LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 4, 2016

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP




            Các bài viết sau đây giới thiệu cùng các bạn cách thức nhận diện và giải quyết một số bệnh thường gặp mà tôi đã thành công tương đối là chắc tay. Giá trị của phác đồ tương đối ổn định. Trong môn phái DC-ĐKLP có thể có nhiều phác đồ gọn hơn, hay hơn nhưng bắt buộc các bạn phải nhớ nhiều phác đồ cho một bệnh và phải mò mẫm tìm phác đồ thích hợp. Đó là điều hóa ra là khó chứ không phải dễ. Ở đây, tôi xây dựng kiểu điều trị theo cơ chế bệnh, mới đầu có vẻ khó nhưng khi quen thì lại rất dễ vì chỉ cần thuộc các phác đồ điều chỉnh theo cơ chế như bổ âm dương khí huyết, tiêu viêm, trừ thấp……v.v.. sau đó là phản chiếu hay đồng ứng là xong.
            Các bệnh được phân loại theo các hệ thống bệnh của Tây y. Về bệnh danh (tên bệnh) đa số cũng được dùng theo Tây y. Điều này giúp cho các bạn có thể áp dụng được khi biết tên của chứng bệnh mình đang can thiệp. Việc còn lại là cần chẩn đoán hàn - nhiệt (lạnh – nóng) cho đúng nữa là xong.
            Chúc các bạn thành công. Mọi thắc mắc nếu có, hãy liên lạc về:
Lương y Tạ Minh.
Mobile (ĐTDĐ): 091.8388.718.
E-mail: taminhdc@yahoo.com, minhta2002@hotmail.com.
Blog: taminhdc.blogspot.com

Picture

CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH DO LẠNH HAY DO NÓNG GÂY RA

-                    Bệnh do lạnh: đau tăng về đêm hay sáng sớm, trời trở lạnh, vào phòng lạnh, trời mưa hoặc ăn uống đồ lạnh đồ ít nhiệt lượng vào chừng 30 phút sau thì đau tăng. Tôi gọi là CÁC YẾU TỐ LẠNH.
-                    Bệnh do nóng: đau tăng vào buổi trưa, trời trở nóng, nắng gắt, đến gần lửa hoặc ăn uống đồ cay nóng nhiều nhiệt lượng chừng 30 phút sau thì đau tăng. Tôi gọi là CÁC YẾU TỐ NÓNG.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
            Sử dụng các công thức điều trị bệnh theo một trong hai cách dưới đây sau khi biết bệnh do lạnh hay do nóng gây ra.
-                    Bệnh do lạnh: nếu bệnh nặng (lạnh nhiều) thì hơ xức dầu, bệnh vừa vừa hoặc nhẹ các bạn dùng dầu day vào huyệt hoặc quẹt hoặc cào các phản chiếu. Trường hợp bệnh do nhiễm ẩm thấp, bạn dùng salonpas cắt nhỏ và dán lên huyệt hoặc vùng phản chiếu, để như vậy trong 2 - 4 tiếng đồng hồ.
-                    Bệnh do nóng: nếu bệnh nặng (nóng nhiều) dùng nước đá áp vào các huyệt 2 phút mỗi huyệt rồi đổi sang huyệt khác theo thứ tự trong công thức. Nếu bệnh vừa vừa, bạn dùng que dò lăn gai hay lăn đinh. Nếu bệnh nhẹ, bạn dùng cách rung huyệt, day ấn bằng que dò hoặc cào với vaseline.




Xoa bóp, bấm huyệt chữa mất ngủ


Mất ngủ là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: như tinh thần quá căng thẳng, lo phiền, suy nhược thần kinh, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém. Y học cổ truyền có rất nhiều cách chữa trị chứng mất ngủ.
Sau đây xin đơn cử vài động tác đơn giản có tác dụng chữa mất ngủ để bạn đọc tham khảo và áp dụng. 
Xoa xát vùng mặt: Trước tiên hai tay xoa xát mạnh vào nhau khi thấy nóng thì dùng hai bàn tay xoa xát quanh mặt từ 10-20 vòng. Sau đó dùng hai ngón tay giữa luân phiên day nhẹ huyệt ấn đường (ở giữa hai đường lông mi) 20 lần rồi từ huyệt ấn đường vuốt nhẹ theo hai hàng mi tới huyệt thái dương, mỗi bên 30 lần (khi huyệt có cảm giác hơi căng thì dừng lại). 
Vuốt vùng tai: Hai ngón tay cái đặt phía ngoài tai (sau tai), hai ngón tay trỏ đặt phía trong tai (trước tai) vuốt từ trên xuống dưới (từ đỉnh tai đến dái tai) mỗi bên 20 lần. Khi cảm thấy tai nóng lên là được. 
Vuốt vùng cổ: Dùng hai ngón tay trỏ bấm huyệt an miên (nằm chỗ lõm bên cạnh chỗ xương lồi lên ở phía sau tai) mỗi bên 5 lần. Sau đó, dùng mặt trong của các ngón tay xoa xát từ trên xuống dưới cổ 20 lần (xoa nhẹ và chậm), khi cảm thấy nóng cổ lên thì dừng lại. 
Xoa vùng bụng (làm trước khi đi ngủ): Nằm ngửa, hai lòng bàn tay xoa xát vào nhau cho thật nóng, sau đó đặt tay lên bụng xoa theo chiều kim đồng hồ 20 vòng rồi lại xoa ngược lại 20 vòng.
Day huyệt dũng tuyền: Buổi tối trước khi đi ngủ ngâm chân vào nước ấm, ngâm ngập đến mắt cá chân, khi da chân hơi đỏ, lấy ngón tay cái day huyệt dũng tuyền (nằm giữa chỗ lõm ở 1/3 phía trên gan bàn chân) mỗi bên 30 lần.
Chú ý: Khi làm cần tập trung tinh thần và kiên trì thực hiện sẽ có hiệu quả rất nhanh.



DAY BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU ĐẦU

Đau đầu y học cổ truyền gọi là đầu thống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân do ngoại tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) hoặc nội nhân (do thất tình gây ra).Nếu đau đầu do phong hàn gây ra thường có biểu hiện: Đau đầu, cứng cổ, gặp gió đau tăng, đau nhức mình mẩy, không ra mồ hôi, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng. Để điều trị phải dùng phép sơ phong tán hàn. Nếu đau đầu do phong nhiệt gây ra, thường có biểu hiện: Đầu đau nặng như muốn vỡ ra, phát sốt, khát nước, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Để điều trị phải dùng phép sơ phong thanh nhiệt.

Nếu đau đầu do can dương thương cang thường có biểu hiện: Đau một bên, chóng mặt, mắt, mặt nóng đỏ, miệng đắng, phiền táo, dễ giận dữ. Để điều trị phải dùng phép bình can tiềm dương.

Nếu đau đầu do đàm trọc thường có biểu hiện: Đau một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn kém. Để điều trị phải dùng phép hóa đàm, giáng nghịch.

Y học cổ truyền có thể chữa đau đầu bằng thuốc, đồng thời có thể day bấm huyệt, xoa bóp chữa đau đầu có hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu cách chữa đau đầu bằng day, bấm huyệt:

Thao tác: Để người bệnh ngồi hay nằm, thầy thuốc đứng phía sau người bệnh hay ngồi phía đầu giường, lần lượt thực hiện các động tác: phân, hợp vùng trán, thái dương. Làm từ trên xuống từ trong ra ngoài. Day vùng cổ gáy xuống tới đốt sống 3. Mỗi động tác 3 - 5 phút, sau đó bấm huyệt phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường và hợp cốc, thời gian làm 20 - 30 phút, ngày 1 lần, có thể làm 1 - 7 lần.

Giải thích: Thao tác:

Phân, hợp: Khi phân thì dùng ngón tay cái hay đầu 3 ngón 2, 3, 4 hoặc ô mô út, đặt sát nhau, kéo đều ra 2 bên. Nếu từ 2 bên kéo vào là hợp. Động tác phân hợp có thể làm trên trán, đầu mắt, bụng, lưng, ngực.

Day: Lấy ô mô cái, ô mô út hay gốc bàn tay ấn xuống da vùng huyệt người bệnh, di động theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ. Tay thầy thuốc và da người bệnh như dính vào nhau, làm cho da người bệnh di động theo tay thầy thuốc, làm khoan thai: sức ấn vừa sức chịu đựng của người bệnh, có thể tác động trực tiếp vào nơi đau.

Day và xoa hay dùng trong điều trị đau sưng.
Bấm, điểm: Dùng đầu ngón tay cái hay đầu ngón tay trỏ, cả 2 bên phải và trái, tác động lên huyệt, hay vị trí nhất định của cơ thể. Chú ý móng tay phải cắt ngắn, tránh gây xước, rách da. Muốn tạo lực bấm sâu cần gấp vuông góc đốt ngón 1 và 2. Bấm và điểm có tác dụng thấm sâu: tuy nhiên bấm thì giữ lực ấn lâu hơn, điểm thì lực tăng dần tác động nhanh, đột ngột hơn.

Picture

             TỰ BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH

HỒI HỘP  Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó.

NGHẸT MŨI   Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt.
Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt:
Huyệt thượng tinh: Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó.
 Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng).

CHÂN BỊ SƯNG PHỒNG    Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù.



DAY HUYỆT CHỮA ĐAU RĂNG

Picture
Ngoài phương pháp chữa trị của bác sĩ nha khoa, YHCT cũng có các phương pháp hỗ trợ điều trị. Sau đây xin giới thiệu phương pháp day bấm huyệt giúp giảm đau răng và làm răng chắc khỏe, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Gõ răng: Trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, mỗi lần gõ 30 - 50 lần.

Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.

Day huyệt giáp xa: Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.
Bấm huyệt hợp cốc: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.
Day huyệt thái khê: Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
       Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (đương nhiên là người bệnh phải chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.

Vị trí huyệt:
- Hạ quan: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.
- Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới một khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
- Hợp cốc: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
- Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.


Lương y Đình Thuấn
****************************************************************************************
  


Tự chữa stress không dùng thuốc

Việc kiểm soát hơi thở kết hợp day ấn một số huyệt vị có thể giúp thư giãn và an thần, giảm stress. Nhờ đó, bạn có thể giảm được những nguy cơ mà yếu tố này gây ra cho hệ thần kinh và sức khỏe nói chung. Bạn hãy tiến hành tuần tự các động tác sau:
1. Vuốt ấm vành tai: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Y học hiện đại và y học cổ truyền đều công nhận rằng một số vùng ở phần ngoài của cơ thể có liên quan với các cơ quan nội tạng. Trong đó, vành tai là một trong những vùng quan trọng nhất, có hệ thống thần kinh dày đặc và tinh tế. Việc tác động vào giúp tái lập sự cân bằng bên trong cơ thể, điều hòa thần kinh. Với động tác vuốt cho hai vành tai ấm lên, bạn sẽ được thư giãn toàn thân, khí huyết lưu thông.

2. Vuốt dọc xương chân mày: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Vùng chân mày và cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Do đó, động tác này tạo được sự thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay có những huyệt vị quan trọng liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể nên nếu nó được thư giãn, toàn thân cũng sẽ dễ chịu.

3. Vuốt dọc hai bên mũi: Dùng ngón trỏ của một bàn tay vuốt một bên mũi, rồi dùng hai bàn tay vuốt cùng lúc cả hai bên. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày (huyệt Ấn đường) dài theo hai bên thân mũi, qua khóe miệng đến tận góc cằm. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Theo học thuyết kinh lạc, kinh Dương minh được phân bố dọc theo hai bên mũi và miệng, là một kinh đa khí, đa huyết, có chức năng bảo vệ khí. Vì vậy, động tác này giúp khí huyết lưu thông ra ngoài, làm gia tăng tác dụng thư giãn.

4. Day ấn huyệt Ấn đường: Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt Ấn đường, cơ thể sẽ tiết ra chất Endorphine nội sinh, có tác dụng giảm đau, giáng khí và an thần.

5. Kích thích vùng sau đầu: Đặt nguyên 2 bàn tay vào 2 vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía sau hai vành tai. Vuốt khoảng 21 lần. Động tác này có tác dụng chống khí nghịch, điều trị thần kinh suy nhược và làm đầu óc nhẹ nhõm.

6. Quan sát hơi thở: Sau khi thực hành 5 động tác trên, ngồi thoải mái trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát. Trong thời gian này, hãy chú ý quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại một điểm mà các nhà khí công hoặc đạo gia gọi là Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân). Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Thoạt đầu có thể bạn chưa quen với lối thở bụng nhưng điều này không ảnh hưởng gì. Nên nhớ là chúng ta cần thư giãn, vì vậy không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít hơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ. Điều quan trọng là phải chú ý quan sát để biết rõ là ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống của làn da bụng.

Chậm, nhẹ và tập trung tâm ý vào từng động tác là điều cần thiết để phương pháp đạt được hiệu quả. Chú tâm quan sát sự lên xuống của da bụng để cảm giác âu lo hoặc căng thẳng mất đi. Đây là nguyên tắc dùng sự ức chế thần kinh ở một điểm hoặc một vùng nhỏ để gây ra quá trình ức chế lan tỏa khắp vùng dưới vỏ não, tạo hiệu ứng thư giãn, nhập tĩnh. Việc chú tâm quan sát sự phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới còn giúp tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, rất hữu ích cho việc dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe về lâu dài. Theo quan điểm "thần đâu, khí đó" của y học cổ truyền, việc tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới sẽ làm cho ý và khí lưu chuyển về phía dưới cơ thể, giúp giáng khí và làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dẫn đến trạng thái thư giãn.

Lưu ý:

- Động tác 6 có thể thực hành trong một buổi tập cùng 5 động tác trên, cũng có thể tập riêng lẻ, tùy theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người.

- Tất cả 5 động tác đầu kéo dài khoảng 5 hoặc 6 phút. Nếu thực hành đúng, tập trung cao, tình trạng thư giãn đồng bộ giữa cơ bắp và thần kinh sẽ xảy ra. Một số người có khả năng tập trung tốt có thể dần dần đi vào giấc ngủ sau khoảng vài chục hơi thở ở giai đoạn 6
.


                                                                                               

****************************************************************************************



Xử trí khi bị say nắng

Picture
Trước hết nhanh chóng đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, tránh đông người, nới lỏng các đồ mặc trên người, khi cần thiết phải tiến hành hô hấp nhân tạo.


Sau đó cần tiến hành  một số thủ thuật sau đây:
- Bấm mạnh vào một số huyệt mang tính kích thích mạnh:
+ Huyệt nhân trung: 1/3 phía trên rãnh nhân trung (rãnh thủy câu), ở môi trên.
+ Huyệt thừa tương: Hõm dưới môi dưới
+ Huyệt hợp cốc: Hõm giữa ngón tay trỏ và tay cái, bấm cả hai bên
+ Huyệt ấn đường: Giao điểm giữa hai đầu lông mày, ở trán, xoa và day nhẹ.
- Vã một ít nước mát lên mặt người bệnh, cho nhanh tỉnh.

***************************************************************************************

MỘT SỐ HUYỆT Ở ĐẦU

Picture 





Bấm những huyệt này trên bàn tay


Bấm huyệt có cùng nguyên tắc hoạt động với châm cứu tức là tác động trực tiếp lên các huyệt. Có khác chỉ là thay vì dùng kim châm cứu thì bạn dùng ngón tay.
Bấm huyệt có thể kết hợp cùng liệu pháp xoa bóp mát xa để tăng hiệu quả đặc biệt là ở những vùng bàn tay và chân, nơi tập trung nhiều huyệt đạo liên kết trực tiếp tới các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể, giúp tăng cường lưu lượng của máu lưu thông, giảm đau và đảm bảo chúng ta có sức khỏe tốt.
Sau đây là những vị trí trên bàn tay chúng ta có thể xoa bóp hoặc bấm huyệt để có thể giảm đau hiệu quả:
Đau đầu và đau nửa đầu
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 1.
Dùng 4 đầu ngón tay đặc biệt là phần dưới ngón tay ấn vào vị trí lòng bàn tay và tập trung lực ấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ có thể giúp bạn cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu.
Đau xoang
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 2.
Bóp và giữ đầu mỗi ngón tay 1-3 phút với lực vừa phải. Xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong. Lặp lại trên tất cả các ngón tay.
Nếu bạn bị các bệnh liên quan tới xoang như đau đầu, chóng mặt, ngạt mũi thì khi thực hiện nên cầm theo khăn giấy.
Đau cổ hoặc đau dây chằng
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 3.
Mát xa phần giữa của mỗi ngón tay. Thực hiện lần lượt trên mỗi ngón tay trong một bàn tay. Nhìn vào bàn tay của bạn và tưởng tượng đầu ngón tay là đầu, tiếp đế là phần cổ và vai. 
Sau đó bạn có thể tìm ra vị trí chính xác nhất cho “cổ” trên ngón tay. Có thể tham khảo biểu đồ bấm huyệt chuyên nghiệp nếu cần thiết.
Dạ dày
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 4.
Mát xa toàn bộ ngón tay cái cho ấm lên, vì các huyệt ở trên ngón cái có liên kết với dạ dày và lá lách. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng ngón cái ấn nhẹ lên phần lòng bàn tay.
Cảm lạnh hoặc đau họng
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 5.
Mát xa làm ấm ngón tay cái và các phần màng nối giữa các ngón tay. Ngoài ra bạn có thể bóp nhẹ các phần mô thịt ở đầu ngón tay như hình trên.
Mệt mỏi
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 6.
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, tiếp theo là ấn trực tiếp lên điểm ngay dưới móng tay trên ngón giữa (phần gần với ngón trỏ nhất).
Đau bụng kinh
Biết bấm những huyệt này trên bàn tay, đau bụng, đau dạ dày, đau họng, đều sẽ được xoa dịu - Ảnh 7.
Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó trtác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình)
Lưu ý:
Trước khi bắt đầu bạn nên xoa hai bàn tay của bạn với nhau trong một phút để cho ấm giúp tăng thêm lực và độ mẫn cảm của bàn tay.
Tiếp theo, sử dụng các ngón tay và ngón cái của bàn tay kia mát xa nhẹ nhàng lên da và khu vực cần bấm huyệt
Tuy nhiên, nếu bạn đang mang bầu cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành xoa bóp hoặc ấn các huyệt đạo trên bàn tay.




Bấm huyệt nội quan để chữa bệnh đau dạ dày, xuất tinh sớm

 Có một huyệt vị mà khi day ấn vào lại có tác dụng tốt để chữa hai loại bệnh cùng một lúc. Đó là bệnh xuất tinh sớm và bệnh đau dạ dày.
Các chuyên gia Đông y cho rằng, bấm huyệt Nội quan có thể giúp chữa bệnh rất hữu hiệu.
Bấm huyệt nội quan chữa đau dạ dày

Bấm huyệt nội quan để chữa bệnh đau dạ dày, xuất tinh sớm - Ảnh 1.

Đau hay rối loạn dạ dày là bệnh thường ngày khiến bạn luôn mệt mỏi và phiền toái. Công việc áp lực hoặc lo lắng nhiều cũng có thể sinh ra những cơn đau.
Những người bệnh nhẹ thường nhanh chóng được chữa khỏi bằng vài viên thuốc. Nhưng khi bệnh nặng hơn và kéo dài thì uống thuốc cũng không giải quyết tận gốc vấn đề.
Theo các nghiên cứu Đông y, triệu chứng lạnh bụng xuất phát từ dạ dày, khí lạnh di chuyển đến đâu ảnh hưởng tới đó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau dạ dày.
Trong trường hợp này, bạn có thể tích cực bấm vào huyệt Nội quan trên cổ tay để làm giảm triệu chứng đau, làm dịu cơn đau đáng kể.
Cách thực hiện:
Bấm huyệt nội quan để chữa bệnh đau dạ dày, xuất tinh sớm - Ảnh 2.

Huyệt Nội quan là một trong những huyệt quan trọng trên cơ thể. Bạn có thể dùng 3 ngón tay khép lại, đặt từ chỉ cổ tay tính lên cánh tay, đo và đánh dấu đúng vị trí để khi bấm mới đạt hiệu quả.
Khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân, đau dạ dày, bạn có thể dùng tay phải bấm vào huyệt Nội quan ở tay trái và ngược lại. Làm như vậy khoảng 15 phút, hoặc đến khi cảm thấy đau ở tay thì dừng lại.
Sau khi bấm huyệt, có thể bạn sẽ có cảm giác tê ngứa ở tay, sau đó xuất hiện cảm giác nóng lan tỏa trong cơ thể, hiện tượng đau sẽ giảm dần, giúp bạn có thể tự mình nghỉ ngơi yên tĩnh mà không cần dùng thuốc khẩn cấp. 

Bấm huyệt nội quan chữa bệnh xuất tinh sớm
Đối với nam giới bị thận yếu, xuất tinh sớm, huyệt Nội quan có thể được xem là "lá bài cứu cánh" giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bấm huyệt nội quan để chữa bệnh đau dạ dày, xuất tinh sớm - Ảnh 3.

Bấm huyệt Nội quan đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần bấm khoảng 100 cái cho cả hai tay.
Mỗi đợt trị liệu cần thực hiện liên tục 10 ngày mới mang lại hiệu quả, duy trì thường xuyên nếu bệnh đã nặng.
Chuyên gia Đông y lưu ý thêm, khi sinh hoạt vợ chồng, nếu cảm thấy nguy cơ xuất tinh sắp xảy ra mà bạn đang muốn kéo dài thêm cuộc "yêu", người vợ giúp chồng bấm huyệt Nội quan cũng mang lại hiệu quả đáng kể.
Bấm huyệt Nội quan có những tác dụng tốt đối với sức khỏe, thực hiện thường xuyên không chỉ giúp bạn khắc phục 2 chứng bệnh nêu trên mà còn có ích cho các bộ phận khác trên cơ thể.




Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì

 Trong những năm gần đây, liệu pháp mát xa tai đã được chứng minh mang lại sự ổn định huyết áp, ngăn ngừa huyết áp cao.
Y học Trung Quốc cho rằng "Tai chính là điểm hội tụ của rất nhiều huyệt mạch". Có khoảng ít nhất 12 kinh mạch nằm ở nhiều điểm trên vùng tai.
Khi một bộ phận cơ thể nào đó bị tổn thương, ngay lập tức nó sẽ được phản ánh thông qua các kinh mạch trên tai.
 Táo bón là căn bệnh nghe qua tưởng đơn giản nhưng những rắc rối khó chịu mà bệnh gây ra cho sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh là vô cùng đáng lo ngại.

Đặc biệt là đối với người làm việc văn phòng, ít vận động, hầu như ai cũng đều mắc chứng táo bón ở mức độ nặng nhẹ khác nhau và sự quan tâm điều trị bệnh cũng chưa được chú trọng.
Điều đáng nói là, khi thiếu vận động, ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến nhu động ruột giảm, việc "đẩy" các chất thải trong hệ tiêu hóa ra ngoài sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian.
Cơ thể không thải được độc tố, phân khô tích tụ lâu trong cơ thể sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Qua thời gian sức khỏe sẽ xấu đi, vóc dáng dễ béo, da xấu, đau dạ dày, đại tràng, thậm chí dẫn đến bị viêm và ung thư.  

Thông ruột ngay với 3 bước tập đơn giản, mỗi bước 30 giây
Bước 1: Mát xa (vuốt) tai
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 1.
Cầm vành tai, vuốt theo hình vòng cung xoắn ốc từ trước ra sau
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 2.
"Véo" vào tai và kéo căng vành tai ra

Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể.
Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể "đánh thức" nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất thải cứng bên trong cơ thể.
Cách thực hiện: Quay ngược bàn tay, hướng lòng bàn tay về phía trước, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vuốt vành 2 tai. Sau đó tiếp tục vuốt tai nhẹ nhàng di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra ngoài theo hình vòng cung.
Cùng cách làm như trên, dùng ngón trỏ và ngón cái véo vào vành tay, kéo tai ra ngoài giống như muốn làm thẳng vành tai với một lực vừa phải, không làm đau tai. 

Bước 2: Tập thở bằng bụng
Hít vào:
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 3.

Ngồi với tư thế thoải mái, 2 chân mở rộng, đầu gối vuông góc 90 độ sát vào thành ghế, thân trên thẳng, vai thoải mái, hai tay đặt úp vào hai bên vùng bụng dưới giáp ranh với đùi.
Hít thật sâu sao cho vai và lưng căng ra, sống lưng, cổ có chút ngửa nhẹ ra sau cảm giác căng cả nửa thân trên. Không khí tràn vào khắp cơ thể, bụng hơi đầy lên, chứa nhiều hơi.
Thở ra:
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 5.

Sau khi hít đủ "no" không khí vào bụng, bắt đầu thở ra từ từ bằng miệng, đầu cúi thấp, xương bả vai thả lỏng về phía trước, lồng ngực cảm giác bị ép teo lại. Toàn bộ khí trong bụng phải đẩy hết ra ngoài, bụng hóp phẳng.
Thả lỏng vùng xương chậu, làm cho đầu gối tự nhiên thu vào phía trong, kết thúc phần hít vào thở ra.
Nói một cách đơn giản là bạn phải hít một hơi thật sâu hết sức, rồi lại "thổi" ra bằng miệng cho đến khi có cảm giác trong người không còn một chút khí nào, bụng và ngực lép kẹp lại là được.
Bước 3: Mát xa chân/ bấm huyệt ở gan bàn chân
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 6.

Ngồi xếp bằng bắt chéo chân, bàn chân phải đặt trên đùi trái, hướng gan bàn chân lên trên. Một tay cố định đặt tại mắt cá để giữ chân, tay còn lại ấn mạnh vào huyệt giữa gan bàn chân.
Việc này giúp bạn truyền nhiệt từ dưới cơ thể lên phía trên, kích thích tuần hoàn máu. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 giây cho mỗi bên chân rồi đổi bên.
Dưới gan bàn chân có huyệt Thông tuyền, có chức năng điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ, giải quyết triệt để hiện tượng thể chất quá lạnh nên lượng máu trong cơ thể lưu thông kém.
Khi bấm bào huyệt này, sẽ kích thích sự trao đổi chất trên bàn chân. Ngoài ra, một nửa sau của bàn chân tương ứng và kết nối với khu phản xạ đại tràng, kết tràng và hậu môn.
Chính vì vậy, khi mát xa ở vùng này sẽ kích thích lớn các vùng phản xạ, từ đó có thể cải thiện táo bón, thúc đẩy nhu động ruột.
Bài tập mát xa tai 30 giây: Chữa táo bón, thông ruột tức thì - Ảnh 7.

Cơ sở khoa học của bài tập này nằm ở chỗ, bắt đầu từ việc kết hợp giữa mát xa làm nóng vùng tai, đánh thức các dây thần kinh.
Sau đó hít thở sâu, tăng cường kích thích các huyệt vị ở chân và làm nóng cơ thể, đẩy nhanh nhu động ruột, hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện một cách dễ dàng.
Sở dĩ như vậy nên khi bài tập được giới thiệu, rất nhiều người đã chia sẻ cho nhau và trở thành chủ đề nóng được quan tâm đặc biệt trên các diễn đàn.
Đây có thể là bài tập đơn giản giúp nhiều người lâu nay bị táo bón có thể có cơ hội để "thử" tập theo.
 khi thấy hệ tiêu hóa không ổn định, đặc biệt là khi bị táo bón, cần có biện pháp để xử lý, tránh cho chất độc tích tụ thấm ngược lại vào cơ thể.
Vì thế, chữa trị táo bón cũng là một cách gián tiếp ngăn ngừa nguy cơ ung thư tự nhiên mà hiệu quả.



Day bấm huyệt này trong 45 giây và bạn sẽ thấy điều tuyệt vời xảy ra

 Điều kỳ diệu khi day bấm huyệt “con mắt thứ ba”
Tác động đến điểm huyệt nằm dọc theo các kinh mạch trong cơ thể sẽ giúp bạn thư giãn và điều trị bệnh tật. Chúng ta có thể tìm thấy 400 điểm như vậy trên cơ thể mình.
Người ta tin rằng, năng lượng sống là những thứ chảy qua 12 kinh mạch chính trong cơ thể kết nối đến các cơ quan khác nhau.
Bệnh sẽ xảy ra khi một kinh mạch bị chặn hoặc mất cân bằng. Day bấm huyệt này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cơ bắp, cải thiện lưu thông, kích thích các endorphins trong não bộ.
Mặc dù chưa biết rõ được nguyên nhân nhưng một số nghiên cứu cũng khẳng định, liệu pháp day bấm huyệt giúp làm giảm đau nhức đáng kể.
Bạn nên ấn vào các huyệt với áp lực vừa phải trong một vài giây đến vài phút, sau đó buông ra. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên vừa giữ điểm bấm huyệt vừa hít thở chậm và sâu.
Day bấm huyệt ở trán (con mắt thứ 3) còn giúp làm dịu tâm trí, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi mãn tính, đau đầu, mỏi mắt và mất ngủ.
Nó cũng giúp giảm đau xoang và nghẹt mũi, đồng thời rất có lợi cho sự mất cân bằng về tinh thần và tình cảm.
Chúng ta chỉ cần nhắm mắt và xác định vị trí của điểm giữa hai lông mày. Sử dụng ngón tay giữa từ từ nhấn lên điểm đó một vài giây đến 1 phút, sau đó thư giãn. Hãy làm như vậy nhiều lần trong tuần.

Day bấm huyệt này trong 45 giây và bạn sẽ thấy điều tuyệt vời xảy ra - Ảnh 1.


Chuyên gia Đông y nói gì?
Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền) khẳng định, huyệt ở trán là huyệt quan trọng, nếu biết day bấm đúng cách sẽ có tác dụng không ngờ cho sức khỏe.
“Nếu bạn bị bệnh vùng đầu, mắt, trán thì có thể day bấm 2 huyệt này (có thể day bấm cả huyệt ở sống lực) cực tốt, sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.
Kết hợp một số huyệt khác ở vùng đầu như huyệt thái dương, nhân trung, đỉnh đầu sẽ giúp bạn khỏe nhanh hơn”, huyệt sau sống lưng đặc biệt quan trọng, có quan hệ mật thiết với 12 huyệt trên cơ thể.
Ví dụ, nếu bạn bị thận thì day bấm huyệt thận du, nếu bị bệnh tim thì day bấm huyệt tâm du, bị đại tràng thì day bấm huyệt đại trường du
Bạn có thể nhiều huyệt vị khác có liên quan để hỗ trợ khỏi bệnh nhanh hơn.
- Phế du: Thuộc kinh bàng quang, nằm ở đốt sống D3, sang hai bên 2,5 – 3 cm tùy cỡ người to nhỏ. Khi day bấm huyệt này có thể chữa ho, đau lưng, đau ngực.
- Tâm du: Cũng thuộc kinh bàng quang, nằm ở đốt sống D5, sang hai bên. Khi day bấm huyệt này giúp chữa các bệnh về tim mạch, tâm thần, di chấn não.
- Tì du: Thuộc kinh bàng quang, sang hai bên 1,5 – 3cm chữa tiêu hóa, đau dạ dày, đau lưng.
- Thận du: Nằm ở đốt sống D12, cách cột sống 2-2,5 cm tùy người to nhỏ, chữa đau lưng, bệnh về sinh dục, đái dầm.
Như vậy, mỗi huyệt vị đều liên quan đến một tạng phủ trong cơ thể bạn. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết cách day bấm, vì trong cơ thể mỗi người có hàng nghìn huyệt khác nhau:
+ Tìm đúng vị trí của huyệt.
+ Xác định rõ huyệt đó chữa bệnh gì.
+ Day hoặc bấm ấn sâu vào huyệt.
Lương y lưu ý, muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải kết hợp day bấm các huyệt vị khác nhau với thời gian thích hợp tùy thuộc cơ thể yếu hay khỏe, không day bấm quá lâu một chỗ và nên dùng ngón cái để day bấm.
“Tuy nhiên, người bị bệnh ngoài da, huyết áp cao, đang bị ốm không nên dùng cách bấm huyệt chữa bệnh”, lương y Trung cảnh báo.

Kiên trì bấm huyệt dái tai, bạn sẽ giảm cân

 Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả, là một phần của y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp cho nhiều lứa tuổi và nhiều loại đau nhức.
Vào thế kỉ trước, phương pháp mát-xa đặc biệt dùng những ngón tay nhấn vào một vùng nào đó trên cơ thể, đã được giới thiệu đến các nước phương Tây và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, được nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, bấm huyệt thường được biết đến để trị những chứng như đau đầu, đau lưng hay đau ở những vị trí khác, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phương thức chữa trị này còn giúp giảm cân.
Tùy vào từng vị trí bấm sẽ mang đến tác dụng chữa trị khác nhau

Bấm huyệt tai

Kiên trì bấm huyệt dái tai, bạn sẽ giảm cân như ý muốn - Ảnh 1.

Nếu nguyên nhân khiến bạn tăng cân là do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, nơi bạn có thể nhấn vào để giúp giảm cân chính là dái tai.
Để có kết quả tốt nhất, hãy tập thói quen nhấn lực vừa đủ vào dái tai 3 lần một ngày, mỗi lần 3 phút bằng ngón tay cái.
Bấm huyệt tay

Kiên trì bấm huyệt dái tai, bạn sẽ giảm cân như ý muốn - Ảnh 2.

Khi gặp những vấn đề về đường ruột, táo bón, nơi trên cơ thể bạn có thể nhấn vào để cải thiện tình hình chính là cẳng tay, cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 3 ngón tay.
Duy trì thói quen nhấn vào điểm này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút để có kết quả tốt nhất.
Bấm huyệt môi

Kiên trì bấm huyệt dái tai, bạn sẽ giảm cân như ý muốn - Ảnh 3.

Lo lắng khiến bạn ăn thường xuyên hơn, lúc nào cũng cảm thấy đói? Đừng lo lắng, hãy nhấn lực nhẹ lên vị trí giữa hai lỗ mũi và môi trên, hai lần một ngày, mỗi lần 5 phút.
Bấm huyệt đầu gối

Kiên trì bấm huyệt dái tai, bạn sẽ giảm cân như ý muốn - Ảnh 4.

Nếu bạn có vấn đề về hệ tiêu hóa, hãy nhớ đến huyệt Zu San Li hay còn gọi là huyệt Trường Thọ.
Để xác định được huyệt Trường Thọ, bạn có thể ngồi trên sàn, đè mạnh nguyên bàn chân xuống đất. Huyệt Trường Thọ là điểm nhô lên cao nhất ở phía dưới đầu gối.
Hoặc bạn cũng có thể xác định bằng cách đặt bàn tay lên đầu gối (tay phải lên đầu gối phải, tay trái lên đầu gối trái). Vị trí này nằm ngay dưới khớp ngón út, ngay xương.
Một ngày chín lần vào buổi chiều, bạn có thể mát-xa huyện này theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài 5 phút cho mỗi chân, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện khá nhiều.

 

            TỰ BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH

BỊ MẤT TIẾNG   Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản...
Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này:
Huyệt giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến.
Huyệt thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay.

CHÓNG MẶT   Thường là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi. Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến tốt chứng tỏ khí đã thông.

Bấm thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu càng có hiệu quả tốt.

Ù TAI   Ù tai có thể do nguyên nhân ở tai như viêm tai mạn... có thể bị ảnh hưởng của các chấn thương như chấn thương não, đầu bị sang chấn, chóng mặt....
Các huyệt được sử dụng để chữa là nhĩ môn, thính cung, thính hội.

Huyệt nhĩ môn nằm ở chỗ lõm trước rãnh bình tai khi ta há miệng. Từ chỗ lõm lui xuống 0,5 tấc là huyệt thính cung, từ thính cung lui xuống 0,5 tấc là thính hội. Dùng ngón cái bấm huyệt thính cung trước rồi đến huyệt nhĩ môn, thính hội. Sau đó úp chặt hai lòng bàn tay lên hai tai ấn mạnh, bỏ ra. Làm liên tục như vậy, hoặc cho ngón tay trỏ vào lỗ tai xoay tròn một lúc.
****************************************************************************************

Xoa bóp chữa bệnh viêm họng mạn tính

Picture
Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường  nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi... Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...). Theo Đông y, viêm họng  thuộc phạm vi chứng tý, gọi là  hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.
      Day huyệt phong trì. Vuốt hai bên họng: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.
      Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.
       Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.
       Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.
       Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối  chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

     Vị trí huyệt:
- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

- Dũng tuyền: Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:
- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.
- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.
- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.
- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
                                                                                           Lương y Đình Thuấn
****************************************************************************************

chữa viêm xoang mũi, tắc mũi

Picture
Huyệt Đại Chùy

Viêm xoang mũi, tắc mũi là một bệnh rất hay thường gặp, mắc đi mắc lại và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng làm người bệnh rất khó chịu vì luôn luôn bị xổ mũi, hay đau đầu và khả năng công tác, giao tiếp bị ảnh hưởng. Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường
Theo quan niệm của Đông y nguyên nhân của bệnh viêm xoang mũi mạn tính là do tì vị (thận lá lách, gan) hoạt động kém, tạo ra các chất thải và thải qua đường mũi nhiều hơn mức bình thường. Mũi là nơi nhận không khí từ ngoài đi vào phổi. Không khí mang nhiều vi khuẩn truyền bệnh và trong xoang mũi có nhiều lỗ hốc là nơi các vi khuẩn dễ cư trú, do đó xoang mũi dễ bị viêm nhiễm. Do vậy viêm xoang mạn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.

Sau đây là một số phương pháp để hỗ trợ điều trị:

Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau:

Bài 1: Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba bát nước, sắc còn một bát, chia làm hai lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 5-7 ngày

Bài 2: Ma hoàng 12g, tân di hoa 8g, khương hoạt 12g, thương nhĩ tử 12g, kinh giới 6g, phòng phong 12g, cam thảo 4g. Đổ ba bát nước, sắc còn một bát, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống liền 3-5 ngày.

Bài 3: Khương hoạt 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g, hoàng liên 4g. Đổ 3 bát nước, sắc còn một bát, chia làm hai lần uống trong ngày. Dùng liền 5-7 ngày.

Phương pháp day ấn huyệt:

Bị tắc mũi: Ấn các huyệt vị như huyệt hợp dục, đại chùy, phong trì.

Viêm khoang mũi chọn các huyệt: Hợp dục, khúc chùy, xích tắc, tinh minh, thượng tinh, dầu duy, phong trì, thiên trụ, cựu liêu, phế du, tam âm giao. Cách day ấn huyệt như sau: các huyệt vị như trong hình vẽ . Mỗi lần thao tác 50 đến 10 lần, khoảng 5 đến 10 phút cũng có thể kéo dài đến 20 phút. Bên cạnh đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền... cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mạn tính.
                                                                              Bác sĩ  Trần Văn Thuấn

Picture

Xoa bóp bấm huyệt cải thiện tình trạng ho ở người cao tuổi

Picture
Theo y học hiện đại: ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột gồm 3 thời kỳ: hít vào sâu và mạnh; thở ra nhanh và mạnh, thanh môn đóng lại áp lực khí cao trong lồng ngực; thanh môn mở ra đột ngột không khí đè ép trong phổi được tống ra ngoài gây phản xạ ho. Theo y học cổ truyền: ho được xếp vào chứng khái thâu (khái: có tiếng ho mà không có đàm, thấu: có tiếng đờm khò khè, cò cử mà không có tiếng ho), do ngoại cảm và nội thương gây nên. Quả thực tiễn lâm sàng, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp xoa bóp – bấm huyết trong cải thiện triệu chứng ho.
Xoa bóp bấm huyệt vùng ngực

Người bệnh nằm ngửa trên giường, toàn thân thở đều và thư giãn, thầy thuốc đứng hoặc ngồi bên cạnh người bệnh, tiến hành xoa bóp:

- Xát - vùng ngực: thường dùng để bôi trơn da với bột talc hoặc với dầu xoa, dùng hai tay áp sát cổ qua 2 bên vai vòng xuống ngực qua đầu vú (nam) theo đường giữa đưa lên cổ, làm khoảng 5 lần.

- Phân vùng hạ sườn: thầy thuốc để 2 tay ôm sát cổ theo đường giữa (xương ức) kéo tay xuống tới mũi kiếm xương ức, hai ngón tay cái phân ra hai bên vùng hạ sườn.

Miết các kẽ sườn: miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay miết kẽ sườn 1, 2, 3, miết ra hai bên. Sau đó miết kẽ sườn 4, 5, 6 miết vùng hạ sườn ra 2 bên. Có thể miết từng ngón tay hoặc miết một lúc 3 ngón tay theo kẽ sườn ra 2 bên. Thực hiện động tác này 5 lần.

Bóp cơ ngực: dùng bàn tay bóp nắn cơ ngực hai bên. Thực hiện động tác này 5 lần.

Nhào cơ ngực lớn: dùng 2 bàn tay bóp nâng cơ lên và véo chéo nhau.

Day cơ ngực: dùng gốc bàn tay ấn xuống lực vừa phải day các cơ ở vùng ngực theo vòng tròn.

Day ấn huyệt vùng ngực:

- Đản trung (1): giao điểm của đường giữa ngực và đường nối 2 đầu vú (ở nam), hoặc giao điểm của đường giữa ngực và đường ngang qua liên sườn 4 (ở nữ). Tác dụng trị đau tức ngực, khó thở, ho, hen, hồi hộp, đau vùng trước tim, nấc...

- Nhật nguyệt (2): giao điểm của đường trung đòn và khoang gian sườn 7. Tác dụng trị đau vùng hông sườn, đau vùng gan mật, ho, nôn, nấc...

- Thiên đột (3): chỗ lõm bờ trên xương ức. Tác dụng trị ho, hen, khan tiếng, mất tiếng, nói khó...

- Khuyết bồn (4): chỗ lõm sát bờ trên giữa xương đòn. Tác dụng trị ho, hen, đau ngực...

-Trung phủ(5): giao điểm của khoan liên sườn 2 và đường nách trước. Hoặc lấy ngoài mạch nhâm 6 thốn trong khoang liên sườn 2. Trị ho, hen, đau ngực...

Rung: áp chặt bàn tay vào lồng ngực rung với tần số cao từ trên xương đòn theo cơ ngực lớn đến vùng hạ sườn.

Chú ý mỗi động tác làm từ 5 - 10 lần.

No comments:

Post a Comment