LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 9, 2016

TẬP LUYỆN ÓC (BRAIN GYM)



Từ lâu, trên thị trường đã có bán những loại thuốc trợ óc, giúp trí nhớ. Gần ngày thi, lắm người đã phải cầu cứu đến chúng, hoặc dùng cà phê thật đậm đặc để giúp mình tỉnh táo. Hiệu quả chưa biết ra sao, nhưng chắc chắn là đã đi ngược lại tự nhiên và làm hại sức khỏe rồi. Chẳng khác nào những người chọn phương pháp uống giấm, uống thuốc gầy để giảm cân thay vì tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Các nhà giáo dục thì luôn nỗ lực tìm kiếm ra những phương cách giúp học trò dễ hiểu, dễ nhớ, ham học và học giỏi hơn, chẳûng hạn: thực hành, thực nghiệm, du khảo, làm theo mẫu, lặp đi lặp lại, ca hát, nhảy múa, đóng kịch, chơi nhiều loại trò chơi, v.v… Những phương pháp này đạt kết quả tốt phần nào cho một số em, còn nhiều em khác vẫn không tiến được. Tại sao? Không hẳn vì các em lười hay ghét học hỏi đâu. Mà vì, theo các nghiên cứu khoa học, khi các em này càng cố gắng thì bộ óc của các em càng phản ứng ngược bằng cách “tắt đèn, đóng cửa” lại.
Sau 50 năm nghiên cứu, các nhà bác học khám phá ra rằng con người không những không tận dụng đồng thời cảhai bán cầu não, mà còn phí phạm 90% khả năng bộ óc trời cho nữa! Mặt khác, họ ghi nhận được ảnh hưởng tốt đẹp của sự vận động cơ thể đối với chức năngï học và hiểu của khối óc.
Bác sĩ Paul E. Dennison là người đầu tiên tự hỏi: “Nếu ai cũng công nhận rằng tập luyện thân thể là điều ích lợi và cần thiết, thì tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tập luyện bộ óc?” Từ suy nghĩ đó, ông bỏ ra 20 năm nghiên cứu xem những cử động nào của cơ thể sẽ tác động đến chức năng nào của khối óc, và viết ra cuốn Brain Gym. Rất nhiều thày cô giáo đã áp dụng phương pháp của Dennison với học trò mình hàng ngày, khi bắt đầu mỗi tiết dạy. Kết quả khả quan, nhanh chóng và hiển nhiên đến nỗi hiện nay phương pháp Brain Gym đã được áp dụng tại 40 quốc gia trên thế giới, cho tất cả MỌI LỨA TUỔI, MỌI TRÌNH ĐỘ TRÍ NĂNG.

BRAIN GYM DỰA TRÊN 3 NGUYÊN TẮC CĂN BẢN:
- Học tập là một sinh họat tự nhiên, thích thú, TRẢI SUỐT cuộc đời chúng ta.
- Hiện tượng “bí, không hiểu” thật ra chỉ là sự “CHƯA BIẾT CÁCH LÀM DỊU ĐI/ MẤT ĐI SỰ CĂNG THẲNG - phản ứng tự nhiên của trí óc - trước một điều còn mới lạ.
- Con người càng bị “bí, không hiểu” khi càng QUEN ĐẦU HÀNG, THỤ ĐỘNG không biết cách giúp mình vượt qua những căng thẳûng đó.

NHỮNG YẾU TỐ GIÚP BỘ ÓC CHÚNG TA HOẠT ĐỘNG TỐT:
- Nước: nước lọc để uống, cảnh sông, biển, …
- Vận động cơ thể & trí não
- Thức ăn lành mạnh
- Sự thư thái: ngủ nghỉ đầy đủ, tập hít thở, hay tập thiền
- Hương thơm
- Sự sạch thoáng của bản thân, quần áo & môi trường chung quanh
- Nhạc nhẹ
- Màu sắc dịu dàng, hợp ý thích
- Ánh sáng thiên nhiên
- V.v…
BRAIN GYM GIÚP CẢI TIẾN:
- khả năng học tập
- khả năng tập trung
- năng khiếu nghe, nói, đọc, viết
- trí nhớ
- óc suy luận
- óc sáng tạo
- sự bình tĩnh, thư thái
- khiếu thẩm mỹ
- nét chữ, tài hội họa
- lòng tự tin
- hạnh kiểm
- v.v…

Hiệu quả lớn lao như vậy, song các động tác của Brain Gym lại nhẹ nhàng, dễ thực hiện, chỉ cần dăm ba phút và không đòi hỏi phương tiện (dụng cụ hay phòng tập) đặc biệt nào cả.

NHỮNG ĐỘNG TÁC CỦA CƠ THỂ GIÚP ÓC HOẠT ĐỘNG TỐT:
A. CĂN BẢN: Gồm 4 động tác
Uống Nước đã đun sôi, để nguội. Nước sẽ “truyền điện” từ cử động của cơ thể đến tế bào óc, giúp óc có thể “bật đèn” lên, tập trung và ghi nhớ. Đừng chờ đến khi cảm thấy khát mới uống. (Trà, cà phê, nước ngọt, v.v… KHÔNG có được tác dụng quan trọng này.)
Bật Đèn: Một tay ấn nhẹ lên rốn. Ngón trỏ & ngón cái của tay kia để lên hai chỗ hơi lõm nằm giữa ngực, dưới xương quai xanh. Day ba huyệt này trong một phút, trong lúc đó hai mắt liếc từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái (đầu giữ yên). Động tác này giúp đem dưỡng khí lên óc.
Tạo Hình Chữ X: Nhằm kích thích hai bán cầu não hoạt động đồng thời với nhau bằng cách cử  động tay chân theo hình chữ X,. Đứng, vươn thẳng cánh tay TRÁI quạt từ sau ra trước, cho bàn tay chạm vào đầu gối chân PHẢI đang co lên. Rồi vươn thẳng cánh tay PHẢI quạt từ sau ra trước, cho bàn tay chạm vào đầu gối chân  TRÁI đang co lên. Lặp lại nhiều lần.
Bắt Tréo:
Kích thích hoạt động tích cực của tâm trí, gồm 2 giai đoạn :
a.       Đứng hoặc ngồi. Hai bàn chân tréo nhau. Hai cánh tay bỏ xuôi xuống, hai bàn tay bắt tréo, các ngón đan nhau, sao cho hai ngón cái ở dưới cùng. Rồi, với hai bàn tay vẫn đan nhau, quay vòng ngược lên, sao cho hai ngón út áp vào ngực. Đẩy lưỡi lên vòm khẩu cái. Nhắm mắt. Hoàn toàn giữ mình thư giãn trong tư thế nghỉ ngơi này.
b.      Nửa hay một phút sau, không bắt tréo chân nữa, để hai lòng bàn chân chạm mặt sàn, áp các đầu ngón của hai bàn tay vào nhau. Lần lượt “chạm và mở”û từng cặp đầu ngón tay. Nhắm mắt. Hít thở đều hòa.
B.   CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU ĐỌC: Gồm 5 động tác
1.   Huyệt dưới:
Một tay xoa phía dưới môi dưới. Một tay mở ra ấn lên bụng dưới.
2.    Bật đèn: Đã nói ở trên
3.    Nhân trung:
Một tay xoa phía trên môi trên. Một tay ấn đốt xương cùng ở sau lưng.
4.   Thăng bằng:
Một tay xoa chỗ chân tóc giáëp với phần cổ phía sau vành tai. Một tay ấn lên rốn trong nửa phút. Rồi đổi tay.
5.   Số tám nằm ngang:
Vẽ bằng ngón tay lên không khí hoặc vẽ bằng bút lên giấy “số tám nằm ngang” (còn gọi là “dấu hiệu vô cực”), bắt đầu từ điểm chính giữa, đưa lên phía trái, vòng xuống, trở về điểm chính giữa, không dừng lại mà đưa tiếp lên phía phải, vòng xuống, trở về điểm chính giữa, cứ tiếp tục vẽ chồng lên thật nhiều lần và phải theo đúng trình tự trên.

C.   CẢI TIẾN ÓC SÁNG TẠO: Gồm 3 động tác
1.   Ngáp:
Ngáp thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể và trí óc chúng ta khi cần phục hồi khả năng hoạt động. Những lúc ấy, ta cứ ngáp và che miệng theo phép lịch sư,ï chứ đừng tìm cách ngăn cản cơn ngáp. Tập ngáp đúng cách còn giúp cải tiến giọng nói hoặc giọng hát. Để tập động tác này, ta vừøa ngáp vừa dùng hai tay mát-xa bắp thịt dưới gò má.
2.    Mát-xa gân bắp chuối:
Ngồi gác gót chân phải lên đầu gối trái, một tay bóp nhẹ phần cuối của bắp chuối (nằm phía trên gót chân), một tay bóp nhẹ phần đầu của bắp chuối (nằm phía sau đầu gối) , trong khi bàn chân duỗi ra co vào đều đều. Sau nửa phút, đổi chân.
3.    Co dãn bắp chuối:
Đứng. Hai tay vịn vào lưng ghế hay cạnh bàn. Duỗi thẳng một chân ra phía sau, sao cho chân này thẳng đường với lưng ; một chân gập lại ở phía trước để giữ thăng bằng. Vừa hít vào, vừa nhấc gót chân sau lên, dồn trọng lựợng vào chân trước. Rồi vừa thở ra, vừa hạ gót chân sau, ấn xuống đất, để dồn trọng lượng vào chân sau. Nửa phút sau, đổi chân.

D.   CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU VIẾT: Gồm 4 động tác
1.   Tập cánh tay:
Giơ cao cánh tay trái và để nó áp sát vào tai. Hít vào. Vòng cánh tay phải qua đầu, lòng bàn tay phải giữ khuỷu tay trái. Rồi vừa thở nhẹ ra vừa lấy sức của cả cánh tay trái đẩy vào bàn tay phải trong khi bàn tay này cố sức chống lại sức đẩy. Mỗi lần, thử thay đổi chiều đẩy của cánh tay (sang trái, sang phải, ra trước, ra sau); vị trí bàn tay phải trên khuỷu tay trái cũng cần thay đổi sao cho dễ tạo sức chống lại. Làm xong cả 4 chiều, thì đổi tay.
2.   Vẽ hình đối xứng:
Cùng một lúc, hai tay vẽ hai hình đối xứng nhau. Ban đầu là những đường nét lên/ xuống/ ngang/ dọc thật đơn giản, rồi vẽ hình phức tạp dần.
3.     Số tám nằm ngang: Đã nói ở trên
4.   Mẫu tự:
Vừa vẽ “số tám nằm ngang” theo đúng trình tự vừa tập viết các mẫu tự từ a tới z. Để viết các mẫu tự a, c, d, e, f, g, o, q và s ta bắt đầu từ điểm chính giữa rồi đưa lên phía trái. Để viết các mẫu tự b, h, i, j, k, l, m, n, p, r, t, u, v, w, x, y và z ta bắt đầu từ điểm chính giữa rồi đưa lên phía phải.
F. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU TOÁN: Gồm 6 động tác
1.   Múa voi:
Thụng hai đầu gối như xuống tấn, đứng cho vững. “Gắn” chặt đầu vào vai. Vươn thẳng cánh tay. Mắt dõi nhìn theo khi ngón trỏ vẽ vào không khí “số tám nằm ngang” thật lớn. Nhớ chỉ cử động thân trên (từ eo lên) mà thôi. Đổi tay.
2.   Quay cổ:
Thở ra hít vào thật sâu. Buông thõng hai vai. Gục đầu xuống. Xoay đầu chầm chậm từ trái sang phải rồi ngược lại, cho đến khi bắp thịt cổ hoàn toàn thư dãn.
3.   Cú:
Cú là loài chim có tầm nhìn rất rộng nhờ cổ xoay được 180 độ. Khi nhìn về phía nào, cú luôn xoay đầu về hướng đó. Để tập động tác này, ta đưa tay phải lên nắm lấy vai trái và xoa bóp mạnh bắp thịt vai, đồng thời xoay đầu hết cỡ về hướng trái, mắt cố nhìn ra phía sau lưng. Đổi tay & vai.
4.     Huyệt dưới: Đã nói ở trên
5.     Bật đèn: Đã nói ở trên
6.     Nhân trung: Đã nói ở trên

G. CẢI TIẾN ÓC SUY LUẬN: Gồm 3 động tác
1.     Huyệt dưới: Đã nói ở trên
2.     Nhân trung: Đã nói ở trên
3.     Thăng bằng: Đã nói ở trên

H. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU NGHE & NÓI: Gồm 5 động tác
1.  Vành tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ mát-xa vành tai từ trên xuống dưới. Lặp lại 3 lần.
2.   Tạo Hình Chữ X: Đã nói ở trên
3.   Múa Voi: Đã nói ở trên
4.   Ngáp: Đã nói ở trên
5.   Bắt Tréo: Đã nói ở trên

I. CẢI TIẾN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG: Gồm 3 động tác
1.   Nghĩ đến chữ X:
Khi hồi hộp, lo lắng, hãy cố hình dung ra chữ X.
2.   Xoay cổ: Đã nói ở trên
3.   Ngáp: Đã nói ở trên

J. CẢI TIẾN KHẢ NĂNG HIỂU: Gồm 3 động tác
1.      Cú: Đã nói ở trên
2.      Mát-xa gân bắp chuối: Đã nói ở trên
3.      Co dãn bắp chuối: Đã nói ở trên

K. TẠO TINH THẦN TÍCH CỰC: Gồm 4 động tác
1.  Thở bụng: Hít vào thật sâu bằng mũi. Dồn hơi xuống sao cho cả vùng bụng phồng lên (hai bàn tay có thể đặt lên bụng để kiểm soát). Từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại nhiều lần.
2.   Thăng bằng: Đã nói ở trên
3.   Bắt tréo: Đã nói ở trên
4.   Huyệt Tích Cực: Nằm trên trán, ở giữa lông mày và chân tóc. Nhắm mắt lại, lấy tay day hai huyệt này.

KẾT LUẬN:
    Tôi hy vọng bài giới thiệu về Brain Gym này đáp ứng được phần nào nguyện vọng thiết tha của phụ huynh Việt là luôn muốn giúp con học giỏi. Gọi là “giới thiệu”, vì công trình & thành quả của phương pháp này quá lớn lao, tôi đã tận lực nhưng không thể nào tóm lược được hết tinh túy của nó hoặc bao quát được mọi nhu cầu cá biệt trong vài trang giấy.
    Để việc thực hành Brain Gym được đơn giản và dễ dàng cho người tập trong bước đầu còn bỡ ngỡ, tôi chỉ chọn lọc từ ba đến sáu động tác cho mỗi mục đích/ nhu cầu. Tuy nhiên, xin quý phụ huynh lưu ý rằng MỖI động tác đều mang lại NHIỀU tác dụng khác nhau, bổ túc cho nhau.
    Khi đã nghiệm ra kết quả tức thời, con em quý vị sẽ đương nhiên háo hức muốn tập thêm các động tác còn lại, để đã giỏi càng giỏi thêm về các mặt khác.
Ngoài ra, khi cùng tập với con em, chính quý vị cũng sẽ tự mình chứng nghiệm được thành quả hiển nhiên của Brain Gym đối với khả năng làm việc, tập trung, suy nghĩ, tính toán, giải quyết vấn đề, ăn nói, viết lách, v.v… của mình.

Ghi Chú:
    Những hình kèm theo đây do một số em nhỏ tự minh họa mình đang tập luyện óc. So với những hình do chính các em vẽ trước đó mấy tháng, tôi phải công nhận rằng các hình này xinh, rõ và linh hoạt hơn rất nhiều.  Đây là một trong nhiều hiệu quả của Brain Gym mà chúng ta có thể kiểm chứng được.
    Nếu muốn biết thêm về Brain Gym, xin tìm đọc các tác phẩm của Paul & Gail E. Dennison: Switching On: The Whole-Brain Answer to Dyslexia, Edu-K for Kids, Personalized Whole-Brain Integration, Brain Gym, Brain Gym Teacher’s Edition, Brain Gym for Business: Instant Brain Boosters for On-the-Job Success (viết chung với Teplitz), Using Brain Gym with Children Who Have Special Needs (viết chung với Cecilia Freeman), Vision Gym: Playful Movements for Natural Seeing, Integrated Movements (băng nhạc), A New Paradigm in Reading Instruction (băng hình).
    Cũng có thể đọc thêm sách của các tác giả khác: The Learning Gym (Erich Ballinger), Brain Gym Surfer (Sandra Hinsley), Hands On: A Practical Photo Manual for Educators, Parents, and Learners (Isabel Cohen & Marcelle Goldsmith).
    Muốn duyệt qua nội dung & giá bán các tác phẩm trên, xin vào trang  mạng www.braingym.com






Hướng dẫn quay bút siêu đẳng

Quay bút là trò chơi không còn xa lạ với các bạn học sinh, trò chơi này hiện đang rất thu hút các teen. Đơn giản, không tốn kém là một ngón nghề hay để bạn thể hiện tài nghệ trước đám đông. 

1. Lịch sử của môn chơi này

Nhiều người cho rằng nó có xuất xứ từ Hàn Quốc rồi lan tỏa ra khắp Châu Á, Âu, Mĩ. Nhưng một người Nhật tên là Hideaki Kondoh là một trong những người lập ra website quay bút đầu tiên trên thế giới.


Hướng dẫn quay bút siêu đẳng






2. Các kỹ thuật quay bút


Có khoảng 500 kỹ thuật quay bút. Nhưng sẽ có 4 kỹ thuật thông dụng nhất là ThumbAround, Sonic, Fingerpass và Charge.
Kỹ thuật ThumbAround :
Nó được tiến hành bằng việc đẩy bút bằng ngón tay giữa, sau đó sẽ xoay cây bút quanh ngón cái 1 vòng, sau đó bạn sẽ giữ cây bút bằng ngón trỏ và ngón tay cái.
Quay bút biểu diễn
Quay bút biểu diễn

Kỹ thuật Fingerpass :
Kỹ thuật này yêu cầu cây bút phải xoay vòng qua từng ngón tay rồi lại trở lại vị trí lúc đầu và tiếp tục xoay thêm nhiều vòng nữa.

Kỹ thuật quay bút Sonic :

Đây là cách di chuyển bút từ ngón tay này sang ngón tay khác một cách nhanh nhất. Bạn sẽ tiến hành giữ bút tại ngón giữa và ngón áp út sau đó xoay bút sao cho cuối cùng bút sẽ được giữ bởi ngón trỏ và ngón tay giữa.

Biểu diễn kỹ nghệ
Biểu diễn kỹ nghệ

Kỹ thuật Charge :

Với kỹ thuật này bạn không phải làm cho bút đi vòng đến bất kỳ ngón nào mà chỉ việc quay vòng giữa 2 ngón tay.

3. Cách trở thành người quay bút giỏi


Đầu tiên bạn phải có được một cây bút đặc biệt (mod). Nó là loại bút được làm dài thêm, nặng hơn và thu hút ánh nhìn hơn.
Tiếp đến bạn phải có niềm đam mê và sự kiên nhẫn. Bạn phải tập luyện thật nhiều vì bút không thể dính lên tay bạn được nó sẽ dễ dàng rơi rớt, nếu bạn không kiên nhẫn thì rất dễ nản và bỏ cuộc.
Bạn nên tìm hiểu về những trang web chuyên về thảo luận quay bút, xem các video hướng dẫn để nắm được các thủ thuật và bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!









No comments:

Post a Comment