LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Friday, November 18, 2016

TỨ TƯỢNG : Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước



Tứ tượng:Thanh Long,Bạch Hổ,Huyền Vũ,Chu Tước là gì?


1- Huyền vũ: ( thủy )
                Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

                Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

                Trong thiên văn, Huyền Vũ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương bắc trong Nhị thập bát tú, đó là:
                * Đẩu Mộc Giải (Đẩu)
                * Ngưu Kim Ngưu (Ngưu)
                * Nữ Thổ Bức (Nữ)
                * Hư Nhật Thử (Hư)
                * Nguy Nguyệt Yến (Nguy)
                * Thất Hỏa Trư (Thất)
                * Bích Thủy Dư (Bích)

                Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con"vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.

2. Bạch hổ ( Phong)
                Bạch Hổ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
                Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng là màu củahành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
                Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:
                Cung Bạch Hổ gồm 7 chòm sao trong thiên văn học Trung Quốc
                * Khuê Mộc Lang (Khuê)
                * Lâu Kim Cẩu (Lâu)
                * Vị Thổ Trệ (Vị)
                * Mão Nhật Kê (Mão)
                * Tất Nguyệt Ô (Tất)
                * Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
                * Sâm Thủy Viên (Sâm)
                Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm nàyxuất hiện giữa trời vào mùa thu
Trong Phong thủy, Bạch Hổ tương ứng với thế đất cao

3. Thanh Long(Lôi)
                Thanh Long hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng , có màu xanh màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
                Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
                * Giác Mộc Giảo (sao Giác)
                * Cang Kim Long (sao Cang)
                * Đê Thổ Lạc (sao Đê)
                * Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
                * Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
                * Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
                * Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
                Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
                Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thìcồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.


4. Chu tước( Hỏa)
                Chu Tước là một trongTứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.

                Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
                Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
                * Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
                * Quỷ Kim Dương (saoQuỷ)
                * Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
                * Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
                * Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
                * Dực Hỏa Xà (sao Dực)
                * Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)

                Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim,Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
                3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
                Đối chiếu với văn minh Phương Tây, ChuTước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng hoàng.




                Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)

1. Huyền Vũ (Thuỷ)
                Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.

huyen-vu

Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).

2. Bạch Hổ (Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

bach-ho-phong

Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”


3. Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.

thanh-long-loi

                Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
                * Giác Mộc Giảo (sao Giác)
                * Cang Kim Long (sao Cang)
                * Đê Thổ Lạc (sao Đê)
                * Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
                * Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
                * Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
                * Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
                Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
                Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
                Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

4. Chu tước (Hỏa)
                Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.

Chu-tuoc

                Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
                * Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
                * Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
                * Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
                * Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
                * Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
                * Dực Hỏa Xà (sao Dực)
                * Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
                                Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
                3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
                Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.



Nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy. Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái). Ai có quan tâm đến phong thủy, đến tử vi, đến thuyết ngũ hành, kinh dịch, chu dịch ít nhiều đều đã từng nghe đến các khái niệm trên. Vậy cơ sở và tính “duy vật biện chứng” của các bộ môn, các thuyết trên như thế nào. Nguồn gốc, những thay đổi và tính ứng dụng đối với đời sống ra sao là câu hỏi đã được nhiều người bàn luận sôi nổi suốt mấy ngàn năm hình thành và phát triển của loài người...
Trong giới hạn của blog này, chúng ta sẽ dần tìm hiểu và xem xét những thông tin thú vị xung quanh các bộ môn trên. Qua đó, vận dụng lý giải các hiện tượng thiên nhiên và đời sống góp phần xem xét các sự vật, hiện tượng ở góc nhìn đa chiều, đầy đủ, khách quan, từ đó có cách sống hành xử, ứng xử hợp lý, hợp tình hơn trong vòng phát triển luân hồi của cuộc sống…


Bài 1: Tứ tượng
Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văntriết họcphong thủy,... phương Đông.
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
·         Thanh Long của phương Đông
·         Bạch Hổ của phương Tây
·         Chu Tước của phương Nam
·         Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).
·         2 Trong thiên văn
·         3 Trong thuyết Âm-Dương
·         5 Trong phong thủy
·         6 Các ý tưởng khác
·         7 Liên kết ngoài
Tương ứng với Ngũ hành
Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:
·         Thanh Long của phương Đông: Mộc
·         Chu Tước của phương Nam: Hỏa
·         Bạch Hổ của phương Tây: Kim
·         Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.
Trong thiên văn
Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.
·         Đông: Thanh Long
Chòm Thanh Long (rồng xanh)gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm : Giốc hay Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)
·         Tây: Bạch Hổ
Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)
·         Nam: Chu Tước
Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) gồm: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)
·         Bắc: Huyền Vũ
Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)
Trong thuyết Âm-Dương
Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)
Tứ tượng gồm
·         Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền
·         Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên
·         Thiếu âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên
·         Thái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt
 Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng trònThái cực đồ
Trong phân chia thiên thể
Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:
·         Nhật (Mặt Trời) - tương ứng với Thái dương
·         Nguyệt (Mặt Trăng) - tương ứng với Thái âm
·         Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm
·         Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương
Trong phong thủy
Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.
Các ý tưởng khác
Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông . Không hiểu do trùng hợp mà tứ tượng lại tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển - Thanh Long), lửa (đỏ - Chu tước), gió (trắng - Bạch Hổ) và đất (đen - Huyền Vũ)





                Nhiều người đặt câu hỏi: Tứ tượng trong khoa học phong thủy là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
                Theo chuyên gia khoa học phong thủy Trọng Hùng: Tứ tượng hay còn gọi là tứ thánh thú là khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học khoa học phong thủy phương Đông, gồm Thanh Long (rồng xanh), Bạch Hổ (hổ trắng), Chu Tước (chim sẻ đỏ), Huyền Vũ (rùa đen).
                Bộ tứ thánh thú này được coi như một đặc điểm hội tụ của một thế đất đẹp. Nếu đứng từ trong nhà nhìn ra, Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, Huyền Vũ ở sau và Chu Tước ở trước. Lý tưởng nhất là Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, Thanh Long ở phương Đông, Bạch Hổ ở phương Tây và Chu Tước trước mặt nhà là phương Nam. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, khó có thể tìm được thế đất tứ tượng, vì thế có thể sử dụng những vật phẩm mang tính tượng trưng để đặt ở các vị trí thích hợp trong nhà.




No comments:

Post a Comment