TĨNH
VÀ ĐỘNG
Động và tĩnh là hai mặt trái ngược nhau, nhưng chung qui cũng chỉ là một. Động nói về tính tuyệt đối, còn tĩnh là tính tương đối. Có động tất nhiên có tĩnh,
còn có tĩnh dĩ nhiên
sẽ có động.
Trong hoạt động sinh lý của con người
cũng không thoát khỏi qui luật, tĩnh cực sinh động, động cực lại quay về tĩnh, tĩnh là cơ sở của động, động là lực lượng
của tĩnh. Vận hành chân khí là lợi dụng một cách hữu hiệu quan hệ động tĩnh, dùng chân khí để tăng cường
sức đề kháng ngõ hầu cơ thể thêm khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Việc vận hành chân khí cũng có
hai phương pháp: tĩnh
công và động
công. Tĩnh công
là một mặt giữ
cho thân thể bất động, mặt khác điều tức để thúc đẩy chân khí vận chuyển ngõ hầu đạt tới mục đích đả thông kinh kỳ bát mạch. Động công thì phải vận chuyển
thân thể theo những tư thức khác nhau, phối hợp tư thức để dẫn tinh thần, bài trừ tạp niệm, làm cho đầu óc trở nên tĩnh lãng. Nói như thế, cả hai hình thức động và tĩnh công đều chỉ nhằm đạt tới tình trạng an tĩnh của tâm hồn và dẫn chân khí theo
một đường đi nhất định nhằm mục đích khỏe mạnh.
Nhận thức về tĩnh
Mục đích
tối hậu của tĩnh là gì? Cảnh giới đích thực
của tĩnh ra sao? Cũng một vấn đề nhưng mỗi người
giải thích một khác.
Những nhà dưỡng sinh khi bàn đến tĩnh bao giờ cũng đòi hỏi tình trạng an tĩnh, không suy nghĩ gì hết (gọi là nhập định hay nhập tĩnh). Tuy nhiên nhiều người tuy cố gắng nhưng vẫn không đạt được tình trạng tĩnh, trái lại đầu óc vẫn suy nghĩ vẩn vơ, không tìm ra được manh mối giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy tình trạng tĩnh tuyệt đối không thể có mà chúng ta chỉ có thể đạt được tình trạng tĩnh tương đối mà thôi. Thành thử, tĩnh đối với người tập chân khí vận hành chỉ có nghĩa
là thân thể an nhiên, tập trung
tinh thần vào việc điều chỉnh hô hấp, thúc đẩy
chân khí đả thông hai mạch nhâm, đốc rồi sau cùng đả thông
toàn thể các
kinh lạc.
Trong tiến trình đạt đến cảnh
giới này, thân thể chúng ta trải qua nhiều trạng thái khác nhau. Trong Bản Thảo cương mục, Lý Thời Trân có viết:
Cảnh
tượng khi đi tìm đạo, chỉ những người soi chiếu nội tâm mới thấy được (ý nói phải tập mới biết)
Khi việc luyện
công đạt thành,
chân khí trong kinh
mạch vận hành không ngừng, những gì hành giả cảm thấy phong phú vượt ra ngoài sự tưởng tượng mà người không
tập không thể
biết được.
Thành ra khi đó, tuy bề ngoài tĩnh nhưng
bên trong chân khí lưu chuyển, hết sức tích cực, cho nên cái tĩnh đó chỉ là tĩnh tương đối và biểu kiến mà thôi.
Tĩnh cực sinh động
Khi đạt tới giai đoạn mà hành giả có thể điều động
hệ thần kinh cao cấp để kiểm soát và điều động toàn thể cơ thể, loại trừ được những
kích thích của ngoại giới, chỉ tập trung vào sự vận hành chân khí để dẫn chân khí đến bất cứ nơi nào theo ý muốn, nội gia
gọi là “nội
quan” hay “tinh thần nội thủ”.
Đầu tiên, để tập trung tư tưởng, những người luyện công thường theo một trong hai phương pháp, quán tưởng pháp là chú ý sự suy nghĩ vào một cảnh
giới, hay ý niệm nào đó, và sổ tức pháp, là cách đếm hơi thở để khỏi rơi vào tạp niệm.
Những người tu đạo có khi theo phương
pháp loại trừ mọi suy nghĩ, gọi là chỉ quán pháp (ngưng các suy nghĩ).
Tuy dùng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là làm sao không bị chia trí, chỉ tập trung vào việc dẫn
chân khí đi tới những nơi mà hành giả muốn. Chân
khí và khả
năng chế ngự
có quan hệ hỗ tương, chân khí càng nhiều thì sự tập trung tư tưởng càng mạnh, và khi chân khí đầy đủ thì tinh thần cũng
thêm an tĩnh, trấn định. Đó chính là
tĩnh cực sinh động. Có người dùng câu sấm vang trong núi cũng không sợ (lôi kích sơn nhi bất cụ) để hình dung trạng thái đó.
Khi đã nhập tĩnh, chân khí vận hành không ngừng, lưu chuyển thiên biến vạn hóa, thân thể ấm áp như gió xuân, trong lòng thoải mái, cái cảm giác mà cổ nhân gọi là lòng tự tại với trăng gió vô biên. Tĩnh hay định
đó là trạng thái sung
mãn chân khí,
tự nhiên không phải là công phu tu tập của con người có niềm tin tôn giáo, mà là sự phát triển
của cơ thể. Đó chính
là tĩnh động tương kiêm.
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÂN KHÍ VỚI NGŨ TẠNG
Việc
điều chỉnh chân khí và bồi dưỡng chân khí đến đả thông mọi kinh lạc cũng giống như dẫn nước tới
các cánh đồng đang nắng hạn, làm cho những tiềm năng còn chìm đắm có dịp phát huy toàn
bộ năng lực của cơ thể. Khi các cơ năng đều khỏe mạnh sẽ tương trợ lẫn nhau khiến mọi tạng phủ đều điều
hòa, và từ đó cơ thể kiện khang, tinh thần thoải mái. Bệnh tật theo đông y chỉ là sự bất thường của một hay nhiều bộ phận trong
cơ thể, và một khi đã điều chỉnh
lại sự thất điệu đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Phế tạng
Phổi nằm trong ngực, về kinh lạc liên quan đến ruột già vì phế kinh và đại trường kinh là một biểu một lý. Trong
cơ thể, hai cơ quan này có nhiệm vụ tẩy rửa chất độc, làm cho thân thể sạch sẽ, da dẻ tươi nhuận. Phổi có cửa ngõ là mũi, vừa là một giác quan để biết mùi, vừa là thông đạo để cơ thể hút và thở khí trời. Phổi trợ lực cho tâm tạng trong việc vận chuyển khí
huyết và dẫn dưỡng khí đến toàn thân. Phổi còn là nhiệm vụ nối
liền các tạng, làm cho việc sinh hoạt giữa
các cơ quan
được điều hòa.
Từ khi mới sinh ra đời, phổi liên tục hoạt động không ngừng nghỉ, hút dưỡng khí, nhả thán khí. Việc
vận hành chân khí chú trọng khi thở ra giúp cho việc co rút các tế bào, làm gia tăng cơ năng bài trừ thán khí. Thổ cố nạp tân, đúng như tên gọi là đẩy không
khí cũ ra và hít không khí mới vào vì thế khi tống ra cốt làm sao không khí ra càng được nhiều
càng tốt.
Phổi chủ về bì mao, trong khi hô hấp, các lỗ chân lông cũng theo đó mà đóng mở, bình
thường không thấy cảm
giác nhưng đến một trình độ nào đó, tất cả các lỗ chân lông sẽ theo hô hấp mà hoạt động. Trình
độ đó khiến cho nội khí và ngoại khí giao hòa với nhau, người ta gọi là thể hô hấp (hô hấp toàn thân).
Chính vì nội hô hấp hoạt động mạnh, ngoại
hô hấp trở nên nhẹ nhàng, như có như không, do đó hơi thở lúc đó trở nên sâu, nhẹ, đều đặn và dài, bốn đặc điểm quan trọng
mà nội gia thường đề cao (thâm, tế, quân, trường).
Khi đó, mỗi phút hành giả chỉ
còn thở 4, 5 lần, so với bình thường đã
giảm đi đến 2/3. Thời gian nghỉ ngơi của phổi
tăng lên, nhịp tim đập chậm lại, và sinh
lực của phổi tăng lên. Danh từ riêng mà
những người luyện đan gọi phép thở này là qui tức (thở như con rùa), cổ
nhân vẫn coi là một cách để được trường thọ.
Tâm tạng
Tim nằm trong ngực, có bao tim che bên ngoài. Tim là chủ tể cả 12 cơ quan, giữ việc hợp
các mạch, khai khiếu
ở lưỡi. Tim chủ vận huyết, trung bình co thắt 70 lần mỗi phút để dẫn máu đi khắp cơ thể đem chất bổ nuôi các tế bào. Hoạt động của tim do hệ thần kinh giao cảm chỉ huy và điều tiết. Huyết quản
do hệ trực giao cảm
và hệ đối giao cảm chỉ
huy việc co bóp. Theo nghiên cứu của Viện Y học Thượng
Hải (Trung Hoa) khi thở ra hệ đối giao cảm bị khích động,
khi hút vào thì hệ trực giao cảm bị khích động.
Hai hệ thống đó thay phiên
làm việc. Khi điều tức, chúng ta phải chú ý khi thở ra để tăng cường hoạt động co rút của các mạch máu, giúp cho tim
dỡ mỏi mệt.
Những người bị áp huyết cao, tập phép vận hành chân khí sẽ giúp cho áp huyết giảm
xuống và dần dần có thể
điều hòa trở lại. Chính bệnh phong thấp cũng có liên hệ với tim mạch nên tập
luyện
cũng làm cho các hạch nội tiết hoạt động điều hòa hơn,
giảm bệnh.
Can tạng
Gan nằm ở dưới xương sường, bên phải, theo kinh lạc thì gan và mật, một biểu, một lý. Gan khia khiếu
ở mắt, giữ nhiệm vụ tàng trữ huyết dịch cho toàn thân, điều tiết các vận động của khớp xương , cùng sự an tĩnh của tâm hồn. Chính thế
mà người dạn dĩ được mệnh danh là can đảm.
Gan ứng với mùa xuân, thuộc mộc, chủ nảy nở. Về sinh lý, gan không nên xung động nhưng cũng không nên ức chế. Nếu gan xung động thì tính tình cấp tháo, dễ nổi nóng,
can khí không
đủ thì dễ khiếp sợ. Những người bị uất trệ, có bệnh ở gan thường đau nhức ở mạng sườn, phía bên trái vì can khí chạy qua bên trái, huyệt kỳ môn ở cạnh sường đau nhói, dương
khí xông lên làm cho miệng đắng, mắt hoa, ăn không
ngon, bụng chướng,
chân tay bải hoải, tâm tính nóng nảy khó chịu.
Vận hành chân khí, nhắm mắt điều tức là phương pháp trị liệu tối hảo. Trong ngũ lao thất thương có chứng mắt nảy đom đóm chính
là bị thương tổn ở gan nên khi nhắm mắt chính là dưỡnggan. Khi ta chú ý đến thời kỳ thở ra cốt để tâm hỏa hạ giáng. Tâm tạng là con của can (mộc sinh hỏa), bệnh thuộc thực phải tả tử nên vì thế khi tim mạch điều
hòa thì gan trở lại quân bình. Can khí bình, xương sườn hết đau, tì khí không còn bị khắc chế khiến bụng không bị chướng nữa.
Tâm và
thận lại tương giao, thận khí trở nên vượng thịnh, gan và thận được bồi dưỡng, ưu phiền cũng giảm xuống, tâm thần trở lại bình thường. Khi theo dõi
những bệnh nhân bị can viêm mạn tính, luyện công trong vòng một tháng, chân khi chảy vào đan
điền, ăn ngon
miệng hơn, bụng
bớt chướng. Đến hai tháng thì chân khí sung túc, toàn bộ triệu chứng hoặc hoàn toàn hết, hoặc bớt, gan làm việc trở lại bình thường. Đến tháng thứ ba, kinh lạc toàn thân thông sướng, tinh thần phấn chấn, bệnh dứt hẳn.phủ tạng đều phải được nuôi dưỡng bằng máu huyết nên cổ nhân gọi tì vị là "hậu thiên chi bản".
Trong bước đầu tiên của phép vận hành chân khí,
khi thở ra ta phải chú ý vào tâm oa, chính là vào dạ dày, dẫn tâm hỏa xuống tì vị để gia tăng nhiệt năng. Cho
nên sau khi bắt đầu luyện công chừng năm, bảy ngày thì tâm oa có khí nóng chạy đến, đối vời những ai tì vị hư hàn, tiêu hóa kém rất hữu ích. Nhiều người bị bệnh đau dạ dày lâu năm không hết, luyện chân khí dần dần trở lại bình thường.
Da dày sa xuống cũng là một chứng nan y, tập chân khí
cũng bớt.
Khi tập vận hành chân khí, nhiệt khí tại dạ dày tăng lên, công năng của tì vị khôi phục. Khi chân khí
tại đan điền sung túc, bụng dười đầy đặn có sức,
dạ dầy sa xuống
được đẩy lên.
Thận và Mệnh môn
Tì Vị
Tì và vị là một biểu, một lý. Dạ
dày nhận đồ ăn, còn tì để vận hóa, khai khiếu ở miệng. Việc tiêu hóa đồ ăn để thành chất bổ nuôi cơ thể là một công năng hết sức
tinh vi, thăng thanh giáng trọc, là căn nguyên cấu tạo
máu huyết tất cả cơ thể
con người.
Thận gồm hai quả, nằm ở sau bụng, giáp hai bên xương sống,
cùng với bàng
quang một biểu
một lý, khai khiếu
tại tai. Thận là nơi chứa tinh, là căn nguyên của sinh dục và phát triển, giúp
cho việc cấu tạo tủy trong xương,
duy trì ngũ dịch và làm cho các tuyến trong cơ thể được điều hòa. Thận đối với việc
sinh lý của con người rất quan trọng, là căn bản sinh mệnh
nên được gọi
là “tiên thiên chi
bản”.
Thận khí sung mãn thì thông minh cơ trí, hành động
nhanh nhẹn. Linh Lan Bí Điển Luận trong Tố Vấn viết:
Thận
giả tác cường chi quan, kỹ xảo xuất yean
(hành
động mạnh mẽ, khéo léo là do thận)
Theo Nạn Kinh,
mệnh môn là nơi cư ngụ của mọi tinh
thần, nơi tàng
trữ nguyên khí
(chư thần tinh chi sở xá, nguyên
khí chi sở hệ) là nơi chứa tinh của con trai,
là nơi nuôi bào thai của con gái, khí thông với thận.
Thận gian động khí là căn nguyên
của sinh khí, là căn bản của ngũ tạng lục phủ, gốc của 12 kinh mạch, cửa
ngõ của hô hấp, nguồn
của tam tiêu. Nếu như mệnh môn suy kiệt thì đời sống cũng hết.
Trên đây đã định nghĩa mệnh môn và đan điền là một, vận hành chân khí ở bước thứ ba là làm cho chân khí tại đan điền sung mãn, tăng cường công năng của tạng thận, làm cho các chứng hỏa suy, đau lưng, đái dắt, hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đều
từ từ giảm bớt. Đến
bước thứ tư,
khi chân khí đã thông được đốc mạch, thận khí chạy về não, bổ ích não tũy, làm cho phần ngoài
của não bộ được
mạnh mẽ. Nhân đó các chứng mất ngủ, kém trí nhớ, mộng
mị và những chứng thần kinh suy nhược sẽ cải thiện rất
nhiều.
Trên quan điểm
sinh lý học,
sau khi đốc
mạch quán thông,
tuyết nang thượng thận và não thùy được tăng cường, hai bên hỗ trợ cho nhau rất có ích. Từ đó các cơ quan trong người được khỏe
mạnh, thân thể trở nên kiện khang. Cổ nhân có câu:
Yếu đắc bất lão, hoàn tinh bổ não (muốn cho không già
thì phải đem
tinh về bổ cho não
bộ).
Vận hành chân khí làm cho mọi cơ quan từ từ cải thiện, và đây là những khái niệm mà chúng tôi lược qua.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN HÀNH
CHÂN KHÍ
Muốn
thực hiện phép vận hành chân khí cần nắm vững các nguyên lý và tiến trình hầu am tường cách
vận dụng và theo dõi được các biến chuyển sinh lý. Vì chưng lý luận của
Đông Y có nhiều điểm chưa rõ ràng, ngay cả những bộ phận trong cơ thể như tam tiêu, mênh môn, đan điền cũng còn nhiều tranh luận, vấn đề vận hành chân khí và công hiệu đối với tạng phủ
chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Trong Nội Kinh và Nạn
Kinh có giải thích những vấn đề này nhưng chỉ mới trong vòng biện luận chứ chưa được kiểm chứng
theo những phương pháp khoa học.
Đông Y cũng không phải là sản phẩm của một người mà là công trình tập thể, của nhiều đời nên nhiều bộ
phận được đặt tên khác nhau, khiến cho vấn đề nghiên cứu ngày nay gặp nhiều
trở ngại. Vì thế, phương pháp cụ thể nhất là chính chúng ta tập vận hành chân khí để ấn chứng lại những kinh nghiệm của người xưa, và chính
việc thực nghiệm ngay trên cơ thể của
chính mình sẽ làm cho chúng ta thấu
đáo Nội Kinh
và Nạn Kinh
dễ dàng hơn.
Tư thế
Người mới học vận hành chân khí cần biết thế nào là tư thức đúng để tập luyện
vì tư thế không đúng thì chân khí không thể lưu chuyển được dễ dàng. Tuy không câu chấp vào qui luật mà mỗi môn phái đặt ra, nhưng dù sao cũng có một số qui luật mà những người mới tập cần phải theo.
Luyện tập chân khí có th ể theo bốn
loại: đó là đi,
đứng, ngồi nằm. Trong bốn thức này, ngồi là chính yếu. Các thức khác chỉ là phụ và chỉ áp dụng khi hành giả không thể ngồi. Về phương tiện, cốt sao có chỗ để hành công được lâu mà không
bị quấy rầy.
1) Tọa Thức (ngồi): có hai hình thức tọa công, ngồi xếp
bằng hoặc ngồi trên ghế. Ngồi xếp bằng, nhất là ngồi kiết già dễ tê mỏi, nên phương pháp
thích hợp nhất
cho người mới
tập là ngồi trên ghế.
a)
Ngồi
xếp bằng: còn gọi là ngồi kiết già (hay song bàn thức), chân phải
gác trên đùi trái,
chân trái gác lên đùi phải như kiểu ngồi của Phật
Thích Ca. Đây
là tư thế ổn cố, không bị dao động nhưng hiệu quả cũng không hơn những tư thế khác. Chỉ có điều người ngồi theo kiểu kiết già cảm thấy
mình vững chãi hơn và
khi gặp những hiện tượng bất
thường không bị ngả nghiêng. Ngồi bán già (đơn bàn thức) là cách ngồi giống thế kiết già nhưng chỉ gác một bên chân. Kiểu này dễ hơn
ngồi kiết già. Ngồi tự do hay ngồi xếp bằng, chỉ cần xếp hai chân lại theo cách chúng ta thường
ngồi hàng ngày.
Ba cách trên tùy theo thói quen mỗi người tự chọn lấy, cốt sao thoải mái.
b)
Ngồi trên ghế: Chọn một ghế vừa tầm
sao cho đùi nằm ngang, chân thẳng, hai chân song song để cách nhau vừa hai bàn tay. Hai tay úp xuống
để trên đùi. Hai vai hạ xuống,
lưng ngay ngắn, không dùng sức, không ưỡn ngực cũng không gù lưng, ngửng hay
cúi đầu. Cằm hơi thu vào, đỉnh đầu như treo lên. Thể thái lấy ngay thẳng tự nhiên làm chuẩn. Đây là tư thức thông dụng nhất.
2) Ngọa thức (nằm):
Nằm nghiêng về phía phải, chân dưới hơi cong, chân trên co lại, tay phải co lên để dưới đầu như thể gối đầu. Tay trái để xuôi trên mình. Thức này để
phụ với thức ngồi, hoặc cho những người bị bệnh không
thể ngồi lâu
được.
3) Trạm thức (đứng):
có nhiều cách
nhưng ở đây chỉ giới thiệu một cách dễ dàng nhất, cũng để
phụ với tọa thức. Đứng thẳng, hai chân hơi giang ra (khoảng ngang
vai), hai tay úp vào bụng đưới, tay trái áp vào bụng, tay phải đè lên tay trái. Vai dể thẳng
nhưng cùi chỏ hơi kéo xuống, ngực thu vào, tâm thanh tĩnh, tập trung vào bụng. Tư thế này mượn của phương
pháp tập Thái Cực Quyền (tủng kiên,
thùy trửu, hàm hung, bạt bối, hư tâm, thực phúc).
4) 4) Hành thức (đi): Khi đi tản bộ, mắt chú ý vào khoảng
cách 3 tới 5 bước trước mặt, chú ý vào đầu mũi, giữ không để thần đi ra ngoài. Khi đi thì cứ hai bước một lần thở ra. Nếu chịu khó tập, đây là phương pháp chạy đường
xa rất hiệu quả, lâu mà không
mệt.
Ngũ quan
1) Miệng: Miệng ngậm lại tự nhiên, răng hàm trên đụng với hàm dưới, lưỡi cong lên đầu lưỡi đụng vào hàm trên. Khi nước dãi chảy ra nhiều, lấy lưỡi cuộn lại rồi nuốt đi. Theo Đông y, nước bọt rất quí, lợi tiêu hóa, nhuận tạng phủ. Sách có câu: Khí thị thiên niên dược, Tân thị tục mệnh chi (Khí
là thuốc nghìn năm, nước dãi là thuốc làm cho chết đi sống lại)
2) Mắt: Nhắm mắt lại nhìn vào bên trong (nội thị), luyện đến đâu tưởng tượng như nhìn vào chỗ đó. Chẳng hạn như khi chú ý vào tâm oa (chỗ hõm trên
ngực) thì nghĩ
đến tâm oa.
Khi tọa công nếu thấy
tinh thần xao
lãng, mở mắt
ra nhìn vào đầu mũi để cho tư tưởng chấm dứt rồi
lại tiếp tục. Phương
pháp này cổ nhân gọi là “tuệ kiếm trảm loạn tư
“(kiếm sắc chém tư tưởng loạn).
3)
Tai:
Dùng tai chú ý vào hô hấp để cho việc hút thở không gây ra những âm thanh phì phò. Nêu giữ sao cho tự nhiên không để việc hô hấp
phải khó khăn và cũng là một phương pháp tập trung
tư tưởng rất
hay.
4) Hô hấp: Phương
pháp hô hấp liên quan mật thiết
đến cách vận hành chân khí. Trong
tiến trình đả thông hai
mạch nhâm đốc,
các bước 1, 2, 3 chỉ chú ý đến giai đoạn thở ra, dẫn chân khí nhập đan điền. Thời kỳ hút vào thuận theo tự nhiên, không
để ý như không hề biết tới. Sau khi chân khí đã vào đầy đan điền tự nhiên đốc mạch sẽ được quán thông. Khi đó khi thở ra chân khí chạy vào đan điền, khi hút vào chân khí sẽ từ đan điền chạy lên theo đốc mạch vào não bộ. Đó là trạng thái tự nhiên
của chân khí, ngoại và nội hô hấp liên miên bất tuyệt, như có như không, hô hấp càng thêm tự nhiên, không cần phải chú ý đến nữa.
Những điều cần biết
khi luyện công
Muốn luyện tập vận hành chân khí, trước hết phải kiên định niềm tin, không thay đổi, cũng không
mong cho chóng thành công, cũng không vì gian khổ mà nản chí. Khi luyện tập cốt tự nhiên, không
nên lơi là vọng tưởng, cũng không miễn cưỡng truy cầu để khỏi rơi vào tình
trạng dục tốc bất đạt. Nếu như quá mong đợi ắt sẽ nóng nảy càng thêm chậm. Trái lại, nếu thuần theo tự nhiên, chân khí hoạt động càng dễ dàng, tiến bộ càng rõ rệt. Vọng tưởng
chỉ càng làm trở ngại thêm vì sẽ gây ra tạp niệm cản trở vận hành của chân khí. Đó chính
là "điềm đạm hư vô, chân
khí tòng chi" (trong lòng càng bình tĩnh, trống không thì
chân khí càng
dễ lưu chuyển).
Trong quá trình luyện công, thân thể sẽ phát sinh nhiều hiện tượng sinh lý, cũng nên coi tự
nhiên, đừng sợ hãi. Cũng không nên cầu cho có, thường là tự đến rồi tự đi.
1) Khi mới tập, nên giữ cho
tư tưởng được tập trung. Nếu có được một khu vực an tĩnh là tốt nhất, nhưng không
nên quá đặt nặng vào đó. Tuy nhiên, khi luyện công nên tránh để người
ngoài làm phiền.
2) Không nên miễn cưỡng luyện tập một khi no quá, đói quá, giận dữ, kinh sợ. Khi thời tiết có gió bão, mưa, sấm chớp cũng không nên tập vì tinh thần sẽ bị kích thích mãnh liệt, có hại hơn là có lợi.
3) Ý thủ đan điền (tập trung tư tưởng vào đan điền) là nguyên tắc phải duy trì suốt thời gian hành công,
vì đan điền là nơi chân khí tập trung, là bản nguyên của sinh mệnh,
không được rời xa. Chú ý vào tâm oa là để chân khí đả thông nhâm mạch, dễ dàng tuôn vào đan điền. Khi chân khí ở đan điền đã sung mãn đến một
trình độ nào đó sẽ thuận
theo kinh mạch mà vận hành. Sự
lưu chuyển đó tùy theo sức mạnh của đan điền. Không nên dùng ý để dẫn khí, mà nên để tự nhiên, cần đi sẽ đi, cần ngừng sẽ ngừng. Dẫn khí theo ý mình dễ đưa tới việc cố gắng quá sức, có thể tổn hại tới hệ thần kinh, tình trạng mà cổ nhân gọi là “tẩu hỏa nhập
ma”.
4)
Khi chân khí
hoạt động sẽ phát sinh những hiện
tượng thông thường
sau đây:
a)
Trong
khi vận khí có khi thấy thân thể phồng to. Đó là do
sức ức chế của não bộ tăng cường, chân khí thông suốt,
các vi ti huyết quản
nở ra, làm cho chúng ta có cảm giác
các bộ phận
nở phì ra.
b)
Cũng
có khi thấy thân thể thu nhỏ lại vì chân khí tập trung vào đan điền nên thấy
như vậy.
c)
Có
khi thấy thân thể nhẹ nhàng như muốn bay lên. Hiện tượng đó thường xẩy ra khi
hút vào, vì khi hút vào, chân khí chạy lên, giống như đang đi trên mây vậy.
d)
Có
khi thân thể nặng như đá đè xuống là do chân khí chạy xuống như võ thuật gia
xuống tấn, vì khi thở ra chân khí chạy về đan điền.
e)
Cũng
có khi thấy mát mẻ, do hai mạch nhâm đốc tuần hoàn, tâm thận tương giao nên
giữa tim và thận thấy mát, thận âm sung túc nên thủy dâng lên.
f)
Có
khi thấy nóng và đây là cảm giác thường thấy nhất và cũng dễ chịu hơn cả. Đầu
tiên thấy ở tâm oa, sau đó ở đan điền, qua lưng rồi tới chân tay, sau cùng toàn
thân vì chân khí vượng thịnh, nhiệt năng tập trung. Trong nhiều nhóm tập luyện
công, người ta dùng nhiệt kế để theo dõi thì thấy nhiệt độ trong người có tăng
lên từ 1 tới 2 o C. Trong tiến trình năm bước luyện công, các vị trí tập trung
như tâm oa, đan điền, mệnh môn, bách hội đều tăng lên ít nhiều. Sau khi đốc
mạch đã được thông, có người đo tại huyệt bách hội lên đến 38.5 o C. Con người
sở dĩ khỏe mạnh, thân thể kiện khang là do năng lượng sung túc, và vận hành
chân khí chính là một phương thức dùng năng lực bản thân để đề kháng bệnh tật.
g)
Cũng
có lúc cảm thấy thân thể ngứa ngáy, là vì các tôn lạc và kinh mạch lâu ngày
không được chân khí chạy đến nên khi chân khí sung túc làm thông các mạch do đó
tạo ra ngứa ngáy. Khi đó hành giả không nên cào gãi làm trở ngại việc lưu
chuyển chân khí. Chỉ nên xoa bóp nhè nhẹ để giúp cho chân khí vận hành thì sẽ
bớt đi.
h)
Cũng
có khi thấy một vài nơi trên cơ thể như có kiến bò qua, hoặc như điện giật,
hoặc rung động đều do chân khi đi qua mà phát sinh.
Tám hiện tượng
trên ngày xưa gọi là “bát xúc”. Cũng có khi đang hành công thân thể rung chuyển do chân khí quá sung mãn và người
tập không nên hoảng
hốt, chỉ cần mở mắt hoặc tự kỷ ám thị để đằn xuống một lát sẽ hết.
Một hiện tượng khác cũng thường có là ánh sáng. Tới một trình độ nào đó, trước mắt hiện ra ánh sáng như một lằn chớp, hoặc như cầu vồng, hoặc chạy theo
xương sống lên óc, theo nhâm đốc nhị mạch với tốc độ cao. Những hiện tượng trên chỉ xảy ra
trong chốc lát. Nếu ai luyện công đã lâu, huyệt bách hội thấy như có một vầng ánh sáng tụ lại, tùy theo công phu, trình độ mà nhiều hay
ít. Ánh sáng, màu sắc, cường
độ cũng biến đổi theo từng người. Những hiện tượng trên là do kinh mạch đã
thông suốt, điện lực trong người tập trung mà thành. Theo những kết quả đo được trong những chương
trình hành công tập thể tại Trung Hoa, điện lực ngoài da cũng tăng
lên sau khi hành công. Những người đã đả thông được hai mạch nhâm đốc, khi đo tại huyệt bách
hội, trước khi hành công chỉ khoảng 20 MA, sau khi hành công xong có thể lên tới 200 MA, hoặc cao hơn.
Những hiện tượng trên không có gì kỳ bí, chỉ do chân khí sung túc và có ích cho cơ thể. Nhiều người e ngại,
tưởng là một
chứng bệnh nên
tìm cách trị liệu, người
khác lại hiếu kỳ cố đạt cho được những
hiện tượng đó, chỉ có hại mà thôi Nếu gặp phải chỉ nên để tự nhiên, bình tĩnh, giữ cho ý tại đan điền sẽ bình thường
trở lại.
TIẾN TRÌNH
TẬP LUYỆN
Nhiều người thường đặt câu hỏi, phải tập bao lâu mới có thể đạt được mức “đả thông nhâm
đốc nhị mạch”? Vì ảnh hưởng của truyện kiếm hiệp, nhiều người cho rằng cần phải tập luyện rất công phu một thời gian dài mới đạt tới trình độ này, chưa kể còn phải có minh sư chỉ dẫn, và nhiều kỳ ngộ khác. Khi dạt đến mức đó, con người sẽ trở thành một hiệp khách
xuất chúng, phi thiềm tẩu bích. Thực tế, không phải như vậy. Tập luyện vận hành chân
khí chỉ là tăng cường
một số công năng có sẵn của con người,
làm hoạt động trở lại một số kinh mạch vì đời sống mà trì trệ, yếu đuối. Có thể nói, những đường kinh mạch của chúng ta cũng như một hệ thống cống rãnh bị tắc nghẽn một vài nơi, hoặc vì rác rưởi, hoặc vì ít dùng đến. Việc khơi lại để nước
chảy đều hòa hơn là một việc chúng ta cần làm nhất là khi vào tuổi trung niên, khí
lực
tiên thiên suy giảm, mà hậu thiên khí không được bồi bổ.
Việc tập luyện vận hành chân khí là cần nhưng
chưa đủ. Cùng một lúc chúng ta phải theo
đuổi nhiều phương pháp khác nhau, trong
đó ngoài việc tập vận
hành chân khí, còn thêm những công tác thường nhật như thể thao, vệ sinh, ẩm thực, sinh hoạt xã hội, tâm linh, và cả việc chăn gối nữa. Khi đi vào những vấn đề này, mỗi sinh hoạt đều có những điều nên và không nên mà chúng ta phải tìm hiểu để không đi vào những quá độ, hay bất cập. Những vấn
đề đó đều là những đại vấn đề không thể trình bày trong một vài trang giấy, nhất là chúng ta thờ ơ đã lâu, trong người mắc phải nhiều chứng bệnh nan trị.
Tho những chuyên gia về chân khí vận hành pháp, nếu một người có quyết tâm thì chỉ cần một trăm
ngày (100) là có thể thành công bước đầu và tự mình đi tiếp những bước cao hơn. Thời gian tập luyện chỉ
cần mỗi ngày
độ một giờ
là đủ.
Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng chừng
vì hoàn cảnh mỗi người
một khác, điều kiện sinh sống, sức khỏe
cũng không giống nhau, tâm lý cũng không đồng đều. Qui luật chung là thanh niên dễ hơn người lớn tuổi,
người khỏe nhanh
hơn người ốm yếu,
đàn bà nhanh hơn đàn ông. Một trong những điểm quan trọng là chúng ta đừng cầu chóng thành công, lại cũng không nên cầu phép lạ, nhưng phải kiên trì và đều đặn. Luyện công ngoài việc để cho thân thể khỏe mạnh cũng còn là một phương pháp luyện chí khí và suy nghĩ thêm một chút, chúng ta cũng cần áp
dụng một số nguyên tắc điều hành vì đây cũng là một cách
quản trị cơ thể và quản trị
tâm hồn mình.
Tập sách mỏng này tôi viết đặc biệt riêng trước hết là cho chính
bản thân tôi, sau là cho những người đang ở tuổi trung niên, những người
mà trong mấy chục năm qua không quan tâm đến sức
khỏe, và khi bước vào tuổi đứng bóng, xế chiều cảm thấy mình không
còn được như thuở thanh
xuân và muốn quãng
đời còn lại không bị rơi vào những suy bại chúng ta thường chứng kiến trong xã hội này.
Đây cũng chỉ là một trong nhiều vấn đề khác nhau mà chúng ta cần tìm một giải pháp thỏa đáng.
Tập vận hành chân khí, chúng ta không
thể làm một lần mà phải chia ra thành
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mục tiêu cần đạt tới, mỗi giai đoạn
có một số thành quả riêng. Những giai đoạn đó đi theo một tiến
trình liên tục
và nối kết
với nhau thành một chuỗi
liền không đứt, và không
tách thành từng vấn đề riêng biệt.
Hành giả cần coi đây như là một phương
pháp thể dục nhẹ, và là moat công việc làm cho mình thích thú chứ không phải là một việc phải làm. Cần có cái tâm vô cầu và thoải mái khi tập vận hành chân khí.
Trước khi tập chúng ta cần chọn cho mình một
địa điểm yên tĩnh, không bị quấy rầy, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và coi như một nghi thức hơn là một công việc bắt buộc phải làm. Những người nào sùng tín tôn giáo có thể áp dụng một số nghi lễ của tôn giáo mình trong việc hành công, coi công tác này như một phần của công tác tăng tiến tâm linh. Quần áo nên thoải mái, và tốt hơn cả là sáng sớm hay khi sắp đi ngủ. Những người tập
theo lối hành công, trạm công (đi và đứng) có thể vào công viên, ra bờ biển vừa đi vừa thực hành. Tuy nhiên, như đã viết ở trên,
không nên tập khi trời lạnh quá, nóng quá, và luôn luôn giữ cho cơ thể ấm áp nếu thời tiết không điều hòa. Đúng ra trước khi tập nên có một số động tác xoa bóp (án ma), bát đoạn cẩm, yoga … để khởi động cơ thể và làm cho máu huyết lưu thông.
Ở đây chúng tôi cũng nhấn mạnh là việc
tập luyện cơ thể
theo Đông Phương không giống như những
workout của Âu Mỹ, chú trọng về bắp thịt, giảm cân và thẩm mỹ hơn là cho sức khỏe. Tập theo
Đông Phương là để điều hòa, làm cho con người mình
hòa hợp với tự nhiên chứ không tìm kiếm lời khen của người khác.
Vì thế những động tác thường nhẹ nhàng và thư thái, tập thân thể mà cũng điều tiết luôn cả tâm hồn. Vận hành chân khí chỉ là một mắt trong
nhiều mắt xích của đời sống hàng ngày.
Tâm oa
a)
Phương pháp: Sau khi đã chuẩn bị xong,
để tập trung tâm thần khỏi ra ngoài, hành giả hé mắt nhìn vào đầu mũi trong chốc lát (nhưng không dùng sức để vận dụng mắt), điều hòa hơi thở để cho tâm hồn an tĩnh, dùng tai lắng nghe chính hơi thở của mình, không nên để hơi thở thành tiếng phì phò. Khi thở ra, tưởng
tượng như có một luồng chân khí chảy xuống
tâm oa (chỗ trũng giữa mỏ ác trên ngực). Hãy để cho chân khí tự nhiêm tràn
vào ngực, đừng
cố gắng thở sâu. Nhắc lại là khi thở ra, chân khí chạy
xuống và chỉ cần chú ý khi thở ra mà thôi. Khi hút vào mặc cho khí trời
tự nhiên vào phổi, không cần để ý, nghĩa
là cứ tập trung tư tưởng một vài giây rồi lại xả
thần, giống như mình lùa một đàn vịt vào trong chuồng,
cứ để ý từng con một chạy vào thôi, không quan tâm đến chuyện khác.
Một thời
gian sau sẽ thấy khí lực bắt đầu tập trung và tự cảm thấy mình đã kiểm soát được chân khí. Thường thường
giai đoạn này chúng ta hay rơi vào những tạp niệm, tâm viên
ý mã, nghĩ ngợi
lông bông. Việc không nghĩ ngợi gì cả là việc hết sức khó mà chỉ
những người có trình
độ tu tập cao mới đạt được. Ở đây chúng ta không đi theo
đường tu đạo mà chỉ cốt sao không vọng tưởng, gò cương
con ngựa chạy theo con đường mình đã chọn thôi. Thành ra thay vì để tạp niệm xâm lấn, chúng ta tưởng tượng đến việc đưa khí vào tâm
oa, nếu cần thì đếm
hơi thở để thêm tập trung tinh thần. Hãy quản trị tư tưởng và cơ thể mình một cách nhẹ nhàng như người cưỡi ngựa trên một cánh đồng mênh mông, người và ngựa ăn nhịp với nhau như cánh chim phiếu diểu chứ không phải như trong một đấu trường. Trong
giai đoạn đầu
nếu mình chưa
tự chủ được, có thể nghe những băng nhựa ghi tiếng sóng, tiếng
suối reo, tiếng
thác đổ, tiếng gió vi vu
có bán trong
những tiệm nhạc
(relaxation tape) để nhờ âm thanh dẫn mình vào những cảnh giới thơ mộng. Làm thế
nào để khi hành công thấy thoải mái, tim đập chậm lại, tâm hồn rộng rãi hơn, những ác niệm
không đến trong đầu là đủ. Thông thường
trong một hai hai tuần thì giai đoạn này trở thành thói quen, nghĩa là tâm hồn đã bắt đầu tập trung và tâm oa thấy ấm áp.
b)
Thời gian: Theo nguyên tắc, chúng ta có thể tập vận hành chân khí ba lần một ngày, nhưng thường thì chúng ta không có điều kiện để làm như thế, nên một lần một ngày cũng đủ. Nên chọn một thời gian nhất định nào
đó, hoặc sáng
sớm, hoặc trước
khi đi ngủ. Mỗi lần tập khoảng chừng
20 tới 30 phút. Người nào
nhanh chỉ trong mười ngày đã có thể hoàn tất
bước số 1.
c)
Phản
ứng: Khi luyện công được 3-5 ngày thì thấy tâm oa bắt đầu hơi nặng. Từ 5-10 ngày,
mỗi lần thở ra, ta cảm thấy có một luồng
hơi nóng chảy vào ngực. Đó chính là hiện tượng chân khí đang dần dần tích tục và chuẩn bị để sang bước thứ hai. Gia đoạn
đầu chỉ là giai đoạn
chuẩn bị tinh thần và cơ thể để chứng
nghiệm sự hiện hữu của chân khí, khiến cho hành giả phấn khởi để bước sang bước thứ hai.
d)
Hiệu
quả: những ngày đầu vì chưa quen, người
tập thường hay bị váng đầu, hoa
mắt, đau lưng, thở hút không tự nhiên, đầu lưỡi không
để lên hàm trên. Những
hiện tượng đó hầu như
ai cũng gặp phải và đừng quá quan tâm, chỉ một thời gian sau sẽ hết. Nên nhớ rằng ích lợi thực tế của giai đoạn này còn rất mơ hồ. Có người thì cảm thấy ngực ấm áp hơn, dễ ngủ, ăn uống dễ tiêu hơn. Nhưng cũng có người lại bị mất ngủ vì cơ thể thay đổi bất thường. Không
nên lo lắng vì những thay đổi đó. những ai ở vùng lạnh nên mặc áo
ấm, đi vớ trong và sau khi hành công để thân thể tiếp tục ấm áp, dùng chân khí bảo vệ
cơ thể, chống lại khí hậu khắc nghiệt và bệnh tật.
Đan điền
a)
Phương
pháp: Khi mỗi lần thở ra thấy tâm oa nóng thì lúc đó chân khí đã
bắt đầu tập trung và
điều khiển được. Tới giai đoạn này, người tập thay vì ngừng lại ở
tâm
oa, kéo dài
thêm một chút để dẫn khí xuống dưới bụng. Cũng xin nhắc lại, dẫn chân khí chứ không phải không khí nghĩa là
không phải phình bụng ra như người ta thường lầm tưởng. Chân khí vô hình vô ảnh nên chúng ta chỉ
cảm thấy một luồng khí nóng đi xuống dưới bụng mà thôi.
Làm thế nào để việc chân khí đi xuống thật tự nhiên, đừng vội
vã, cũng đừng gò ép mất thoải mái.
b)
Thời
gian: cũng như trước từ 1 đến 3
lần một ngày, mỗi lần 20-25 phút hay hơn.
Tập như thế trong khoảng 10 ngày ta sẽ thấy chân khí chạy xuống được đan điền (khí trầm đan điền).
c)
Phản
ứng: Mỗi lần thở ra, ta thấy một
làn khí nóng chạy xuống đan điền. Dần dần bụng như có âm thanh ùng ục, các bắp thịt bụng co thắt mạnh hơn, có khi trung
tiện. Chính vì chân khí đã đến bụng dưới nên hoạt động của ruột cải biến, cơ thể hồi sinh và tự thải các chất độc trong người.
d)
Hiệu
quả: Vì chân khí đã chạy đến tì vị nên tì vị được cải thiện.
Sau khi chân khí
đã vào đến đan điền, các bộ phân chung
quanh, chủ
yếu là đại tiểu trường, thận, bàng quang đều được ảnh hưởng.
Hành giả thấy ăn ngon miệng hơn, đại tiểu tiện tốt hơn. Những người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa sẽ cảm thấy có những
thay đổi rõ rệt.
Ngưng thần
a)
Phương
pháp: Đến khi đan điền có cảm giác rõ rệt, chân khí trong hành
giả sung túc, tì có
thể tiến sang giai đoạn thứ ba là tập trung hơi thở ngừng lại tại đan điền. Ở giai đoạn này,
không còn cần phải ngưng tụ chân khí vào đan điền vì có thể gây nhiệt thái quá, hao tổn âm dịch phạm vào chứng
"tráng hỏa thực
khí". Lúc này thở hút để tự nhiên, chỉ cần giữ ý tại đan điền dùng lửa chân
khí sưởi ấm
cơ thể. Người ta gọi đó là “thiếu hỏa sinh khí”.
b)
Thời
gian: Mỗi ngày tập từ một tới ba lần, mỗi lần từ nửa giờ trở lên. Giai đoạn này có thể kéo dài từ một tới nhiều tháng. Nhiều môn ngoại môn công phu tập khí công để phụ trợ
ngừng lại ở giai đoạn
này.
c)
Phản
ứng: Ở giai đoạn 2, bụng dưới thấy rõ rệ có hơi nóng và
tập giai đoạn ba độ mười
ngày thì bắt đầu hình thành một hiện tượng mà người ta gọi là “gò khí” (khí khâu). Tùy theo công phu mà gò khí lớn dần, bụng dưới thêm có sức, thân thể thấy nặng nề, đi đứng vững chãi
hơn. Nhiều người
ở giai đoạn này thấy mình cỏ vẻ như “long hành hổ bộ” bước đi nhẹ nhàng, tâm thần tự tin, khí mạo đĩnh đạc. Khi gò khí đã đủ lớn, chân khí bắt
đầu đi xuống, có khi âm bộ thấy ngứa, hoặc hội âm rung động. Tứ chi và lưng có khi thấy nóng.
d)
Hiệu
quả: Đến giai đoạn này, nhâm mạch đã thông, đạt tới trình độ “tâm thận
tương giao’ nghĩa là khí từ trung đan điền (ngực) và hạ đan điền đã gặp nhau. Trung khí của chúng ta bắt đầu vượng thịnh, ăn
ngủ ngon hơn, tâm thần an tĩnh hơn. Thường
thường khi ta bị mất ngủ là vì tâm hỏa bốc lên gây ra những chứng bệnh về tim. Luyện công làm cho ruột và dạ dày thêm nhiệt năng,
tì vị hấp thu năng lượng cũng tăng cường, và những người gầy yếu thường lên cân. Tinh thần mạnh khỏe, nguyên
khí đầy đủ, thận cũng mạnh mẽ, những
chứng bất túc về sinh lý sẽ được cải thiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều cũng trở lại bình thường. Vì thận (thủy)
vượng, gan (mộc) cũng mát, các chứng bệnh do gan nóng
cũng bớt dần.
Đốc mạch
a)
Phương pháp:
Khi đã tập
giữ ý tại đan điền
chừng 40 ngày,
chân khí đã ngưng tụ và điều khiển được theo ý muốn, hành giả cảm thấy đầy đủ và từ từ dẫn khí qua đốc mạch. Chân khí sẽ chạy từ đan điền vòng xuống hội âm theo đường xương sống chạy lên trên (đầu). Theo phương pháp khí công, người ta
thường đòi hỏi phải nhíu hậu môn vì đây là “hạ thước kiều”, phải bắc cầu để cho chân khí có lối đi qua, cũng như khi tập
vận khí vào tâm oa, lưỡi phải cong lên đụng hàm ếch để bắc “thượng thước kiều” cho khí chạy xuống. Giai đoạn này là một thời kỳ khó khăn, nguyên lý của nó là đừng quên (vật vong) nhưng cũng
đừng giúp (vật
trợ).
Thế nào là đừng quên?
Đừng quên
nghĩa là luôn luôn theo dõi chân khí, không lúc nào rời xa. Ý vẫn giữ ở đan điền nhưng chân
khí chạy xuống
hội âm rồi
đi vòng lên xương sống ta
phải luôn luôn theo dõi tiến trình di chuyển.
Thế nào là đừng giúp?
Việc di chuyển đó không còn tùy ý của ta mà phải theo tự
nhiên. Điều quan trọng là ta biết được đường đi của chân khí để kiểm soát nhưng cũng không cố gắng dùng sức để ép nó phải đi. Nếu
mong mỏi cho mau thành, cố gắng đẩy chân khí đả thông nhâm đốc hai mạch sẽ làm cho khí ở đan điền thoát tiết rất có hại. Người xưa gọi hành vi đó là “nhổ mạ cho mau lớn”. Giai
đoạn này cần sao cho tự nhiên, đến đâu hay đó, ý chí con người không thể
làm cho công phu tốc thành, càng hối hả càng nguy hiểm, có thể làm tổn thương
một số giây thần
kinh, đưa đến tê liệt toàn thân, sách gọi là “tẩu hỏa nhập ma”. Chỉ
khi nào chân
khí chạy đến ngọc trẩm (sau ót) bị bế tắc,
người ta mới dùng phương pháp nội thị (quán tưởng)
để trợ cho chân khí phần nào.
b)
Thời gian: Ở giai đoạn này, người ta tăng lên từ 40 phút đến 1 giờ mỗi lần hành công. Có người chỉ trong giây lát chân khí đã chạy lên đến đỉnh đầu nhưng có người phải mất một vài ngày mới xong. Đa số mất khoảng chừng một tuần thì thông được cả hai mạch nhâm và đốc. Nếu một tuần mà vẫn chưa thông được đốc mạch thì hành giả phải ngưng lại tìm hiểu lý do vì sao.
c)
Phản
ứng: Trong thời kỳ thứ ba đan điền sung thực, hội âm dao động, sau lưng
thấy nóng, mệnh môn chân khí đầy dẫy cảm giác thận gian động khí như có một luồng lực đạo chạy lên, mỗi người một khác. Có người chân khí mãnh liệt, hơi nóng lên thật nhanh
chỉ một lần thông được đốc mạch, có người từ từ vài ngày mới xong. Cũng có người như ống thủy ngân, lên rồi lại xuống, lúc nhanh lúc chậm. Khi đốc mạch chưa thông,
lưng thường có khuynh hướng vươn lên, hoặc ngả về đằng sau, trên đầu có khi thấy căng căng khó chịu, không thoải mái. Gặp trường hợp này nên bình tĩnh, kiên trì vượt qua,
khi đốc mạch
thông rồi sẽ hết.
Trong tiến
trình vận hành chân khí, đây là bước quan yếu nhất,
có thể nguy đến tính mệnh vì trèo càng cao thì ngã càng đau. Sách gọi là “tích khí xung quan” (tích khí để vượt qua ba cửa ải, vĩ lữ, hiệp tích, ngọc trẩm) cũng còn gọi là hậu thiên
phản tiên thiên.
d)
Hiệu
quả: Khi đốc mạch đã thông,
mỗi lần thở ra chân khí chạy về đan điền, mỗi lần hút vào chân khí chạy vào
não hải. Một lần hô hấp là một lần chân khí tuần hoàn một vòng nhâm đốc, cổ nhân gọi là tiểu chu thiên. Đến giai đoạn này người ta mới được gọi là "hô hấp tinh
khí, độc lập
thủ thần" và tinh lực không ngừng bổ cho não tủy
não bộ thêm mạnh mẽ, những chứng thuộc về thận suy
hay tuyến nội tiết không đều hòa (đầu váng, mắt hoa, tai lùng bùng, mất
ngủ mau quên, đau
lưng, chân mỏi, tinh thần hoảng hốt, dễ giận, dễ vui, tình dục suy
yếu) sẽ được cải
thiện.
Súc lực
a)
Phương
pháp: Từ trước tới nay, hành giả vẫn theo nguyên tắc là ý giữ tại đan điền
(ý thủ đan điền) nghĩa là lúc nào cũng chú tâm vào bộ vị ở bụng dưới. Sau
khi đốc mạch đã quán thông, các kinh mạch khác cũng lần lượt sẽ thông, huyệt bách hội
trên đầu cảm thấy có
sức lực và có thể chuyển sang tập trung ý vào đỉnh đầu. Tùy theo
mỗi người có thể tập trung ý chí vào một bộ vị khác nhau.
b)
Thời
gian: Thời gian bây giờ khoảng chừng một giờ mỗi lần tập. Trong một tháng, các hiện tượng xúc động sẽ dần
dần giảm bớt, chỉ
hai nơi, thượng và hạ đan điền càng ngày càng tích thêm chân khí.
c)
Phản
ứng: trong khi đốc mạch chưa thông, thân thể thường
như có điện chạy, hoặc ngứa, hoặc
tê trên da dẻ. Mi tâm và mũi như thấy căng ra, môi cũng hơi ngứa. Thân thể lúc ấm lúc mát, da cũng theo hô hấp
mà chuyển động. Khi hút vào da căng ra, khi thở ra thì như bị đè xuống. Có lúc thấy nhẹ nhàng phiếu diểu, có lúc lại nặng như non Thái, có khi to lớn,
có khi bé nhỏ, nhiều khi bất chợt rung động. Tất cả đều do chân khí hoạt động mà hóa thành. Tuy nhiên mỗi người một khác, gặp phải cũng đừng sợ hãi, không gặp
cũng đừng
truy cầu. Khi đạt tình trạng tĩnh, mọi hiện tượng trên sẽ mất đi, hơi thở
nhẹ nhàng, như có như không, chân khí vượng thịnh,
linh động hoạt bát, tinh thần sảng khoái, thoải mái. Đan điền như dòng nước có ngậm hạt ngọc, huyệt bách hội như
ánh
trăng chiếu rọi, chính
là nhờ chân khí đầy đủ mà có được.
d)
Hiệu
quả: Căn cứ theo những biểu hiện của thân thể, nhất là hai huyệt đan điền và bách hội, các hạch nội tiết cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Những hoạt lực này càng lâu càng nhiều, và người tập nhận thấy
sinh lý và điều tiết
thêm cải thiện, tiềm lực tăng gia. Sức đề kháng bệnh tật cũng mạnh mẽ hơn, các cố tật trầm
kha thuyên giảm.
Kiên trì tập luyện chắc chắn thân tâm kiện khang, khỏe mạnh trường thọ.
KẾT LUẬN
Trên đây là năm giai đoạn mà chúng ta
phải tuần tự đi qua.
Việc thực hiện
hoàn tất năm
bước đó có người nhanh,
người chậm, người lối này, người lối khác nhưng tất cả đều không qua mục đích tập trung chân khí rồi dẫn chân khí đi qua những kinh lạc.
Kinh lạc là một mạng lưới cái nọ hỗ, trợ, bổ sung
cho cái kia. Bước trước là cơ sở để bước sau nương theo mà đi, bước sau sẽ
giúp cho bước trước phát huy mọi hiệu năng, hiệu quả. Tiến trình chúng tôi vừa trình bày ở trên đi theo những gì mà cổ nhân vẫn thường thu gọn trong câu: luyện tinh
hóa khí, luyện khí
hóa thần, luyện thần hoàn hư. Những từ ngữ thời xưa có vẻ bí hiểm, những đồ bản để tập luyện có vẻ thần kỳ vì phương pháp đả thông kinh mạch
vốn dĩ là của những đạo sĩ tu luyện nội đơn. Ngày nay, khi chúng ta tìm hiểu về những phương pháp tập luyện đó, khi bỏ ra
ngoài những huyền hoặc của phương sĩ, chỉ cần sử dụng một số nguyên tắc căn bản đem áp dụng vào đời sống hiện tại, chúng ta sẽ không bị rơi vào mê lộ mà nhiều
người, hoặc vì dốt nát, hoặc vì cố tình đã làm cho thêm mù mờ, khó hiểu. Trong tiến trình này, chúng ta có thể tổng kết thành
ba giai đoạn
tương ứng:
Luyện tinh hóa khí: Bao gồm các bước 1, 2 và 3 nghĩa
là tập trung khí lực để đả thông nhâm mạch. Giai đoạn này chủ yếu là ý thủ đan điền nhưng phải qua
giai đoạn giữ tại tâm oa. Những ai ngay
từ đầu tập trung
khí tại đan điền đều bị chóng mặt, buồn nôn và nhiều khi khó chịu, mất ngủ nên sợ hãi nhất là lại e ngại vì có thể tẩu hỏa nhập ma.
Giai đoạn này, như đã
trình bành, phần lớn không nắm được qui tắc “hậu thăng,
tiền giáng” nghĩa là khi hút vào thì khí chạy lên
theo đốc mạch từ hội âm lên đầu (theo xương sống chạy từ dưới lên trên), mà khi thở ra
thì khí chạy theo nhâm mạch từ đầu xuống đan điền (theo đằng trước từ đầu chạy xuống bụng). Nhiều
sách vở viết ngược lại là hít vào thì vận khí xuống đan điền vì tưởng lầm khí đó là không khí mà chúng ta dồn cho đầy ngực.
Thở sâu, nén khí, ngoài việc nghịch hành chân khí còn làm cho đầu váng mắt hoa, có thể thành bệnh cao áp huyết, đưa đến việc xuất huyết não, hay bệnh tim mạch. Do đó, nếu nắm được qui tắc, tập trung tinh thần vào khi thở ra sẽ
thoát khỏi được cái nhầm lẫn mà nhiều ngoại gia
công phu đã truyền dạy.
Luyện khí hóa thần: Khi chân khí đã đầy đủ, việc đưa chân khí theo đốc mạch chạy lên giúp cho não bộ
hoạt động mạnh hơn, tăng cường công năng của lớp
vỏ não được mệnh danh là luyện khí hóa thần. Với kiến thức thô thiển về cơ thể học, người xưa đã coi não bộ như một thái cực đồ nên việc tập trung
tinh hoa lên nuôi dưỡng não bộ được mệnh danh là khí hóa thần.
Luyện thần hoàn hư: Khi chân khí vượng thịnh, kinh lạc thông sướng, các xúc động được kiềm chế và kiểm soát, tâm hồn trở nên tĩnh lãng thân thể thư khoái như mặt nước hồ mùa thu. Cảnh giới đó được mệnh danh là luyện thần hoàn hư và coi như
giai đoạn cao cấp nhất của phép vận hành chân khí. Giai đoạn này chân khí ngoài việc quán thông hai mạch nhâm đốc còn được dẫn đi khắp thân
thể theo vòng đại chu thiên, tới khắp mọi tế bào, chân lông, kẽ tóc. Toàn thân trở thành một mà người xưa coi như hợp nhất với vô cực (hoàn
hư) và họ tin rằng đã tới giai đoạn đắc đạo, trở thành
chân nhân, trường
sinh bất tử. Lẽ dĩ nhiên chúng ta còn phải đặt dấu hỏi về những thành quả đó,
nhưng chắc chắn một điều là thân thể sẽ khỏe mạnh hơn, đời sống sung mãn hơn. Dù luyện công với mục đích nào chăng nữa, ba
giai đoạn, năm bước này với mỗi người có đại đồng tiểu dị. Yếu quyết quan trọng nhất
là thuần tịnh tự
nhiên, vận dụng một cách linh hoạt, không nên khiên cưỡng, cũng chẳng hối hả truy cầu, câu chấp. Cốt nhất là kiên tâm, đi từng bước, chậm mà chắc để có thể đi lâu mà không nản.
Lẽ dĩ nhiên việc tập luyện chân khí không không đủ. Chúng ta cần phối hợp một cách toàn diện những hoạt động khác trong đó bao gồm thể dục, hoạt động trí óc và hoạt động xã hội. Vấn
đề dinh dưỡng, ẩm thực, đời sống tâm sinh lý là những mắt xích không thể thiếu mà mỗi một bộ môn đều đòi hỏi sự hiểu biết chu đáo, cặn kẽ. Tùy theo mục đích,
chúng ta có thể áp dụng những phương pháp khác nhau cũng như có thể bổ túc cho phép vận hành chân khí
bằng yoga, bát đoạn cẩm, ngũ cầm hí, dịch cân kinh ... hay những phương pháp khác. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày như một phương pháp thể dục, cốt để
mạnh khỏe và cải thiện đời sống chứ không phải nhằm mục tiêu tôn giáo, y học hay triết học.
No comments:
Post a Comment