Gương mặt đẹp nhờ massage, bấm huyệt
Trên gương mặt và lòng bàn tay có
một số huyệt đạo quan trọng, ảnh hưởng đến sắc đẹp. Khi rửa mặt, bạn
nên kết hợp bấm huyệt và massage để giúp khuôn mặt tươi tắn, trẻ trung
hơn.
Huyệt Kenryo: Nằm gần giữa má, dưới mắt, trên đường viền của xương má.
Tại chỗ xương nhô lên, nơi điểm thấp nhất, dùng đầu ngón tay di chuyển
xuống dưới xương má rồi nhích dần ra hướng tai, kích thích lưu thông
mái, giúp săn chắc cơ, góp phần giảm vết nhăn quanh mắt và miệng.
Huyệt seimei: Nằm hai bên sống mũi, ngang mắt và đầu chân mày, khi nhấn
huyệt này sẽ góp phần làm cho mắt đẹp, sáng hơn, xóa mệt mỏi và có tác
dụng an thần.
Huyệt Doshiryo: Nằm ở khóe mắt,
qua khỏi xương hốc mắt, giảm các nếp nhăn quanh mắt.
Huyệt Eifu: Nằm ở vùng trũng dưới dái tai, giữa các xương hốc mắt, giảm
các nếp nhăn quanh mắt.
Huyệt Shihaku: Nằm ở xương hố mắt, dưới chính giữa mắt, cách xương
khoảng 1 cm, có tác dụng làm mờ các vết tàn nhang, xóa các vết thâm
quầng dưới mắt.
Huyệt Rokyu: Nằm giữa lòng bàn tay, kích thích tuần hoàn máu, đem lại vẻ
hồng hào cho khuôn mặt.
Ngoài ra còn có các huyệt đạo nằm ở hai bên cánh mũi, dọc đường chân mày
và giữa hai đầu lông mày, phía trên sống mũi. Việc tác động vào chúng
giúp khuôn mặt tươi hồng, kích thích tuần hoàn máu, xóa nếp nhăn, hạn
chế tình trạng da chảy và sần sùi.
Lưu ý: Bấm huyệt từ từ, lúc đầu nhấn nhẹ, sau mạnh dần bằng lực ở đầu
ngón tay giữa, ngón trỏ và ngón áp út. Cần giữ ấm bàn tay, trước khi
nhấn có thể xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Mỗi huyệt chỉ nhấn từ 3
đến 5 giây, có thể kết hợp thực hiện trong quá trình massage.
Chống lão hoá khuôn mặt bằng phương pháp bấm huyệt
Khuôn mặt luôn là
nơi đầu tiên biểu hiện sự lão hoá da của bạn. Việc giúp khuôn mặt vận
động sẽ làm các căng các cơ cho khuôn mặt giúp chăm sóc da và chống lão
hoá hiệu quả, bạn chỉ cần dành một ít thời gian để tập luyện theo phương
pháp bấm huyệt dưới đây.
Đầu tiên trước khi bắt đầu vào bấm huyệt. Bạn hãy rửa sạch tất cả các
mỹ phẩm trên mặt và thoa một lớp kem mỏng giúp mát xoa cho da.
Vùng 1: Đôi lông mày và mắt
Để
bấm huyệt, xoa bóp cho vùng da này bạn cần dùng ngón tay trỏ miết từ
đầu đến chân lông mày, bên cạnh đó kết hợp với các ngón khác véo lông
mày lên khoảng 1 phút. Chú ý ấn huyệt Toản Trúc (ngay đầu lông mày),
huyệt Ấn Đường (chỗ lõm giữa hai cung lông mày), khu vực huyệt Đồng Tử
Liêu (ngay đuôi lông mày). Mỗi huyệt bạn cần ấn giữ 30 giây, nhắm mắt
lại và dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 hố mắt và thái dương 2 bên.
Vùng 2: Nơi gò má
Vùng 2: Nơi gò má
Sử dụng lòng bàn tay của bạn tiến hành xoa nhẹ
lên hai gò má theo hình tròn và tiếp tục từ từ hướng sang 2 bên má. Tiếp
đến bạn dùng các ngón tay day và ấn nhẹ vào các huyệt Quyền Liêu (nằm
dưới xương gò má), huyệt Giáp Xa ( nơi góc hàm), xoa liên tiếp nhiều lần
cho đến khi cảm thấy da bạn căng và nhẵn.
Vùng 3: Quanh mũi
Sử
dụng 2 ngón tay giữa vuốt từ cánh mũi lên nơi gốc mũi rồi lại vuốt
xuống lại cánh mũi. Tiếp đến bạn bóp nhẹ 2 bên cánh mũi và day vào huyệt
Dinh Hương (nằm cạnh chân cánh mũi) trong từ 1 – 2 phút.
Vùng 4: Khu vực cằm
Sử
dụng lòng bàn tay xoa xát đều từ phải sang trái cằm rồi ngược lại, bạn
cần bóp nhẹ và ấn vào huyệt Thừa Tương (nằm ngay giữa cằm)
Kết thúc việc bấm huyệt cho khuôn mặt, bạn cần rửa mặt sạch lại bằng nước ấm.
Bấm huyệt làm đẹp da và tóc
Để
làm đẹp da, có thể tác động lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Huyệt
này được kích thích sẽ cải thiện đáng kể chức năng của thận, làm da trở
nên khỏe mạnh, tươi mát.
Xác
định huyệt dũng tuyền: Giữa gan bàn chân, ở 2/5 trên và 3/5 dưới bàn
chân. Có thể kích thích huyệt này bằng cách dùng bàn chải vẽ vòng tròn
trong lòng bàn chân khi tắm, sau đó dùng tay phải xoa bóp chân trái và
ngược lại. Mỗi chân được thực hiện 1-2 phút và chà xát nhẹ nhàng, xoa
bóp theo nhịp điệu. Kiên trì làm hằng ngày, bạn sẽ có làn da đẹp và hạn
chế được bạc tóc.
Ngoài các cách trên, có thể đặt hai bàn
chải xuống nền buồng tắm và dẫm nhẹ lòng bàn chân lên bàn chải, lòng bàn
chân không ngừng di động trên bề mặt bàn chải. Sau mỗi lần kích thích
như vậy, cần rửa chân bằng nước ấm rồi mới ra khỏi buồng tắm.
Chữa da thô ráp bằng cách ấn huyệt hợp cốc
Huyệt nằm trên khe xương đốt bàn tay (giữa ngón cái và ngón trỏ), ở
đường phân giác của hai xương ấy. Dùng ngón tay cái của tay nọ ấn vào
góc ngón trỏ và ngón cái, lần theo xương ấn vào chỗ nào đau nhất chính
là huyệt. Sau khi xác định được huyệt, đánh dấu và lấy vật nhọn có đầu
từ, cứng đặt vào huyệt ấn xuống rồi nâng lên, chừng 7-10 lần cho mỗi tay
là được.
Có thể ấn huyệt hợp cốc kết hợp ấn huyệt dương trì (ở gần cổ tay nơi gân mu bàn tay, là chỗ lõm nhỏ lệch về phía ngón cái). Chỉ cần đặt hai mu bàn tay vào với nhau và chà xát nhẹ chừng 20 lần mỗi đợt là được. Kiên trì sẽ có hiệu quả.
Có thể ấn huyệt hợp cốc kết hợp ấn huyệt dương trì (ở gần cổ tay nơi gân mu bàn tay, là chỗ lõm nhỏ lệch về phía ngón cái). Chỉ cần đặt hai mu bàn tay vào với nhau và chà xát nhẹ chừng 20 lần mỗi đợt là được. Kiên trì sẽ có hiệu quả.
Chữa tàn nhang, nhăn da, mụn nhọt bằng huyệt tam âm giao
Huyệt nằm ở giao điểm của 3 kinh âm gặp
nhau, ở trên lồi cao mắt cá trong 3 thốn, cách mắt cá trong 6 cm. Dùng
bàn chải hằng ngày gõ và xát nhẹ lên hai huyệt này ở cả hai chân.
Khuôn mặt thon gọn nhờ phương pháp bấm huyệt
LIỆU PHÁP MỚI LÀM THON GỌN MẶT
Bấm huyệt là một trong bảy loại hình liệu pháp y học cổ truyền phương
Đông với các tác dụng như giảm đau, giãn cơ, điều hòa và cải thiện chức
năng nội tạng cũng như làm tăng cơ chế miễn dịch và bảo vệ tự nhiên của
cơ thể. Tuy nhiên, bấm huyệt trên khuôn mặt với mục đích giúp khuôn mặt
thon gọn thì có lẽ còn khá mới mẻ đối với mọi người.
Có thể hiểu nôm na rằng kỹ thuật viên sẽ dùng bàn tay, ngón tay để
tác động lên các vị trí như huyệt đạo, da thịt, gân khớp. Đối với bấm
huyệt cho khuôn mặt, đó là một loạt các kích thích vật lý, trực tiếp tác
động vào da thịt, mạch máu và các cơ quan cảm thụ trên khuôn mặt nhằm
tạo nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết.
Một chút vận động nhẹ các thớ cơ trên khuôn mặt có thể giúp giảm đi
rất nhiều triệu chứng dẫn tới sự chảy xệ, chùng nhão của vùng da mặt.
Khi áp lực tác động xuống các huyệt, các dòng năng lượng được kích thích
và cơ bắp co giãn, giúp thư giãn không chỉ khuôn mặt mà còn toàn thân.
Khuôn mặt hội tụ đến hơn 500 huyệt đạo nằm rải rác. Do đó, bạn cần
phải được kỹ thuật viên bấm vào những huyệt vị có liên quan đến dung
nhan thì mới đạt được hiệu quả về sắc đẹp như mong muốn.
Bấm huyệt trên khuôn mặt có tác dụng cải thiện tuần
hoàn, tăng nuôi dưỡng vùng cơ thể được xoa bóp bấm huyệt, làm êm dịu
cũng như ổn định hệ thần kinh, tăng dẫn lưu hệ mạch bạch huyết, tăng
thải độc của cơ thể. Đặc biệt nhất là giúp tăng trương lực cơ, làm da
mặt săn chắc, đàn hồi. Như vậy, bấm huyệt và xoa bóp có tác dụng trong
thẩm mỹ trị liệu, phòng bệnh cũng như trị bệnh. Nhưng mức độ hiệu quả và
tác dụng tùy thuộc vào kỹ thuật bấm huyệt và giai đoạn của sự lão hóa ở
da.
HÃY XEM BẤM HUYỆT LÀ BẠN THÂN
Lão hóa là một tiến trình dài, bắt đầu diễn ra âm thầm khi bạn ở độ
tuổi 25. Quá trình lão hóa của cơ thể nói chung và vùng da mặt nói riêng
bắt đầu rõ nhất từ 30 tuổi. Nếu bấm huyệt – xoa bóp trong các phương
pháp thẩm mỹ được thực hiện sớm, sẽ thu được kết quả tốt hơn. Không nên
chờ đến lúc các cơ giảm trương lực, chảy xệ, nếp nhăn quá nhiều và hằn
sâu trên da. Lúc này hiệu quả có thể sẽ không như mong muốn.
Vì vậy, không phải đến khi khuôn mặt chảy xệ, chùng nhão bạn mới thực
hiện bấm huyệt – xoa bóp để khắc phục. Bạn nên sử dụng phương pháp làm
đẹp này thường xuyên, trước khi có những dấu hiệu của sự lão hóa diễn ra
trên khuôn mặt bạn.
Tuy nhiên, khi bấm huyệt vào vùng cằm và gò
má, nếu lực tác động quá mạnh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong
muốn như bị bầm, sưng, trẹo hàm…
Xoa bóp đều đặn mỗi tuần, bạn cũng đừng quên các yếu tố
khác cũng góp phần không nhỏ vào việc tôn tạo nét đẹp. Sự trẻ trung của
gương mặt còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, stress tâm –
thể, chế độ chăm sóc da hàng ngày, hạn chế chất độc hại từ môi trường
và bên trong cơ thể…
Hoa
hậu Kỳ Duyên, cô dành 15 phút đến spa bấm huyệt, kết hợp tập thể thao
và ăn uống hợp lý để có được gương mặt thon gọn. Cô phải chịu đau đớn
trong quá trình làm đẹp do các chuyên viên sẽ bấm huyệt kết hợp massage
mạnh tay ở vùng hàm, cằm, nọng cổ.. ..
Bấm huyệt như thế nào để có mặt V-line?
Khuôn
mặt hội tụ đến hơn 500 huyệt đạo nằm rải rác. Không phải huyệt nào cũng
liên quan đến dung nhan nên để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên đến các
viện da liễu, spa chuyên nghiệp để bấm huyệt kết hợp với massage, xoa
bóp. Tuy nhiên nếu muốn thực hiện ở nhà, bạn vẫn có thể làm theo 3
bước đơn giản sau:
Bước 1: Day ấn huyệt vùng trán
Hai
tay nắm lại sử dụng nắm tay phần xương của 4 ngón nắm lại để ấn huyệt.
Chia phần trán thành 3 phần rối day ấn từ ngoài vào trong với xu hướng
đẩy lên xuống. Lặp lại khoảng 4- 5 lần cho một phần của trán. Chú ý
không day ấn lên khu vực lông mày.
Bước 2: Day ấn má
Tương tự như bước 1, thực hiện động tác day ấn vào phần xương hai bên gò má từ ngoài vào trong thành 3 phần tương ứng.
Bước 3: Day ấn cằm
Hai
nắm tay nắm nhẹ và day, ấn dọc theo phần cằm dưới má và khu vực giữa
cằm. Động tác này tác động trực tiếp tạo lực thúc đẩy sự lưu thông của
bạch huyết từ cằm lên mặt.
Massage cho sáng bừng khuôn mặt
Để có được làn da đẹp cho năm mới, cho một khởi đầu mới đầy rạng
rỡ và may mắn, chúng tôi xin chia sẻ những bí quyết làm đẹp từ môn xoa
bóp - bấm huyệt của y học cổ truyền.
Kết quả làm hài lòng từ xoa bóp mặt tại nhà, nhưng cũng nên
trải nghiệm xoa bóp mặt từ một người chuyên nghiệp đã được đào tạo về kỹ
thuật. Với sự giúp đỡ của chuyên gia, sẽ nhìn thấy một sự khác biệt chỉ
sau một vài lần xoa bóp mặt. Dưới đây là những kỹ thuật xoa bóp:
Vùng cổ và vùng sau tai:
- Sử dụng đầu các ngón tay 2, 3, 4 day vòng tròn từ dưới lên trên, từ sau ra trước.
- Sử dụng các đầu ngón tay 2, 3, 4 vuốt cổ từ dưới lên trên, sử
dụng 2 tay luân phiên, vuốt đều hết vùng cổ từ sau ra trước, hai bên
cổ.
Vùng xương hàm và dưới xương hàm:
Sử dụng vân ngón cái của 2 bàn tay: ngửa 2 bàn tay ra, ngón cái
thẳng, các ngón còn lại nắm vào phía lòng bàn tay, dùng vân ngón cái
miết từ vùng dưới cằm ra hai bên xuống vùng dưới góc hàm.
Miết xương hàm: sử dụng khớp liên đốt gần của 2 ngón trỏ. Đặt 2
ngón cái ở góc hàm, sát tai làm điểm cố định (làm trụ), các ngón còn
lại khép hờ, khớp liên đốt gần ngón trỏ vuốt từ giữa xương cằm sang hai
xương hàm từ bên hàm, vuốt trên bờ xương hàm.
Vuốt hàm, cổ: dùng các đầu ngón tay của 2 bàn tay áp vào vùng góc hàm, sau tai, vuốt xuống hàm về phía cằm rồi vuốt xuống cổ
Xoa bóp vùng miệng và môi:
Day, vuốt xung quanh miệng: dùng đầu các ngón tay của 2 bàn tay
day vòng nhỏ từ dưới cằm sang hai bên, lên khóe miệng, lên trên về phía
nhân trung. Dùng các đầu ngón tay vuốt lại từ dưới cằm, qua hai bên
khóe miệng. Sau đó, đặt 2 ngón tay trỏ từ giữa nhân trung vuốt sang 2
bên khóe miệng.
Day lò xo vùng quanh môi: dùng ngón giữa của 1 bàn tay day các
vòng tròn nhỏ theo hình lò xo từng môi trên, môi dưới, xoa từ khóe miệng
bên này sang tới bên kia. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng từng
môi từ khóe miệng bên này tới khóe miệng bên kia
Xoa bóp vùng gò má và rãnh mũi miệng:
Day rãnh mũi miệng: dùng đầu ngón tay giữa day vòng tròn nhỏ từ dưới khóe miệng, dọc theo rãnh mũi má lên cánh mũi
Xoa bóp vùng gò má: 2 ngón cái đặt phía trước tai để cố định
bàn tay, các ngón còn lại khép hờ, dùng khớp liên đốt gần ngón trỏ miết
dọc dưới xương gò má hai bên từ sát cánh mũi ra phía mang tai.
Bóp má: dùng ngón trỏ và ngón cái của 2 bàn tay bóp má từ giữa
gò má tách ra hai bên, một tay về phía cánh mũi, một tay về mang tai.
Đẩy má: dùng gố bàn tay hai bên, ngửa bàn tay lên, ấn và đẩy nhẹ nhàng phần cơ dưới 2 gò má lên
Xoa bóp vùng thái dương:
- Dùng các đầu ngón tay 2, 3, 4 đặt trên vùng thái dương và day vòng tròn nhẹ từ sau ra trước, từ dưới lên trên.
- Vuốt thái dương: bàn tay đối bên vịn vùng gò má phía dưới
thái dương, bàn tay còn lại vuốt theo đường thẳng từ dưới gò má lên thái
dương
Xoa bóp vùng trán:
Vuốt trán: dùng các ngón 2, 3, 4 của 2 bàn tay vuốt từ dưới lên
trên, bắt đầu từ vùng trên chân mày lên đến sát chân tóc. Bắt đầu vuốt
từ giữa trán ra 2 bên.
Miết trán bằng khớp liên đốt xa ngón cái: 2 bàn tay đan vào
nhau, đặt khớp liên đốt xa của ngón cái phía trên miết dọc các đường
trên trán từ chân mày lên chân tóc. Bắt đầu từ giữa ấn đường miết ra hai
bên.
Xoa xát day vùng mặt: Hai tay áp sát vào cằm người được xoa
bóp, kéo tay đưa thẳng lên vùng thái dương thì day bằng các đầu ngón tay
vào huyệt thái dương rồi bàn tay ngón tay để phía trán rồi kéo tay về
phía đầu.
Day vùng trán: dùng 1- 2 ngón tay day khắp vùng trán.
Day và ấn huyêt: đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Dương bạch….
Vùng mắt
Xoa vòng quanh mắt: xoa vòng lớn: nhắm mắt lại, dùng đầu các
ngón tay 2, 3 xoa vòng tròn quanh 2 mắt theo chiều ngược nhau, từ trong
ra ngoài trên lông mày, vòng qua mi mắt dưới đến cạnh trong mũi lên trên
ấn đường, cứ tiếp tục từ 3-5 lần.
Xoa vòng nhỏ: làm tương tự như trên nhưng tay để khóe mắt vòng
mi mắt trên qua mi mắt dưới, cứ thế tiếp tục vòng lên mi mắt trên và mi
mắt dưới.
Vuốt dọc chân mày: ngón cái 2 tay đặt trước tai, bàn tay hướng
xuống, các ngón 3, 4, 5 khép hờ, ngón trỏ mở ra, đặt khớp liên đốt gần
của 2 tay vào đầu trong cung lông mày, bắt đầu vuốt dọc cung lông mày từ
phía trong ra ngoài, bờ trên xương hốc mắt phía trên.
Vuốt bờ dưới xương hốc mắt trên: hai bàn tay ngửa lên, ngón cái
mở, các ngón còn lại khép hờ, đặt mô ngón cái tại bờ dưới xương hốc mắt
trên (dưới đầu trong chân mày một chút), bắt đầu vuốt dọc từ trong ra
ngoài.
Chú ý vùng da phía đuôi mắt, trên đuôi mắt và dưới đuôi chân
mày. Ngón cái khi vuốt tới vùng này day ấn nhẹ nhàng và đẩy nhẹ lên
trên.
Bóp cung chân mày: dùng ngón cái và ngón trỏ bóp cung chân mày từ trong ra ngoài.
Day ấn nhẹ nhàng các huyệt quanh mắt: Tinh minh (đầu mắt), Toản
trúc (đầu trong chân mày), Ngư yêu (giữ cung lông mày), Ty trúc không
(khóe ngoài cung lông mày), Thừa khấp (dưới xương mắt).
Vuốt nhãn cầu: dùng ngón trỏ và ngón giữa vuốt qua mi trên và mí dưới, đi ngang qua nhãn cầu nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
Vùng mũi:
Xoa thân cánh mũi: dùng 2 ngón tay 2, 3 của 2 bàn tay xoa thân mũi từ dưới lên trên và từ trên xuông dưới. 3 - 5 lần.
Day hai bên cánh mũi: dùng vân ngón tay trỏ hai bên xoa hai bên cánh mũi từ trên xuống dưới.
Day ấn huyệt nghinh hương bằng khớp liên đốt gần ngón trỏ: đặt 2
ngón cái sát mang tai, 2 bàn tay nắm hờ lại, dùng khớp liên đốt gần 2
ngón trỏ day huyệt nghinh hương.
Vùng cằm
Day cằm: dùng đầu các ngón 2, 3, 4 của 1 bàn tay day vòng tròn vùng cằm.
Vuốt phân vùng cằm: dùng đốt ngón tay của 2 ngón trỏ đặt dọc theo cằm, vuốt từ trong ra ngoài, tách ra 2 bên.
Bóp cằm: dùng ngón cái và ngón trỏ của 2 bàn tay bóp cằm từ trong ra ngoài, tách ra hai bên.
Trên đây là những hướng dẫn rất chi tiết cho từng vùng trên
khuôn mặt. Nếu chịu khó tự xoa bóp bấm huyệt cho da, có tinh thần lạc
quan yêu đời, chắc chắn quý độc giả sẽ có làn da căng, mịn, sáng, tràn
đầy sức sống.
Bấm huyệt bằng... tăm bông để đẹp da
Bấm huyệt hay massage có tác dụng kích thích các dây thần kinh, đồng
thời giúp chủ nhân thư giãn sau những ngày làm việc. Ở Nhật Bản đang rất
phổ biến phương pháp bấm huyệt để làm đẹp da. Đáng ngạc nhiên hơn là họ
tự thực hiện tại nhà và sử dụng tăm bông để bấm huyệt.
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng phương pháp này không hề cầu kỳ mà khá dễ
dàng hơn khi mọi người nắm vững những huyệt đạo trên khuôn mặt.
Chỉ cần dùng tăm bông ấn vào huyệt đạo trong vòng 10 đến 15 giây. Tín
đồ có thể thực hiện vào buổi sáng để đánh thức da sau giấc ngủ và vào
buổi tối nhằm mang lại sự thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi.Nếu duy trì phương pháp này đều đặn, tín đồ sẽ cảm nhận rõ làn da trở nên khỏe mạnh và mướt mát hơn. Thậm chí, chúng còn có tác dụng chống lão hóa cho da. Kết hợp cùng với những mỹ phẩm làm đẹp, chắc chắn tín đồ sẽ sở hữu một làn da đẹp.
Để thực hiện phương pháp này, tín đồ nên nắm vững sơ đồ huyệt đạo trên khuôn mặt
Dùng đầu tăm bông ấn vào huyệt đạo trong vòng 10 đến 15 giây mỗi ngày để kích thích và thư gian xcho da
Những vị trí huyệt đạo như trong hình sẽ giúp máu lưu thông, tạo sự cân bằng
Khi
khuôn mặt bị sưng húp sau khi thức dậy hoặc do tích trữ nước quá nhiều,
bạn có thể dùng tăm bông bấm vào các huyệt đạo như hình vẽ. Nó có tác
dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất
Bấm huyệt thường xuyên còn giúp da ngăn ngừa được quá trình lão hóa
Đây là phương pháp rất tốt cho làn da. Tín đồ có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ với 1 chiếc tăm bông
2 điểm huyệt đạo quanh mắt giúp làm giảm đi sự mệt mỏi của "cửa sổ tâm hồn", đồng thời kích thích sự lưu thông máu
Quầng
thâm mắt luôn được coi là kẻ thù cứng đầu nhất. Chính vì thế, bên cạnh
việc bôi kem dưỡng nên kết hợp với cả phương pháp bấm huyệt để đem lại
hiệu quả nhanh nhất có thể
2 điểm huyệt đạo này sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa áp lực và mệt mỏi, đồng thời làm cải thiện tốc độ lưu thông máu
Trẻ trung với bấm huyệt vùng mặt
Các huyệt vùng mặt thường dùng
Ấn đường: giữa đầu trong 2 cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, sốt cao, viêm xoang trán, chảy máu cam...
Toản trúc: chỗ lõm đầu trong cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…
Dương bạch: từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn, huyệt nằm trên cơ trán. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, viêm tuyến lệ…
Nhân trung: giao điểm1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Tác dụng: ngất, choáng, sốt cao co giật, liệt dây VII.
Nghinh hương: giao điểm của chân cánh mũi và nếp mũi miệng. Tác dụng: viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, chảy máu cam, liệt VII ngoại biên…
Địa thương: giao điểm của khóe miệng và nếp má miệng. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng…
Thừa tương: chỗ lõm dưới môi dưới. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng…
Thái dương: giao điểm của đuôi mắt và đuôi lông mày kéo dài, huyệt ở chỗ lõm trên xương thái dương. Tác dụng: nhức đầu, đau răng, viêm màng tiếp hợp…
Thính cung: huyệt nằm ở trước giữa bình tai, khi há miệng huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới. Tác dụng: trị ù tai, điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài…
Ế phong: chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đau, đó là huyệt. Tác dụng: liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình…
Giáp xa: huyệt nằm trên đỉnh cao của cơ cắn (khi cắn
chặt răng); từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ Địa thương đo ra
sau 2 thốn về phía góc hàm. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng, đau dây thần kinh V, cấm khẩu…
Hạ quan: chỗ lõm ở khớp thái dương - hàm. Tác dụng: ù tai, điếc tai, đau răng, liệt dây VII ngoại biên, viêm khớp thái dương hàm…
Ty trúc không: chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…
Ngư yêu: ở điểm giữa cung lông mày. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, các bệnh về mắt…
Thừa khấp: giữa mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, huyệt tương đương với hõm dưới ổ mắt. Tác dụng: viêm màng tiếp hợp, chắp, lẹo, liệt dây VII ngoại biên.
Liêm tuyền: nằm ở chỗ lõm bờ trên sụn giáp. Tác dụng: nói khó, nói ngọng, nuốt khó, câm, mất tiếng.
Quyền liêu: thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm bờ dưới xương gò má. Tác dụng: chữa đau dây V, đau răng, liệt dây VII.
Thiên đột: chỗ lõm bờ trên xương ức. Tác dụng: trị ho hen, khan tiếng, mất tiếng, nói khó…
A thị huyệt vùng mặt: lấy điểm đau làm huyệt. Tác dụng: thông kinh hoạt lạc, giảm đau cục bộ vùng mặt…
Ngoài bấm huyệt vùng đầu, trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cần cân
bằng ăn uống, ngủ ngon, kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh cuộc sống.
Phương pháp bấm huyệt bàn chân làm đẹp da hiệu quả
Theo đông y, tất cả các bộ phận trên cơ thể con người đều có vùng đại
diện ở hai bàn chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, chân
phải ứng với nửa người bên phải. Vì vậy khi xoa bóp, bấm huyệt bàn chân
có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh khá hiệu quả. Ngoài công dụng trị
bệnh, xoa bóp bấm huyệt bàn chân còn giúp cơ thể được thoải mái, giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp làn da khỏe mạnh, tươi sáng hơn.
Cách bấm huyệt bàn chân làm đẹp da hiệu quả
Huyệt dũng tuyền nằm ở giữa gan bàn chân, cách 2/5 trên bàn chân và
3/5 dưới bàn chân. Bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này, tuy
nhiên không nên ấn quá mạnh và quá lâu. Ấn huyệt bàn chân vài lần sau đó
xoa bóp chân nhẹ nhàng. Kiên trì làm hàng ngày, bạn sẽ có làn da đẹp và
hạn chế tình trạng bạc tóc.
Bởi huyệt dũng tuyền có quan hệ mật thiết với chức năng của thận, là
mối liên quan trực tiếp của sự bài tiết hormon mà các hormon này lại ảnh
hưởng đến da về nhiều mặt. Như vậy, khi huyệt dũng tuyền được kích
thích sẽ cải thiện đáng kể chức nǎng của thận làm da trở nên khỏe mạnh,
tươi sáng hơn.
Với tình trạng da thô ráp, bạn cần xác định huyệt hợp cốc.
Huyệt hợp cốc nằm trên khe xương đốt bàn tay (giữa ngón cái và ngón
trỏ). Dùng ngón cái ấn mạnh, chỗ nào đau nhất đó là chính huyệt, ấn vào
huyệt này từ 7-10 lần mỗi tay. Kiên trì làm hàng ngày để đạt được kết
quả tốt nhất.
Tình trạng da xuất hiện tàn nhang, nhăn nheo cần xác định huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao nằm ở giao điểm của 3 kinh âm gặp nhau (như hình),
phía trên mắt cá chân với khoảng cách 6cm. Dùng chiếc bàn chải nhỏ, gõ
và chà nhẹ lên vùng huyệt này ở cả hai chân, mỗi kiên trì thực hiện để
đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, các bạn nên xóa bóp gan bàn chân hàng ngày hoặc ngâm chân
bằng nước ấm có pha thêm muối, gừng hoặc dùng các loại lá như lá lốt, lá
ngải cứu, lá tre, …đun sôi để ấm, dùng nước này ngâm chân, bạn sẽ cảm
thấy thoải mái, khỏe mạnh hơn.
No comments:
Post a Comment