LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 4, 2016

BỆNH HỆ VẬN ĐỘNG


4.1. ĐAU GÁY VAI

            Gáy vai thường đau dột ngột sau một giấc ngủ. Nếu là lần đầu tiên hoặc lâu lâu (vài năm) mới bị một lần thì đa số là do nhiễm lạnh trong khi ngủ. Dùng giải pháp làm ấm cơ thể bằng day dầu hay hơ có dầu bộ Bổ trung hay bộ Thăng, phản chiếu hoặc đồng ứng gáy vai. Thông thường chỉ trị một lần là khỏi hẳn ngay tại chỗ. Nếu không khỏi hẳn ta điều trị tiếp như sau:
-                    Đau khi cúi đầu hoặc quay đầu qua bên này thì đau bên kia: hơ có dầu đồng ứng gáy ở cổ tay và cổ chân.
-                    Đau khi ngửa đầu hoặc quay đầu qua bên nào thì đau bên đó: dán salonpas bộ Tiêu viêm, phản chiếu gáy theo Đồ hình Dương.
Nếu là trường hợp thường xuyên, nhiều lần trong năm thì có thể có thoái hóa vùng cột sống cổ và cột sống lưng trên (đoạn từ D1 đến D4-5). Xem phần Thoái hóa cột sống.

4.2. ĐAU KHỚP VAI, KẸT KHỚP VAI

            Khớp vai bị đau đến mức không thể đưa tay lên chải tóc hay ngoặc tay ra sau lưng được. Tây y gọi là viêm chu vai (viêm quanh vai). Lần đầu nên hơ xoa dầu bộ Thăng, Tiêu viêm, phản chiếu khớp vai Đồ hình Dương, Âm, Trắc diện, Vỏ não. Sấy có dầu tại khớp vai và quanh khớp. Các ngày sau chỉ cần day dầu bộ Tiêu viêm, phản chiếu khớp, sấy dầu tại khớp. Tuy nhiên việc duy trì bộ Thăng và hơ ngải cứu bao nhiêu ngày là tùy thể trạng bệnh nhân mà quyết định cho phù hợp, đề phòng sự quá liều về ngải cứu. Đây là một bệnh cấp nhưng lại mang tính chất của bệnh mạn tính, do đó nên điều trị theo dạng mạn tính. Bệnh nhân cần tập quay tay vòng tròn quanh khớp thì mới mau khỏi bệnh, khi quay cần thẳng tay chứ không cong.

4.3. ĐAU LƯNG

            Hầu hết mọi trường hợp đau lưng nếu không do chấn thương viêm tấy thì đều do có trục trặc ở các khớp đốt sống hay chính các đốt sống. Với bệnh lý của chính đốt sống thì ta có gãy, vỡ, xẹp là những bệnh lý không thể điều trị được (cần phẫu thuật thay đốt sống giả). Các bệnh lý cột sống có thể điều trị:
-                    Trượt đốt sống: đau lưng kèm tê và yếu chân khi đứng và đi lâu, mất triệu chứng khi nằm lâu. Chỉ điều trị được khi rất nhẹ, theo kinh nghiệm những ca bệnh tôi đã điều trị thì khoảng 1/8 là còn trị được, ít hơn “trượt đốt sống độ 1” của Tây y, cần chụp X quang nơi bị đau, thường xảy ra ở vùng L4-L5 và L5-S1. Điều trị: chẩn đoán hàn nhiệt, day Bổ trung với kỹ thuật thích hợp, phản chiếu. Bắt buộc bệnh nhân mang đai lưng để cố định cột sống. Hạn chế đi đứng, tuyệt đối không mang vác cái gì.
-                    Viêm khớp đốt sống: đau trong mọi tư thế. Chẩn đoán hàn nhiệt rồi chọn phương án thích hợp. Hàn thì làm ấm, Tiêu viêm, phản chiếu. Nhiệt thì chỉ Tiêu viêm, phản chiếu. Kiêng lạnh, chua, gà, mắm, nếp.
-                    Thoái hóa đĩa đệm (xơ, cứng, xẹp, hẹp): Xơ cứng thì đau nhiều khi chuyển động sau khi nằm yên lâu, như thức giấc sau khi ngủ dậy; hoạt động một lúc thì giảm dần nhưng không hết hẳn. Xẹp hay hẹp chỉ đau nhiều khi ngồi đứng, nằm thì đau giảm. Đau nhiều khi mang vác nặng, càng lúc càng tăng. Day Bổ Âm huyết, phản chiếu. Hạn chế đi đứng nhiều, tuyệt đối không mang vác bất cứ cái gì. Nên nằm nhiều hơn ngồi, đứng. Nên tập các động tác làm dẻo lưng.
-                    Thoát vị đĩa đệm: với Tây y đây cũng thuộc thoái hóa đĩa đệm. Triệu chứng đặc trưng là khi đau khi không, không có quy luật. Day dầu Bổ trung, phản chiếu. Kiêng chua lạnh, phải mang đai lưng. Tuy nhiên chỉ điều trị được những trường hợp rất nhẹ, chưa đánh giá được mức độ nào là còn chữa được vì X quang không chẩn đoán được. Với CT hay MRI thì chưa đủ số ca bệnh để kết luận.
-                    Thoái hóa cột sống: là một từ chỉ chung những thay đổi thực thể của cột sống: vôi hóa đốt sống (gai cột sống), xẹp đốt sống. Chỉ điều trị được vôi hóa cột sống. Đau nhiều thì day Bổ trung với dầu, phản chiếu. Sau khi giảm đau nhiều mà không khỏi hẳn thì chuyển qua day vaseline bộ Bổ Âm huyết, phản chiếu. Bệnh này điều trị lâu, kết quả chậm chạp và có khi không khỏi hẳn mà thành công có mức độ. Chú thích: có nhiều anh chị em điều trị thấy bệnh nhân hết đau hẳn thì cho rằng trị khỏi, nhưng thật ra là chỉ trị được sự viêm phần mềm quanh gai mà thôi chứ gai thì không giảm tí nào. Tuy nhiên có nhiều trường hợp gai biến mất là do may mắn có lẽ vì chất liệu cấu tạo gai mềm dễ tan rã, điều này có thực nhưng chưa biết chắc chắn nhờ đâu mà điểm vôi hóa mất hẳn - trường hợp này khá ít ỏi.

4.4. ĐAU THẦN KINH TỌA

            Đau chân kèm có cảm giác khó chịu vùng thắt lưng hay vùng mông (đây là điểm khác biệt với đau chân do tắc mạch) vì đau thần kinh tọa luôn có gốc bệnh lý ở vùng cột sống, vùng khớp cùng-chậu hay vùng khớp chậu-đùi. Khám tại chỗ vùng thắt lưng, cùng-chậu, chậu-đùi để tìm gốc bệnh. Do đó chỉ cần điều trị tập trung vào vùng gốc bệnh, không nên điều trị vào vùng chân (dù kết quả rất nhanh) vì khi mất triệu chứng đau chân bệnh nhân sẽ ngưng điều trị, và sau đó sẽ tái phát nhanh vì vùng gốc của bệnh chưa điều trị xong. Chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật thích hợp, dùng bộ Tiêu viêm, phản chiếu và tác động thêm tại chỗ. LƯU Ý: vì là bệnh lý của xương khớp nên cần chẩn đoán thêm đau do nguyên nhân cơ chế nào (viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương gây biến dạng xương, thoái hóa đĩa đệm…) để có tiên lượng và phương án thích hợp.

4.5. BONG GÂN

            Dùng bộ Tiêu viêm khử ứ phản chiếu.

4.6. LIỆT MỘT CƠ PHẬN NÀO ĐÓ 

            Dùng bộ huyệt Liệt do tai biến mạch máu não và Chấn thương sọ não vì đây là do tổn thương khu trú tại não do vỡ mạch hay tắc mạch. Nếu bệnh nhân bị sốt cao trước hoặc trong khi liệt diễn tiến thì lại do siêu vi tấn công vào hệ thần kinh. Trường hợp này khó tìm phản chiếu, nên chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật và phác đồ điều chỉnh tổng thể tương ứng, Tiêu viêm, phản chiếu não tủy và toàn thể cơ phận liệt. Thí dụ: liệt một cánh tay (hoặc bàn tay hoặc một vài ngón tay) thì phản chiếu ở đây sẽ là vùng đầu, cột sống cổ dài đến CS lưng trên (vùng D1 – D5), cánh tay bàn tay kể cả các ngón.

4.7. THẤP KHỚP 

            Đau, sưng, đỏ tại khớp. Nóng nhiều là nhiệt, âm ấm là hàn. Dùng bộ Tiêu viêm – Lọc thấp - phản chiếu – tại chỗ (kích thích quanh khớp), kỹ thuật thì theo hàn nhiệt mà chọn. Với hơ ngải cứu (hàn chứng) thì mỗi huyệt chỉ nên hơ kích nóng một lần, không nên hơ nhiều có hại về sau. Với nhiệt chứng thì nên lăn gai.
LƯU Ý: cần cảnh giác với bệnh Thấp tim là một thể đặc biệt của thấp khớp, có nhiễm trùng cho nên điều trị theo Tây y tốt hơn, ta chỉ nên hỗ trợ. Triệu chứng: thuở nhỏ hay bị viêm họng, sưng -nóng - đỏ - đau tại khớp, sốt từ 380C trở lên, nhịp tim nhanh dù sốt hay không, có thể có rối loạn nhịp tim. Tự khỏi dù không điều trị gì cả, khi khỏi không để lại dấu vết gì. Tái đi tái lại nhiều lần.

4.8. THOÁI HÓA KHỚP 

            Triệu chứng đặc trưng là càng vận động cho khớp thì khớp càng đau. Nghỉ thì giảm. Loại này ta chỉ chữa triệu chứng giảm đau, không thể trị dứt được vì khớp đã hư hỏng. Dặn dò bệnh nhân không nên tập nặng cho khớp, không mang vác bất cứ cái gì. Điều trị: Bổ Âm huyết, Tiêu viêm, phản chiếu, khai thông tại khớp.
            Đây chỉ là những bệnh điển hình thường gặp và có phương cách điều trị hơi đặc biệt. Tất cả những trường hợp còn lại đều theo cách điều trị tổng quát: chẩn đoán tổng thể, chẩn đoán nguyên nhân cơ chế bệnh, phản chiếu. Điều trị đáp ứng theo các yếu tố vừa tìm được.



No comments:

Post a Comment