LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 12, 2016

LỤC PHỦ - NGŨ TẠNG


LỤC PHỦ - NGŨ TẠNG

Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ).

I. TẠNG PHỦ
1. KHÁI NIỆM :

Tạng: Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
              Tượng: Biểu tượng bên ngoài, các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài.
            

Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các nội tạng gọi là Tạng tượng.             

Tạng tượng (hiện tượng của tạng) bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng : Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng...              

Tạng phủ của Đông y không phải là môn học giải phẫu, hình thái học mà có thể tạm coi là môn Cơ thể Sinh Lý học. Mọi hoạt động sinh lý của con người đều từ tạng phủ, mọi thứ biến hóa bện lý cũng đều có liên quan đến tạng phủ             

Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ.             

Chẳng hạn như: Thận của Đông y không phải là 2 quả thận đơn thuần mà là những chức năng một phần của Thần kinh trung ương của Sinh dục, Tiết niệu, có liên quan đến cả Hô hấp (Thận nạp khí)...             

Trong cơ thể có 5 tạng (Ngũ tạng), 6 phủ (Lục phủ) và những thể chất khác như Não, Tử cung, Khí huyết, Tinh thần và Tân dịch.
Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyển hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.
Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm (mật), Vỵ (bao tử), Bàng Quang, Tam Tiêu.
Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch.
Các tạng:               

Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 phụ là:             

Tâm (phụ là Tâm bào) - Can - Tỳ (lá lách) - Phế - Thận. Quan hệ giữa các Tạng là quan hệ Ngũ hành sinh, khắc.             

Tương sinh: Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh Can.               

Tương khắc: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can.              

 Các phủ:             
Chức năng chung của các Phủ là truyền tống, hấp thu, bài tiết (Phủ có nghĩa là nơi trú ngụ) trên đầy thì dưới vơi và dưới vơi thì trên phải đầy, phải luôn thay đổi.             
Ví như khi Vị rỗng thì Đại trường và Bàng quang phải đầy, khi ta ăn vào, Vị đầy thì Đại trường và Bàng quang phải tháo rỗng.             
Có 6 phủ là: Đởm - Tiểu trường - Đại trường - Vị - Bảng quang và Tam tiêu.             
Ngoài ra còn một số Phủ đặc biệt gọi là Phủ kỳ hằng như Não, Tử cung.

Quan hệ giữa Tạng và Phủ:             
Là quan hệ Âm Dương, Biểu Lý. Biểu là ở phía bên ngoài, Lý là ở phía bên trong, Biểu thuộc dương, Lý thuộc âm.             
Mỗi Tạng đều quan hệ biểu lý với một Phủ.             
· Tâm biểu lý với Tiểu trường             
· Can biểu lý với Đởm             
· Tỳ biểu lý với Vị             
· Phế biểu lý với Đại trường             
· Thân biểu lý với Bàng quang             
· Tâm bào biểu lý với Tam tiêu.
 

2. CÁC TẠNG :
A/ TÂM :


Tạng Tâm (phụ Tâm bào):             

Tâm thuộc hành Hoả, là tạng đứng đầu các tạng phủ (Quân chủ chi quan). Tâm khai khiến ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt, có những chức năng:             

· Tâm chủ thần minh: Hay còn nói là Tâm tàng Thần. Tâm làm chủ những hoạt động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng những chức năng của vỏ đại não.
· Tâm chủ huyết mạch: Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan nhiều tạng khác như Can, Tỳ, Thận, nhưng Tâm là chính.             
· Tâm bào: Là bộ phận bên ngoài như tấm áo ngoài của Tâm, có chức năng bảo vệ Tâm.
Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.
Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.
Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau :
Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hp, hay quên, tự hãn.
Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.
Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.
Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.

B/ CAN :
 Can thuộc hành Mộc, tính ưa vận động và vươn toả, phò tá cho Tâm; cùng với Đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm. Ta nói: Người can đảm; người to gan, lớn mật là dựa vào tính cách của tạng Can và Đởm. 

Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, chân.

· Can tàng huyết: Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi ngủ, máu về Can, khi hoạt động Can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết có quan hệ tới chức năng của Can.

· Can chủ sơ tiết: Sơ là xua đẩy, tiết là ngọn ngành. Can thúc đẩy khí huyết đến mọi bộ phận trong cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái.

· Can chủ cân: Cân được hiểu là các giây chằng quanh khớp, cũng là những thần kinh ngoại biên. Chứng teo cơ cứng khớp, chân tay co quắp hoặc co giật là chứng bệnh thuộc Can.
 
Thường chia hai loại :
Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ
Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.
Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.
Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.
Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt

C/ TỲ:
 Tỳ thuộc hành Thổ, tính ôn hoà, nhu nhuận, đảm nhiệm công việc hậu cần cho cơ thể, chức năng hậu thiên. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi có các chức năng.

· Tỳ chủ vận hoá: Tỳ cùng Vị đảm nhiệm việc tiêu hoá thức ăn, chuyển thành Tinh chất. Tỳ vận hoá tốt cơ thể hoạt động và phát triển tốt.

· Tỳ thông huyết, nhiếp huyết: Tỳ sinh tinh (hậu thiên), tinh chuyển thành huyết. Tỳ đồng thời giúp huyết vận hành đúng đường. Chứng xuất huyết kéo dài có liên quan đến chức năng của Tỳ. · Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: Tỳ trực tiếp nuôi dưỡng các cơ bắp, chân tay. Tỳ tốt thì cơ bắp chắc, chân tay vững mạnh. Chứng sa nội tạng có liên quan đến Tỳ.

Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về sinh lý, bệnh lý
Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.
Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.
Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.
Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.
Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.

D/ PHẾ:
 Phế thuộc hành Kim, có liên quan đặc biệt với Tâm vì cùng ở thượng tiêu, quan hệ Tâm - Phế là quan hệ Khí - Huyết.  
Phế khai khiếu ra mũi, vinh nhuận ra tiếng nói, có những chức năng:

· Phế chủ khí, chủ hô hấp: Phế tiếp thu thanh khí và đào thải trọc khí, tiếp nhận tinh chất từ Tỳ chuyển lên, phối hợp khí trời thành Tông khí.

Sự thở và tiếng nói trực tiếp do Phế đảm nhiệm. Chứng ho, khó thở, khản tiếng đều liên quan tạng Phế.

· Phế chủ tuyên phát, túc giáng:

- Tuyên phát là đưa khí ra kinh mạch, đặc biệt đưa Vệ khí ra phần biểu để bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà.

- Túc giáng là điều hành và phân bố thuỷ dịch trong cơ thể. Nếu trắc trở, nước sẽ ứ đọng cục bộ gây phù nề, thường ở phần trên cơ thể (Phù dị ứng).

· Phế chủ bì mao:

Phế đảm nhiệm phần biểu của cơ thể gồm da, lông. Hiểu rộng ra là hệ thống bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch.

Hay bị cảm mạo, mụn nhọt, dị ứng đều liên quan chức năng của Phế.

Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.
Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:
Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.
Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.
Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.

Ð/ THẬN:
 Thận thuộc hành Thuỷ, là gốc của tiêu thiên (di truyền, huyết thống), quan hệ với Tâm là quan hệ Thuỷ - Hoả,  
Thận khai khiếu ra Tai và nhị âm (Hậu môn và lỗ đái), vinh nhuận ra Răng, Tóc. 


Tạng Thận có 2 phần gọi là:

- Thận âm hay Thận thuỷ bao gồm thận tinh.

- Thận dương hay Thận hoả bao gồm thận khí.

Thận có những chức năng:

· Thận chủ thuỷ: Thận cai quản và phân bố các thuỷ dịch trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi tạng lại liên quan trực tiếp đến một loại dịch:

- Mô hôi là Tâm dịch

- Nước mắt là Can dịch

- Nước mũi là Phế dịch

- Nước bọt là Tỳ dịch

- Nước tiểu là Thận dịch.

Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với:

- Tỳ vận hoá thuỷ thấp

- Phế thông điều thuỷ đạo

- Tam tiêu là đường thuỷ dịch của cơ thể.

Thận thanh lọc nước để đưa lên Phế và dồn phần trọc xuống Bàng quang để bài tiết ra ngoài.

· Thận tàng Tinh: Thận tàng giữ tinh tuý của cơ thể:

- Tinh hậu thiên do nguồn ăn uống, là chất nuôi dưỡng cơ thể, còn goi là tinh tạng phủ.

- Tinh tiên thiên còn gọi là tinh sinh dục; là hệ thống gien di truyền trong các tế bào sinh dục.

Quá trình sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên quyết định, liên quan trực tiếp đến thận khí.

- Quá trình phát dục ở nữ tính theo số 7:

7 tuổi: thân khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.

14 tuổi: thiên quý đến, có kinh, có thể mang thai.

21 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể lớn mạnh.

28 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt.

35 tuổi: bắt đầu suy.

42 tuổi: suy rõ

49 tuổi: thiên quý cạn. Mãn kinh.

- Quá trình phát dục ở nam tính theo số 8:

8 tuổi: thận khí thực, răng tóc thay.

16 tuổi: thận khí thịnh, thiên quý đến, có thể sinh con.

24 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể cường tráng.

32 tuổi: phát triển cực mạnh moi mặt.

40 tuổi: bắt đầu suy.

48 tuổi: suy rõ, phải dùng kính, tóc bạc.

56 tuổi: can khí suy yêu, gân mạch kém.

64 tuổi: thiên quý cạn, râu tóc bạc, răng long không sinh sản được.

(Ghi chú: Ngày nay con người có khác xưa nên tuổi thọ kéo dài, thể lực tăng hơn.

Phân loại theo quốc tế: 50-60 mới là trung niên; 60-70 mới là người có tuổi, trên 70 mới là người già)

· Thận chủ mệnh môn hoả: Mệnh môn hoả là quá trình sinh nhiệt lượng, năng lượng cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Hoả của Thận được coi là "Tướng hoả" ví tựa như sức nóng trong lòng đất so với sức nóng mặt trời là quân hoả.

Hoả của Thận suy sẽ ảnh hưởng ngay đến chức năng của Tâm và Tỳ.

· Thận nạp khí: Trong hô hấp, thận phụ trách động tác hấp còn Phế phụ trách động tác thở ra (Hô). Bệnh hen phế quản có liên quan đến tạng Thận.

· Thận chủ xương tuỷ, liên quan Não: Tinh sinh ra tủy, tủy sinh cốt. Chứng còi xương, chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan tạng Thận.

Thận cũng luôn bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độ nên phải bổ Thận.

Tinh sinh huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của Thận ảnh hưởng đến tóc.

Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả: Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.
Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.
Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.
Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:
Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.
Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.


3. CÁC PHỦ:
A. ÐỞM :
 Đởm chứa mật, giúp cho Tỳ tiêu hoá, Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ quyết đoán. Chứng hoàng đản có liên quan trực tiếp tới Đởm.
– Bài tiết ra chất mật.
– Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.

B. VỴ :
 Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, giúp cho Tỳ vận hoá thức ăn. Vị và Tỳ được coi là gốc của hậu thiên. Dựa vào Vị khí người ta tiên lượng tốt xấu của bệnh và đánh giá kết quả điều trị. "Còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết". Bảo vệ Vị khí là một nguyên tắc điều trị của Đông y.
– Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.
– Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.

C. TIỂU TRƯỜNG :
 Tiểu trường phân lọc tinh chất do Tỳ vận hoá từ thức ăn. Phần thanh được hấp thu tại   Tiểu trường rồi đưa lên Phế; phần trọc chuyển xuống Bàng quang và Đại trường để bài tiết ra ngoài.
               Tiểu trường biểu lý với Tâm nên Nhiệt ở tạng Tâm có thể đi xuống Tiểu trường gây chứng đái máu.

– Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.

D. ÐẠI TRƯỜNG :
 Đại trường chứa đựng và bài tiết phân. Các chứng lói dom (thoát giang), trĩ, lỵ là bệnh của Đại trường. Đại trường quan hệ biểu lý với Phế nên bệnh của Đại trường ảnh hưởng đến Phế. Phế nhiệt gây táo bón và ngược Đại trường bón sẽ gây ho.
Truyến đạo để bài tiết cặn bã.

Ð. BÀNG QUANG :
 Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Thận hư sẽ gây rồi loạn tiểu tiện. Các chứng đái đục, đái buốt, đái rắt liên quan đến Bàng quang.
Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.

E. TAM TIÊU :
 Tam tiêu là 3 phần của thân mình: Thượng tiêu là phần từ miệng đến tâm vị; trung tiêu là phần từ tâm vị đến môn vị; hạ tiêu là phần từ môn vị đến hậu môn.

· Tam tiêu là đường phân bố thuỷ dịch trong cơ thể: nước ở thượng tiêu toả như mây mù, ở trung tiêu đọng lại như ao hồ, ở hạ tiêu chảy như nước trong suối lạch. Lực điều hành thuỷ dịch do Phế khí (Phế thông điều thuỷ đạo).

· Tam tiện cũng là 3 trung tâm phát nhiệt của cơ thể.

Là nhóm chức năng quan giữa các tạng, phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.
– Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.
– Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.
– Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận



II Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch



ĐẠI CƯƠNG

Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch được xem là 5 vật chất cơ bản của sự sống.

I. TINH:


Là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể, gồm:

1. Tinh tiên thiên: Là tinh do cha mẹ truyền lại cho con, được hiểu là các đặc tính về di truyền.

Chức năng của Tinh tiên thiên sẽ quyết định sự hoàn thiện về mặt cấu trúc, hình thái của cơ thể cũng như cấu trúc và chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, Tinh tiên thiên khi khiếm khuyết sẽ đưa đến các bệnh lý di truyền hoặc bẩm sinh.

2. Tinh hậu thiên: Có nguồn gốc từ thức ăn. Thức ăn sau khi được tiêu hóa, hấp thu sẽ đi khắp châu thân để dinh dưỡng các Tạng Phủ đồng thời được chuyển hóa thành Khí để duy trì các hoạt động của cơ thể và Tạng Phủ. Do đó, khi rối loạn Tinh hậu thiên sẽ đưa đến các rối lọan về dinh dưỡng.

* Quan hệ Tinh tiên thiên – Tinh hậu thiên:

-Tinh tiên thiên dựa vào sự nuôi dưỡng của tinh hậu thiên để không ngừng hình thành và bảo vệ thai nhi, giúp cho sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể.

-Tinh hậu thiên dựa vào sự thúc đẩy, khí hóa của tinh tiên thiên, từ đó các chất tinh vi không ngừng được sinh mới nhằm thúc đẩy công năng của tạng phủ, phần còn lại được tàng ở Thận.



3. Tinh sinh dục: Là tinh của Thận, có chức năng điều hòa các hoạt động của Tạng Phủ đặc biệt là sự phát dục và sinh dục ở nam nữ.Do đó, khi rối loạn Tinh sinh dục sẽ đưa đến rối loạn phát triển thể chất đặc biệt là các bệnh lý bẩm sinh về giới tính.



4. Tinh Tạng Phủ: Là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ quan Tạng Phủ đó. Nguồn gốc của nó là Tinh tiên thiên được khí hóa mà thành . Đồng thời, không ngừng được bổ sung bởi Tinh hậu thiên. Do đó, khi rối loạn Tinh của Tạng Phủ sẽ đưa đến rối loạn chức năng của chính Tạng Phủ đó.VD: Khi tạng Tỳ thổ bị hư thì sẽ có biểu hiện của Tỳ khí hư như: Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy (Do Tỳ bất kiện vận ).Chướng bụng, phù chân (Do Tỳ không vận hóa thủy thấp ).Chảy máu tự nhiên (Do Tỳ bất thống nhiếp huyết ).



* Chức năng của Tinh: Có 4 chức năng.

•Sinh sôi nảy nở: Thận tinh sung túc thì khả năng sinh sản mạnh mẽ; Thận tinh bất túc thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

•Sinh trưởng và phát dục.

•Sinh tủy hóa huyết: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể của tủy; Tinh sinh tủy, tủy hóa huyết.

•Nhu nhuận tạng phủ.

Tinh là cơ sở của sức sống, tinh đầy đủ thì sức sống mạnh mẽ, cơ thể thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh, tinh thiếu hoặc kém thì sức sống giảm, kém thích ứng và giảm sức đề kháng với bệnh tà.



II. KHÍ:


Là chất dinh dưỡng (có nguồn gốc từ thức ăn) vận hành trong cơ thể. Là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong cơ thể.

Khí gồm có:

1. Nguyên khí: Còn gọi là Khí tiên thiên do Tinh tiên thiên hóa sinh mà thành, có chức năng thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể và của Tạng Phủ. Do đó, khi khiếm khuyết Tinh tiên thiên sẽ đưa đến thiếu hụt Nguyên khí.

2. Khí hậu thiên: Là Khí hóa sinh từ đồ ăn thức uống kết hợp với khí trời hít vào.

a. Tông khí: Là khí cần cho sự hoạt động của Phế và Tâm. Tông khí kém sẽ có biểu hiện của: Mệt mỏi; Tiếng nói thấp, nhỏ, hụt hơi; Gắng sức thì vã mồ hôi; Mặt trắng nhợt; Mạch yếu, nhỏ.

b. Dinh khí: Có nguồn gốc từ thức ăn uống qua khí hóa của Tỳ Vị mà sinh ra, có chức năng dinh dưỡng tòan thân. Dinh khí kém sẽ có biểu hiện suy kiệt.

c. Vệ khí :Có nguồn gốc từ thức ăn uống qua khí hóa của Tỳ Vị mà thành nhưng được phân bố bởi Thượng tiêu, nó có chức năng ôn dưỡng Tạng Phủ và bảo vệ bì mao tấu lý. Vệ khí kém thì cơ thể dễ bị mắc các bệnh thời khí, truyền nhiễm.



III. HUYẾT:


Là chất dịch màu đỏ có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống được Tỳ Vị khí hóa mà thành. Chúng luân chuyển khắp cơ thể qua các mạch máu để dinh dưỡng toàn thân.

Huyết được tạo thành từ: - Thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh thành Huyết. - Tỳ khí hóa tinh hoa thủy cốc rồi qua tác dụng khí hóa của Tâm Phế mà thành huyết

Huyết hư có biểu hiện: Người mệt mỏi; Sắc mặt, môi, móng nhợt nhạt; Da, lông thưa khô; Hoa mắt; Chóng mặt.Huyết bị ứ trệ không lưu thông được sẽ sinh tím tái toàn thân hoặc cục bộ sưng, nóng đỏ, đau.



IV. THẦN:


Thần được sinh ra bởi Tinh tiên thiên và nuôi dưỡng bởi Tinh hậu thiên. Thần là khái niệm chung về hoạt động tinh thần của con người. Thần bị rối loạn sẽ có biểu hiện: Hôn mê; Cuồng sảng, Trầm uất; Mất trí nhớ; Rối loạn hành vi, ngôn ngữ.

Thần còn thì sống, mất thần thì chết



V. TÂN DỊCH


1. Tân: Là một loại thể dịch của cơ thể sinh ra từ đồ ăn thức uống do Tỳ vận hóa thăng phần thanh lên Phế, qua tác dụng tuyên phát của Phế mà phân bổ khắp cơ thể phân bố đến cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cơ nhục và tươi nhuận da lông. Sau đó, trở thành trọc theo Tam tiêu (dưới sự túc giáng của Phế) xuống Bàng quang. ở đây dưới tác dụng của Thận Khí sẽ trở thành 2 phần, phần thanh đưa trở lại Phế để phục nguyên thành tân dịch mới, phần trọc thành nước tiểu thải ra ngòai theo khí của Tam tiêu. Tân bao gồm nước bọt, dịch vị, dịch trường, mồ hôi, nước tiểu …



2. Dịch: Có từ nguồn gốc từ đồ ăn thức uống hóa sinh mà thành. Thường xuất hiện trong các lổ tự nhiên (Khiếu), dịch não tủy, khớp có tính chất trơn nhớt đậm đặc hơn Tân.

Sự thiếu hụt Tân dịch sẽ biểu hiện: Khô khát; Ho khan; Mất tiếng; Tiểu ít; Da lông khô; Các khớp vận động khó khăn.

Tân dịch bị ứ đọng sẽ biểu hiện: Đàm ẩm; Thủy thũng; cổ trướng.







Tóm tắt :

Tâm khai khiếu ở lưỡi



Thận khai khiếu ở tai

Gan khai khiếu ở mắt

Phổi khai khiếu ở mũi

Tì khai khiếu ở miệng
 



Hội chứng bệnh Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Tân, Dịch



1. Hội chứng bệnh về khí


Khí là các dạng năng lượng giúp cho tạng phủ hoạt động. Bệnh về khí có ba hội chứng là

1.1 Khí hư

Là tình trạng thiếu năng lượng hoạt động, thiểu lực. Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người già yếu.

- Triệu chứng: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.

- Phép chữa: Bổ khí (ích khí)

- Thuốc: hoàng kỳ, nhân sâm, đảng sâm, đinh lăng, bạch truật ....

- Châm cứu: Túc tam lý, đại chúng.

1.2 Khí trệ (khí uất)

Do chấn thương tinh thần (stress) căng thẳng, kéo dài. Hoặc do ăn uống không điều độ, còn do ngoại cảm.

- Triệu chứng: Đau tức, đầy chướng, vị trí đau không cố định, rõ rệt. Tính tình dễ bực tức, cáu gắt. Ợ hơi, trung tiện thì dễ chịu, vú căng tức, đau mót rặn, bế kinh, thống kinh.

- Phép chữa: Hành khí, sơ can lý khí.

- Thuốc: Hương phụ, tràn bì, chỉ thực, chỉ xác, hậu phác. Mộc hương sa nhân, tô ngạnh .....

- Châm cứu: châm tả cách huyệt theo bộ vị, tạng phủ bị đau.

1.3 Khí nghịch

Nguyên nhân thường do khí uất trệ mà sinh ngịch, hoặc do ngoại cảm, thường gặp ở phế, can, vị.

- Triệu chứng:

— Phế khí nghịch: ho, khó thở

— Vị khí nghịch: nôn, nấc, ợ hơi.

Can khí nghịch: đau tức ngực sươn, đau vùng thượng vị.

- Phép chữa: Thuận khi - giáng khí nghịch.

- Thuốc: Thị đế, đinh hương, sinh khương, mộc hương, ô dược thanh bì, chỉ sác....

- Châm cứu: Châm tả các huyệt tùy chứng bệnh.

Phế khí ngịch: Thiên đột, khí xác, đản trung.

Vị khí ngịch: Trung quản, cáchdu.

Can khí nghịch: Thái xung - bách hội.



2. Hội chứng bệnh về huyết


Huyết được tạo ra từ tinh, do tạng tâm làm chủ, can tàng chứa tỳ dẫn dắt. Có 4 chứng bệnh về huyết là:

2.1 Huyết hư

Nguyên nhân do mất máu cấp tính hoặc mạn tính (giun móc, rong huyết, sốt rét .... ) còn do thiếu thức ăn, hoặc bệnh đường tiêu hóa không hấp thu được tinh chất.

- Triệu chứng: Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, trống ngực nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược.

- Phép chữa: Bổ huyết - dưỡng huyết

- Thuốc: Thục địa - đương quy, hà thủ ô, kê huyết đằng, Sữa, tử hà sa ....- Thủy châm: Vitamin B12, huyệt tuc tam lý, Huyết hải.

2.2 Huyết ứ:

Thường do chấn thương, do ngoại cảm và do khí trệ.

- Triệu chứng: Đau xương, điểm đau cố định, ấn vào đau (cự án), lưỡi có những điểm xanh tím, nơi đau thường xưng, nóng đỏ mạch huyền, sáp.

- Phép chữa: Hoạt huyết - tiên ứ (thường kèm theo thành khí)

- Thuốc: Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm, xích thược, huyết đằng, hồng hoa, đào nhân, gai bò kết ....

- Tiêu ứ: Uất kim, nghệ, tam lăng, nga truật, tô mộc, huyết giác ....- Châm cứu: Châm tả các huyệt A thị, tại chỗ hoặc trên kinh lạc có huyết ứ.

2.3 Huyết nhiệt

Do ngoại cảm, nhiệt tà vào huyết và lưu tại đó hoặc do bẩm tố cơ địa dị ứng.

- Triệu chứng: Với các bệnh nhiễm khuẩn: miệng khô khát, sốt nhiều đêm, vật vã, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

— Dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mày đay, mụn nhọt

- Phép chữa: thanh nhiệt, lương huyết.

- Thuốc: Huyền sâm, sinh địa, rau má, lá cối xay, đan bì, cỏ màn chầu, dừa nước, mướp đắng.

- Châm cứu: Châm bình bổ, bình tả các huyệt huyết hải, khúc trì, hợp cốc, cách du, đại chùy.

2.4 Xuất huyết:

Máu chạy ra ngoài thành lòng mạch, chảy máu do rất nhiều nguyên nhân, cũng tùy nguyên nhân mà đề ra phép chữa

- Huết nhiệt gây chảy máu, phép chữa: lương huyết, chỉ huyết.

- Nhiệt độc, thường gặp trong sốt nhiễm khuẩn, phép chữa là thanh nhiệt giải độc.

- Do tỳ hư gây chảy máu, phép chữa là kiện tỳ, chỉ huyết.

- Do can uất không tàng huyết (thổ huyết) phép chữa là thư can, chỉ huyết, xuất huyết, có nhiều dạng, xuất huyết ra ngoài, như trĩ, rong kinh, rong huyết, máu cam, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng như huyết não, xuất huyết phổi, dạ dày ....

Các thuốc cầm máu chung cho mọi nguyên nhân: Cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp sao đen, tam thất, A giao ....



3. Hội chứng bệnh tân dịch


Thủy dịch do thận làm chủ bao gồm ngũ dịch và tân dịch. Có hai hội chứng bệnh là:

3.1 Tân dịch khô kiệt

- Là tình hình mất nước, thường do tiêu chảy, nôn nặng, ra mồ hôi nhiều hoặc sốt cao kéo dài, do nắng nóng (thử nhiệt)

- Triệu chứng: Môi miệng khô khát, da khô, tiểu ít, táo bón, lưỡi thon nhỏ, rêu khô, mạch tê sác, khớp cử động khó, có tiếng kiêu khi cử động.

- Phép chữa: Bổ âm sinh tân (bồi âm, dưỡng âm)

- Thuốc: Cát căn, mạch môn, thiên môn, sa sâm, nước gạo rang, nước mía, nước khoáng.....

3.2 Tân dịch ứ đọng (thủy thủng)

Nguyên nhân do thận dương hư không khí hóa và bài tiết thủy dịch do phế không thông đều được thủy đạo, do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp gây tình trạng ứ đọng tân dịch.

- Triệu chứng:

— Do phế: phù nửa thân trên, khó thở, tức ngực, đờm khò khè.

— Do tỳ: phù nửa ngườ dưới, phù do suy dinh hưỡng

— Do thận: Phù mặt, phù toàn thân (viêieôt nam cầu thận, thận nhiễm mỡ)

- Phép chữa: Bổ phế khí, hành thủy.

Kiện tỳ hóa thấp, lợi thấp.

Ôn bổ thận dương, lợi thủy thông dương, tiêu phù.

- Thuốc lợi tiểu: Trạch tả, sa tiền, râu ngô, lá râu mèo, ý dĩ, tỳ giải .....

Phải kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân và hành khí.

4. Hội chứng bệnh tạng tâm


4.1. Tâm hàn (tâm dương hư)

- Triệu chứng: đau tức vùng ngực trái, chân tay lạnh, mặt xanh tái, có khi ngất xỉu.

Thường gặp trong hội chứng suy mạch vành, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim.

- Phép chữa: hồi dương cứu nghịch, thông dương.

- Thuốc: Phụ tử, can khương, nhục quế, đại hồi.

Bài thuốc: tứ nghịch thang, phụ tử chế 20 gam, can khương 12.

- Châm cứu: châm thập tuyên, các huyệt tỉnh, nhân trung, cam thảo 16, cứu lao cung, dũng khuyễn quan nguyên.

4.2 Tâm nhiệt (Tâm hỏa thịnh)

- Thể hiện sốt cao, mê sảng (giai đoạn toàn phát bệnh nhiễm) loét lưỡi, lở miệng ...

- Phép chữa: thanh tâm hỏa

- Thuốc: hoàng liên, liên tâm, trúc diệp, thạch cao ....

- Cham tả: Khúc trì, hợp cốc, nội quan, thần môn, tam âm giao

4.3 Tâm hư:

Có 2 thể:

— Tâm huyết hư: triệu chứng và phép chữa nư huyết hư kèm theo an thần. — Tâm khí hư: triệu chứng như khí hư nhưng tập trung ở hệ tâm mạch như huyết áp thấp, tiếng tim nhỏ yếu, điều trị như khí hư.

4.4 Tâm thực (đàm mê tâm khiêu)

- Triệu chứng: Rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách.

- Phép chữa: trừ đàm khai khiếu

- Thuốc: trúc như, trúclịch, qua lâu nhân, bối mẫu, bán hạ chế trần bì (Bài thuốc nhị trần thang): Bán hạ 6g, trần bì 4 bạch linh 10, cam thảo 6.

- Châm: nội quan, thần môn, bách hội, tam âm giao.

5. Hội chứng bệnh tạng CAN


5.1 Can hàn (Hàn trệ can kinh)

Triệu chứng: Đau bụng dưới, thống kinh, bế kinh, đau bọ phận sinh dục

- Phép chữa: Tán hàn noãn can (ôn can

- Thuốc: Nải cứu, xuyên tiêu, phụ tử chế, can khương, quế- Cứu: quan nguyên, khí hải, thái xung.

- Ghi chú: loại trừ viêm ruột thừa cấp, soắn thừng tinh, soắn u nang buồng trứng.

5.2 Can nhiệt: (Can hỏa vượng - Can hỏa thượng viêm)

- Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, rức đau, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Thường gặp trong hội chứng tiền đình, cơn tăng huyết áp.

- Pháp chữa: thanh can hỏa - bình can giáng hỏa.

- Thuốc: Hoàng cầm, hè hoa, cúc hoa, hạ khô thảo, thiên ma - câu đằng.

- Châm: Hành gian - thái xung - tam ân giao - bách hội.

5.3 Can hư (can huyế hư - can âm hư)

- Triệu chứng: mắt mờ, quáng gà, móng chân tay khô nứt, gân khớp teo cứng, co rút.

- Phép chữa: Bổ can huyết

- Thuốc: đương quy, bạch tược, hà thủ ô.

- Xoa bóp các chi hoặc khớp bị xơ cứng.

5.4 Can thực (Can khí uất - can khí phạm vị)

- Triệu chứng: Đau tức ngực sườnc,, đau vùng thượng vị, thông kinh, bế kinh, hay ợ hơi, ợ chua, tính tình dễ cáu gắt.

- Phép chữa: sơ can lý khí - sơ can hòa vị.

- Thuốc: Hương phụ - thanh bì - chỉ sác, sái hồ.

- Châm cứu: Bách hội, thái xung, trung quản, kỳ môn.

6. Hội chứng bệnh tạng tỳ.


6.1 Tỳ hàn (Tỳ dương hư)

- Triệu chứng: Hayđầy bụng, tiêu chảy, hoặc phân nát sống, thích ăn uống,nóng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm trì.

- Phép chữa: ôn trung, kiện tỳ.

- Thuốc: Can khương, cao lương khương, bạch truật, ý dĩ- Cứu: Trung quản, thiên khu, quan nguyên, túc tam lý.

6.2 Tỳ nhiệt (cam tích)

- Triệu chứng: Mụn nhọt nhiều, môi đỏ, đau quặnbụng từng cơn, phân lẫn bọt, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác, trẻ em do ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn mỡ béo khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa thường xuyê, nên thân thể gầy xanh, cơ bắp teo nhẽo, bụng ỏng.

- Phép chữa: Thanh nhiệt, kiện tỳ tiêu tích.

- Thuốc: Hoàng bá, sơn tra, mạch nha, thần khúc, chỉ thực, nhân trần.

Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống.

6.3 Tỳ hư (Tỳ khí hư)

- Triệu chứng: Chân tay mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, phân thường sóng nát, lưỡi bệu nhạt, rêu trắng dày.

- Phép chữa: Ích khí - Kiện tỳ.

- Thuốc: Đảng sâm, bạch tuật, hoài sơn, ý dĩ

- Thủy câm: Strichnin + Vitamin B1, huyệt túc tam lý, tỳ du, vị di.

6.4 Tỳ thực: (thực tích)

- Triệu chứng: Do ăn quá nhiều, hức ăn nhiều tihịt mỡ, .... dụng đầy tức, ấm ách miệng đắng, rêu lưỡi dày trắng bẩn hoặc vàng. Mạch hoạt sác hữu lực.

- Phép chữa: tiêu đạo.

- Thuốc: Mọc hương, riềng, củ sả,, trần bì, mộc hương,

Bài thuốc: việt cúc hoàn (hương phụ, thương truật, xuyên khung, tầhn khúc, chi tử đều 10 gam.

- Châm: Trung quản - thiên khu - túc tam lý.

Ấn dây, can du, đởm du, tỳ du, vị du.

7. Hội chứng bệnh tạng phế


7.1 Phê hàn (phong han thúc phế)

- Triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi nước trong, ho đờm loãng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng bóng, mạch phù.

- Phép chữa: khu phong, tán hàn, chỉ khái (ôn phế, chỉ khái)

- Thuốc: Cát cánh, hạt nhân, cam thảo.

Bài thuốc: Chỉ khái tán (hạnh nhân 10 cát cánh 8 cam thảo 4, tiền hồ 12, tử uyển 12)

7.2 Phế nhiệt: (phong nhiệt phạm phế)

- Triệu chứng: sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàn, mạch sác.

- Phép chữa: Thanh nhiệt, chỉ khái.

- Thuốc: Hoàng cầm, kim ngân, liên kiều, sài đấ, tang bạch bì, tỳ bà diệp, tiền hồ.

Bài thuốc: Tang hạnh thang

(Tang bạch bì 12 gam hạnh nhân 8 tang bạch bì 12, tiền hồ 10, bối mẫu 10, sa sâm 8, Cam thảo 4)

7.3 Phế hư: Phân chia hai thể:

— Phế khí hư:

- Đoản hơi, tiếng nói yếu, tự hãn, mặt tái, lưỡi nhạt, mạch hư.

- Phép chữa: kiên tỳ ích khí.

- Thuốc: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật.

— Phế âm hư:

- Triệu chứng: Ho khan gầy sút, môi đỏ, gò mà hồng, lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác, đạo hãn âm he nên hỏa vượng thường sát về chiều, ho ra máu.

- Phép chữa: tư âm, dưỡng phế

- Thuốc: Mạch môn, san âm, tử hà sa.

- Thủy châm: Philatôp tiêm vào thể du, túc tim lý.

7.4 Phế thực (háo suyễn)

- Triệu chứng: Tức ngực, khó thở kèm tiếng cò cử gặp trong cơn hen phế quản.

- Phép chữa: Trừ đàm, định suyễn.

- Thuốc: Trần bì, bán hạ chế, bỗi mẫu, ma hoàng, hạnh nhân, cát cánh, cam thảo. Cơn hen phế quản còn phải phân định hàn, nhiệt để điều trị thích hơp hợp.

- Châm cứu: Thiên đột, khí xả, định xuyển, phế du, đản trung.

8. Hội chứng bệnh tạng thận


Bệnh lý của Thận thường là hư chứng, do vậy chữa thận thường dùng phép bổ (thận nghi bổ bất nghi tả - can nghi tả bất nghi bổ)

8.1 Thận dương hư (thận hư hàn)- Triệu chứng: Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tái, đau lưng, tiêu chảy, buổi sáng sớm (ngũ cánh tả) chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì, thường gặp ở bệnh nhân kéo dài, người có tuổi, lão sung.

- Phép chữa: ôn bỏ tậhn dương.

- Thuốc: Can khương, phụ tử, quế tâm. Cổ phương, bát vị địa hoàng hoặc hữu quy hoàn.

- Cứu: Quan nguyên, khí hải, mệnh môn, tận du, xát nóng bàn chân.

8.2. Thận khí hư

- Triệu chứng:

— Phù thủng do thân không khí hóa được nước.

— Hen suyễn do thận không nạp được khí.

— Di tinh, hoạt tinh, tiểu đêm nhiều do thận không bế tàng.

- Liệt dương, lãnh cảm.

Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược.

- Phép chữa: bổ thận khí.

- Thuốc: Đỗ trong, nhụcthung dung, phá cổ chỉ. Dân dương hoặc tắc kè, hải mã.

- Châm cứu: mệnh môn, thận du, thái khê tam âm giao, dùng truyền.

8.3 Thận âm hư:

Thận chủ thủy, thận tàng tinh. Tạm tách thành 2 hội chứng.
— Âm hư: phần dịch thể (tân dịch), bị suy giảm nên sinh chứng âm hư cũng gọi là cứng hư nhiệt, vì âm hư sinh nội nhiệt.

- Triệu chứng: Người nóng, da kho, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

- Pháp chữa: tâm âm - sinh tân.

- Thuốc: Mạch môn, thiên môn, nước mía, nước khoáng.

— Thận âm hư
- Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mắt, ù tai, giảm thính lực, răng long, tóc bạc sớm, rụng tóc, đau lưng, mỏi gối, đau buốt, trong xơng, di tinh, vô sinh. Miệng kho, lòng bàn chân tay nóng, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ thon, mạch tế sác thường gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, lao phổi, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh chất tạo keo.

- Phép chữa: Tư bổ thận âm.

- Thuốc: Thực địa: Hà thủ ô, thiên môn đông, địa cốt bì quy bản, cao ban long ....

- Châm cứu: huyệt dùng thân du, tùy chứng trạng mà chọn thuốc để thủy châm.

8. 4. Thận âm, thận dương đều hư

Vì âm dương hỗ căn nên thận âm hư kéo dài sẽ làm cho thận dương cũng hư yếu, ngược lại thận dương hư cũng kéo theo thận âm hư.

- Triệu chứng: Các triệu chứng của hai hội chứng thận âm, thận dương, hư. Lưỡi thon hoặc bệu mạch trầm tế vô lực.

Thường là suy nhược cơ thể hiệu quả của các bệnh mạn tính.

- Phép chữa: tùy theo hội chứng thận âm nổi bật hay tận dương là chính mà đề ra phép bổ thận âm là chính hay bổ thận dương là chính.

9. Hội chứng bệnh can đởm


Can đởm quan hệ biểu lý, bệnh của đởm cũng là bệnh của can, thường gặp nhất là hội chứng cam đởm thấp nhiệt.

- Triệu chứng: Da mắt vàng, nước tiểu vàng đậm, đau tức mạng sườn, ngán ăn, miệng đắn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng hoặc táo bón, bụng đầy hoặc bọ phận sinh dục ngoài phù, ngứa, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Thường gặp trong bệnh viêm gan víut cấp và mạn, vàng da do tát mật, viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài.

- Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp thoái hoàng

- Thuốc: Nhân trần, khương hoàng, rau má, râu ngo, hoàng bá, long đởm thảo.

10. Hội chứng bệnh của vị


10.1. Vị hàn

- Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, lạnh đau tăng, nôn nước trong, rêu lưỡi trắng bóng, mạch trầm trì.

- Phép chữa: ôn vị tán hàn.

- Thuốc: Quế chi, sinh cương, bạc thược.

- Cứu: Trung quản, thiên khu, lương môn, túc tam lý.

10.2. Vị nhiệt

- Triệu chứng: Đau rát vùng thượng vị, khát, thích uống mát, mau đối, hơi thở hôi, sưng đau răng lợi, ợ chua, ợ hơi, chất lỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

- Phép chữa: Thanh nhiệt hòa vị

- Thuốc: hoàng liên, thanh lộc, rau má, cát căn.

Bài thuốc: thanh vị tán (hoàng liên 6g, Đương quy 6, sinh địa 6, đan bì 4, thăng ma 4, tán bọt mỗi ngày 12gam.

- Châm: Hợp cốc, túc tam lý, lương môn, trung quản.

10.3 Vị hư (vị âm hư)

- Triệu chứng: thường sau sốt cao, môi miệng khô nhưng không muốn ăn uống, táo bón, tiểu ít và đậm.

Lưỡi thon đỏ không rêu, mạch tế sác.

- Phép chữa: tư dưỡng vị âm

- thuốc: Thạch hộc, cát căn, rau má, ngọc trúc, mạch môn.

10.4 Vị thực

- Triệu chứng: do ăn nhiều thức ăn ngọt béo, đầy tức bụng, nôn mửa, chất nôn mùi chua hàng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày dính, mạch hoạt.

- Phép chữa: Tiêu thực đạo trệ.

- Thuốc: Sơn tra, mạch na, thần khúc, kê nội kim

Bài thuốc: kê nộ kim tán (kim nội kinh 100 gam, hoài sơn 400 gam,, án bột, ngày 2 lần, mỗi lần 5-10gam)

11. Hội chứng bệnh tiểu trường

Tâm và tiểu trường quan hệ biểu lý. Bệnh của tâm ảnh hưởng đến tiểu trường gây rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái rắt, đái máu, môi miệng lở loét, sưng đau.

- Pháp chữa: Thanh tâm hỏa, lợi niệu, chỉ huyết.

- Thuốc: Hoàng liên, hoàng bá, rau má, sa tiền tử ....

12. Hội chứng bệnh đại trường


12.1 Đại trường hàn

- Triệu chứng: đau uăqnj bụng, ỉa lỏng, phân tanh nồng.

- Pháp chữa: ôn trường, chỉ tả.

- Thuốc: kha tử (chiêu liên) búp ổi, sim, riềng, gừng.

- Cứu: Thần khuyết, thiên khu, quan nguyên, túc tam lý.

12.2 Đại trường nhiệt (thấp nhiệt đại trường)

- Triệu chứng: M ôi miệng khô, phân rắn có mũi nhảy chung quan mùi thối khẳm, hậu môn nóng rát, hội chứng lỵ.

- Pháp chữa: thanh nhiệt, trừ thấp.

- Thuốc: Hoàng bá, khổ sâm, rau sam, cỏ sữa, đại hoàng.

12.3 Đại trường hư:

- Triệu chứng: đại tiện không tự chủ động, phân không táo rắn mà đại tiện khó, lòi đom.

- Thuốc: Đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, Mạch môn, vừng đến, chỉ thực, hậu phác.

Nếu lòi đom (thoát giang) dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gồm Hoang kỳ, đảng sâm, bạch truật), trích thảo, trần bì, thăng ma, sài hồ, đương quy.

- Châm: đại trường du, bách hội, túc tam lý.

12.4 Đại trường thực

- Triệu chứng: Đại tiện táo bón, đau quặng bụng, ấn đau tăng (cần toại trừ bệnh cấp cứu ngoại khoa).

- pháp chữa: nhuận trường, lý khí.

- Thuốc: đại hoàng, ma nhân, chỉ thực, mang tiêu.

- Châm: Đại trường du, thiên khu, túc tam lý.

13. Hội chứng bệnh bàng quang


- Bàng quang hàn: Nước tiểu trong và nhiều

- Bàng quang nhiệ: nước tiểu đỏ, đái sản, đái rắt, đái buốt, đái máu.

- Bàng quang hư: Tiểu tiện không tự chủ, đái són.

- Bàng quang thực: Bụng dưói tức căng, bí đái.

14. Hội chứng bệnh các tạng phối hợp


- Thực tế lâm sàng bệnh xảy ra thường không đơn thuần ở một tạng phủ., do quan hệ âm dương và sinh khắc nên thường gặp bệnh cảnh kết hợp. Những bệnh cảnh phối hợp thường gặp là:

- Tâm phế khí hư. Thường gặp trong bệnh tâm phế mạn.

Tâm tỳ hư thường gặp trong bệnh đường tiêu hóa mạn.

- Tâm thận bất giao: thường trong bệnh suy nhược thần kinh, can tỳ bất hòa: trong bệnh viêm loét dạ dày.

- Can thận âm hư: Trong bệnh tăng huyết áp.






Sinh Lý Và Bệnh Chủ Yếu Của Tạng Phủ


Học thuyết Tạng Phủ là một bộ phận quan trọng cấu thành lý luận của Đông y. Học thuyết này xuất phát từ quan điểm cơ thể hoàn chỉnh, cho rằng mọi biểu hiện sinh lý, bệnh lý của ngũ tạng, lục phủ đều thông qua hệ thống kinh lạc đưa đến các tổ chức cơ quan toàn thân, kết thành một chỉnh thể hữu cơ. Giữa tạng, phủ (ngũ tạng, lục phủ) về mặt sinh lý, cũng có tương hỗ giữ gìn, tương hỗ ức chế, khi sinh bệnh cùng nhau ảnh hưởng, cùng nhau chuyển hóa.

Ngũ tạng: Tâm - Can - Tỳ - Phế - Thận.

Lục phủ: Đảm - Vị - Đại trường - Tiểu trường - Bàng quang - Tam tiêu.

Khái niệm Đông y về công năng của lục phủ, ngũ tạng cơ bản cũng giống như. Tây y nhưng có những điểm khác rất lớn, ví dụ như Tây y không có tạng khí tương ứng vớ Tam tiêu, do đó chúng ta không thể nghĩ đơn giản mà đem khái niệm tạng khí của Đông y so với Tây y, đem tạng khí của Tây y gán vào Đông y được.
Cơ sở của học thuyết Tạng Phủ là thực tiễn lâm sàng lâu dài mà phát triển thành lý luận, vì vậy nó có ý nghĩa chỉ đạo trọng yếu về chẩn trị bệnh tật trong Đông y. Tuy nhiên, trong đó có một số vấn đề mà bản chất chưa được rõ ràng, cần được chỉnh lý, nâng cao lên một bước.

SINH LÝ VÀ BỆNH CHỦ YẾU CỦA TẠNG PHỦ

Cơ thể con người là chinh thể, giữa ngũ tạng và lục phủ có mối quan hệ phức tạp. Chúng có công năng riêng, song lại phối hợp chặt chẽ với nhau. Chức năng của chúng là:
Ngũ tạng chứa giữ Tinh khí. Lục phủ hấp thụ thủy cốc, phân biệt trong đục, đào thải cặn bã. Ngoài ra còn có Não - Tủy - Xương - Mạch - Mật - Dạ con, có những chức năng gần giống với Tạng và Phủ nên được phân riêng thành một loại gọi là: "Phủ kỳ hằng" (phủ lạ thường).

A. Tâm và tiểu trường

Tâm là chủ soái của lục phủ, ngũ tạng con người, nó có địa vị đứng đầu trong các tạng phủ. Các tạng phủ khác đều hoạt động hợp đồng, điều hòa với Tâm, cho nên Tâm là chủ soái của lục phủ, ngũ tạng.

1. Sinh lý và bệnh lý tạng tâm

a. Tâm chủ thần chí
: Tâm chủ quản các hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy, tương đương với hoạt động tinh thần, thần kinh cao cấp. Nếu công năng chủ thần chí của Tâm bình thường thì tinh thần của con người bình thường, tỉnh táo, thần chí rõ ràng. Nếu như Tâm không bình thường thi phát sinh những bệnh chứng như: Hồi hộp, thổn thức, sợ hãi, hay quên, mất ngủ, phát cuồng, cời cợt không ngừng, hôn mê, nói nhảm.

b. Tâm chủ huyết mạch: Tâm và mạch vốn nối liền với nhau. Huyết dịch có thể tuần hoàn trong mạch quản là nhờ vào khí của Tâm thôi động. Tâm khí mạnh, trực tiếp ảnh hưởng đến vận hành của máu, vì vậy nó thể hiện trên mạch chẩn. Tâm khí bất túc, mạch sẽ nhỏ, yếu, vô lực. Khí đến không đều, mạch luật không chỉnh, loạn nhịp (gọi là Súc, Kết, Đại).

c. Tâm kỳ hoa khai khiếu ở lưỡi, ở mặt (thấy rõ Tâm thể hiện ở lưỡi, ở mặt):
Sự phân bố huyết mạch trên mặt và lưỡi rất phong phú, vì vậy công năng của 'Tâm có bình thường hay không sẽ phản ảnh đầy đủ thành màu sắc ở mặt và lưỡi. Khi bình thường thì sắc mặt hồng nhuận và sáng sủa, sắc lưỡi hồng nhạt. Khi Tâm khí bất túc, tuần hoàn không trơn tru thì sắc mặt trắng bợt hoặc xanh tím, không sáng sủa, sắc lưỡi tím xám không tươi; Tâm hỏa quá vượng, lưỡi hồng tía hoặc sinh lở loét. Khi đàm mê Tâm khiếu, có thể thấy lưỡi cứng không nói, vì thế mới có câu: "Lưỡi là mầm của Tâm".

d. Tâm quan hệ với mồ hôi. Tâm và mồ hôi có quan hệ rất mật thiết, cho nên mới có câu: "Mồ hôi là tân dịch của Tâm". Người bệnh dùng thuốc phát hãn quá liều, hoặc do nguyên nhân nào đó mất nhiều mồ hôi, đều có thể làm tổn hại tới Tâm dương, thậm chí làm xuất hiện những chứng trạng nghiêm trọng như: "Đại hãn, vong dương" (ra nhiều mồ hôi mất thân nhiệt)

đ. Tâm bào: Tâm bào cũng gọi là Tâm bào lạc (màng ngoài) vì ở bên ngoài Tâm. Do Tâm là nội tạng tối trọng yếu nên ở ngoài phải có một lớp cơ quan bao bọc để bảo vệ nó. Thông thường khi ngoại tà phạm Tâm, nói chung là phạm vào tâm bào trước. Như bệnh ôn nhiệt. khi sốt cao, mê man, nói nhảm, chính là biểu hiện của nhiệt nhập Tâm bào lạc. Vì vậy Tâm bào chủ yếu là chỉ sự hoạt động của thần kinh cao cấp.

2. Sinh lý và bệnh lý của tiểu trường

Công năng của tiểu trường chủ yếu là nhận đồ ăn từ dạ dày chuyển sang, tiếp tục tiêu hóa, phân biệt "trong", "đục". Trong, là chỉ một phần đồ ăn đã được tinh hóa (thủy cốc chi tinh), từ Tiểu trường (sau khi hấp thụ) chuyển vận sang Tỳ. Đục, là chỉ phần cặn bã của đồ ăn lừ Tiểu trường đưa xuống Đại trường hoặc chuyển qua Bàng quang. Khi Tiểu trường có bệnh, ngoài ảnh hưởng về công năng tiêu hóa, hấp thụ ra, lại còn xuất hiện tiểu tiện dị thường.

3. Tâm và Tiểu trường thông qua quan hệ kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý. Nếu Tâm hỏa vượng thịnh, thấy xuất hiện chứng trạng Tâm phiền, đầu lưỡi đỏ đau, miệng lở loét, nứt tiểu tiện ít mà đỏ, có khi đái ra máu. Hiện tượng bệnh lý này gọi là Tâm di nhiệt sang Tiểu trường (nhiệt ở Tâm chuyển sang Tiêu trờng).
Phần sinh lý, bệnh lý trên đây được Tây y nói là bao quát cả công năng và bệnh tật của Tâm và một phần trong các hệ thần kinh trung khu, thần kinh thực vật.

B. Can và đảm
1. Sinh lý và bệnh lý tạng can
a. Can chủ sơ tiết
. Can có tác dụng thăng phát, thâu tiết∗, làm cho sự vận hành các phủ tạng khác được thông suốt.
Nó chủ quản về thư giãn và điều đạt khí cơ phân bố toàn thân. Nếu Can khí sơ tiết, điều đạt thất thường, khí cơ không thư, có thể gây nên bệnh tật.
Can khí uất kết thường dễ cáu, sườn ngực đầy tức, đau đầu, kinh nguyệt rối loạn. Nếu Can khí thăng phát thái quá là Can dương thượng cang sẽ thấy đầu váng, đau đầu, đỏ mắt, ù tai, điếc tai. Nếu can dương cang cực mà hóa hỏa sinh phong, tức có thể sinh hàng loạt chứng của trúng gió. Can khí thăng phát không đủ, cũng gây ra các chứng váng đầu, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt.

b. Can chủ tàng huyết . Can có công năng chứa giữ huyết dịch và điều tiết huyết lượng.
Khi ta ngủ hoặc nghỉ ngơi, bộ phận huyết dịch quay về chứa giữa ở Can. Khi ta hoạt động, Can lại cung cấp huyết dịch cho mọi tổ chức cơ quan, dẫn đi toàn thân. Can tàng huyết, còn có ý nghĩa nữa là đề phòng xuất huyết. Nếu công năng tàng huyết có diễn biến xấu thì gây xuất huyết, thổ huyết, nục huyết (nôn ra máu, chảy máu cam).

c. Can khai khiếu ra mắt. Can tàng huyết, mắt nhờ huyết mà thấy. Can có bệnh thường có ảnh hưởng đến tròng mắt. Can hư làm giảm thị lực, quáng gà, mờ mắt. Can hỏa thượng viêm thì mắt đỏ.

d. Can chủ cân, kỳ hoa tại móng. Can chủ quản hoạt động của gân, chi phối hoạt động của bắp thịt và khớp xương trong toàn thân. Gân nhờ vào Can huyết nuôi dưỡng, nếu Can huyết bất túc không nuôi dưỡng được gân sẽ sinh ra đau gân, tê dại, khó co duỗi, co quắp. Nếu nhiệt cực dẫn động Can phong cũng có thể gây nên co giật. "Móng và Can cũng có quan hệ mật thiết. Can huyết đầy đủ thì móng tay hồng nhuận. Can huyết bất túc thì móng tay khô xác hoặc mỏng di, mền ra, gọi là "Kỳ hoa tại móng" (can thấy rõ ở móng).

2. Sinh lý và bệnh lý của đảm

Đảm là một trong sáu phủ, nhưng lại có công năng khác các tạng phủ khác nên gọi là "kỳ hằng chi phủ”. Bệnh của Đảm (mật) chủ yếu biểu hiện ở sườn đau, vàng da, đắng miệng, nôn nước đắng.

3. Can và Đảm thông qua quan hệ kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý, Can và Đảm gần nhau nên khi có bệnh thì cũng ảnh hởng đến nhau, khi chữa bệnh thì chữa cả Can và Đảm. Trên cơ bản Can và Đảm bao quát công năng của gan, mật và một phần hệ thần kinh thực vật, hệ vận động, huyết dịch, thị giác.

C. Tỳ và vị
1. Sinh lý và bệnh lý của tỳ
a. Tỳ chủ vận hóa
: Tỳ chủ tiêu hóa, hấp thụ và vận chuyển đồ ăn. Đồ ăn vào dạ dày sau khi đã sơ bộ tiêu hóa, lại có Tỳ vận hóa thêm một bước, tạo thành chất tinh vi dễ hấp thụ, rồi được chuyển vận đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức cơ quan toàn thân. Tỳ ngoài việc vận hóa đồ ăn đã tinh hóa ra, còn vận chuyển thủy thấp, cùng với Phế và Thận duy trì mức vừa đủ của chất lỏng trong cơ thể. Khi công năng vận hóa của Tỳ bình thường, tiêu hóa, hấp thụ tốt, Tỳ khí khỏe, thì khí huyết thịnh vượng, tinh lực dồi dào. Nếu như Tỳ hư thì vận hóa thất thường, khả năng tiêu hóa, hấp thụ (kiện vận) không tốt, sẽ xuất hiện chứng kém ăn, bụng trướng, ỉa lỏng, nhão. Có thể do chất lỏng vận chuyển bị trở ngại mà gây nên thủy thấp bị đình trệ, dẫn đến phù thũng hay đàm ẩm (do không sinh huyết tất sinh đàm lỏng hoặc dẻo ở dạ dày, đường ruột).

b. Tỳ thống huyết. Tỳ có công.năng thống nhiếp huyết dịch toàn thân. Nếu Tỳ hư, công năng thống huyết diễn biến xấu cũng làm cho “huyết bất tùng kinh"* gây nên các chứng: xuất huyết; thổ huyết, nục huyết, băng lậu huyết, tiện huyết. Ngoài ra, còn có quan hệ sinh huyết rất mật thiết. Tỳ hư làm cho công năng sinh hóa huyết dịch giảm thấp, đưa đến bần huyết (thiếu máu, nghèo máu).

c. Tỳ chủ tứ chi, cơ nhục, khai khiếu ra mồm, kỳ hoa ở môi: Tỳ mà vận hóa bình thường thủy cốc tinh vi nuôi dưỡng toàn thân thì sức ăn tăng tiến, cơ bắp đầy đặn khỏe mạnh, tay chân cứng cáp, mồm miệng hồng tươi. Tỳ khí hư yếu, vận hóa thất thường, thì sức ăn kém, cơ bắp gầy mòn, chân tay mềm yếu, môi trắng nhợt hoặc vàng, khô khan.

2. Sinh lý và bệnh lý của vị

Công năng chủ yếu của Vị !à chứa nạp thủy cốc, nghiền ngấu đồ ăn, nên gọi: "Vị là thủy cốc chi hải"**. Vị có bệnh thì xuất hiện chứng bụng trên đầy tức, đau đớn, ăn uống giảm, quặn bụng buồn nôn.

3. Tỳ với Vị thông qua quan hệ kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý. Vị chủ nạp, Tỳ chủ vận hóa, phối hợp với nhau thành công năng sinh lý tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển dinh dưỡng. Tác dụng của Tỳ, Vị trong cơ thể con người chiếm địa vị trọng yếu, cho nên trên lâm sàng có câu nói: "Có Vị khí thì sống, không Vị khí thì chết" và câu "Tỳ, Vị là gốc của hậu thiên". Nhưng Tỳ, Vị lại có những đặc điểm khác nhau: Tỳ chủ thăng, ưa táo, ghét thấp. Vị chủ giáng, ưa thấp, ghét táo, cả hai đều tương phản tương thành. Vị khí giáng, đồ ăn mới đi xuống, tiện cho việc tiêu hóa; Tỳ khí thăng, thủy cốc tinh vi mới có thể đi đến Phế, lại đưa rải khắp toàn thân, đến các tạng phủ. Nếu Vị khí không giáng mà lại ngược lên, sẽ gây ra quặn bụng, nôn mửa, ợ hơi, nấc và đau dạ dày. Tỳ khí không thăng, ma lại hãm xuống (trung khí hạ hãm) thì xuất hiện hụt hơi, nói yếu, ỉa chảy kéo dài, lòi dom, sa dạ dày, sa dạ con hoặc sa các tạng phủ khác.
Tỳ thuộc âm, bản thân rất dễ sinh thấp. Tỳ không vận khỏe, thủy thấp đình ở trong, lại cũng rất dễ bị tà thấp xâm phạm. Nếu Tỳ bị ngoại thấp xâm phạm thì thấy phát sốt, nặng đầu, đau mình, tay chân rã rời, mệt mỏi, bụng trướng khó chịu, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn, khi chữa nên ôn tỳ, táo thấp.
Vị thuộc dương, nói chung bệnh của Vị là Vị nhiệt, Vị hỏa, làm xuất hiện miệng khô, khát, kém ăn hoặc răng đau, lợi, răng chảy máu, thổ huyết, nục huyết. Chữa nên thanh nhiệt, giáng hỏa.
Tlheo những điều nói về Vị thì Đông, Tây y đều nói giống nhau, nhưng Đông y nói về Tỳ bao gồm công năng và bệnh tật thuộc tiêu hóa, hấp thụ, đại tạ (thay thế vật chất), ổn định thể dịch và một phần tuần hoàn huyết dịch, so với bài giảng Tây y thì thật khác xa.

D. Phế và đại trường
1. Sinh lý và bệnh lý của phế
a. Phế chủ khí
: Phế giữ hô hấp, tiến hành thay đổi khí trong cơ thể, duy trì công năng hoạt động sống của con người. Mặt khác, Phế hướng về trăm mạch đa thủy cốc tinh vi phân bố toàn thân. Ngoài ra, Đông y cho rằng Phế chủ khí cả người, khí của lục phủ, ngũ tạng thịnh, suy đều có quan hệ mật thiết với Phế. Công năng của Phế diễn biến xấu sẽ gây nên bệnh tật chủ yếu ở đường hô hấp: Ho hen, mệt nhọc, tiếng nói nhỏ yếu, hụt hơi.

b. Phế chủ túc giáng*, thông điều thủy đạo
: Phế khí lấy thanh túc hạ giáng làm thuận, nếu Phế khí ngược lên sẽ phát sinh chứng ho hen. Sự vận hành chất lỏng trong người và bài tiết chẳng những cần sự vận hóa, chuyển đưa của Tỳ, còn cần sự túc giáng của Phế khí mới có thể thông điều thủy đạo mà chuyển đến Bàng quang. Nếu như Phế mất túc giáng cùng ảnh hưởng đến việc đại tạ** của thủy dịch, dẫn đến thủy thấp đình lưu, sinh ra khó đái và phù thũng. Do đó có câu: "Phế là thượng nguồn của thủy". Phế khí không túc giáng được có khi quan hệ với Phế khí bế trở (Phế khí vướng tắc). Vì thế một số chứng suyễn và phù thũng thường phối hợp dùng thuốc khai phế khí như Ma hoàng, Tế tân, Khổ Hạnh nhân để chữa.

c. Phế chủ bì mao : Phế và da dẻ cơ biểu có quan hệ mật thiết. Phế, Vệ khí đầy đủ thì cơ biểu kín chắc, da dẻ tươi sáng, sức chống đỡ của cơ thể mạnh mẽ, ngoại tà không dễ xâm phạm được. Khí của Phế, Vệ không vững, lỗ chân lông trống trải, dễ bị ngoại tà xâm phạm, thậm chí phạm thẳng vào Phế. Ngoài ra, nếu như cơ biểu không chắc, tinh dịch tiết ra ngoài, lại sinh ra mồ hôi và mồ hôi trộm.

d. Phế khai khiếu ở mũi : Mũi và Phế thông nhau, mũi là cửa của hệ hô hấp. Khi Phế có bệnh thường sinh tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở, có khi cánh mũi phập phồng.

đ. Phế có quan hệ với tiếng nói : Tiếng nói phát sinh do tác dụng của Phế khí. Phế khí đủ thì tiếng nói vang, trong. Phế khí hư thì tiếng nói thấp, đục, nhỏ. Phong hàn phạm phế, Phế khí vướng tắc thì tiếng nói như câm. Bệnh lao do Phế tà làm tổn hại, hoặc do Phế khí tiêu hao quá mức cũng dẫn đến mất tiếng.

2. Sinh lý và bệnh lý của đại trường

Công năng chủ yếu của Đại trường là chuyển tống cặn bã, bài tiết phân. Đại trường có bệnh gây ra: Táo bón, bí ỉa, đau bụng, ỉa chảy, hoặc lị máu mủ.

3. Phế và Đại trường thông qua kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý . Phế khí túc giáng thì công năng của Đại trường bình thường, đại tiện dễ dàng. Nếu đại tiện tích trệ thì cũng ảnh hưởng ngược lại sự túc giáng của Phế khí. Khi trị liệu trên lâm sàng, có khi chữa bệnh của Phế lại chữa từ Đại trường. Có khi chữa bệnh Đại trường lại kèm chữa bệnh của Phế. Như chữa bệnh bí ỉa, ngoài việc dùng thuốc thông tiện ra, còn dùng cả thuốc nhuận Phế hoặc giáng Phế cũng tốt. Có một số chứng thực nhiệt ở Phế, ngoài việc thanh Phế, còn cần thông đại tiện. Kết hợp cả hai việc này thường thu được kết quả rất tốt.
Theo sinh lý và bệnh lý kể trên, về cơ bản Tây và Đông y đều giảng giống nhau. Nhưng Đông y giảng về Phế, ngoài công năng về hô hấp, lại bao quát một bộ phận tuần hoàn huyết dịch, trao đổi chất lỏng và công năng điều tiết thân nhiệt.

Đ. Thận và bàng quang
1. Sinh lý và bệnh lý của thận
a. Thận chủ tàng tinh
: Công.năng của Thận là tàng tinh. Có thể chia làm hai loại: chứa "tinh" sinh dục, cũng là chủ quản việc sinh sản của con người. Mặt khác, còn chứa tinh của lục phủ, ngũ tạng, cũng là chủ quản việc sinh trưởng của con người, bao gồm sự phát dục và các hoạt động trọng yếu khác. Trên lâm sàng, số lớn bệnh Thận là chứng hư. Bệnh ở hệ sinh dục và có một số bệnh ở hệ nội tiết có thể dùng phép bồ Thận mà chữa.

b. Thận chủ thủy : Thận là cơ quan trọng yếu để điều tiết và thay thế nước trong cơ thể, cho nên gọi Thận là "thủy tạng". Thận có bệnh,.điều tiết nước không bình thường, làm khó đái, thủy dịch đình lưu, phù toàn thân, hoặc đái không ngừng, uống nhiều, đái nhiều, đái són, đái dầm.

c. Thận chủ xương, sính tủy, thông về não : Thận tàng tinh, tinh sinh tủy. Thận và não có quan hệ. Thận tinh đầy đủ thì xương, tủy, não đều khỏe mạnh, chân tay nhanh nhẹn, có sức hành động linh lợi, tinh lực dồi dào, tai thông, mắt sáng. Thận tinh không đủ thường sinh ra động tác chậm chạp, xương mềm, sức yếu, thiếu máu hoặc choáng váng hay quên, cũng như trẻ em bị chứng trí lực phát triển chậm. Ngoài ra, răng là chỗ thừa của xương, nếu Thận khí hư suy thì răng lợi dễ bị lỏng lẻo và rụng.

d. Thận chủ mệnh môn hỏa : Thận là thủy tạng, nhưng lại chứa mệnh môn hỏa (Thận dương là lực lượng chủ yếu duy trì sinh mệnh, có tên mệnh môn hỏa). Thận hỏa và Thận thủy (thận tinh), một âm, một dương, cùng nhau duy trì sinh dục và sinh trưởng, phát dục, cũng như công năng của các tạng phủ. Mệnh môn hỏa suy dẫn đến xuất tinh sớm, liệt dương, không đủ sức sưởi ấm Tỳ gây ra bệnh ỉa chảy mạn tính. Mệnh môn hỏa vượng sẽ xuất hiện mộng tinh, di tinh, tình dục tăng tiến, bứt rứt.

đ. Thận chủ nạp khí : Hô hấp tuy do Phế chủ quản nhưng tất nhiên cần sự hiệp đồng của Thận. Thận có tác dụng hỗ trợ phế hít khí, giáng khí gọi là "nạp khí". Nếu Thận không nạp khí sẽ sinh ra hư suyễn, ngắn hơi. Đặc điểm của loại hư suyễn này là thở nhiều, hít ít. Trị liệu lâm sàng cần theo cách bổ Thận.

e. Thận khai khiếu ở tai (phía trên), ở nhị âm* (phía dưới): Tai và Thận liên quan với nhau, vì là khiếu trên của Thận, cho nên Thận khí sung túc thì tai nghe được bình thường, thận khí hư thì tai ù, tai điếc. Nhị âm là lỗ đít và lỗ đái, là khiếu dưới của Thận, cho nên sự bài tiết của Thận có liên quan đến đái, ỉa. Nếu thận khí hư sẽ đưa đến đái không cầm hoặc đái són không dứt. Thận âm bất túc sẽ đưa đến bí ỉa. Mệnh môn hỏa suy gây nên ỉa chảy lúc sáng sớm.

e. Thận kỳ hoa tại tóc : Lông tóc rơi rụng và sinh trưởng thường phản ánh sự thịnh suy của Thận khí. Thận khí thịnh vượng thì lông tóc tốt dày và đen bóng. Thận khí suy thì lông tóc thưa, rụng hoặc bạc mà khô xác.

2. Sinh lý và bệnh lý của bàng quang

Công năng chủ yếu của Bàng quang là chứa giữ và bài tiết nước tiểu. Nếu bàng quang có bệnh sinh ra đái són, đái vội, hoặc khi dứt bãi đái thấy đau.

3. Thận và Bàng quang thông qua quan hệ kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý. Công năng bài tiết của Bàng quang mất bình thường có khi quan hệ tới bệnh của Thận. Như Thận hư không cố nhiếp*, cũng xuất hiện chứng đái không cầm hoặc đái dầm. Thận hư, khí hóa không kịp cũng ra bí đái hoặc đái khó.
Theo sinh lý, bệnh lý kể trên, Đông y giảng về Thận, cơ bản bao quát công năng và bệnh tật ở hệ sinh dục, tiết niệu, bộ phận tạo máu, nội tiết và công năng của hệ thần kinh, khác vôi bài giảng Tây y. Còn Bàng quang trong bài giảng Đông, Tây y đều giống nhau.

E. Tam tiêu

Tam tiêu là một trong lục phủ, gồm có Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Hình thái và công năng của Tam tiêu tới nay chưa có lý thuyết ổn định. Đại đa số cho rằng Thượng tiêu là Tâm, Phế, tương đương với công năng tạng khí ở lồng ngực. Trung tiêu chỉ Tỳ, Vị tương đương với công năng tạng khí ở bụng trên. Hạ tiêu chỉ Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường, tương đương với công năng tạng khí ở bụng dưới. Theo tác dụng sinh lý mà nói, Thượng tiêu như "sương", chỉ tác đụng của Tâm, Phế đối với việc đưa rải chất dinh dưỡng. Trung tiêu như "giọt nước", chỉ tác dụng vận hóa của Tỳ, Vị. Hạ tiêu như "cống rãnh", chỉ tác dụng bài tiết của Thận và Bàng quang.
Lý thuyết Tam tiêu biện chứng trong học thuyết ôn bệnh đã dùng Tam tiêu làm cương lĩnh để biện chứng phân loại bệnh và luận trị. So với ý nghĩa kể trên có chỗ khác nhau..
Nói tóm lại, công năng của Tam tiêu là tổng hợp công năng sinh lý của mấy tạng phủ trong lồng ngực, ổ bụng. Bệnh biến của Tam tiêu xuất hiện phần lớn có liên quan với công năng chuyển tống chất lỏng, nuôi dưỡng và bài tiết.

G. Nữ tử bào

Nữ tử bào gồm dạ con và phần phụ. Công năng chủ về chửa đẻ và kinh nguyệt. Nữ tử bào, Thận và Xung, Nhâm mạch có quan hệ rất mật thiết, cả 3 đều cùng giữ kinh nguyệt, chửa đẻ, sinh dục được bình thường. Thận tinh đầy đủ, Xung, Nhâm mạch thịnh thì kinh nguyệt, sinh dục bình thường. Thận tinh hao tổn, Xung nhâm mạch hư thì kinh nguyệt không đều, thậm chí không chửa đẻ.

* Túc giáng: đưa xuống nghiêm chỉnh
** Đại tạ: thay cũ đổi mới
* Huyết bất tùng kinh: huyết không đi theo kinh mạch
** Vị là thủy cốc chi hai: dạ dày là bể chứa nước và đồ ăn
* Nhị âm: chỗ đái và chỗ ỉa, gọi là tiền âm và hậu âm
∗ Thang phát: Đưa lên. Thâu tiết: Gom về để hạn chế.
* Cố nhiếp: giữ chắc




**************************************************************************************************************



NGŨ VẬN - LỤC KHÍ

Ngũ Vận tương ứng với Ngũ hành : MỘC - HỎA - THỔ - KIM - THỦY.
Lục Khí tương ứng với Lục khí(còn gọi là Lục dâm) : PHONG-HÀN-THỬ-THẤP-TÁO-HỎA.
Ngũ Vận ứng với Thiên Can. Lục Khí ứng với Địa chi.
Ngũ hành của Thiên Can theo thứ tự từ Giáp đến Quý, chúng ta có sắp xếp như sau:
GIÁP-ẤT-BÍNH-ĐINH-MẬU-KỶ-CANH-TÂN-NHÂM-QUÝ.
Giáp - Ất MỘC.
Bính - Đinh HỎA.
Mậu - Kỷ THỔ.
Canh - Tân KIM.
Nhâm - Quý THỦY.
Từ Giáp đếm đến Quý,theo thứ tự 1 đến 10, chúng ta có những Can thuộc số lẻ là Can Dương.
Những Can thuộc số chẵn là Can Âm.
Ngũ hành của Địa chi theo thứ tự từ Tý đến Hợi, chúng ta có sắp xếp như sau : TÝ-SỮU-DẦN-MÃO-THÌN-TỴ-NGỌ-MÙI-THÂN-DẬU-TUẤT-HỢI.
Tý/Hợi                   - Thủy
Dần/Mão               - Mộc
Tỵ/Ngọ                   - Hỏa
Thân/Dậu               - Kim
Thìn/Tuất/Sửu/Mùi - Thổ
Từ Tý đếm đến Hợi theo thứ tự từ 1 đến 12, chúng ta có những Chi thuộc số lẻ là Chi Dương, những Chi thuộc số chẵn là Chi Âm.
Trong lục thập hoa giáp, Can Dương sẽ đi với Chi Dương.
VD: Giáp Tuất
Giáp = 1, Tuất = 11 (đều là các số lẻ trong Thiên Can - Địa Chi) thuộc DƯƠNG.
Can Âm sẽ đi với Chi Âm.
VD: Ất Hợi
Ất = 2, Hợi = 12 (đều là các số chẵn trong Thiên Can - Địa Chi) thuộc ÂM.
Ứng dụng Ngũ hành trong Ngũ vận thì sắp xếp theo Thiên Can hợp. Có nghĩa là Can Dương hợp với Can Âm có ngũ hành tương khắc.
VD:
Giáp - Kỷ --> Thổ.- Giáp là Dương MỘC phối hợp với Kỷ là Âm THỔ.
Ất - Canh --> Kim.- Ất là Âm MỘC phối hợp với Canh là Dương KIM.
Bính - Tân --> Thủy.- Bính là Dương Hỏa phối hợp với Tân là Âm KIM.
Đinh - Nhâm --> Mộc.-Đinh thuộc Âm HỎA phối hợp với Nhâm là Dương THỦY.
Mậu - Quý --> Hỏa.-Mậu là Dương THỔ phối hợp với Quý là Âm THỦY.
Trong THỌ THẾ BẢO NGUYÊN có đúc kết như sau:
Giáp Kỷ hóa THỔ - Ất Canh - KIM,
Đinh Nhâm hóa MỘC tận thành lâm,
Bính Tân hóa THỦY mịch mịch xứ...
Mậu Quý Nam phương HỎA diệm xâm.
Vì vậy chúng ta chú ý vào Thiên Can của các năm để phân biệt Ngũ vận của năm đó.
VD: Năm Quý Tỵ, Quý: thuộc vận HỎA "Mậu Quý Nam phương HỎA diệm xâm."
Ứng dụng Lục Khí Sắp xếp theo Địa Chi Xung.Có nghĩa là 6 cặp Địa Chi Xung khắc nhau.
Trong THỌ THẾ BẢO NGUYÊN có ghi rằng :
Tý-Ngọ Thiếu Âm Quân thử HỎA.
Sữu-Mùi Thái Âm vi Thấp THỔ.
Dần-Thân Thiếu Dương Tướng HỎA viêm.
Mão-Dậu Dương Minh Táo KIM chủ.
Thìn-Tuất Thái Dương tư THỦY Hàn.
Tỵ-Hợi Quyết Âm Phong MỘC khởi.
Do đó chúng ta chú ý vào Địa Chi của năm để phân biệt Lục Khí của năm đó.
VD: Năm Quý Tỵ, Tỵ thuộc Khí Quyết Âm Phong MỘC.
Tóm lại năm Quý Tỵ - Ngũ Vận thuộc HỎA - Lục Khí thuộc Quyết Âm Phong Mộc.

NGŨ VẬN

1-CHỦ VẬN:là khí hóa vận hành trong một năm nào cũng như năm nấy.Như:
Mùa Xuân thuộc MỘC.
Mùa Hạ thuộc HỎA.
Trưởng Hạ thuộc THỔ.
Mùa Thu thuộc KIM.
Mùa Đông thuộc THỦY.
2-KHÁCH VẬN: là khí chuyển vận trong 5 năm, mỗi năm mỗi khác, vận hành năm này qua năm kia, đi đủ một vòng 10 năm rồi Giáp lại hoàn Giáp. Như:
Giáp Kỷ hóa THỔ. Ất Canh KIM...( các bạn xem lại phần trên )
Trong mỗi vận lại chia ra Âm Dương;
Năm Dương Can: Giáp-Bính-Mậu-Canh-Nhâm là Vận Thái Quá.
Năm Âm Can: Ất-Đinh-Kỷ-Tân-Quý là Vận Bất Cập.
Thái Quá là thịnh vượng, dư thừa.
Bất Cập là yếu kém, không đầy đủ.
VD:Năm Giáp(Tý-Tuất-Thân-Ngọ-Thìn-Dần)là Dương Can, thuộc THỔ Vận Thái Quá.THỔ Thái 
 
Quá thì Thấp( THỔ) khí dư thừa.
VD: Năm Kỷ(Tỵ-Mão-Sữu-Hợi-Dậu-Mùi)là Âm Can, thuộc THỔ Vận Bất Cập.THỔ Bất Cập thì MỘC( Phong) khí lấn át.
Các năm Ngũ Vận lại có cách gọi tên riêng, những năm Thái Quá gọi là Thái, những năm Bất Cập gọi là Thiếu.
Lại chia ra Ngũ Hành mà gọi như sau:
THỔ gọi là Cung.
KIM gọi là Thương.
MỘC gọi là Giốc.
HỎA gọi là Chủy.
THỦY gọi là Vũ
VD:Năm Nhâm Thìn. Nhâm thuộc Dương Can, Vận MỘC Thái Quá. Gọi là Thái Giốc.
VD:Năm Quý Tỵ. Quý thuộc Âm Can, Vận Hỏa Bất Cập. Gọi là Thiếu Chủy.

LỤC KHÍ

1-CHỦ KHÍ:là nói về khí hậu trong một năm, năm nào cũng như năm nấy, như:
Tháng Giêng-Hai thuộc về khí Quyết Âm Phong Mộc                 (Phong khí).
Tháng Ba-Tư thuộc về khí Thiếu Âm Quân Hỏa                          (Nhiệt khí).
Tháng Năm-Sáu thuộc về khí Thiếu Dương Tướng Hỏa           (Thử khí).
Tháng Bảy-Tám thuộc về khí Thái Âm Thấp Thổ                         (Thấp khí).
Tháng Chín-Mười thuộc về khí Dương Minh Táo Kim                (Táo khí).
Tháng Mười Một-Mười Hai thuộc về khí Thái Dương Hàn Thủy(Hàn khí).
2-KHÁCH KHÍ:thì chia ra Tư Thiên - Tại Tuyền
Tư Thiên là ở trên.Là khí chủ nữa năm về trước(6 tháng đầu năm).
Tại Tuyền là ở dưới. Là khí chủ nữa năm về sau(6 tháng cuối năm)
Tư Thiên - Tại Tuyền đối chiếu nhau theo nguyên tắc:
Táo-Nhiệt tương hợp.
Hàn-Thấp tương lâm.
Phong-Hỏa tương trị.
VD: Năm Tý-Ngọ khí Thiếu Âm Quân Hỏa(Nhiệt) Tư Thiên(6 tháng đầu năm), thì khí Dương Minh Táo Kim Tại Tuyền(6 tháng cuối năm).
VD: Năm Mão-Dậu khí Dương Minh Táo Kim Tư Thiên(6 tháng đầu năm),thì khí Thiếu Âm Quân Hỏa(Nhiệt) Tại Tuyền(6 Tháng cuối năm).
Theo đó mà các bạn suy ra những năm còn lại.

VẬN KHÍ PHỐI HỢP NGŨ TẠNG
1-NGŨ VẬN: thuộc về Thiên Can chia ra Âm Can và Dương Can.
GIÁP Dương THỔ hợp với Vị,
KỶ Âm THỔ hợp với Tỳ.
ẤT Âm KIM hợp với Phế,
CANH Dương KIM hợp với Đại trường.
BÍNH là Dương THỦY hợp với Bàng quang,
TÂN là Âm THỦY hợp với THẬN.
ĐINH là Âm MỘC hợp với Can,
NHÂM là Dương MỘC hợp với Đởm.
MẬU là Dương HỎA hợp với Tiểu trường,
QUÝ là Âm HỎA hợp với Tâm,..
Tam tiêu thuộc về Dương HỎA,
Tâm bào thuộc về Âm HỎA.
2-LỤC KHÍ: thuộc về Địa Chi, chia ra Âm Chi và Dương Chi.
TÝ-NGỌ hợp với Tâm_Tiểu trường.
SỮU-MÙI hợp với Tỳ-Vị.
DẦN-THÂN hợp với Bào lạc-Tam tiêu.
MÃO-DẬU hợp với Phế-Đại trường.
THÌN-TUẤT hợp với Bàng quang-Thận.
TỴ-HỢI hợp với Can-Đởm.
NGŨ VẬN TỀ HÓA-KIÊM HÓA
1-TỀ HÓA:là năm Vận Thái quá, Ngũ hành Vận đó ngang bằng với Ngũ hành Vận khắc nó.
VD:năm Giáp THỔ Vận Thái quá, thì THỔ khí ngang bằng MỘC khí.
2-KIÊM HÓA: là năm Vận Bất cập, Ngũ hành Vận đó suy yếu, bị Ngũ hành của Vận nó khắc chen lẫn vào bên trong.
VD: năm Quý HỎA Vận Bất cập, thì KIM khí chen lẫn vào trong HỎA khí.
LỤC KHÍ CHÍNH HÓA-ĐỐI HÓA
1-CHÍNH HÓA: là khí hóa ở phương chính, thì khí đầy đủ.
Trong 12 năm thì DẦN-NGỌ-MÙI-DẬU-TUẤT-HỢI là CHÍNH HÓA.
2-ĐỐI HÓA:là khí hóa ở phương đối chiếu, thì khí suy kém.
Trong 12 năm thì TÝ-SỬU-MÃO-THÌN-TỴ-THÂN là ĐỐI HÓA.
VD:
Năm TÝ-NGỌ là khí Thiếu Âm Quân Hỏa tư thiên. Thiếu Âm là Nhiệt khí, Nhiệt sinh ra từ phương Nam, nên khí CHÍNH HÓA ở NGỌ.TÝ đối xung với NGỌ nên gọi là ĐỐI HÓA.
Năm SỬU-MÙI là khí Thái Âm Thấp Thổ tư thiên.Thái Âm là Thấp khí, Thấp sinh ra từ Tây Nam, nên khí CHÍNH HÓA ở MÙI.SỬU đối xung với MÙI nên gọi là ĐỐI HÓA.
Năm DẦN-THÂN là khí Thiếu Dương Tướng Hỏa tư thiên.Thiếu Dương là Thử khí, Thử khí sinh ra từ Đông Nam, nên khí CHÍNH HÓA ở DẦN.THÂN đối xung với DẦN nên gọi là Đối HÓA.
Năm MÃO-DẬU là khí Dương Minh Táo Kim tư thiên.Dương Minh là Táo khí, Táo khí sinh ra từ phương Tây, nên CHÍNH HÓA ở DẬU.MÃO đối xung với DẬU nên gọi là ĐỐI HÓA.
Năm THÌN-TUẤT là Thái Dương Hàn Thủy tư thiên.Thái Dương là Hàn khí, Hàn khí sinh ra từ Tây Bắc, nên CHÍNH HÓA ở TUẤT.THÌN đối xung với TUẤT nên gọi là ĐỐI HÓA.
Năm TỴ-HỢI là Quyết Âm Phong Mộc tư thiên.Quyết Âm là Phong khí, Phong khí sinh từ chánh Đông,nên CHÍNH HÓA ở HỢI.TỴ đối xung với HỢI nên gọi là ĐỐI HÓA.





No comments:

Post a Comment