép luyện tập, chữa bệnh.
Khi người ta sinh ra, bẩm thụ khí của trời đất cho nên thông với thiên khí và cũng là căn bản của sự sống. Âm dương trong cơ thể cũng tùy theo sự vận động của âm dương trong tự nhiên mà biến hóa không ngừng. Nếu cơ thể quân bình âm dương thì khỏe mạnh, vô bệnh vô tật. Cổ nhân đã nói: “bách bệnh giai sinh vu khí” (trăm thứ bệnh đều do khí mà ra). Âm khí và dương khí trong cơ thể mà mất cân bằng sẽ sinh rối loạn và bệnh sẽ phát sinh. Nếu ta dùng khí để lập lại sự cân bằng ấy, bệnh sẽ ổn định rất nhanh. Đây là một lợi thế của khí công chữa bệnh.
3. Học thuyết ngũ hành: Ngũ hành là năm loại vật chất với năm đặc tính vận đông và biến hóa khác nhau: hỏa, thổ, kim, thủy, mộc. Đây là năm yếu tố cấu thành nên thế giới. “Hành” nghĩa là đi, là vận động, biến hóa và các mối quan hệ lẫn nhau của 5 loại vật chất này. Vận dụng quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành để giải thích thế giới, xây dựng hệ thống tư duy, giải thích mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, đời sống. Học thuyết ngũ hành giải thích tất cả mọi thứ trong tự nhiên đều do 5 loại nguyên liệu tạo thành là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy theo sự thịnh suy của 5 loại nguyên liệu này và tự nhiên phát sinh các biến hóa chuyển đổi, những biến hóa này không những ảnh hưởng đến sự sống và số phận của loài người mà còn khiến vạn vật trong vũ trụ biến đổi tuần hoàn không dứt.
Thuyết ngũ hành đã đi vào lĩnh vực Đông y, vận dụng thuyết ngũ hành để phối thuộc với ngũ tạng trong cơ thể: Phế thuộc Kim, Tỳ thuộc Thổ, Tâm thuộc Hỏa, Thận thuộc Thủy, Can thuộc Mộc. Mối quan hệ của các tạng cũng có mối quan hệ tương sinh, tương khắc như của ngũ hành. Khi vận dụng thuyết ngũ hành vào cơ thể người có thể giải thích rất rõ mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Trong cơ thể, nếu ngũ hành phân bố cân bằng hoặc hoạt động theo quy luật thì cơ thể có trạng thái sinh lý bình thường, nếu phân bố không cân bằng hoặc hoạt động trái quy luật thì rơi vào trạng thái bệnh lý.
1. Các quan điểm thường vận dụng trong luyện tập:
a) Thuận theo tự nhiên:
Trong cơ thể con người mọi hoạt động đều theo một quy luật, một trật tự nhất định. Nếu ta tôn trọng quy luật, trật tự ấy trong luyện tập, đó là sự thuận tự nhiên ở bên trong cơ thể. Cũng như vậy, mọi hoạt động của vũ trụ cũng đều theo quy luật nhất định. Ta phải tôn trọng những quy luật, trật tự ấy trong quá trình luyện tập. Đó là sự thuận tự nhiên bên ngoài cơ thể. Trong quá trình luyện tập không được gò ép, không được làm trái quy luật.
b) Dụng tâm dẫn ý – sinh khí – tạo lực:
Tức là dùng ý niệm, mật lệnh nhằm tập trung năng lượng, khi tập trung cao độ sẽ tạo được lực cho năng lượng, dùng ý đưa năng lượng đến nơi cần thiết. Chỉ khi tạo được lực của năng lượng thì mới có giá trị cao để sử dụng năng lượng vào các mục đích khác nhau. Một điều hết sức quan trọng là ý và năng lượng phải đồng bộ với nhau.
Không được dùng lực mà phải dùng ý chí trong luyện tập và chữa bệnh. Bởi vì, phương pháp của KCTL là phương pháp tĩnh khí công.
Để có thể dụng tâm dẫn ý – sính khí – tạo lực thì người tập khí công phải:
- Tự nguyện:
Mỗi người phải tự nguyện luyện tập. Nếu luyện tập vì một sự thúc ép nào đó (dù là quyền lực hoặc sự thúc ép về kinh tế) hoặc theo trào lưu, không có một sự hiểu biết nhất định, thường kết quả không được tốt... Trong quá trình luyện tập, tự mỗi người phải tự nguyện khắc phục những khó khăn trở ngại để có thể tập trung ý nghĩ luyện tập cho thật tốt. Chỉ có tự mình luyện tập mới có thể tìm tòi, suy nghĩ nảy sinh sáng kiến giúp cho quá trình luyện tập được tốt hơn. Có như vậy mới có thể tiến bộ và đạt được những kết quả mong muốn, đẩy lùi được bệnh tật hoặc kéo dài được tuổi thọ và có thể đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực Khí công.
- Định tâm:
Trong khi tập luyện (cũng như khi hành công) người tập phải tập trung tư tưởng, gạt bỏ mọi tạp niệm. Ý nghĩ trong sáng hướng vào mục tiêu tốt đẹp, mục đích rõ ràng. Như vậy sẽ dẫn được ý, tạo được khí và khí tạo ra mới có lực. Việc luyện công và hành công sẽ đạt kết quả cao.
Tạp niệm là những suy tư, ý nghĩ đã có sẵn trong trí não của chúng ta. Tạp niệm phát sinh từ tri thức. Bởi vậy, người học nhiều, người hay suy tư thường có nhiều tạp niệm hơn người thật thà chất phác và ít học. Tri thức là căn bệnh lớn nhất của con người. Nó sinh ra phiền não, là đầu mối của tham sân si, là căn nguyên của nhục dục. Muốn gạt bỏ tạp niệm thì chớ nên cố gắng gạt bỏ tạp niệm. Càng cố gắng chừng nào thì tạp niệm càng khởi phát chừng đó. Hãy hiểu ràng: Tâm tư của chúng ta như mặt nước, còn tạp niệm thì như những hạt bụi. Nếu để yên, tự nó theo thời gian sẽ lắng đọng. Tạp niệm đến rồi đi, tự nhiên như gió vào nhà trống. Chúng ta thiền định tốt, dần dần sẽ đạt được khí hòa, thần định, tâm bình. Khi đó tạp niệm cũng tự nhiên biến mất mà không cần gạt bỏ.
- Làm chủ:
Tức là làm chủ bản thân, làm chủ ý thức… của mình. Càng học cao, càng phải làm chủ ý thức.
2. Vận dụng thuyết âm dương:
Thuyết âm dương phát triển phổ biến và bùng phát mạnh vào thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc. Lúc này thuyết âm dương không còn đơn thuần để diễn tả ánh mặt trời và bóng tối nữa.
Cổ nhân đã dựa vào các thuộc tính của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và cơ thể để quy nạp vào tính chất của âm, dương. Đồng thời cũng sáng tạo ra cơ sở của hệ thống tư duy cơ bản, đó là hai phạm trù đối lập nhau: Âm và Dương.
Thuyết âm dương là một học thuyết triết học về Thế giới quan và Vũ trụ quan. Khi vận dụng vào Đông y, khí công, nó đã trở thành một phương pháp tư duy, suy luận, lý giải và là nền tảng của mọi phép luyện tập, chữa bệnh.
Khi người ta sinh ra, bẩm thụ khí của trời đất cho nên thông với thiên khí và cũng là căn bản của sự sống. Âm dương trong cơ thể cũng tùy theo sự vận động của âm dương trong tự nhiên mà biến hóa không ngừng. Nếu cơ thể quân bình âm dương thì khỏe mạnh, vô bệnh vô tật. Cổ nhân đã nói: “bách bệnh giai sinh vu khí” (trăm thứ bệnh đều do khí mà ra). Âm khí và dương khí trong cơ thể mà mất cân bằng sẽ sinh rối loạn và bệnh sẽ phát sinh. Nếu ta dùng khí để lập lại sự cân bằng ấy, bệnh sẽ ổn định rất nhanh. Đây là một lợi thế của khí công chữa bệnh.
3. Học thuyết ngũ hành: Ngũ hành là năm loại vật chất với năm đặc tính vận đông và biến hóa khác nhau: hỏa, thổ, kim, thủy, mộc. Đây là năm yếu tố cấu thành nên thế giới. “Hành” nghĩa là đi, là vận động, biến hóa và các mối quan hệ lẫn nhau của 5 loại vật chất này. Vận dụng quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành để giải thích thế giới, xây dựng hệ thống tư duy, giải thích mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, đời sống. Học thuyết ngũ hành giải thích tất cả mọi thứ trong tự nhiên đều do 5 loại nguyên liệu tạo thành là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy theo sự thịnh suy của 5 loại nguyên liệu này và tự nhiên phát sinh các biến hóa chuyển đổi, những biến hóa này không những ảnh hưởng đến sự sống và số phận của loài người mà còn khiến vạn vật trong vũ trụ biến đổi tuần hoàn không dứt.
Thuyết ngũ hành đã đi vào lĩnh vực Đông y, vận dụng thuyết ngũ hành để phối thuộc với ngũ tạng trong cơ thể: Phế thuộc Kim, Tỳ thuộc Thổ, Tâm thuộc Hỏa, Thận thuộc Thủy, Can thuộc Mộc. Mối quan hệ của các tạng cũng có mối quan hệ tương sinh, tương khắc như của ngũ hành. Khi vận dụng thuyết ngũ hành vào cơ thể người có thể giải thích rất rõ mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Trong cơ thể, nếu ngũ hành phân bố cân bằng hoặc hoạt động theo quy luật thì cơ thể có trạng thái sinh lý bình thường, nếu phân bố không cân bằng hoặc hoạt động trái quy luật thì rơi vào trạng thái bệnh lý.
Quy luật Ngũ hành sinh khắc
4. Thuyết Thiên – Địa – Nhân hợp nhất: Theo “Nội kinh Hoàng đế”, Y học truyền thống phương Đông với triết học phương Đông đều từ một nguồn gốc sinh ra, có ảnh hưởng lẫn nhau. Thuyết “Thiên Địa Nhân hợp nhất” là do Nho gia và quan điểm “Ngũ hành” của Đạo gia đã thấm nhuần và xuyên suốt toàn bộ lý luận của Đông y. Trời, đất và người mỗi thứ là một vũ trụ, không có sự phân biệt, chỉ khác ở quy mô lớn nhỏ… con người tương ứng với trời, đất. “Thiên chân”, “chân khí”, “chân nhân” là những cái thuần khiết xác thực nhất của tự nhiên. Khi tập luyện dưỡng sinh, khí công điều quan trọng nhất là sự hòa hợp thống nhất giữa con người và tự nhiên.
Để đạt được những thành tựu trong luyện tập khí công, nhất thiết chúng ta phải vận dụng triệt để các quan điểm và học thuyết cố phương Đông ở trên.
Mạch Nhâm, Mạch Đốc, Đan điền hạ, Các huyệt quan trọng
1. Mạch nhâm:
Khởi đầu từ huyệt Thừa tương (bên dưới môi dưới), đi xuống qua Thiên đột (hõm cổ), Đản trung (giữa ngực), Khí hải, Khúc cốt và kết thúc ở huyệt Hội âm (nằm giữa bộ phận sinh dục và Hậu môn).
Mạch Nhâm có nhiệm vụ tổng quản tất cả các đường kinh âm phía trước bụng,có nhiệm vụ chăm sóc Bào cung và hệ sinh dục.
2. Mạch đốc:
Khởi đầu từ huyệt Trường cường ở mô xốp xương cùng cột sống theo cột sống đi lên qua các huyệt Mệnh môn, Linh đài, Ngọc chẩm, qua Bách hội đến Ấn đường và kết thúc ở Ngân giao (chân răng hàm trên).
Mạch Đốc có nhiệm vụ tổng quản tất cả các đường kinh dương ở sau lưng, đưa Dương khí đến nuôi dưỡng vùng đầu não.
1. Mạch nhâm:
Khởi đầu từ huyệt Thừa tương (bên dưới môi dưới), đi xuống qua Thiên đột (hõm cổ), Đản trung (giữa ngực), Khí hải, Khúc cốt và kết thúc ở huyệt Hội âm (nằm giữa bộ phận sinh dục và Hậu môn).
Mạch Nhâm có nhiệm vụ tổng quản tất cả các đường kinh âm phía trước bụng,có nhiệm vụ chăm sóc Bào cung và hệ sinh dục.
2. Mạch đốc:
Khởi đầu từ huyệt Trường cường ở mô xốp xương cùng cột sống theo cột sống đi lên qua các huyệt Mệnh môn, Linh đài, Ngọc chẩm, qua Bách hội đến Ấn đường và kết thúc ở Ngân giao (chân răng hàm trên).
Mạch Đốc có nhiệm vụ tổng quản tất cả các đường kinh dương ở sau lưng, đưa Dương khí đến nuôi dưỡng vùng đầu não.
3. Đan điền:
a/ Đan điền hạ
Đan điền hạ nằm trong vùng bụng dưới là nơi sinh ra chân khí – tức là nơi Hỏa luyện Tinh thành Khí. Tâm của Đan điền hạ là nơi giao nhau giữ đường nối Khí hải với Mệnh môn và Trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực.
b/ Đan điền trung
Đan điền trung nằm trong vùng ngực, là nơi tích trữ những năng lượng tinh khiết được chuyển từ Đan điền hạ lên. Tâm của Đan điền trung là nơi giao nhau giữa đường nối Đản trung và Linh đài với Trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực. Đan điền trung chỉ được khai mở khi Đan điền hạ đã tương đối hoàn thiện.
c/ Đan điền thượng.
Đan điền thượng nằm ở vùng đầu, là nơi chứa những năng lượng rất tinh khiết được chuyển từ Đan điền trung lên. Tâm của Đan điền thượng chính là Hạch tùng, là nơi giao nhau giữ trục Chẩm-Ấn và trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực. Đan điền thượng chỉ được khai mở đối với những người có tố chất đặc biệt. Năng lượng hoạt động của Thiên nhãn (mắt thần) do Đan điền thượng cung cấp.
4. Các huyệt đạo quan trọng:
- Bách hội. Là điểm giao nhau giữa 2 đường nối hai đỉnh tai và đường đi chính giữa nơi sống mũi đi lên. Đây là nơi giao hội của mạch Đốc với 6 đường kinh dương. Là nơi giao lưu Nhân khí – Thiên khí.
- Tứ thần thông : Từ Bách hội ra phải,trái,trước,sau,1 thốn, dùng để khai mở Thiên nhãn,Thiên nhĩ. Nói cách khác : Nếu ta coi Bách hội là tâm của một hình vuông có mỗi cạnh dài 2 thốn (một thốn bằng chiều ngang của ngón tay), bốn huyệt Tứ thần thông nằm ở 4 góc của hình vuông ấy, hai huyệt phía trước liên quan đến Thiên nhãn, hai huyệt phía sau liên quan đến Thiên nhĩ.
- Ấn đường: Là điểm giữa của đường nổi hai đầu lông mày, là nơi điều khiển màn hình, là nơi giao lưu nội ngoại khí. Là một con mắt để nhìn vào những không gian khác.
- Thiên đột: Hõm cổ. Là nơi kích hoạt Thiên nhĩ
- Đản Trung: Điểm giữa đường nối hai núm vú,là nhánh giao lưu Âm khí nội ngoại
- Khí hải: Từ rốn thẳng xuống 1,5 thốn là cửa vào Đan điền, bể thận.
- Khúc cốt: Dưới rốn 5 thốn.
- Hội âm: Nằm giữa đường nối hậu môn và bộ phận sinh dục.Đây là nơi giao hội của mạch Nhâm với 6 đường kinh âm,là xung huyệt của Nhâm và Đốc. Là cửa xả Âm khí.
- Trường cường: Cuối đốt sống cùng.Là nguồn sinh Dương khí – Chân hỏa.
- Mệnh môn: Đối diện với Khí hải sang.Là cửa ra của Đan điền, quan hệ với Thận hỏa.
- Linh đài: Đối diện với Đản trung sang là nhánh giao lưu Dương khí nội ngoại
- Đại chùy: Đối diện với Thiên đột sang.
- Ngọc chẩm: ở sau gáy, điểm tiếp giáp giữa hộp sọ và đốt sống cổ số 1, nó là huyệt Sinh Tử huyền quan.
a/ Đan điền hạ
Đan điền hạ nằm trong vùng bụng dưới là nơi sinh ra chân khí – tức là nơi Hỏa luyện Tinh thành Khí. Tâm của Đan điền hạ là nơi giao nhau giữ đường nối Khí hải với Mệnh môn và Trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực.
b/ Đan điền trung
Đan điền trung nằm trong vùng ngực, là nơi tích trữ những năng lượng tinh khiết được chuyển từ Đan điền hạ lên. Tâm của Đan điền trung là nơi giao nhau giữa đường nối Đản trung và Linh đài với Trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực. Đan điền trung chỉ được khai mở khi Đan điền hạ đã tương đối hoàn thiện.
c/ Đan điền thượng.
Đan điền thượng nằm ở vùng đầu, là nơi chứa những năng lượng rất tinh khiết được chuyển từ Đan điền trung lên. Tâm của Đan điền thượng chính là Hạch tùng, là nơi giao nhau giữ trục Chẩm-Ấn và trục Sinh lực. Đan điền có dạng Thái cực. Đan điền thượng chỉ được khai mở đối với những người có tố chất đặc biệt. Năng lượng hoạt động của Thiên nhãn (mắt thần) do Đan điền thượng cung cấp.
4. Các huyệt đạo quan trọng:
- Bách hội. Là điểm giao nhau giữa 2 đường nối hai đỉnh tai và đường đi chính giữa nơi sống mũi đi lên. Đây là nơi giao hội của mạch Đốc với 6 đường kinh dương. Là nơi giao lưu Nhân khí – Thiên khí.
- Tứ thần thông : Từ Bách hội ra phải,trái,trước,sau,1 thốn, dùng để khai mở Thiên nhãn,Thiên nhĩ. Nói cách khác : Nếu ta coi Bách hội là tâm của một hình vuông có mỗi cạnh dài 2 thốn (một thốn bằng chiều ngang của ngón tay), bốn huyệt Tứ thần thông nằm ở 4 góc của hình vuông ấy, hai huyệt phía trước liên quan đến Thiên nhãn, hai huyệt phía sau liên quan đến Thiên nhĩ.
- Ấn đường: Là điểm giữa của đường nổi hai đầu lông mày, là nơi điều khiển màn hình, là nơi giao lưu nội ngoại khí. Là một con mắt để nhìn vào những không gian khác.
- Thiên đột: Hõm cổ. Là nơi kích hoạt Thiên nhĩ
- Đản Trung: Điểm giữa đường nối hai núm vú,là nhánh giao lưu Âm khí nội ngoại
- Khí hải: Từ rốn thẳng xuống 1,5 thốn là cửa vào Đan điền, bể thận.
- Khúc cốt: Dưới rốn 5 thốn.
- Hội âm: Nằm giữa đường nối hậu môn và bộ phận sinh dục.Đây là nơi giao hội của mạch Nhâm với 6 đường kinh âm,là xung huyệt của Nhâm và Đốc. Là cửa xả Âm khí.
- Trường cường: Cuối đốt sống cùng.Là nguồn sinh Dương khí – Chân hỏa.
- Mệnh môn: Đối diện với Khí hải sang.Là cửa ra của Đan điền, quan hệ với Thận hỏa.
- Linh đài: Đối diện với Đản trung sang là nhánh giao lưu Dương khí nội ngoại
- Đại chùy: Đối diện với Thiên đột sang.
- Ngọc chẩm: ở sau gáy, điểm tiếp giáp giữa hộp sọ và đốt sống cổ số 1, nó là huyệt Sinh Tử huyền quan.
- Lao cung: Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón áp út chạm vào đường văn này; hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt.
- Dũng tuyền: Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.
5. Các du huyệt quan trọng:
- Phế du: Dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1, 5 thốn. Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Phế, vì vậy gọi là Phế Du. Huyệt thứ 13 của kinh Bàng Quang.
- Tỳ du: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1, 5 thốn. Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tỳ, vì vậy gọi là Tỳ Du. Huyệt thứ 20 của kinh Bàng Quang.
- Tâm du: Dưới gai sống lưng 5, đo ngang ra 1, 5 thốn. Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du. Huyệt thứ 15 của kinh Bàng Quang.
- Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn. Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận, vì vậy gọi là Thận Du. Huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang.
- Can du: Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 1, 5 thốn. Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Can, vì vậy gọi là Can Du. Huyệt thứ 18 của kinh Bàng Quang.
III. Các huyệt đầu/cuối của mười hai đường kinh chính:
Huyệt đầu/cuối của các đường kinh Thủ (Tay)
Huyệt đầu/cuối của các đường kinh Túc (Chân)
IV. Hệ thống luân xa
“Luân xa là những Huyệt đạo có vị trí quan trọng trên cơ thể con người mà tại đó năng lượng của môi trường bên ngoài (vũ trụ) và năng lượng của bản thân con người được trao đổi nhằm luân chuyển, bổ sung, nâng cấp, tích trữ năng lượng cho toàn bộ cơ thể”.
Bảy luân xa chính:
LX Bách Hội (LX 7, huyệt bách hội)
LX Ấn đường (LX 6A, huyệt ấn đường)
LX Ngọc chẩm (LX 6B, huyệt ngọc chẩm - Huyệt Sinh Tử huyền quan )
LX Thiên đột (LX 5A, huyệt thiên đột)
LX Đại chùy (LX 5B, huyệt đại chùy)
LX Đản trung (LX 4A, huyệt đản trung)
LX Linh đài (LX 4B, huyệt linh đài)
LX Khí hải (LX 3A, huyệt khí hải)
LX Mệnh môn (LX 3B, huyệt mệnh môn)
LX Khúc cốt (LX 2A, huyệt khúc cốt)
LX Trường cường (LX 2B, huyệt trường cường)
LX Hội âm (LX 1, huyệt hội âm )
V. Xả bỏ khí độc theo đường ngắn nhất
- Hư tạng khí là khí xấu của tạng, nằm trong tạng, gây hại cho tạng, làm giảm chức năng hoạt hóa của tạng. Quá trình phát sinh tạng khí làm cho chính khí ở tạng đó mạnh lên, từ đó loại bỏ dần các hư khí, bệnh khí (tà khí) của tạng.
- Xả hư tạng khí theo đường đi ngắn nhất từ tạng ra ngoài cơ thể để thanh hóa tạng nhanh nhất. Các đường xả hư khí gần nhất với từng tạng:
+ Hư phế khí đi theo hai cánh tay xả mạnh ra hai lòng bàn tay.
+ Hư tỳ khí đi theo chân trái xả mạnh ra lòng bàn chân trái.
+ Hư tâm khí đi theo tay trái xả mạnh ra lòng bàn tay trái.
+ Hư thận khí đi theo hai chân xả mạnh ra hai lòng bàn chân.
+ Hư tâm bào khí đi theo cánh tay phải xả mạnh ra hai lòng bàn tay
+ Hư can khí đi theo chân phải xả mạnh ra lòng bàn chân phải
TÔI ĐI HỌC ĐẠO
1/ Người xưa nói về đạo
+ Đường đời chật hẹp, muôn kẻ lấn
Lối đạo thênh thang, ít người tìm
+ Một người hỏi thiền sư về Đạo,thiền sư trả lời :
“Nói ra cho người thì quả là không khó.Nhưng người phải bắt kịp lời nói của ta vừa thoát ra khỏi cửa miệng.Được vậy đã là gần Đạo rồi, bằng không người sẽ đâm ra suy luận viển vông, rốt cuộc lại đổ lỗi về ta.Vậy thà nên im lặng còn hơn để tránh cho nhau những điều lầm lỗi.”
+Các bậc thánh hiền không bao giờ trình bày học thuyết của mình bằng sự quả quyết một chiều. Họ nói toàn bằng giọng nghịch thuyết mâu thuẫn...là vì họ sợ đưa ra những chân lý phiến diện. Họ bắt đầu nói chuyện như người ngu, nhưng rồi họ làm cho người nghe tỉnh ngộ.
Mỗi khi một câu hỏi được nêu ra, hãy trả lời ngược lại hoặc làm thinh...vì chân lý có hai chiều, coi chừng bị kẹt. Nếu có ai hỏi ta về cái hữu hãy trả lời bằng cái vô,nếu hỏi ta về cái vô hãy trả lời bằng cái hữu.
2/ Hành trang ban đầu
+ Nhà Vật lý học nổi tiếng Robert A.Milikan và nhà thiên văn học nổi tiếng Sir jomes jaens đã từng nghiên cứu về những lẽ huyền bí của Vũ trụ, nhưng ý kiến thường trái ngược nhau. Cuối cùng Milikan đã phải tuyên bố :
"Có điều mà cả hai chúng tôi đều biết rõ một cách chắc chắn là về điểm này...chúng tôi không ai biết gì cả"
+ Khi ta nhắp một chén rượu ngon, hay uống một chén nước trà thượng hạng thì liệu ta có thể cắt nghĩa cho một người khác không biết uống rượu, uống trà hoặc chưa được uống loại rượu loại trà này bao giờ,..Để cho họ biết hết cái ngon của nó hay không ?
Thế mà họ lại cứ đòi hỏi tôi phải giải thích cho họ rượu ngon như thế nào, trà ngon như thế nào ! Trong khi chính bản thân người ta không biết uống rượu, uống trà.
+ Anh sẽ không biết gì về thế giới Tâm linh, nếu chính anh không trực tiếp đi vào thế giới ấy.
Hiện nay Tâm linh được người ta sử dụng gần như là một cái mốt, ai cũng thích nói đến tâm linh. Họ nói để thể hiện ta đây có kiến thức, họ nói để thể hiện ta đây có trình độ, ta đây đang thức thời,có rất nhiều người sau khi họ nói xong thì chính họ cũng chẳng hiểu gì cả !...
Khi đã có hiểu biết thật sự về thế giới Tâm linh rồi thì lại cũng chính anh chỉ nói chuyện với những người có hiểu biết về Tâm linh thôi. Bởi vì : “ Đồng thanh thì tương ứng, đồng khí mới tương cầu ”
+Lão Tử nói :
Thượng sĩ văn đạo,cần nhi hành chi
Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong
Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi bất tiếu,bất túc dĩ vi đạo
Dich :
Bậc cao nghe nói đến Đạo thì cố gắng làm theo
Bậc trung nghe nói đến Đạo thì thoạt nhớ thoạt quyên
Hạng thấp nghe nói đến Đạo thì cười to lên.
(Chúng không cười to lên thì sao đủ gọi đó là đạo Cả)
Cái tiếng cười to của bọn hạ sĩ khi nghe nói đến Đạo,đâu có làm cho đạo nhỏ hơn mà làm cho Đạo càng thêm lớn rộng, càng thêm "bất khả tư nghị" .
+ Làm một người có trí đã là khó, mà làm một người thông minh thì còn khó hơn. Thông minh cũng còn dễ, chỉ có thông minh mà lại làm như ngu thì mới thật là khó.
Sự thông minh của con người thực sự không phải ở trên đầu, nghĩa là không ở trong những bộ óc thông minh lý trí của con người. Sự gìn giữ lẽ thăng bằng được quyết định đâu phải do một bộ óc đầy cơ trí. TRÍ HUỆ không liên quan gì tới bộ óc thông thái cả. Khi ngồi thiền mà đã nhập định là lúc đầu ta không xuy nghĩ gì cả, lúc đó tất cả về không... thì bộ óc của một anh kỹ sư thậm trí của một nhà bác học so với bộ óc của một bác nông dân quê mùa hoặc một bà bán phở thì có khác gì nhau đâu.
+ Muốn trở về Đạo phải thực hiện cho được cái tâm hư vô. Muốn " Phục kì bản, phản kì chân " thì phải " Tắc kì đoài - Bế kì môn - Giải kì phân - Hoa kì quang - Đồng kì trần ".
Tức là muốn nhận biết được cái bản chất sâu xa, cái chân tướng của sự vật ta phải "bế ngũ quan ", gạt bỏ ra khỏi ta tất cả những cái mà ta đã biết (dù kiến thức của ta trước đó có được đánh giá là rất cao siêu), lúc đó một trang trắng sẽ mở ra, nó tạo điều kiện cho ta tiếp nhận những nguồn năng lượng mới, những thông tin mới. Và chỉ có những nguồn thông tin mới của một sự vật nào đó mới có khả năng giúp ta nhận biết được chân tướng sự thật của chính sự vật ấy.Có một điều hiển nhiên là một trang giấy trắng nguyên vẹn thì dễ viết những điều mới mẻ lên đấy hơn nhiều so với một trang giấy đã có vẽ sẵn một số thứ nào đó.
3/ Các bước đi trên đường Đạo
a/ Đi tìm Thầy để học
Để tu luyện được tốt cần phải có ba yếu tố cơ bản : có cơ địa (có duyên), có quyết tâm rất cao, có Thầy giỏi.
Thầy là một cần thiết nhưng thầy cũng là một trở ngại.Tìm được đúng Thầy mình cần tìm̉ để theo học đã là khó. Có người nói :" thầy hiện nay nhiều như hàng Trung quốc, dùng thử thì tốt nhưng dùng thật thì không ra gì". Có Thầy đã là khó, nhưng học đến lúc quyên được Thầy thì còn khó hơn,mà học đến lúc mất Thầy là vô cùng khó.Khi nào vượt qua cái vô cùng khó ấy thì chúng ta sẽ chứng được ĐẠO.Một người Thầy chân chính không bao giờ ông ta lo ngại học trò vượt qua mình đâu.Một người Thầy chân chính là người có tầm nhìn rất xa,nhìn cho hàng trăm hoặc hàng ngàn năm sau nên ông ta phải hiểu được rằng “Qui luật phát triển là một trong những quy luật tất yếu, học trò giỏi hơn Thầy là một điều may mắn cho xã hội”
Người Thầy mà tôi nói ở đây, có thể là Thầy đời thực, có thể là Thầy trong không gian, hoặc ai may mắn thì có cả hai.
b/ Học như thế nào
Chăm chú nghe thầy giảng, đọc rất nhiều sách, học rất nhiều người. Hiểu được Thầy nói gì, hiểu được sách nói gì, hiểu được bạn nói gì...Chuyển những kiến thức ấy thành kiến thức của mình...Đem những kiến thức ấy đi thực hành...Một người như thế gọi là biết học.
Nếu có duyên thì cách học nhanh nhất là : " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. "
c/ Nên tin ngay không ?
Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn ( Phật Tổ Thích Ca ),đối với mọi quan điểm tư tưởng nên thận trọng.Cần phải hoài nghi và xem xét lại tất cả. Mặc dù hoài nghi là một trở ngại lớn lao trên con đường Đạo, nhưng trong nhận thức : Hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "Đại nghi tức đại ngộ". Sau hoài nghi mới đi đến niềm tin vững chắc, đó chính là lộ trình của những người con của Phật. Nếu không được nghi không được xét lại chỉ nhắm mắt tin theo thì niềm tin ấy chỉ là mê tín, một niềm tin ngây thơ tăm tối.Muốn có được lòng tin vững chắc thì chỉ có một cách duy nhất là nhúng mình vào mà chiêm nghiệm.Có khi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt thì mới có được một kết luận chính xác, mới tìm ra con đường Đạo phù hợp với mình.
Có một số người, tu luyện được một ít ngày đọc được một số quyển sách nói về Đạo mà đã tưởng là ghê ghớm lắm ! Họ cũng tranh luận, cũng nhận xét,cũng đánh giá người khác…!...!
d/ Thiền định
Khi dâng hương ta phải khấn : " Chúng con xin dâng năm thức hương thơm, hương Giới, hương Định, hương Tuệ, hương Giải thoát, hương Giải thoát tri kiến... "
Giới để ngăn ngừa kiềm chế tiếp xúc các duyên, có giữ được GIỚI thì trong tâm mới bớt vọng tưởng,cũng có thể hiểu muốn giữ được giới thì phải tìm cách bớt “Tham-Sân-Si” đi.Tâm bớt vọng thì dễ yên, có yên rồi thì khi ngồi thiền tâm mới ĐỊNH. Tâm đã định rồi thì trí tuệ chân thật sẽ hiện tiền,tức là ta đạt đến TUỆ.Có trí tuệ chân thật ta sẽ biết cách GIẢI THOÁT. có giải thoát được cho mình thì mới có khả năng tìm cách giải thoát được cho người khác. Đó chính là GIẢI THOÁT TRI KIẾN.
Khi hiểu rõ được như vậy thì mới thấy được việc Thiền định rất quan trọng.Ta ngồi im lặng nhưng thực ra ta đang làm một việc phi thường đó là chuyển đổi một con người mê muội thành một con người sáng suốt, giác ngộ.Trong khi ngồi thiền có thể giúp chúng ta học đươc nhiều thậm chí rất nhiều những kiến thức mà ở cuộc đời trần tục không bao giờ học được. Đến bây giờ thì có thể nói thẳng ra rằng : Khoa học hiện đại ngày nay ở mọi lĩnh vực luôn luôn chỉ là những kiến thức tiệm cận với khoa học của không gian mà thôi. Và mãi mãi sau này cũng là như vậy,bởi vì cái mà chúng ta biết bao giờ cũng rất nhỏ so với cái mà chúng ta chưa biết.
Trong khi thiền định chúng ta tiêu tốn ít thức ăn vật chất, nhưng thay vào đó ta có thứ để nuôi dưỡng tinh thần. Pháp thực và Thiền thực là hai thứ thức ăn mà người thiền định phải tìm bằng được mà dùng.Tiêu chuẩn của người tham gia thiền định thực thụ thành công là: Ăn ít, ngủ ít, làm việc nhiều nhưng cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.
e/ Sau khi học thì làm gì ?
Sau khi học, ta cần phải đem kiến thức đã học đi giúp đỡ những người khác. Đem những kiến thức này để đi giúp đỡ chứ không phải để đi khoe khoang, hoặc dùng nó là một phương tiện để làm giàu
Khi Phật thành đạo ở cội bồ đề,Ngài biết rằng hiểu biết của Ngài quá cao siêu,trong khi tham vọng của con người lại quá lớn.Lý tưởng của Phật và tham vọng của con người còn cách xa nhau quá,làm thế nào để dạy họ lý tưởng này được.Tham vọng của con người là tiền bạc và quyền lực đã làm cản trở ý trí giải thoát của họ.Chính vì thế Phật đã không truyền Đạo ngay tại nơi người thành Đạo,Ngài buộc phải tìm đến một nơi khác để truyền Đạo.Bước chân giáo hóa đầu tiên của Phật tìm đến những người có tấm lòng khao khát được giải thoát bởi vì chỉ có những con người đó mới có thể tiếp nhận được những tri thức cần thiết cho việc giải thoát.Và cũng chỉ những con người đó mới có khả năng hiểu được Phật nói gì, cũng vì vậy Phật phải đi tìm những con người đó mà truyền dạy.
Nước mình còn nhiều khó khăn, dân mình còn nhiều vất vả...
Người tu hành chân chính dứt khoát phải đóng góp sức mình để
xây dựng đất nước chúng ta ngày càng to đẹp hơn đàng hoàng hơn
Quyền năng chỉ đến thực sự khi ta đi hành Đạo
Quyền năng sẽ mất đi khi những kẻ hành Đạo làm những việc trái Đạo và sau khi rời bỏ thế giới trần tục này tất cả bọn chúng sẽ phải trả lời trực tiếp với Pháp Vương về tất cả những việc trái Đạo mà chúng đã làm và phải chịu sự phán xét nghiêm minh.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CÓ KHI LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG – TÂM LINH
I. Bạn hiểu gì về môn Khí công – Tâm linh.
1/ Đặc thù của môn học :
+ Dùng Thiền định là phương pháp cơ bản trong suốt quá trình.
+ Dùng Linh pháp kết hợp với Thực pháp để tạo được hiệu quả luyện tập cao nhất.
+ Có thể đào tạo về nhiều lĩnh vực thuộc Thế Giới Vô Hình.
+ Có thể khai mở Thiên nhãn , Thiên nhĩ cho một số người “có duyên”
+ Đào tạo được các thầy dùng khí công để chữa bệnh.
+ Có thể kích phát được những tiềm năng đặc biệt của con người, nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống thực tại.
2/ Tính Logic của môn học :
+ Cơ thể có được khai mở Huyệt đạo, Khai mở hệ thống Luân xa…thì mới có khả năng giải tỏa được năng lượng xấu và tiếp nhận được năng lượng mới tốt hơn.
+ Cơ thể có được khai thông tất cả Kinh mạch, Lạc mạch, hệ thống đường ống dẫn năng lượng… thì mới tao điều kiện để năng lượng được lưu thông và chuyển hóa tốt nhất.
+ Cơ thể có hết bệnh thì mới bàn đến chuyện khai mở Thiên nhãn, Thiên nhĩ và kích phát các tiềm năng khác của con người.
+ Con người có cơ thể Vật lý và cơ thể năng lượng. Bệnh tật của người ta biểu hiện trên cả hai cơ thể vật lý và năng lượng, có những mầm bệnh đã xuất hiện trên cơ thể năng lượng nhưng chưa xuất hiện trên cơ thể vật lý. Chữa bệnh bằng Khí công là phương pháp chữa bệnh chủ yếu trên cơ thể năng lượng, khi cơ thể năng lượng khỏi bệnh thì tùy thuộc vào cơ chế chuyển hóa năng lượng của mỗi người mà cơ thể vật lý sẽ khỏi bệnh nhanh hay chậm.
+ Trước hết phải trở thành một NGƯỜI tốt, sau đó hãy bàn đến chuyện Giải thoát và tu luyện lên các tầng cao hơn.
3/ Khả năng ứng dụng có hiệu quả vào đời sống.
+ Người luyện tập được nâng cao sức khỏe một cách rõ rệt, một số bệnh thông thường sẽ không bị mắc phải. Bệnh nghiệp kiếp sẽ dần bộc lộ và sẽ được giải quyết.
+ Người chăm chỉ luyện tập sẽ có một trường năng lượng mạnh, trường năng lượng này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có trường năng lượng mạnh thì sẽ rất tốt cho các cháu nhỏ, trong môi trường ấy các cháu nhỏ ít bị ốm đau hoặc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn những trẻ khác.
+ Luyện tập chăm chỉ và có hiệu quả thì không chỉ thay đổi về thể chất mà tính nết cũng sẽ thay đổi theo. Con người sẽ minh mẫn hơn, bình tĩnh sáng suốt hơn, nhân hậu hơn, yêu đời hơn và tình thương rộng lớn hơn.
+ Luyện tập đạt đến trình độ cao thì có thể chữa được nhiều loại bệnh cho người khác, trong đó có một số bệnh nan y mà bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về.
II . Phương pháp luyện tập
1/ Tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp luyện tập của môn học.
Phương pháp luyện tập cơ bản của môn Khí công – Tâm linh là thiền định, cho nên chúng ta phải hiểu và biết cách thiền cho đúng.
+ Thiền là biện pháp giảm thiểu những suy nghĩ không cần thiết, để đưa cơ thể vào trạng thái mơ mơ màng màng và từng bước đưa cơ thể vào trạng thái nhập định.
+ Nhập định là trạng thái thiền bậc cao mà trong trạng thái đó thì não bộ gần như không còn suy nghĩ gì cả. Trong trạng thái này việc đầu tiên là cơ thể sẽ được làm sạch, não bộ sẽ dễ dàng tiếp nhận được các thông tin từ không gian, bệnh tật sẽ được chữa, sẽ thu nhận được rất nhiều kiến thức khoa học mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà cuộc sống trần tục không có được …Năng lượng của cơ thể được tăng cường và năng lượng tiềm năng của con người sẽ được giải phóng từ đó kích phát được những khả năng đặc biệt mà người bình thường không có.
+ Thiền có thể được thực hiện ở ba trạng thái : Hành thiền (đi thiền), Tọa thiền (ngồi thiền) , Ngọa thiền (nằm thiền).
- Hành thiền, thường chỉ những người tu chuyên nghiệp mới có điều kiện để thực hiện.
- Tọa thiền, được nhiều người học thiền sử dụng nhất. Tư thế ngồi và yêu cầu cần có đối với người ngồi thiền được thể hiện qua bài thơ sau:
Quyền năng chỉ đến thực sự khi ta đi hành Đạo
Quyền năng sẽ mất đi khi những kẻ hành Đạo làm những việc trái Đạo và sau khi rời bỏ thế giới trần tục này tất cả bọn chúng sẽ phải trả lời trực tiếp với Pháp Vương về tất cả những việc trái Đạo mà chúng đã làm và phải chịu sự phán xét nghiêm minh.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CÓ KHI LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG – TÂM LINH
I. Bạn hiểu gì về môn Khí công – Tâm linh.
1/ Đặc thù của môn học :
+ Dùng Thiền định là phương pháp cơ bản trong suốt quá trình.
+ Dùng Linh pháp kết hợp với Thực pháp để tạo được hiệu quả luyện tập cao nhất.
+ Có thể đào tạo về nhiều lĩnh vực thuộc Thế Giới Vô Hình.
+ Có thể khai mở Thiên nhãn , Thiên nhĩ cho một số người “có duyên”
+ Đào tạo được các thầy dùng khí công để chữa bệnh.
+ Có thể kích phát được những tiềm năng đặc biệt của con người, nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống thực tại.
2/ Tính Logic của môn học :
+ Cơ thể có được khai mở Huyệt đạo, Khai mở hệ thống Luân xa…thì mới có khả năng giải tỏa được năng lượng xấu và tiếp nhận được năng lượng mới tốt hơn.
+ Cơ thể có được khai thông tất cả Kinh mạch, Lạc mạch, hệ thống đường ống dẫn năng lượng… thì mới tao điều kiện để năng lượng được lưu thông và chuyển hóa tốt nhất.
+ Cơ thể có hết bệnh thì mới bàn đến chuyện khai mở Thiên nhãn, Thiên nhĩ và kích phát các tiềm năng khác của con người.
+ Con người có cơ thể Vật lý và cơ thể năng lượng. Bệnh tật của người ta biểu hiện trên cả hai cơ thể vật lý và năng lượng, có những mầm bệnh đã xuất hiện trên cơ thể năng lượng nhưng chưa xuất hiện trên cơ thể vật lý. Chữa bệnh bằng Khí công là phương pháp chữa bệnh chủ yếu trên cơ thể năng lượng, khi cơ thể năng lượng khỏi bệnh thì tùy thuộc vào cơ chế chuyển hóa năng lượng của mỗi người mà cơ thể vật lý sẽ khỏi bệnh nhanh hay chậm.
+ Trước hết phải trở thành một NGƯỜI tốt, sau đó hãy bàn đến chuyện Giải thoát và tu luyện lên các tầng cao hơn.
3/ Khả năng ứng dụng có hiệu quả vào đời sống.
+ Người luyện tập được nâng cao sức khỏe một cách rõ rệt, một số bệnh thông thường sẽ không bị mắc phải. Bệnh nghiệp kiếp sẽ dần bộc lộ và sẽ được giải quyết.
+ Người chăm chỉ luyện tập sẽ có một trường năng lượng mạnh, trường năng lượng này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có trường năng lượng mạnh thì sẽ rất tốt cho các cháu nhỏ, trong môi trường ấy các cháu nhỏ ít bị ốm đau hoặc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn những trẻ khác.
+ Luyện tập chăm chỉ và có hiệu quả thì không chỉ thay đổi về thể chất mà tính nết cũng sẽ thay đổi theo. Con người sẽ minh mẫn hơn, bình tĩnh sáng suốt hơn, nhân hậu hơn, yêu đời hơn và tình thương rộng lớn hơn.
+ Luyện tập đạt đến trình độ cao thì có thể chữa được nhiều loại bệnh cho người khác, trong đó có một số bệnh nan y mà bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về.
II . Phương pháp luyện tập
1/ Tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp luyện tập của môn học.
Phương pháp luyện tập cơ bản của môn Khí công – Tâm linh là thiền định, cho nên chúng ta phải hiểu và biết cách thiền cho đúng.
+ Thiền là biện pháp giảm thiểu những suy nghĩ không cần thiết, để đưa cơ thể vào trạng thái mơ mơ màng màng và từng bước đưa cơ thể vào trạng thái nhập định.
+ Nhập định là trạng thái thiền bậc cao mà trong trạng thái đó thì não bộ gần như không còn suy nghĩ gì cả. Trong trạng thái này việc đầu tiên là cơ thể sẽ được làm sạch, não bộ sẽ dễ dàng tiếp nhận được các thông tin từ không gian, bệnh tật sẽ được chữa, sẽ thu nhận được rất nhiều kiến thức khoa học mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà cuộc sống trần tục không có được …Năng lượng của cơ thể được tăng cường và năng lượng tiềm năng của con người sẽ được giải phóng từ đó kích phát được những khả năng đặc biệt mà người bình thường không có.
+ Thiền có thể được thực hiện ở ba trạng thái : Hành thiền (đi thiền), Tọa thiền (ngồi thiền) , Ngọa thiền (nằm thiền).
- Hành thiền, thường chỉ những người tu chuyên nghiệp mới có điều kiện để thực hiện.
- Tọa thiền, được nhiều người học thiền sử dụng nhất. Tư thế ngồi và yêu cầu cần có đối với người ngồi thiền được thể hiện qua bài thơ sau:
ĐƯỜNG TU
Ngửa hai tay tay thu khí trời vô tận.
Nhắm mắt, thẳng lưng, miệng ngậm, tâm trong.
Thả hồn vào cõi vĩnh hằng,
An vui, hạnh phúc, san bằng khổ đau.
*
Việc thứ nhất làm mau buông bỏ,
Việc thứ hai sáng tỏ tâm mê.
Việc thứ ba trí tuệ thu về,
Một trang trắng mở ra chờ đợi.
*
Muốn thiền, thiền phải có duyên,
Muốn tu, muốn luyện, phải chuyên tâm này.
Tâm thẳng, không cần ăn chay,
Mặc dù ăn mặn, tâm này vẫn trong.
*
Người ta lễ Bắc, lễ Đông,
Tôi không đi được, tu Tâm tại nhà.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
*
Đường tu vạn tám, ngàn tư.
Thiền là rời bỏ ưu tư đời trần.
Tu vì vạn vật chúng sinh,
Con đường ngắn nhất tới gần Lương tri.
Như vậy yêu cầu quan trọng nhất đối với người thiền định là phải buông
bỏ, nói cụ thể hơn là khi ngồi thiền phải đưa được tất cả mọi hoạt động
của con người “về không”, “một trang trắng mở ra chờ đợi”. Nhắm mắt lại
một cách nhẹ nhàng để bắt đầu buông bỏ, ngồi thẳng lưng, hai bàn tay
ngửa ra đặt lên đùi chỗ gần hai đầu gối, ngón cái và ngón trỏ bấm nhẹ
vào nhau, kết “vô minh ấn” để dễ nhập thiền. Hai chân có thể ngồi kiết
già là tốt nhất, nếu không kiết già được thì ngồi bán già, bằng không
thì ngồi xếp bằng cũng được.
Để có thể buông bỏ được mọi việc, kể cả suy nghĩ của mình thì biện pháp thả lỏng cơ thể là hữu hiệu nhất. Đầu tiên là thả lỏng tay, thả lỏng đến mức ta phải nghĩ rằng hai tay ta không còn lực nữa, nó giống như người bị liệt, nếu có ai nhấc tay ta lên rồi bỏ ra thì nó sẽ rơi xuống tự do. Sau đó tiếp tục thả lỏng các cơ khác trong toàn cơ thể, sao cho khi ta ngồi thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống hai mông và chỉ ở đấy mới có cảm giác còn những chỗ khác cảm giác gần như bằng không. Sau khi thả lỏng cơ rồi thì ta thả lỏng não, các ý nghĩ nó luôn luôn đổ xô vào não một cách tùy tiện nhất, ta phải tìm cách gạt nó ra, cố gắng đưa não về trạng thái không nghĩ gì cả. Suy nghĩ trong não chỉ có thể về không trong giây lát thì các ý nghĩ khác nó lại dồn dập xô vào !...!...Ta phải kiên trì luyện dần rồi sẽ thành thói quen. Một trong những biện pháp giảm thiểu suy nghĩ trong não rất tốt đó là “Chỉ chú ý vào hơi thở của mình mà không nghĩ đến những cái khác”. Chỉ tập trung quán sát hơi thở khi ta hít vào, chỉ khi hít vào thôi còn khi thở ra thì không cần quan tâm…Cứ quán sát hơi thở vào như thế liên tục, liên tục và đều đặn cho đến khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái “mơ mơ màng màng”.
Ngọa thiền tưởng rằng dễ nhưng thực ra còn khó hơn tọa thiền. Ngọa thiền là phải nằm thả lỏng cơ thể và bất động hàng giờ. Nằm bất động để đưa cơ thể vào trạng thái thiền định mơ mơ màng màng nhưng lại không được ngủ. Nói một cách khác là : “ Ngọa thiền là trạng thái không ngủ mà như ngủ, ngủ mà như không ngủ”.
2/ Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền.
Có nhiều người nói rằng khi thiền phải hoàn toàn vô thức, sự thật thì điều đó không dễ làm được đâu, sự vô thức thực sự chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn mà thôi. Trạng thái “mơ mơ màng màng” là trạng thái : Ta ngồi đây mà không rõ có phải ngồi đây hay không ?
Ta vẫn nghe được tiếng động phát ra ở xung quanh nhưng nó cứ văng vẳng, như xa như gần, lúc rất rõ, lúc lại thoảng qua…Những âm thanh mà ta nghe được lúc đó, nó đập vào não ta xong rồi cứ như nó trôi tuột đi đâu mất chứ không đọng lại được.
Người tự dưng ngả ra sau hoặc cúi về phía trước, vẫn biết là như vậy nhưng không chống lại được…Người tự dưng rung lắc, có lúc nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc rất mạnh, muốn dừng lại mà không dừng được…
Có lúc tay tuột xuống không còn đặt trên đầu gối nữa nhưng không thể đặt nó trở lại được, thậm chí không biết nó rơi lúc nào.
Có lúc cảm thấy người mình như bay lên không còn ngồi dưới đất nữa, có lúc thoáng nhìn thấy mây bay hoặc nhìn thấy một cánh rừng nào đó.Có lúc như được đi vào một khoảng không vắng lặng hoàn toàn, ở đó không có gì cả.Một buổi thiền có được những hiện tượng trên là một buổi thiền có kết quả tốt.
3/ Thiền trong môn Khí công – Tâm linh.
Đặc điểm của thiền trong Khí công – Tâm linh là thiền có lời dẫn luyện. Trong phần Linh pháp thì mỗi bài luyện là một trận khí, khi trận khí xuất hiện thì nó sẽ tạo ra một môi trường thiền định rất tốt, vì vậy người luyện dễ nhập thiền hơn. Cho nên ngoài những cảm nhận chung giống như những môn thiền khác thì khi thiền theo Khí công – Tâm linh còn có những cảm nhận riêng của nó.
a/ Giai đoạn luyện tập ban đầu của KCTL.
Giai đoạn này chủ yếu là dùng Linh pháp với mục đích: Khai mở Luân xa, huyệt đạo…Khai thông Trục sinh lực, khai thông hệ thống đường ống dẫn năng lượng trong toàn cơ thể, khai thông kinh mạch …Thanh lọc cơ thể và chữa bệnh. Ở giai đoạn này chưa yêu cầu người tập phải vận khí, người tập chỉ ngồi thiền thụ động và luyện khả năng cảm nhận để nhận biết được sự biến động và lưu chuyển của khí trong cơ thể mình. Nếu người luyện chăm chỉ thì sẽ nhận biết được các hiện tượng về khí trong cơ thể như sau :
+ Đỉnh đầu Bách hội thấy tê buồn như có gió nhẹ thổi làm rung tóc ở đỉnh đầu, vì Bách hội đang được khai mở.
+ Đầu ngón tay thấy tê buồn vì khí độc khí bệnh thoát theo đường kinh để đi ra khỏi cơ thể.
+ Ấn đường thấy nhột nhột vì đang được khai mở.
+ Cơ thể có thể bị rung lắc, một số vùng trên cơ thể có thể bị đau do việc giải bỏ khí độc và chữa bệnh đang được triển khai tại những khu vực ứ đọng đó. Tùy theo cơ thể người bệnh bị mắc bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ rung lắc hay đau có khác nhau.
+ Sau thời gian luyện tập liên tục từ 15 ngày đến hai tháng thì người bệnh cảm thấy cơ thể thanh thoát nhẹ nhàng hơn, khí sắc sẽ tốt hơn, một số bệnh thông thường sẽ giảm hẳn và có thể khỏi hẳn.
Để có thể buông bỏ được mọi việc, kể cả suy nghĩ của mình thì biện pháp thả lỏng cơ thể là hữu hiệu nhất. Đầu tiên là thả lỏng tay, thả lỏng đến mức ta phải nghĩ rằng hai tay ta không còn lực nữa, nó giống như người bị liệt, nếu có ai nhấc tay ta lên rồi bỏ ra thì nó sẽ rơi xuống tự do. Sau đó tiếp tục thả lỏng các cơ khác trong toàn cơ thể, sao cho khi ta ngồi thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống hai mông và chỉ ở đấy mới có cảm giác còn những chỗ khác cảm giác gần như bằng không. Sau khi thả lỏng cơ rồi thì ta thả lỏng não, các ý nghĩ nó luôn luôn đổ xô vào não một cách tùy tiện nhất, ta phải tìm cách gạt nó ra, cố gắng đưa não về trạng thái không nghĩ gì cả. Suy nghĩ trong não chỉ có thể về không trong giây lát thì các ý nghĩ khác nó lại dồn dập xô vào !...!...Ta phải kiên trì luyện dần rồi sẽ thành thói quen. Một trong những biện pháp giảm thiểu suy nghĩ trong não rất tốt đó là “Chỉ chú ý vào hơi thở của mình mà không nghĩ đến những cái khác”. Chỉ tập trung quán sát hơi thở khi ta hít vào, chỉ khi hít vào thôi còn khi thở ra thì không cần quan tâm…Cứ quán sát hơi thở vào như thế liên tục, liên tục và đều đặn cho đến khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái “mơ mơ màng màng”.
Ngọa thiền tưởng rằng dễ nhưng thực ra còn khó hơn tọa thiền. Ngọa thiền là phải nằm thả lỏng cơ thể và bất động hàng giờ. Nằm bất động để đưa cơ thể vào trạng thái thiền định mơ mơ màng màng nhưng lại không được ngủ. Nói một cách khác là : “ Ngọa thiền là trạng thái không ngủ mà như ngủ, ngủ mà như không ngủ”.
2/ Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền.
Có nhiều người nói rằng khi thiền phải hoàn toàn vô thức, sự thật thì điều đó không dễ làm được đâu, sự vô thức thực sự chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn mà thôi. Trạng thái “mơ mơ màng màng” là trạng thái : Ta ngồi đây mà không rõ có phải ngồi đây hay không ?
Ta vẫn nghe được tiếng động phát ra ở xung quanh nhưng nó cứ văng vẳng, như xa như gần, lúc rất rõ, lúc lại thoảng qua…Những âm thanh mà ta nghe được lúc đó, nó đập vào não ta xong rồi cứ như nó trôi tuột đi đâu mất chứ không đọng lại được.
Người tự dưng ngả ra sau hoặc cúi về phía trước, vẫn biết là như vậy nhưng không chống lại được…Người tự dưng rung lắc, có lúc nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc rất mạnh, muốn dừng lại mà không dừng được…
Có lúc tay tuột xuống không còn đặt trên đầu gối nữa nhưng không thể đặt nó trở lại được, thậm chí không biết nó rơi lúc nào.
Có lúc cảm thấy người mình như bay lên không còn ngồi dưới đất nữa, có lúc thoáng nhìn thấy mây bay hoặc nhìn thấy một cánh rừng nào đó.Có lúc như được đi vào một khoảng không vắng lặng hoàn toàn, ở đó không có gì cả.Một buổi thiền có được những hiện tượng trên là một buổi thiền có kết quả tốt.
3/ Thiền trong môn Khí công – Tâm linh.
Đặc điểm của thiền trong Khí công – Tâm linh là thiền có lời dẫn luyện. Trong phần Linh pháp thì mỗi bài luyện là một trận khí, khi trận khí xuất hiện thì nó sẽ tạo ra một môi trường thiền định rất tốt, vì vậy người luyện dễ nhập thiền hơn. Cho nên ngoài những cảm nhận chung giống như những môn thiền khác thì khi thiền theo Khí công – Tâm linh còn có những cảm nhận riêng của nó.
a/ Giai đoạn luyện tập ban đầu của KCTL.
Giai đoạn này chủ yếu là dùng Linh pháp với mục đích: Khai mở Luân xa, huyệt đạo…Khai thông Trục sinh lực, khai thông hệ thống đường ống dẫn năng lượng trong toàn cơ thể, khai thông kinh mạch …Thanh lọc cơ thể và chữa bệnh. Ở giai đoạn này chưa yêu cầu người tập phải vận khí, người tập chỉ ngồi thiền thụ động và luyện khả năng cảm nhận để nhận biết được sự biến động và lưu chuyển của khí trong cơ thể mình. Nếu người luyện chăm chỉ thì sẽ nhận biết được các hiện tượng về khí trong cơ thể như sau :
+ Đỉnh đầu Bách hội thấy tê buồn như có gió nhẹ thổi làm rung tóc ở đỉnh đầu, vì Bách hội đang được khai mở.
+ Đầu ngón tay thấy tê buồn vì khí độc khí bệnh thoát theo đường kinh để đi ra khỏi cơ thể.
+ Ấn đường thấy nhột nhột vì đang được khai mở.
+ Cơ thể có thể bị rung lắc, một số vùng trên cơ thể có thể bị đau do việc giải bỏ khí độc và chữa bệnh đang được triển khai tại những khu vực ứ đọng đó. Tùy theo cơ thể người bệnh bị mắc bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ rung lắc hay đau có khác nhau.
+ Sau thời gian luyện tập liên tục từ 15 ngày đến hai tháng thì người bệnh cảm thấy cơ thể thanh thoát nhẹ nhàng hơn, khí sắc sẽ tốt hơn, một số bệnh thông thường sẽ giảm hẳn và có thể khỏi hẳn.
b/ Giai đoạn luyện tập nâng cao
Giai đoạn này bắt buộc phải được Thầy hướng dẫn trực tiếp. Các bài luyện là các trận khí phức tạp có uy lực mạnh để tăng cường khả năng khai mở và bước đầu kích phát tiềm năng con người.
Học trò bắt đầu tập thở 4 thì để khai mở Đan điền, kích phát Đan điền phát sinh Chân khí nhằm tăng cường nội lực.
Khi cơ thể đã sạch, khí bệnh và các dạng năng lượng xấu khác được giải tỏa, hệ thống Luân xa được khai mở ổn định, nội lực tương đối đầy đủ thì tiềm năng của người luyện bắt đầu hiển lộ. Các bệnh về nghiệp kiếp sẽ bộc lộ dần và được giải theo từng kiếp.
Trong giai đoạn này có thể có người đã được mở thiên nhãn, thiên nhĩ, có người thì nhìn hoặc nghe thấy loáng thoáng, có ít người nhìn và nghe rõ.
Khả năng cảm nhận của hầu hết học trò là tốt. Tiếp xúc với môi trường năng lượng xấu có thể nhận biết khá rõ, một số người đã học được cách giải tỏa năng lượng xấu và biết trấn đất.
Nhiều học trò đã nhận biết được mình đang xuất vía đi vào không gian khác. Nhiều người đã chữa được bệnh cho người khác.
c/ Giai đoạn học chuyên luyện
Giai đoạn này Học trò được học về: Trận pháp, chữa bệnh nâng cao, phương pháp tiếp cận và làm việc trong không gian. V…v…
4/ Ghi chép, suy nghĩ học hỏi để tích lũy và bổ xung kiến thức.
a/ Ghi chép, tích lũy, bổ xung.
Hầu hết các bài tập là các trận pháp vì vậy năng lượng mang thông tin mà nó đem đến cho người tập là rất lớn. Có người tập đến mức thuộc lòng tất cả các lời dẫn trong bài rồi nhưng lâu ngày giở bài đó ra tập lại thì vẫn tìm thấy kiến thức mới ở trong đó.
Nếu thật sự đam mê môn học này thì cần phải luyện tập hết sức nghiêm túc, chăm chú lắng nghe, học hỏi và đào sâu suy nghĩ. Hãy lắng nghe cơ thể mình vì những thông tin từ trong đó sẽ giúp ta trả lời được rất nhiều câu hỏi tưởng rằng không có câu trả lời.
Nên có sổ tay để ghi chép những kiến thức cơ bản, ghi chép những cảm nhận và hiện tượng lạ mà ta gặp trong quá trình luyện tập. Nên tự đặt ra câu hỏi, tự tìm lấy câu trả lời hoặc nhờ bạn nhờ Thầy trả lời để bổ sung kiến thức.
Hãy làm quen và tập dần một phương pháp tư duy mới, tư duy phi trần tục.
b/ Thực hành để kiểm định kết quả học tập.
Đưa những kiến thức học được trong thiền định vào cuộc sống thực tế để kiểm định lại tính thực tiễn và tính khoa học của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trần tục.
Chỉ những lý thuyết nào được thực tiễn chứng minh thì mới có giá trị thật sự.
Chỉ người nào biết uống rượu và sành rượu thì mới có thể phân biệt được rượu nào ngon hơn rượu nào.
CHỮA BỆNH bằng KHÍ CÔNG - TÂM LINH Phương pháp NNTT
I. Khái niệm dùng khí công chữa bệnh
Từ trước đến nay có rất nhiều người chỉ biết, có các phương pháp chữa bệnh sau : Tây Y, Đông Y, Nam y, Vật lý trị liệu, Châm cứu, Bấm huyệt, Diện chẩn,…
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập…người ta đã dùng Khí công để chữa bệnh từ rất lâu rồi. Khí công chữa bệnh có hai loại.
1/ Khí công Dưỡng sinh tự chữa bệnh
Người bệnh được thầy khí công hướng dẫn cách luyện tập khí công (Có thể là Động công hoặc Tĩnh công), sau đó họ tự luyện tập để tăng cường sức khỏe và tự chữa bệnh cho chính mình. Những người này chỉ tự giải quyết được các bệnh nhẹ, thông thường.
2/ Khí công chữa bệnh
a/ Khí công sư chữa bệnh cho bệnh nhân
Người bệnh được thầy khí công trực tiếp chữa bệnh, có nghĩa là thầy khí công căn cứ vào tính chất bệnh lý của người bệnh để từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Khi thực hiện phác đồ điều trị cũng có hai cách:
(1) Thầy đặt tay trực tiếp lên cơ thể bệnh nhân để dùng thực pháp kết hợp với linh pháp mà chữa.
(2) Thầy phát khí từ xa để dùng linh pháp mà chữa.
Trong quá trình chữa, thầy phải theo dõi diễn biến của bệnh để khi cần thì phải thay đổi phác đồ điều trị cho thích hợp.
b/ Đối với những người có công năng tu luyện
Khí công sư hướng dẫn học trò luyện tập, kiểm tra theo dõi mọi diễn biến trong cơ thể học trò trong suốt quá trình luyện tập, phát hiện mọi loại bệnh trên cơ thể của học trò, trực tiếp chữa cho học trò và hướng dẫn học trò cách chữa bệnh. Học trò còn được Thầy trực tiếp chữa bệnh nghiệp kiếp hoặc hướng dẫn, giúp đỡ cho trò tự giải trừ nghiệp kiếp của mình khi những bệnh đó bộc lộ. Bệnh nghiệp kiếp là những bệnh nặng đặc biệt của những kiếp trước được phản ảnh lại trên cơ thể ở kiếp này, nếu không được chữa trị thì thường để lại những hậu quả rất nặng nề và lâu dài, thậm chí là kéo từ kiếp này sang kiếp khác. Bệnh nghiệp kiếp là bệnh mà tất cả các phương pháp thông thường khác đều không chữa được. Hiện nay cũng chỉ có rất ít thầy khí công có khả năng chữa được bệnh nghiệp kiếp.
II. Cấu tạo của cơ thể theo quan điểm của người luyện khí
Cơ thể chúng ta được cấu tạo rất đặc biệt, nó được coi là một cỗ máy hoàn chỉnh nhất, tinh vi nhất. Theo giải phẫu cơ thể người, chúng ta biết được con người có Não bộ là cơ quan chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể, có các Tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, có các Phủ là Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, có Cơ, Xương, Gân, Da, dây Thần kinh, đường ống dẫn Dịch,…
Thực tế cơ thể con người không chỉ có cấu tạo như Giải phẫu cơ thể học đã cho biết. Cơ thể người còn được cấu tạo bởi những bộ phận mà mắt thường và giải phẫu học không nhận biết được. Trong cơ thể người có một hệ thống Kinh mạch, Lạc mạch có nhiệm vụ dẫn khí (năng lượng) lưu thông trong cơ thể. Dưới con mắt của người học Khí công thì cơ thể người có 3 Đan điền: Đan điền hạ ở vùng bụng, Đan điền trung ở vùng ngực và Đan điền thượng ở vùng đầu. Ba Đan điền này là ba trung tâm năng lượng của cơ thể, hay còn gọi là ba kho chứa năng lượng của cơ thể. Chính giữa cơ thể có một đường ống được gọi là Trục sinh lực, đường ống này nối ba trung tâm năng lượng với nhau, đầu trên của đường ống này là huyệt Bách hội, đầu dưới của đường ống là huyệt Hội âm. Từ trục sinh lực có một hệ thống đường ống dẫn năng lượng đi tới tất cả các bộ phận khác trong khắp cơ thể. Trên đường di chuyển của mình năng lượng có thể "giao hội" tại nhiều điểm khác nhau để thực hiện việc chuyển hóa và giao lưu năng lượng. Tập hợp tất cả những điểm đó tạo nên hệ thống các huyệt đạo dày đặc trên khắp cơ thể. Những Huyệt đạo lớn (Đại huyệt) hình thành nên hệ thống Luân xa của cơ thể. Hệ thống Luân xa của cơ thể gồm Bách hội, Ấn đường - Ngọc chẩm, Thiên đột - Đại chùy, Đản trung - Linh đài, Khí hải - Mệnh môn, Khúc cốt - Trường cường, Hội âm, Luân xa Tỳ, Luân xa Tâm và các Luân xa phụ khác. Hệ thống Luân xa của cơ thể có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động năng lượng của cơ thể. Hình dáng, vị trí, tốc độ quay, chiều quay, màu sắc… của các Luân xa cho ta biết tình trạng của hệ thống năng lượng trong cơ thể đang hoạt động như thế nào.
Năng lượng trong cơ thể con người (và của mọi sinh vật khác) tạo ra một trường năng lượng bao quanh cơ thể ấy, trường năng lượng này có tên gọi là Trường Sinh học. Trường Sinh học được “biểu hiện cụ thể” dưới dạng các lớp hào quang bao quanh cơ thể, lớp hào quang này là một loại ánh sáng mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng đã có nhiều thiết bị khoa học hiện đại có thể chụp ảnh được. Người đã được khai mở Ấn đường, hoặc đã được khai mở nhãn thần thì sẽ nhìn được lớp hào quang này rất rõ. Hào quang của mỗi một người có những tính chất và đặc thù rất khác nhau: Với người tu luyện cao thì hào quang của họ rất dày, đậm đặc, rất sáng, màu sắc thường đồng nhất, đó là hào quang sạch, những loại hào quang như vậy có khả năng ngăn chặn được khí xấu từ môi trường xâm nhập vào cơ thể; Người không tu luyện và có sức khỏe bình thường thì hào quang mỏng, loãng, có nhiều màu sắc khác nhau, hào quang này không sạch, dễ bị khí xấu xâm nhập; Người bệnh, đặc biệt là bệnh nặng thì hào quang bẩn, màu xỉn hoặc mờ tối, hào quang có thể rất loãng trông như hết sinh khí, cũng có thể đậm đặc nhưng lại là sự đậm đặc của khí đen, khí bệnh.
Cũng như các trường năng lượng khác: Trường Điện, Trường Từ, Trường Điện Từ…Trường Sinh học cũng có khả năng tương tác với các trường năng lượng xung quanh, đặc biệt là với những trường năng lượng sinh học khác. Trường Sinh học của người tu luyện cao có một Sinh lực mạnh, Sinh lực này khi tương tác với một Trường Sinh học khác có thể làm thay đổi tính chất của trường mà nó tương tác.
Ta có thể lấy thí dụ về Trường từ cho dễ hiểu : Khi đặt một kim nam châm nhỏ gần một thanh nam châm lớn thì thanh nam châm lớn sẽ tác động một từ lực rất mạnh lên kim nam châm và làm cho kim này quay, hướng về phía thanh nam châm. Nếu ta di chuyển thanh nam châm quanh kim nam châm thì kim nam châm sẽ quay theo. Nếu để một chiếc kim bằng sắt non cạnh một nam châm thì chỉ một thời gian ngắn sau kim sắt non này sẽ bị từ hóa và nó cũng trở thành một kim nam châm yếu.
Trong cuộc sống thường nhật, khi một người tu luyện cao cấp thường tạo ra được một trường năng lượng mạnh, chính trường năng lượng này đã tạo ra cho họ một thế mạnh khi giao tiếp với những người khác, hiện tượng này trong dân gian gọi là “át vía”.
Một người bị bệnh chỉ cần ngồi gần khí công sư, hay nói một cách khác là họ được đặt trong vùng tác dụng của một trường Sinh học mạnh thì bệnh của họ đã được thuyên giảm. Như vậy là Sinh lực của trường mạnh đã tác dụng một lực vào trường yếu hơn để tạo ra một trạng thái cân bằng mới cho trường yếu, đồng nghĩa với trạng thái cân bằng mới này là Sinh lực của trường yếu đã được củng cố mạnh hơn trước. Nói cụ thể hơn là năng lượng từ cơ thể của người Thầy đã tự nhiên đã tác động một lực sang cơ thể bệnh nhân có thể để khai mở huyệt đạo, khai thông kinh mạch… và đẩy một phần khí xấu, khí bệnh, khí độc ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Khi những khí xấu bị đẩy bớt ra khỏi cơ thể thì một trạng thái cân bằng mới (thường là cân bằng âm dương) của cơ thể bệnh nhân đã được xác lập, ít nhất là người bệnh cũng cảm nhận được một trạng thái thanh thoát nhẹ nhàng dễ chịu hơn trước. Còn đối với học trò (hoặc những người tu luyện cùng môn phái) khi tiếp xúc trong một thời gian đủ dài với người Thầy có năng lượng cao thì trường năng lượng của họ được củng cố theo chiều hướng mạnh hơn và bền vững hơn, cho nên những người cùng môn phái rất thích được quây quần bên nhau và đặc biệt là quây quần bên Thầy của họ. Người ta nói “đồng thanh thì tương ứng, đồng khí mới tương cầu”. Sau một thời gian luyện tập, các đồng môn sẽ có trường năng lượng dễ tương thích với nhau. Nói cách khác, những người đồng môn dễ đồng cảm với nhau, thường có tư duy cùng mạch, và mạch tư duy này chịu tác động không nhỏ từ tư duy của người Thầy. Cũng vì nguyên nhân đó mà những đồng môn dễ trở nên thân thiết, thậm chí còn yêu quí nhau hơn cả người ruột thịt. Trường năng lượng của các vía cũng có thể tương tác được với nhau, có những người khi vừa gặp nhau họ đã cảm thấy thân thiết lắm rồi, cảm thấy như đã gặp nhau nhiều lần rồi nhưng không thể nhớ được là gặp nhau ở đâu và bao giờ. Phải chăng những người này đã từng sống cùng với nhau ở một kiếp nào đó, hay là các vía của họ đã gặp nhau và quen nhau từ lâu rồi? Ký ức năng lượng của những kiếp trước còn được lưu giữ lại hay là năng lượng giữa các vía đã tương thích hoặc giao thoa với nhau rồi?
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ thể năng lượng của con người đó là Bản nguyên thần của họ. Nếu bản nguyên thần có một vị trí cao trong không gian thì người này có điều kiện thuận lợi để có được một trường năng lượng lớn. Đối với một nhóm người, nếu bản nguyên thần đã quen biết nhau, đã từng cùng làm việc với nhau, hoặc đã cùng học một Thầy ở trong không gian, thì những người này khi gặp nhau trường năng lượng của họ rất dễ tương thích với nhau, họ rất dễ thân thiện với nhau.
Như vậy con người ta có hai cơ thể : Phần thân xác gọi là “Thực thể”, còn phần linh hồn, vía, năng lượng (hay phần Linh) của họ tạm gọi là “Cơ thể năng lượng”.
Giữa Cơ thể năng lượng và Thực thể có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Khi Thực thể có thay đổi thì lập tức trường năng lượng của người đó thay đổi ngay, từ đó dẫn đến Cơ thể năng lượng thay đổi. Khi Cơ thể năng lượng bị thay đổi thì sau một thời gian chuyển hóa, năng lượng này sẽ ảnh hưởng tới thực thể và làm cho thực thể bị thay đổi theo. Một người bị bệnh nặng thì trường năng lượng của họ yếu, trường hào quang của người này có màu xám đen và luân xa thì méo mó…Một người khỏe có trường năng lượng mạnh, hào quang sáng…Khi người khỏe ngồi gần người bị bệnh nặng sắp chết hoặc đi vào một vùng năng lượng xấu thì trường năng lượng của họ bị thay đổi và nó sẽ tác động vào thực thể tạo ra một cảm giác khó chịu và người này chỉ muốn đi ra khỏi khu vực năng lượng xấu ấy. Một người bị bệnh thì lại rất thích ngồi gần người có trường năng lượng mạnh vì họ cảm thấy dễ chịu hơn. Các trường năng lượng của con người luôn tương tác với nhau nhưng không phải ai cũng nhận biết được, những người nhậy cảm và đặc biệt là người có công tu luyện thì dễ nhận biết được sự tác động này hơn những người khác.
III . Phương pháp chữa bệnh bằng khí công.
1/ Phương pháp dùng năng lượng để chữa bệnh.
Định nghĩa:
“Dùng năng lượng chữa bệnh là phương pháp dùng một nguồn năng lượng từ bên ngoài tác động lên trường năng lượng của người bệnh với mục đích hiệu chỉnh lại trường năng lượng đang bị bệnh để cải thiện nó và từng bước đưa nó trở lại trạng thái không bị bệnh ban đầu.”
Hiện nay có nhiều môn phái dùng năng lượng để chữa bệnh như Nhân điện, Năng lượng sinh học, Tâm năng dưỡng sinh, Tâm thể dưỡng sinh, Khí công… Khả năng chữa bệnh của mỗi môn phái và cụ thể là của mỗi ông thầy có thể khác nhau rất xa. Sự khác nhau này phụ thuộc vào trường năng lượng mà mỗi ông thầy có thể tạo ra. Sự khác nhau này còn phụ thuộc vào trình độ Y thuật và khả năng sử dụng “thuốc vô hình” của mỗi một người thầy.
Chúng ta biết rằng vật chất có thể tồn tại dưới một số trạng thái nhất định, trong đó có 4 trạng thái cơ bản là: Thể khí, Thể lỏng, Thể rắn và Plasma. Nếu Thầy nào có khả năng dùng được khí thuốc trong chữa bệnh và đặc biệt là ai có khả năng sản xuất đồng thời khí hóa được nhiều loại thuốc khác nhau thì hiệu quả chữa bệnh của người đó sẽ hơn hẳn.
Hiệu quả của việc dùng năng lượng chữa bệnh còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng đó là lòng tin của người bệnh. Khi người bệnh có lòng tin vào môn pháp, lòng tin vào thầy chữa họ sẽ “mở cửa trường năng lượng” của họ và sẵn sàng tiếp nhận năng lượng từ người thầy tác động vào. Nếu người bệnh không tin vào phương pháp chữa bệnh của thầy thì trường năng lượng của họ sẽ không mở, thậm chí còn tạo ra một hàng rào phòng vệ, hàng rào này sẽ ngăn cản những tác động bằng năng lượng của thầy, không cho xâm nhập vào cơ thể. Muốn dùng năng lượng để chữa bệnh thì phải tạo được trạng thái hòa đồng năng lượng giữa người thầy và người bệnh, nói cách khác là hai trường năng lượng của thầy thuốc và bệnh nhân phải tương thích và giao thoa được với nhau. Có thể hiểu việc giao lưu năng lượng giữa thầy thuốc và bệnh nhân được ví như sự tương tác của đài phát và đài thu sóng. Khi đài phát phát chương trình rất hay mà đài thu không mở máy để thu chương trình , hoặc khi đài thu có nhu cầu thu tín hiệu mà đài phát lại không phát sóng thì việc giao lưu năng lượng giữa hai bên không thể thực hiện.
2/ Nguyên tắc và Phương pháp chữa bệnh của Khí công Tâm linh.
a/ Nguyên tắc cơ bản
Khí công Tâm linh đã quán triệt quan điểm “Thông thì bất thống. Thống bởi bất thông” của Đông Y để chữa bệnh, và thực hiện việc chữa bệnh theo qui trình sau:
Giai đoạn này bắt buộc phải được Thầy hướng dẫn trực tiếp. Các bài luyện là các trận khí phức tạp có uy lực mạnh để tăng cường khả năng khai mở và bước đầu kích phát tiềm năng con người.
Học trò bắt đầu tập thở 4 thì để khai mở Đan điền, kích phát Đan điền phát sinh Chân khí nhằm tăng cường nội lực.
Khi cơ thể đã sạch, khí bệnh và các dạng năng lượng xấu khác được giải tỏa, hệ thống Luân xa được khai mở ổn định, nội lực tương đối đầy đủ thì tiềm năng của người luyện bắt đầu hiển lộ. Các bệnh về nghiệp kiếp sẽ bộc lộ dần và được giải theo từng kiếp.
Trong giai đoạn này có thể có người đã được mở thiên nhãn, thiên nhĩ, có người thì nhìn hoặc nghe thấy loáng thoáng, có ít người nhìn và nghe rõ.
Khả năng cảm nhận của hầu hết học trò là tốt. Tiếp xúc với môi trường năng lượng xấu có thể nhận biết khá rõ, một số người đã học được cách giải tỏa năng lượng xấu và biết trấn đất.
Nhiều học trò đã nhận biết được mình đang xuất vía đi vào không gian khác. Nhiều người đã chữa được bệnh cho người khác.
c/ Giai đoạn học chuyên luyện
Giai đoạn này Học trò được học về: Trận pháp, chữa bệnh nâng cao, phương pháp tiếp cận và làm việc trong không gian. V…v…
4/ Ghi chép, suy nghĩ học hỏi để tích lũy và bổ xung kiến thức.
a/ Ghi chép, tích lũy, bổ xung.
Hầu hết các bài tập là các trận pháp vì vậy năng lượng mang thông tin mà nó đem đến cho người tập là rất lớn. Có người tập đến mức thuộc lòng tất cả các lời dẫn trong bài rồi nhưng lâu ngày giở bài đó ra tập lại thì vẫn tìm thấy kiến thức mới ở trong đó.
Nếu thật sự đam mê môn học này thì cần phải luyện tập hết sức nghiêm túc, chăm chú lắng nghe, học hỏi và đào sâu suy nghĩ. Hãy lắng nghe cơ thể mình vì những thông tin từ trong đó sẽ giúp ta trả lời được rất nhiều câu hỏi tưởng rằng không có câu trả lời.
Nên có sổ tay để ghi chép những kiến thức cơ bản, ghi chép những cảm nhận và hiện tượng lạ mà ta gặp trong quá trình luyện tập. Nên tự đặt ra câu hỏi, tự tìm lấy câu trả lời hoặc nhờ bạn nhờ Thầy trả lời để bổ sung kiến thức.
Hãy làm quen và tập dần một phương pháp tư duy mới, tư duy phi trần tục.
b/ Thực hành để kiểm định kết quả học tập.
Đưa những kiến thức học được trong thiền định vào cuộc sống thực tế để kiểm định lại tính thực tiễn và tính khoa học của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trần tục.
Chỉ những lý thuyết nào được thực tiễn chứng minh thì mới có giá trị thật sự.
Chỉ người nào biết uống rượu và sành rượu thì mới có thể phân biệt được rượu nào ngon hơn rượu nào.
CHỮA BỆNH bằng KHÍ CÔNG - TÂM LINH Phương pháp NNTT
I. Khái niệm dùng khí công chữa bệnh
Từ trước đến nay có rất nhiều người chỉ biết, có các phương pháp chữa bệnh sau : Tây Y, Đông Y, Nam y, Vật lý trị liệu, Châm cứu, Bấm huyệt, Diện chẩn,…
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập…người ta đã dùng Khí công để chữa bệnh từ rất lâu rồi. Khí công chữa bệnh có hai loại.
1/ Khí công Dưỡng sinh tự chữa bệnh
Người bệnh được thầy khí công hướng dẫn cách luyện tập khí công (Có thể là Động công hoặc Tĩnh công), sau đó họ tự luyện tập để tăng cường sức khỏe và tự chữa bệnh cho chính mình. Những người này chỉ tự giải quyết được các bệnh nhẹ, thông thường.
2/ Khí công chữa bệnh
a/ Khí công sư chữa bệnh cho bệnh nhân
Người bệnh được thầy khí công trực tiếp chữa bệnh, có nghĩa là thầy khí công căn cứ vào tính chất bệnh lý của người bệnh để từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Khi thực hiện phác đồ điều trị cũng có hai cách:
(1) Thầy đặt tay trực tiếp lên cơ thể bệnh nhân để dùng thực pháp kết hợp với linh pháp mà chữa.
(2) Thầy phát khí từ xa để dùng linh pháp mà chữa.
Trong quá trình chữa, thầy phải theo dõi diễn biến của bệnh để khi cần thì phải thay đổi phác đồ điều trị cho thích hợp.
b/ Đối với những người có công năng tu luyện
Khí công sư hướng dẫn học trò luyện tập, kiểm tra theo dõi mọi diễn biến trong cơ thể học trò trong suốt quá trình luyện tập, phát hiện mọi loại bệnh trên cơ thể của học trò, trực tiếp chữa cho học trò và hướng dẫn học trò cách chữa bệnh. Học trò còn được Thầy trực tiếp chữa bệnh nghiệp kiếp hoặc hướng dẫn, giúp đỡ cho trò tự giải trừ nghiệp kiếp của mình khi những bệnh đó bộc lộ. Bệnh nghiệp kiếp là những bệnh nặng đặc biệt của những kiếp trước được phản ảnh lại trên cơ thể ở kiếp này, nếu không được chữa trị thì thường để lại những hậu quả rất nặng nề và lâu dài, thậm chí là kéo từ kiếp này sang kiếp khác. Bệnh nghiệp kiếp là bệnh mà tất cả các phương pháp thông thường khác đều không chữa được. Hiện nay cũng chỉ có rất ít thầy khí công có khả năng chữa được bệnh nghiệp kiếp.
II. Cấu tạo của cơ thể theo quan điểm của người luyện khí
Cơ thể chúng ta được cấu tạo rất đặc biệt, nó được coi là một cỗ máy hoàn chỉnh nhất, tinh vi nhất. Theo giải phẫu cơ thể người, chúng ta biết được con người có Não bộ là cơ quan chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể, có các Tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, có các Phủ là Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, có Cơ, Xương, Gân, Da, dây Thần kinh, đường ống dẫn Dịch,…
Thực tế cơ thể con người không chỉ có cấu tạo như Giải phẫu cơ thể học đã cho biết. Cơ thể người còn được cấu tạo bởi những bộ phận mà mắt thường và giải phẫu học không nhận biết được. Trong cơ thể người có một hệ thống Kinh mạch, Lạc mạch có nhiệm vụ dẫn khí (năng lượng) lưu thông trong cơ thể. Dưới con mắt của người học Khí công thì cơ thể người có 3 Đan điền: Đan điền hạ ở vùng bụng, Đan điền trung ở vùng ngực và Đan điền thượng ở vùng đầu. Ba Đan điền này là ba trung tâm năng lượng của cơ thể, hay còn gọi là ba kho chứa năng lượng của cơ thể. Chính giữa cơ thể có một đường ống được gọi là Trục sinh lực, đường ống này nối ba trung tâm năng lượng với nhau, đầu trên của đường ống này là huyệt Bách hội, đầu dưới của đường ống là huyệt Hội âm. Từ trục sinh lực có một hệ thống đường ống dẫn năng lượng đi tới tất cả các bộ phận khác trong khắp cơ thể. Trên đường di chuyển của mình năng lượng có thể "giao hội" tại nhiều điểm khác nhau để thực hiện việc chuyển hóa và giao lưu năng lượng. Tập hợp tất cả những điểm đó tạo nên hệ thống các huyệt đạo dày đặc trên khắp cơ thể. Những Huyệt đạo lớn (Đại huyệt) hình thành nên hệ thống Luân xa của cơ thể. Hệ thống Luân xa của cơ thể gồm Bách hội, Ấn đường - Ngọc chẩm, Thiên đột - Đại chùy, Đản trung - Linh đài, Khí hải - Mệnh môn, Khúc cốt - Trường cường, Hội âm, Luân xa Tỳ, Luân xa Tâm và các Luân xa phụ khác. Hệ thống Luân xa của cơ thể có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động năng lượng của cơ thể. Hình dáng, vị trí, tốc độ quay, chiều quay, màu sắc… của các Luân xa cho ta biết tình trạng của hệ thống năng lượng trong cơ thể đang hoạt động như thế nào.
Năng lượng trong cơ thể con người (và của mọi sinh vật khác) tạo ra một trường năng lượng bao quanh cơ thể ấy, trường năng lượng này có tên gọi là Trường Sinh học. Trường Sinh học được “biểu hiện cụ thể” dưới dạng các lớp hào quang bao quanh cơ thể, lớp hào quang này là một loại ánh sáng mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng đã có nhiều thiết bị khoa học hiện đại có thể chụp ảnh được. Người đã được khai mở Ấn đường, hoặc đã được khai mở nhãn thần thì sẽ nhìn được lớp hào quang này rất rõ. Hào quang của mỗi một người có những tính chất và đặc thù rất khác nhau: Với người tu luyện cao thì hào quang của họ rất dày, đậm đặc, rất sáng, màu sắc thường đồng nhất, đó là hào quang sạch, những loại hào quang như vậy có khả năng ngăn chặn được khí xấu từ môi trường xâm nhập vào cơ thể; Người không tu luyện và có sức khỏe bình thường thì hào quang mỏng, loãng, có nhiều màu sắc khác nhau, hào quang này không sạch, dễ bị khí xấu xâm nhập; Người bệnh, đặc biệt là bệnh nặng thì hào quang bẩn, màu xỉn hoặc mờ tối, hào quang có thể rất loãng trông như hết sinh khí, cũng có thể đậm đặc nhưng lại là sự đậm đặc của khí đen, khí bệnh.
Cũng như các trường năng lượng khác: Trường Điện, Trường Từ, Trường Điện Từ…Trường Sinh học cũng có khả năng tương tác với các trường năng lượng xung quanh, đặc biệt là với những trường năng lượng sinh học khác. Trường Sinh học của người tu luyện cao có một Sinh lực mạnh, Sinh lực này khi tương tác với một Trường Sinh học khác có thể làm thay đổi tính chất của trường mà nó tương tác.
Ta có thể lấy thí dụ về Trường từ cho dễ hiểu : Khi đặt một kim nam châm nhỏ gần một thanh nam châm lớn thì thanh nam châm lớn sẽ tác động một từ lực rất mạnh lên kim nam châm và làm cho kim này quay, hướng về phía thanh nam châm. Nếu ta di chuyển thanh nam châm quanh kim nam châm thì kim nam châm sẽ quay theo. Nếu để một chiếc kim bằng sắt non cạnh một nam châm thì chỉ một thời gian ngắn sau kim sắt non này sẽ bị từ hóa và nó cũng trở thành một kim nam châm yếu.
Trong cuộc sống thường nhật, khi một người tu luyện cao cấp thường tạo ra được một trường năng lượng mạnh, chính trường năng lượng này đã tạo ra cho họ một thế mạnh khi giao tiếp với những người khác, hiện tượng này trong dân gian gọi là “át vía”.
Một người bị bệnh chỉ cần ngồi gần khí công sư, hay nói một cách khác là họ được đặt trong vùng tác dụng của một trường Sinh học mạnh thì bệnh của họ đã được thuyên giảm. Như vậy là Sinh lực của trường mạnh đã tác dụng một lực vào trường yếu hơn để tạo ra một trạng thái cân bằng mới cho trường yếu, đồng nghĩa với trạng thái cân bằng mới này là Sinh lực của trường yếu đã được củng cố mạnh hơn trước. Nói cụ thể hơn là năng lượng từ cơ thể của người Thầy đã tự nhiên đã tác động một lực sang cơ thể bệnh nhân có thể để khai mở huyệt đạo, khai thông kinh mạch… và đẩy một phần khí xấu, khí bệnh, khí độc ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Khi những khí xấu bị đẩy bớt ra khỏi cơ thể thì một trạng thái cân bằng mới (thường là cân bằng âm dương) của cơ thể bệnh nhân đã được xác lập, ít nhất là người bệnh cũng cảm nhận được một trạng thái thanh thoát nhẹ nhàng dễ chịu hơn trước. Còn đối với học trò (hoặc những người tu luyện cùng môn phái) khi tiếp xúc trong một thời gian đủ dài với người Thầy có năng lượng cao thì trường năng lượng của họ được củng cố theo chiều hướng mạnh hơn và bền vững hơn, cho nên những người cùng môn phái rất thích được quây quần bên nhau và đặc biệt là quây quần bên Thầy của họ. Người ta nói “đồng thanh thì tương ứng, đồng khí mới tương cầu”. Sau một thời gian luyện tập, các đồng môn sẽ có trường năng lượng dễ tương thích với nhau. Nói cách khác, những người đồng môn dễ đồng cảm với nhau, thường có tư duy cùng mạch, và mạch tư duy này chịu tác động không nhỏ từ tư duy của người Thầy. Cũng vì nguyên nhân đó mà những đồng môn dễ trở nên thân thiết, thậm chí còn yêu quí nhau hơn cả người ruột thịt. Trường năng lượng của các vía cũng có thể tương tác được với nhau, có những người khi vừa gặp nhau họ đã cảm thấy thân thiết lắm rồi, cảm thấy như đã gặp nhau nhiều lần rồi nhưng không thể nhớ được là gặp nhau ở đâu và bao giờ. Phải chăng những người này đã từng sống cùng với nhau ở một kiếp nào đó, hay là các vía của họ đã gặp nhau và quen nhau từ lâu rồi? Ký ức năng lượng của những kiếp trước còn được lưu giữ lại hay là năng lượng giữa các vía đã tương thích hoặc giao thoa với nhau rồi?
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ thể năng lượng của con người đó là Bản nguyên thần của họ. Nếu bản nguyên thần có một vị trí cao trong không gian thì người này có điều kiện thuận lợi để có được một trường năng lượng lớn. Đối với một nhóm người, nếu bản nguyên thần đã quen biết nhau, đã từng cùng làm việc với nhau, hoặc đã cùng học một Thầy ở trong không gian, thì những người này khi gặp nhau trường năng lượng của họ rất dễ tương thích với nhau, họ rất dễ thân thiện với nhau.
Như vậy con người ta có hai cơ thể : Phần thân xác gọi là “Thực thể”, còn phần linh hồn, vía, năng lượng (hay phần Linh) của họ tạm gọi là “Cơ thể năng lượng”.
Giữa Cơ thể năng lượng và Thực thể có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Khi Thực thể có thay đổi thì lập tức trường năng lượng của người đó thay đổi ngay, từ đó dẫn đến Cơ thể năng lượng thay đổi. Khi Cơ thể năng lượng bị thay đổi thì sau một thời gian chuyển hóa, năng lượng này sẽ ảnh hưởng tới thực thể và làm cho thực thể bị thay đổi theo. Một người bị bệnh nặng thì trường năng lượng của họ yếu, trường hào quang của người này có màu xám đen và luân xa thì méo mó…Một người khỏe có trường năng lượng mạnh, hào quang sáng…Khi người khỏe ngồi gần người bị bệnh nặng sắp chết hoặc đi vào một vùng năng lượng xấu thì trường năng lượng của họ bị thay đổi và nó sẽ tác động vào thực thể tạo ra một cảm giác khó chịu và người này chỉ muốn đi ra khỏi khu vực năng lượng xấu ấy. Một người bị bệnh thì lại rất thích ngồi gần người có trường năng lượng mạnh vì họ cảm thấy dễ chịu hơn. Các trường năng lượng của con người luôn tương tác với nhau nhưng không phải ai cũng nhận biết được, những người nhậy cảm và đặc biệt là người có công tu luyện thì dễ nhận biết được sự tác động này hơn những người khác.
III . Phương pháp chữa bệnh bằng khí công.
1/ Phương pháp dùng năng lượng để chữa bệnh.
Định nghĩa:
“Dùng năng lượng chữa bệnh là phương pháp dùng một nguồn năng lượng từ bên ngoài tác động lên trường năng lượng của người bệnh với mục đích hiệu chỉnh lại trường năng lượng đang bị bệnh để cải thiện nó và từng bước đưa nó trở lại trạng thái không bị bệnh ban đầu.”
Hiện nay có nhiều môn phái dùng năng lượng để chữa bệnh như Nhân điện, Năng lượng sinh học, Tâm năng dưỡng sinh, Tâm thể dưỡng sinh, Khí công… Khả năng chữa bệnh của mỗi môn phái và cụ thể là của mỗi ông thầy có thể khác nhau rất xa. Sự khác nhau này phụ thuộc vào trường năng lượng mà mỗi ông thầy có thể tạo ra. Sự khác nhau này còn phụ thuộc vào trình độ Y thuật và khả năng sử dụng “thuốc vô hình” của mỗi một người thầy.
Chúng ta biết rằng vật chất có thể tồn tại dưới một số trạng thái nhất định, trong đó có 4 trạng thái cơ bản là: Thể khí, Thể lỏng, Thể rắn và Plasma. Nếu Thầy nào có khả năng dùng được khí thuốc trong chữa bệnh và đặc biệt là ai có khả năng sản xuất đồng thời khí hóa được nhiều loại thuốc khác nhau thì hiệu quả chữa bệnh của người đó sẽ hơn hẳn.
Hiệu quả của việc dùng năng lượng chữa bệnh còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng đó là lòng tin của người bệnh. Khi người bệnh có lòng tin vào môn pháp, lòng tin vào thầy chữa họ sẽ “mở cửa trường năng lượng” của họ và sẵn sàng tiếp nhận năng lượng từ người thầy tác động vào. Nếu người bệnh không tin vào phương pháp chữa bệnh của thầy thì trường năng lượng của họ sẽ không mở, thậm chí còn tạo ra một hàng rào phòng vệ, hàng rào này sẽ ngăn cản những tác động bằng năng lượng của thầy, không cho xâm nhập vào cơ thể. Muốn dùng năng lượng để chữa bệnh thì phải tạo được trạng thái hòa đồng năng lượng giữa người thầy và người bệnh, nói cách khác là hai trường năng lượng của thầy thuốc và bệnh nhân phải tương thích và giao thoa được với nhau. Có thể hiểu việc giao lưu năng lượng giữa thầy thuốc và bệnh nhân được ví như sự tương tác của đài phát và đài thu sóng. Khi đài phát phát chương trình rất hay mà đài thu không mở máy để thu chương trình , hoặc khi đài thu có nhu cầu thu tín hiệu mà đài phát lại không phát sóng thì việc giao lưu năng lượng giữa hai bên không thể thực hiện.
2/ Nguyên tắc và Phương pháp chữa bệnh của Khí công Tâm linh.
a/ Nguyên tắc cơ bản
Khí công Tâm linh đã quán triệt quan điểm “Thông thì bất thống. Thống bởi bất thông” của Đông Y để chữa bệnh, và thực hiện việc chữa bệnh theo qui trình sau:
- Khai mở Huyệt đạo, đặc biệt là các huyệt đạo ở đầu và cuối các đường
kinh, khai thông toàn bộ hệ thống Kinh mạch, Lạc mạch, Huyết mạch, Thần
kinh, hệ thống đường dẫn các chất dịch trên khắp cơ thể. Khai mở hiệu
chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của toàn bộ hệ thống Luân xa của cơ
thể, các Luân xa phải nằm đúng vị trí, có độ mở và chiều quay thích hợp,
quay đúng tần xuất phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Khai thông
trục Sinh lực, hiệu chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của trục Sinh lực.
Trục Sinh lực phải thật thẳng, thật sạch, thật trong, thật sáng. Khai
thông toàn bộ hệ thống đường ống dẫn năng lượng từ trục Sinh lực đi tới
tất cả các bộ phận khác trong cơ thể.
- Phát năng lượng vào vùng bệnh, phá vỡ kết cấu vùng bệnh – phá vỡ kết cấu vùng bệnh.
- Đẩy độc khí, bệnh khí, kết tụ khí xấu, năng lượng xấu ra khỏi vùng bệnh, dồn mạnh lên Bách hội, dồn mạnh ra hai tay, dồn mạnh xuống hai chân thoát ra khỏi cơ thể, thoát hết ra khỏi cơ thể.
- Đưa khí thuốc vào vùng bệnh theo yêu cầu “bệnh nào thuốc ấy”.
- Cùng với thuốc, tùy theo từng loại bệnh có thể dùng các liệu pháp Y học khác như : “thay thế tế bào”, “liệu pháp Gien”, v.v… để hoàn thiện những khuyết tật do bệnh tật để lại trong thực thể.
Từng bước đưa cơ thể bệnh nhân trở lại trạng thái trước khi bị bệnh.
b/ Phương pháp chữa bệnh
Khí công Tâm linh sử dụng ba phương pháp chữa bệnh chính đó là: Thực pháp, Linh pháp và Thực pháp kết hợp với Linh pháp.
b1. Thực pháp là dùng thực công của người Thầy tác động vào trường năng lượng của người bệnh làm thay đổi kết cấu trường năng lượng của người bệnh theo hướng đẩy độc khí, bệnh khí ra khỏi cơ thể người bệnh. Qua hai bàn tay, căn cứ vào bệnh lý của bệnh nhân, phát khí thuốc vào cơ thể người bệnh.
b2. Linh pháp là dùng tha lực hay nói cách khác là dùng sức mạnh của thế giới vô hình để tác động vào trường năng lượng của người bệnh và làm thay đổi kết cấu trường năng lượng của người bệnh theo hướng phá vỡ kết cấu vùng bệnh rồi đẩy độc khí và bệnh khí ra khỏi người bệnh. Thông qua những người của thế giới vô hình để đưa khí thuốc vào người bệnh.
b3. Thực pháp kết hợp với Linh pháp là kết hợp giữa sức mạnh của thế giới vô hình và thực công của người thầy, dùng các công cụ vô hình để khai thông, khai mở và phá vỡ kết cấu vùng bệnh sau đó dùng thực công để đẩy khí độc khí bệnh ra khỏi cơ thể bệnh nhân, có nghĩa là phần linh và phần thực cùng phối hợp để làm việc. Đưa khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân và dùng những liệu pháp Y học đặc biệt để hoàn thiện những khuyết tật do bệnh tật để lại trong cơ thể.
Khí công Tâm linh thực hiện các phương pháp trên theo ba hình thức chữa bệnh sau:
- Chữa bệnh trực tiếp:
Là hình thức mà người Thầy và bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với nhau. Người thầy chữa có thể sử dụng “Vọng, Văn, Vấn” đối với bệnh nhân, căn cứ cơ địa bệnh lý của bệnh nhân để xác định phác đồ điều trị và phát khí cách không hoặc phát khí trực tiếp để khai mở, khai thông, phá vỡ kết cấu vùng bệnh và giải tỏa khí độc khí bệnh ra khỏi cơ thể người bệnh. Phát hoặc xin phát khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh và dùng các liệu pháp Y học cần thiết để hoàn thiện thực thể.
Chữa bệnh theo cách này người Thầy có điều kiện theo dõi diễn biến của bệnh tật từ đó việc điều chỉnh phác đồ điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
- Chữa bệnh trực tuyến:
Là hình thức chữa bệnh thông qua mạng Intenet. Người Thầy và người bệnh có thể trao đổi thông tin trực tuyến qua mạng, người Thầy vẫn nhận biết trực tiếp được sắc thái, nguyện vọng và biết được quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân. Trên cơ sở những thông tin nhận được người Thầy sẽ phát công từ xa để chữa bệnh và đưa khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân.
Hình thức này chúng tôi đã áp dụng thành công khi từ Hà Nội chữa cho bệnh nhân ở Sài Gòn, bệnh nhân ở Bình Định và bệnh nhân ở Kbang-Gia Lai.
- Chữa bệnh từ xa và không nhìn thấy bệnh nhân
Hình thức chữa bệnh này có hai trường hợp:
+ Bệnh nhân là người quen biết:
Đây là trường hợp Thầy đã biết rõ mặt bệnh nhân và cả nơi mà bệnh nhân đang ở. Có thể bệnh nhân trực tiếp gọi điện thoại cho Thầy, hoặc một người thứ ba gọi điện báo rằng có bệnh nhân bị bệnh, đang cần thầy chữa trị. Người Thầy phải hỏi xem bệnh nhân đang bị bệnh gì, nhớ lại khuôn mặt hình dáng của bệnh nhân, định vị được chỗ ở của bệnh nhân, sau đó có thể sử dụng một trong ba cách sau: Phát công từ xa để chữa bệnh, gọi vía của bệnh nhân về hoặc Xuất vía đến gặp bệnh nhân để chữa bệnh.
+ Bệnh nhân là người ở xa và chưa bao giờ gặp mặt:
Những bệnh nhân này thường do học trò hoặc người thân giới thiệu và thường là những bệnh có tính cấp cứu. Học trò hoặc người thân của bệnh nhân gọi điện cho Thầy báo rằng có một người bị cấp cứu do nguyên nhân A hiện đang nằm ở địa điểm B . Đề nghị Thầy chữa gấp.
Những trường hợp này Thầy phải thông qua vía của học trò hoặc vía của người giới thiệu để tìm cách định vị được bệnh nhân rồi sau đó phát công từ xa để chữa bệnh và hầu hết phải dùng Linh pháp để giải quyết những trường hợp cấp cứu này.
III. Những điều cần lưu ý khi dùng Khí công để chữa bệnh
Học trò Khí công Tâm linh khi chữa bệnh cho bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau:
1/ Chỉ nên chữa trực tiếp cho bệnh nhân.
- Phát năng lượng vào vùng bệnh, phá vỡ kết cấu vùng bệnh – phá vỡ kết cấu vùng bệnh.
- Đẩy độc khí, bệnh khí, kết tụ khí xấu, năng lượng xấu ra khỏi vùng bệnh, dồn mạnh lên Bách hội, dồn mạnh ra hai tay, dồn mạnh xuống hai chân thoát ra khỏi cơ thể, thoát hết ra khỏi cơ thể.
- Đưa khí thuốc vào vùng bệnh theo yêu cầu “bệnh nào thuốc ấy”.
- Cùng với thuốc, tùy theo từng loại bệnh có thể dùng các liệu pháp Y học khác như : “thay thế tế bào”, “liệu pháp Gien”, v.v… để hoàn thiện những khuyết tật do bệnh tật để lại trong thực thể.
Từng bước đưa cơ thể bệnh nhân trở lại trạng thái trước khi bị bệnh.
b/ Phương pháp chữa bệnh
Khí công Tâm linh sử dụng ba phương pháp chữa bệnh chính đó là: Thực pháp, Linh pháp và Thực pháp kết hợp với Linh pháp.
b1. Thực pháp là dùng thực công của người Thầy tác động vào trường năng lượng của người bệnh làm thay đổi kết cấu trường năng lượng của người bệnh theo hướng đẩy độc khí, bệnh khí ra khỏi cơ thể người bệnh. Qua hai bàn tay, căn cứ vào bệnh lý của bệnh nhân, phát khí thuốc vào cơ thể người bệnh.
b2. Linh pháp là dùng tha lực hay nói cách khác là dùng sức mạnh của thế giới vô hình để tác động vào trường năng lượng của người bệnh và làm thay đổi kết cấu trường năng lượng của người bệnh theo hướng phá vỡ kết cấu vùng bệnh rồi đẩy độc khí và bệnh khí ra khỏi người bệnh. Thông qua những người của thế giới vô hình để đưa khí thuốc vào người bệnh.
b3. Thực pháp kết hợp với Linh pháp là kết hợp giữa sức mạnh của thế giới vô hình và thực công của người thầy, dùng các công cụ vô hình để khai thông, khai mở và phá vỡ kết cấu vùng bệnh sau đó dùng thực công để đẩy khí độc khí bệnh ra khỏi cơ thể bệnh nhân, có nghĩa là phần linh và phần thực cùng phối hợp để làm việc. Đưa khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân và dùng những liệu pháp Y học đặc biệt để hoàn thiện những khuyết tật do bệnh tật để lại trong cơ thể.
Khí công Tâm linh thực hiện các phương pháp trên theo ba hình thức chữa bệnh sau:
- Chữa bệnh trực tiếp:
Là hình thức mà người Thầy và bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với nhau. Người thầy chữa có thể sử dụng “Vọng, Văn, Vấn” đối với bệnh nhân, căn cứ cơ địa bệnh lý của bệnh nhân để xác định phác đồ điều trị và phát khí cách không hoặc phát khí trực tiếp để khai mở, khai thông, phá vỡ kết cấu vùng bệnh và giải tỏa khí độc khí bệnh ra khỏi cơ thể người bệnh. Phát hoặc xin phát khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân để chữa bệnh và dùng các liệu pháp Y học cần thiết để hoàn thiện thực thể.
Chữa bệnh theo cách này người Thầy có điều kiện theo dõi diễn biến của bệnh tật từ đó việc điều chỉnh phác đồ điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
- Chữa bệnh trực tuyến:
Là hình thức chữa bệnh thông qua mạng Intenet. Người Thầy và người bệnh có thể trao đổi thông tin trực tuyến qua mạng, người Thầy vẫn nhận biết trực tiếp được sắc thái, nguyện vọng và biết được quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân. Trên cơ sở những thông tin nhận được người Thầy sẽ phát công từ xa để chữa bệnh và đưa khí thuốc vào cơ thể bệnh nhân.
Hình thức này chúng tôi đã áp dụng thành công khi từ Hà Nội chữa cho bệnh nhân ở Sài Gòn, bệnh nhân ở Bình Định và bệnh nhân ở Kbang-Gia Lai.
- Chữa bệnh từ xa và không nhìn thấy bệnh nhân
Hình thức chữa bệnh này có hai trường hợp:
+ Bệnh nhân là người quen biết:
Đây là trường hợp Thầy đã biết rõ mặt bệnh nhân và cả nơi mà bệnh nhân đang ở. Có thể bệnh nhân trực tiếp gọi điện thoại cho Thầy, hoặc một người thứ ba gọi điện báo rằng có bệnh nhân bị bệnh, đang cần thầy chữa trị. Người Thầy phải hỏi xem bệnh nhân đang bị bệnh gì, nhớ lại khuôn mặt hình dáng của bệnh nhân, định vị được chỗ ở của bệnh nhân, sau đó có thể sử dụng một trong ba cách sau: Phát công từ xa để chữa bệnh, gọi vía của bệnh nhân về hoặc Xuất vía đến gặp bệnh nhân để chữa bệnh.
+ Bệnh nhân là người ở xa và chưa bao giờ gặp mặt:
Những bệnh nhân này thường do học trò hoặc người thân giới thiệu và thường là những bệnh có tính cấp cứu. Học trò hoặc người thân của bệnh nhân gọi điện cho Thầy báo rằng có một người bị cấp cứu do nguyên nhân A hiện đang nằm ở địa điểm B . Đề nghị Thầy chữa gấp.
Những trường hợp này Thầy phải thông qua vía của học trò hoặc vía của người giới thiệu để tìm cách định vị được bệnh nhân rồi sau đó phát công từ xa để chữa bệnh và hầu hết phải dùng Linh pháp để giải quyết những trường hợp cấp cứu này.
III. Những điều cần lưu ý khi dùng Khí công để chữa bệnh
Học trò Khí công Tâm linh khi chữa bệnh cho bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau:
1/ Chỉ nên chữa trực tiếp cho bệnh nhân.
Vì công năng và quyền năng chưa đủ, nên học trò chỉ nên chữa trực tiếp
cho bệnh nhân. Khi gặp trực tiếp bệnh nhân thì mình biết rõ hiện tượng
và tính chất của bệnh hơn, thông qua lời kể và sắc thái của bệnh nhân ta
dễ có được phác đồ điều trị thích hợp.
Sau một thời gian nhất định đã quen với việc dùng năng lượng để chữa bệnh, học trò có thể tập chữa bệnh từ xa.
2/ Những điều cần thực hiện khi chữa bệnh
Sau khi nắm rõ bệnh tình của bệnh nhân, việc đầu tiên là xin LB, có như vậy thì mới yên tâm để tránh được những sai sót không đáng xảy ra.
- Đặt tay trực tiếp vào vùng bệnh như đầu, vai, tay, chân, họng, Gan, Tỳ…Nếu vùng bệnh không xác định được rõ thì đặt hai bàn tay vào phía sau lưng, chỗ hai phổi. Tiếp theo là đọc mật lệnh (hoặc nghĩ thầm) xin được: Khai mở Huyệt đạo, đặc biệt là các huyệt đạo ở đầu và cuối các đường kinh, khai thông toàn bộ hệ thống Kinh mạch, Lạc mạch, Huyết mạch, Thần kinh, hệ thống đường dẫn các chất dịch trên khắp cơ thể. Khai mở hiệu chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của toàn bộ hệ thống Luân xa của cơ thể, các Luân xa phải nằm đúng vị trí, có độ mở và chiều quay thích hợp, quay đúng tần xuất phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Khai thông trục Sinh lực, hiệu chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của trục Sinh lực. Trục Sinh lực phải thật thẳng, thật sạch, thật trong, thật sáng. Khai thông toàn bộ hệ thống đường ống dẫn năng lượng từ trục Sinh lực đi tới tất cả các bộ phận khác trong cơ thể.
Sau một thời gian nhất định đã quen với việc dùng năng lượng để chữa bệnh, học trò có thể tập chữa bệnh từ xa.
2/ Những điều cần thực hiện khi chữa bệnh
Sau khi nắm rõ bệnh tình của bệnh nhân, việc đầu tiên là xin LB, có như vậy thì mới yên tâm để tránh được những sai sót không đáng xảy ra.
- Đặt tay trực tiếp vào vùng bệnh như đầu, vai, tay, chân, họng, Gan, Tỳ…Nếu vùng bệnh không xác định được rõ thì đặt hai bàn tay vào phía sau lưng, chỗ hai phổi. Tiếp theo là đọc mật lệnh (hoặc nghĩ thầm) xin được: Khai mở Huyệt đạo, đặc biệt là các huyệt đạo ở đầu và cuối các đường kinh, khai thông toàn bộ hệ thống Kinh mạch, Lạc mạch, Huyết mạch, Thần kinh, hệ thống đường dẫn các chất dịch trên khắp cơ thể. Khai mở hiệu chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của toàn bộ hệ thống Luân xa của cơ thể, các Luân xa phải nằm đúng vị trí, có độ mở và chiều quay thích hợp, quay đúng tần xuất phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Khai thông trục Sinh lực, hiệu chỉnh cân bằng ổn định hoạt động của trục Sinh lực. Trục Sinh lực phải thật thẳng, thật sạch, thật trong, thật sáng. Khai thông toàn bộ hệ thống đường ống dẫn năng lượng từ trục Sinh lực đi tới tất cả các bộ phận khác trong cơ thể.
- Phát năng lượng vào vùng bệnh, phá vỡ kết cấu vùng bệnh – phá vỡ kết cấu vùng bệnh.
- Đẩy độc khí, bệnh khí, kết tụ khí xấu, năng lượng xấu ra khỏi vùng bệnh, dồn mạnh lên Bách hội, dồn mạnh ra hai tay, dồn mạnh xuống hai chân thoát ra khỏi cơ thể, thoát hết ra khỏi cơ thể.
- Đưa khí thuốc vào vùng bệnh theo yêu cầu “bệnh nào thuốc ấy”.
[B]Lưu ý: [/B
1. Với những học trò chưa được khai mở con mắt thứ ba, thì chưa nhìn được vùng bệnh, chưa giao tiếp được với thế giới vô hình nên khi đọc mật lệnh không nên có những lệnh mang tính quyết đoán. Với những người chưa có kinh nghiệm chữa bệnh thì cũng nên như vậy. Nếu ra lệnh có tính quyết đoán mà lệnh đó lại chưa đúng thì việc chữa bệnh sẽ không có hiệu quả. Khi chưa biết rõ thì ta chỉ nên nói chung chung, thí dụ:
+ Xin …khám và cho phác đồ điều trị để chữa bệnh cho bệnh nhân.
+ Xin… hướng dẫn con chữa bệnh cho bệnh nhân.
+ Xin… giúp con cho bệnh nhân thuốc.
+ Xin …về giúp con chữa bệnh cho bệnh nhân.
2. Với những học trò đã khai mở được con mắt thứ ba, hoặc đã có kinh nghiệm chữa bệnh cũng như đã biết sử dụng khí cụ vô hình thì vẫn phải bình tĩnh sáng suốt để sử dụng Pháp bảo cho chính xác. Tốt nhất là nên hỏi “ý kiến phần linh” trước khi quyết định.
Trong thời gian chữa bệnh khoảng 30 phút thì luôn phải tập trung tư tưởng để cảm nhận được sự biến động năng lượng thể hiện ngay trên hai bàn tay hoặc trong cơ thể của mình. Có thể hỏi bệnh nhân xem có thấy khí thoát ra ở Bách hội, thoát ra ở tay nhất là đầu ngón tay và khí thoát ra ở chân của bệnh nhân hay không ? Nếu trong cơ thể bệnh nhân có động khí và khí độc, khí bệnh có thoát ra tức là việc chữa bệnh của chúng ta đã có kết quả.
Muốn chữa bệnh có hiệu quả thì phải yêu cầu bệnh nhân tập luyện, cụ thể là phải tập được bài Thanh khí Khai tâm. Bệnh nhân có luyện tập thì các đường ống dẫn năng lượng trong cơ thể của họ mới được khai thông, trường năng lượng của họ sẽ dễ dàng mở cửa và chấp nhận sự tương tác năng lượng giữa họ với người Thầy. Nếu động viên được bệnh nhân chăm chỉ luyện tập thì việc chữa bệnh sẽ có kết quả tốt hơn hẳn
No comments:
Post a Comment