LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 12, 2016

Phân biệt bệnh chứng theo ngũ hành tạng phủ


Mục đích phân biệt các loại bệnh theo âm dương cơ sở chức năng trong và cơ sở chức năng ngoài để tìm những huyệt điều chỉnh cho phù hợp với cơ sở chức năng trong, cơ sở chức năng ngoài trên Du Mộ huyệt, trên Nhâm Đốc, trên 12 kinh cũng đã được phân biệt âm dương, cơ sở chức năng trong ngoài, và theo nguyên tắc chữa con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con, và theo nguyên tắc âm bệnh lấy dương chữa, dương bệnh lấy âm chữa, và phép tả từ trong âm ra dương, phép bổ từ ngoài dương vào âm. 

1-Biểu tượng của hành KIM trong đông y :
Kim theo mùa là khí khô (táo khí) thuộc mùa thu, vị cay vào phổi, mùi tanh, mầu trắng, thuộc âm thanh , khóc, âm nốt thương (trong 5 nốt âm nhạc cổ điển : cung, thương, giốc, chủy, vũ), cơ sở vật chất bên trong là phổi, cơ sở vật chất bên ngoài là mũi, da, lông, dịch chất là nước mũi, tâm lý là buồn.
Dấu hiệu Bệnh chứng kim thực gồm tạng và phủ : Đau đầu, hoa mắt, amydal, tay rã rời.
Dấu hiệu Bệnh chứng kim hư gồm tạng và phủ : Ù tai, cảm giác buồn bực không vui, hay sợ cuống quít.
a-Dấu hiệu bệnh chung của Cơ sơ và chức năng của Phế bệnh: như ho suyễn, buồn phiền, đau ở vùng vai khuyết bồn (hõm vai) trên đường kinh phế
(cơ sở trong phế như tế bào, xoang phế, lá phổi gọi là âm trong âm, cơ sở ngoài phế như mũi: âm trong dương, chức năng trong phế như hô hấp co giãn nhịp thở gọi là dương trong âm, chức năng ngoài phế như điều hòa độ ẩm trong niêm mạc mũi : dương trong dương) :
Chứng Phế thực : Ho suyễn nhiệt, khí nghịch, ra máu, ra mồ hôi, sưng đau phổi, hầu, họng.
Chứng Phế hư : Ho suyễn hàn, khô họng, hô hấp yếu khó khăn, tay chân lạnh, tê buốt da.
b-Dấu hiệu bệnh chung của cơ sở và chức năng của Đại trường là bệnh Trĩ, sợ lạnh, rét run..
(cơ sở trong đại trường là tế bào, ruột gọi là âm trong âm, cơ sở ngoài đại trường như hậu môn gọi là âm trong dương, chức năng trong đại trường như co bóp, thẩm thấu nước ra khỏi màng ruột cho thấm vào bang quang, giữ lại cặn bã thành phân gọi là dương trong âm, chức năng ngoài đại trường như co thắt cơ vòng hậu môn đẩy phân ra ngoài cơ thể gọi là dương trong dương) :
Chứng Đại Trường Thực : Đau răng, đầy bụng, họng khô, sưng cổ, má, mình nóng, viêm amydal, ho suyễn, chảy máu cam.
Chứng Đại Trường Hư : Môi khô, hư khát mà không uống được nước, sôi ruột, tiêu chảy. 

2-Biểu tượng của hành THỦY trong đông y :
Thủy theo mùa là khí hàn thuộc mùa đông, vị mặm vào thận, mầu đen, âm thanh rên (âm nốt vũ, cơ sở vật chất trong là qủa thận, cơ sở ngoài là tai, xương, râu, tóc, bộ sinh dục, dịch chất là nước bọt, tinh dịch, tế bào não, tâm lý là sợ hãi
Dấu hiệu Bệnh chứng thủy thực gồm tạng và phủ : Bệnh ở não, động kinh, lưng nẩy ngược, vai cứng đơ.
Dấu hiệu bệnh chứng thủy hư gồm tạng và phủ : Đau tim, tiểu nhiều, tức đầy bọng đái khi tiểu, lạnh vai.
a-Dấu hiệu bệnh chung của Cơ sở và chức năng của Thận bệnh : như ho, mửa, ỉa ra máu, bệnh về bô sinh dục .
(cơ sở trong thận như tế bào, tuyến thượng thận, qủa thận gọi là âm trong âm, chức năng trong thận như lọc nước, máu, mỡ, muối, đường, chất vôi, đìều hòa hormone...gọi là dương trong âm, cơ sở ngoài thận như tế bào nuôi dưỡng tai, xương, râu, tóc.. gọi là âm trong dương, chức năng ngoài thận như khả năng nghe, nhìn, xương cốt, răng, tóc, hoạt động còn tốt hay xấu gọi là dương trong dương)
Chứng Thận thực : Khí nghịch làm ho suyễn, gan bàn chân nóng, bụng dưới căng đầy, tức ngực, nhai lưỡi khô, hay sợ sệt.
Chứng Thận hư : Tiêu chảy, mình và thắt lưng lạnh, tay chân nặng nề, tê, tiểu đỏ vàng, hay quên, ù tai, điếc, chóng mặt, không muốn ăn, tinh dịch bất túc, suy nhược sinh dục về tinh huyết.
b-Dấu hiệu bệnh chung của cơ sở và chức năng của bàng quang như đau sau đầu do khí thuộc dương trong dương, do huyết thuộc âm trong dương..
Chứng bàng quang thực : Bệnh ở não (thuộc âm trong dương), động kinh (thuộc dương trong dương), đau mắt, chảy máu cam (thuộc âm trong dương).
Chứng bàng quang hư : Đau nhức cẳng chân, ống chân, đau thắt lưng do khí thuộc dương trong dương, do huyết thuộc âm trong dương, bệnh trĩ thuộc âm trong dương. 

3-Biểu tượng của hành MỘC trong đông y :
Mộc theo mùa là phong khí thuộc mùa Xuân, vị chua vào gan, mùi hôi, mầu xanh, âm thanh là la hét, cơ sở vật chất trong là lá gan, cơ sở ngoài là mắt, gân, sợi thần kinh, móng tay, dịch chất là nưóc mắt, tâm lý là giận.
Dấu hiệu bệnh chứng mộc thực gồm tạng và phủ : Mửa do khí nghịch, mắt đỏ, tiêu hóa kém.
Dấu hiệu bệnh chứng mộc hư gồm tạng và phủ : Thần kinh suy nhược, hay giật mình, hô hấp yếu, ý thức mông lung.
a-Dấu hiệu bệnh chung của Cơ sở và chức năng của Gan bệnh :
Chứng can thực : Đau mắt, chóng mặt, cứng dưới sườn, đầy bụng, nóng lạnh, bệnh sinh dục về gân cơ co thắt cứng mềm.
Khi chữa, các bệnh trên phải biết phân biệt được do huyết (âm) hay do khí (dương) thuộc cơ sở (âm) hay do chức năng (dương) để xếp bệnh thuộc âm trong âm, âm trong dương, dương trong âm, dương trong dương, lúc đó mới có thể tìm được huyệt chữa đúng.
Chứng can hư : Thị lực giảm, gân tay chân yếu, nghẹt cứng dưới tim, bụng căng sình, sa xệ ruột, tiểu nhiều lần do cơ vòng yếu, tinh giảm.
b- Dấu hiệu bệnh chung của Cơ sở và chức năng của Đởm (túi mật) bệnh :
Chứng Đởm thực : Đau nặng 1 bên đầu, sợ lạnh, sốt ra mồ hôi, đắng miệng, bụng nặng không muốn ăn, dễ nổi giận.
Chứng Đởm hư : Chóng mặt, vàng da, thở yếu, gân tay chân yếu. 

4-Biểu tượng của hành HỎA trong đông y :
Hỏa theo mùa là hỏa khí, nhiệt khí, thử khí thuộc mùa hè, vị đắng vào tim, mùi khê khét, mầu đỏ, âm thanh nốt chủy, cơ sở trong là qủa tim, màng bao tim (tâm bào) cơ sở ngoài là lưỡi, huyết mạch động mạch và tĩnh mạch, dây thần kinh thuộc hệ thống tam tiêu , dịch chất là mồ hôi, tâm lý là vui cười.
Dấu hiệu bệnh chứng mộc thực gồm tạng và phủ : đau đầu, thân nhiệt nóng, tâm không yên, không muốn nằm, đại tiện khó, kém ăn.
Dấu hiệu bệnh chứng thuộc mộc hư gồm tạng và phủ : Sợ lạnh, hô hấp yếu, chân tay lạnh, bệnh kiết lỵ.
a-Dấu hiệu chung của cơ sở, chức năng của Tâm, Tâm bào bệnh :
Chứng tâm thực : Mình nóng, họng khô, đại tiểu tiện khó, bao tử căng, chân tay nặng nề.
Chứng tâm hư : Đau dưới tim, hồi hộp, cơn đau tim kịch phát, bất an, nói sàm, ý mông lung.
Chứng Tâm bào thực : Đau tim, mặt đỏ, sưng nách, đau tức ngực sườn, co quắp tay.
Chứng tâm bào hư : Bức rứt nóng nảy, tim hồi hộp, lòng bàn tay nóng.
b-Dấu hiệu chung của cơ sở, chức năng của Tiểu trường , Tam tiêu bệnh :
Chứng tiểu trường thực : Mình nóng ra mồ hôi, nóng đau bụng dướI, bức rứt, lở nhọt miệng, cổ sưng cứng đơ.
Chứng tiểu trường hư : Đau nửa đầu sau tai, điếc, mắt vàng
Chứng Tam tiêu thực : Sưng viêm họng, thanh quản, amydal, đau sau tai, đau khóe mắt, đầu mặt nóng đỏ ra mồ hôi, ù tai, đầy cứng bụng dưới
Chứng Tam tiêu hư : Thiếu khí, hô hấp yếu, lạnh bụng. 

5-Biểu tượng của hành THỔ trong đông y :
Thổ theo mùa là khí thấp thuộc mùa trưòng hạ (cuối hạ đầu thu), vị ngọt vào tỳ, mùi thơm, mầu vàng, âm thanh hay hát, cơ sở trong là lá mía, tụy tạng, cơ sở ngoài là môi miệng, bắp thịt, vú, dịch chất là nước dãi, tâm lý lo âu.
Dấu hiệu bệnh chứng thổ thực gồm tạng và phủ : Kém ăn, ỉa khó, viêm đau căng bao tử, bức rứt tim, khó nằm.
Dấu hiệu bệnh hư chứng gồm tạng và phủ : Bao tử cảm thấy trống, hô hấp yếu, bao tử lạnh, tiêu chảy, ăn không tiêu.
a-Dấu hiệu chung của cơ sở, chức năng của Tỳ bệnh :
Chứng tỳ thực : Bụng căng, tim bức rứt, trúng thực nôn mửa, cẳng chân nóng.
Chứng tỳ hư : Vàng da, tiêu chảy, trung tiện, ăn ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, chân tay nặng nề.
b-Dấu hiệu chung của cơ sở và chức năng của Vị bệnh :
Chứng Vị thực : Đau bụng, nóng không mồ hôi, khô môi miệng, ợ hơi, ung thư vú, sưng đau thấp khớp.
Chứng Vị hư : Sợ lạnh, lạnh chân, khô môi miệng, sôi ruột, nặng nề dễ mệt, kém ăn, mặt sưng húp. 

Tóm tắt :
Muốn tìm đúng bệnh, chữa đúng huyệt theo phương pháp đông y khí công, hãy thực tập lý luận sắp xếp mỗi tên bệnh ra 3 yếu tố chính :
1-Tên gọi là chứng gì ?
2-Thuộc bệnh hư hay thực
3-Bệnh đó thuộc loại nào trong 4 loại như âm trong âm, âm trong dương, dương trong âm hay dương trong dương.





Tài Liệu về Huyệt

01. Sổ tay tìm huyệt
02. Tiểu đường chữa bằng huyệt
03. Chữa 104 bệnh cấp cứu
04. Thực tập bấm huyệt Tập 2 - Phần 1 - Đau nhức đầu, cổ, gáy, vai, tay, lưng
05. Thực tập bấm huyệt Tập 2 – Phần 2 - Đau nhức đầu, cổ, gáy, vai, tay, lưng
06. Thực tập bấm huyệt Tập 1 – Tiêu Hóa
07. 14 Đường Kinh
08. Chức năng khí hóa của 14 đường kinh
09. Thực tập chữa bệnh bằng 1 huyệt
10. Nhị hợp huyệt
11. Cách sử dụng Khích-Du-Nguyên
12. Huyệt chữa bệnh thuộc tim mạch và huyết
13. Bệnh thuộc hô hấp
14. Thực tập bấm huyệt: chữa bệnh cổ gáy vai
15. Cách sử dụng huyệt bổ tả trên kinh mẹ kinh con
16. Cách phối hợp huyệt-nhị hợp huyệt
17. Bệnh tê liệt
18. Bệnh áp huyết tim mạch
19. Bệnh thuộc tay vai
20. Áp dụng hà đồ lạc thư trong chữa bệnh
21. Hà đồ lạc thư gáy vai
22. Huyệt chữa mắt song thị
23. Thực tập vuốt huyệt chữa bệnh tổng quát
24.Chữa mắt cận thị bằng huyệt
25. Vuốt vòng chân khí 6 đường kinh tay
26. Vuốt vòng chân khí 6 đường kinh chân
27. Tê liệt mặt, méo miệng, mắt xếch
28. Bệnh về mũi
29. Bệnh về tai
30. Học chữa bệnh Day Bấm Huyệt : Thần Kinh Tọa
31. Những Huyệt chữa Tê Liệt Tay Chân
32. Tự vuốt huyệt làm hạ áp huyết ngừa tai biến tê liệt...

No comments:

Post a Comment