LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, October 22, 2016

Các huyệt thường dùng cho trẻ



Các huyệt thường dùng cho trẻ
Xoa bóp cho trẻ, ngoài các huyệt vẫn hay dùng trong châm cứu. Chủ yếu sử dụng nhiều huyệt đặc biệt của cơ thể, những huyệt này không những có tính chất điểm, mà còn mang tính chất “tuyến” và tính chất “bề mặt” nữa, và lại thường phần bố nhiều ở hai tay. Ở đây chỉ xin nêu sơ lược vị trí của những huyệt hay dùng, tác dụng chữa bệnh chính và các thao tác.

Huyệt tỳ thổ (tỳ thổ huyệt)

Định vị: mặt vân tay đầu ngón tay cái.

Chủ trị: biếng ăn, nôn oẹ, đi ngoài, táo bón.

Thao tác: dùng phép đẩy.

Huyệt phế kinh (phế kinh huyệt)

Định vị: Mặt có vân tay đốt cuối cùng ngón áp út.

Chủ trị: Cảm mạo, sốt, ho, suyễn, mồ hôi trộm, lòi dom

Thao tác: dùng phép đẩy, đẩy 100 - 500 lần.

Huyệt đại tràng (đại tràng huyệt)

Định vị: mép mái chèo ngón tay thứ hai, từ đầu ngón tay cho đến hõm bàn tay tạo thành một đường thẳng.

Chủ trì: đầy bụng, đi ngoài, táo bón, kiết lỵ, trĩ.

Thao tác: dùng phép đẩy, đẩy 100 - 300 lần.

Huyệt tiểu tràng (tiểu tràng huyệt)

Định vị: mép thước đo của ngón tay út. Từ đầu ngón cho đến cuối ngón tạo thành một đường thẳng.

Chủ trị: nước tiểu đỏ, đái dắt, bí đái, đi ngoài toàn nước...

Thao tác: Dùng phép đẩy. Từ đầu ngón tay, đẩy tới cuối ngón tay, gọi là “bỗ”, ngược lại thì gọi là “thanh” - mỗi lần tiến hành đẩy 100 - 300 lần.

Tứ hoành vân

Định vị: lưng bàn tay, chỉ ngăn cách giữa đốt ngón tay đầu với đốt thứ hai ở các ngón tay thứ hai, ngón giữa, ngón áp út và ngón út.

Chủ trị: Cam tích, tiêu hóa kém, đầy bụng, đau bụng, kinh phong (động kinh co giật), suyễn.

Thao tác: Dùng phép dẩy: 4 ngón tay duỗi thẳng cạnh nhau, đẩy theo chỉ phân cách giữa đốt thứ nhất với đốt thứ hai 100 - 300 lần.

Huyệt bản môn

Định vị: Bắt đầu từ vị trí đại ngư tế long của bàn tay.

Chủ trị: tức ngực, ăn không tiêu, biếng ăn, nôn, đau bụng đi ngoài, ợ hơi, hen suyễn.

Thao tác: Dùng phép day; hoặc phép đẩy, day hoặc đẩy 50 - 100 lần.

Huyệt nội bát phương

Định vị: Lòng bàn tay, lấy tâm lòng bàn tay làm tâm đường tròn, từ tâm đường tròn cho tới chỉ nằm ngang của chân ngón giữa, xác định đường tròn được tạo nên bởi lấy 2/3 quãng cách từ tâm cho đến cuống ngón tay giữa làm bán kính.

Chủ trị: ho, suyễn đờm, tức ngực khó thở, bụng chướng buồn nôn v.v... có tác dụng làm nhẹ tức ngực, tức cơ hoành cách, trị khí hóa đờm, giúp tiêu hóa...

Thao tác: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón giữa day trên huyệt vị từ chỗ này sang chỗ kia theo hình vòng cung hoặc cung tròn. Động tác cần nhẹ nhàng từ tốn, với tần suất 80 - 120 lần/ phút.

Huyệt ngoại lao cung

Định vị: Lòng bàn tay, khi gập ngón tay vào, trung điểm giữa ngón giữa và ngón áp út là cung nội lao, còn cung ngoại lao là nơi tiếp giáp giữa mu bàn tay và cung nội lao.

Chủ trị: phong hàn, cảm mạo, chướng bụng đau bụng, sôi bụng đi ngoài, lòi trĩ, đái dắt, sa đì (sưng hòn dái, ruột non sa xuống sa vào hòn dái) v.v... là một huyệt quan trọng ôn dương tán hàn, thăng đương cử hạm.

Thao tác: Dùng phép day, day 100 - 300 lần.

Huyệt vị kinh

Định vị: Đốt thứ nhất phía gần đầu bàn tay mặt bàn tay và ngón tay cái.

Chủ trị: ợ, nôn, biếng ăn hoặc uống nhiều, hay đói, thổ huyết, đổ máu cam.

Thao tác: Dùng phép đẩy 100 - 500 lần.

Huyệt tam quan

Định vị: Mép dọc theo cẳng tay, phía xương cẳng tay lớn (phía động mạch cẳng tay), từ chỉ cổ tay cho đến chỉ khuỷu tay tạo thành một vệt dài.

Chủ trị: tất cả các triệu chứng hư hàn như cảm mạo phong hàn, ốm dậy người chưa lại sức, suy dinh dưỡng, phát ban...

Thao tác: dùng phép đẩy, từ cổ tay cho đến khuỷu tay.

Huyệt hà thủy

Định vị: Dọc theo từ điểm giữa chỉ cổ tay cho đến điểm giữa chỉ khuỷu tay, tạo thành một đường thẳng.

Chủ trị: Tất cả các chứng về nhiệt như ngoại cảm phát nhiệt, sau buổi trưa người thấy ướt át nóng bức, người nóng bứt rứt khó chịu, khát nước, sợ gió.

Thao tác: Dùng phép đẩy, ngón thứ hai và ngón giữa, dùng mặt ngón đẩy từ cổ tay về phía khuỷu tay 100 - 500 lần.

Huyệt lục phủ

Định vị: Mé ngoài cẳng tay, từ chỉ cổ tay cho đến khuỷu tay tạo thành một đường thẳng.

Chủ trị: tất cả những chứng bệnh làm người thực sự nóng lên như sốt cao, mồ hôi ra nhiều, oi bức ngột ngạt, kinh phong, sưng viêm amiđan, táo bón v.v... Những người cơ thể yếu, suy kiệt không nên dùng.

Thao tác: Dùng phép đẩy, dùng mặt ngón tay cái hoặc mặt ngón tay giữa, đẩy từ khuỷu đến cổ bàn tay 100 - 300 lần.

Huyệt trung hoàn

Định vị: Từ rốn chiếu thẳng lên 12 cm (thông thường chập 4 ngón tay: ngón thứ hai, ngón giữa, ngón áp út và ngón út của bố mẹ chập lại duỗi thẳng để lấy chiều ngang là 12 cm).

Chủ trị: Nôn mửa, ăn không tiêu, chướng bụng, đi ngoài, biếng ăn v.v...

Thao tác: Dùng đầu ngón tay hoặc gót bàn tay ấn day, gọi là day trung hoàn; dùng lòng bàn tay hoặc 4 ngón tay xoa, gọi là xoa trung hoàn; từ trung hoàn đẩy thẳng lên về phía trên đến dưới hầu, hoặc từ hầu đẩy xuống đến trung hoàn, gọi là đẩy trung hoàn, thông thường day 100 – 300 lần, xoa 5 phút.

Huyệt đan điền

Định vị: Chiếu thẳng từ rốn xuống 6 cm (thông thường lấy ngón thứ hai và ngón giữa của bố mẹ chập lại duỗi thẳng được khoảng cách ngang là 6 cm).

Chủ trị: Đau bụng, đi ngoài, đái dắt, đái không hết bãi, lòi trĩ v.v…

Thao tác: Dùng phép day hoặc phép xoa. Day 500 - 1000 lần, xoa 5 phút.

Huyệt sống lưng

Định vị: cả một dãy thẳng theo sống lưng.

Chủ trị: Sốt, khóc đêm, kinh phong, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, táo bón, cam tích v.v...

Thao tác: Dùng mặt ngón tay thứ hai và mặt ngón giữa, đẩy thẳng từ trên xuống dưới, gọi là đẩy sống lưng, đẩy 100 - 300 lần; hoặc cuộn mằn sống lưng từ dưới lên trên, gọi là cuộn mằn xương sống; thông thường cuộn mằn 3 lượt - 5 lượt. Sau khi cuộn mằn được 3 lượt lại nhổ một lượt, gọi là ba mằn một nhổ.

Huyệt quy vĩ (huyệt đuôi rùa)

Định vị: Đầu xương cùng.

Chủ trị: Đái dắt, đi ngoài, táo bón, lòi dom.

Thao tác: Dùng đầu ngón cái hoặc đầu ngón giữa để day gọi là day quy vĩ (day đuôi rùa) 300 - 600 lần.

Huyệt túc tam lý

Định vị: Đầu gối, từ chỗ lõm chính giữa mép ngoài phía dưới xương bánh chè thẳng xuống 10 cm (kích thước có thể tính toán căn cứ theo kích thước của huyệt trung hoàn).

Chủ trị: Sình bụng, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, hai chân bất lực, không điều khiển nổi nữa.

Thao tác: Dùng đầu ngón tay cái ấn day, gọi là ấn day huyệt túc tam lý. Thông thường phải ấn day 100 - 300 lần.




Cách bấm huyệt bàn chân giúp dỗ bé nín khóc và xoa dịu mọi khó chịu

Khóc là cách để bé giao tiếp và có rất nhiều lí do khiến bé khóc như đầy hơi, táo bón, cảm lạnh, mọc răng hay do bé cảm giác sợ hãi, bất an... Trong những tình huống này, dỗ bé nín luôn là một trong những thử thách với các ông bố bà mẹ.

Bên cạnh những phương pháp theo bác sĩ hướng dẫn, mẹ biết không, có một thứ có thể giúp bé bớt quấy khóc rất hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng đó là bấm huyệt chân cho bé. Mỗi khu vực trên bàn chân tương ứng với từng bộ phận trên cơ thể. Bằng cách dùng một lực vừa phải trên khu vực này, bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn. Hãy nhớ rằng, chỉ được dùng lực nhẹ tránh gây chấn thương cho bé và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

1. Đầu và răng

Giup be thu gian 1

Điều phổ biến làm bé cáu kỉnh là đau đầu hoặc khi răng bắt đầu mọc. Hầu hết các cách như mát-xa, hay dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đều giải quyết khá tốt các trường hợp này. 

Bên cạnh đó, việc bấm huyệt chân cũng là cách rất tốt giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Theo các chuyên gia, đầu ngón chân tương ứng với răng và đầu bé. Chỉ cần dùng lực nhẹ xoa nắn các ngón chân của con, bé sẽ cảm thấy thư giãn, bớt quấy khóc và dễ ngủ.

2. Xoang

Giup be thu gian 2

Khu vực giữa mỗi ngón chân kết nối trực tiếp đến xoang trong mũi. Nghẹt mũi, chảy mũi mang đến cảm giác rất khó chịu cho chúng ta, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Vì thế, dùng lực ấn nhẹ lên vị trí này và mát-xa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Phổi

Giup be thu gian 3

Trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Chỉ cần 30 giây tiếp xúc với quạt gió sau khi tắm cũng có thể khiến bé nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Nếu phổi bị ảnh hưởng, bé sẽ khó thở, biếng ăn, khó ngủ, và tất nhiên là bạn cũng khó có thể có giấc ngủ ngon.

Trong trường hợp này, nhẹ nhàng nhấn vào đệm thịt phần gần ngón chân bé bằng một lực nhẹ, sẽ giúp bé thoải mái hơn.

4. Ngực

Giup be thu gian 4

Ngực hay huyệt solar plexus (huyệt đan điền) là một bó dây thần kinh nằm trên bụng. Đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy có thể kích thích đến bó dây thần kinh này và khiến bé quấy khóc, khó thở. 

Bạn hãy thử mát-xa và nhấn lực nhẹ đến khu vực dưới đệm thịt gần ngón chân như trong hình. Chắc chắn, bé của bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn.

5. Bụng trên và bụng dưới

Giup be thu gian 5

Trẻ thường dễ bị tắc ruột. Để giúp trẻ thoải mái, bạn nên đưa bé đi thăm khám để các bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp. Sau đó, bạn có thể áp dụng các mát-xa lòng bàn chân - nơi tương ứng với vùng bụng - giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Giup be thu gian 6

Trong trường hợp bé gặp vấn đề ở bụng dưới, chà xát vùng dưới của lòng bàn chân, giúp bé hết táo bón và các chất thải trong ruột dễ dàng thải chất thải trong ruột.








No comments:

Post a Comment