LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, November 9, 2016

HỌC THUYẾT KINH LẠC




 A.- ĐẠI CƯƠNG
Kinh là đường thẳng đi thông mọi chỗ.
Lạc là những nhánh phân ra từ kinh.
Kinh lạc làm thành 1 mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bổ khắp toàn thân. Kinh lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành 1 chỉnh thể thống nhất.
Đầu năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker, đã chụp được các đường Kinh Lạc bằng 1 máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào 1 số huyệt 1 dung dịch chứa Tecnetic (1 chất hóa học có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy : Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên, đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh đã miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại nếu tiêm vào 1 điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại 1 chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các kinh châm cứu được chụp ảnh, hoàn toàn không tương ứng với các đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.



Tác Dụng của Hệ Thống Kinh Lạc

- Về sinh lý : Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.
- Về bệnh lý : Kinh lạc là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và truyền bệnh từ nông vào sâu (khi bệnh nặng lên) hoặc từ sâu ra nông (khi bệnh nhẹ đi). Vì thế, khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua Kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể như : Bệnh Phế, ấn thấy đau huyệt Trung phủ, Phế du. Bệnh ở Can, ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du...
- Về chẩn đoán : Mỗi đường kinh có liên hệ và biểu thị cho 1 Tạng phủ nhất định, do đó, có thể dựa vào cách thăm khám các đường kinh, dựa vào điện trở của huyệt Nguyên, hoặc độ cảm giác của huyệt Tĩnh... Mà xác định được Kinh lạc, Tạng phủ bệnh.
Thí dụ : Người bệnh đau vùng sau gáy.
Áp dụng nguyên tắc "Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập" ta thấy, vùng gáy có kinh Đởm và kinh Bàng quang chạy qua, như thế, có thể là Đởm kinh hoặc Bàng quang kinh bị trở ngại, cũng có thể là cả 2 kinh trên cùng bị bệnh. Như vậy việc điều trị mới có hiệu quả và chính xác được.
- Về chữa bệnh : Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất trong châm cứu và dược. Học thuyết Kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với Tạng phủ hoặc đường kinh nào đó, gọi là sự quy kinh của thuốc.
Thí dụ : Bạc Hà, vị cay, vào phế nên có tác dụng chữa ho, cảm...
Long nhãn, vị ngọt, vào Tỳ có tác dụng bồi bổ cơ thể...
Thí dụ 2 : Đau vùng cạnh đầu, lấy huyệt ở kinh Thiếu dương. Đau vùng sau gáy, lấy huyệt ở kinh Thái dương...
Nắm được Kinh hoặc Tạng phủ bệnh... Tác động đúng vào huyệt có liên quan với bệnh của những kinh, tạng phủ đó thì hiệu quả trị bệnh sẽ cao và chính xác hơn.
Để kết thúc về hệ thống kinh mạch, chúng tôi xin mượn lời của thiên 'Kinh Mạch' : "Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để quyết được việc sống chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hoà hư thực mà thầy thuốc không thể không thông" (LKhu 10, 7).
Sách 'Y Môn Pháp Luật' cũng nhấn mạnh : "Phàm chữa bệnh mà không rõ tạng phủ, kinh lạc thì hễ đụng đến việc là bị sai lầm".
BẢNG TÓM TẮT HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH

Kinh 12 Kinh Chính đi dọc ở giữa cơ.
H Mạch 12 Kinh Biệt tách từ Kinh Chính.
Phần 8 Kỳ Kinh Bát Mạch.
Kinh
K Lạc 15 Lạc Mạch lớn, đi ngang, đi chéo.
I Lạc Lạc Mạch.
N Mạch Lạc Mạch nhỏ.
H Lạc Mạch nổi ở nông.
L Phần Đi vào trong : Tạnng Phủ có liên hệ với Kinh Mạch..
Phụ Đi ra ngoài 12 Kinh Cân : có liên hệ với kinh Chính.
C Thuộc 12 Khu Bì Bộ : có liên hệ với kinh Chính.


Hệ Thống 12 Kinh Biệt

A- ĐẠI CƯƠNG:
+ "Kinh Biệt là 1 bộ phận đi riêng biệt của 12 Kinh Mạch, nhưng nó lại khác với Lạc mạch, vì thế, nó là ?đường đi riêng rẽ của kinh chính? gọi tắt là ?Kinh Biệt? (Trung Y Học Khái Luận).
+ Kinh Biệt còn gọi là kinh Nhánh, là bộ phận đặc biệt phân ra từ 12 kinh Chính. Mỗi kinh Chính tách ra 1 kinh Biệt.
+ Tên gọi của các kinh Biệt giống tên gọi của kinh Chính chỉ khác thêm chữ Biệt ở đầu. Thí dụ : Biệt thủ Thái Âm Phế, Biệt túc Quyết âm Can...
+ Thiên ?Kinh Biệt? (LKhu 11) gọi là ?Lục Hợp?.
+ Tìm hiểu về Kinh Biệt rất quan trọng để hiểu được phương pháp ?Cự Thích? và ?Mậu Thích? được mô tả rất rõ trong thiên ?Mậu Thích? (TVấn 63).
b- Vận Hành Của Kinh Biệt
Đa số kinh Biệt đi từ khuỷ tay, khuỷ chân, nối liền các kinh Âm Dương để phối hợp Biểu và Lý, nối liền các Tạng Phủ rồi đi lên gáy, cổ và đầu, mặt rồi nhập lại với kinh mạch của các kinh Dương.
Nếu là kinh nhánh tách từ kinh Dương thì nhập về kinh cũ. Nếu là kinh Âm thì nhập vào kinh Dương có quan hệ Biểu Lý với kinh Âm mà nó tách ra.
Theo thiên ?Kinh Biệt?, các đường kinh chính của Dương đều thành các đường kinh Biệt của Âm.
Theo thiên ?Kinh Biệt? (LKhu. 11) :
Kinh Hợp
Vị Trí Hợp
Huyệt Tương Ứng
Túc Thái Dương hợp với túc Thiếu Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Nhất).
+ Bên dưới: ở nhượng chân.
+ Bên trên : ở sau gáy.
.Vùng huyệt Ủy Trung - Bq.40.
. Vùng huyệt Thiên Trụ - Bq.12.
Túc Thiếu Dương hợp với túc Quyết Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Hai).
Ở lông mu.
Vùng huyệt Khúc Cốt - Nh.2
Túc Dương Minh hợp với túc Thái Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Ba).
Ở háng.
Vùng huyệt Khí Xung - Vi.30.
Thủ Thái Dương hợp với Thiếu Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Tư).
Ở đầu trong con mắt.
Vùng huyệt Tình Minh - Bq.1.
Thủ Thiếu Dương hợp với thủ Quyết Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Năm).
+ Ở đầu ngoài con mắt.
+ Ở dưới hoàn cốt.
. Vùng huyệt Đồng Tử Liêu - Đ.1.
.Vùng huyệt Thiên Dũ - Ttu.16.
Thủ Dương Minh hợp với thủ Thái Âm

(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ Sáu).
Ở cuống họng.
Vùng huyệt Phù Đột - Đtr.18.
Như vậy, theo quan hệ Biểu Lý thì kinh Biệt chia làm 6 tổ, hợp với 6 kinh Dương, gọi là 6 hợp. Trong mối quan hệ này, kinh Dương giữ vai trò chính còn kinh Âm phải hợp vào kinh Dương.
c-Cơ Cấu Của Kinh Biệt
Thiên ?Mậu Thích? ghi : "Tà khí khách ở đại lạc, nếu ở bên trái sẽ rót sang bên phải và nếu ở bên phải sẽ rót sang bên trái. Trên dưới, phải trái cùng giao thông với kinh tương ứng để phân tán ra tứ chi (tay chân). Khi đó, tà khí không ở hẳn 1 chỗ nào mà cũng không chuyển vào kinh, vì vậy gọi là Mậu Thích" (TVấn 63,4).
Cũng trong thiên ?Mậu Thích?, Hoàng Đế đã đặt vấn đề : "Xin nói cho Ta biết : Tại sao trong phép Mậu Thích, bệnh ở bên trái lại châm ở bên phải, bên phải bệnh lại châm ở bên trái ... Mậu Thích với Cự Thích khác nhau ra sao?" - Kỳ Bá trả lời : "Tà khách ở kinh, bên trái thịnh thì bên phải mắc bệnh, bên phải thịnh thì bên trái mắc bệnh. Nhưng cũng có khi thay đổi. Bên trái đau chưa khỏi mà mạch bên phải đã mắc bệnh, như vậy, phải dùng phép Cự Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên gọi là Mậu Thích"(TVấn 63, 5-6).
d- Tác Dụng Của Kinh Biệt
12 Kinh Biệt có tác dụng duy trì mối quan hệ xuất nhập Biểu Lý, tăng cường mối quan hệ giữa kinh chính với Tạng Phủ và mối quan hệ giữa các kinh Âm, Dương có quan hệ Biểu Lý với nhau, làm cho sự liên hệ giữa các chức năng sinh lý càng thêm chặt chẽ.
Sách Trung Y Học Khái Luận nhận định : " ...Một điểm đặc biệt là 6 kinh Âm cũng đều có tác dụng ở bộ phận đầu, mặt, nếu chỉ đem bộ vị tuần hành của 12 Kinh Mạch nói ở trên mà xét, thì trong 6 kinh Âm, trừ kinh mạch túc Quyết Âm có thể lên đến đỉnh đầu ra, còn 5 kinh mạch Âm kia đều chỉ đi đến cổ họng là đứng lại. Nhưng sau khi kinh Biệt của 6 kinh Âm đã đi đến đầu, mặt, cổ họng rồi, lại cũng đều hội với kinh Biệt của 6 kinh Dương ở trên đầu mặt, và nhận lấy khí huyết của 6 kinh Biệt Âm giao cho, do đó mới có thể hiểu được vì sao kinh Âm cũng có thể tác dụng ở đầu và mặt" - " Chính vì giữa khoảng kinh Âm và Dương có sự quan hệ mật thiết, cho nên, trong lâm sàng : nếu thấy kinh Dương nào bị bệnh, có thể trị ở kinh Âm có quan hệ biểu lý với nó. Kinh Âm nào bị bệnh có thể trị ở kinh Dương có quan hệ biểu lý với nó...) - "Một số vùng bệnh, có 1 số không phải đường kinh mạch có thể đi đến mà là chỗ kinh Biệt đi đến.... Thí dụ : kinh thủ Quyết Âm không đi đến họng nhưng huyệt Đại Lăng, Gian Sử của kinh đó đều có thể trị được bệnh ở họng. Đó là do đường thông vận hành của kinh Biệt của kinh Quyết Âm ?theo ra đường cuống họng".
e- Chẩn Đoán Kinh Biệt
Vì Kinh Biệt là những nhánh tách ra của Kinh Chính, nên tà khí ở các Kinh Chính bị thực thì tà khí có thể chuyển qua các nhánh của mình là Kinh Biệt, để từ đó chuyển vào Tạng Phủ, và khi tà khí đang di chuyển như vậy, vẫn có sự giao tranh giữa chính khí và tà khí, do đó triệu chứng chính của kinh Biệt là đau từng cơn.
f- Điều Trị Kinh Biệt
v "Điều trị các kinh Biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không gây ra bệnh thì dùng phép Mậu Thích" [châm ở lạc mạch nghịch với bên bệnh] (TVấn 63,24).
v "Nếu tà khí khách ở Kinh thì dùng phép ?Cự Thích?" [đau bên phải châm bên trái của kinh bệnh ](TVấn 63,6).
-Cách Châm
+ Đau bên phải châm bên trái và ngược lại (TVấn 63, 8).
+ Thường dùng huyệt Tỉnh + A Thị Huyệt.
Vì Mậu Thích liên hệ với Lạc Mạch (Kinh Cân), trong điều trị kinh Cân thường dùng đến A Thị Huyệt do đó khi châm Mậu Thích, thường kèm theo dùng A Thị Huyệt.
+"Quan sát ở bì bộ (vùng da), thấy có huyệt Lạc hiện lên, đều phải châm hết. Đó là phương pháp Mậu Thích" (TVấn 63, 30).
Thiên ?Mậu Thích? từ câu 7 - 23, nêu lên 16 trường hợp thực tiễn áp dụng Mậu Thích, trong đó, thường xử dụng công thức :
+ Châm huyệt Tỉnh của đường kinh liên hệ với bệnh chứng.
+ Châm theo Mậu Thích (châm bên không đau - bệnh bên phải châm bên trái và ngược lại).
Dựa theo Nội Kinh Tố Vấn, khi điều trị Kinh Biệt thường theo các nguyên tắc sau :
a- Do Tà Khí :
  • Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý ( Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là theo Mậu Thích).
  • Châm huyệt Du của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (ở phía bên bệnh).
b-Do Nội Nhân :
  • Huyệt Khích của kinh bệnh.
  • Huyệt Bổ của kinh bệnh.
  • Huyệt dựa theo đường vận hành kinh Biệt (tuần kinh thủ huyệt).

Kinh Lạc

Kinh lạc là 1 hệ thống phong phú, gồm có :
  • 12 Kinh Biệt.
  • 12 Kinh Cân.
  • 15 Lạc.
  • 12 Kinh Chính.
  • 8 Mạch Kỳ Kinh.
B1- HỆ THỐNG KINH CHÍNH
a- Cơ Cấu Hệ Thống Kinh Chính

Gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí :

Thủ Thái Âm Phế Kinh.
Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.
Túc Dương Minh Vị Kinh.
Túc Thái Âm Tỳ Kinh.
Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.
Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.
Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.
Túc Thiếu Âm Thận Kinh.
Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.
Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
Túc Quyết Âm Can Kinh.

Y học cổ truyền phân chia con người thành 6 Tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận và Tâm bào) và 6 Phủ (Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu), do đó cũng có 12 đường kinh tương ứng, mang tên các Tạng hoặc phủ đó.
Kinh nối với tạng là kinh âm, kinh nối với phủ là kinh dương, do đó có 6 kinh dương và 6 kinh âm, chia ra như sau :
3 kinh âm ở tay, 3 kinh dương ở tay.
3 kinh âm ở chân, 3 kinh dương ở chân.
Mỗi kinh chính đều có 1 vùng phân bổ, thuộc về 1 Tạng hoặc phủ nhất định.
Các kinh Âm và Dương đều có quan hệ Biểu Lý với nhau.
Thí dụ : Thủ Thái Âm Phế có liên hệ biểu lý với Thủ Dương Minh Đại Trường...
Âm dương là 2 mặt mâu thuẫn, thống nhất, do đó, trong mỗi đường kinh, cũng có 2 nhánh Âm và Dương tương phản nhau. Theo cách sắp xếp của Âm Dương, bên phải thuộc Âm, bên trái thuộc Dương, áp dụng vào đồ hình Thái cực ta có :
Nhánh kinh bên trái cơ thể, mang đặc tính Dương.
Nhánh kinh bên phải cơ thể, mang đặc tính Âm.
Cần nắm vững nguyên tắc này để vận dụng cách chẩn đoán và chọn huyệt khi điều trị.
Như vậy, không phải chỉ có 12 kinh chính mà là 12 cặp kinh chính, có tác dụng âm dương tương phản và hỗ trợ cho nhau.
BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH

Kinh chính
Đường tuần hành
Biểu hiện bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh


Kinh Bệnh
Tạng Phủ Bệnh Chứng

Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt) Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt) Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.
Vị hàn : đầy bụng, ăn ít
Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt) mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,
thực : phát cuồng
hư : hay sợ hãi
Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt) Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt) Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt) Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn

SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC KINH

Có thể biểu diễn qua đồ hình sau :
VÙNG ĐẦU
THÁI DƯƠNG
Tiểu Trường à
Bàng Quang
THIẾU DƯƠNG
Tam Tiêu à
Đởm
DƯƠNG MINH
Đại Trường à
Vị
VÙNG NGỰC
THÁI ÂM
Phế
ß Tỳ
QUYẾT ÂM
Tâm Bào
ß Can
THIẾU ÂM
Tâm
ß Thận
Quan Hệ Trên Dưới Giữa Các Đường Kinh


BIỂU ĐỔ LIÊN HỆ TỒNG QUÁT GIỮA CÁC KINH
b- Đường Vận Hành của Kinh Mạch

Theo thiên ?Doanh Khí? (LKhu 16), Khí huyết tuần hoàn trong 12 kinh chính đi khắp cơ thể thành 1 vòng khép kín. Tinh hoa thức ăn, sau khi được hấp thu ở trung tiêu lên Phế, chuyển hóa thành Vinh khí, cùng với huyết tuần hoàn từ kinh Thái Âm Phế qua các kinh khác, theo trình tự nhất định sau : khởi đầu từ kinh thủ Thái Âm Phế, chuyển qua Đại Trường à Vị à Tỳ à Tâm à Tiểu Trường à Bàng Quang à Thận à Tâm Bào à Tam Tiêu à Tiểu Trường à Đởm à Can rồi lại chuyển về Phế, cứ theo vòng tròn khép kín như vậy không ngừng nghỉ. Vì vậy, thiên 'Mạch Độ' ghi : " Khí không thể không vận hành, ví như nước phải chảy, như trời trăng chuyển vận không ngừng. Cho nên Âm mạch làm vinh cho Tạng, Dương mạch làm vinh cho phủ, như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không biết cái kỷ ở chỗ nào, chung rồi lại thuỷ. Khí tràn ngập của nó, bên trong tưới ướt tạng phủ, bên ngoài làm trơn ướt tấu lý" (LKhu 17, 28-30).
c- Tác Dụng Của Kinh Mạch

- Về Sinh Lý :
1- Kinh lạc có chức năng vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.
- Thiên 'Kinh Mạch' ghi : "Kinh mạch có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó 'chế' để cho khí trở thành 'độ lượng', bên trong nó làm cho khí của ngũ hành vận hành thành thứ tự, bên ngoài nó làm cho lục phủ phân biệt nhau" (LKhu 10, 1).
- Thiên 'Hải Luận' ghi : "12 kinh mạch, trong thì thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết" (LKhu 33, 1).
- Nan thứ 23 Nan Kinh ghi : 'Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm cho cơ thể tươi tốt" (NKinh 23,6).
Như vậy chức năng của kinh mạch là vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.
&#Khí tuần hành trong hệ thống kinh lạc gọi là 'Kinh khí'. Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết tuần hành không ngừng trong kinh lạc, không ngừng đưa dinh dưỡng đến toàn thân, bảo đảm chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức trong cơ thể và bảo đảm sự liên hệ ăn khớp giữa các tổ chức đó. Nếu tuần hoàn khí huyết mất điều hoà sẽ gây ra bệnh.
2- Kinh Lạc có chức năng phản ảnh thay đổi bệnh lý và dẫn truyền kích thích.
- Về Bệnh Lý :
Khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể :
+ Thiên 'Bì Bộ Luận' ghi : "12 kinh mạch là bộ phận ngoài da, vì vậy trăm thứ bệnh khi bắt đầu phát sinh là phát từ ngoài da lông trước, tà khí trúng vào thì tấu lý mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí xâm nhập vào Lạc mạch. nếu tà khí cứ ở đó không trừ được thì sẽ chuyển vào kinh. Tà khí ở kinh không trừ đi thì sẽ truyền vào phủ, và ở tại trường Vị" (TVấn 56,9).
- Về Chẩn Đoán
+ Thiên 'Quan Năng' ghi : "Thẩm sát được những bộ vị đau trên cơ thể rồi kết hợp với những biểu hiện về màu sắc ở trên, dưới, bên phải, bên trái, ở trên mặt để biết được bệnh đang thuộc hàn hoặc ôn, đang xẩy ra ở kinh nào" (LKhu 73, 17).
+ Thiên 'Vệ Khí' ghi : " Nếu biết phân biệt 12 kinh của Âm Dương, sẽ biết được bệnh sinh ra ở đâu" (LKhu 52, 8).
+ Mỗi đường kinh có liên hệ với 1 tạng phủ nhất định nào đó, vì vậy, có thể dựa theo 1 số nguyên tắc sau để chẩn đoán :
+ Theo Cơ Quan Bệnh
. Bệnh ở hệ hô hấp ( ho, hen suyễn...) nên nghĩ đến Phế vì theo Nội Kinh : Phế chủ hô hấp"; bệnh ở hệ tiêu hoá (bụng đầy, tiêu chảy...) nên nghĩ đến Tỳ Vị vì theo Nội Kinh : 'Tỳ chủ tiêu hoá'...
+ Dựa Vào Huyệt Chẩn Đoán
Mỗi đường kinh khi có xáo trộn, bị bệnh, thường phát ra dấu hiệu báo bệnh như đau ở 1 số huyệt nhất định, gọi là Mộ huyệt, do đó, có thể dò tìm các huyệt chẩn đoán này để tìm ra kinh bệnh.
Thí dụ : Kinh Phế bệnh, huyệt Trung Phủ (P.1) ấn vào sẽ đau, kinh Can bệnh, ấn đau huyệt Kỳ Môn (C.14) ...
+ Theo đường vận hành của kinh (tuần kinh chẩn pháp) : dựa theo nguyên tắc : 'Kinh lạc sở qua chủ trị sở cập' (kinh lạc đi qua chỗ nào, trị bệnh ở đó), cho phép ta chẩn được bệnh lý liên hệ với kinh vận hành. Thí dụ :
. Đau vùng hông sườn có liên hệ đến kinh Can.
. Đau vùng mặt trong cánh tay kèm ho, có liên hệ đến kinh Phế...
+ Dựa Vào Sự Cảm Nhiệt của Tỉnh Huyệt
Còn gọi là phương pháp Akabane's Test (Nhật Bản) : khi 1 đường kinh bị bệnh thì cảm giác về nóng ở huyệt của kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác với bên lanh. Sự chênh lệch này rõ nhất ở các Tỉnh huyệt, do đó, có thể xử dụng phương pháp đo cảm giác về nhiệt độ, so sánh sự chênh lệch giữa 2 bên phải trái ( và giữa các kinh với nhau) có thể tìm ra kinh bệnh.
- Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) cũng dùng phương pháp đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ để so sánh chênh lệch giữa 2 bên phải - trái, rồi chọn huyệt châm để điều trị, cũng thấy có tác dụng đièu chỉnh sự chênh lệch của cảm giác đối với nhiệt độ và cũng chữa được bệnh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).
- Có thể dùng lượng thông điện qua huyệt Tỉnh làm đại biểu để xem xét tình trạng sinh lý, bệnh lý của mỗi đường kinh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).
+ Dựa Vào Sự Thay Đổi Điện Trở Của Huyệt Nguyên
- Đo lượng dẫn điện qua các huyệt của 50 người khoẻ mạnh thấy : nếu lấy trung bình cộng của tất cả các huyệt của 1 đường kinh thì bằng với lượng thông điện qua huyệt Nguyên của đường kinh đó. Như vậy, có thể lấy huyệt Nguyên làm đại biểu cho lượng thông điện của mỗi kinh (Trung Cốc Nghĩa Hùng , Nhật Bản).
Lấy lượng thông điện trung bình của 5 huyệt Ngũ Du (Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp) và huyệt Nguyên cũng thấy bằng lượng thông điện của huyệt Nguyên, do đó, có thể dùng huyệt Nguyên làm đại biểu cho sự dẫn điện của mỗi kinh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).


Kỳ Kinh Bát Bộ

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.
Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch.
Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.

Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.
Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm "Linh Quy Bát Pháp".
- 8 mạch, Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận ở các huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.
- 8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh
- Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.
- Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.
- Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.
BẢNG TÓM KẾT KỲ KINH BÁT MẠCH

Mạch
Biểu hiện Bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh
ĐỐC

(28 huyệt riêng)
Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn ván, đầu váng, lưng yếu
Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng phủ
NHÂM

(24 huyệt riêng)
Nam : thoái vị

Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u
Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm
XUNG

(Không huyệt riêng)
Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim
Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn
ĐỚI

(Không huyệt riêng)
Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt
Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu
DƯƠNG KIỂU

(Không huyệt riêng)
Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau
Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ
ÂM KIỂU

(Không huyệt riêng)
Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ
Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ
DƯƠNG DUY

(Không huyệt riêng)
Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng
Chứng sốt ở Biểu
ÂM DUY

(Không huyệt riêng)
Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam
Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau.


Lạc Mạch

 A- ĐẠI CƯƠNG:
-Thiên ?Kinh Mạch? ghi : "Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch" (LKhu 10, 117) và ?Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch" (LKhu 10, 121).
Trương Cảnh Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích : "Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân , không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là ?Phù Lạc?".
b- Cơ Cấu Của Lạc Mạch
Sách Nan Kinh, điều 26 ghi : "Kinh có 12, Lạc có 15...".
Các tài liệu Kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là :

12 Lạc của 12 Kinh.
1 Đại lạc của Tỳ.
2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch.

c- Phân Loại Lạc Mạch
Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc Dọc và Lạc Ngang.
c.1) Lạc Dọc : "Là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính" (Trung Y Học Khái Luận).
c.2) Lạc Ngang : (Sách ?Trung Y Học Khái Luận? gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và Nguyên huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.
d- Vận Hành Của Lạc Mạch
Xét kỹ về Lạc mạch, có thể nhận thấy :
+ Lạc ngang : đa số khu trú ở khủy tay, bàn tay và bàn chân.
+ Lạc Dọc : đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.
+ Tôn lạc : đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.
e- Tác Dụng Của Lạc Mạch
+ Lạc Ngang : Nối kết sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa 2 kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau [qua các huyệt Lạc và Nguyên] (Trung Y Học Khái Luận).
+ Lạc Dọc : Đưa kinh khí từ các kinh chính đến các Tạng phủ và vùng đầu mặt (Trung Y Học Khái Luận).
+ Tôn Lạc : Giúp dễ chẩn đoán, nhất là qua các mạch máu nhỏ nổi ở vùng hoặc đường đi của kinh lạc bị bệnh.
f- Điều Trị Lạc Mạch

+ Nếu là Lạc Ngang

* Thực chứng : Tả Lạc huyệt kinh Chính + bổ Nguyên huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
* Hư Chứng : Bổ Nguyên huyệt kinh Chính + tả Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
+ Nếu là Lạc Dọc
* Thực chứng : Tả Lạc huyệt của kinh Chính.
* Hư Chứng : Tả Nguyên huyệt của kinh Chính + Bổ Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
+ Nếu là Tôn Lạc, Huyết Lạc, Phù Lạc
Theo thiên ?Kinh Mạch? (LKhu 10), chủ yếu là châm cho ra máu (xuất huyết).
BẢNG TỒNG KẾT 15 LẠC MẠCH

Lạc Mạch của Kinh
Chứng thực
Chứng hư
Huyệt chữa
Thái âm PHẾ
Mỏm trâm quay và gan tay nóng
Hắt hơi, đái dầm, đái nhiều
Liệt Khuyết
Dương minh ĐẠI TRƯỜNG
Răng sâu, điếc
Răng lạnh, cảm giác tức ở vùng cơ hoành
Thiên Lịch
Dương minh VỊ
Cuồng, động kinh
Chi dưới liệt, cơ cẳng chân teo
Phong Long
Thái âm TỲ
Ruột đau ở 1 chỗ
Bụng trướng căng
Công Tôn
Thiếu âm TÂM
Ngực khó chịu
Không nói được
Thông Lý
Thái dương TIỂU TRƯỜNG
Khớp yếu, khuỷ tay khó vận động
Mọc nhiều mụn cơm ở da
Chi Chánh
Thái dương BÀNG QUANG
Nghẹt mũi, sổ mũi, lưng đau
Sổ mũi nước trong, chảy máu cam
Phì Dương
Thiếu âm THẬN
Đại tiểu tiện không thông
Lưng đau
Đại Chung
Quyết âm TÂM BÀO
Vùng tim đau
Đầu gáy cứng
Nội Quan
Thiếu dương TAM TIÊU
Khuỷ tay co quắp
Khuỷ tay co duỗi khó
Ngoại Quan
Thiếu dương ĐỞM
Chân giá lạnh
Chân yếu không đi được, ngồi xuống đứng lên không được
Quang Minh
Quyết âm CAN
Dương vật cương, dài
Ngứa ở bộ phận sinh dục ngoài
Lãi Câu
ĐỐC mạch
2 bên cột sống cứng
Đầu váng nặng
Trường Cường
NHÂM mạch
Da bụng đau
Da bụng ngứa
Cưu Vĩ
Đại Lạc của TỲ
Toàn thân đau
Khớp toàn thân lỏng lẻo, không có sức
Đại Bao
BIỂU ĐỔ NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU
KINH BIỆT, KINH CÂN VÀ LẠC MẠCH

KINH MẠCH
TRỊ LIỆU
Kinh Biệt
1- Do Tà Khí :

? Huyệt Tỉnh kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía đối bên bệnh).
? Huyệt Du kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía bên bệnh).

2- Do Nội Nhân
? Huyệt Khích của kinh bệnh.
? Huyệt Bổ của kinh bệnh.
? Huyệt theo đường kinh Biệt.
Kinh Cân
v Thực : Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Bổ Kinh Chính
v : Tả Kinh Chính + Cứu Kinh Cân
Lạc Dọc
² Thực : tả huyệt Lạc.
² : bổ huyệt Lạc + tả huyệt Nguyên.
Lạc Ngang
Tả huyệt Lạc (kinh bệnh) + bổ huyệt Nguyên kinh có quan hệ Biểu L


Bì Bộ

12 khu da cũng là phần phụ thuộc bên ngoài của hệ thống kinh lạc, vì thế thiên "Bì bộ luận" sách Nội Kinh ghi : "Bì bộ dĩ kinh mạch vi kỳ" (Các khu da được phân định bởi các đường kinh). Mỗi đường kinh chính phân định 1 khu da thuộc về nó. Khu da khác với khu chính ở chỗ nó là 1 bề mặt rộng. Như vậy, khu da vừa là phần ngoài của cơ thể vừa là phần đại biểu bên ngoài của hệ thống kinh lạc.
Vệ khí chủ yếu phân bố ở da, vì vậy nó là tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể chống tà khí. Sách Tố Vấn, thiên "Bì bộ luận" ghi : "Tà khí đã vào da thì tấu lý khai, tấu lý khai thì tà vào lạc mạch, vào đầy lạc mạch rồi thì vào kinh mạch, vào kinh mạch đầy rồi thì vào tạng phủ".
Phương pháp "Bán thích" "Mao thích" mô tả trong thiên "Quan châm" sách Tố Vấn cũng như phương pháp "Gõ Kim Mai Hoa" là dựa vào đặc điểm của khu da.





HỌC THUYẾT KINH LẠC
ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết Kinh lạc , cũng như những học thuyết âm Dương, Ngũ hành, Tạng phủ, Dinh, Vệ, Khí, Huyết... là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ truyền. Học thuyết Kinh lạc được đề cập chủ yếu trong 04 thiên (10, 11, 12, 13) của Linh khu. Tuy nhiên, các tác giả cũng đề cập đến nội dung của hệ kinh lạc trong các thiên khác (17, 33, 61...)
Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học cổ truyền, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị. Linh khu , Thiên 11, đoạn 1 đã nêu lên tầm quan trọng của học thuyết này như sau: "ôi! Thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; Cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến....".
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được 1 hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết Âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành, mối liên quan trong ngoài, trên dưới....
Hệ kinh lạc bao gồm:
12 kinh chính.
08 mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch).
14 lạc và đại lạc của Tỳ.
12 lạc ngang (những lạc ngang này thường được mô tả chung với 12 kinh chính. Trong tài liệu này, chúng được xếp chung vào hệ thống lạc gồm các biệt lạc, lạc ngang, lạc mạch nhỏ, lạc mạch nổi ở nông).
12 kinh biệt.
Phần phụ thuộc gồm tạng phủ, 12 kinh cân, 12 khu da (bì bộ). Tạng phủ, cân cơ, bì phu đều do khí huyết tuần hòan trong kinh mạch nuôi dưỡng: nếu nuôi dưỡng ở tạng phủ thì lấy tên tạng phủ. Ví dụ kinh Phế là kinh Thái âm ở tay đi vào Phế, đoạn kinh Phế nuôi dưỡng khối cân cơ thì lấy tên là kinh Cân Phế và mỗi khu da đều do một kinh cụ thể nuôi dưỡng
Dưới đây là những hình ảnh mô tả về lộ trình một số đường kinh chính trong hệ thống kinh lạc được ghi nhận trong các tài liệu châm cứu cổ xưa.
VAI TRÒ CỦA HỆ KINH LẠC 
Trong sinh lý bình thường
Cơ thể con người được cấu tạo bởi: ngũ tạng, lục phủ, phủ khác thường (kỳ hằng), ngũ thể (da, lông, gân, cơ, móng), các mạc (cách mô, màng phổi, màng tim, màng bụng, mạc treo), ngũ quan, cữu khiếu, tinh, khí, thần và kinh lạc... Mỗi thành phần cấu tạo đều đảm trách một chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tất cả những chức năng sinh lý này dù được chỉ huy bởi những thành phần khác nhau, riêng biệt nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau và tạo nên tính thống nhất của cơ thể. Tình trạng “Cơ thể thống nhất này thực hiện được là nhờ vào hệ Kinh lạc.
Có thể tóm tắt, kinh lạc là nơi tuần hoàn của khí huyết để nuôi dưỡng toàn thân, duy trì hoạt động sống bình thường của cơ thể: bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ, ngoài thì nuôi dưỡng chân tay xương khớp, làm cơ thể thành một khối thống nhất.
học thuyết kinh lạc

Trong tình trạng bệnh lý
Hệ kinh lạc là đường mà tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (ngoại tà) sử dụng để xâm nhập vào các Tạng Phủ. Chương 56, Tố vấn viết: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ.
Ngược lại bệnh ở Tạng Phủ có thể mượn hệ kinh lạc để biểu hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp.  
Thông thường, biểu hiện của bệnh tật tùy thuộc vào thể chất của người bệnh (chính khí ) và độc lực của tác nhân gây bệnh (tà khí ); nhưng bắt buộc bệnh tật sẽ được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc thù của kinh lạc mà nó mượn đường.
Hệ Kinh lạc: Cơ sở chẩn đoán
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Hệ Kinh lạc giúp người thầy thuốc xác định được vị trí bệnh, phân biệt được trạng thái hư thực của bệnh. Trong thực tế lâm sàng, kinh lạc còn có giúp dự đoán các biến chứng có thể xảy ra (những biến chứng này có thể được xác định trên một hay nhiều đường kinh).
Một vài bệnh tật có những triệu chứng cụ thể như bệnh lý của Phế thường xuất hiện đau ngực, bệnh lý của Can thường đau hạ sườn. Nhưng cũng có những trường hợp phức tạp hơn khi có 2 hoặc nhiều đường kinh chi phối cùng một vùng và có thể làm xuất hiện các triệu chứng chung. Chẳng hạn như có những trường hợp ho, khó thở gây nên do các rối loạn của Thái âm Phế và Thiếu âm Thận. Và việc xác định kinh lạc bị tổn thương được dựa trên các dấu chứng đi kèm, dấu chứng xuất hiện trước và sau...
Ho, khó thở kèm trướng ngực, đau hố thượng đòn, đau mặt trước trong vai là do rối loạn kinh Phế, tạng Phế vì đây là vùng cơ thể mà kinh Phế đi qua. Ngược lại, ho, khó thở kèm ho ra máu, bứt rứt kèm theo hơi dồn từ bụng dưới lên trên thường là do rối loạn kinh Thận (kinh Thận từ bụng dưới đi lên Can, xuyên cách mô, lên Phế, dồn ra trước Tâm).
Hệ Kinh lạc: Phương tiện điều trị
Trong điều trị, hệ Kinh lạc có vai trò dẫn thuốc cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những Tạng phủ bên trong. Tính chất dẫn truyền những phương tiện điều trị (thuốc và châm cứu) của hệ Kinh lạc là cơ sở của việc chọn huyệt theo lý luận đường kinh, khái niệm quy kinh trong dược tính của thuốc.
Hệ Kinh lạc, với vai trò chức năng như trên, được xem như là hệ thống giải phẫu - sinh lý của YHCT. Do vậy, hệ Kinh lạc có vai trò cơ bản, quan trọng trong hệ thống lý luận YHCT và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của YHCT (thuốc, châm cứu, nội hay ngoại khoa...).
QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ HỆ KINH LẠC
Giới khoa học ngày nay chưa có thống nhất về sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẩu học. 
Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật / huyệt. Trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (résistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.
R ẵ R’ ẵ R’’
R: Điện trở da/huyệt.
R’: Điện trở da tại đường kinh.
R’’: Điện trở da tại vùng không trùng với huyệt và đường kinh.






HỆ KINH LẠC

I. ĐỊNH NGHĨA 
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh ngạc chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một chỉnh thể thống nhất. 
II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
    Tay:    - 3 kinh âm
            + Thủ thái ấm phế
            + Thủ thiếu âm tâm
            + Thủ quyết âm tâm bào lạc
        - 3 kinh dương
            + Thủ thái dương tiểu trưởng
            + Thủ thiếu dương tam tiêu
            + Thủ dương minh đại trường
    Chân:    - 3 kinh âm
            + Túc thái âm tỳ
            + Túc thiếu âm thận
            + Túc quyết âm can
        - 3 kinh dương
            + Túc thái dương bàng quang
            + Túc thiếu dương đởm
            + Túc dương minh vị.

BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH
Kinh chính
Đường tuần hành
Biểu hiện bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh
   
Kinh Bệnh
Tạng Phủ Bệnh Chứng
 
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt) Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt) Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.
Vị hàn : đầy bụng, ăn ít
Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt) mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,
thực : phát cuồng
hư : hay sợ hãi
Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt) Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt) Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt) Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn

2.1.2. Tám kinh mạch phụ
        - Nhâm mạch         - Âm duy mạch
        - Đốc mạch             - Dương duy mạch
        - Xung mạch           - Âm kiểu mạch
        - Đới mạch              - Dương kiểu mạch
2.1.3. Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc.
    - 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
    - 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ phủ tạng.
    - 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
    - Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
    - Phù lạc: từu tôn lạc nổi ở ngoài da.
2.2. Huyệt
    Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).
2.3. Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý
    - Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
    - Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý
    Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
    Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán
    Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang…
    Ngoài ta người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi cảu các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực cảu phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
3.4. Về chữa bệnh
    Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
    Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.
    Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.
    Thí dụ:
    - Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
    - Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.




Toàn bộ hệ Kinh lạc gồm có:









Phần chính của hệ kinh lạc là 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc gộp lại thường gọi là 14 kinh.

1/ Đường đi của Kinh lạcKhí vận chuyển của các đường kinh theo trình tự nhất định. Khí bắt đầu từ trung tâm đi vào kinh Thủ thái âm phế lần lượt đi qua các kinh, cuối cùng tới kinh Túc quyết âm can rồi trở về kinh Thủ thái âm phế.




Năm 1978 Nguyễn Xuân Tiến, nhà nghiên cứu châm cứu đã giới thiệu một sơ đố đường tuần hành khí trong 12 kinh phù hợp với lý thuyết âm dương của Y học dân tộc.



Trong riêng từng đường kinh cuộc hành trình củ khí cũng theo một quy tắc nhất định, nhìn tổng quát thì:
3 kinh âm ở tay bắt đầu từ ngực qua phía trong chi tới tay nối tiếp với 3 kinh dương ở tay.
3 kinh dương ở tay bắt đầu từ vùng bàn tay, đi lên mặt dưới cánh tay tới vùng đầu, nối với 3 kinh dương ở chân.
3 kinh dương ở chân bắt đầu từ đầu qua thân mình xuống chi dưới tới  bàn chân nối tiếp 3 kinh âm ở chân.
3 kinh âm ở chân từ bàn chân qua mé trong chi dưới đin lên qua bụng tới ngực lại nối tiếp với 3 kinh âm ở tay.
Sự chuyển vận khí trong 12 đường kinh theo Y học cổ truyền thực hiện trong 24 giờ tức 1 ngày đêm. Từ 1-3 giờ khởi hành từ kinh Thủ thái âm phế để đến 22-24 giờ kinh Thủ quyết âm can để lại sang ngày sau nối tiếp với kinh phế.
Riêng hai đường mạch Nhâm đốc làm một vòng tuần hoàn đặc biệt theo trục đường chính giữa cơ thể. Mạch nhâm từ huyệt Hội âm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và Hậu môn theo đường chính giữa trước của bụng ngực đi lên tận cung ở huyệt Thừa tương giữa rãnh cằm môi, nối tiếp với mạch Đốc.
Mạch Đốc từ huyệt Trường cường ở mõm dưới xương cùng theo đường chính giữa lưng đi thẳng lên đỉnh đầu qua phía trước đầu rồi tận cùng ở huyệt Ngân giao nơi hàm trên.


2/ Tác dụng của đường kinh lạc:Tác dụng sinh lý của Kinh lạc là: Vận hành khí huyết, nuôi âm dương, làm mềm gân xương, trơn các khớp (Nội kinh). Bên trong kinh lạc thuộc vào tạng hoặc phủ, bên ngoài liên lạc với các đốt toàn thân, làm lưu thông giữa ngoài (biểu) và trong (lý). Liên hệ toàn thân để duy trì chức năng khớp bình thường của cơ thể con người.
Lúc ở trạng thái bệnh, kinh lạc có mối quan hệ với phát sinh và phát triển của bệnh, yếu tố phòng bệnh bên ngoài (Ngoại tả) xâm phạm vào cơ thể, nên sự bảo vệ của kinh lạc bị rối loạn thì tà khí đó có thể theo kinh lạc mà truyền vào tạng phủ.
Ngược lại tạng phủ có bệnh cũng có thể dọc theo đường kinh mà phản  ánh tới vùng ngoài da tương ứng.
Dựa trên đặc điểm này mà người ta đã áp dụng kinh lạc trong chẩn đoán còn gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ đường đi kinh Túc thiếu dương đởm thì người bệnh có triệu chứng đau mạng sườn, váng đầu hoa mắt miệng đắng có thể nghĩ tới bệnh của kinh Thiếu dương, lại căn cứ sự phân bổ các kinh tại đầu thì một chứng nhức đầu có thể phân biệt là: Đau đầu ở trán có liên quan đến kinh Dương minh. Đau bên đầu liên quan đến kinh Thiếu dương, đau ở chẩm gáy liên quan đến kinh Thái dương, đau ở đỉnh đầu liên quan đến mạch Đốc hoặc kinh Túc quyết âm.
Nhưng tác dụng quan trọng nhất của kinh lạc là áp dụng để điều trị và đã hình thành môn châm cứu. Trên 14 đường kinh có những điểm kích thích còn gọi là huyệt có tác dụng trị bệnh. Cho tới hiện nay trên 14 đường kinh có tất cả là 361 tên huyệt, kể cả các huyệt đôi thì Tổng cộng là 670 huyệt.


3/ Tác dụng tổng quát trị bệnh là:
a/
Nơi kinh lạc đi qua trị bệnh tại nơi đó.

b/ Các huyệt phần đầu mặt phần lớn trị bệnh tại cục bộ nhưng có một số huyệt như Bách Hội, Nhân trung, Tố liêu, Phong phủ trị chứng bệnh tâm thần.

c/ Các huyệt ở thân mình không những trị bệnh tại chỗ mà còn có tác dụng đối với toàn thân. Như huyệt vùng ngực bụng trị được ba65nh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh cấp. Huyệt vùng lưng trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh mãn tính. Các huyệt như Đản trung, Quan nguyên, Khí hải, Đại chung, Mệnh môn, Thận du còn trị bệnh toàn thân.

d/ Các kinh dương ở tay chân: Các huyệt ở mu bàn chân, bàn tay đều có thể trị các chứng bệnh ở đầu mặt, ngũ quan, bệnh sốt và bệnh tâm thần. Các huyệt ở cẳng tay, cẳng chân đều có thể trị các bệnh tạng phủ bao gồm các bệnh ở ngực, bụng, lưng mà phần lớn các huyệt của các kinh dương ở bàn tay còn có thể trị được bệnh ở vai lưng, cổ đầu mặt. Các huyệt ở cánh tay đùi, trị các bệnh tại cục bộ.

e/ Các kinh âm ở tay chân: Các huyệt ở lòng bàn tay bàn chân đều trị các bệnh ở họng, ngực, phổi, bệnh tâm thần nhưng một số huyệt ở các kinh âm ở chân còn trị bệnh của hệ tiết niệu sinh dục, bệnh can tỳ thận – các huyệt ở cẳng tay cẳng chân trị bệnh 5 tạng trong đó huyệt của các kinh âm ở tay trị bệnh: tâm phế, tâm bào, huyệt của các kinh âm ở chân trị bệnh can, tỳ, thận, làm chính. Nói chung các huyệt ở cánh tay, đùi trị các bệnh tại chỗ.

f/ Các huyệt thuộc tạng phủ ngoài việc điều trị các tạng phủ đó còn có thể trị bệnh các tạng phủ biểu lý tương ứng.


4/ Thực chất hệ kinh lạc:Kinh lạc là một vần đề được tranh luận sôi nổi nhất hiện nay trong các buổi sinh hoạt về châm cứu.
Kinh lạc là vấn đề cơ bản của châm cứu cổ xưa, nay ta nhìn nhận và đánh giá thế nào? Hệ kinh lạc là một hệ cơ quan riêng biệt mà cho tới nay khoa học chưa khám phá ra hay nó chính là phản ánh của các Hệ cơ quan đã biết như tuần hoàn thần kinh? Các nhà khoa học thế giới đang nỗ lực nghiên cứu để giải đáp vấn đề.


a/ Hệ kinh lạc là một cơ quan mới, riêng biệt:
•  Năm 1939, tại Liên Xô khi nghiên cứu hiệu ứng Kirlian khi đặt người vào trường điện cao thế thấy xuất hiện hào quang (do ion hóa) trên người tương tự như đường đi của kinh lạc cổ truyền. Đấy cũng là bằng chứng gián tiếp.
•  Năm 1957, Nakatani Yoshio bằng phương pháp đo dòng điện sinh vật đã thấy có sự thay đổi tại huyệt và đường kinh lạc. Đây là bằng chứng về tồn tại kkha1ch quan của huyệt và kinh lạc, nhưng là bằng chứng gián tiếp.
•  Năm 1964, Kim Phượng Hán (Triều Tiên) thông báo đã tìm thấy cơ sở vật chất của hệ kinh lạc bằng các bằng chứng trực tiếp: Tiêu bản mô người. Trong đó huyệt là đường kính là những tiểu thể và đường ống chứa đầy Acid Desoxiribonucleic (DNA) v.v… sau đó các nhà khoa học thế giới kiểm tra lại phát hiện này và đã bác bỏ: Bằng kính hiển vi và điện tử cũng không tìm thấy cấu trúc riêng biệt nào là quan hệ của kinh lạc cả.
•  Năm 1984, J.Claude Darras (Pháp) bơm đồng vị phóng xạ vào các huyệt sau đó dùng máy phát xạ Gama đã chụp được hình ảnh của huyệt và kinh lạc…
Qua các nghiên cứu tìm hiểu trên, rõ ràng hệ kinh lạc thực tế là có tồn tại. Nhưng các bằng chứng dã có chỉ là bằng chứng giàn tiếp. Chức năng nào gắn liền với cấu trúc đó. Chức năng của hệ kinh lạc là thống nhất cơ thể, nuôi dưỡng toàn thân, đáp ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong…Phải chăng là phản ánh chức năng của hệ tuần hoàn và thần kinh. Hiện nay khoa học đã nghiên cứu, chụp ảnh phân tích của cơ thể sống dưới mức tế bào (cỡ vài chục A, thì rõ ràng cứ đi tìm cho hệ kinh lạc 1 cấu trúc riêng biệt là hướng đi bế tắc.


b/ Hệ kinh lạc là phản ánh của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh:-  Chức năng của hệ kinh lạc tương đồng với chức năng của hệ tuần hoàn và thần kinh.
-  Đường đi của các kinh ở chi phần lớn trùng với đường đi của các mạch máu và thần kinh lớn.
-  Triết học chi phối đồngt y là triết học duy bật cổ đại. Người xưa xây dựng hệ kinh lạc trên sự gợi ý của các quan sát giải phẫu còn thô sơ. Có thể thấy hệ kinh lạc mà y văn cổ mô ta chính là hệ tuần hoàn.
+ Thiên âm dương ứng tượng đại luận – Tố vấn – nói: “Tâm sinh huyết”. Vi khi cắt qua tim bao giờ cũng thấy có máu ở trong.
+ Thiên ngũ tạng sinh thành – Tố vấn – nói: “Tâm trữ huyết là khí của mạch”. Vì thấy tim nối với các mạch máu lớn.
+ Thiên kinh mạch – Tố vấn – nói: “Kinh mạch không hiện ra rõ, mạch hiện ra rõ là lạc mạch”. Vì thấy các mạch máu lớn, động mạch đều đi sâu trong cơ bắp, thân thể, còn tĩnh mạch nông nổi ngay dưới da.
+ Thiên thủ các âm dương lưu trú luận linh khu “12 kinh đều có lạc mạch giống như sông Trường Giang, Sông Hán có sông Đà, sông Tiền, lạc mạch truyền chạy tới kinh khác”.


Nhận xét về mạng lưới tuần hoàn:
+ Nạn kinh nạn 1: “Trong 12 kinh đều có mạch động” (động mạch) những nơi động mạch đi qua nông như động mạch quay (Kinh phế), động mạch khoeo (Kinh bàng quang), động mạch cánh tay ở hố nách (Kinh Tâm) động mạch chảy sâu trong ống gót (Kinh thận)…
+ Châm cứu Đại thành kể: “Thời Vương Măng (thế kỷ I sau Công nguyên) bát được Dịch Nghĩa Đảng, Vương Tôn Khánh sai quan thái y và bọn đồ tể mổ ra cân đo 5 tạng, lấy lạt tre thông đường mạch đề biết nơi tận cùng nơi bắt đầu”.
-  Sự lan truyền cảm giác đắc khí phần lớn trùng hợp với hướng đi của dây thần kinh: Châm Nội quan lan tới ngón tay giữa, châm Bát liêu lan xuống đùi – gót, Châm Cực tuyền lan xuống mặt trong cánh tay…
-  Đã xác định được rằng mỗi lần châm cứu sẽ làm tăng tiết Corticoide của thượng thận và Endorphine của não…
-  Có thể dùng các học thuyết về thần kinh để dịch, và thời sinh học để giải thích được khá nhiều hiện tượng của châm cứu.

c/ Giá trị của học thuyết Kinh lạc:
Từ gợi ý ban đầu của hệ thống mạch máu, người xưa đã xây dựng nên học thuyết kinh lạc cách đây hơn 2.500 năm. Dần dần được bổ sung thêm vào các đời sau thành dạng như chúng ta thấy ngày nay: Huyệt, đường đi, các kinh mạch, hội chứng bệnh, các thủ thuật điều trị, các phương chọn huyệt…Nhưng nếu muốn tìm cơ sở vật chất của nó thì không ngoài hệ thần kinh và tuần hoàn. Vậy giá trị của học thuyết kinh lạc ra sao:
-  Nói cơ sở vật chất của hệ kinh lạc nên tìm ở hệ thần kinh mà hệ tuần hoàn không có nghĩa là học thuyết kinh lạc bằng hệ thần kinh + hệ tuần hoàn. Và từ cùng một xuất phát điểm torng hơn hai ngàn (2000) năm qua nền y học đã đi theo hai hướng khác nhau đông y là Lâm sàng, quy nạp; Tây y là thực nghiệm, phân tích. Trong hiện tại và tương lai gần chưa có thể hợp nhất hai nền y học lại được.
-  Học thuyết kinh lạc được tiếp tục xây dựng trên một nền quan át lâm sàng vô cùng phong phú và tinh tế, trên tác dụng chữa bệnh bằng châm cứu có hiệu quả cao trong hàng nghìn năm qua.
-  Để có thể kế thừa trọn vẹn hiệu quả chữa bệnh bằng châm cứu không còn cách nào khác là nắm vững học thuyết kinh lạc. Hệ kinh lạc và học thuyết kinh lạc vẫn giữ nguyên giá trị trong môn châm cứu học và nó vẫn tiếp tục đề tài nghiên cứu vô cùng hấp dẫn.







Tên
Vị tri
Tác dụng
Thao tác
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Ấn đường Ngoài kinh
Giữa đầu trong 2 cung lông mày
Nhức đầu, hạ sốt
Châm sâu 0,5cmChâm nặn máu
2. Bách hội Mạch đốc
2. Bách hội Mạch đốc
Nhức đầu, ù tai, sa trực tràng, sa sinh dục, trĩ, mất ngủ, cao huyết áp.
Châm nghiêng 0,5cm
3. Dương bạch Kinh đờm
Từ giữa cung lông mày đo lên trên một thốn.
Nhức đầu, liệt dây VII ngoại biên, chắp lẹo, viêm màng tiếp hợp.
Châm nghiêng xuống dưới 0,5-1cm
4. Đại nghinh Kinh vị
Gốc hàm dưới đo ra trước 1,3 thốn phía trước cơ nhai
Liệt dây VII, đau răng, câm
Châm nghiêng 0,5-1cm về phía sau
5. Đầu duy Kinh vị
Góc trán trên, khớp giữa X. trán và X. đỉnh
Nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ.
Châm nghiêng 0,5cm
6. Địa thương Kinh vị
Khóe miệng đo ngang ra 0,4 thốn, trên cơ vòng môi.
Liệt dây VII, chảy nước dãi.
Châm nghiêng hướng ra phía tai sâu 2cm
7. Đồng tử liêu Kinh tam tiêu
Cách khóe mắt ngoài 0,5 thốn tương đương với bờ ngoài ổ mắt.
Viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo liệt dây VII ngoại biên
Châm nghiêng 0,5cm
8. Ê phong Kinh tam tiêu
Ấn trái tai xuống là huyệt, ở chỗ trũng giữa X. chũm và ngành lên X. hàm dưới.
Tai ù, điếc, liệt dây VII đau răng, lao hạch, viêm tuyến mang tai,
Châm sâu 1-2cm
9. Giáp Xa Kinh vị
Từ địa thương đo ra sau 2 huyệt trên cơ nhai.
Liệt dây VII, đau răng, đau thân kinh V, co cứng cơ nhai
Châm sâu 0,5-1cm
10. Hạ quan Kinh vị
Hõm khớp thái dương hàm, ngang nắp tai.
Tai ù, điếc, đau tai, đau răng, viêm khớp thái dương hàm
Châm sâu 0,5-1cm
11. Hạ quan hạ Ngoài kinh
Dưới hạ quan 0,5 thốn.
Hen phế quản, khó thở, đau răng.
Châm sâu 0,5-2cm
12. Hoa Liêu Kinh đại trường
Từ nhân trung đo ra 0,5 thốn.
Ngạt mũi, chảy máu cam, liệt dây VII
Châm sâu 0,5-0,7cm
13. Liêm tuyền Mạch nhâm
Giữa cổ, giữa đường nối đỉnh sụn giáp với bờ dưới X. hàm dưới.
Viêm họng, suyển , cảm, bướu cổ.
Châm xiêng hướng về cuống lưỡi 0,5-1cm
14. Nghinh hương Kinh đại trường
Phía ngoài chân cánh mũi 2/10 thốn
Ngạt mũi, chảy máu cam, phù mặt, liệt dây VII
Châm sâu 0,5-1cm
15. Nhân trung Mạch đốc
1/3 rãnh nhân trung.
Sốt cao co giật, động kinh, hôn mê, liệt dây VII
Châm sâu 0,3-0,5cmChâm nặn máu
16. Nhĩ môn
Ngang trước trên nắp tai
Ù tai, liệt dây VII, đau răng.
Châm sâu 0,3-0,5cm
17. Ngư yêu Ngoài kinh
Giữa cung lông mày, thẳng đồng tử lên.
Nhức đầu, liệt dây VII ngoại biên, chắp lẹo
Châm sâu 0,5cm
18. Phong phủ Mạch đốc
Khe giữa xuống chấm cổ 1.
Nhức đầu, cứng gáy, chảy máu cam.
Châm sâu 0,5cm
19. Phong trì Kinh đởm
Từ phong thủ đo ra 2 thốn ở giữa nguyên ủy cơ thang và ức đòn chũm.
Nhức đầu, hoa mắt, đau cổ gáy, sốt cao.
Châm về hướng mắt bên kia sâu 1-1,5cm
20. Quyền liêu Kinh tiểu trường
Chỗ lõm dưới xương gò má.
Liệt dây VII, đau răng, viêm xoang hàm.
Châm sâu 1cm
21.Thái dương Ngoài kinh
Cách đuôi mắt ngoài 1 thốn.
Nhức đầu, đau mắt.
Châm nghiêng 0,5cm
22. Thừa tương Mạch nhâm
Chỗ trũng chính giữa phía dưới môi dưới
Ngất, trụy mạch, liệt dây VII, đau răng
Châm sâu 0,5-1cm
23. Thính cung Kinh tiểu trường
Ngang trước giữa nắp tai.
Ù tai, điếc, viêm tai
Châm sâu 0,3-0,5cm
24. Thính hội Kinh đởm
Ngang trước dưới nắp tai.
Điếc, đau răng, liệt dây VII
Châm sâu 0,3-0,5cm
25. Thông thiên Kinh bàng quang
Trước bách hội 1 thốn đo ra ngoài 1,5 thốn
Nhức đầu, hoa mắt, ngạt mũi, chảy máu cam.
Châm nghiêng 0,3-0,5cm
26. Toán trúc Kinh bàng quang
Dầu trong cung lông mày, thẳng tinh minh lên
Nhức đầu, đau xoang trán, viêm màng tiếp hợp, liệt dây VII.
Châm sâu 0,5cm xiên xuống tinh minh
27. Tinh minh Kinh bàng quang
Cách khóe mắt trong 2mm
Viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, liệt dây VII chắp lẹo.
Châm sâu 0,3cm
28. Ty trúc không Kinh tam tiêu
Tận cùng phía ngoài đuôi lông mày.
Nhức đầu, viêm màng tiếp hợp.
Châm sâu 0,3-0,5cm
29. Thừa khấp Kinh vị
Từ mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, trên rãnh dưới ở mắt.
Liệt dây VII, Động kinh, chóng mặt, viêm màng tiếp hợp,viêm tuyến lệ,liệt dây VII.
Châm nghiêng 0,3-0,5cm tránh châm vào nhãn cầu.
Tên
Vị tri
Tác dụng
Thao tác
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Cấp mạch Kinh can
Khúc cốt đo ra ngoài 2,3 thốn
Đau vùng hạ vị, đau tinh hoàn, bể kim
Châm sâu 0,5-1cm
2. Chương môn Kinh can
Tận cùng xương sườn 11
Nôn mửa, tieu chảy, đau mạng sườn, viêm tuyến vú, hen.
Châm nghiêng 0,5-1cm
3. Cự khuyết Mạch nhâm
Từ rốn đo lên 6 thốn
Đau vùng tim, nôn mửa ợ chua, ợ hơi, hồi hộp
Châm nghiêng 0,5-1cm
4. Cưu vĩ Mạch nhâm
Trên cự khuyết 1 thốn
Như Cự khuyết
Châm nghiêng 0,5-1cm
5. Du phủ Kinh thận
Huyệt ở bờ dưới xương đòn, cách giũa xương ức 2 thốn.
Hen suyễn, tức ngực khó thở, nôn mửa.
Châm sâu 0,5-1cm
6. Đại bao kinh tỳ
Khe liên sườn 6 và đường nách giữa
Đau liên sườn, khó thở, mỏi các khớp xương.
Châm nghiêng 0,5-1cm
7. Đại hoành Kinh tỳ
Cách ngang rốn 4 thốn
Đầy bụng, viêm đại tràng.
Châm sâu 0,5-1cm
8. Đản trung Mạch nhâm
Giữa xương ức và liên sườn 4
Tức ngực, khó thở, đau vùng dưới tim, viêm tuyến vú, nôn nấc
Châm nghiêng 0,5-1cm 
9. Hoang du Kinh thận
Cách ngang rốn 0,5 thốn
Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.
Châm 0,5-1cm
10.Hội âm Mạch nhâm
Giữa khoảng cách bờ dưới cơ quan sinh dục tới hậu môn
Viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều, di tinh, bí tiểu tiện
Châm sâu 0,5-1cm
11. Khí Hả iMạch nhâm
Dưới rốn 1,5 thốn, trên đường trắng giữa
Đau hạ vị, đái dầm, di tinh, cứu để chữa trụy mạch, hạ huyết áp.
Châm sâu 0,5-1cm 
12. Kinh môn Kinh đởm
Đầu chốt xương sườn 12
Sôi bụng, tiêu chảy, đau mạng sườn
Châm nghiêng 0,5-1cm
13. Khúc cốt Mạch nhâm
Khe liên sườn 6 và đòn giữa xương đòn
Bí tiểu tiện, tiểu dắt, đau vùng hạ vị, cơn co tử cung
Châm sâu 0,5-1cm
14. Kỳ môn Kinh can
Khe liên sườn 7 và đòn giữa xương đòn
Đầy bụng, ngực sườn đầy tức, sốt rét, hoa mắt, chóng mặt.
Châm sâu 0,5-1cm
15. Nhật nguyệt Kinh đởm
Thẳng dưới rốn 3 thốn
Đau mạng sườn, ợ hơi, nấc, hoàng đản
Châm sâu 0,5-1cm
16. Quan nguyên Mạch nhâm
Thẳng dưới rốn 3 thốn
Như khí hải  
Châm nghiêng 0,5-1cm
17. Quy lại Kinh vị
Từ trung cực đo ra 2 thốn
Đau vùng tinh hoàn, hạ vị, đau bụng kinh, khí hư, viêm phần phụ
Châm sâu 1-1,5cm
18. Thuần khuyết Mạch nhâm
Rốn
Đầy bụng, sôi bụng, tiêu lỏng
Cứu – không châm
19. Thiên khu Kinh vị
Rốn đo ngang ra 2 thốn
Đầy bụng, sôi bụng, ăn chậm tiêu
Châm sâu 1-1,5cm
20. Thiên đột Mạch nhâm
Giữa hõm ức
Viêm họng, viêm phế quản, hen, khó thở, nấc.
Châm nghiêng xuống dưới 1-1,5cm
21. Thiên trì Kinh tâm bào
Phía ngoài núm vú 1 thốn, trên khe liên sườn 4
Đau liên sườn, tức ngực
Châm sâu 0,3-0,5cm
22. Trung phủ Kinh phế
Khe liên sườn 2 gặp rãnh đòn tại ngực, dưới xương đòn 1 thốn
Ho, hen, khó thở, viêm quanh khớp vai, viêm tuyến vú.
Châm sâu 0,5-1cm
23. Trung quản Mạch nhâm
Từ rốn đo thẳng lên 4 thốn
Đau da đầu, nôn nấc, ợ hơi ợ chua
Châm nghiêng 1-1,5cm
24. Trung cực Mạch nhâm
Giữa bờ trên khớp mu (khuc cốt) đo lên 1 thốn
Di tinh, đái dắt, đau buốt, đau vùng hạ vị.
Châm nghiêng 1-1,5cm
25. U Môn Kinh thận
Từ cự khuyết ngang ra 0,5 thốn
Đau bụng, nôn, tiêu chảy
Châm sâu 0,5-1cm
Tên
Vị tri
Tác dụng
Thao tác
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Bát liêuKinh B.quang
Mỗi bên 4 huyệt, 2 bên 8 huyệt ứng với 8 lỗ cùng Thượng liêu: lỗ cùng 1, giữa khoảng cách từ tiểu trường du đến cột sống.Thứ liêu: lỗ cùng 2Trung liêu: lỗ cùng 3, hạ liêu lỗ cùng 4
Đau thần kinh hông to, đau vùng cùng cụt, thống kinh, bí đái, táo bón, cơn co tử cung    
Châm vào lỗ cùng sâu 1-1,5cm     
2. Bàng quang duKinh B.quang
Khe đốt sống S5-S3 đo ngang ra 1,5 thốn
Đau đám rối thần kinh cùng, bí tiểu, tiểu dắt.
Châm sâu 1-1,5cm
3. Cách duKinh B.quang
Khe đốt sống D7-D8 đo ra 1,5 thốn
Nôn mửa, nấc, thiếu máu, ăn không tiêu, ho, mồ hôi trộm, sốt âm ỉ.
Châm sâu 0,5-1cm
4. Can duKinh B.quang
Khe đốt sống D9-D10 đo ra 1,5 thốn
Đau lưng, đau mạng sườn, cao huyết áp, đau dạ dày, chảy máu cam, động kinh
Châm sâu 0,5-1cm
5. Cao hoangKinh B.quang
Từ khe đót sống D4-D5 đo ra 3 thốn
Ho, khó thở, ho ra máu, sốt âm ỉ, ra mồ hôi trộm.
Châm sâu 0,5-1cm
6. Chí thấtKinh B.quang
Từ khe đốt sống L2-L3 đo ra 3 thốn
Di tinh, liệt dương, bí tiểu tiện, phù, đau lưng.
Châm sâu 1-1,5cm
7. Cự liêuKinh đởm
Giữa gai chậu trước trên và đỉnh cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi
Đau thần kinh lưng, viêm khớp háng.
Châm sâu 1,5cm
8. Dương quanMạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt sống L4-L5
Đau thắt lưng, tiêu chảy.
Châm sâu 1cm
9. Đại chùyMạch đốc
Giữa 2 gai đốt sống C7-D1 
Sốt cao, sốt rét cảm mạo, đau cổ gáy ho suyển, động kinh
Châm sâu 1cm  
10. Đại trữKinh B.quang
Giữa khe đốt sống D1-D2 ra 1,5 thốn
Ho sốt, đau vai gáy
Châm sâu 0,5-1cm
11. Đại trường duKinh B.quang
Khe đốt sống L4-L5 đo ra 1,5 thốn
Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, tiêu chảy táo bón.
Châm sâu 1-1,5cm
12. Đốc duKinh B.quang
Khe đốt sống D6-D7 đo ra 1,5 thốn
Sốt, đau vùng tim, khó thở, tức ngực, đau lưng, sôi bụng.
Châm sâu 0,5-1cm 
13. Đởm duKinh B.quang
Khe đốt sống D10-D11 đo ra 1,5 thốn
Vàng da, đắng miệng, sốt rét, đau ngực sườn.
Châm sâu 0,5-1cm
14. Kiên tinhKinh đởm
Giữa đường nối đại chùy và kiên ngung
Đau cổ gáy, viêm quanh khớp vai, viêm tuyến vú.
Châm sâu 0,5-1cm
15. Kiên trinhKinh tiểu trường
Cách tận cùng trên nếp lằn nách sau 1 thốn 
Viêm khớp vai, liệt chi trên, điếc. 
Châm sâu 1-1,5cm
16. Kiên trung duKinh tiểu trường
Cách đại chùy 2 thốn trên đường nối với kiên tinh
Viêm phế quản, ho suyễn, đau cổ gáy.
Châm sâu 0,5-1cm
17. Kiên ngoại duKinh tiểu trường
Từ đốt sống D1 ra 3 thốn
Đau vai gáy.
Châm sâu 0,5-1cm
18. Khí suyễnNgoài kinh
Từ đốt sống C7 đo ngang ra 2 thốn
Chữa hen suyển 
Châm sâu 0,3-0,5cm
19. Mệnh mônMạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt sống L2-L3
Đau thắt lưng, đái dầm, di tinh
Châm sâu 0,5-1cm
20. Nhu duKinh tiểu trường
Chỗ lõm đường đầu tận cùng gai x.bả vai, thẳng nếp nách sau vai
Viêm quanh khớp vai, liệt chi trên.
Châm sâu 1-1,5cm
21. Phế duKinh B.quang
Khe đốt sống D3-D4 đo ra 1,5 thốn 
Ho, khó thở, tức ngực, sốt âm ỉ, viêm tuyến vú, lẹo.
Châm sâu 0,5-1cmChâm nặn máu
22. Phong mônKinh B.quang
Khe đốt sống D2-D3 ra 1,5 thốn
Ho, sốt, đau vai gáy
Châm sâu 0,5-1cm
23. Quyết âm duKinh B.quang
Khe đốt sống D4-D5 đo ra 1,5 thốn
Mất ngủ, hay quên, ho, mộng tinh, động kinh, hồi hộp.
Châm sâu 0,5-1cm
24. Suyển tứcNgoài kinh
Từ C7 đo ra 1 thốn
Ho suyển, khó thở
Châm sâu 1cm
25. Tâm duKinh B.quang
Khe đốt sống D5-D6 đo ra 1,5 thốn
Mất ngủ, hồi hộp, vật vã, mộng tinh, động kinh.
Châm sâu 0,5-1cm
26. Tam tiêu duKinh B.quang
Khe đốt sống L1-L2 đo ra 1,5 thốn 
Đầy bụng, sôi bụng, phù, nôn, đau lưng 
Châm sâu 1-1,5cm 
27. Thận duKinh B.quang
Khe đốt sống L2-L3 đo ra 1,5 thốn
Di tinh , liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, ú tai, đau thắt lưng.
Châm sâu 1-1,5cm
28. Thân trụMạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt L3-L4
Ho, hen suyễn, động kinh
Châm sâu 0,5-1cm
29. Thiên tôngKinh tiểu trường
Giữa bả vai, ngang kho đốt sống D4-D5
Đau lưng, viêm quanh khớp vai, viêm tuyến vú
Châm sâu 1-1,5cm
30. Tiểu trường duKinh B.quang
Khe đốt sống S1-S2 ra 1,5 thốn đại trường du xuống 2 thốn
Di tinh, tiểu dắt, khí hư, lỵ
Châm sâu 1-1,5cm
31. Trường Cường      Mạch đốc
Đầu chót xương cụt  
Trỉ, choáng ngất  
Châm xiên 0,5-1cm
32. Tỳ du      Kinh B.quang
Khe đốt sống D11-D12 đo ra 1,5 thốn
Đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, vàng da.
Châm sâu 0,5-1cm
33. Vị du      Kinh B.quang
Khe đốt sống D12-L1 ra 1,5 thốn
Đau dạ dày, nôn mửa, ăn kém.
Châm sâu 1-1,5cm
34. Yêu nhãn      Ngoài kinh
Chỗ lõm 2 bên thắt lưng, cách L4 3,8 thốn, đầu trên của khớp cùng chậu.
Đau thắt lưng cùng, viêm cột sống, dính khớp, đau hạ vị.
Châm nghiêng1-1,5cm
Tên
Vị tri
Tác dụng
Thao tác
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Bát liêu Kinh B.quang
Mỗi bên 4 huyệt, 2 bên 8 huyệt ứng với 8 lỗ cùng Thượng liêu: lỗ cùng 1, giữa khoảng cách từ tiểu trường du đến cột sống.Thứ liêu: lỗ cùng 2Trung liêu: lỗ cùng 3, hạ liêu lỗ cùng 4
Đau thần kinh hông to, đau vùng cùng cụt, thống kinh, bí đái, táo bón, cơn co tử cung    
Châm vào lỗ cùng sâu 1-1,5cm     
2. Bàng quang du Kinh B.quang
Khe đốt sống S5-S3 đo ngang ra 1,5 thốn
Đau đám rối thần kinh cùng, bí tiểu, tiểu dắt.
Châm sâu 1-1,5cm
3. Cách du Kinh B.quang
Khe đốt sống D7-D8 đo ra 1,5 thốn
Nôn mửa, nấc, thiếu máu, ăn không tiêu, ho, mồ hôi trộm, sốt âm ỉ.
Châm sâu 0,5-1cm
4. Can du Kinh B.quang
Khe đốt sống D9-D10 đo ra 1,5 thốn
Đau lưng, đau mạng sườn, cao huyết áp, đau dạ dày, chảy máu cam, động kinh
Châm sâu 0,5-1cm
5. Cao hoang Kinh B.quang
Từ khe đót sống D4-D5 đo ra 3 thốn
Ho, khó thở, ho ra máu, sốt âm ỉ, ra mồ hôi trộm.
Châm sâu 0,5-1cm
6. Chí thất Kinh B.quang
Từ khe đốt sống L2-L3 đo ra 3 thốn
Di tinh, liệt dương, bí tiểu tiện, phù, đau lưng.
Châm sâu 1-1,5cm
7. Cự liêu Kinh đởm
Giữa gai chậu trước trên và đỉnh cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi
Đau thần kinh lưng, viêm khớp háng.
Châm sâu 1,5cm
8. Dương quan Mạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt sống L4-L5
Đau thắt lưng, tiêu chảy.
Châm sâu 1cm
9. Đại chùy Mạch đốc
Giữa 2 gai đốt sống C7-D1 
Sốt cao, sốt rét cảm mạo, đau cổ gáy ho suyển, động kinh
Châm sâu 1cm  
10. Đại trữ Kinh B.quang
Giữa khe đốt sống D1-D2 ra 1,5 thốn
Ho sốt, đau vai gáy
Châm sâu 0,5-1cm
11. Đại trường du Kinh B.quang
Khe đốt sống L4-L5 đo ra 1,5 thốn
Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, tiêu chảy táo bón.
Châm sâu 1-1,5cm
12. Đốc du Kinh B.quang
Khe đốt sống D6-D7 đo ra 1,5 thốn
Sốt, đau vùng tim, khó thở, tức ngực, đau lưng, sôi bụng.
Châm sâu 0,5-1cm 
13. Đởm du Kinh B.quang
Khe đốt sống D10-D11 đo ra 1,5 thốn
Vàng da, đắng miệng, sốt rét, đau ngực sườn.
Châm sâu 0,5-1cm
14. Kiên tinh Kinh đởm
Giữa đường nối đại chùy và kiên ngung
Đau cổ gáy, viêm quanh khớp vai, viêm tuyến vú.
Châm sâu 0,5-1cm
15. Kiên trinh Kinh tiểu trường
Cách tận cùng trên nếp lằn nách sau 1 thốn 
Viêm khớp vai, liệt chi trên, điếc. 
Châm sâu 1-1,5cm
16. Kiên trung du Kinh tiểu trường
Cách đại chùy 2 thốn trên đường nối với kiên tinh
Viêm phế quản, ho suyễn, đau cổ gáy.
Châm sâu 0,5-1cm
17. Kiên ngoại du Kinh tiểu trường
Từ đốt sống D1 ra 3 thốn
Đau vai gáy.
Châm sâu 0,5-1cm
18. Khí suyễn Ngoài kinh
Từ đốt sống C7 đo ngang ra 2 thốn
Chữa hen suyển 
Châm sâu 0,3-0,5cm
19. Mệnh môn Mạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt sống L2-L3
Đau thắt lưng, đái dầm, di tinh
Châm sâu 0,5-1cm
20. Nhu du Kinh tiểu trường
Chỗ lõm đường đầu tận cùng gai x.bả vai, thẳng nếp nách sau vai
Viêm quanh khớp vai, liệt chi trên.
Châm sâu 1-1,5cm
21. Phế du Kinh B.quang
Khe đốt sống D3-D4 đo ra 1,5 thốn 
Ho, khó thở, tức ngực, sốt âm ỉ, viêm tuyến vú, lẹo.
Châm sâu 0,5-1cmChâm nặn máu
22. Phong môn Kinh B.quang
Khe đốt sống D2-D3 ra 1,5 thốn
Ho, sốt, đau vai gáy
Châm sâu 0,5-1cm
23. Quyết âm du Kinh B.quang
Khe đốt sống D4-D5 đo ra 1,5 thốn
Mất ngủ, hay quên, ho, mộng tinh, động kinh, hồi hộp.
Châm sâu 0,5-1cm
24. Suyển tức Ngoài kinh
Từ C7 đo ra 1 thốn
Ho suyển, khó thở
Châm sâu 1cm
25. Tâm du Kinh B.quang
Khe đốt sống D5-D6 đo ra 1,5 thốn
Mất ngủ, hồi hộp, vật vã, mộng tinh, động kinh.
Châm sâu 0,5-1cm
26. Tam tiêu du Kinh B.quang
Khe đốt sống L1-L2 đo ra 1,5 thốn 
Đầy bụng, sôi bụng, phù, nôn, đau lưng 
Châm sâu 1-1,5cm 
27. Thận du Kinh B.quang
Khe đốt sống L2-L3 đo ra 1,5 thốn
Di tinh , liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, ú tai, đau thắt lưng.
Châm sâu 1-1,5cm
28. Thân trụ Mạch đốc
Giữa 2 gai sau đốt L3-L4
Ho, hen suyễn, động kinh
Châm sâu 0,5-1cm
29. Thiên tông Kinh tiểu trường
Giữa bả vai, ngang kho đốt sống D4-D5
Đau lưng, viêm quanh khớp vai, viêm tuyến vú
Châm sâu 1-1,5cm
30. Tiểu trường du Kinh B.quang
Khe đốt sống S1-S2 ra 1,5 thốn đại trường du xuống 2 thốn
Di tinh, tiểu dắt, khí hư, lỵ
Châm sâu 1-1,5cm
31. Trường Cường Mạch đốc
Đầu chót xương cụt  
Trỉ, choáng ngất  
Châm xiên 0,5-1cm
32. Tỳ du Kinh B.quang
Khe đốt sống D11-D12 đo ra 1,5 thốn
Đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, vàng da.
Châm sâu 0,5-1cm
33. Vị du Kinh B.quang
Khe đốt sống D12-L1 ra 1,5 thốn
Đau dạ dày, nôn mửa, ăn kém.
Châm sâu 1-1,5cm
34. Yêu nhãn      Ngoài kinh
Chỗ lõm 2 bên thắt lưng, cách L4 3,8 thốn, đầu trên của khớp cùng chậu.
Đau thắt lưng cùng, viêm cột sống, dính khớp, đau hạ vị.
Châm nghiêng1-1,5cm
Tên
Vị tri
Tác dụng
Thao tác
(1)
(2)
(3)
(4)
1. Âm cốc Hợp Kinh thận
Đầu trong nếp gấp kheo chân, xâu lồi cầu xương chầy
Đau bụng dưới, liệt dương, tiểu ra máu, đau khớp gối
Châm sâu 0,5-1cm 
2. Âm lăng tuyền Hợp kinh tỳ
Vuốt dọc bờ sau trong xương chày tới dưới mâm chày, đối diện với dương lăng tuyền
Đầy bụng, phù, hoàng hản, bí đái, tiêu chảy, thống kinh, đau khớp gối
Châm sâu 1-1,5cm
3. Âm bạch Tinh Kinh tỳ
Cách 2mm góc trong chân móng ngón chân cái
Đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh, co giật
Châm sâu 0,3-0,5cm
4. Bát phong Ngoài kinh
Tận cùng kẻ liên ngón chân về phía mu chân
Đau khớp bàn ngoài chân, cước
Châm nghiêng về phía bàn chân 0,7-1cm
5. Chí âm Tinh Kinh bàng quang
Cách 2mm góc ngoài chân móng ngón chân út
Khó đẻ, rau thai không xuống, nhức đầu, ngạt mũi, chảy máu cam, đau mắt

6. Côn lôn Kinh Kinh bàng quang
Chỗ lõm ngang sau mắt cá ngoài xương 
Nhức đầu, đau vùng gáy, hoa mắt, chảy máu cam, đau thần kinh hông to, khó đẻ
Châm sâu 0,5-0,7cm  
7. Công tôn Lạc Kinh tỳ
Chân đốt bàn chân 1 lùi về phía gan chân, trên huyệt Thái bạch 1 thốn
Nôn mửa, đau thượng vị, đau bàn chân, tiêu chảy, lỵ
Châm sâu 0,5-0,7cm
8. Dũng tuyền Tinh Kinh thận
Chỗ lõm giữa 2 mối cơ gan thân trong va gan chân ngoài
Bí tiểu tiện, táo bón, trẻ em co giật, quyết lạnh
Châm sâu 0,5 – 1cm
9. Dương lăng tuyền Hợp kinh đởm
Chỗ lõm giữa đầu trên xương chày và xương mác.
Đau thần kinh tọa, liệt nửa người, liệt chi dưới, đau ½ bên người, nôn mửa, trẻ em co giật
Châm sâu 1-1,5cm
10. Dương giao Kinh đởm
Từ mắc cá ngoài xương chày đo lên 7 thốn trên đường nối với đương lăng tuyền.
Ngực sườn đau tức, đau khớp gối
Châm sâu 1-1,5cm
11. Dương phụ Kinh đởm
Từ mắc cá ngoài đo lên 4 thốn trên đường nối với đương lăng tuyền.
Đau ½ đầu, đau vai gáy, đau thần kinh hông to, lao hạch, sốt rét
Châm sâu 1-1,5cm
12. Đại đô huỳnh Kinh tỳ
Chỗ lõm phía trên trong chân ngón các
Đầy bụng, đau bụng, sốt không ra mồ hôi 
Châm sâu 0, 5cm
13. Đại đôn tinh Kinh can
Cách 2mm góc chân ngoài móng cái
Viêm màng tinh hoàn, tiểu ra máu, tiểu dầm
Châm sâu 0,5-0,7cm
14. Đại chung Lạc Kinh thận
Từ dưới thái khê ½ thốn, đo ra sau 0,4 thốn
Ho ra máu, đau bụng, hen
Châm sâu 1-1,5cm
15. Địa cơ khích Kinh tỳ
Từ âm lăng tuyền đo xuống 3 thốn
Tức ngực, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều, di tinh, bí tiểu tiện, đau bụng
Châm sâu 0,5cm
16. Độc tỵ Kinh vị
Chỗ lõm dưới ngoài xương bánh chè
Di tinh, bí tiểu tiện, đau bụng, đau khớp gối
Châm sâu 1cm
17. Giải khê Kinh vị
Trên lằn chỉ cổ chân, giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và duỗi riêng ngón cái
Đầy bụng, táo bón, co giật, đau thần kinh tọa, nhức đầu
Châm sâu 0,5-1cm
18. Hãm cốc Du Kinh vị
Từ giải khê đo xuống 3 thốn, giữa xương đốt bàn chân 2-3
Đau răng, liệt dây VII, chảy máu cam, đầy bụng, tiêu chảy
Châm sâu 0,5-1cm
19. Hành gian Huỳnh kinh can
Kẻ ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn
Đa kinh, viêm niệu đạo, tiểu dắt, cao huyết áp, nhức đầu, viêm màng tiếp hợp
Châm sâu 0,5-1cm
20. Hiệp khê Huỳnh Kinh đởm
Kẻ ngón chân 4-5 đo lên 1,5 thốn
Nhức đầu, hoa mắt, ù tai, sốt, đau màng sườn
Châm sâu 4-6cm
21. Hoàn Khiêu Kinh đởm
Lõm phía sau mấu chuyển lớn xương đùi, trên cơn mông to
Đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, đau nửa người, nôn mửa, trẻ em co giật
Châm sâu 1-1,5cm 
22. Huyền chung Kinh đởm
Từ mắc cá ngoài đo lên 3 thốn trên đường nối với dương lăng tuyền
Liệt ½ người, đau ½ người, ngực đầy tức, đau thần kinh hông to
Châm sâu 1-1,5cm
23. Huyết hải Kinh tỳ
Góc trong xương bánh chè đo lên 2 thốn
Kinh huyệt không đều, rong kinh, dị ứng, đau khớp gối, đau thần kinh đùi
Châm sâu 0,5-1cm
24. Kim môn Khích Kinh bàng quang
Sau dưới lồi củ xương đốt bàn V
Nhức đầu, đau gáy, động kinh, co giật trẻ em, thấp khớp
Châm sâu 0,5-0,7cm
25. Kinh cốt Nguyên kinh bàng
Trước trên lồi củ xương đốt bàn V
Động kinh, nhức đầu, đau lưng, đau bàn gót chân
Châm sâu 0,5-1cm
26. Khâu khư Nguyên Kinh đởm
Chỗ lõm trước trong mắt cá ngoài xương mác
Đau cổ chân, đau thần kinh tọa, đau ngực, sườn, sốt rét
Châm sâu 0,5-1cm
27. Khúc tuyền Hợp Kinh can
Tận cùng nếp gấp trong kheo chân khi gấp cẳng chân 900
Đau, ngứa vùng hạ, vị, viêm, viêm âm đạo, bí tiểu tiện, di tinh
Châm sâu 1-1,5cm
28. Lãi câu Lạc Kinh can
Từ mắc cá trong xương chày đo lên 5 thốn, sát bờ sau trong xương chày
Kinh huyệt không đều, đau h5 vị, đau tinh hoàn, bí tiểu tiện
Châm sâu 1-1,5cm
29. Lệ Đoài Tinh Kinh vị
Cách 2mm góc ngoài chân móng ngón 2
Nhức đầu, liệt dây VII, chảy máu cam, sốt đầy bụng
Châm sâu 0, 3cm
30. Lương khâu Khích kinh vị
Từ góc ngoài xương bánh chè đo lên 2 thốn
Đau dạ dày, tiêu chảy, viêm tuyến vú, đau khớp gối
Châm sâu 1-1,5cm
31. Ngoại khâu Khích kinh đởm
Từ dương giao đo ra sau 1 khoát ngón tay trỏ
Đau thần kinh hông to, đau vai gáy, đau ngực sườn
Châm sâu 1-1,5cm
32. Nhiên cốc Huỳnh kinh thận
Chỗ lõm phía dưới trước xương sên
Kinh huyệt không đều, di tinh, ho ra máu, tiều chảy, co giật, đau cổ chân
Châm sâu 0,5-1cm
33. Nội đình Huỳnh Kinh vị
Kẻ ngón chân 2-3 đo lên 0,5 thốn và phía mu chân
Đau răng, liệt dây VII, chảy máu cam, sốt cao, đau bàn chân, tiêu chảy
Châm sâu 0,5-1cm
34. Phi dương Lạc Kinh bàng quang
Côn lôn đo thẳng lên 7 thốn
Đau lưng, nhức đầu, hoa mắt, chảy máu cam
Châm sâu 1-1,5cm
35. Phong long Lạc Kinh vị
Từ túc tam lý đo xuống 5 thốn đo ra sau 1 khoát
Đau thượng vị, suyễn, đờm nhiều, đau thần kinh hông to, chóng mặt nhức đầu
Châm sâu 1-2cm
36. Phụ dương Kinh bàng quang
Côn lôn đo thẳng lên 3 thốn
Đau lưng, đau đầu, đau gót chân
Châm sâu 1-2cm
37. Phục lưu Kinh Kinh thận
Trên thái khê 2 thốn
Tiêu chảy, đầy bụng, liệt chi dưới, ra mồ hôi trộm, bí tiểu tiện, phù, sốt không ra mồ hôi
Châm sâu 0,5-1cm
38. Quang minh Lạc kinh đởm
Từ mắc cá ngoài đo lên 5 thốn trên đường nối với dương lăng tuyền
Viêm màng tiếp hợp, trẻ em khóc đêm, viêm tuyến vú
Châm sâu 1-1,5cm
39. Thái bạch Du Nguyên kinh Tỳ
Chỗ lõm phía dưới trước xương đốt bàn chân 1 về phía gan chân
Đau bụng, nôn mửa, tê phù, cước, đau thượng vị, tiêu chảy
Châm sâu 0,5-0,7cm
40. Thái khê DuNguyên kinh Thận
Chỗ lõm sau mắt trong xương chầy
Ù tai, đau răng, hen suyễn, kinh huyệt không đều, di tinh, mất ngủ, đau thắt lưng
Châm sâu 0,5-0,7cm
41. Thái xung Du Nguyên kinh can
Kẻ ngón 1 và 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân
Đau tinh hoàn, tiểu dầm, bí tiểu, nhức đầu, cao huyết áp, viêm màng tiếp hợp mất ngủ, chóng mặt hoa mắt
Châm sâu 0,5-1cm
42. Tam âm giao Kinh tỳ
Từ mắc cá chân đo lên 3 thốn, cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, mất ngủ, bí tiểu
Châm sâu 1-1,5cm
43. Thông cốc Huỳnh kinh bàng quang
Chỗ lõm đầu dưới đốt 1 ngón 5
Dộng kinh ,chảy máu cam, nhức đầu, cứng gáy
Châm sâu 0,5cm
44. Thương khâu Kinh kinh tỳ
Chỗ lõm đầu dưới trước mắc cá trong xương chày
Đầy bụng, táo bón, trỉ, đau hạ vị, đau lưỡi, đau khớp cổ chân
Châm sâu 0,5cm
45. Thừa phù Kinh B.quang
Giữa nếp lằn mông
Đau thần kinh hông to, trĩ
Châm sâu 2-3cm
46. Thừa sơn Kinh B.quang
Giữa bắp chân, nơi hợp lại cơ sinh đôi
Đau thần kinh hông to, trĩ, chuột rút
Châm sâu 1-2cm
47. Thúc cốt du Kinh bàng quang
Chỗ lõm đầu dưới xương đốt bàn chân 5 phía ngoài bàn chân 
Động kinh, nhức đầu, đau lưng, đau gối
Châm sâu 0,5-1cm
48. Thùy tuyền Khích kinh thận
Dưới thái khê 1 thốn
Kinh nguyệt không đều, thống kinh, bí đái
Châm sâu 0,5-0,7cm
49. Túc tam lý Hợp Kinh vị
Từ độ tỵ đo xuống 3 thốn, cách mào chày 1 thốn
Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thần kinh hông to, liệt dây VII, sốt, làm cường tráng cơ thể ,/div>
Châm sâu 1-1,5cm
50. Túc lâm khấp Du kinh đởm
Kẻ ngón 4 và 5 đo lên 2 thốn
Viêm màng tiếp hợp, lao hạch, đau ngực sườn, viêm tuyến vú, sốt rét
Châm sâu 0,5-1cm
51. Túc khiếu âm Tinh kinh đởm
Cách 2mm góc ngoài chân móng ngón 4
Nhức ½ đầu, ù tai, đau thần kinh liên sườn, sốt cao
Châm sâu 0,3cm
52. Trung phong Kinh kinh can
Từ giữa cổ chân (giải khê) đo vào trong 1 thốn, trong gân cơ duỗi riêng ngón cái
Thống kinh, di tinh, đau vùng tinh hoàn, bí tiểu tiện
Châm sâu 0,5-1cm
53. Trung đô Khích Kinh can
Từ mắc cá trong đo lên 7 thốn sát bờ sau trong xương chày
Đau vùng tinh hoàn, tiểu ra máu, cơn đau dạ dày
Châm sâu 1-1,5cm
54. Uy trung Hợp Kinh bàng quang
Giữa nếp lằn kheo chân
Đau thắt lưng, đau thần kinh hông to, đau khớp gối, liệt ½ người, nôn mửa
Châm sâu 0,5-1cm
55. Xung dương Nguyên kinh vị
Từ giải khê đo xuống 1,5 thốn giữa xương đốt bàn 2-3
Liệt dây VII, đau răng, đau khớp bàn chân
Châm sâu 0,5c




  Học thuyết kinh lạc

Học thuyết kinh lạc



Kinh lạc là một cụm từ chuyên môn quen thuộc trong Y học cổ truyền. Đối với những người không học Y, cụm từ này nghe có vẻ lạ lẫm nhưng sự thực là kinh lạc hiện diện trong mỗi con người. Cùng Trung Y Đường tìm hiểu về kinh lạc


Kinh lạc là gì?

Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, Kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, cả trong, ngoài, trên, dưới  làm thành một hệ thống liên lạc khắp toàn thân.

Kinh lạc phân ra hai loại chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.




Theo Y học dân tộc kinh lạc và tạng phủ là những thành phần chính trong cơ thể con người. Giữa Kinh lạc và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết: Mỗi tạng hoặc mỗi phủ đều có  mối liên quan với một đường kinh, sự liên lạc giữa tạng phủ với nhau hoặc với tổ chức khác  đều phải thông qua Kinh lạc.


Toàn bộ hệ Kinh lạc gồm có:

Phần chính của hệ kinh lạc là 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc gộp lại thường gọi là 14 kinh.


1. Đường đi của Kinh lạc

Khí vận chuyển của các đường kinh theo trình tự nhất định. Khí bắt đầu từ trung tâm đi vào kinh Thủ thái âm phế lần lượt đi qua các kinh, cuối cùng tới kinh Túc quyết âm can rồi trở về kinh Thủ thái âm phế.

Năm 1978 Nguyễn Xuân Tiến, nhà nghiên cứu châm cứu đã giới thiệu một sơ đố đường tuần hành khí trong 12 kinh phù hợp với lý thuyết âm dương của Y học dân tộc.

Trong riêng từng đường kinh cuộc hành trình của khí cũng theo một quy tắc nhất định, nhìn tổng quát thì:

- 3 kinh âm ở tay bắt đầu từ ngực qua phía trong chi tới tay nối tiếp với 3 kinh dương ở tay.

- 3 kinh dương ở tay bắt đầu từ vùng bàn tay, đi lên mặt dưới cánh tay tới vùng đầu, nối với 3 kinh dương ở chân.

- 3 kinh dương ở chân bắt đầu từ đầu qua thân mình xuống chi dưới tới bàn chân nối tiếp 3 kinh âm ở chân.

- 3 kinh âm ở chân từ bàn chân qua mé trong chi dưới đi lên qua bụng tới ngực lại nối tiếp với 3 kinh âm ở tay.

Sự chuyển vận khí trong 12 đường kinh theo Y học cổ truyền thực hiện trong 24 giờ tức 1 ngày đêm. Từ 1-3 giờ khởi hành từ kinh Thủ thái âm phế để đến 22-24 giờ kinh Thủ quyết âm can để lại sang ngày sau nối tiếp với kinh phế.

Riêng hai đường mạch Nhâm đốc làm một vòng tuần hoàn đặc biệt theo trục đường chính giữa cơ thể.

- Mạch nhâm từ huyệt Hội âm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và Hậu môn theo đường chính giữa trước của bụng ngực đi lên tận cung ở huyệt Thừa tương giữa rãnh cằm môi, nối tiếp với mạch Đốc.

- Mạch Đốc từ huyệt Trường cường ở mõm dưới xương cùng theo đường chính giữa lưng đi thẳng lên đỉnh đầu qua phía trước đầu rồi tận cùng ở huyệt Ngân giao nơi hàm trên.


2. Tác dụng của đường kinh lạc:

Tác dụng sinh lý của Kinh lạc là: Vận hành khí huyết, nuôi âm dương, làm mềm gân xương, trơn các khớp (Nội kinh). Bên trong kinh lạc thuộc vào tạng hoặc phủ, bên ngoài liên lạc với các đốt toàn thân, làm lưu thông giữa ngoài (biểu) và trong (lý). Liên hệ toàn thân để duy trì chức năng bình thường của cơ thể con người.

Lúc ở trạng thái bệnh, kinh lạc có mối quan hệ với phát sinh và phát triển của bệnh, yếu tố phòng bệnh bên ngoài (Ngoại tả) xâm phạm vào cơ thể, nên sự bảo vệ của kinh lạc bị rối loạn thì tà khí đó có thể theo kinh lạc mà truyền vào tạng phủ.

Ngược lại tạng phủ có bệnh cũng có thể dọc theo đường kinh mà phản ánh tới vùng ngoài da tương ứng.

Dựa trên đặc điểm này mà người ta đã áp dụng kinh lạc trong chẩn đoán còn gọi là kinh lạc chẩn.

Thí dụ đường đi kinh Túc thiếu dương đởm thì người bệnh có triệu chứng đau mạng sườn, váng đầu hoa mắt miệng đắng có thể nghĩ tới bệnh của kinh Thiếu dương, lại căn cứ sự phân bổ các kinh tại đầu thì một chứng nhức đầu có thể phân biệt là: Đau đầu ở trán có liên quan đến kinh Dương minh. Đau bên đầu liên quan đến kinh Thiếu dương, đau ở chẩm gáy liên quan đến kinh Thái dương, đau ở đỉnh đầu liên quan đến mạch Đốc hoặc kinh Túc quyết âm.

Nhưng tác dụng quan trọng nhất của kinh lạc là áp dụng để điều trị và đã hình thành môn châm cứu. Trên 14 đường kinh có những điểm kích thích còn gọi là huyệt có tác dụng trị bệnh. Cho tới hiện nay trên 14 đường kinh có tất cả là 361 tên huyệt, kể cả các huyệt đôi thì Tổng cộng là 670 huyệt(Con số do bài viết đưa ra)


3. Tác dụng tổng quát trị bệnh là:

- Nơi kinh lạc đi qua trị bệnh tại nơi đó.

- Các huyệt phần đầu mặt phần lớn trị bệnh tại cục bộ nhưng có một số huyệt như Bách Hội, Nhân trung, Tố liêu, Phong phủ trị chứng bệnh tâm thần.

- Các huyệt ở thân mình không những trị bệnh tại chỗ mà còn có tác dụng đối với toàn thân. Như huyệt vùng ngực bụng trị được bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh cấp. Huyệt vùng lưng trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh mãn tính. Các huyệt như Đản trung, Quan nguyên, Khí hải, Đại chung, Mệnh môn, Thận du còn trị bệnh toàn thân.

- Các kinh dương ở tay chân: Các huyệt ở mu bàn chân, bàn tay đều có thể trị các chứng bệnh ở đầu mặt, ngũ quan, bệnh sốt và bệnh tâm thần. Các huyệt ở cẳng tay, cẳng chân đều có thể trị các bệnh tạng phủ bao gồm các bệnh ở ngực, bụng, lưng mà phần lớn các huyệt của các kinh dương ở bàn tay còn có thể trị được bệnh ở vai lưng, cổ đầu mặt. Các huyệt ở cánh tay đùi, trị các bệnh tại cục bộ.

- Các kinh âm ở tay chân: Các huyệt ở lòng bàn tay bàn chân đều trị các bệnh ở họng, ngực, phổi, bệnh tâm thần nhưng một số huyệt ở các kinh âm ở chân còn trị bệnh của hệ tiết niệu sinh dục, bệnh can tỳ thận – các huyệt ở cẳng tay cẳng chân trị bệnh 5 tạng trong đó huyệt của các kinh âm ở tay trị bệnh: tâm phế, tâm bào, huyệt của các kinh âm ở chân trị bệnh can, tỳ, thận, làm chính. Nói chung các huyệt ở cánh tay, đùi trị các bệnh tại chỗ.

- Các huyệt thuộc tạng phủ ngoài việc điều trị các tạng phủ đó còn có thể trị bệnh các tạng phủ biểu lý tương ứng.


4. Thực chất hệ kinh lạc:

Kinh lạc là một vần đề được tranh luận sôi nổi nhất hiện nay trong các buổi sinh hoạt về châm cứu.

Kinh lạc là vấn đề cơ bản của châm cứu cổ xưa, nay ta nhìn nhận và đánh giá thế nào? Hệ kinh lạc là một hệ cơ quan riêng biệt mà cho tới nay khoa học chưa khám phá ra hay nó chính là phản ánh của các Hệ cơ quan đã biết như tuần hoàn thần kinh? Các nhà khoa học thế giới đang nỗ lực nghiên cứu để giải đáp vấn đề.
• Năm 1939, tại Liên Xô khi nghiên cứu hiệu ứng Kirlian khi đặt người vào trường điện cao thế thấy xuất hiện hào quang (do ion hóa) trên người tương tự như đường đi của kinh lạc cổ truyền. Đấy cũng là bằng chứng gián tiếp.

• Năm 1957, Nakatani Yoshio bằng phương pháp đo dòng điện sinh vật đã thấy có sự thay đổi tại huyệt và đường kinh lạc. Đây là bằng chứng về tồn tại kkha1ch quan của huyệt và kinh lạc, nhưng là bằng chứng gián tiếp.

• Năm 1964, Kim Phượng Hán (Triều Tiên) thông báo đã tìm thấy cơ sở vật chất của hệ kinh lạc bằng các bằng chứng trực tiếp: Tiêu bản mô người. Trong đó huyệt là đường kính là những tiểu thể và đường ống chứa đầy Acid Desoxiribonucleic (DNA) v.v… sau đó các nhà khoa học thế giới kiểm tra lại phát hiện này và đã bác bỏ: Bằng kính hiển vi và điện tử cũng không tìm thấy cấu trúc riêng biệt nào là quan hệ của kinh lạc cả.

• Năm 1984, J.Claude Darras (Pháp) bơm đồng vị phóng xạ vào các huyệt sau đó dùng máy phát xạ Gama đã chụp được hình ảnh của huyệt và kinh lạc…

Qua các nghiên cứu tìm hiểu trên, rõ ràng hệ kinh lạc thực tế là có tồn tại. Nhưng các bằng chứng dã có chỉ là bằng chứng giàn tiếp. Chức năng nào gắn liền với cấu trúc đó. Chức năng của hệ kinh lạc là thống nhất cơ thể, nuôi dưỡng toàn thân, đáp ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong…Phải chăng là phản ánh chức năng của hệ tuần hoàn và thần kinh. Hiện nay khoa học đã nghiên cứu, chụp ảnh phân tích của cơ thể sống dưới mức tế bào (cỡ vài chục A, thì rõ ràng cứ đi tìm cho hệ kinh lạc 1 cấu trúc riêng biệt là hướng đi bế tắc.


Hệ kinh lạc là phản ánh của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh:

- Chức năng của hệ kinh lạc tương đồng với chức năng của hệ tuần hoàn và thần kinh.

- Đường đi của các kinh ở chi phần lớn trùng với đường đi của các mạch máu và thần kinh lớn.

- Triết học chi phối đồngt y là triết học duy bật cổ đại. Người xưa xây dựng hệ kinh lạc trên sự gợi ý của các quan sát giải phẫu còn thô sơ. Có thể thấy hệ kinh lạc mà y văn cổ mô ta chính là hệ tuần hoàn.

  • Thiên âm dương ứng tượng đại luận – Tố vấn – nói: “Tâm sinh huyết”. Vi khi cắt qua tim bao giờ cũng thấy có máu ở trong.
  •  Thiên ngũ tạng sinh thành – Tố vấn – nói: “Tâm trữ huyết là khí của mạch”. Vì thấy tim nối với các mạch máu lớn.
  • Thiên kinh mạch – Tố vấn – nói: “Kinh mạch không hiện ra rõ, mạch hiện ra rõ là lạc mạch”. Vì thấy các mạch máu lớn, động mạch đều đi sâu trong cơ bắp, thân thể, còn tĩnh mạch nông nổi ngay dưới da.
  • Thiên thủ các âm dương lưu trú luận linh khu “12 kinh đều có lạc mạch giống như sông Trường Giang, Sông Hán có sông Đà, sông Tiền, lạc mạch truyền chạy tới kinh khác”.

Nhận xét về mạng lưới tuần hoàn:

- Nạn kinh nạn 1: “Trong 12 kinh đều có mạch động” (động mạch) những nơi động mạch đi qua nông như động mạch quay (Kinh phế), động mạch khoeo (Kinh bàng quang), động mạch cánh tay ở hố nách (Kinh Tâm) động mạch chảy sâu trong ống gót (Kinh thận)…

- Châm cứu Đại thành kể: “Thời Vương Măng (thế kỷ I sau Công nguyên) bát được Dịch Nghĩa Đảng, Vương Tôn Khánh sai quan thái y và bọn đồ tể mổ ra cân đo 5 tạng, lấy lạt tre thông đường mạch đề biết nơi tận cùng nơi bắt đầu”.

- Sự lan truyền cảm giác đắc khí phần lớn trùng hợp với hướng đi của dây thần kinh: Châm Nội quan lan tới ngón tay giữa, châm Bát liêu lan xuống đùi – gót, Châm Cực tuyền lan xuống mặt trong cánh tay…

- Đã xác định được rằng mỗi lần châm cứu sẽ làm tăng tiết Corticoide của thượng thận và Endorphine của não…

- Có thể dùng các học thuyết về thần kinh để dịch, và thời sinh học để giải thích được khá nhiều hiện tượng của châm cứu.


Giá trị của học thuyết Kinh lạc:

Từ gợi ý ban đầu của hệ thống mạch máu, người xưa đã xây dựng nên học thuyết kinh lạc cách đây hơn 2.500 năm. Dần dần được bổ sung thêm vào các đời sau thành dạng như chúng ta thấy ngày nay: Huyệt, đường đi, các kinh mạch, hội chứng bệnh, các thủ thuật điều trị, các phương chọn huyệt…Nhưng nếu muốn tìm cơ sở vật chất của nó thì không ngoài hệ thần kinh và tuần hoàn. Vậy giá trị của học thuyết kinh lạc ra sao:

Nói cơ sở vật chất của hệ kinh lạc nên tìm ở hệ thần kinh mà hệ tuần hoàn không có nghĩa là học thuyết kinh lạc bằng hệ thần kinh + hệ tuần hoàn. Và từ cùng một xuất phát điểm torng hơn hai ngàn (2000) năm qua nền y học đã đi theo hai hướng khác nhau đông y là Lâm sàng, quy nạp; Tây y là thực nghiệm, phân tích. Trong hiện tại và tương lai gần chưa có thể hợp nhất hai nền y học lại được.

Học thuyết kinh lạc được tiếp tục xây dựng trên một nền quan át lâm sàng vô cùng phong phú và tinh tế, trên tác dụng chữa bệnh bằng châm cứu có hiệu quả cao trong hàng nghìn năm qua.

Để có thể kế thừa trọn vẹn hiệu quả chữa bệnh bằng châm cứu không còn cách nào khác là nắm vững học thuyết kinh lạc. Hệ kinh lạc và học thuyết kinh lạc vẫn giữ nguyên giá trị trong môn châm cứu học và nó vẫn tiếp tục đề tài nghiên cứu vô cùng hấp dẫn.










No comments:

Post a Comment