LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, October 31, 2016

TỔNG HUYỆT



Đồ hình Châm cứu 12 đường kinh huyệt

Bản đồ hình do Cụ Tu sĩ Thái Hoà truyền lại

Số 1









Đồ hình số 2
 







Đồ hình số 3
 
Đồ hình số 4
Đồ hình số 5
Đồ hình số 6


TỨ ĐẠI-LỤC TỔNG-BÁT HỘI

1.TỨ ĐẠI HUYỆT (Hợp cốc, Ủy trung, Liệt khuyết, Túc tam lý)
“Đổ phúc Tam lý lưu,
Yêu bối ủy trung cầu,
Đầu hạng tầm liệt khuyết.
Diện khẩu hợp cốc thâu”

2. LỤC TỔNG HUYỆT
Từ 4 huyệt tổng Sau được bổ sung dần thêm 2 huyệt là Nội quan và Tam âm giao mà thành
LỤC TỔNG HUYỆT
 “Đổ phúc Tam lý lưu,
Yêu bối ủy trung cầu,
Đầu hạng tầm liệt khuyết.
Diện khẩu hợp cốc thâu,
Tâm hung thủ nội quan,
Tiểu phúc tam âm mưu”.
- Hợp cốc: Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng.
- Liệt khuyết: Chữa vùng cổ gáy.
- Ủy trung: Chữa vùng lưng, thắt lưng.
- Tam âm giao: Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.
- Nội quan: Chữa bệnh vùng ngực.
- Túc tam lý: Chữa vùng bụng trên, bụng giữa.

3.  BÁT HỘI HUYỆT
Bát hội huyệt là 8 huyệt dùng để chữa bệnh cho 8 loại tổ chức trong cơ thể (tạng, phủ, khí, huyết, gân, xương, tủy, mạch). Do đó, khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể có bệnh, có thể sử dụng hội huyệt tương ứng mà chữa.
TRUNG QUẢN GIẢ , PHỦ CHI HỘI HUYỆT
CHƯƠNG MÔN GIẢ , TẠNG CHI HỘI HUYỆT
ĐẢN TRUNG GIẢ , KHÍ CHI HỘI HUYỆT
CÁCH DU GIẢ , HUYẾT CHI HỘI HUYỆT
ĐẠI TRỮ GIẢ , CỐT CHI HỘI HUYỆT
TUYỆT CỐT GIẢ , TỦY CHI HỘI HUYỆT
DƯƠNG LĂNG GIẢ , CÂN CHI HỘI HUYỆT
THÁI UYÊN GIẢ , MẠCH CHI HỘI HUYỆT



Để việc trị bệnh được tổng quát và đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã kết hợp hài hòa giữa 36 tử huyệt với Lục tổng huyệt và Bát hội huyệt.

   Bởi lẽ, nguyên tắc thành lập một phương huyệt được xây dựng trên cơ sở: Huyệt chính, huyệt trực tiếp và huyệt bổ sung.

·Huyệt chính: Là huyệt trị bệnh chủ yếu.

·Huyệt trực tiếp: Là huyệt ngay chỗ đau để cắt cơn đau.

·Huyệt bổ sung: là huyệt tăng thêm tác dụng chữa bệnh.

Ví dụ: Bệnh “đau lưng” ta dùng huyệt chính là huyệt Ủy trung, bởi huyệt Ủy trung đặc trị đau lưng. Thận du là huyệt trực tiếp tại chỗ đau để giải tỏa cơn đau và Thái khê là huyệt nguyên của Thận, để bổ Thận trị đau lưng.



LỤC TỔNG HUYỆT (5)

Hỏi rằng Lục tổng là gì?

Sáu huyệt tổng yếu nhớ ghi mà dùng:

1. HỢP CỐC đầu, mặt chữa chung

2. LIỆT KHUYẾT cổ, gáy vẫn dùng xưa nay

3. ỦY TRUNG lưng gối rất hay

4. NỘI QUAN ngực, bụng Thày bày ra từ lâu

5. TÚC TAM LÝ bụng trên đau

6. TAM ÂM GIAO bụng dưới đau nhớ dùng.

_______

5. Lục tổng huyệt là 6 huyệt trị bệnh tổng quát chủ yếu

Ví dụ huyệt Hợp cốc trị bệnh đau đầu, ù tai, chảy máu cam, đau răng, sưng hoạch cổ, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang



BÁT HỘI HUYỆT (6)

PHỦ Trung quản, TẠNG Chương môn

CÂN hội thì nhớ đến Dương lăng tuyền

MẠCH hội nhớ đến Thái uyên

Các bệnh của KHÍ nhớ liền Đản trung

Đại trữ bệnh XƯƠNG nhớ dùng

TỦY mà nhức buốt Huyền chung đứng đầu

Cách du HUYẾT hội nhớ sau

Tùy phần bệnh lý khác nhau mà dùng.

VỊ TRÍ HUYỆT BỔ SUNG VÀ CÔNG DỤNG

Hợp cốc (Đại trường 4 – huyệt nguyên)

·Vị trí: Ở chỗ lõm giữa bờ phía xương quay của xương bàn tay 2. Xòe rộng ngón tay cái và ngón trỏ ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 ngón tay cái bên kia để vào hổ khẩu tay này, áp đầu ngón cái lên mu bàn tay, đầu ngón cái ở đâu là huyệt ở đó.

·Chữa bệnh: Cảm, đau đầu, đau răng, máu cam, đau họng.

·Lưu ý: Kỵ thai, Tránh châm vào mạch máu.

Liệt khuyết (Phế 7 – huyệt lạc với kinh Đại trường, đồng thời huyệt giao hội với mạch Nhâm)

·Vị trí: Từ đầu lằn chỉ cổ tay đo lên 1,5 thốn, ở chỗ đầu dưới xương quay nối với thân xương. Lấy hai bàn tay để khe ngón ngón cái và ngón trỏ bắt chéo nhau, huyệt ở ngay dưới đầu ngón trỏ.

·Chữa bệnh: Ho hen, đau đầu, viêm họng, liệt mặt, đau răng, đau cổ khớp tay.

     

(6)  Bát hội huyệt là 8 Hội huyệt trong đó mỗi huyệt tương ứng với chứng bệnh của mỗi bộ phận. Ví dụ như chữa bệnh về huyết thì dùng Cách du, chữa bệnh về khí thì dùng Đản trung…









Ủy trung (Bàng quang 40 – huyệt hợp)

·Vị trí: Ở giữa nếp lằn khoeo chân.

·Chữa bệnh: Đau gối, đau lưng, đau thần kinh tọa, cảm nắng.

·Lưu ý:Cấm cứu. Không kích thích mạnh.



Nội quan (Tâm bào 6 – huyệt lạc, huyệt giap với mạch Âm duy)

·Vị trí: Trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, trong khe gân hai tay  gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay cho rõ khe).

·Chữa bệnh: Đau thắt ngực, tim hồi hộp, nôn mửa.

·Lưu ý:Không kích thích lối mổ cò.


Trung quản (Nhâm 12 – huyệt mộ của Vị, huyệt hội của Phủ, huyệt hội với các kinh Tiểu trường, Tam tiêu và Vị)

·Vị trí: Ở điểm giữa rốn và mỏm ức.

·Chữa bệnh: Đau dạ dày, nôn, khó tiêu, trướng bụng.

·Lưu ý: Không châm sâu.


Dương lăng tuyền (Đởm 34 – huyệt hợp, huyệt hội của Cân)

·Vị trí: ở chỗ giữa lõm phía trước và dưới đầu xương mác (dưới đầu gối 1 thốn)

·Chữa bệnh: Liệt nửa người, đau cẳng chân.

Đại ngữ (Bàng quang 11 – huyệt hội của xương, biệt lạc của mạch Đốc, huyệt hội với các kinh 

Tam tiêu, Tiểu trường và Đởm)

·Vị trí: Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, trên đường ngang qua bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 1.

·Chữa bệnh: Đau vai, ho, sốt, nhức xương.

·Lưu ý:Cấm cứu.


Huyền chung (Đởm 39 – huyệt hội của tủy, huyệt lạc của 3 kinh dương ở Chân)

·Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xương mác và gân mác cơ mác bên dài và ngắn.

·Chữa bệnh: Liệt nửa người, vẹo cổ.

Cách du (Bàng quang 17 – huyệt hội của huyết)

·Vị trí: Từ bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 7 đo ra 1,5 thốn.

·Chữa bệnh: Nấc cụt, đau lưng, thiếu máu.




NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt). Việc xây dựng công thức huyệt tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau:
- Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ.
- Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh.
- Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu.

I. CHỌN HUYỆT THEO NGUYÊN TẮC TẠI CHỖ
Là cách chọn những huyệt ở chỗ đau, và lân cận nơi đau.
Nói chung, mỗi huyệt đều có ba loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ là cách vận dụng đặc điểm đầu tiên về tác dụng điều trị của huyệt.
Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ:
- Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ.
- Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt Ấn đường, Toản trúc...
- Đau răng: chọn các huyệt Giáp xa, Địa thương, Hạ quan.
Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau nhức.

II. CHỌN HUYỆT THEO LÝ LUẬN ĐƯỜNG KINH
Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị.
- Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó.
- Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.
- Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên - lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những luật nhất định về phối hợp huyệt.
Dưới đây là những cách chọn huyệt theo nguyên tắc đường kinh:

A. CHỌN HUYỆT NGUYÊN - LẠC CỦA 12 ĐƯỜNG KINH CHÍNH
1. Hệ thống nguyên lạc:
Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương).
Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu - lý (bên trong và bên ngoài) với một kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị).
Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạc. Sự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên - lạc.
Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B. Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A.
Mối liên hệ nguyên - lạc trên được biểu thị bằng sơ đồ sau:


Tên huyệt nguyên lạc của 12 kinh chính:

KINH MẠCH
NGUYÊN
LẠC
Phế
Thái uyên
Liệt khuyết
Đại trường
Hợp cốc
Thiên lịch
Tâm bào
Đại lăng
Nội quan
Tam tiêu
Dương trì
Ngoại quan
Tâm
Thần môn
Thông lý
Tiểu trường
Uyển cốt
Chi chính
Can
Thái xung
Lãi câu
Đởm
Khâu khư
Quang minh
Tỳ
Thái bạch
Công tôn
Vị
Xung dương
Phong long
Thận
Thái khê
Đại chung
Bàng quang
Kinh cốt
Phi dương

2. Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc:
- Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các bệnh lý hư.
Ví dụ:
+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm Thái uyên (huyệt nguyên của Phế) và Thiên lịch (huyệt lạccủa Đại trường).
+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
- Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư.
Những ví dụ:
+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).

B. CHỌN HUYỆT DU - MỘ
Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ.
1. Hệ thống du - mộ huyệt của 12 đường kinh:
- Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ :
+ Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 - 4, dù thuộc về kinh Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên quan đến hô hấp).
+ Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 - 12, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến tiêu hóa).
+ Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 - 5, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý có liên quan đến ruột già).
- Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các đường kinh chính đi qua bụng. Ví dụ:
+ Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn 4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào (có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch).
+ Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa).
+ Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên quan đến tiết niệu).
Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này đại diện.

Du và mộ huyệt của 12 đường kinh:

KINH MẠCH
MỘ
DU
Tâm
Cự khuyết
Tâm du
Can
Kỳ môn
Can du
Tỳ
Chương môn
Tỳ du
Phế
Trung phủ
Phế du
Thận
Kinh môn
Thận du
Tâm bào
Đản trung
Tâm bào du
Đại trường
Thiên xu
Đại trường du
Tam tiêu
Thạch môn
Tam tiêu du
Tiểu trường
Quan nguyên
Tiểu trường du
Vị
Trung quản
Vị du
Đởm
Nhật nguyệt
Đởm du
Bàng quang
Trung cực
Bàng quang du

2. Phương pháp sử dụng du - mộ huyệt:
- Nhóm huyệt du mộ được chỉ định trong các bệnh lý của các cơ quan nội tạng (bệnh của tạng phủ) và thường dùng trong các bệnh được chẩn đoán hư theo YHCT.
- Cách sử dụng khi có chỉ định là phối hợp cả du huyệt và mộ huyệt của kinh tương ứng với tạng phủ có bệnh.
- Ví dụ: chọn huyệt Trung phủ (mộ của Phế) và Phế du (du huyệt của Phế) để điều trị bệnh lý Phế hư.
- Tuy nhiên, trongthực tế lâm sàng việc sử dụng đồng thời cả du và mộ huyệt có lúc khó khăn, do đó du - mộ huyệt còn được sử dụng theo luật “dương dẫn âm, âm dẫn dương”, nghĩa là bệnh của tạng (thuộc âm) thì sử dụng bối du huyệt (ở lưng, thuộc dương); và ngược lại bệnh của phủ (thuộc dương) thì sử dụng mộ huyệt (ở bụng, thuộc âm), ví dụ: bệnh lý phế hư (thuộc âm) chọn huyệt phế du (thuộc dương); bệnh lý phủ Vị (thuộc dương) chọn huyệt Trung quản (thuộc âm).

C. CHỌN HUYỆT NGŨ DU
1. Ngũ du huyệt:
Ngũ du huyệt là một nhóm huyệt trong những huyệt đặc trị của 12 đường kinh. Nó được phân bố từ khuỷu tay trở ra và đầu gối trở xuống.
Người xưa dựa vào sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, dùng hiện tượng nước chảy tự nhiên để minh họa (khí hành từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu). Để phân biệt, người ta dùng 5 tên gọi: tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợpvới những tác dụng riêng để biểu hiện sự lưu hành của khí qua mỗi huyệt trong kinh mạch.
- Nơi nước đầu nguồn, chỗ xuất của khí là tỉnh.
- Nơi nước chảy nhẹ, chỗ lưu của khí là vinh (huỳnh).
- Nơi nước dồn lại để lưu hành, chỗ chú của khí là du.
- Nơi nước đi qua, chỗ hành của khí là kinh.
- Nơi nước tụ lại, chỗ nhập của khí là hợp.
Tác dụng của ngũ du huyệt:
+ Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy.
+ Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt.
+ Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp.
+ Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho.
+ Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả.
Sự phân bố của ngũ du theo ngũ hành:

Kinh âm
Kinh dương
+ Tỉnh huyệt thuộc mộc
+ Vinh huyệt thuộc hỏa
+ Du huyệt thuộc thổ
+ Kinh huyệt thuộc kim
+ Hợp huyệt thuộc thủy
+ Tỉnh huyệt thuộc kim
+ Vinh huyệt thuộc thủy
+ Du huyệt thuộc mộc
+ Kinh huyệt thuộc hỏa
+ Hợp huyệt thuộc thổ

Hệ thống ngũ du huyệt của 6 âm chính kinh:

Huyệt
Kinh
Tỉnh mộc
Vinh hỏa
Nguyên du thổ
Kinh kim
Hợp thủy
Phế Thiếu dương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch
Tâm bào Trung xung Lao cung Đại lăng Giản sử Khúc trạch
Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải
Tỳ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng
Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc tuyền
Thận Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 dương chính kinh:
Huyệt
Kinh
Tỉnh kim
Vinh thủy
Du mộc
Nguyên
Kinh hỏa
Hợp thổ
Đại trường Thương dương Nhị gian Tam gian Hợp cốc Dương khê Khúc trì
Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chữ Dương trì Chi câu Thiên tĩnh
Tiểu trường Thiếu trạch Tiền cốc Hậu khê Uyển cốt Dương cốc Tiểu hải
Vị Lệ đoài Nội đình Hãm cốc Xung dương Giải khê Túc tam lý
Đởm Khiếu âm Hiệp khê Lâm khấp Khâu khư Dương phụ Dương lăng
Bàng quang Chí âm Thông cốc Thúc cốt Kinh cốt Côn lôn Ủy trung

2. Phương pháp sử dụng ngũ du huyệt:
Vận dụng cách chọn huyệt ngũ du phải dựa trên cơ sở của ngũ hành với luật sinh khắc để tiến hành.
- Chẩn đoán bệnh theo ngũ hành.
- Điều trị theo nguyên tắc: hư bổ mẹ, thực tả con.
- Có thể sử dụng 1 - 2 đường kinh.
Những ví dụ về cách sử dụng ngũ du huyệt:
Ví dụ 1: Bệnh lý của Tâm hỏa


Ví dụ 2: Bệnh lý của Tỳ thổ

Ví dụ 3: Bệnh lý của Phế kim


Ví dụ 4: Bệnh lý của Can mộc

Ví dụ 5: Bệnh lý của Thận thủy

D. CHỌN HUYỆT KHÍCH
Khích có n ghĩa là khe hở, ý nói vùng mà mạch khí tụ lại nhiều. Mỗi kinh mạch trong 12 kinh chính đều có 1 huyệt khích. Ngoài ra những mạch âm duy, Dương duy, âm kiểu, Dương kiểu cũng có huyệt khích. Như vậy có 16 huyệt khích và tất cả đều nằm trên những kinh chính.
Đặc tính quan trọng của huyệt khích là điều trị rấttốt những bệnh cấp, nhất có là kèm đau nhức của các kinh thuộc nó.
Bảng: Hệ thống huyệt khích:

Đường kinh
Tên huyệt
Phế
Khổng tối
Tâm bào
Khích môn
Tâm
Âm khích
Đại trường
Ôn lưu
Tam tiêu
Hội tông
Tiểu trường
Dưỡng lão
Âm kiểu
Giao tín
Dương kiểu
Phụ dương
Tỳ
Địa cơ
Can
Trung đô
Thận
Thủy tuyền
Vị
Lương khâu
Đởm
Ngoại khâu
Bàng quang
Kim môn
Âm duy
Trúc tân
Dương duy
Dương giao

III. CHỌN HUYỆT ĐẶC HIỆU
Đây là những huyệt được tổng kết bằng lý luận và bằng kinh nghiệm điều trị. Trong châm cứu, có rất nhiều các huyệt đặc hiệu (nhóm tứ đại huyệt, lục tổng huyệt, bát hội huyệt, giao hội huyệt ...)
- Bát mạch giao hội huyệt là huyệt giao hội của 8 mạch. Tất cả từng cặp đều nằm tương đối cân xứng ở tay và chân. Đặc tính của bát mạch giao hội huyệt là dùng để trị bệnh của 8 mạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kinh chính.

Bảng: Bát mạch giao hội huyệt:

Giao hội huyệt
Chiếu hải
Liệt khuyết
Lâm khấp
Ngoại quan
Kinh
Thận
Phế
Đởm
Tam tiêu
Mạch
Âm kiểu
Nhâm
Đới
Dương duy

Giao hội huyệt
Hậu khê
Thân mạch
Công tôn
Nội quan
Kinh
Tiểu trường
Bàng quang
Tỳ
Tâm bào
Mạch
Đốc
Dương kiểu
Xung
Âm duy
- Bát hội huyệt là 8 huyệt dùng để chữa bệnh cho 8 loại tổ chức trong cơ thể (tạng, phủ, khí, huyết, gân, xương, tủy, mạch). Do đó, khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể có bệnh, có thể sử dụng hội huyệt tương ứng mà chữa. 

Bảng: Bát hội huyệt.

Bát hội huyệt
Hội của phủ
Hội của tạng
Hội của khí
Hội của huyết
Hội của cốt
Hội của tủy
Hội của gân
Hội của mạch
Tên huyệt
Trung quản
Chương môn
Đản trung
Cách du
Đại trữ
Tuyệt cốt
Dương lăng
Thái uyên

- Lục tổng huyệt là 6 huyệt dùng để điều trị bệnh cho 6 vùng cơ thể khác nhau. Sự xuất hiện của 6 huyệt trên có nguồn gốc từ 4 đại huyệt (Hợp cốc, Ủy trung, Liệt khuyết, Túc tam lý) - Chu quyền trong càn khôn sanh lý - Châm cứu đại thành. Sau được bổ sung dần thêm 2 huyệt là Nội quan và Tam âm giao mà thành. Toàn bài ca của lục tổng huyệt “Đổ phúc Tam lý lưu, Yêu bối ủy trung cầu, Đầu hạng tầm liệt khuyết. Diện khẩu hợp cốc thâu, Tâm hung thủ nội quan, Tiểu phúc tam âm mưu”.
- Hợp cốc: Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng.
- Liệt khuyết: Chữa vùng cổ gáy.
- Ủy trung: Chữa vùng lưng, thắt lưng.
- Tam âm giao: Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.
- Nội quan: Chữa bệnh vùng ngực.
- Túc tam lý: Chữa vùng bụng trên, bụng giữa.








Đồ hình Châm cứu 12 đường kinh huyệt
Số 1








Đồ hình số 2








Đồ hình số 3
 


Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu

Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.
Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt). Việc xây dựng công thức huyệt tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau: 
Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ.
Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh.
Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu. 
Chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ
Là cách chọn những huyệt ở chỗ đau, và lân cận nơi đau.
Nói chung, mỗi huyệt đều có ba loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ là cách vận dụng đặc điểm đầu tiên về tác dụng điều trị của huyệt.
Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ:
Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ.
Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt Ấn đường, Toản trúc...
Đau răng: chọn các huyệt Giáp xa, Địa thương, Hạ quan.
Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau nhức.
Chọn huyệt theo lý luận đường kinh
Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị.
Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó.
Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.
Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những luật nhất định về phối hợp huyệt.
Dưới đây là những cách chọn huyệt theo nguyên tắc đường kinh:
Chọn huyệt nguyên lạc của 12 đường kinh chính
Hệ thống nguyên lạc:
Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương).
Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu lý (bên trong và bên ngoài) với một kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị).
Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạc. Sự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên lạc.
Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B. Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A.
Tên huyệt nguyên lạc của 12 kinh chính:
Kinh mạch
Nguyên
Lạc
Phế
Thái uyên
Liệt khuyết
Đại trường
Hợp cốc
Thiên lịch
Tâm bào
Đại lăng
Nội quan
Tam tiêu
Dương trì
Ngoại quan
Tâm
Thần môn
Thông lý
Tiểu trường
Uyển cốt
Chi chính
Can
Thái xung
Lãi câu
Đởm
Khâu khư
Quang minh
Tỳ
Thái bạch
Công tôn
Vị
Xung dương
Phong long
Thận
Thái khê
Đại chung
Bàng quang
Kinh cốt
Phi dương
Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc:
Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các bệnh lý hư.
Ví dụ:
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm Thái uyên (huyệt nguyên của Phế) và Thiên lịch (huyệt lạccủa Đại trường).
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư.
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).
Chọn huyệt du mộ
Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ.
Hệ thống du mộ huyệt của 12 đường kinh:
Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ:
Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 4, dù thuộc về kinh Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên quan đến hô hấp). 
Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 12, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến tiêu hóa).
Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 5, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý có liên quan đến ruột già).
Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các đường kinh chính đi qua bụng. Ví dụ:
Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn 4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào (có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch).
Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa).
Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên quan đến tiết niệu).
Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này đại diện.
Du và mộ huyệt của 12 đường kinh:
Kinh mạch
Mộ
Du
Tâm
Cự khuyết
Tâm du
Can
Kỳ môn
Can du
Tỳ
Chương môn
Tỳ du
Phế
Trung phủ
Phế du
Thận
Kinh môn
Thận du
Tâm bào
Đản trung
Tâm bào du
Đại trường
Thiên xu
Đại trường du
Tam tiêu
Thạch môn
Tam tiêu du
Tiểu trường
Quan nguyên
Tiểu trường du
Vị
Trung quản
Vị du
Đởm
Nhật nguyệt
Đởm du
Bàng quang
Trung cực
Bàng quang du
Phương pháp sử dụng du mộ huyệt:
Nhóm huyệt du mộ được chỉ định trong các bệnh lý của các cơ quan nội tạng (bệnh của tạng phủ) và thường dùng trong các bệnh được chẩn đoán hư theo y học cổ truyền.
Cách sử dụng khi có chỉ định là phối hợp cả du huyệt và mộ huyệt của kinh tương ứng với tạng phủ có bệnh.
Ví dụ: chọn huyệt Trung phủ (mộ của Phế) và Phế du (du huyệt của Phế) để điều trị bệnh lý Phế hư.
Tuy nhiên, trongthực tế lâm sàng việc sử dụng đồng thời cả du và mộ huyệt có lúc khó khăn, do đó du mộ huyệt còn được sử dụng theo luật “dương dẫn âm, âm dẫn dương”, nghĩa là bệnh của tạng (thuộc âm) thì sử dụng bối du huyệt (ở lưng, thuộc dương); và ngược lại bệnh của phủ (thuộc dương) thì sử dụng mộ huyệt (ở bụng, thuộc âm), ví dụ: bệnh lý phế hư (thuộc âm) chọn huyệt phế du (thuộc dương); bệnh lý phủ Vị (thuộc dương) chọn huyệt Trung quản (thuộc âm).
Chọn huyệt ngũ du
Ngũ du huyệt:
Ngũ du huyệt là một nhóm huyệt trong những huyệt đặc trị của 12 đường kinh.
Nó được phân bố từ khuỷu tay trở ra và đầu gối trở xuống.
Người xưa dựa vào sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, dùng hiện tượng nước chảy tự nhiên để minh họa (khí hành từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu). Để phân biệt, người ta dùng 5 tên gọi: tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợpvới những tác dụng riêng để biểu hiện sự lưu hành của khí qua mỗi huyệt trong kinh mạch.
Nơi nước đầu nguồn, chỗ xuất của khí là tỉnh.
Nơi nước chảy nhẹ, chỗ lưu của khí là vinh (huỳnh).
Nơi nước dồn lại để lưu hành, chỗ chú của khí là du.
Nơi nước đi qua, chỗ hành của khí là kinh.
Nơi nước tụ lại, chỗ nhập của khí là hợp.
Tác dụng của ngũ du huyệt:
Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy.
Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt.
Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp.
Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho.
Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả.
Sự phân bố của ngũ du theo ngũ hành:
Kinh âm
Kinh dương
Tỉnh huyệt thuộc mộc
Vinh huyệt thuộc hỏa
Du huyệt thuộc thổ
Kinh huyệt thuộc kim
Hợp huyệt thuộc thủy
Tỉnh huyệt thuộc kim
Vinh huyệt thuộc thủy
Du huyệt thuộc mộc
Kinh huyệt thuộc hỏa
Hợp huyệt thuộc thổ
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 âm chính kinh:
Huyệt
Kinh
Tỉnh mộc
Vinh hỏa
Nguyên du thổ
Kinh kim
Hợp thủy
Phế
Thiếu dương
Ngư tế
Thái uyên
Kinh cừ
Xích trạch
Tâm bào
Trung xung
Lao cung
Đại lăng
Giản sử
Khúc trạch
Tâm
Thiếu xung
Thiếu phủ
Thần môn
Linh đạo
Thiếu hải
Tỳ
Ẩn bạch
Đại đô
Thái bạch
Thương khâu
Âm lăng
Can
Đại đôn
Hành gian
Thái xung
Trung phong
Khúc tuyền
Thận
Dũng tuyền
Nhiên cốc
Thái khê
Phục lưu
Âm cốc
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 dương chính kinh:
Huyệt
Kinh
Tỉnh kim
Vinh thủy
Du mộc
Nguyên
Kinh hỏa
Hợp thổ
Đại trường
Thương dương
Nhị gian
Tam gian
Hợp cốc
Dương khê
Khúc trì
Tam tiêu
Quan xung
Dịch môn
Trung chữ
Dương trì
Chi câu
Thiên tĩnh
Tiểu trường
Thiếu trạch
Tiền cốc
Hậu khê
Uyển cốt
Dương cốc
Tiểu hải
Vị
Lệ đoài
Nội đình
Hãm cốc
Xung dương
Giải khê
Túc tam lý
Đởm
Khiếu âm
Hiệp khê
Lâm khấp
Khâu khư
Dương phụ
Dương lăng
Bàng quang
Chí âm
Thông cốc
Thúc cốt
Kinh cốt
Côn lôn
Ủy trung
Phương pháp sử dụng ngũ du huyệt:
Vận dụng cách chọn huyệt ngũ du phải dựa trên cơ sở của ngũ hành với luật sinh khắc để tiến hành.
Chẩn đoán bệnh theo ngũ hành.
Điều trị theo nguyên tắc: hư bổ mẹ, thực tả con.
Có thể sử dụng 1 2 đường kinh.
Chọn huyệt khích
Khích có n ghĩa là khe hở, ý nói vùng mà mạch khí tụ lại nhiều. Mỗi kinh mạch trong 12 kinh chính đều có 1 huyệt khích. Ngoài ra những mạch âm duy, Dương duy, âm kiểu, Dương kiểu cũng có huyệt khích. Như vậy có 16 huyệt khích và tất cả đều nằm trên những kinh chính. 
Đặc tính quan trọng của huyệt khích là điều trị rấttốt những bệnh cấp, nhất có là kèm đau nhức của các kinh thuộc nó. 
Bảng: Hệ thống huyệt khích:
Đường kinh
Tên huyệt
Phế
Khổng tối
Tâm bào
Khích môn
Tâm
Âm khích
Đại trường
Ôn lưu
Tam tiêu
Hội tông
Tiểu trường
Dưỡng lão
Âm kiểu
Giao tín
Dương kiểu
Phụ dương
Tỳ
Địa cơ
Can
Trung đô
Thận
Thủy tuyền
Vị
Lương khâu
Đởm
Ngoại khâu
Bàng quang
Kim môn
Âm duy
Trúc tân
Dương duy
Dương giao
Chọn huyệt đặc hiệu
Đây là những huyệt được tổng kết bằng lý luận và bằng kinh nghiệm điều trị. Trong châm cứu, có rất nhiều các huyệt đặc hiệu (nhóm tứ đại huyệt, lục tổng huyệt, bát hội huyệt, giao hội huyệt ...).
Bát mạch giao hội huyệt là huyệt giao hội của 8 mạch. Tất cả từng cặp đều nằm tương đối cân xứng ở tay và chân. Đặc tính của bát mạch giao hội huyệt là dùng để trị bệnh của 8 mạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kinh chính.
Bảng: Bát mạch giao hội huyệt:
Giao hội huyệt
Chiếu hải
Liệt khuyết
Lâm khấp
Ngoại quan
Kinh
Thận
Phế
Đởm
Tam tiêu
Mạch
Âm kiểu
Nhâm
Đới
Dương duy
Giao hội huyệt
Hậu khê
Thân mạch
Công tôn
Nội quan
Kinh
Tiểu trường
Bàng quang
Tỳ
Tâm bào
Mạch
Đốc
Dương kiểu
Xung
Âm duy
Bát hội huyệt là 8 huyệt dùng để chữa bệnh cho 8 loại tổ chức trong cơ thể (tạng, phủ, khí, huyết, gân, xương, tủy, mạch). Do đó, khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể có bệnh, có thể sử dụng hội huyệt tương ứng mà chữa. 
Bảng: Bát hội huyệt.
Bát hội huyệt
Hội của phủ
Hội của tạng
Hội của khí
Hội của huyết
Hội của cốt
Hội của tủy
Hội của gân
Hội của mạch
Tên huyệt
Trung quản
Chương môn
Đản trung
Cách du
Đại trữ
Tuyệt cốt
Dương lăng
Thái uyên
Lục tổng huyệt là 6 huyệt dùng để điều trị bệnh cho 6 vùng cơ thể khác nhau. Sự xuất hiện của 6 huyệt trên có nguồn gốc từ 4 đại huyệt (Hợp cốc, Ủy trung, Liệt khuyết, Túc tam lý) Chu quyền trong càn khôn sanh lý Châm cứu đại thành. Sau được bổ sung dần thêm 2 huyệt là Nội quan và Tam âm giao mà thành. Toàn bài ca của lục tổng huyệt “Đổ phúc Tam lý lưu, Yêu bối ủy trung cầu, Đầu hạng tầm liệt khuyết. Diện khẩu hợp cốc thâu, Tâm hung thủ nội quan, Tiểu phúc tam âm mưu”.
Hợp cốc: Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng.
Liệt khuyết: Chữa vùng cổ gáy.
Ủy trung: Chữa vùng lưng, thắt lưng.
Tam âm giao: Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.
Nội quan: Chữa bệnh vùng ngực.
Túc tam lý: Chữa vùng bụng trên, bụng giữa.