LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 5, 2016

Giải phẫu cột sống


Anatomy Of The Human Body Spine


Anatomy Of The Human Body Spine


I. XƯƠNG SỐNG .
Định nghĩa : Cột sống là nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt, là xương rường cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng chức phận hoạt động, chuyển hoá, tuần hoàn, bài tiết .
Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống .



cotsong
HÌNH ẢNH CỘT SỐNG 3 CHIỀU
II . HÌNH THÁI SINH LÝ :
1. Cột sống và tên gọi :
Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, chia ra :
- 7 đốt sống cổ :        C1 đến C7    ( C: Cervicalis )
- 12 đốt sống lưng     D1 - D12        ( D : Dozsalis )
-  5 đốt sống thắt lưng :L1 - L5      ( L :Lombalis )
- 5 đốt sống hông      S1 - S5         ( S : Sacrilis ) 
-  4 đốt sống cụt : Cụt đuôi Coccyx  .. Các đốt xương hông dung hợp lại thành một liên tảng lớn, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.
2. Cấu tạo chung của một đốt xương sống:
Thân đốt sống: hình trụ, có mặt trên và mặt dưới, hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống .
Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống khớp nhau, thì  các khuyết đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra ...
Các mõm đốt sống :
* mõm gai từ giữa mặt sau của cột sống chạy ra sau và xuống dưới .
* mõm ngang nối giữa cuống và nhánh đi ngang qua phía ngoài .
* mõm khớp : hai mõm khớp trên và hai mỏm khớp dưới mỗi mõm có 1 diện khớp nối đốt sống liền nhau .
* Lổ đốt sống : được giới hạn phía trước bỡi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống, khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống tạo thành ống sống .

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG ĐỐT SỐNG :

1. Các đốt sống cổ : Thân dẹp, bề ngang phía trước dày hơn phía sau, đỉnh của mõm gai tách thành hai củ, mõm gai ngang dính vào thân, vào cuống, có một lổ ngang để mạch đốt sống chui qua, mạch trên của mõm ngang có rảnh thần kinh gai sống .
- Lổ đốt sống hình tam giác và rộng hơn các lổ đốt sống khác, để chữa đoạn phình cổ của tuỷ gai và thích ứng với tiến độ di động lớn của đoạn sống cổ .
- Đầu gai và thân đốt ngang nhau .
Đặc điểm riêng :
- C1 : nâng đở hộp sọ, có hình tròn dẹp, thân đốt không rõ và lổ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng. C1 là đốt đội (Atlat ), sờ khó thấy .
- C2  : có hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên nầy lồi lên một mõm gọi là mõm xương khế là mõm răng của đốt trục (Axis) : dày, khoẻ nhất, sờ thấy rõ.
Đốt trục C2 khớp với đốt trục C1 giúp cho hộp sọ chuyển động : quay phải, quay trái, cúi, ngửa dễ dàng
-  C3  : đưa về phía trước .
-  C4  : đưa về phía trước sâu nhất.
-  C5  : chuyển ra sau .
-  C6  : là đốt lồi trên ( động mạch chủ )
-  C7  : là đốt lồi dưới, cao nhất và mõm không chẻ đôi.


2 . Các đốt sống lưng :
Các đốt sống lưng do cần tiếp xúc với các đầu xương sườn nên mỗi đốt xương có bốn diện khớp. Thân đốt khá dày. Mõm gai dày và thòng sâu đuôi gai đốt trên ngang thân đốt dưới.
- D1 nằm dưới C7, khi quay đầu, đốt động là C7, đốt không động là D1 .
- D2 : dưới D1.
- D3 : nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong, phía trên của hai xương bả vai hẹp từ D1 trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau.
- D4 : là điểm nhô cao lên ra phía sau.
- D4 đến D7, các đốt thẳng .
- D7 ngang đường nối hai góc dưới xương bã vai .
- Từ D8 trở xuống cột sống có hình cong và D10 là điểm nhô lên. Khi cúi thì D10 nhô cao, khi oằn lưng thì D10 dưa ra phía trước nhất.
- Tiếp xuống D11 và D12 .

3 . Các đốt sống thắt lưng :
Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng thì to, khoẻ hơn nhiều để chịu toàn bộ sức nặng của con người gia trọng lên nó. Các mõm gai ngắn, rộng và ngang. Thân đốt sống to, không tiếp khớp với xương, nên các mõm ngang dài và nhọn. Lổ đốt hình tam giác .
- L1 dưới D12 .
-  L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt ( nơi có eo lưng bắt đầu thắt lại ).
- L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông .

Chú ý :         * Nam giới  :   L4 và L5 đưa về phía trước (lõm )
                   * Nữ giới     :   L4 và L5 thẳng, đều  (bằng).

4. Các đốt sống hông :
Từ S1 đến S5 cột sống dung hợp bằng một liên tảng lớn có xu hướng đưa về phía sau. Điểm cao nhất là S5.
5. Xương cụt : 
Các xương cụt thành một liên tảng nhỏ đưa về phía trước.
Chú ý : căn cứ vào mõm gai đốt sống, để xác định sự bình thường hay không bình thường của đốt sống .

IV. ĐỐT SỐNG LIÊN QUAN :

Căn cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống thành 9 khu :
1 . C1 đến C3  : khu cổ trên            = liên quan :mắt, mũi, tai, thần kinh phế vị, hoằnh cách, phó giao cảm .
2 . C4 đến C7 : khu cổ dưới = liên quan: Thần kinh hoằnh cách, phản xạ của gân cơ. trung tâm tăng nhịp tim .
3  D1 đến D3 :  khu trên lưng trên = liên quan   : tuần hoàn hô hấp .
4. D4 đến D7  : khu dưới lưng trên = liên quan   : tuần hoàn , hô hấp , tiêu hoá .
5. D8 và D 9   : khu giữa lưng          = liên quan   : tiêu hoá .
6. D10 đến D12 :khu lưng dưới      = liên quan   : tuần hoàn , tiêu hoá , thận .
7. L1 đến L5 : khu thắt lưng          =  liên quan : thận , tiết niệu , sinh dục .
8. S1 đến S5 : khu cùng                =  liên quan : thận , sinh dục , trực tràng .
9. Cụt  : khúc đuôi    =  liên quan : hậu môn

V. HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG BỆNH LÝ :

1. Đốt sống lồi : 
-  Đốt sống lồi ra phía sau toàn phần .
-  Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau .
-  Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau .
-  Nhiều đốt sống liền nhau lồi ra phía sau .
2. Đốt sống lồi lệch :
- Đầu gai sống lồi ra phía sau và lệch cân về phải hoặc trái .
- Đầu gai sống có 1 gốc trên lồi ra,  lệch về phải hoặc trái .
- Đầu gai sống có 1 gốc dưới lồi và lệch về phải hoặc trái .
- Nhiều đốt sống liền nhau lồi và lệch về phải hoặc trái .
3. Đốt sống lệch :
-  Đầu gai sống lệch cần về phải hay trái .
-  Đầu gai sống lệch góc trên cân về phải hoặc trái .
-  Đầu gai sống lệch góc dưới cân về phải hay trái .
-  Nhiều đốt sống liền nhau lệch về phải hay trái .
4. Đốt sống lõm lệch .
- Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về phải hay trái .
- Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc trên lệch cân về phải hay trái
- Đầu gai sống lõm về phía dưới và một góc dưới lệch cân về phải hay trái .
- Nhiều đốt sống liền nhau lõm và lệch về phải hay trái .
5. Đốt sống lõm :
- Đốt sống lõm ra phía trước toàn phần .
- Đầu gai sống lõm cân phần trên ra phía trước .
- Đầu gai sống lõm cần phần dưới ra phía trước .
- Nhiều đốt sống liền nhau lõm ra phía trước .
Hình thái đầu gai sống không bình thường :
1. Đầu gai của đốt sống lồi có hình thái to hơn các đầu gai sống bình thường .
2. Đầu gai của đốt sống lồi lệch có hình thái to và đưa lệch về phía phải hoặc trái .
3. Đầu gai sống của đốt sống lệch có hình thái bình thường nhưng lệch về phải hoặc trái
4. Đầu gai sống cũa đốt sống lõm lệch có hình thái nhỏ hơn mà lệch phải hoặc trái.
5. Đầu gai sống của đốt sống lõm có hình thái nhỏ hơn và có những hình dạng như sau :
- Đầu gai sần sùi như những mẫu xương .
- Đầu gai sống (lưng) nhẵn nhụi như bình thường .
- Đầu gai sống (lưng) có những gai răng cá ở bên phải hoặc trái gai sống .
- Đầu gai cột sống lõm xuống ở đốt trên và đốt dưới của đốt sống lõm nổi lên thành 2 gờ trên và dưới .
Chú ý : Khi Chuyên- gia- cột- sống tuân theo các nguyên tắc, ứng dụng đúng các phương pháp và thủ thuật để tác động tại trọng điểm, thì các đốt sống bệnh lý mới được khắc phục, vá phục hồi nguyên trạng để bệnh lành, tật khỏi.



Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.


 

Hình. Cột sống

1. Nhìn từ trước   2. Nhìn từ sau    3. Nhìn từ phía bên  4. Xương cùng  5. Xương cụt

Số lượng đốt sống

Mỗi người thường có từ 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau:

24 đốt sống trên rời nhau: gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt ngực và 5 đốt thắt lưng.

Xương cùng gồm 5 đốt sống cùng dính nhau.

Xương cụt do 4 - 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành.

Các đoạn cong của cột sống

Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau.

Cấu tạo chung của đốt sống

 Mỗi đốt sống gồm 4 phần.

Thân đốt sống

Nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể.

Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới tiếp xúc với đĩa gian đốt sống.

 

Hình. Cấu tạo chung một đốt sống

1.Cuống cung đốt sống  2.Mỏm khớp   3.Mỏm gai   4.Mảnh cung đốt sống   5.Mỏm ngang  6.Lỗ đốt sống  7. Thân đốt sống

Cung đốt sống

Ở phía sau thân và cùng với thân tạo thành lỗ đốt sống.

Gồm hai phần:

Hai mảnh cung đốt sống ở sau.

Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới, các khuyết này cùng với khuyết của các đốt lân cận tạo nên lỗ gian đốt sống khi hai đốt sống chồng lên nhau, để dây thần kinh gai sống chui qua.

Các mỏm

Có ba loại, đều xuất phát từ cung đốt sống: mỏm gai (sờ được dưới da), mỏm ngang và mỏm khớp.

Lỗ đốt sống
Do thân và cung đốt sống tạo nên. Khi các đốt sống chồng lên nhau, các lỗ đốt sống sẽ tạo nên ống sống, chứa đựng tủy gai.


http://www.anatomy-diagram.info/wp-content/uploads/2016/08/bone-structure-of-the-human-body-human-muscles-archives-page-3-of-6-anatomy-human-body.jpg




Trong hai tháng đầu của thai nhi, tuỷ gai chiếm trọn chiều dài của ống sống. Càng về sau, do tốc độ phát triển của cột sống nhanh hơn so với tuỷ gai, do đó tuỷ gai tận cùng ở vị trí bờ dưới đốt sống thắt lưng 1 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng 2.
Hình thể ngoài

Tuỷ gai nằm trong ống sống từ C1 đến L1 hoặc L2. Nhìn thẳng, tuỷ gai thẳng đứng; nhìn nghiêng, tuỷ gai có hai chỗ uốn cong theo chiều cong của cột sống. Ở cổ, tuỷ gai cong lõm ra sau; ở lưng, cong lõm ra trước.

Tuỷ gai có hình trụ dẹt, màu xám trắng, dài từ 42- 45cm, có hai chỗ phình, phình cổ và phình thắt lưng, tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thắt lưng. Nón tuỷ là tận cùng của tuỷ gai, nối với dây tận cùng chạy xuống xương cụt.

Phân đoạn

Tuỷ gai được chia thành các đoạn tuỷ tương ứng với mỗi cặp thần kinh gai sống. Có 31 đoạn tuỷ được phân chia như sau:

Phần cổ: cho 8 đôi thần kinh cổ.

Phần ngực: cho 12 đôi thần kinh ngực.

Phần thắt lưng: cho 5 đôi thần kinh thắt lưng.

Phần nón tuỷ: cho 5 đôi thần kinh cùng và 1 đôi thần kinh cụt.

 

Hình. Tủy gai

1. Chất xám   2. Chất trắng   3. Màng não tuỷ   4. Rễ sau của dây  thần kinh tuỷ gai   5. Rễ trước của dây  thần kinh tuỷ gai   6. Nhánh trước

 Hình thể trong

Chất xám: nằm trong, có hình chữ H. Nét ngang là chất trung gian trung tâm. Nét dọc có 3 sừng: sừng trước là sừng vận động, sau là sừng cảm giác, giữa là sừng bên.

Chất trắng: bao quanh chất xám, gồm hai nửa, mỗi nửa gồm 3 thừng: thừng trước, thừng bên và thừng sau.

Ống trung tâm: nhỏ, nằm giữa tuỷ gai, ở trên thông với não thất IV.

Liên quan

Liên quan giữa vị trí mỏm gai với các đoạn tuỷ và đôi dây thần kinh gai sống

Trong hai tháng đầu của thai nhi, tuỷ gai chiếm trọn chiều dài của ống sống. Càng về sau, do tốc độ phát triển của cột sống nhanh hơn so với tuỷ gai, do đó tuỷ gai tận cùng ở vị trí bờ dưới đốt sống thắt lưng 1 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng 2. Vì vậy chiều cao của mỗi đoạn tuỷ sẽ ngắn hơn chiều cao của đốt sống tương ứng, cũng do đó một đoạn tuỷ sẽ không liên quan trực tiếp với đốt sống tương ứng (hay là đốt sống cùng tên), mỗi đốt sống sẽ liên quan với một đoạn tuỷ thấp hơn.

 

Hình. Tủy gai: vị trí và các đoạn cong

Ở vùng cổ: số đoạn tuỷ và dây thần kinh gai sống = số mỏm gai đốt sống + 1. Ví dụ khi ta sờ thấy mỏm gai đốt sống cổ 5 thì đoạn tuỷ và đôi dây thần kinh gai sống thoát ra ngang mức đó là C6.

Ở vùng ngực trên (T1 - T5), số đoạn tuỷ = số mỏm gai + 2

Ở vùng ngực dưới (T6 - T10), số đoạn tuỷ = số mỏm gai + 3.

Mỏm gai đốt sống ngực 11 và khoảng gian gai ngay dưới liên quan với ba đoạn tuỷ thắt lưng 2,3,4.


No comments:

Post a Comment