LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, November 8, 2016

Estrogen - NỘI TIẾT TỐ NỮ


Cân bằng Nội Tiết Tố – Trẻ hóa làn da từ bên trong

Nội tiết tố là một trong những hoocmon rất quan trọng của người phụ nữ, nó giúp mang sự trẻ trung, rạng ngời và vẻ đẹp nữ tính cho chị em. Vậy nội tiết tố nữ thật sự là gì? Tác động như thế nào đến nhan sắc của phụ nữ? 

Nội tiết tố nữ (Estrogen) là nhân tố quan trọng quyết định sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Chính nhờ có nội tiết tố mà cơ thể người phụ nữ trở nên mềm mại, làn da căng mịn, hồng hào, tươi trẻ. Thế nhưng các tuyến nội tiết tố lại khó có thể duy trì sự cân bằng, ổn định của nó. Phụ nữ sau sinh, dùng thuốc quá nhiều, bị bệnh liên quan đến tuyến giáp, do quá căng thẳng hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt, rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố dẫn đến việc tàn nhang, nám da xuất hiện nhiều. Đồng thời, làn da cũng giảm đi sự săn chắc, tươi trẻ, nếp nhăn ngày một nhiều và rõ hơn làm ảnh hưởng đến sự điều tiết sắc tố da, ngoài ra nội tiết tố còn có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết sữa huyết áp, nhịp tim và chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Cân bằng Nội Tiết Tố - Trẻ hóa làn da từ bên trong

 Để khắc phục được tình trạng này đòi hỏi cần phải đưa hoạt động của các tuyến nội tiết tố vào đúng quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều địa chỉ làm được điều này. Thông thường, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp thường chỉ chú trọng vào việc điều trị nám, tàn nhan, xóa nhăn ở bề nổi, dẫn đến tình trạng da ngày càng trầm trọng và thường xuyên tái diễn nhiều lần.
Bạn không cần quá lo lắng, Emcas có thể giúp bạn giải quyết được mối bận tâm lo lắng đó. Bệnh viện thẩm mỹ Emcas là một trong những địa chỉ hiếm hoi trên cả nước được Bộ Y Tế cấp giấy phép điều trị cân bằng nội tiết tố nhằm đem tuổi thanh xuân, nhan sắc và vẻ đẹp của bạn một lần nữa quay về với chủ nhân của nó. Phương pháp này giúp bạn kiểm soát lại quá trình sản xuất nội tiết tố của các tuyến, đưa các tuyến nội tiết tố của cơ thể về lại trạng thái cân bằng
.
Cân bằng Nội Tiết Tố - Trẻ hóa làn da từ bên trong


 Cân bằng nội tiết tố đem lại lợi ích
Phục hồi, trẻ hóa làn da bằng cách cân bằng nội tiết tố là một trong những phương pháp được chị em phụ nữ săn tìm vì những ưu điểm vượt trội sau:
    - Trị nám tận gốc từ sâu bên trong
   
- Làn da khỏe mạnh, tươi trẻ, hồng hà
   
- Đẩy lùi quá trình lão hóa
   
- Phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt
   
- Tinh thần và sức khỏe cũng được cải thiện tốt
   
- Không cần thời gian nghỉ dưỡng

 Ngoại cảnh cũng góp phần tác động: sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời (tia UV) làm tăng sắc tố da và xuất hiện vết nám.


Cân bằng Nội Tiết Tố - Trẻ hóa làn da từ bên trong


Estrogen - NỘI TIẾT TỐ NỮ

Nội tiết tố nữ là gì?
Estrogen là một loại hormon do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Đó là từ tế bào vỏ trong và tế bào hạt của nang noãn (hay nang trứng), thể vàng (hay còn gọi là hoàng thể) và nhau thai. Các thành phần này đều nằm ở buồng trứng, riêng nhau thai có ở tử cung trong thời kỳ có thai.
Estrogen (hay còn gọi là hormone sinh dục nữ) tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và estriol. Trong đó 17β-estradiol là Estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Còn estriol là Estrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của 17β-estradiol và estrone; (3 loại estrogen hiện trong máu phụ nữ  với một lượng đáng kể: estradiol, estron, estriol, trong đó estradiol là chủ yếu. Vì tác dụng của estradiol mạnh gấp 12 lần estron, gấp 80 lần estriol nên khi nói đến tác dụng estrogen là tác dụng của estradiol.
"Nhiệm vụ" của estrogen là bảo đảm tính sinh dục của phụ nữ nên ngay từ khi dậy thì, hormone này đã giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, quyết định trong giọng nói trong, dáng vẻ.
Đối với tử cung, estrogen có nhiệm vụ làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai; Tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng để tăng lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng; Kích thích sự phát triển của tuyến niêm mạc...
Đối với tử cung, estrogen có thể làm tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin. Dưới tác dụng của estrogen, các tế bào biểu mô của niêm mạc tử cung bài tiết một lớp dịch nhày, loãng, mỏng, giúp cho trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
Bên cạnh đó, estrogen còn làm thay đổi các biểu mô âm đạo từ dạng khối thành dạng mô tầng, vững chắc, có khả năng chống đỡ vết thương, nhiễm trùng và ổn định môi trường âm đạo.
Đôi với hệ thống tuyến vú, estrogen giúp tăng lắng đọng mỡ ở vú, phát triển hệ thống ống tuyến, phát triển mô đệm ở vú...
Hàm lượng nồng độ estrogen (nội tiết tố) của phụ nữ thường dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml. Nếu nồng độ estrogen dưới 100 pg/ml là bị rối loạn nội tiết tố nữ và cần cân bằng nội tiết tố nữ.

1.Vai trò của nội tiết tố nữ
Estrogen - Quyết định sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ
Estrogen được ví như một “hormone kỳ diệu” tạo ra những đặc trưng của giới tính nữ. Đó là tham gia vào quá trình phát triển cũng như hoàn thiện chức năng sinh lý của bộ phận sinh dục nữ, tăng ham muốn và khả năng thụ thai; tạo ra những đường cong quyến rũ, thân hình mềm mại cho người phụ nữ.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng giữ nước trong cơ thể và mỡ dưới da, Estrogen góp phần làm cho da mịn màng, nhuận sắc.
Ngoài ra, Estrogen điều hòa, vận chuyển các ion đặc biệt là ion canxi vào tế bào, giúp bảo vệ tim mạch và các tế bào thần kinh, phục hồi synap, tăng cường tưới máu não và được xem là nội tiết tố “canh giữ” giấc ngủ cho phái đẹp. Estrogen ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể theo những cơ chế khác nhau.

2. Chức năng của nội tiết tố nữ
Ở phụ nữ, Estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, nhưng nó cũng được sản xuất bởi các tế bào chất béo và tuyến thượng thận. Estrogen được tham gia vào quá trình bắt đầu của tuổi dậy thì, nó đóng vai trò trọng sự phát triển đặc điểm giới tính thứ cấp, như vú, mu và lông nách.
Estrogen cũng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, kiểm soát sự tăng trưởng của nội mạc tử cung trong giai đoạn đầu của chu kỳ. Nếu trứng của người phụ nữ không được thụ tinh, nồng độ Estrogen giảm mạnh và bắt đầu thấy kinh. Nếu trứng được thụ tinh, Estrogen làm việc với Progesterone, Hormon khác, để ngăn chặn sự rụng trứng trong khi mang thai.
Estrogen kiểm soát tuyến vú và những thay đổi khác trong vú, bao gồm cả ở tuổi vị thành niên và trong khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, nhau thai sản xuất Estrogen, đặc biệt là Estriol hormon.
Estrogen là công cụ trong việc hình thành xương, cùng với vitamin D, canxi và kích thích tố khác để phá vỡ và xây dựng lại xương theo quá trình tự nhiên của cơ thể. Khi mức độ Estrogen bắt đầu suy giảm ở độ tuổi trung niên, quá trình xây dựng lại xương chậm, đây là lý do tại sao phụ nữ sau mãn kinh khả năng mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới gấp 4 lần (theo Cleveland Clinic)
Estrogen cũng đóng một vai trò trong quá trình đông máu, duy trì sức mạnh và độ dày của thành âm đạo và niệu đạo lót, bôi trơn âm đạo và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Nó ảnh hưởng đến làn da, mái tóc, màng nhầy và các cơ bắp vùng chậu. Các hormon cũng ảnh hưởng đến não, và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nồng độ Estrogen thấp cũng gây ảnh hưởng tới tâm trạng.
Đàn ông sản xuất Estrogen là tốt, nhưng ở mức thấp hơn so với phụ nữ. Ở nam giới, Estrogen được cho là ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng.

3. Các bộ phận chịu ảnh hưởng của Estrogen
Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Sau đó, Estrogen đi theo máu đến gắn vào các thụ thể Estrogen ở các tế bào tại mô đích như: tuyến vú, tử cung, não, xương, gan, tim và các loại mô khác, từ đó có tác dụng:
- Giúp cơ thể tạo dáng hình mềm mại. Estrogen giữ nước trong cơ thể và mỡ ở dưới da nên da dẻ người phụ nữ mềm mỏng và hồng hào.
- Làm cho cơ thể phát triển những tính chất sinh dục ở phụ nữ như mọc lông nách, lông mu, làm cho vú phát triển: tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên vú to và chắc.
- Làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển. Niêm mạc âm đạo phát triển, chứa nhiều glycogen, làm cho môi trường âm đạo luôn luôn ở trạng thái acid, chống nhiễm khuẩn.
- Làm niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt.
- Bảo vệ tim mạch: Điều hòa chuyển vận ion đặc biệt là ion canxi vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa mạnh vành. Làm giãn rộng mạch vành làm tăng lưu lượng động mạch vành, làm giãn mạch, chống tăng huyết áp.
- Ngăn chặn loãng xương: Giúp gắn kết canxi vào khung xương đồng thời lưu giữ canxi trong xương góp phần chống tiêu xương và mất xương.
- Estrogen duy trì ham muốn và khả năng tình dục, khi nồng độ Estrogen đầy đủ thì việc đạt được khoái cảm đến rất dễ dàng và giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.

Progesteron – Tốt cho thai kỳ
- Progesterone là một trong những loại hormon kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone có vai trò trong việc duy trì thai kỳ.
- Hormon Progesterone sinh ra mỗi tháng sau khi trứng rụng, có tác dụng chuẩn bị cho khả năng mang thai. Khi trứng thụ tinh đến được ổ niêm mạc tử cung, thì trước đó hormon sinh dục Progesteron đã làm cho niêm mạc tử cung phát triển, trở lên dày hơn, tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.
- Nếu sự thụ thai xảy ra, Progesterone sẽ được sản xuất từ nhau thai và nồng độ của nó vẫn giữ ở mức cao trong suốt thai kỳ, có tác dụng ngăn ngừa việc đẻ non, đẻ sớm và bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
Progesteron không có ý nghĩa nhiều đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ nên trong một số bài viết, các tác giả ghi nội tiết tố nữ thường ám chỉ Estrogen.

4. Nội tiết tố nữ estrogen thay đổi theo thời gian
Tăng dần khi dậy thì – giảm dần khi mãn kinh
Hàm lượng Estrogen cao nhất ở phụ nữ độ tuổi dậy thì và thai kỳ, sau đó giảm sút mạnh vào thời kỳ sau sinh và mãn kinh (từ sau tuổi 30). Và cứ 10 năm thì giảm 15% cho đến khi 55 tuổi chỉ còn 10% so với thời trẻ.
Chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các hoóc môn được tiết ra có tính chu kỳ, trật tự giúp niêm mạc tử cung tăng sinh nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Từ ngày 14 -15 của vòng kinh 28 ngày, nồng độ estrogen đạt mức cao nhất, nang trứng vỡ (rụng trứng), giải phóng tiểu noãn, niêm mạc tử cung xuất hiện phản ứng màng rụng, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Vậy nên ở thời điểm này, người phụ nữ thường xinh đẹp và có nhu cầu tình dục cao nhất trong tháng.

5. Thiếu hụt nội tiết tố nữ diễn ra ở độ tuổi nào?
Thiếu hụt nội tiết tố nữ Estrogen ở tuổi dậy thì
Thường ở độ tuổi dậy thì các cô gái thường phổng phao và đang phát triển cơ thể vậy nên khả năng thiếu hụt Estrogen là không cao, chính nội tiết tố Estrogen tạo nên sự nữ tính và phổng phao của các cô gái. Những trường hợp thiếu hụt nội tiết tố Estrogen xảy ra thường khó phát hiện do thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt còn chưa ổn định.
Thiếu hụt nội tiết tố ở tuổi sinh sản
Ở độ tuổi này nội tiết tố Estrogen rất cần thiết và cần bổ sung đầy đủ. Khi lượng Estrogen không đủ sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó đậu thai hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh hiện nay. Bên cạnh đó sự rối loạn Estrogen làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý của chị em.
Thiếu hụt nội tiết tố sau khi sinh
Trong thời kỳ mang thai nội tiết tố tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian lượng nội tiết tố giảm đi rõ rệt và nhiều chị em có các triệu chứng như rụng tóc, da xuất hiện các vết nám, sạm  và đặc biệt là chức năng sinh lý nữ giảm sút dẫn đến chất lượng đời sống tình dục suy giảm rõ rệt.
Thiếu hụt nội tiết tố nữ ở tuổi 30
Sau 30 tuổi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu rõ rệt cùng theo đó sự suy giảm của của buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố. Những vết nám da, sạm da xuất hiện ngày càng nhiều, hiện tượng khô rát thường xuyên xảy ra hơn. Đây là độ tuổi bắt đầu có nhiều dấu hiệu của thiếu hụt nội tiết tố.
Thiếu hụt nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ. Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ Estrogen trong thời kỳ này là không thể tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung.  Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe của phụ nữ. Loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch luôn đe dọa cuộc sống của chị em. Tiếp theo đó, lão hóa và suy giảm sức khỏe bên trong sẽ được bộc lộ ra bên ngoài làn da, làm da chị em bị nám, sạm đen và nhăn nheo. Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố còn mang tới nhiều rối loạn về tâm lý và sinh lý ở phụ nữ như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm.

6. Nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ
Tiền mãn kinh – mãn kinh
Sau 30 tuổi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu rõ rệt cùng theo đó sự suy giảm của của buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố nữ. Những vết nám da, sạm da xuất hiện ngày càng nhiều, hiện tượng khô rát thường xuyên xảy ra hơn. Đây là độ tuổi bắt đầu có nhiều dấu hiệu của thiếu hụt nội tiết tố.
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ, buồng trứng ngừng rụng trứng vĩnh viễn, chấm dứt kinh nguyệt, các hormon giới tính nữ sụt giảm trầm trọng gọi là mãn kinh.
Sau khi sinh con
Trong thời kỳ mang thai nội tiết tố tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian lượng nội tiết tố nữ giảm đi rõ rệt và nhiều chị em có các triệu chứng như rụng tóc, da xuất hiện các vết nám, sạm và đặc biệt là chức năng sinh lý nữ giảm sút dẫn đến chất lượng đời sống tình dục suy giảm rõ rệt.
Cắt buồng trứng
Có rất nhiều lý do để bác sĩ phụ khoa kết luận cần phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Sau khi cắt bỏ hai buồng trứng, lượng hormon Estrogen cũng suy giảm theo và người phụ nữ phải đối diện với các triệu chứng tương tự như tuổi tiền mãn kinh.
Dùng thuốc
Nếu bạn đã gần đây bị bệnh và phải uống thuốc theo toa, nội tiết tố của bạn có thể bị suy giảm hơn với bình thường. Đó là vì hầu hết các loại thuốc ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh Estrogen và Progesterone.
Bệnh về tuyến giáp
Phụ nữ mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn, cơ thể tự sinh ra kháng thể hủy hoại tuyến giáp, đây là một trong những nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm, giảm tiết Estrogen.
Áp lực tinh thần quá lớn
Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm giảm hormon Estrogen.


Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ

Phụ nữ, nhất là sau độ tuổi 30 bắt đầu phải đối mặt với sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
Sự suy giảm nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp và tâm sinh lý mà còn gây xáo trộn không nhỏ cuộc sống, công việc cũng như hạnh phúc của chị em phụ nữ. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng khủng hoảng khi phải đối mặt với tình trạng này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, suy giảm nội tiết tố estrogen đang dần trẻ hóa vì ngày càng nhiều chị em ở tuổi ngoài 30, thậm chí trẻ hơn đã phải trải qua những khởi phát ban đầu của mất cân bằng nội tiết tố. Trong khi thông thường từ 40 tuổi và chỉ những phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh mới phải đối mặt với tình trạng này.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài gây suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có estrogen. Kết quả sẽ dẫn đến tăng cân, gây chóng mặt, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, da dẻ xấu và gia tăng bệnh cao huyết áp, vùng kín khô khan, giảm ham muốn quan hệ vợ chồng, loãng xương…
Ít ngủ
Ngủ ít ảnh hưởng đến ít nhất 10 loại hormone khác nhau, đặc biệt là hormone estrogen và testosterone. Chúng phá vỡ sự ngon miệng, khả năng sinh sản, sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe tim mạch của bạn.
Ăn kiêng giữ dáng
Estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Khi chế độ ăn quá ít chất béo, mức độ chất béo của cơ thể dưới 22% sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên gửi tín hiệu đến buồng trứng, yêu cầu ngừng sản xuất estrogen. Bạn sẽ gặp phải hội chứng tiền mãn kinh sớm như nêu trên.
Dung nạp vào cơ thể quá nhiều hóa chất độc hại
Thức ăn bẩn, nhiều thuốc trừ sâu, môi trường, vật dụng, mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại... cũng là yếu tố có thể làm rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Nếu bạn thích gắn bó với thức ăn đóng hộp, nguy cơ càng cao vì hầu hết các loại hộp chứa thực phẩm được phủ một lớp nhựa có chứa bisphenol A, chất hóa học có thể làm rối loạn estrogen trong cơ thể.
Nếu tuổi còn trẻ nhưng bạn thấy mình hay đau đầu, mất tập trung, kinh nguyệt không đều, tâm trạng thay đổi, da dẻ khô sần, xuất hiện nhiều viết nám, sạm, nhăn, kém mịn màng, mất ngủ, ít ham muốn chuyện vợ chồng, vùng kín khô hạn và đau rát khi quan hệ... có thể nghĩ đến việc suy giảm estrogen. Khi đó, việc bổ sung các thực phẩm và thực phẩm chức năng giúp cân bằng nội tiết tố là việc nên làm. Cho đến nay, có hai loại nội tiết tố tự nhiên từ thực vật tốt nhất cho sự cân bằng nội tiết tố nữ là Isoflavon từ đậu nành và đặc biệt là chiết xuất Lifenol từ cây hoa bia (Hops).

* Dấu hiệu cho thấy chị em đang bị suy giảm nội tiết tố :
-  Vòng hai tích mỡ nhiều hơn, vóc dáng không còn thon thả;
- Làn da trở nên khô, thâm sạm và nhăn nheo;
- Dễ cáu gắt, bốc hỏa; đỏ mồ hôi đêm; mất ngủ, khó ngủ;
- Kinh nguyệt rối loạn, không đều;
- Giảm trí nhớ;
- Tóc rụng; 
- Tăng cholesterol, huyết áp ;
- Nám tàn nhang; dễ bắt nắng; sạm da
- Tăng cân;
- Đau nhức xương khớp; -
- Gặp 'khô hạn' trong chuyện ấy…
Những thay đổi này sẽ đẩy phụ nữ vào giai đoạn khó khăn - giai đoạn giao mùa của cuộc đời và làm xáo trộn không nhỏ cuộc sống, công việc cũng như hạnh phúc của họ.

Cách cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chức năng chính của cơ thể. Bất cứ sự rối loạn nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhan sắc, chất lượng cuộc sống của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người phụ nữ chỉ có thể khỏe, đẹp khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.
Khi tự ý bổ sung nội tiết tố sẽ khiến cho cơ quan sản sinh bộ hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên” do nhận thức sai lệch về tình trạng “no ảo” các hormone này. Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.
Theo các chuyên gia, việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố không thể kéo dài được thời kỳ có kinh. Thậm chí, đối với những phụ nữ đã có sẵn những bệnh lý mạn tính như gan, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tim mạch…, thực phẩm chức năng dạng này có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh. Chẳng hạn, nếu đã bị giãn tĩnh mạch, dùng thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố sẽ làm tăng nguy cơ đông máu, gây thuyên tắc tĩnh mạch chân; hoặc có thể gây tai biến mạch máu não… Mặt khác, bổ sung nội tiết tố sẽ làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Với những phụ nữ đã có u sợi tuyến vú, nhân xơ tử cung, u tử cung…, việc bổ sung estrogen gây xuất huyết âm đạo và gia tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung...
Việc thiếu hay thừa một hormone nào cũng đều để lại những hậu quả lên các cơ quan khác như não, tim, gan, thận,… thậm chí có thể gây ung thư. Vì thế, không nên tự ý dùng thực phẩm chức năng để bổ sung nội tiết tố vì ngay cả các chuyên gia y tế cũng cần phải cân nhắc, xét nghiệm kỹ càng từng trường hợp rồi mới tùy vào cơ thể từng người, tùy từng loại nội tiết rồi mới chỉ định cho phù hợp. Khi xuất hiện các triệu chứng bốc hoả, mệt mỏi ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh cần đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc bổ sung nội tiết tố đúng và hiệu quả.

Mầm đậu tương có lợi cho phụ nữ khi bị suy giảm nội tiết tố?
- Tinh chất mầm đậu tương được chiết xuất từ những hạt đậu tương đã ủ mầm dài 2-3 cm. Trong tinh chất mầm đậu tương có chứa hai thành phần đáng quan tâm là Vitamin E và Isoflavon.
- Vitamin E: Chất chống lão hóa và làm đẹp da.
- Isoflavon: Được coi là estrogen thực vật, có khả năng điều hoà rối loạn hoóc-môn sinh dục ở phụ nữ sau tuổi 30 và giai đoạn tiền mãn kinh. Với Isoflavon, phụ nữ sẽ giảm bớt nỗi lo về suy giảm tình dục, mất ngủ hay da nhăn, khô, sạm.
Nên bổ sung nội tiết tố
- Ngoài tinh chất mầm đậu tương, một số thành phần sau cũng giúp chị em dễ dàng 'đối mặt' với suy giảm nội tiết tố:
- L-cystin và dầu gấc: L-cystin giúp đẩy các sắc tố nám, sạm, tàn nhang ra khỏi da, mang lại làn da trắng sáng. Dầu gấc làm sáng mắt, chống khô mắt và còn giúp tái tạo da, chống lão hóa.
- Quy râu, Ngưu tất, Thục địa, Ích mẫu: Những vị thuốc bổ huyết, điều kinh này sẽ làm tăng lưu thông khí huyết, tăng lượng máu đến nuôi dưỡng da, giúp da hồng hào, giấc ngủ sâu hơn, tinh thần thoải mái và ăn ngon miệng hơn.
- Collagen, Lô hội, Vitamin A, Vitamin E: Collagen giúp căng da, giảm nếp nhăn. Lô hội giúp giữ ẩm cho da, chống khô da. Vitamin A và E giúp chống lão hóa, gốc tự do.
- Để lựa chọn sản phẩm bổ sung nội tiết tố, phụ nữ nên tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vì nó an toàn, thân thiện với sức khỏe và cũng hiệu quả. Sản phẩm nên được sản xuất, phân phối bởi công ty uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hạn chế thói quen :
- Tập thể dục vừa phải, sắp xếp công việc khoa học, đồng thời có các biện pháp thư giãn giảm căng thẳng. Hãy thử tập thở sâu và thực hàng yoga mỗi ngày.
- Không sử dụng các thiết bị thông minh trước lúc đi ngủ. Đảm bảo không gian tối, tĩnh lặng, nhiệt độ phòng mát mẻ để giấc ngủ ngon hơn.

Chế độ ăn uống
Đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, điều trị bệnh tật nói chung và bệnh rối loạn nội tiết tố nữ nói riêng. Khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sỹ bạn cần có sự điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ một cách hiệu quả nhất:
– Uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm điều hòa hormone cortisol trong cơ thể một cách hiệu quả nhất, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi, trả thảo mộc đều phát huy tác dụng rất tốt nhé;
– Đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng làm tăng nội tiết tố nữ , giảm rối loạn sinh lý phụ nữ như: đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hủ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen,…;
- Ăn đủ bữa, đủ chất, không kiêng hoàn toàn chất béo. Nếu muốn giữ eo, bạn có thể giảm ăn thịt mỡ nhưng tăng cường chất béo tốt từ cá, các loại hạt... để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất estrogen của cơ thể.
- Mua rau, thịt sạch và nên tự chế biến ở nhà thay vì ăn cơm hộp văn phòng ở ngoài đường. Nếu có thể, bạn nên tự trồng rau sạch tại nhà.
– Ăn ít nhất 2 bữa cá 1 tuần: Các loại cá là những thực phẩm vừa giàu protein vừa chứa nhiều omega-3, omega-6 và omega-9, những loại dầu này là nguồn chất béo tốt nhất cho cơ thể. Hãy ăn ít nhất mỗi tuần 2 bữa cá sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của hệ thống nội tiết, góp phần điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả;
– Cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Thiếu vitamin làm rối loạn sự bài tiết của hormone gây ảnh hưởng xấu tới da, đặc biệt là vitamin E, chính vì vậy để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và viên uống bổ sung nhé.

Những giai đoạn phụ nữ dễ thiếu hụt estrogen :
Thông thường mọi người vẫn nghĩ, sự thiếu hụt nội tiết tố thường diễn ra ở độ tuổi tiền mãn kinh mà thôi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự thiếu hụt nội tiết tố có thể diễn ra xuyên suốt trong cuộc đời của phụ nữ. Dưới đây là các giai đoạn mà chị em có thể bị thiếu estrogen.
Dậy thì: Những bé gái ở tuổi dậy thì thường phổng phao, chính nội tiết tố estrogen tạo nên sự nữ tính và phổng phao đó. Tuy nhiên, do cơ thể đang phát triển nhanh nên có thể lượng estrogen không sản xuất kịp để đáp ứng, dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố estrogen đặc biệt ở giai đoạn kinh nguyệt còn chưa ổn định.
Tuổi sinh sản: Giai đoạn này nội tiết tố rất rất cần thiết, chúng hỗ trợ cho quá trình thụ thai. Nếu thiếu estrogen không đủ sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khiến phụ nữ khó đậu thai, giảm ham muốn, khô âm đạo. Và thiếu hụt nội tiết tố cũng là nguyên nhân của tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh hiện nay.
Giai đoạn sau khi sinh: Trong thời gian thai kỳ, nội tiết tố tăng bao nhiêu thì sau sinh lượng nội tiết tố giảm đi rõ rệt, với các biểu hiện: Rụng tóc, nám sạm da, chất lượng đời sống tình dục cũng giảm.
Bước vào tuổi 30: Quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra ở tuổi 30, cùng với đó là sự suy giảm của buồng trứng dẫn đến suy giảm estrogen. Biểu hiện là những vết nám da, sạm da sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, sự khô rát thường xuyên xảy ra hơn.
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh: Do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố là không thể tránh khỏi. Sự thiếu hụt này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe của chị em.
Nguy cơ bệnh tim mạch và loãng xương luôn rình rập sức khỏe của chị em.  Bên cạnh đó, sự lão hóa, suy giảm bên trong sẽ bộc lộ ra bên ngoài như bị nám, sạm và nhăn nheo cùng với rối loạn về tâm lý và sinh lý ở phụ nữ như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm.
Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong đời. Vì thế, chị em cần ngăn ngừa sự thiếu hụt nội tiết tố nữ là thực sự cần thiết.
Tuy vậy, việc bổ sung nội tiết tố nữ tự nhiên bằng hình thức bổ sung thực phẩm, ăn uống ăn hàng ngày thường không đủ cho cơ thể, mà còn cần đến những sản phẩm được chriết xuất và tinh chế uy tín nữa. Và đó cũng là một cách cần thiết để cân bằng nội tiết tố nữ.

Bổ sung nội tiết tố nữ như thế nào?
Phụ nữ có thể dễ dàng bổ sung nội tiết tố nữ estrogen cho cơ thể bằng cách tăng cường sử dụng các thực phẩm sau:
Isoflavone được coi như một hormone Estrogen thực vật. Đây là các Estrogen được sản sinh trong các cơ quan như hạt, mầm của thực vật nhưng có khả năng thực hiện các chức năng của Estrogen nội sinh trong cơ thể động vật. Isoflavone có nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc như quả lựu, cà, các hạt họ đậu, hạt lanh và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu.
Đặc biệt, Insoflavone có hàm lượng cao trong Tinh chất mầm đậu tương, phái đẹp có thể tìm thấy ở những sản phẩm bổ sung có chứa tinh chất này. Tuy nhiên, chị em cần chú ý lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đậu nành và tinh chất mầm đậu nành: Đậu nành rất giàu thành phần estrogen thảo dược, loại Isoflavone với ba loại chính là Daidzein, Genistain, Glyctein. Các thành phần này có tác dụng chống lão hóa và kích thích quá trình sản sinh estrogen trong cơ thể. Hàm lượng nội tiết tố estrogen thảo dược trong đậu nành dồi dào nhất vào giai đoạn nảy mầm và thường được tinh chế thành cao mầm đậu nành giúp hỗ trợ làm đẹp và tăng cường sinh lý phụ nữ.
Tỏi: Loại gia vị khó ngửi này lại có vai trò quan trọng trong điều chỉnh rối loạn nội tiết. Tỏi không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, mà còn cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng bên ngoài.
Ngoài ra, nó cũng giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Nhai một hoặc hai nhánh tỏi mỗi ngày có thể duy trì sự cân bằng nội tiết hiệu quả.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, cứ trong 100gr tỏi có chứa 603.3mcg Phytoestrogen, loại Isoflavonoids. Cùng với nó, các cây khác thuộc họ hành cũng là nguồn cung cấp isoflavonoids đa dạng trong khẩu phần ăn.
Tuy nhiên việc bổ sung estrogen thảo dược từ rau củ quả có thể tốn nhiều thời gian hơn để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.
Hạt hướng dương, hạt mè, hạt lanh, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng): Đây là những thực phẩm gần gũi trong đời sống hàng ngày, do đó cũng là nguồn bổ sung estrogen dễ kiếm cho phái đẹp.
Nấm, các loại rong biển
Để tăng cường hormone nữ thì các thực phẩm chứa calo thường không được khuyến khích. Nấm và các loại rong biển ít calo nhưng lại chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất phong phú khác.
Hạt vừng, mè
Hai loại hạt này chứa rất nhiều vitamin E, B không thể thiếu để cân bằng nội tiết. Tuy nhiên, chị em nên chú ý bởi nó cũng đồng thời chứa rất nhiều chất béo do đó mà không nên ăn quá nhiều.
Các loại rau
Các loại rau chứa nhiều chất xơ thúc đẩy nội tiết tố nữ rất tốt, đặc biệt là vitamin B1 có trong rau bina, củ quả màu sắc. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các dây thần kinh angiotensin. Nếu thiếu loại vitamin này, não sẽ không thể gửi hormone nữ đến buồng trứng.
Thảo mộc
Một số thuốc thảo dược rất hiệu quả cho việc duy trì sự cân bằng nội tiết, bao gồm cả nhân sâm và bạch quả. Nhân sâm và bạch quả giúp duy trì sự cân bằng của các loại hormone và kích thích tố trong cơ thể con người .
Protein
Thịt, cá và các sản phẩm từ trứng và sữa đều chứa protein động vật. Những protein này có chứa kích thích tố nữ. Nếu chế độ ăn hàng ngày thiếu protein động vật có thể dẫn đến việc mãn kinh sớm. Hãy ăn một lượng protein động vật vừa đủ để thúc đẩy nội tiết nữ mạnh hơn.
Rất nhiều loại rau củ khác thường xuyên được sử dụng như một nguồn cung cấp Isoflavonoid cho phụ nữ như bí đao, cà tím, dưa chuột và táo, rau diếp cá và các loại rau mầm như giá đỗ. Chúng vừa giúp chị em phụ nữ làm phong phú bữa ăn hàng ngày vừa là cách đơn giản để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Úc đã chỉ ra, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên, cần kết hợp thảo dược lepidium meyenii là giải pháp an toàn, hiệu quả, giúp phái đẹp vượt qua tuổi mãn kinh một cách nhẹ nhàng. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và sterol quý, lepidium meyenii giúp tác động tích cực lên hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, qua đó cân chỉnh quá trình sản xuất bộ hormone nữ một cách tự nhiên, hỗ trợ kiểm soát sớm và trúng đích những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mãn kinh mà không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.


4 cách cân bằng nội tiết

1. Hạn chế ăn đồ ngọt và uống rượu
Bạn thường uống một chén rượu vào buổi tối để cảm thấy thư giãn? Hoặc bạn không thể cưỡng lại được việc thèm ăn đồ ngọt trong suốt cả ngày? Nhưng liệu bạn có biết, đường và rượu là hai nguyên nhân chính gây rối loạn nội tiết và làm tăng sự căng thẳng cho cơ thể. Đường gây viêm và giúp vi khuẩn xấu phát triển trong đường ruột của bạn khiến bạn bị đầy hơi, ợ chua, táo bón, tiêu chảy.
Còn khi rượu được chuyển hóa qua gan, các chất độc hoặc được phá vỡ hoặc bị lưu trữ trong cơ thể đã làm quá tải hệ thống giải độc của bạn gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoóc môn của cơ thể.
Vì vậy, bạn cần giảm bớt chế độ ăn có rượu và đồ ăn ngọt để cân bằng lượng hormone trong cơ thể.
2. Ngủ đủ giấc
Thói quen ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hormone của bạn. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn không thể "sửa chữa" cũng như sản sinh ra hormone thay thế các hormone đã bị "tiêu diệt" và hư hại. Đây là nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Thiếu ngủ làm tăng sản xuất cortisol gây ra thèm ngọt làm bạn dễ tăng cân và dẫn đến nhiều bệnh khác như: rối loạn tuyến giáp, mệt mỏi, rối loạn chu kì kinh nguyệt...
Bạn nên dành thời gian ngủ đủ giấc mỗi tối từ 8 - 9 tiếng. Nếu bạn không thể ngủ đủ giấc trong ngày, có thể thay bằng những giấc ngủ ngắn bổ sung khoảng 20-30 phút vào các ngày cuối tuần hay trong những lúc làm việc căng thẳng. Đặc biệt, bạn nên có một lịch ngủ thường xuyên và tối đa hóa giấc ngủ để cải thiện sự cân bằng hormone của bạn.
3. Tăng cường chức năng gan
Gan giúp gặn bớt những kích thích tố dư thừa và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự cân bằng hormone. Chức năng của gan là lọc tất cả mọi thứ bạn ăn, uống và thở. Nhưng theo thời gian chức năng của bộ phận gạn lọc này dần xuống cấp bởi sự quá tải.
Để hạn chế những tác hại ảnh hưởng tới gan và giảm tải “công việc” mà gan phải làm, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày của mình như: trứng, rau lá xanh, củ cải, cà rốt, nước ép rau xanh, bông cải canh hoặc súp lơ cho bữa tối, 1 cốc nước ấm với chanh và nghệ vào buổi sáng.
Đừng quên loại bỏ các loại thực phẩm như nước ngọt, đường, rượu, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi khẩu phần ăn nữa nhé!
4. Giải tỏa căng thẳng
Hãy bắt đầu bằng cách tự đặt ra những câu hỏi: bạn có đang bị mắc kẹt trong một mối quan hệ phức tạp nào không? Thử kiểm tra tất cả các mối quan hệ gần gũi trong cuộc sống của bạn và tìm hiểu làm thế nào để bạn có thể cải thiện chúng. Bởi vì, khi căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh nhiều cortisol, hormone ảnh hưởng tiêu cực đến lượng nội tiết tố. Kết quả sẽ dẫn đến tăng cân, gây chóng mặt, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, da dẻ xấu và gia tăng bệnh cao huyết áp, vùng kín khô khan, giảm ham muốn, loãng xương.
Chính vì thế, bạn nên hạn chế những áp lực, nhanh chóng thư giãn, giữ thăng bằng cuộc sống để cân bằng nội tiết tố. Yoga, thiền, đi bộ, tắm nước nóng,... là một vài phương pháp giải tỏa stress bạn có thể tham khảo.
Một lời khuyên dành cho bạn là nên thử hormone nước bọt để kiểm tra mức độ hormone của bạn. Từ đó bạn có thể lên một kế hoạch phù hợp để cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể mình.
Một số nguyên nhân khác gây rối loạn nội tiết tố:
- Sử dụng quá nhiều đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành)
- Các hóa chất từ mỹ phẩm và các độc tố từ môi trường có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố
- Ăn các loại thực phẩm công nghiệp như thịt, cá được nuôi bằng cách cho ăn hormone tăng trưởng hay sử dụng thuốc kháng sinh
- Nấm men phát triển quá mức
- Vi khuẩn có hại hoặc nhiễm ký sinh trùng phát triển trong đường tiêu hóa.


4 điều ngạc nhiên về rối loạn nội tiết

Duy trì một sức khỏe hoàn hảo là nhu cầu cơ bản của mỗi con người, nhưng đây rõ ràng là một trong những "nhiệm vụ" phức tạp và khó khăn nhất.
Ngoài việc phải đối phó với hoàn cảnh bên ngoài, bất kì ai cũng cần phải đấu tranh chống lại sự mất cân bằng về thể chất bên trong cơ thể - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và các suy giảm về sức khỏe. Duy trì sự cân bằng cơ thể một cách hoàn hảo được coi là điều kiện tiên quyết trong việc duy trì sức khỏe tốt.
Nếu chú ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có nhiều yếu tố có thể tác động và làm rối loạn hormone (rối loạn nội tiết) của bạn. Hệ nội tiết la bộ phận thiết yếu của cơ thể, có nhiệm vụ để duy trì sự phát triển của toàn bộ cơ thể.
Cơ quan khác nhau của cơ thể tiết ra các loại kích thích tố (nội tiết) khác nhau, trong đó mỗi loại kích thích tố có những trách nhiệm và chức năng riêng, góp phần duy trì sự khỏe mạnh và phát triển của cơ thể.
Dưới đây là những điều ngạc nhiên liên quan đến rối loạn nội tiết mà có thể bạn không biết.
Sử dụng mỹ phẩm có hại có thể gây rối loạn nội tiết
Sử dụng mỹ phẩm có hại, có chứa parabens là một trong những nguyên nhân làm rối loạn hormone mà có thể bạn khoonng biết. Thông thường các parabens bao gồm ethyleparaben và propyleparaben. Chúng còn có thể gây thiệt hại khủng khiếp đối với làn da của bạn, đặc biệt nếu làn da của bạn mềm mại và nhẹ nhàng.
Ăn thức ăn lạ gây rối loạn nội tiết
Những thức ăn lạ khi vào cơ thể có thể khiến cho cơ thể bạn phải thay đổi cơ chế xử lý như nó vẫn làm với các loại thức ăn bạn vẫn ăn trước đây. Điều này có thể dẫn đến phản ứng là rối loạn homrone nếu như những thực phẩm đó không thích hợp với cơ thể bạn. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, sự mất cân bằng nội tiết có thể làm tăng mức độ cortisol tạo ra nhiều rắc rối tâm lý cho bạn.
Mất cân bằng nội tiết khiến bạn tập thể dục nhiều hơn
Mất cân bằng nội tiết khiến việc kiểm soát các hành động của cơ thể bị suy giảm, vì vậy, rất có thể bạn sẽ không biết rằng mình đã tập thể dục quá nhiều. Kết quả là bạn không hài lòng với thời lượng tập luyện của mình và dễ dẫn đến quá sức, mệt mỏi do tập quá nhiều, quá sức.
Người bị rối loạn nội tiết dễ có suy nghĩ tiêu cực
Đây là một trong những tác hại nhất của sự mất cân bằng nội tiết tố. Nó dẫn đến một số vấn đề về tâm lý, đặc biệt là hay có các suy nghĩ tiêu cực.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn dễ có cảm giác có lỗi mà không rõ nguyên nhân, thường không hài lòng với những vấn đề trong cuộc sống hoặc hay bị rối loạn tâm lý, căng thẳng...




Cấu Tạo Của Làn Da Và Sự Trẻ Hóa Của Con Người

Làm thế nào để giữ gìn sức trẻ trong tâm hồn và thể chất? Mời các bạn cùng tìm hiểu những bí quyết để trẻ hóa cơ thể qua clip sau, với sự chia sẻ của các chuyên gia về sức khỏe và làm đẹp!
cấu tạo của làn da và sự trẻ hóa của con người

Chúng ta tiến hành giải phẫu da hai đặc điểm ở lỗ chân lông của da chúng ta các tuyến mồ hôi lớp ngoài hoặc bên ngoài của da được gọi là lớp biểu bì hiển thị ở đây trong màu nâu là hạ bì lớp biểu bì chứa elastin.
Lớp này tạo độ đàn hồi cho da và cho phép nó để nhanh chóng khôi phục lại hình dạng của nó các tuyến mồ hôi có chứa và giải phóng hơi nước cũng rất quan trọng đối với làn da nó như là nguồn cung cấp máu vậy nhưng có rất nhiều ánh nắng mặt trời không được bảo vệ ngay cả khi bạn còn trẻ có thể làm khô các vết nứt bề mặt da khiến độ ẩm thoát ra khỏi da nhiểu hơn và da sản xuất ít elastin điều này góp phần hình thành nếp nhăn sử dụng đúng loại kem chống nắng hoặc kem chống nắng có thể giúp ngăn chặn sự tổn thất này.

 cấu tạo của làn da và sự trẻ hóa của con người

 Mặt trời có tia UVA, Tia này gây hỏng da da trên bên trái được bảo vệ từ cả hai nhưng da trên bên phải không được bảo vệ chống lại tia UVA của mặt trời sẽ tạo ra các mô bị hư hỏng các tế bào trong lớp biểu bì để tạo ra melanin dẫn đến cháy nắng gây ra việc sản xuất nhiều melanin để bảo vệ da và dẫn đến các điểm nắng và tàn nhang.
Bảo vệ da bằng cách tránh và loại bỏ axit khói thuốc lá… chúng thúc đẩy vết nứt da và nếp nhăn vì nó làm giảm mức độ oxit nitric oxit nitric giúp giữ cho làn da mềm mại rất nhiều phụ nữ sử dụng tác nhân tẩy tế bào chết để tạo hoặc cạo bỏ các tế bào da chết một số tác nhân đôi khi có ít tác dụng cách tốt nhất giúp trẻ hóa làn da là khỏe mạnh hydrat hóa nguyên liệu cũng rất quan trọng xâm nhập vào lỗ chân lông khiến lỗ chân lông nhỏ hơn, làm căng lớp biểu bì.





Nội tiết tố (Hormon) là gì?

  • Nội tiết tố được biết như là một chất hoá học được các cơ quan đặc biệt trong cơ thể tiết ra. Chúng đi thẳng vào trong máu và tác động đến sự cân bằng lượng đường trong máu, nhịp tim, huyết áp, bài tiết nước tiểu, chu kỳ kinh, bài tiết sữa… thậm chí giới tính Nam hay Nữ rõ ràng hay không cũng do nội tiết tố quyết định.
  • Nội tiết tố có cơ quan “trung ương” đóng ở tuyến yên kiểm soát và điều tiết mọi hoạt động của các nội tiết tố ” địa phương”. Ví dụ: tuyến giáp tiết ra T3, T4 ( T3: Thyrosine với 3 vị trí gắn iode) , nếu tuyết giáp bài tiết ít thì tuyến yên sẽ tiết TSH ( thyrosine stimulating hormon) để “bắt tuyến giáp tăng hoạt động lên. Và như vậy, quan hệ giữa Hormon ” trung ương” và hormon địa phương như một  cái “cân bàn” ( một bên là trái cân một bên đồ vật muốn cân” ).

  • noi-tiet-to-la-gi-05
 Trạng thái bình thường
    Hai ” đĩa cân ” bằng nhau
Trạng thái không bình thường
    khi hai “đĩa cân” lệch nhau
    Chúng ta lại có hai trạng thái mất quân bình giữa hai đĩa cân này:
1. Mất quân bình vì sự tổn thương của cơ quan “trung ương” hay “địa phương”, tình trạng này gọi là bệnh lý nội tiết tố như: tiểu đường, bướu cổ, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục…
Print 

2. Theo tuổi tác chúng ta bị già đi, sự bài tiết bị giảm đi ở cả ” Trung ương” lẫn ” địa phương” dẫn đến: da nhăn nheo, nám sạm, chảy sệ, mất ngủ, rụng tóc…

noi-tiet-to-la-gi-01

Như vậy, nếu chúng ta biết cách cho sự giảm bài tiết tự nhiên này đị theo cách định sẵn, có tính toán thì chúng ta sẽ làm chậm tiến trình già và đồng thời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tại các bệnh viện thẩm mỹ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới
    Các bác sĩ thẩm mỹ có cảm giác công việc của mình như là một người “Thợ Sơn”. Các “thợ sơn” đang làm một chiếc “xe cũ” trở nên “mới” nhưng họ cũng luôn trăn trở rằng: liệu “chiếc xe cũ” phóng đi có “ngọt” như vẻ bên ngoài của nó và ngay cả những người vừa xóa đi dấu ấn tuổi tác họ cũng phần nào sẽ thất vọng vì “sức mạnh bên trong” không tương ứng với vẻ bên ngoài. Vậy Phải làm sao?
Vậy làm sao khắc phục tình trạng này?

    Ở góc nhìn thẩm mỹ

Một vấn đề cần nêu ra rằng mọi người khi bị nám đều hiểu là do yếu tố nội tiết (thật ra là một trong những nguyên nhân lớn) nhưng khi điều trị Nám lại luôn điều trị với LASER ( điều trị bên ngoài) chứ không đi vào nguyên nhân.

noi-tiet-to-la-gi-02

    Ở góc nhìn xã hội
Đang đối diện với một giới tính “thứ ba”. Thực chất, là nồng độ nội tiết tố chưa ngã ngũ hẳn về “phe nào”. Do vậy, đã có những cuộc chuyển giới ( nước ta chưa công nhận – nhưng có ghi nhận), Quốc hội cũng đã bắt đầu thảo luận về hôn nhân đồng giới. Điều này, đang cho đưa chúng ta đối mặt với: sử dụng hormon chính dành cho giới tính mà họ muốn. Nếu chúng ta không làm chúng ta đang để thất thoát một nguồn ngoại tệ đáng kể.

noi-tiet-to-la-gi-03

 Trở lại việc làm đẹp thẩm mỹ
    Nếu chúng ta biết cách quân bình, biết ” điều khiển” cái “REMOTE” của chính cơ thể, chúng ta sẽ kiểm soát được sự già nua mà chưa cần đến các phương pháp làm đẹp từ Âu đến Á (ngoại trừ những phẫu thuật giải quyết các khiếm khuyết)
    Mục tiêu làm đẹp, từ giáo dục ra đến thực tiễn của chúng tôi là mong muốn “làm đẹp từ bên trong“. Đẹp phải song hành với khỏe và tươi tắn. CÁI ĐẸP không là đơn giản là “phết” một lớp sơn bóng nhoáng mà phải là sự cảm nhận của chính khách hàng, của những người xung quanh
    Trong tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ cải thiện chất lượng, số lượng của Nội tiết tố, để chúng luôn là “bảng điều khiển” chính xác, hợp lý và nhiều chức năng.





Nguyên nhân, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là cụm từ để chỉ những bất thường về chu kỳ, lượng máu và thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp như rong kinh, rong huyết, cường kinh, thiếu kinh, vô kinh.  Rối loạn kinh nguyệt chủ yếu là liên quan đến vấn đề hormone trong cơ thể hoặc là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nào đó.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Hầu hết các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt là ảnh hưởng của hormone và nội tiết tố:
– Mất cân bằng về hormone: Hormone ảnh hưởng rất lớn đến kinh kỳ, bởi hormone giúp thúc đẩy quá trình phóng noãn. Nếu hormone bị mất cân bằng, trứng không rụng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt (vô kinh) hoặc chậm kinh hơn so với thông thường.
– Do vấn đề sức khỏe: Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố mà nội tiết tố lại ảnh hưởng tới quá trình kinh nguyệt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc bị mắc một số căn bệnh phụ khoa nào đó, chắc chắn sẽ khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn.
– Do những tác động khách quan từ bên ngoài: Một số yếu tố ảnh hưởng như việc uống thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
– Trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn: Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể… kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng và cả nội tiết tố… Từ đó, khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng và rối loạn.
– Tuyến giáp hoạt động kém: Bệnh về tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolatic – hormone sản sinh ra tuyến yên. Từ đó, làm ảnh hưởng đến hormone và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng của kinh nguyệt không đều
Biểu hiện bên ngoài:
Da xuất hiện vết nám: Rất nhiều chị em đều đã trải qua thời kì này, trên da mặt đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt vàng, vết nám thực tế đây không chỉ đơn giản là vấn đề về da, các vết nám là do khi nội tiết không ổn định lại tiếp tục chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, kích thích dẫn đến bệnh.
Hay nổi nóng, dễ thay đổi cảm xúc: Phụ nữ mãn kinh thường hay xuất hiện triệu chứng như dễ nổi cáu, tính khí thay đổi thất thường, ra mồ hôi, tâm trạng tồi tệ, đây có thể là do chức năng nội tiết nữ suy giảm dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn.
Béo phì: Các chuyên gia cho biết, béo phì và rối loạn nội tiết có thể liên quan đến nhau, các loại thực phẩm nóng, có hàm lượng chất béo cao, không chú ý đến thói quen ăn uống như chế độ ăn uống cân bằng cũng ảnh hưởng đến nội tiết.
Biểu hiện qua nội tiết, bệnh phụ khoa:
Nội tiết nữ rối loạn: Đau vú, tăng sản tuyến vú nguyên nhân chủ yếu là do nột tiết nữ bị rối loạn. Tác dụng quan trọng của vú là thông qua việc tiết nội tiết nữ estrogen để thúc đẩy sự phát triển, do đó mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết rất dễ dẫn đến tăng sản tuyến vú và ung thư vú.
Bệnh phụ khoa: bệnh về nội tiết phụ khoa rất phổ biến, nội mạc tử cung có vị trí khác lạ, lượng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều là bệnh về nội tiết phụ khoa, đồng thời một vài bệnh lý về vú cũng có liên quan tới nội tiết rối loạn.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Các dấu hiệu bất thường bao gồm: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường, thường đau bụng trong hoặc sau kỳ hành kinh.
Phụ nữ bình thường sẽ có kỳ kinh chuẩn dao động từ 23-35 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kinh trước cho đến ngày đầu của kỳ kinh sau. Để xác định kỳ kinh của mình có bình thường không cần phải theo dõi trong 3 tháng liền, ví dụ nếu kỳ kinh của bạn trong 3 tháng đó là 23-35-30, điều đó chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt rồi. Nếu lượng máu ra nhiều ít bất thường, hoặc không có kinh cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài và không được điều trị không những ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà ảnh hưởng tới quá trình sinh sản, cụ thể:
– Gây thiếu máu: Hiện tượng cường kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt… sẽ khiến lượng máu mất nhiều, gây thiếu máu nghiêm trọng. Từ đó, gây ra nhiều hiện tượng khác như đau đầu, chóng mặt, thở gấp, cơ thể mệt mỏi…
– Nguy hại đến sức khỏe: viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… đều gây ra rối loạn kinh nguyệt. Các căn bệnh này, nếu không chữa trị kịp có thể dẫn đến các bệnh ác tính, gây nguy hại đến tính mạng.
– Nguy cơ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn: Rối loạn kinh nguyệt sẽ gây khó khăn cho việc thụ tinh, thậm chí là không thụ tinh được. Đặc biệt, nó lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó. Vì vậy, nó có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh là rất cao.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải dựa trên các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng, mức độ… qua một số phương pháp xét nghiệm như soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung… Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể. Nếu đã tìm ra kết quả chẩn đoán thì về cơ bản sẽ đưa điều trị bằng các cách như:
– Điều trị nội khoa: Có thể điều trị bằng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc kết hợp cả hai nhằm cân bằng hormone, hoạt huyết và điều tiết nội tiết tố, bổ sung khí huyết, đánh tan khí đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định… để trở về trạng thái ban đầu. Thường thì cách điều trị này áp dụng cho các trường hợp mất cân bằng hormone, nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật và vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, cao tần…) trong các trường hợp là do bệnh lý gây ra như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… Đồng thời, áp dụng vật lý trị liệu cũng có thể giải độc tố, cân bằng khí huyết, điều chỉnh Progesterone của nội tiết tố. Từ đó, giúp kinh nguyệt trở về trạng thái ban đầu.
– Điều trị tâm sinh lý: Ngoài nội khoa và ngoại khoa thì điều trị bằng tâm sinh lý cũng mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do tâm, sinh lý gây ra (căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ…)

Một số điều chú ý hàng ngày để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
– Nên ăn uống điều độ, khoa học, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hạn chế những thực phẩm gây kích thích, đồ cay, nóng… bởi những thực phẩm này có thể làm thay đổi nội tiết tố nữ.
– Luôn luôn duy trì tâm trạng thoải mái, ăn, ngủ nghỉ, làm việc hợp lý. Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài…
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, thoải mái…
– Khám phụ khoa định kỳ để biết được các bệnh phụ khoa tiềm ẩn và được tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản…
Trên đây là bài viết giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt để từ đó có thể phát hiện ra bệnh sớm hơn và có cách điều trị kịp thời.
















No comments:

Post a Comment