LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, November 8, 2016

Viêm bao gân gấp ngón tay


Viêm gân, bao gân

          Đau ngón tay, ngón tay cứng và dính khi nắm lại có thể là một vài biểu hiện của bệnh viêm bao gân gấp ngón tay hay còn gọi là bệnh ngón tay lò xo, ngón tay bật hoặc ngón tay cò súng (trigger finger). Phụ nữ tuổi trung niên, người bị bệnh tiểu đường, gout, viêm thấp khớp, người làm công việc vận động ngón tay liên tục là những đối tượng dễ mắc bệnh.
          Các bệnh lý do những tổn thương viêm không đặc hiệu, hoặc tổn thương thoái hóa, hoặc chèn ép cơ giới của gân, dây chằng, túi thanh dịch, bao khớp, nơi bám tận của gân cơ, cân cơ, tổ chức dưới da, một số bệnh về thần kinh, mạch máu... được điều trị rất đơn giản và cho kết quả rất tốt nếu các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 
          Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Do lực duỗi ngón tay thường không thắng được phần tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy, bệnh có tên là ngón tay lò xo.

 Benh viem bao gan gap ngon tay - Anh 1


Phát hiện một số loại viêm gân, bao gân thường gặp
          Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Đây là nơi bám tận  của các gân cơ duỗi chung các ngón, duỗi ngón út, trụ sau, ngửa ngắn. Khi bị viêm, người bệnh bị đau ở vùng ngoài của khuỷu tay lan lên trên và xuống dưới, đau tăng lên khi làm các động tác quay cẳng tay, gấp duỗi ngón tay (mở chìa khóa, vặn vít...). Khám bên ngoài ít thấy sưng, đỏ, ấn hoặc gõ nhẹ vào lồi cầu đau tăng lên. Làm một số động tác kích thích các cơ bám vào lồi cầu gây đau: chống đối với duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay, ngửa cẳng tay. Các triệu chứng phần lớn kéo dài một thời gian rồi tự khỏi nhưng hay tái phát. Bệnh thường gặp ở những người chơi thể thao dùng nhiều đến cẳng tay làm các động tác quá mạnh: quần vợt, xà đơn, xà kép hoặc làm các nghề thủ công dùng nhiều đến cẳng tay...


Viêm gân gót: 
          Bệnh nhân thấy sưng và đau ở vùng gân gót, đau nhiều khi đi lại và kiễng chân. Khám thấy gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau; khi làm động tác gập duỗi mạnh bàn chân thì đau tăng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do các bệnh toàn thân như viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp... nhưng phần lớn là do vận động quá mức bàn chân: vận động viên đua xe đạp, chạy, nhảy, leo núi, trượt tuyết, diễn viên múa ba lê, đi giày cao gót nhiều... 


Hội chứng đường hầm cổ tay: 
          Vùng cổ tay (phía trước) có các gân gấp chung các ngón và gấp riêng các ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cá cổ tay, phía trước là một vòng xơ, bọc quanh hai gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm này bị bóp nghẹt thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây hội chứng đường hầm cổ tay.


          Bệnh nhân thấy tê và đau buốt ở đầu ngón tay các ngón thứ nhất, hai và ba, tê và đau ở phía gan tay, tăng lên về đêm; nhiều khi phải thức dậy xoa tay. Thăm khám có thể thấy vùng cổ tay (phía trước) hơi sưng so với bên lành, nhưng phần lớn không có gì thay đổi. Người ta làm một số nghiệm pháp để chẩn đoán như duỗi bàn tay hết sức, dùng búa phản xạ gõ vào vùng cổ tay gây nên tê và đau vùng các ngón 1, 2 và 3 (dấu hiệu Tinel). Dùng dây cao su thắt ga rô chặt phần trên cẳng tay, sau một thời gian ngắn thấy đau và tê như trên. Làm nghiệm pháp gọng kìm giữa ngón cái và ngón trỏ thấy cơ lực giảm rõ so với bên lành. Trong một số trường hợp nặng có thể thấy cơ mô cái teo, khám cảm giác nông vùng các ngón 1, 2 và 3 giảm rõ ở phía gan tay (do dây thần kinh giữa chi phối).

Những biểu hiện đau khớp tay
          Để phòng bệnh, chúng ta không nên lặp lại nhiều lần một động tác của bàn tay. Với những người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có bài tập giúp các ngón tay thư giãn. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh. Ở giai đoạn điều trị sớm, bệnh nhân có thể ngâm tay vào nước muối ấm trong khoảng 15-20 phút, mỗi ngày hai lần. Khi ngâm nên day nhẹ các khớp giúp máu lưu thông tốt, bao gân mềm mại, ngón tay linh hoạt trở lại.
 

          Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, hay gặp là viêm khớp dạng thấp, gãy xương của nhóm xương cá, sai khớp xương bán nguyệt, gãy cổ tay kiểu Pouteau Colles, một số nghề nghiệp sử dụng cổ tay nhiều: ép, vặn, quay...

Bệnh của tuổi trung niên

Bệnh ngón tay lò xo tuy không nguy hiểm nhưng sẽ hạn chế hoạt động của bàn tay, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, chất lượng cuộc sống. Ngón tay lò xo là bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp hơn nam. Bệnh mang tính đặc thù nghề nghiệp, thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều (đánh máy, chơi golf, chơi tenis...). Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout… thường bị kèm căn bệnh này. Do đó, để phòng bệnh, không nên lặp lại nhiều lần 1 động tác của bàn tay. Với những người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có bài tập giúp các ngón tay thư giãn. Có thể áp dụng bài tập lăn 3 viên bi trên một bàn tay, thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho các ngón tay để tay được thư giãn.


          Viêm bao gân vùng mỏm châm xương quay (Hội chứng De Quervain): Vùng mỏm châm xương quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dài giạng và ngắn duỗi ngón tay cái. Khi bao này bị viêm sẽ gây nên đau và hạn chế vận động ngón cái.


          Bệnh nhân thấy sưng và đau bờ ngoài của mỏm châm xương quay, đau tăng lên khi phải sử dụng ngón tay cái và đau liên tục nhất là về đêm. Có thể thấy vùng này hơi sưng và nề, ấn vào đau, khi làm một số động tác thì đau tăng. Bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ phải làm việc bằng nhiều tay (giặt, xách nước, dệt, đan...), phụ nữ mang thai và cho con bú.


          Ngón tay lò so: Gân gấp ngón tay từ bàn tay đi vào ngón thường phải chui qua các dây chằng chéo và dây chằng xơ để cố định đường đi, khi các dây chằng, dây xơ này bị viêm, co thắt hoặc nhất là gân gấp bị viêm, nổi cục thì sự di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở, mỗi lần gấp và duỗi ngón tay thấy rất khó mà phải cố gắng mới bật ra được như lò so.

Khám có thể sờ thấy gân nổi cục ở vùng gốc các ngón phía gan tay, có thể thấy ngón tay ở tư thế gấp tự nhiên.

Chẩn đoán xác định viêm gân gấp ngón tay
- Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại cục xơ, khó cử động ngón tay.
- Triệu chứng này nặng hơn vào buổi sáng và cải thiện vào ban ngày.
- Bệnh nhân cảm giác được tiếng ‘‘ bật ‘‘ ở gân khi gấp hoặc duỗi ngón tay.
- Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Khám ngón tay có thể có sưng.
- Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số 7,5 - 20 MHz có thể thấy gân dày lên và có dịch bao quanh.
- Chụp Xquang bàn tay bình thường. Hình ảnh Xquang chỉ có giá trị phân biệt với các tổn thương viêm khớp bàn ngón tay.

Chẩn đoán phân biệt viêm gân gấp ngón tay
          - Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh co cứng Dupuytren giai đoạn sớm, thường gặp nhất là co cứng tại ngón 4, sau đó đến các ngón 5, 3, và 2. Thường bị cả hai tay do xơ hóa dải cân bàn tay.
          - Viêm khớp bàn ngón tay: đau vùng gốc ngón tay nhưng không có hiện tượng ngón lò xo.
          - Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, gout.




Điều trị như thế nào?


Phương pháp điều trị bệnh này phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh. Ở giai đoạn điều trị sớm, bệnh nhân có thể ngâm tay vào nước muối ấm trong khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 2 lần. Khi ngâm, bệnh nhân vừa day nhẹ, làm cho máu lưu thông tốt, bao gân mềm mại, ngón tay linh hoạt trở lại. Ở giai đoạn điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể phối hợp nhiều phương pháp như uống thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị liệu, ngâm tay nước muối ấm để làm tan chỗ bao gân bị viêm. Trong trường hợp trị viêm không hết, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Cortisone trực tiếp vào vị trí viêm. Tuy nhiên, với phương pháp này, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện 1-2 lần/năm vì tiêm Cortisone nhiều lần sẽ bị tác dụng phụ như teo da nơi tiêm, xơ chai gân gập…


         Rất nhiều bệnh nhân mắc một số bệnh lý của gân, cơ, xương khớp nhưng đã không được chẩn đoán và điều trị đúng nên bệnh dai dẳng và có nhiều biến chứng đáng tiếc xảy ra, như tình trạng lạm dụng corticoid gây tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn, loãng xương, phụ thuộc (nghiện) corticoid.... Nhiều bệnh nhân cho rằng mắc bệnh khớp thì không chữa khỏi được, nên có tâm lý chịu đựng bệnh tật hoặc không đi khám bệnh mà tự dùng thuốc một cách bừa bãi. Nhưng sự thật các bệnh này hoàn toàn có thể cho kết quả điều trị tốt.

Vì gân không có mạch máu nuôi dưỡng trực tiếp mà nhờ con đường thẩm thấu của bao hoạt dịch khớp, bao gân nên các thuốc đường uống, đường tiêm có tác dụng toàn thân thường ít tác dụng. Điều trị tại chỗ là cơ bản.

          - Hạn chế vận động ngón tay có gân bị tổn thương, nẹp duỗi ngón tay về đêm để tránh đau do co quắp ngón tay khi ngủ.
          - Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ.
          - Siêu âm điều trị
 

          Nếu bệnh mới ở mức độ nhẹ: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh các động tác làm nặng bệnh, dùng các thuốc xoa và đắp ngoài như voltaren emugel, gelden..., vật lý trị liệu. Nếu các triệu chứng không đỡ thì phối hợp tiêm các chế phẩm corticoid tại chỗ kết hợp với điều trị vật lý. Chú ý phải tiêm đúng (do các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm), bảo đảm vô khuẩn, không lạm dụng thuốc.


          Trong trường hợp đau nhiều, hạn chế vận động, điều trị bằng các biện pháp trên một cách tích cực mà không đỡ thì nên can thiệp bằng phẫu thuật, giải phóng sự chèn ép gân, thần kinh như trong hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng ngón tay lò so.

         Ở giai đoạn điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể phối hợp nhiều phương pháp như uống thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị liệu, ngâm tay với nước muối ấm để làm tan chỗ bao gân bị viêm. Trong trường hợp trị viêm không hết, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Cortisol trực tiếp vào vị trí viêm. Tuy nhiên, với phương pháp này, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện 1-2 lần/năm. Vì Cortisol thường gây teo da ở vị trí tiêm. Nếu các phương pháp điều trị nội khoa trên vẫn không đáp ứng, bệnh nhân có thể phải làm phẫu thuật, tách dây chằng dọc bao gân để gân có thể lưu thông rộng rãi. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu thực hiện phẫu thuật.

            Nếu các phương pháp điều trị nội khoa trên vẫn không đáp ứng, bệnh nhân có thể thực hiện tiểu phẩu giải phóng gân gập ngón bằng cách mở rộng ròng rọc nơi gân bị chít hẹp vị trí gần khớp bàn ngón tay. “Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trị viêm khớp, đắp các loại thuốc lá. Mọi cách điều trị không khoa học đều khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi có biểu hiện bệnh, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và chọn phương pháp điều trị phù hợp




Chẩn đoán và điều trị Viêm gân gấp ngón tay (Ngón tay lò xo)

1. Định nghĩa

Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chíp hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp vị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được nhgons tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.



2. Nguyên nhân

* Một số nghề nghiệp: nông dân, giáo viên, thợ thủ công...

* Chấn thương

* Hậu quả của một số bệnh: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gút...



3. Chẩn đoán

3.1. Chẩn đoán xác định

* Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ

* Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại xơ cục, khó cử động ngón tay

* Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng

* Khám ngón tay có thể có sưng.

* Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.

* Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số 7,5-20MHz có thể thấy gân dày lên và có dịch bao quanh.

* Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp X quang. Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu, chức năng gan thận.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, gút



4. Điều trị

4.1. Nguyên tắc điều trị

* Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.

* Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

4.2. Điều trị cụ thể (nội khoa, ngoại khoa)

4.2.1. Các phương pháp không dùng thuốc

* Hạn chế vận động gân bị tổn thương.

* Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại


































No comments:

Post a Comment