LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 12, 2016

Chữa bệnh bằng máy sấy tóc




            Thông thường khi nghe nói chữa bệnh bằng day ấn huyệt, bằng kim thì không ai ngạc nhiên. Vì kinh huyệt và châm cứu là một phần của nền y học Trung Quốc có từ xưa. Châm cứu là dùng kim và điếu ngải cứu tác động lên mười hai chính kinh và hai mạch lớn ( Đốc mạch và Nhâm mạch ).

            Châm cứu đã theo người Trung Hoa sang nước ta và đã được áp dụng ở Việt Nam từ lâu. Nhưng khi nghe máy sấy tóc, một dụng cụ làm đẹp, nay dùng để chữa bệnh chắc nhiều bạn cảm thấy ngạc nhiên. Những trường hợp bệnh sau đây dùng máy sấy tóc để chữa, có kết quả tốt, nhiều khi thật kỳ diệu.
 
LẠNH GIỮA ĐÊM:            Các bạn có thể nhờ người khác hoặc tự mình hơ máy sấy tóc dọc cột sống từ trên xuống dưới ( từ đốt sống ngực thứ nhất đến cột sống vùng cùng cụt, hay từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường ). Hơ nóng như vậy khoảng mười phút là các bạn đũ ấm ngườilên ngay. Có thể hơ nóng thêm vào tay và chân. Sau những lần giải quyết có tính cách “ cấp cứu ” các bạn nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân của tình trạng “ phát lãnh ” để chữa tận gốc.

CẮT CƠN SỔ MŨI:
            Sổ mũi là một triệu chứng hay gặp khi các bạn bị cảm cúm, viêm họng, sổ mũi do thời tiết, do dị ứng. Sổ mũi hay nghẹt mũi là do tình trạng niêm mạc mũi ( lớp da mỏng lót bên trong mũi ) bị viêm. Các mao mạch ( mạch máu nhỏ )  ở vùng mũi bị sưng, đỏ. Máu bị ứ lại, có thể gây nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Cũng có người chảy mũi không cầm được, mũi có thể chảy ra phía trước hay chảy xuống họng. Hãy dùng máy sấy tóc để ở một khoảng cách thích hợp ( nóng vừa phải ) và cho hơi nóng trực tiếp đến 2 lổ mũi. Tình trạng sổ mũi tạm thời dừng lại ngay. Nếu sổ mũi tái phát các bạn có thể hơ nóng tiếp tục

TÊ BÀN TAY:
            Đây là triệu chứng của nhiều bệnh: Suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng Raynaud ( co động mạch đầu chi ), hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid…Đồng thời cùng với việc điều trị đặc hiệu của từng bệnh, các bạn có thể dùng máy sấy tóc hơ nóng hai bàn tay và hai bàn chân mục đích để giãn mạch máu, tăng tuần hoàn đến đầu các chi. Triệu chứng tê tay cải thiện nhanh.

HỆ VẬN ĐỘNG VÀ BỆNH TƯ THẾ
            Cơ thể chúng ta gốm khoảng sáu trăm cơ, các cơ này nối với chừng hai trăm lẻ sáu xương. Khi các bạn đứng thẳng, các cơ đuợc đối xứng ở hai bên. Ở vị trí này các cơ bắp hầu như được thư giản, các dây thần kinh, mạch máu không bị chèn ép. Tuy nhiên khi chúng ta đứng, ngồi, nằm, sinh hoạt sai tư thế, các cơ, dây chằng, xương, khớp ( toàn bộ hệ vận động ) đều bị ảnh hưởng. có nhóm cơ bị chùn lại, nhóm cơ bên đối diện căng ra, các thành phần khác như mạch máu, dây chằng, thần kinh bị căng, chèn ép. Tình trạng này gây ra một nhóm bệnh đặc biệt, bệnh do tư thế. Ở nhóm bệnh gây ra do  tư thế sai, các bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp, xảy ra cho rất nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau. Người thì bị tê ở vai, mõi cổ, đau sau gáy, đau nửa thân trên ở phía sau, mỏi gối, đau cổ chân, đau cơ cẳng chân ( bắp chuối ),  đau dọc từ thắt lưng xuống gót chân:
- Đau sau gáy, mõi cơ cạnh cột sống cổ: ở người nằm gối quá cao
- Tê cổ tay bàn tay: do bàn tay và cẳng tay gập góc khi  đánh máy hoặc khi cầm chuột vi tính không đúng
- Đau hông phải: do có thói quen đứng làm việc đặt phần lớn trọng lượng cơ thể lên chân phải, thợ tiện
- Mõi gáy, đau gáy: do gập hay ưởn cổ trong khi làm việc, đọc sách, xử dụng vi tính
- Đau vùng thắt lưng: xảy ra trên nhiều đối tượng: người làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên…có thói quen ngồi gập người ra phía trước
- Đau nhức mõi chân: ở người đứng tại chỗ lâu như bảo vệ, nha sĩ, chiên bánh tiêu, bán hủ tiếu..
- Mõi vai và cánh tay phải: do xử dụng chuột không đúng cách.
- Mõi, đau cổ tay: ở người thường xuyên bế trẻ, người tiếp xúc với máy vi tính thường xuyên
- Đau khuỷu tay: ở người chơi tenis, người xử dụng búa, thợ máy hay dùng mỏ lết siết bù lon.
- Tê, đau đầu gối, cổ chân, bàn chân, cơ cẳng chân ở những người ngồi xếp bằng lâu ngày: chơi bài, ngồi thiền chưa quen
- Đau thắt lưng: ở người thợ sửa xe, người làm giày
 
            Tất cả những chứng đau, nhức, tê, mõi nói trên không những chỉ xử dụng thuốc để giảm cơn đau cấp thời mà quan trọng nhất, là phải chú ý đến căn nguyên của bệnh. Đó là thói quen, nghề nghiệp, công việc thường ngày. Và hầu hết các trường hợp đau cơ, xương, dây chằng, khớp đều bắt nguồn từ tư thế sai. Giải quyết tư thế sai sẽ chữa hết chứng đau mà các bạn đang gặp và phòng ngừa được nhiều chứng đau cơ, xương, khớp, dây chằng, thần kinh… Nhưng thế nào là tư thế đúng???

TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG?
   Các bạn nên áp dụng những nguyên tắc sau đây để giữ cho tư thế ngồi đúng:
   
- Đầu thẳng, đầu phải ở giữa hai vai.
   
- Cằm thụt nhẹ vào.
   
- Cột sống ngực, cổ, thắt lưng phải thẳng hàng
   
- Hai vai ngang nhau, không được nâng vai lên, hai vai  phải thư giản nhưng không xệ
   
- Phân bố trọng lương cơ thể đều trên hai mông.
   
- Hai mào xương chậu phải ngang nhau
   
- Không được bắt chéo chân
   
- Không được gát chân.
   
- Đùi nên song song với mặt đất
   
- Để hai bàn chân ra trước và sát đất, hai bàn chân song song với nhau
   
- Tuy cố gắng ngồi với tư thế đúng nhưng không nên ngồi quá lâu            Có nhiều cách ngồi, ngồi xếp bằng dưới đất ( bán già, kiết già ), ngồi trên ghế. Nhưng các bạn nên chú ý đến ngồi sau cho cột sống cổ, ngực, thắt lưng phải thẳng hàng, các cơ bắp, dây chằng được thư giản, mạch máu và các dây thần kinh không bị chèn ép thì mới hợp với tình trạng sinh lý tự nhiên.

THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG:
            Chú ý những điểm sau khi đứng :
- Đầu thẳng như được treo lên bằng một sợi dây và đầu phải ở giữa hai vai
- Mắt nhìn ngang
- Cằm thụt vào trong
- Cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng
- Hai vai có độ cao ngang nhau ( không bên nào cao hay thấp )
- Hai mào xương chậu có độ cao bằng nhau
- Hai gối thẳng
- Trọng lượng cơ thể phải phân bố đều giữa hai bàn chân
            Khi các bạn đứng trong tư thế này các cơ và dây chằng sẽ ở trong trạng thái thư giản, cân bằng, không co, không căng. Do đó tránh được tình trạng đau nhức các cơ bắp, chèn ép thần kinh, mạch máu. Đây là tư thế đứng lý tưởng cần được áp dụng.

THOÁI HÓA KHỚP:
             Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên năm mươi tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẩn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được! Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp ! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bênh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thày thuốc hay dùng loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Tác dụng phụ của thuốc thường ảnh hưởng đến dạ dày. Bệnh nhân cồn cào, đau dạ dày, nhiều trường hợp nặng có thể gây xuất huyết. Thuốc kháng viêm còn giữ nước và có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bênh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “ bổ khớp ” như vitamin E, Omega3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin…Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, tôi xin được giới thiệu một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm đến mười phút. Kế đến là xoa bóp,day ấn vùng khớp bệnh mười lăm phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pomade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel…

NHIỄM NƯỚC MƯA :
             Sau khi đi mưa, ngay lúc vừa về đến nhà, các bạn nên lau cho khô tóc và cơ thể, thay quần áo. Tiếp theo là cắm dây máy sấy tóc vào ổ điện hơ nóng gáy, hai tai, vùng gáy và dọc cột sống. Các bạn chú ý hơ nóng ở vùng T1 đến T3 ( từ huyệt Đại chùy đến Thân trụ ) Chỉ cần hơ nóng từ năm đến mười phút thôi. Bằng cách xử lý thật đơn giản này tôi đã chấm dứt được bệnh “ nhỏng nhẻo ” của mình. Các bạn nào có bệnh “ nhỏng nhẻo ” như tôi, xin mời, máy sấy tóc.

SỐT RÉT :
            Cách sử dụng máy sấy tóc để cắt và ngừa cơn sốt rét: Trước hết các bạn xác định 2 huyệt Đại chùy và Đào đạo ( ngồi thẳng lưng cúi đầu ra phía trước, dùng lòng các đầu ngón tay T đặt phía trên và giữa cột sống cổ di chuyển từ chân tóc xuống dần, khi chạm vào một chỗ lồi cao nhất ở vùng cổ thì đó là mỏm gai của đốt sống cổ C7. Giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống D1, đốt sống ngay dưới C7,  là huyệt Đại chùy. Giữa đốt sống ngực D1 và D2 là huyệt Đào đạo. Các bạn có thể xác định sai vị trí huyệt một chút nhưng khi châm kim và hơ nóng vào vẫn cắt được cơn sốt rét. Sau đó dùng kim châm cứu châm vào hai huyệt trên với độ sâu 2mm ( tuyệt đối không châm sâu vì bên dưới là tủy sống ). Để kim châm cứu đúng độ sâu, các bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm kim cách đầu mũi kim 2mm rồi châm vào da rút kim ra ngay. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp mạnh quanh vị trí vừa châm như động tác nặn máu. Cuối cùng là dùng máy sấy tóc hơ nóng dọc cột sống từ trên xuống dưới khoảng mười phút ( chủ yếu là hơ vùng huyệt Đại chùy và Đào đạo ). Cảm giác sau khi hơ nóng vùng châm cứu nóng ran lên ( cảm giác nóng tại chỗ này giảm dần sau ba mươi phút ). Mỗi ngày có thể áp dụng từ một đến ba lần. Hy vọng máy sấy tóc không chỉ làm đẹp cho quý cô quý bà mà còn dùng để chữa bệnh cho bạn nữa.


6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc

1. Chữa nấc cục

6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 1

Máy sấy tóc làm dịu cơn nấc cụt

Nấc cục là do cơ hoành co thắt gây nên. Cách làm dịu cơn nấc: lấy máy sấy tóc sấy vào vùng dạ dày khoảng mười mấy phút có thể làm dịu cơn nấc cục của bạn.

2. Chữa đau cổ

Thông thường bạn có thể dùng rượu thuốc hoặc dầu xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau trước, sau đó dùng máy sấy tóc thổi nóng dọc theo vùng cổ cho đến khi vùng da ở đó hơi nóng lên. Đồng thời dùng cả ngón trỏ và ngón cái xoa nhẹ nhàng.
6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 2

Máy sấy tóc chữa đau cổ cực tốt

Trước khi đi ngủ bạn lại dùng máy sấy thổi ở vùng cổ, về cơ bản sẽ làm giảm cảm giác đau đớn dữ dội. Đau vai, đau cổ và đau bả vai do bị lạnh có thể nhờ luồng gió nóng của máy sấy tóc để giảm đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, từ đó làm tan lạnh giảm đau.

3. Đầy hơi, tiêu chảy

6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 3

Máy sấy tóc chữa đầy hơi, tiêu chảy

Chuyển máy sấy tóc sang chế độ sấy nóng sau đó lấy rốn làm trung tâm, sấy tản ra xung quanh trong mấy phút. Làm vậy có thể khiến chúng ta cảm thấy trong bụng thoải mái hơn, có “hơi” thoát ra ngoài. Thông thường chỉ cần hai, ba lần sẽ khỏi.

4. Chữa đau lưng, cơ bắp

6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 4

Máy sấy tóc làm dịu cơn đau lưng

Dùng máy sấy tóc sấy trong vài phút ở vùng đau nhức. Hiệu ứng nhiệt xông vào như vậy sẽ khiến nhiệt lượng ngấm vào gân cốt và làm dịu các triệu chứng trên.

5. Chữa viêm xoang, sổ mũi

6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 5

Máy sấy tóc trị ngạt mũi, sổ mũi

Chỉnh máy sấy tóc sang chế độ thổi nhẹ rồi sấy nhẹ nhàng vào lỗ mũi, lúc nào nhớ đến là sấy, sấy lúc mũi bị nghẹt, khi sổ mũi cũng sấy, ngày nào cũng kiên trì sử dụng, một thời gian sau tình hình sẽ được cải thiện. Nguyên lý là giữ cho khoang mũi khô ráo. Nếu kết hợp với sấy cả vùng cổ thì hiệu quả sẽ cao hơn.

6. Đau đầu

6 mẹo hay trị bệnh với máy sấy tóc - anh 6

Chữa đau đầu là một trong những công dụng của máy sấy tóc

Dùng máy sấy tóc sấy dọc xương cột sống ở lưng, lúc mới sấy chúng ta sẽ không cảm thấy nóng người nhưng mười phút sau sẽ cảm nhận được. Tuy vậy lúc này cũng vẫn không đổ mồ hôi lạnh, nếu có thể đổ mồ hôi thì tình trạng đau đầu sẽ dịu bớt, sau nửa tiếng lại sấy lần nữa.
 








No comments:

Post a Comment