Xoay nắn các đầu ngón tay và ngón chân để cải tiến sức khỏe
Cơ thể con người có cấu trúc tuyệt vời, vì có mười vùng năng lượng
và 10 đường kinh âm dương chạy dọc theo các đầu ngón tay và các đầu ngón chân,
nối liền với mọi cơ phận trong người.
Hệ thống các điểm “tận
cùng” hay “khởi đầu” của các đường kinh ở
hai mép dưói các móng tay và móng chân Vẫn
theo cấu trúc nói trên ngành châm cứu bằng
điện (elettro-agopuntura) tác động trên các điểm tận cùng hay các điểm khởi đầu của các đưòng kinh
mạch của liệu pháp châm cứu cổ điển. Các điểm này nằm ở hai mép phía dưói của
các móng chân và các móng tay.
Đây là lý do giải thích tại
sao khi chúng ta xoay hay nắn các đầu ngón tay và các đầu ngón chân lại có thể
tác động trên các đường kinh đó và cải tiến sức khỏe cho chính mình. Càng hay
xoay nắn chúng bao nhiêu, chúng ta lại càng củng cố và gia tăng sức khỏe cho mọi
cơ phận bấy nhiêu.
1) Trên tay phải và tay trái:
Cạnh móng ngón
tay cái phía dưới
– Mép ngoài: mạch bạch huyết
– Mép trong: phế kinh
Cạnh móng ngón
tay trỏ phía dưới
– Mép phía ngón cái: đại tràng kinh
– Mép phía ngón giữa: hệ thống thần kinh
Cạnh móng ngón
tay giữa phía dưới
– Mép phía ngón trỏ: hệ thống tuần hoàn – tính dục
– Mép phía ngón đeo nhẫn: các điểm dị ứng
Cạnh móng ngón
tay đeo nhẫn phía dưới
– Mép phía ngón giữa: các điểm suy thoái của các cơ phận
– Mép phía ngón út: mạch tam tiêu
Cạnh móng ngón
tay út phía dưới
– Mép phía ngón đeo nhẫn: tâm kinh
– Mép phía ngoài: tiểu tràng kinh
2) Trên chân trái và chân phải
Cạnh móng ngón chân cái
– Mép ngoài: phế kinh (phổi)
– Mép trong: can kinh (gan)
Cạnh móng ngón chân thứ hai
– Mép phía ngón chân cái: các điểm suy thoái của các khớp
– Mép phía ngón thứ ba: vị kinh (dạ dầy)
Cạnh móng ngón chân thứ ba
– Mép phía ngón thứ hai: cơ nối
– Mép phía ngón thứ tư: các điểm của da
Cạnh móng ngón chân thứ tư
– Mép phía ngón thứ ba: suy thoái dạng mỡ
– Mép phía ngón út: đởm kinh (mật)
Cạnh móng ngón
chân út
– Mép phía trong: thận kinh
– Mép phía ngoài: bàng quang kinh
Day ấn huyệt vùng bàn ngón chântrị hiệu quả bệnh khớp : Giải khê, Xung dương, Thái bạch, Dũng tuyền, Thái khê, Côn lôn, Kinh cốt, Công tôn.
Day ấn huyệt vùng bàn ngón chântrị hiệu quả bệnh khớp : Giải khê, Xung dương, Thái bạch, Dũng tuyền, Thái khê, Côn lôn, Kinh cốt, Công tôn.
Khi nắn, bấm, thoa, bóp,
và chuyền thiên khí năng vào các điểm này là chúng ta tác động trên các đường
kinh và các cơ phận liên hệ, củng cố và chữa bệnh cho chúng.
Thực hành:
1. Dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ xoay và nắn từng đầu ngón
tay và đầu ngón chân, hay các lóng của ngón tay 15-20 giây.
2. Nắm bàn tay phải và xoay quanh các ngón tay trái, và nắm bàn tay
trái xoay quanh các ngón của tay phải 15-20 giây.
XOA BÓP NGÓN TAY
Nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi ngón tay đều có mối liên quan đến những
cơ quan khác nhau trong cơ thể và xoa bóp ngón tay, massage lòng bàn tay
giúp con người giảm sợ hãi, khó chịu, bất an, lo lắng.
Thực hiện đều đặn những động tác trong bài tập thể dục xoa bóp ngón
tay dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn và giảm đau ở những cơ quan trên.
Xoa bóp ngón tay cái
Động tác này có tác dụng trị nhức đầu và căng thẳng. Ngón tay cái
có liên quan tới lá lách, dạ dày và cảm xúc. Vì thế, nếu bị đau đầu hoặc
lo lắng, buồn phiền bạn hãy nắm lấy ngón tay cái và bóp nhẹ vào nó.
Thực hiện động tác này từ 3 - 5 phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư
giãn.
Massage ngón trỏ
Không chỉ trị đau nhức cơ bắp, xoa bóp ngón trỏ còn giúp thoát khỏi
những cảm xúc thất vọng. Ngón trỏ liên quan tới thận và cảm xúc sợ hãi.
Do vậy, xoa bóp ngón trỏ có tác dụng cải thiện tình trạng của bệnh nhân
thận, giảm đau nhức chân tay và đau lưng.
Xoa bóp ngón giữa
Đây là động tác giúp giảm mệt mỏi và tức giận. Massage ngón giữa có
tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện các vấn đề về gan và lưu thông
máu. Xoa bóp ngón giữa cũng giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đang tức
giận, đem lại cảm giác thoải mái và duy trì huyết áp ổn định.
Massage ngón áp út
Xoa bóp ngón áp út có tác dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và
đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, nếu đang nghi ngờ về bản thân
mình hoặc có những suy nghĩ tiêu cực và buồn chán với mọi thứ xung
quanh, bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng ngón áp út, đồng thời hít thở sâu. Động
tác này cũng giúp giảm đau ngực và cải thiện các vấn đề về hô hấp.
Xoa bóp ngón tay út
Động tác này giúp giảm lo sợ và tự ti. Những người quá nhạy cảm,
hay suy nghĩ lo lắng quá độ có thể xoa bóp ngón tay út để thoát ra khỏi
tình trạng này. Massage ngón tay út có tác dụng làm cho tư duy ổn định,
đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực và giải tỏa căng thẳng.
Chà xát lòng bàn tay
Ngoài việc ngăn ngừa táo bón, chà xát lòng bàn tay còn giúp giảm
buồn nôn và tiêu chảy. Bạn hãy dùng một bàn tay để chà xát nhẹ nhàng vào
lòng bàn tay kia theo chuyển động xoay tròn. Hoặc bạn cũng có thể dùng
những ngón tay của bàn tay này nhấn vào trung tâm của lòng bàn tay kia,
giữ trong 3 nhịp thở đồng thời hít thở sâu.
Động tác tập thể dục cho bàn tay và ngón tay
Các động tác thể dục này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
Nắm tay
Căng bàn tay cho đến khi thấy cứng nhưng không nên cảm thấy đau. Bắt đầu với bài tập làm căng đơn giản này:
Thực
hiện nắm tay nhẹ nhàng ngón cái bao qua các ngón tay. Giữ 30 – 60 giây.
Bung và căng rộng các ngón tay. Tập cả hai tay ít nhất 4 lần.
Duỗi ngón tay
Hãy thử duỗi ngón tay để giúp giảm đau và cải thiện tầm vận động của tay bạn:
Đặt lòng bàn tay của bạn úp xuống trên bàn hay bề mặt phẳng khác.
Nhẹ nhàng duỗi thẳng các ngón tay bằng phẳng như bạn có thể trên mặt bàn mà không ảnh hưởng các khớp xương của bạn.
Giữ trong 30 – 60 giây và sau đó thả ra.
Lặp lại ít nhất bốn lần với mỗi tay.
Quắp duỗi
Bài tập căng tay này làm tăng phạm vi chuyển động các ngón tay.
Để tay ra trước mặt bạn, lòng bàn tay hướng về phía bạn.
Uốn cong các ngón tay xuống để chạm vào cuối đốt thứ 3 của các ngón tay làm sao cho bàn tay hơi giống như một móng vuốt.
Giữ trong vòng 30 – 60 giây và duỗi các ngón tay ra. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.
Nắm chặt
Bài tập này có thể dễ dàng hơn với thực hiện mở tay nắm cửa và giữ mọi thứ mà không thả chúng xuống.
Giữ một quả bóng mềm trong lòng bàn tay của bạn và ép mạnh nó như bạn có thể.
Giữ trong vài giây rồi thả ra.
Lặp
lại 10 – 15 lần trên mỗi bàn tay. Làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần,
nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu
khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.
Véo mạnh
Bài
tập này giúp làm tăng sức mạnh các cơ của các ngón tay và ngón tay cái.
Nó có thể giúp bạn xoay chìa khóa, mở gói thực phẩm, và sử dụng bơm khí
dễ dàng hơn.
Véo một quả bóng mềm xốp hoặc một số vật đệm giữa các ngón tay và ngón tay cái của bạn.
Giữ trong 30 – 60 giây.
Lặp
lại 10 – 15 lần trên cả hai tay. Làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần,
nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu
khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.
Nâng ngón tay
Sử dụng bài tập này để giúp tăng phạm vi chuyển động và linh hoạt của các ngón tay.
Đặt úp phẳng bàn tay của bạn xuống bàn hoặc bề mặt khác.Nhẹ nhàng nâng cao một ngón tay khỏi mặt bàn và sau đó hạ thấp nó xuống.
Bạn cũng có thể nâng tất cả các ngón tay và ngón tay cái cùng một lúc, và sau đó hạ thấp xuống.
Lặp lại từ 8 – 12 lần trên mỗi bàn tay.
Mở rộng ngón cái
Tăng sức mạnh cho các cơ ngón cái có thể giúp bạn cầm nắm và nâng các đồ vật nặng như các thùng các chai.
Đặt úp phẳng bàn tay trên bàn. Quấn một băng cao su xung quanh bàn tay tại khớp đối cuối các ngón tay của bạn.
Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái ra xa các ngón tay của bạn mà bạn có thể làm.
Giữ trong vòng 30 – 60 giây và trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại 10 – 15 lần bằng cả hai tay. Bạn có thể làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ.
Gập ngón cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi chuyển động ngón tay cái.
Bắt đầu với tay ở trước mặt bạn, lòng bàn tay giơ lên.
Mở rộng ngón tay cái xa khỏi những ngón tay khác của bạn như bạn có thể làm. Sau đó, uốn gập ngón tay cái của bạn qua lòng bàn tay chạm vào gốc ngón tay út của bạn.
Giữ trong 30 – 60 giây.
Lặp lại ít nhất 4 lần với cả hai ngón tay cái.
Chạm ngón tay cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi của chuyển động trong ngón tay của bạn, giúp các hoạt động như lấy bàn chải đánh răng, nĩa và muỗng, và bút khi bạn muốn viết.
Giữ bàn tay ở trước mặt bạn, với cổ tay thẳng.
Nhẹ nhàng chạm ngón tay cái của bạn đến từng đầu bốn ngón tay khác trong cùng bàn tay thành hình chữ “O”.
Giữ mỗi lần từ 30 – 60 giây. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.
Duỗi ngón tay cái
Hãy thử duỗi dài hai khớp ngón tay cái:
1. Đưa tay, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng uốn cong đầu ngón tay cái xuống phía dưới chân ngón tay trỏ của bạn. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về và lặp lại 4 lần.
2. Đưa tay bạn ra, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng đưa ngón tay cái qua lòng bàn tay của bạn chỉ sử dụng khớp dưới của ngón tay cái. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại 4 lần.
Một mẹo tập
Nếu bàn tay và ngón tay cảm thấy đau và cứng, hãy thử làm ấm chúng lên trước khi bạn tập. Điều này có thể làm chuyển động và làm căng dễ dàng hơn. Sử dụng một miếng dán nóng hoặc ngâm chúng trong nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Hoặc, để làm ấm sâu hơn, xoa một ít dầu vào bàn tay, mang một đôi găng tay cao su, sau đó ngâm trong nước ấm vài phút.
Bạn cũng có thể nâng tất cả các ngón tay và ngón tay cái cùng một lúc, và sau đó hạ thấp xuống.
Lặp lại từ 8 – 12 lần trên mỗi bàn tay.
Mở rộng ngón cái
Tăng sức mạnh cho các cơ ngón cái có thể giúp bạn cầm nắm và nâng các đồ vật nặng như các thùng các chai.
Đặt úp phẳng bàn tay trên bàn. Quấn một băng cao su xung quanh bàn tay tại khớp đối cuối các ngón tay của bạn.
Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái ra xa các ngón tay của bạn mà bạn có thể làm.
Giữ trong vòng 30 – 60 giây và trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại 10 – 15 lần bằng cả hai tay. Bạn có thể làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ.
Gập ngón cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi chuyển động ngón tay cái.
Bắt đầu với tay ở trước mặt bạn, lòng bàn tay giơ lên.
Mở rộng ngón tay cái xa khỏi những ngón tay khác của bạn như bạn có thể làm. Sau đó, uốn gập ngón tay cái của bạn qua lòng bàn tay chạm vào gốc ngón tay út của bạn.
Giữ trong 30 – 60 giây.
Lặp lại ít nhất 4 lần với cả hai ngón tay cái.
Chạm ngón tay cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi của chuyển động trong ngón tay của bạn, giúp các hoạt động như lấy bàn chải đánh răng, nĩa và muỗng, và bút khi bạn muốn viết.
Giữ bàn tay ở trước mặt bạn, với cổ tay thẳng.
Nhẹ nhàng chạm ngón tay cái của bạn đến từng đầu bốn ngón tay khác trong cùng bàn tay thành hình chữ “O”.
Giữ mỗi lần từ 30 – 60 giây. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.
Duỗi ngón tay cái
Hãy thử duỗi dài hai khớp ngón tay cái:
1. Đưa tay, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng uốn cong đầu ngón tay cái xuống phía dưới chân ngón tay trỏ của bạn. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về và lặp lại 4 lần.
2. Đưa tay bạn ra, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng đưa ngón tay cái qua lòng bàn tay của bạn chỉ sử dụng khớp dưới của ngón tay cái. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại 4 lần.
Một mẹo tập
Nếu bàn tay và ngón tay cảm thấy đau và cứng, hãy thử làm ấm chúng lên trước khi bạn tập. Điều này có thể làm chuyển động và làm căng dễ dàng hơn. Sử dụng một miếng dán nóng hoặc ngâm chúng trong nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Hoặc, để làm ấm sâu hơn, xoa một ít dầu vào bàn tay, mang một đôi găng tay cao su, sau đó ngâm trong nước ấm vài phút.
Sự Kỳ Diệu Của Đôi Bàn Tay
Massage có những tác dụng rõ rệt đối với cơ thể ; làm giảm tình
trạng căng cơ và giúp máu lưu thông điều hoà. Về mặt tâm lý, tinh
thần thoải mái, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Trong thực tế chúng ta không cần tới phòng massage mà chỉ cần thực
hành những động tác đơn giản như xoa tay, chân hay mặt đủ để thư
giãn.
Tập chí Femme Actuelle của Pháp dẫn lời các chuyên gia vật lý trị
liệu khuyên bạn nên tạo thói quen xoa 2 bàn tay vào nhau vì động tác
này rất có ích cho thân thể.
Có 9 lý do để xoa tay
1. Tạo ra sức nóng. Hai tay xoa vào nhau tạo ra năng lượng cho các bộ phận của cơ thể vì mỗi điểm trên bàn tay tương ứng với một bộ phận trong cơ thể. Để bàn tay trái trên bàn tay phải và xoay chiều hai bàn tay ... 2. Làm giảm căng thẳng. Hai tay đưa ra trước ngực xoa vào nhau mỗi khi gặp vấn đề khiến trí óc bạn căng thẳng hay bực bội. 3. Làm cho ngón tay hết tê. Mới ngủ dậy hay khi ôm vật nặng hay nhứt là vào mùa lạnh, ngón tay bạn thường tê cóng. Chà xát ngón tay với ngón cái và ngón giữa hay dang hai tay ngang vai và nắm các bàn tay.
4. Làm cho thoải mái. Dùng ngón tay cái của bàn tay trái bóp mạnh các ngón tay của bàn tay phải rồi vuốt từng ngón. Làm 3 lần như vậy rồi đổi tay. 5. Chống đau nhức. Trên bàn tay có nhiều huyệt có thể chống đau nhức trên cơ thể. Khi đau lưng, bấm vào huyệt nằm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, xoa khoảng vài chục lần từ cuối ngón cái tới ngón trỏ. 6. Làm tỉnh ngủ. Bạn thường có cảm giác mệt mỏi sau một đêm không ngủ yên. Ngồi lên hai tay đưa ra trước mặt, hai bàn tay chắp vào nhau rồi rời ra, đưa tay ngang qua vai trong lúc thở ra. Các ngón tay duỗi thẳng. Làm như vậy 5 lần. 7. Làm đẹp bàn tay. Càng xoa nhiều, tay sẽ mềm mại và ít nổi gân. Mùa Đông Bạn có thể thoa kem glycérine, dầu Olive hay những thứ kem có sinh tố B5 hoặc E. Những chất nầy vừa làm cho da mát mẻ vừa bảo vệ da. 8. Sau khi chơi thể thao hay trời nóng tay Bạn phồng lên. Muốn cho máu lưu thông điều hoà dùng ngón tay cái của bàn tay mặt xoa trên bàn tay trái theo vòng tròn rồi làm ngựợc lại. Bắt đầu từ đầu cho tới cườm tay. 9. Chống lạnh. Xoa mặt và xoa tay, làm cho máu chạy tới các ngón tay để khỏi bị rét buốt nếu không mang găng tay. Xoa thật mạnh như lúc Bạn giặt quần áo. Nên dùng một ít kem chống lạnh như Beurre de Karité hay Huile de Calendula.
Xoa tai (không phải tay) là tập thể thao toàn thân. Trên cơ thể con người, tai là bộ phận chứa tới 120 huyệt và các huyệt này lại thông với tất cả bộ phận trong cơ thể, cho nên có thể nói xoa tai là sự vận động toàn thân. Động tác đầu tiên là dùng hai tay xoa vào nhau để làm cho hai tay ấm lên. Nếu dùng ngón tay lạnh không những hiệu quả giảm sút mà còn ảnh hưởng xấu đến tai tức các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Khi tay đã nóng, đưa ngón tay trỏ vào tai khẽ xoay tròn, sau đó dùng đầu ngón tay trỏ bịt chặt lỗ tai 2 hay 3 giây rồi ngưng. Khi bịt chặt lỗ tai không nên dùng lực, chỉ cần bịt nhẹ để tránh cho màng nhĩ không bị nén mạnh. Động tác này giúp tránh viêm tai giữa hoặc viêm tai. Động tác tiếp theo là dùng ngón tay cái đặt vào phía sau tai, dùng 4 ngón còn lại để xoa tai. Sau đó dùng bàn tay ấn tai vào từ phía sau, dùng lòng bàn tay bịt chặt tai lại. Toàn bộ quá trình chỉ mất khoảng 3 phút nên có thể tập một lần mỗi ngày.
Xoa mặt để giữ nhan sắc.
Có 9 lý do để xoa tay
1. Tạo ra sức nóng. Hai tay xoa vào nhau tạo ra năng lượng cho các bộ phận của cơ thể vì mỗi điểm trên bàn tay tương ứng với một bộ phận trong cơ thể. Để bàn tay trái trên bàn tay phải và xoay chiều hai bàn tay ... 2. Làm giảm căng thẳng. Hai tay đưa ra trước ngực xoa vào nhau mỗi khi gặp vấn đề khiến trí óc bạn căng thẳng hay bực bội. 3. Làm cho ngón tay hết tê. Mới ngủ dậy hay khi ôm vật nặng hay nhứt là vào mùa lạnh, ngón tay bạn thường tê cóng. Chà xát ngón tay với ngón cái và ngón giữa hay dang hai tay ngang vai và nắm các bàn tay.
4. Làm cho thoải mái. Dùng ngón tay cái của bàn tay trái bóp mạnh các ngón tay của bàn tay phải rồi vuốt từng ngón. Làm 3 lần như vậy rồi đổi tay. 5. Chống đau nhức. Trên bàn tay có nhiều huyệt có thể chống đau nhức trên cơ thể. Khi đau lưng, bấm vào huyệt nằm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, xoa khoảng vài chục lần từ cuối ngón cái tới ngón trỏ. 6. Làm tỉnh ngủ. Bạn thường có cảm giác mệt mỏi sau một đêm không ngủ yên. Ngồi lên hai tay đưa ra trước mặt, hai bàn tay chắp vào nhau rồi rời ra, đưa tay ngang qua vai trong lúc thở ra. Các ngón tay duỗi thẳng. Làm như vậy 5 lần. 7. Làm đẹp bàn tay. Càng xoa nhiều, tay sẽ mềm mại và ít nổi gân. Mùa Đông Bạn có thể thoa kem glycérine, dầu Olive hay những thứ kem có sinh tố B5 hoặc E. Những chất nầy vừa làm cho da mát mẻ vừa bảo vệ da. 8. Sau khi chơi thể thao hay trời nóng tay Bạn phồng lên. Muốn cho máu lưu thông điều hoà dùng ngón tay cái của bàn tay mặt xoa trên bàn tay trái theo vòng tròn rồi làm ngựợc lại. Bắt đầu từ đầu cho tới cườm tay. 9. Chống lạnh. Xoa mặt và xoa tay, làm cho máu chạy tới các ngón tay để khỏi bị rét buốt nếu không mang găng tay. Xoa thật mạnh như lúc Bạn giặt quần áo. Nên dùng một ít kem chống lạnh như Beurre de Karité hay Huile de Calendula.
Xoa tai (không phải tay) là tập thể thao toàn thân. Trên cơ thể con người, tai là bộ phận chứa tới 120 huyệt và các huyệt này lại thông với tất cả bộ phận trong cơ thể, cho nên có thể nói xoa tai là sự vận động toàn thân. Động tác đầu tiên là dùng hai tay xoa vào nhau để làm cho hai tay ấm lên. Nếu dùng ngón tay lạnh không những hiệu quả giảm sút mà còn ảnh hưởng xấu đến tai tức các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Khi tay đã nóng, đưa ngón tay trỏ vào tai khẽ xoay tròn, sau đó dùng đầu ngón tay trỏ bịt chặt lỗ tai 2 hay 3 giây rồi ngưng. Khi bịt chặt lỗ tai không nên dùng lực, chỉ cần bịt nhẹ để tránh cho màng nhĩ không bị nén mạnh. Động tác này giúp tránh viêm tai giữa hoặc viêm tai. Động tác tiếp theo là dùng ngón tay cái đặt vào phía sau tai, dùng 4 ngón còn lại để xoa tai. Sau đó dùng bàn tay ấn tai vào từ phía sau, dùng lòng bàn tay bịt chặt tai lại. Toàn bộ quá trình chỉ mất khoảng 3 phút nên có thể tập một lần mỗi ngày.
Xoa mặt để giữ nhan sắc.
Dung nhan tiều tụy là do suy nghĩ và lao lực quá
mức. Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, xoa mặt mỗi buổi sáng sẽ
làm cho dung nhan tươi đẹp.
Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa hai tay vào nhau
cho nóng rồi úp hai cườm tay lên hai hốc mắt, tay chạm xung quanh
mắt, không đè mạnh vào mắt, xoa vòng quanh mắt 30 lần.
Động tác này làm cho mắt sáng, khai thông huyệt, làm gỉảm mệt mỏi.
Sau đó đặt 2 ngón trỏ miết vào hai bên mũi tới cạnh mắt, rồi chập
hai ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên sống mũi xuống 30 lần. Sau đó
xoa má cà cằm.
Động tác dùng 10 ngón tay cào trên đầu giúp cho máu lưu thông lên
não.
Sau khi thực hiện xong, nên rửa mặt bằng khăn nhúng nước ấm, rồi lấy
khăn chà xát mặt, cổ và gáy ...
Những động tác xoa bóp trên rất đơn giản và dễ thực hiện. Các chuyên
gia vật lý trị liệu khuyên bạn nên làm đều đặn mỗi ngày để có sức
khoẻ tốt hơn.
No comments:
Post a Comment