LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 11, 2016

ĐIỀU TRỊ CÁC DI CHỨNG LIỆT


PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CÁC DI CHỨNG LIỆT


LY. Tạ Minh (ĐT: 0918 388 718)

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN, là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não (CTSN) và liệt do Viêm Não (VN) đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc  cho não hay tủy sống là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết,hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của hệ thống đủ hay thiếu.
Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt,cánh quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.

Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên, chất lượng các khớp TK (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu thần kinh vẫn đến.

Quạt máy không quay nổi khi điện năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiểng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào TK vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để thiếu máu lâu, vùng tế bào TK này có thể bị chết hẵn và việc phục hồi vận động cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng. Vì thế,việc phục hồi sinh lực cho hệ thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm; nữa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả điều trị di chứng liệt sau TBMMN cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta thấy còn không ít BN vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?

Thú vị ở chổ là thực tế cho thấy việc cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?

Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu và đều thành công tốt đẹp.  Nhưng mãi đến khoảng năm 1997-98 tôi mới áp dụng vào việc chữa liệt do TBMMN sau khi chữa thành công liệt do chấn thương tủy và chấn thương sọ não; và  sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này trong “Kỷ Yếu 20 năm DC-ĐKLP” do Thầy Châu chủ biên.

Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa.
Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân TBMMN, CTSN thành công, tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà BN vẫn còn liệt, nhất là với CTSN. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển nhanh một cách rõ rệt ?

Không có phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau: 

Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào TK này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào TK này chưa chết hẵn. 

Có phải thuốc không đánh tan hết được các hạt hồng cầu lit ti còn lại trong các vi mạch máu ? Có phải di chứng liệt vẫn còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào TK không làm được việc?

Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt động kém hẵn.

Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật. Không giải đáp được nhưng trên lâm sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều BN đã bị vài năm từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.

Từ những kết quả đó tôi tin là mình đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.

NHƯNG…..đã hơn 20 năm lăn lộn với nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn-Chợ Lớn  và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội,chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!!

Tin và dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những BN đã qua của tôi và với những BN có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.
Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và lượng thứ. 

Bây giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng DC-ĐKLP Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn nên các anh chị em còn yếu về DC không dùng được vì không hiểu hoặc không tin vì thấy quá đơn giản:
Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ viết chi tiết hơn:




ĐIỀU TRỊ LIỆT DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
VÀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.
---O---
                                                                 Lương- y    Tạ – Minh.



Tai biến mạch máu não(TBMMN) và chấn thương sọ não(CTSN) thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ phát hiện ra rằng các tế bào TK có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm. Chính nhờ các cơ chế này mà một số BN nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số BN bị liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi.  Một số  ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương tương đối nhẹ vàđược điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu.

Trong di chứng liệt do TBMMN và CTSN  thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo : THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.

Việc dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi - trong TBMMN - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dỏi) cho đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của BN vẫn có thể lại bất ổn và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA  khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị . Cho nên các anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân, tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.

Tập luyện có hai phần : thụ động và chủ động. Tập thụ động là  kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi  bị liệt cứng. Tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn  kềm cặp của Kỹ thuật viên  (trong thời gian đầu  hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày  trong giai đoạn sau), chỉ cần từ  khi bệnh nhân bắt đầu vận động được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.

Về huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP, LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do TBMMN và CTSN. 

  Phác đồ điều trị:

· Giai đoạn một: 156 - + , 38 - +, 7 - + , 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 -  +, 16 - + , 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.
· Giai đoạn hai: khi bệnh nhân  bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên  chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều.  Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng.Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài “Phục Hổi Chính Khí” để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn.
· Với tại chổ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.
· Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà BN vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho BN. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể. 
· Khi lực chân của BN đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hể bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo ĐH phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.

 Kỷ thuật : day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên.
 Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu. 

Biện luận: TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não , các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ  bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.

Chú ý: 

-Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua,lạnh và các thức gây viêm (xem bài “hướng dẫn về kiêng cử”. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác. 
-Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi !! Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.
-Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy  giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại ? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.

-Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL . Tuy nhiên DC-ĐKLP không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương . Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống TK . Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn  là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.

Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại  liệt do hai nguyên nhân trên.

Trong bài này, tôi lấy ví dụ là BN bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.





CÁCH DAY HUYỆT VÀ CÀO TRONG ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT

Bạn dùng đầu que dò vạch qua lại các huyệt thật nhẹ, Cào cũng vậy, cào thật nhẹ, càng nhẹ càng tốt.
NHẸ NHƯ GIÓ THOẢNG TRÊN DA. Mỗi huyệt hay vùng chỉ cần tới lui,qua lại 30 lượt, Tới và lui, qua và lại được tính là MỘT LƯỢT, có nghĩa là mối huyệt được tiếp xúc khoảng 60 lần. Khoảng tới lui của đầu que dò càng ngắn càng tốt, có nghĩa chỉ cần 1mm trước và sau huyệt. Vì huyệt DC trên mặt rất nhiều, đa số huyệt cách nhau chỉ 2 đến 3 mm. Nếu khoảng tới lui của đầu que dò dài quá, bạn sẽ tác động một lúc 2-3 huyệt. Như vậy, sẽ khiến cho tác dụng mong muốn sẽ loãng đi, sẽ rối đi vì lúc này là sự phối hợp của 2-3 huyệt chứ không còn là khai thác tính chất của huyệt đang day.

Cào cũng vậy, bạn cần cố gắng cào chính xác và gọn gàng vùng cần cào, không lan rộng quá diện tích đồ hình bạn đang tác động. Bởi vì khi cào rộng hơn giới hạn diện tích đồ hình là bạn đang tác động vào phản chiếu của một đồ hình khác rồi. Ví dụ như khi cào phản chiếu đầu của đồ hình Dương và Âm. Bạn cào riêng từng đồ hình, không được lười biếng cào một lúc hai đồ hình vì thấy chúng gần nhau. Vì nếu làm vậy, vô tình bạn tác động để chữa các cơ lưng (hai vùng này hợp lại thì phản chiếu lưng chứ không phải phản chiếu hai mặt trước và sau của đầu BN. Và như thế các tín hiệu cần truyền tải sẽ chạy về lưng chớ không đi đến đầu của BN. Do đó, thao tác của bạn không đạt hiệu quả mong muốn.

Việc tác động rộng chỉ nên dùng khi thao tác tại chổ. Thao tác tại chổ có tác dụng khác với thao tác theo đồ hình. Đây là đặc điểm của Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp. Tác động tại chổ có tính chất như mát-xa nên cần rộng hơn vùng có bệnh để tăng cường lưu thông máu ở nơi có bệnh. Còn tác động theo đồ hình thì lại mang tính dẫn truyền của phản xạ thần kinh. Mỗi một đầu dây thần kinh (huyệt) chỉ đến một điểm trong cơ thể theo đồ hình đang sử dụng nên khi tác động theo phản chiếu cần chính xác. Các bạn cần lưu ý điều này để phát huy hết tiềm năng của huyệt DC, không phí sức, tốn thì giờ vô ích mà lại kém tác dụng.





Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não


Phương hướng điều trị các di chứng liệt


Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não và liệt do Viêm Não đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Tai biến mạch máu não - Chấn thương sọ não
 'Cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh'


Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc cho não hay tủy sống là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết,hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của hệ thống đủ hay thiếu.

Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt, cánh quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.

Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên, chất lượng các khớp thần kinh (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu thần kinh vẫn đến.

Quạt máy không quay nổi khi điện năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiễng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào thần kinh vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để thiếu máu lâu, vùng tế bào thần kinh này có thể bị chết hẳn và việc phục hồi vận động cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng.

Vì thế,việc phục hồi sinh lực cho hệ thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm; nửa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả điều trị di chứng liệt sau tai biên mạch máu não cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta thấy còn không ít bệnh nhân vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?

Thú vị ở chỗ là thực tế cho thấy việc cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?


'Điều trị tai biến mạch máu não bằng bộ Tiêu Viêm Khử Ứ'

Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới Tiêu Viêm Khử Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu và đều thành công tốt đẹp.

Nhưng mãi đến khoảng năm 1997-98 tôi mới áp dụng vào việc chữa liệt do tai biến mạch máu não sau khi chữa thành công liệt do chấn thương tủy và chấn thương sọ não; và sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này trong “Kỷ Yếu 20 năm Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp” do Thầy Châu chủ biên.

Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa .

'Chấn thương sọ não - tiến triển nhanh một cách rõ rệt'

Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân tai biên mạch máu não, chấn thương sọ não thành công, tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà bệnh nhân vẫn còn liệt, nhất là với chấn thương sọ não. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển nhanh một cách rõ rệt ?

Không có phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau:

Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào thần kinh này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào thần kinh này chưa chết hẳn.

Có phải thuốc không đánh tan hết được các hạt hồng cầu lit ti còn lại trong các vi mạch máu ? Có phải di chứng liệt vẫn còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào thần kinh không làm được việc?

Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt động kém hẵn.

Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật.

Không giải đáp được nhưng trên lâm sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều bệnh nhân đã bị vài năm từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.

Từ những kết quả đó tôi tin là mình đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.

NHƯNG…..đã hơn 20 năm lăn lộn với nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn-Chợ Lớn và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội,chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!!

Tin và dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những bệnh nhân đã qua của tôi và với những bệnh nhân có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.

Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và lượng thứ.

Bây giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn nên các anh chị em còn yếu về Diện Chẩn không dùng được vì không hiểu hoặc không tin vì thấy quá đơn giản:

Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ viết chi tiết hơn:

Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não


Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm. Chính nhờ các cơ chế này mà một số bệnh nhân nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số bệnh nhân bị liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi. Một số ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương tương đối nhẹ và được điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu.

Trong di chứng liệt do tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo : THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.
Việc dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi - trong tai biên mạch máu não - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dõi) cho đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của bệnh nhân vẫn có thể lại bất ổn và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị . Cho nên các anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân , tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.

Tập luyện có hai phần : thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. Tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của Kỹ thuật viên (trong thời gian đầu hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân bắt đầu vận động được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.

Về huyệt đạo, đúng hơn là về Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp, LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não.


Phác đồ điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não:

· Giai đoạn một: 156 - + , 38 - +, 7 - + , 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 - +, 16 - + , 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.


Phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, dương
Đồ hình phản chiếu điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
 Đồ hình ngoại vi trắc diện
Diện chẩn chữa tai biến mạch máu não

Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể
Tai biến mạch máu não - Diện Chẩn


· Giai đoạn hai: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài Phục hồi chính khí để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn.


· Với tại chỗ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.

· Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà bệnh nhân vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể.

· Khi lực chân của bệnh nhân đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hễ bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo Đhình phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.

Kỷ thuật: day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên. Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu.

Biện luận: tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não , các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.

Chú ý:
- Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua,lạnh và các thức gây viêm (xem bài “Hướng dẫn kiêng cử”. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác.

- Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi !! Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.

- Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào thần kinh còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào thần kinh là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.

- Trong chấn thương sọ não chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập Vật lý trị liệu . Tuy nhiên Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương . Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống thần kinh. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.

Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.

Trong bài này, tôi lấy ví dụ là bệnh nhân bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.

Lương y Tạ Minh 







Cách day huyệt và cào trong điều trị di chứng liệt

Lương y Tạ Minh
Bạn dùng đầu que dò vạch qua lại các huyệt thật nhẹ, Cào cũng vậy, cào thật nhẹ, càng nhẹ càng tốt. NHẸ NHƯ GIÓ THOẢNG TRÊN DA. Mỗi huyệt hay vùng chỉ cần tới lui,qua lại 30 lượt, Tới và lui, qua và lại được tính là MỘT LƯỢT, có nghĩa là mối huyệt được tiếp xúc khoảng 60 lần. Khoảng tới lui của đầu que dò càng ngắn càng tốt, có nghĩa chỉ cần 1mm trước và sau huyệt. Vì huyệt DC trên mặt rất nhiều, đa số huyệt cách nhau chỉ 2 đến 3 mm. Nếu khoảng tới lui của đầu que dò dài quá, bạn sẽ tác động một lúc 2-3 huyệt. Như vậy, sẽ khiến cho tác dụng mong muốn sẽ loãng đi, sẽ rối đi vì lúc này là sự phối hợp của 2-3 huyệt chứ không còn là khai thác tính chất của huyệt đang day.

 Cào cũng vậy, bạn cần cố gắng cào chính xác và gọn gàng vùng cần cào, không lan rộng quá diện tích đồ hình bạn đang tác động. Bởi vì khi cào rộng hơn giới hạn diện tích đồ hình là bạn đang tác động vào phản chiếu của một đồ hình khác rồi. Ví dụ như khi cào phản chiếu đầu của đồ hình Dương và Âm. Bạn cào riêng từng đồ hình, không được lười biếng cào một lúc hai đồ hình vì thấy chúng gần nhau. Vì nếu làm vậy, vô tình bạn tác động để chữa các cơ lưng (hai vùng này hợp lại thì phản chiếu lưng chứ không phải phản chiếu hai mặt trước và sau của đầu BN. Và như thế các tín hiệu cần truyền tải sẽ chạy về lưng chớ không đi đến đầu của BN. Do đó, thao tác của bạn không đạt hiệu quả mong muốn.
 Việc tác động rộng chỉ nên dùng khi thao tác tại chổ. Thao tác tại chổ có tác dụng khác với thao tác theo đồ hình. Đây là đặc điểm của Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp. Tác động tại chổ có tính chất như mát-xa nên cần rộng hơn vùng có bệnh để tăng cường lưu thông máu ở nơi có bệnh. Còn tác động theo đồ hình thì lại mang tính dẫn truyền của phản xạ thần kinh. Mỗi một đầu dây thần kinh (huyệt) chỉ đến một điểm trong cơ thể theo đồ hình đang sử dụng nên khi tác động theo phản chiếu cần chính xác. Các bạn cần lưu ý điều này để phát huy hết tiềm năng của huyệt DC, không phí sức, tốn thì giờ vô ích mà lại kém tác dụng.






Tai biến – liệt nửa người

Khôi phục cánh tay bị liệt

1. Lăn gờ mày bên tay liệt, lăn từ trong ra ngoài, chia cung mày làm 3 đoạn, mỗi đoạn lăn 30 cái (xem đồ hình âm dương).
– Sau đó hơ đầu mày phía trong, huyệt 65, hơ đuôi mày, huyệt số 100.
– Để ngón tay sát vào từng huyệt để định vị, dùng búa mai hoa gõ mỗi huyệt 30 lần. Gõ huyệt 65310 và 477 để giải phóng khớp vai. Gõ huyệt 98 phản chiếu khuỷu tay và huyệt 100 phản chiếu cổ tay.
– Bấm huyệt 460, cách hơi xa đuôi mày, rồi hơ 460, lăn 460, phản chiếu bàn tay.
Như thế, ta đã tác động suốt cả cánh tay, từ bả vai cho đến 5 đầu ngón tay.

Đồ hình âm dương
Đồ hình âm dương: gờ mày phản chiếu cánh tay, khóe miệng phản chiếu chân.

2. Cào đầu, theo mí tóc trán xuống phần tóc mai, phản chiếu cánh tay trên đầu. Nếu bị liệt bên phải, nhớ cào nửa đầu bên trái và ngược lại.

Người nằm úp trên đầu: từ mí tóc trán xuống tóc mai phản chiếu cánh tay, từ đỉnh đầu xuống đỉnh tai phản chiếu đùi.
3. Lăn trực tiếp cánh tay bị liệt bằng cầu gai đôi to, lăn từng từng đoạn một: cánh tay trên, cánh tay dưới, và bàn tay.
– Lăn cánh tay trên vòng quanh 30 cái, lăn từ trên xuống (cấm lăn ngược).
– Lăn đoạn dưới tương tự như trên.
– Lăn bàn tay, từ cổ tay ra 5 đầu ngón tay bằng cầu gai đôi nhỏ, cũng 30 cti, lăn lòng bàn tay trước.
– Lăn mu bàn tay phía trên, từ cổ tay ra 5 đầu ngón tay 30 cái.
– Lăn 5 ngón tay: dùng lăn nhỏ, lăn lần lượt từ ngón út tới ngón cái.
– Hơ ở khoeo tay làm cho gân tay giãn ra, nếu bị lâu gân cứng quá thì hơ lâu hơn. Sau đó hơ cổ tay và ụ xương các ngón tay.
– Cuối cùng: day, bấm huyệt Hợp Cốc, kẽ ngón tay cái và ngón tay chỏ giúp bàn tay co duỗi dễ dàng.

C. Khôi phục chân bị liệt

1. Lăn đồ hình chân trên mặt (đồ hình âm dương), đường pháp lệnh và khóe miệng trên là đùi, khóe miệng dưới là bắp chân, cằm là bàn chân. Lăn xong, nhớ bấm các sinh huyệt:
– Huyệt 5: phản chiếu mông.
– Huyệt 17: phản chiếu đùi.
– Huyệt 156: phản chiếu bắp chân.
– Huyệt 51: phản chiếu bàn chân.
Đồ hình Penfield: chân trên trán.
Đồ hình Penfield: chân trên trán.

2. Lăn chân theo đồ hình Penfield trên trán, từ mí tóc trán tới đầu cặp lông mày 30 lần từ trên xuống dưới (cấm lăn ngược). Lăn xong, nhớ bấm huyệt:
– Huyệt 210: phản chiếu mông.
– Huyệt 197: phản chiếu đầu gối.
– Huyệt 34: phản chiếu bàn chân.
3. Cào đầu: Nếu bị liệt bên trái thì cào nửa đầu bên phải và ngược lại. Từ đỉnh đầu xuống đỉnh tai phản chiếu đùi, từ đỉnh tai ra sau tai phản chiếu bắp chân, phía sau ót phản chiếu bàn chân.
4. Lăn trực tiếp chân liệt:
– Lăn đùi: lăn xuôi vòng quanh từ háng xuống đầu gối 30 lần.
– Khôi phục bắp chân, lăn xung quanh, trừ xương ống quyền.
– Lăn bàn chân: từ cổ chân tới các đầu ngón chân, hai cạnh bàn chân, gan bàn chân.
– Hơ khuỷu chân, cổ chân và từng đốt xương ngón chân.
– Bấm hai huyệt Hành Gian và Thái Xung kẽ ngón chân cái và ngón chân chỏ (giống huyệt Hợp Cốc).
Lăn xuôi cả tay và chân, không những làm tin thần được thư giãn, cơ bắp được mềm mại mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp rất tốt.

D. Khôi phục cột sống và toàn thân trên lưng

Cột sống liên quan và chi phối đến các bộ phận ngoại vi và nội t$ng của cơ thể. Nhưng khi chữa liệt thường lại bị lãng quên. Phải làm cho cột sống khỏe lên thì não mới phục hồi nhanh và bệnh liệt mới mau lành. Cách làm như sau:
1. Hơ dọc hai bên cột sống từ xương cụt ngược lên đến xương cổ.
2. Lăn ngược từ xương cùng lên đến đầu xương cổ bằng cầu gai đôi lớn theo cách thức sau:
– Giữa sống lưng: lăn ngược lên, chia lưng làm 4 đoạn, mỗi đoạn 30 lần. Lăn ngược để tăng cường máu hỗ trợ cho đầu não.
– Hai bên thăn lưng: Lăn chéo hình chữ V. Nhớ lăn hoàn chỉnh từng đoạn một, cả sống lưng và thăn lưng.
3. Cuối cùng, dùng búa gõ. Đầu cứng gõ dọc hai bên cột sống, đầu mềm gõ thăn lưng.
Phải kiên trì thực hiện đủ 4 bước từ A đến D nói trên. Việc khôi phục chức năng bị liệt là lâu dài, phải hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân quan sát và làm theo, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.




No comments:

Post a Comment