LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, October 17, 2016

Những huyệt kích thích thần kinh, sáng mắt và tăng cường trí nhớ


Cách bấm huyệt kích thích thần kinh và tăng cường trí nhớ


Có một phương pháp hết sức đơn giản được ngành y học Đông phương ứng dụng, nhưng luôn mang lại kết quả vô cùng khả quan cho những yêu cầu nêu trên, đó chính là phương pháp bấm huyệt. Bài viết này sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng tìm ra huyệt đạo cần thiết và cách thức bấm day đạt hiệu quả cao nhất, mà bất kỳ ai cũng có thể tự thực hành được.
NHỮNG HUYỆT NÀO CẦN BẤM DAY?
Không cần thiết phải chọn ra nhiều huyệt, vì như thế sẽ tốn nhiều thời gian dò tìm lẫn thời gian kích thích, gây lúng túng cho người không có chuyên môn. Chỉ cần vài huyệt đặc hiệu, là đủ mang lại sự sảng khoái và tinh thần minh mẫn ngay sau khi nhận đủ xung, đủ lực kích thích. Các huyệt đặc hiệu được dùng bao gồm: Phong trì, Bách hội và Tứ thần thông.



 Huyệt Phong trì:
Vị trí: ngay chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Tác dụng: khu phong, giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ.
Chủ trị: nhức đầu, cứng cổ gáy, cảm mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não bộ...
Cách bấm: Hai bàn tay ôm phần sau đầu, hai ngón cái đặt vào vùng lõm sát mép cơ thang. Bấm hai ngón cái xuống đủ mạnh, xoay hai ngón tay ngược chiều nhau, đếm tới số 20 rồi thả tay ra. Nghỉ một nhịp. Tiếp tục ấn, đếm và xoay ngược lại với chiều vừa xoay. Có thể kết hợp làm mát sa cổ bằng việc đẩy hai ngón tay cái dọc theo cơ thang, nếu cảm thấy mỏi cổ do ngồi lâu. Chỉ cần bấm day trong 2 – 3 phút.

Huyệt Bách hội:
Vị trí: kéo một đường thẳng từ đỉnh tai này sang tai kia và một đường thẳng từ giữa hai chân mày ra sau ót, nơi ngã tư của hai đường thẳng giao nhau chính là vị trí của huyệt. Sờ vào sẽ nhận ra vùng lõm xuống của khe xương.
Tác dụng: định thần, bình can, thăng dương, thăng khí…
Chủ trị: nhức đầu, hay quên, điên cuồng, tai biến não, hồi hộp, hoa mắt, trực tràng sa, mất ngủ…
Cách bấm: dùng dầu ngón tay trỏ ấn mạnh, day theo chiều kim đồng hồ 30 lần, rồi làm ngược chiều với số lần tương tự. Ấn day trong vòng 2 – 3 phút.

Huyệt Tứ thần thông:
Vị trí: (xem hình trên) lấy huyệt Bách hội làm chuẩn, đo từ đó lên trước 1 thốn và ra sau 1 thốn làm mốc (1 thốn bằng bề ngang 3 đầu ngón tay khép lại). Từ 2 mốc ấy, đo sang trái và phải mỗi bên 1 thốn, ta có được 4 huyệt gọi là Tứ thần thông. Nếu kết hợp với huyệt Bách hội thì gọi là Ngũ hoa huyệt.
Tác dụng: an thần, trấn kinh, hồi dương, hoạt khí…
Chủ trị: mất trí, dễ quên, cuồng loạn, nhức đầu, mỏi mắt, di chứng bại não, đi đứng mất thăng bằng…
Cách bấm: hai tay ôm hai bên đầu, hai ngón trỏ đặt vào hai huyệt phía sau, hai ngón đeo nhẫn đặt vào hai huyệt phía trước. Ấn xuống, nhấc lên đều đặn trong vòng 2 - 3 phút.
 
HIỆU QUẢ MANG LẠI
Mỗi khi bạn cảm thấy đầu óc căng thẳng dẫn đến những bất ổn tâm sinh lý khiến khó tiếp thu, dễ quên kiến thức vừa đưa vào não. Hãy dành mười phút tự điều chỉnh cân bằng thông qua việc bấm những huyệt đã hướng dẫn. Cơ thể con người vốn được xem là một cỗ máy rất diệu kỳ, bên trong nó ẩn chứa sức mạnh nội tại, qua đó có khả năng tự hoàn chỉnh những khiếm khuyết, tự phục hồi năng lượng khi ta biết cách kích thích đúng những vị trí khởi động là những huyệt vị tương quan. Điều này cũng giống như hành động đóng cầu dao điện trên bảng mạch cho từng vùng động cơ trong một nhà máy, nó sẽ khởi động và mang lại hiệu xuất theo ý muốn chủ quan của người điều khiển.



               Thư giãn bằng cách bấm huyệt

    Trong thời đại khoa học kỹ thuật, lối sống công nghiệp nhiều khi đã trở thành một áp lực nặng ảnh hưởng đến tâm lý con người. Doanh nhân, các nhà quản lý, người lao động trí óc là những đối tượng thường phải chịu hậu quả của stress với các triệu chứng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, giảm thị lực, đau vai.

    Có nhiều cách thư giãn khác nhau nhằm mục đích phục hồi sự cân bằng của hệ thống thần kinh, điều hòa các chức năng sống của cơ thể, hạn chế những tác hại của môi trường xã hội, môi trường sống và nhiều thói quen có hại trong lao động, sinh hoạt. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu cách thư giãn bằng bấm huyệt - một phương pháp đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện cho chính bản thân mình.

    Phương huyệt chủ yếu thường được chọn là các huyệt Bách hội, Ấn đường, Phong trì, Nội quan, Khúc trì, Túc tam lý, nhằm mục đích tái lập sự cân bằng hệ thống thần kinh và các chức năng khác của cơ thể... Có thể phối hợp phương pháp này với các phương pháp thư giãn khác để nâng cao hiệu quả.

Vị trí và tác dụng của các huyệt:
    Bách hội là huyệt thuộc mạch đốc, có vị trí ngay chính giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường thẳng nối 2 đỉnh vành tai. Còn có nhiều tên gọi khác như Tam dương ngũ hội, Nê hoàn cung, Ðiên thượng, Thiên mãn... Là huyệt hội của Ðốc mạch với 6 dương kinh. Huyệt Bách hội có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, bình can tức phong, thông dương cố thoát, cử được dương khí bi hạ hãm, tiềm được can dương, thanh được thần chí, tiết được nhiệt ở các dương kinh...

    Ấn đường là kỳ huyệt, có vị trí nằm chính chỗ lõm giữa 2 đầu lông mày hoặc là giao điểm của đường chính trung với đường nối 2 đầu lông mày. Có tác dụng định thần chí, đuổi phong nhiệt. Theo kinh nghiệm của tiền nhân, có thể phối hợp với Nội quan để chữa mất ngủ, đau đầu hoặc phối hợp Khúc trì để chữa bệnh huyết áp cao.

    Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, giao hội với Thủ quyết âm và Âm duy mạch. Có vị trí nằm giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé ở cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay về phía trên 2 thốn. Có tác dụng định tâm, an thần, hòa vị, thư trung, lý khí, trấn thống. Nghiên cứu của Soulié de Morant - một châm cứu gia người Pháp cho thấy nếu bổ huyệt Nội quan có tác dụng chữa bệnh suy nhược thần kinh, mệt nhọc, mất ngủ, sợ sệt, buồn phiền...

    Khúc trì là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Ðại tràng, là huyệt hợp, thuộc Thổ, còn có tên gọi khác như Dương trạch, Qui cư. Có vị trí ở chỗ lõm, đầu lằn chỉ khuỷu tay khi co lại. Khúc trì có tác dụng sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, thanh nhiệt, hòa vinh dưỡng huyết, khu phong, giải biểu. Thường được áp dụng để chữa các bệnh đau khuỷu tay, vai gãy, liệt chi trên, hội chứng cổ vai - cánh tay gây đau mỏi ở cổ vai, cánh tay...

    Theo trường phái châm cứu Trạch Ðiền, Khúc trì là yếu huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt (tăng thị lực), chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, ban chẩn, mề đay...

    Phong trì là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Ðởm, hội với Dương duy mạch. Có vị trí nằm ở chỗ hõm nhất sau gáy. Có tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà, thanh nhiệt, thông nhĩ (làm tỏ tai - tăng thính lực), minh mục (làm sáng mắt - tăng thị lực). Thường được áp dụng chữa các bệnh cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt, các bệnh về mắt, bệnh về tai... Kinh nghiệm của tiền nhân phối hợp với huyệt Khúc trì để chữa đau đầu, huyết áp cao, bệnh về thần kinh...

    Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vi, còn có các tên như Quỷ tà, Hạ lăng, Hạ tam lý..., là huyệt hợp thuộc Thổ, là huyệt đa khí đa huyết. Có vị trí nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới - ngoài xương bánh chè ngang 1 bàn tay, cách bồ xương chày (xương ống chân) ngang 1 khoát ngón tay. Túc tam lý có tác dụng lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong, hóa thấp, thông điều kinh lạc và hành khí hoạt huyết, phù chính, khu tà, bồi nguyên, bổ hư, dự phòng bệnh tật. Ðược áp dụng chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, thần kinh suy nhược. Ngoài ra còn chữa các bệnh về đường tiêu hóa... Người xưa cho rằng tác dụng của Túc tam lý ví như độc sâm thang vậy.

Thủ pháp bấm huyệt:
    Trong thực hành bấm huyệt, thường dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo được lực tác động mạnh vào huyệt vị. Các huyệt Khúc trì, Phong trì, Nội quan, Túc tam lý đều có ở cả 2 bên thân mình, khi bấm thì nên bấm cả hai bên.

    Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần. Nên làm sau khi lao động trí óc căng thẳng, mệt mỏi... để phục hồi sức khỏe, trí tuệ, năng lực sáng tạo...

    Các biện pháp thư giãn phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả bấm huyệt là một vấn đề cần chú ý thực hiện. Khi day bấm huyệt, nếu có điều kiện nên làm ở nơi yên tĩnh, cần tập trung tư tưởng, tập thở, nới lỏng cơ bắp toàn thân... Ngoài ra, cần chú ý bố trí hợp lý thời gian làm việc, xen kẽ giữa nghỉ ngơi và làm việc để tránh gây sự căng thẳng thần kinh. Lưu ý các bạn rằng, đi bộ và tập thể thao cũng là những biện pháp thư giãn tích cực.

 



Tinh thần tỉnh táo, làm việc hiệu quả
Có rất nhiều lí do khiến giấc ngủ buổi tối của bạn không thể đầy đủ, như chăm sóc con cái, làm việc cho kịp tiến độ, vui vẻ hơn thì do bận đi chơi tiệc tùng, hay cố thức để xem nốt bộ phim… Bi kịch chính là sáng hôm sau bạn vẫn phải đi làm và thật là khó cưỡng nổi cặp mí mắt cứ sụp hết xuống khiến bạn hoàn toàn chẳng đủ tỉnh táo để làm được việc gì ra hồn.
Dù bạn đã tiệc tùng thâu đêm, thức trắng vì mới sinh con, hay mất ngủ để hoàn thành công việc, thì giờ bạn đang ở nơi làm việc và gặp khó khăn để giữ mình tỉnh táo. Bạn tự hứa với mình rằng sẽ ngủ nhiều hơn, nếu bạn có thể vượt qua ngày hôm nay với đôi mắt nhắm nghiền mà không bị sếp phát hiện. Ngủ gật trong giờ làm gây rủi ro rất lớn tới công việc của bạn, và còn báo hiệu một vấn đề lớn hơn trong thói quen ngủ của bạn.

Phần 1 trong 3: Lời khuyên Đơn giản để giữ Tỉnh táo
    1
    Nghe nhạc. Hãy khiến bản thân hoạt bát hơn bằng cách nghe nhạc. Âm nhạc tác động tới phản ứng cảm xúc ở con người, giúp ta kích hoạt nhiều vùng trên não.
        Hãy nghe loại nhạc tiếp thêm năng lượng cho bạn. Nếu có thể, hãy nhảy và hát theo, kể cả khi bạn chỉ lắc lư đầu hoặc ngâm nga theo nhạc. Thứ âm nhạc gây kích thích hoặc chói tai sẽ giúp bạn tỉnh giấc dễ hơn là những bài hát quen thuộc. Chỉ có điều hãy giúp đồng nghiệp mình bằng cách đeo tai nghe!
        Hãy nghe nhạc với âm lượng nhỏ thay vì âm lượng lớn. Mọi người thường hiểu lầm rằng bật nhạc lớn sẽ giúp bạn tỉnh táo. Thực tế thì, vặn nhỏ âm lượng xuống mức thấp sẽ hiệu quả hơn. Bạn buộc phải tập trung để nghe được bản phối, lời bài hát, và tiếng bộ gõ. Nếu bạn thấy khó nhận biết lời bài hát, âm lượng như vậy là vừa đủ, bởi điều đó có nghĩa bộ não bạn đang hoạt động.
   
    2
    Tạo hứng thú cho mình! Sự hứng thú có thể là cách đánh lạc hướng tốt. Khi bạn hứng thú với thứ gì đó, bộ não của bạn sẽ trở nên tập trung. Bạn có thể tạo hứng thú với công việc hoặc điều gì đó quanh mình.
  
    3
    Tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Tốt hơn cả là ánh sáng ban ngày tự nhiên. Đồng hồ sinh học của bạn (các nhịp điệu sinh học) được điều tiết qua việc bạn tiếp cận với ánh sáng mặt trời. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lừa mình tỉnh ngủ kể cả khi cơ thể đang hoàn toàn mệt mỏi.
        Hãy đi ra ngoài dù chỉ một lúc. Nếu bạn có thể đi ra ngoài (kể cả trong những ngày âm u) hoặc nhìn ra cửa sổ trong một phút, bạn sẽ tỉnh táo hơn rất nhiều.
        Hãy sử dụng ánh sáng nhân tạo. Kể cả khi bạn đang ở trong môi trường đã có ánh sáng nhân tạo, càng sáng thì càng tốt cho bạn. Bất kể bạn làm việc ở đâu, hãy thử xem bạn có thể thay thế đèn hoặc thêm một chiếc bóng đèn để tăng ánh sáng nơi làm việc được không.

    4
    Cố gắng luôn ngồi thẳng người, hoặc đứng thì càng tốt. Khi bạn ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, cảm giác mệt mỏi sẽ giảm đi rõ rệt, cùng với đó là kết hợp hít thở thật sâu một vài lần, việc này giúp cung cấp oxi cho não, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, và bạn sẽ dễ dàng tập trung vào công việc hơn.
  
    5
    Nhai đá viên. Khi bạn nhai đá viên, bạn gần như không thể ngủ được nữa. Nhiệt độ lạnh tê người sẽ giúp não bạn tập trung, kể cả khi bạn đang lái xe vào buổi tối, rệu rã, và bạn chỉ muốn ngủ gục.
        Hãy nhai bất cứ thứ gì, kể cả bút bi hay bút chì của bạn, sẽ khiến cơ thể bạn nghĩ rằng sắp tới giờ ăn. Cơ thể bạn sẽ chuẩn bị tiếp nhận thức ăn bằng cách tiết ra hoóc-môn insulin, và bạn sẽ tỉnh táo hơn.
 
    6
    Táp nước lạnh vào mặt. Nếu trời có hơi lạnh một chút, hãy bỏ áo len hoặc áo khoác để mình chịu lạnh một chút. Mở cửa sổ hoặc bật quạt nhỏ xối thẳng vào mặt bạn.
        Nguyên nhân khiến cơ thể bạn phản ứng như vậy với cảm giác lạnh là do cơ thể đang chuẩn bị để giữ ấm cho bạn. Cơ thể bạn cần điều hòa thân nhiệt để duy trì hoạt động của mọi cơ quan. Vậy nếu cơ thể nhận thấy đá hoặc sự lạnh giá, nó sẽ thay đổi để giữ tỉnh táo được lâu hơn.
   
    7
    Dùng khứu giác của bạn. Một thứ mùi đậm – dù mùi dễ chịu hay khó ngửi – cũng đều giúp bạn tỉnh táo rất nhanh. Các bác sĩ trị liệu bằng mùi hương khuyên dùng các loại tinh dầu của những loài cây để kích thích hệ thần kinh và giảm mệt mỏi. Hãy mở nắp hộp những loại tinh dầu sau và hít một hơi mỗi khi bạn cảm thấy uể oải:
        Cây hương thảo
        Cây bạch đàn xanh (cây gôm xanh)
        Cây bạc hà cay
        Cà phê; hạt hoặc cà phê pha sẵn, cả hai đều tốt: một nghiên cứu cho thấy chỉ cần ngửi mùi cà phê là đã đủ để đánh thức một người.[1]
        Dĩ nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có tinh dầu cất giữ dự trữ trong tủ tài liệu. Dùng nước rửa tay hoặc nến thơm có cùng mùi hương cũng có thể thay thế. Các loại thảo mộc như hương thảo hay bạc hà cay có thể mua tươi hoặc khô ở cửa hàng tạp hóa; để đánh thức cơ thể, hãy nhúm lấy một chút, vân vê trên ngón tay bạn và ngửi.

    8
    Ăn uống lành mạnh. Việc ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo, trừ phi bạn ăn quá no. Như phần đông chúng ta đều biết, ăn quá thừa sẽ khiến ta buồn ngủ, nên đừng ăn nguyên một chiếc bánh pizza hay một tảng bít tết 12 ao-xơ (khoảng 300 gram) cho bữa trưa.
        Hãy ăn vặt suốt cả ngày thay vì ăn một bữa lớn. Quan trọng là không được để lượng đường hấp thụ tăng đột ngột (kết thúc bằng thể trạng uể oải không thể tránh khỏi). Tương tự với cafein, hãy chia phần cà phê, sô-đa, hoặc nước tăng lực bạn dùng thành những liều nhỏ.
        Hãy tránh những đồ ăn sáng nhiều đường bột (bánh nướng xốp, bánh mì nướng, các loại bánh ngọt, bánh mì, v.v.). Bạn đang cho cơ thể mình lý do để trở nên uể oải trước 11 giờ sáng bởi lượng đường tăng vọt được hấp thụ từ quá sớm.
        Hãy cho một nắm hạt hướng dương vào miệng và cắn chúng cùng một lúc, chỉ sử dụng răng và lưỡi của bạn; hoạt động này đòi hỏi suy nghĩ và cử động lưỡi tích cực đủ để bạn không ngủ gật, và muối trong hạt hướng dương sẽ tiếp thêm sinh lực và kích thích bạn; hãy nhả vỏ hạt hướng dương ra từ từ và thật yên ắng để không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.

    9
    Chơi một trò chơi. Trên mạng có rất nhiều trang web mà bạn có thể chọn một trong hàng loạt các loại trò chơi để chơi trực tuyến. Hãy chọn trò chơi đố chữ, hay xếp hình, đua xe, hoặc bất kỳ thứ gì bạn thích. Dành khoảng 15 tới 20 phút để chơi một trò chơi sẽ đánh thức trí óc bạn bởi việc chơi trò chơi không hề nặng nề hay nhàm chán. Sẽ vui hơn nếu bạn chọn một trò mà mình chơi giỏi.

Phần 2 trong 3: Luyện tập để giữ Tỉnh táo
    1
    Thử giãn cơ. Giãn và xoay các bộ phận cơ thể sẽ cải thiện tuần hoàn máu và giúp bạn tỉnh táo. Xoay đầu/cổ khoảng 20 giây cũng sẽ có lợi.
   
    2
    Thử châm cứu kết hợp bấm huyệt. Mát-xa (xoa bóp) toàn bộ những điểm sau sẽ cải thiện tuần hoàn cơ thể và giảm bớt sự mệt mỏi:[2]:
        Đỉnh đầu. Vỗ nhẹ vào đỉnh đầu bằng đầu ngón tay hoặc dùng máy mát-xa đầu.
        Sau gáy.
        Mu bàn tay. Vùng ngay giữa ngón cái và ngón trỏ là tuyệt nhất.
        Vùng ngay dưới đầu gối.
        Dái tai.

    3
    Tập luyện tại nơi làm việc. Chỉ vì bạn đang ngồi không có nghĩa là bạn không thể sử dụng các cơ của mình. Vậy hãy tập luyện ngay tại bàn làm việc, hoặc thi thoảng đứng dậy và kích thích máu lưu thông để giữ mình tỉnh táo.
        Hãy thử các bài tập đơn giản như nhảy choi choi, chống đẩy, gập bụng, và ngồi xổm. Đừng tập như bạn đang tập trong trung tâm thẩm mỹ; hãy chỉ tập đủ để giúp máu lưu thông và tránh để đồng nghiệp thấy hành vi kỳ lạ của bạn!
        Hãy đứng và đi lại nhiều hết mức có thể. Nếu phần lớn thời gian bạn phải ngồi, hãy đứng dậy sau mỗi 20 đến 30 phút. Nếu bạn cần động lực để đứng nhiều hơn, hãy xem xét điều này: những người ngồi ít hơn ba tiếng mỗi ngày sẽ thêm được hai năm tuổi thọ.
        Nếu bạn buộc phải ngồi, hãy chọn chiếc ghế không thoải mái nhất mà bạn có thể tìm. Đừng ngồi lên thứ gì khiến bạn đau khi ngồi lâu. Hãy đảm bảo lưng bạn thật thẳng, và buộc bản thân ngồi thật ngay ngắn. Đừng tựa đầu bạn vào bất kỳ thứ gì – dù là tay, bàn, hay tường.
  
    4
    Đi dạo một đoạn ngắn. Nhiều người chọn cách đi bộ để lấy lại năng lượng. Đi bộ thường được cho là hình thức giải trí tốt, đặc biệt khi bạn ngồi trước màn hình máy tính cả ngày dài.
        Bất kỳ giấy tờ nào tồn đọng mà bạn phải đem tới cho đồng nghiệp hoặc sếp (ví dụ như ký tấm séc hoặc ký tài liệu), hãy để riêng ra. Khi nào bạn thấy buồn ngủ, hãy cầm tới để người đó ký (hoặc làm bất kỳ hành động nào khác với tài liệu đó). Khi trở về bàn, bạn sẽ tỉnh táo trở lại và bạn lại trở nên tích cực rồi đó.
        Nhiều nghiên cứu cho rằng nghỉ ngắn nhiều lần trong giờ làm sẽ cải thiện năng suất làm việc của bạn.[4] Nên nếu bạn lo lắng vì có thể chậm hạn, đừng quá căng thẳng! Đi bộ loanh quanh trong giờ nghỉ sẽ giúp bạn. (Bạn có thể báo cho sếp biết.)

Phần 3 trong 3: Những Chiến thuật Khác
   1
    Chợp mắt một lúc. Nếu bạn có thời gian, uống một cốc cà phê (hoặc bất kỳ đồ uống chứa cafein nào) ngay trước giấc ngủ kéo dài tầm 15 tới 20 phút sẽ tăng cường sự tỉnh táo của bạn gấp bội. Sẽ mất tầm 20 phút để cafein phát huy tác dụng, nên bạn sẽ không gặp rắc rối để chợp mắt, và bạn sẽ tỉnh dậy một cách khỏe khoắn.
        Việc ngủ 20 phút đã có thể khởi động bán cầu não phải của bạn[5], và bán cầu não này sẽ xử lý và lưu trữ thông tin được tiếp thu.
   
    2
    Ngủ đều đặn đúng giờ và một chế độ ăn lành mạnh. Lịch trình sẽ có lợi rất lớn cho não của bạn. Nếu bạn đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần, não của bạn sẽ biết được khi nào được ngủ và sẽ dần dần tạo thói quen. Hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cũng đảm bảo rằng cơ thể bạn sẽ có đủ năng lượng cho cả ngày mà không phải chợp mắt để lấy lại sức.
        Bạn nên ngủ bao lâu để đảm bảo rằng mình đã nghỉ ngơi đủ? Người trưởng thành cần từ khoảng 7 tới 9 tiếng mỗi tối để ngủ.[6] Nếu bạn đang mang thai hoặc bạn đã nhiều tuổi, bạn cần ngủ nhiều hơn thế, trong khoảng 10 tới 11 tiếng.
        Nhiều người khuyên rằng[7] bạn nên đi ngủ với tấm rèm mở một nửa. Ánh sáng mặt trời buổi sớm sẽ truyền tín hiệu tới cơ thể bạn để từ từ tạo ra hoóc-môn và sản sinh a-đrê-na-lin, giúp việc thức dậy dễ dàng hơn.
   
    3
    Tập trung sức mạnh ý chí của bạn. Nghe có vẻ khó, nhưng đừng để não bạn tới “trạng thái lơ mơ”. Khi não bạn bắt đầu trống rỗng, hãy nghĩ tới thứ gì đó, dù là một câu nói đùa, một bộ phim, hay bất cứ thứ gì để giữ não hoạt động. Kể cả việc nghĩ tới thứ gì làm bạn thấy bực bội cũng có thể có tác dụng. Trừ phi họ uống say, bạn sẽ không bao giờ thấy người nào đang bực tức lại đột nhiên lăn quay ra ngủ cả.
    4
    Gọi điện cho ai đó. Hãy gọi điện thoại cho bạn bè hoặc anh chị em họ hoặc bất kỳ ai khiến bạn cười. Một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng cũng có thể khiến bạn khoan khoái và bạn sẽ sẵn sàng làm việc lại trước khi mình có thể nhận thức được điều này. Hãy đi loanh quanh khi bạn đang nói chuyện điện thoại. Điều đó sẽ giúp bạn hoạt động. Mọi người thường nói chuyện sinh động hơn khi họ vừa đi vừa nói.

Lời khuyên
    Hãy giữ đủ nước trong cơ thể. Việc thiếu nước có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc chóng mặt, và uống nước lạnh sẽ giúp bạn tỉnh giấc.
    Bạn có thể uống nước lạnh hoặc tắm nước lạnh.
    Đừng uống quá nhiều đồ uống chứa cafein. Chúng sẽ chỉ đem lại cho bạn sự tỉnh táo đột ngột chốc lát, nhưng sau vài giờ chúng sẽ mất tác dụng. Bạn sẽ còn cảm thấy mệt mỏi hơn gấp mười lần.
    Hãy nhận ra rằng bạn không hẳn đã mệt mỏi như bạn nghĩ. Thường thì bạn sẽ thấy trong ngày, bạn mơ tưởng tới việc sẽ đi ngủ ngay khi về tới nhà. Điều đó có thực sự xảy ra không? Với rất nhiều người trong chúng ta, khi tan giờ làm và về nhà để tận hưởng phần còn lại trong ngày, ta thường tỉnh như sáo kể cả khi không ngủ. Hãy chú ý tới trạng thái tâm lý này mà não bạn đang tạo ra.
    Hãy làm bản thân phân tán, thay vì tập trung vào sự mệt mỏi của mình, hãy tăng sự tập trung vào công việc hoặc thứ gì đó hoàn toàn khác biệt.
    Hãy để nước lạnh chạy trên cổ tay của bạn.
    Hãy chợp mắt một lúc trước khi lái xe nếu bạn quá buồn ngủ hay mệt mỏi.
    Hãy ngủ sớm. Nhiều thời gian ngủ sẽ tương đương với ít thời gian ngủ gật ở chỗ làm.
    Bạn có thể ăn một chút đường hoặc muối để giữ mình tỉnh táo.
    Thi thoảng hãy tự đánh khẽ vào mặt để giúp mình tỉnh giấc và không bao giờ ngủ được vì đau.
    Hãy lên kế hoạch hàng ngày làm gì vào lúc nào và bạn sẽ lên kế hoạch chợp mắt ổn thôi.
    Hãy nghĩ tới thứ gì đó bạn muốn biết hoặc muốn tìm hiểu thêm. Ví dụ, bạn có thể xem những hướng dẫn để làm thứ gì đó, nghĩ tới một thứ bất kỳ bạn quan tâm nhưng không đủ quan trọng để bạn dành thời gian tìm hiểu, hãy nghĩ tới một chủ đề cụ thể mà bạn muốn đào sâu nghiên cứu.
    Hãy chọn chủ đề của bạn và nghiên cứu nhiều hết mức có thể để vừa vặn với lịch trình của bạn. Khi có thể, hãy hoàn toàn chú ý tới chủ đề đó. Khi bạn cảm thấy mình đã có một lượng thông tin vừa đủ, hãy viết một bài luận. Điều này sẽ giúp bạn nhớ được rất nhiều thứ mình đã học.
    Đánh thức khuôn mặt của bạn. Búng hoặc cấu má bạn. Nhẹ nhàng vỗ quanh mặt bạn. Lắc toàn bộ tay chân bạn. Giúp cho cơ thể bạn tỉnh táo hơn. Điều này sẽ giữ bạn tỉnh táo khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.

Cảnh báo
    Dù bạn nghĩ mình tỉnh táo đến đâu, nếu bạn thấy buồn ngủ khi đang lái xe, hãy táp vào lề đường và chợp mắt chừng 20 phút.
    Hạn chế tiếp nhận lượng cafein ở mức 300 mg hoặc ít hơn trong một ngày (khoảng 4 tới 8 tách trà) để phòng tránh tác dụng phụ bất lợi.
    Rất nhiều điều bạn làm để tỉnh táo sẽ cản trở việc tập trung. Điều bạn thật sự cần, rốt cục, là ngủ thật ngon để hoạt động một cách tốt nhất.
    Một số người có thể bị dị ứng tinh dầu và mùi hương tinh dầu. Hãy chu đáo với đồng nghiệp của bạn và đảm bảo rằng họ ổn với góc làm việc hoặc văn phòng của bạn có mùi tinh dầu.
    Luôn luôn ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Thời gian tốt nhất để ngủ là từ 10 giờ tối tới 6 giờ sáng.





Hãy làm đầu óc tỉnh táo
        Lẽ thường, mỗi sáng thức dậy, mọi người đều cảm thấy đầu óc thanh sáng, tinh thần phấn chấn. Nhưng, có một số người và trong một hoàn cảnh nào đó, giấc ngủ đã không đem lại cho họ sự thoải mái mà thay vào đó là cảm giác đầu óc u ám, nặng nề, toàn thân rã rời, mỏi mệt. Có người tưởng rằng mình bị bệnh nặng, vội tìm đến thầy thuốc để khám xét, nhưng rốt cuộc cũng không phát hiện được căn bệnh nào cụ thể. Kỳ thực, trạng thái khó chịu này là do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho vỏ não lâm vào tình trạng ức chế, khả năng hưng phấn thần kinh bị giảm thấp.

        Trong y học cổ truyền, có một biện pháp đơn giản, dễ làm, không có tác dụng phụ nhưng đem lại hiệu quả hưng phấn tinh thần khá tốt, đó là day bấm một số huyệt vị nhằm mục đích làm ấm nóng tại chỗ, thúc đẩy lưu thông huyết dịch, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não và quá trình chuyển hóa các chất, qua đó kích thích và nâng cao độ hưng phấn của hệ thần kinh. Theo ngôn ngữ của y học cổ truyền, khả năng này được gọi là công năng "đề thần", "tỉnh thần".

        Trong hệ thống huyệt vị châm cứu, có khá nhiều huyệt có tác dụng "đề thần", nhưng trước hết phải kể đến huyệt bách hội. Đây là một trong những huyệt thường dùng trong thực tiễn chữa bệnh, được ghi lại sớm nhất trong sách Châm cứu thái ất kinh, còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như điền thượng, thiên mầu, duy hội, tâm dương ngũ hội, quỷ môn, thiên sơn, thiên môn, nê hoàn cung... Bách hội là một trong 28 huyệt của mạch đốc, một kinh mạch hết sức quan trọng chạy dọc cột sống lên đầu, có tác dụng điều chỉnh và làm phấn chấn dương khí toàn thân.
        Mặt khác, bách hội còn là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương (chư dương chi sở hội) và cũng là chỗ gặp nhau của kinh can và mạch đốc. "Bách" có nghĩa là một trăm, ý nói nhiều về số lượng; "hội" có nghĩa là nơi tụ hội của tất cả các kinh dương, của ngũ tạng, lục phủ... Bởi thế, bách hội được coi là huyệt vị có tính chất trung tâm, thống lĩnh, đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Công dụng chính của huyệt này là bình can tức phong, tỉnh thần tô quyết, thăng dương cử khí thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau đầu, ngạt mũi, sa trực tràng, sa tử cung, trúng phong, điên cuồng, hay quên, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, tim đập hồi hộp...

        Bách hội nằm ở đỉnh đầu, là điểm gặp nhau của hai đường vuông góc: một đường đi ngang qua đỉnh vành tai (xác định bằng cách gấp hai vành tai về phía trước) và một đường dọc qua giữa đầu, khi sờ sẽ thấy một khe xương lõm xuống, ấn có cảm giác tức nặng. Có một cách tự xác định khá đơn giản: Đầu tiên, cắm hai ngón tay cái vào trong hai lỗ tai, các ngón còn lại xòe ra, ngón tay giữa của hai bàn tay vươn thẳng về phía đỉnh đầu. Sau đó, các ngón ôm chặt lấy đầu, hai đầu ngón tay giữa của hai bàn tay chạm nhau ở đâu thì đó chính là vị trí của huyệt bách hội.

        Muốn đạt được hiệu quả hưng phấn tinh thần tốt nhất, cần thực hiện quy trình thao tác day bấm huyệt bách hội theo các bước như sau:
        - Chọn tư thế thích hợp, tốt nhất là nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế có tựa. Tinh thần thư thái, tập trung sự chú ý vào việc day bấm huyệt.
        - Xác định chính xác vị trí của huyệt.
        - Thuận tay nào thì dùng bàn tay đó nắm hờ, ngón giữa hơi cong đặt vuông góc với huyệt, gốc bàn tay tì vào đầu làm điểm tựa.
        - Tiến hành ấn và day huyệt theo chiều kim đồng hồ trong vòng 2 phút. Chú ý thao tác phải nhịp nhàng nhưng đảm bảo lực tác động phải tương đối mạnh. Nếu không muốn ấn bằng ngón tay thì có thể dùng các vật khác thay thế như đầu chiếc đũa nhỏ, đầu que tính học sinh hoặc dùng 5 - 6 chiếc tăm buộc chặt lại để tác động lên huyệt.
        - Sau khi day ấn lần đầu nếu chưa đạt hiệu quả như mong muốn có thể nghỉ vài phút rồi lại tiến hành day ấn tiếp theo quy trình như trên.

        Vì sao liệu pháp day ấn huyệt bách hội lại có khả năng làm hưng phấn tinh thần? Những kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, việc tác động lên huyệt vị này bằng các phương thức khác nhau như day bấm, châm cứu, thủy châm, điện châm... có ảnh hưởng rõ rệt đến lưu huyết não đồ theo hướng có lợi: biên độ các sóng tăng, chỉ số đàn hồi trở về giá trị bình thường, giảm trương lực mạch máu, tăng tính đàn hồi thành mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn não. Đối với điện não đồ, sự tác động lên huyệt bách hội có khả năng làm tăng chỉ số và biên độ sóng alpha, làm giảm chỉ số sóng điều trị và các sóng chậm khác. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy: châm cứu và day bấm huyệt vị này còn có khả năng trấn tĩnh, làm tăng trí nhớ, chống phù não và cải thiện tình trạng rối loạn hành vi.



Trị đau đầu, mất ngủ bằng xoa bóp, bấm huyệt
 
    Phần lớn các nguyên nhân gây đau đầu thường gặp hiện nay là do căng thẳng, stress, nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, làm việc trong môi trường thiếu ôxy, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn... Hay gặp nhất là các dạng đau đầu do phong hàn (có triệu chứng đau đầu, cứng cổ, đau nhức mình mẩy, không ra mồ hôi, sợ lạnh và gặp gió, gặp lạnh cơn đau càng tăng...).

Nguyên nhân gây đau đầu, suy nhược thần kinh
    Đau đầu do phong nhiệt (đầu đau, phát sốt, khát nước, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng). Đau đầu do huyết áp cao (gây chóng mặt, mặt nóng đỏ, miệng đắng, dễ giận dữ...). Đau đầu do đàm trọc (đau đầu một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn kém)... Nếu không phải là cơn đau đầu bệnh lý, tuỳ đặc tính từng cơn đau bệnh nhân có thể chọn cách giảm đau phù hợp như sau:
    -Nếu nhức ở một số vùng trên đầu, chỉ cần xoa  đầu và thái dương để kích thích não tiết ra các chất làm giảm cơn đau. Đặc biệt có hiệu quả với cơn đau đầu do học, đọc quá nhiều.
    -Nếu vùng gáy bị co cứng, làm nặng đầu, nhất là với những người làm văn phòng, chỉ cử động cổ nhẹ nhàng từ cao xuống thấp, từ trái sang phải đã giảm được đau. Nhưng không nên quay một vòng tròn vì sẽ bị chóng mặt. Nếu đau đầu do căng thẳng, chỉ cần ngủ hoặc nghe nhạc nhẹ một lát là tỉnh táo, nhưng chớ nằm ì, bởi nằm nhiều sẽ bị nặng đầu.
    -Nếu mắt bị mỏi mệt, dùng ngón tay xoa, bấm nhẹ vào điểm giữa hai lông mày và xoáy ngón tay theo những vòng xoáy nhỏ sẽ rất hiệu quả. Hoặc đặt hai ngón tay ở góc ngoài đuôi mắt, vuốt lên phía trên, vừa xoa bóp, vừa xoáy đến điểm ngoài của đuôi lông mày rồi từ từ lên phía trên lông mày đến gần đường chân tóc. Tiếp tục đặt hai ngón tay trỏ lên thái dương thực hiện những vòng xoáy nhỏ thêm 5 – 10 phút sẽ giảm đau.

Bấm huyệt Thái dương chữa bệnh đau đầu.
Huyệt vị cần tác động để chữa đau đầu
    -Huyệt Bách hội: Giao điểm giữa 3 đường thẳng từ hai vành tai và sống mũi kéo thẳng lên đỉnh đầu, sờ vào có 1 khe lõm nhỏ.
    -Huyệt Thái dương: Sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt.
    -Huyệt Phong trì: Nằm ở chỗ hõm chân tóc sau gáy.
    -Huyệt Hợp cốc: Huyệt giữa khe ngón tay cái và ngón tay trỏ.
    -Huyệt Ấn đường: Giữa đường nối 2 đầu lông mày.
    Đầu tiên, dùng ngón tay cái, trỏ (hoặc đốt 2 ngón cái và đốt 3 ngón trỏ) kẹp và kéo da cuốn liên tiếp giữa các ngón tay. Phân -  hợp vùng trán (véo dọc trán từ ấn đường (khoảng giữa đường nối hai lông mày) lên chân tóc rồi lần lượt véo sang hai bên từ huyệt Ấn đường tỏa ra như nan quạt giấy trên trán). Sau đó véo nhẹ lông mày từ huyệt Ấn đường ra hai bên 3 lần, tiếp tục véo tại huyệt Ấn đường từ 5 – 10 lần.

Thủ thuật phân – hợp, dùng 2 ngón tay cái miết phân (hai ngón tay miết ngược chiều nhau) và miết hợp (hai ngón tay cùng miết đến một điểm) nơi vùng trán. Nếu sờ thấy chỗ nào da dày, cứng và đau thì day đến khi hết cứng, hết đau. Rồi ấn day huyệt Thái dương hai bên, miết vòng trên tai ra phía sau gáy từ 5- 10 lần. Khi thao tác, bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm thoải mái.

Động tác day dùng gốc bàn tay, mô của ngón út, mô của ngón cái, hơi dùng sức ấn xuống da của người được xoa bóp và di chuyển theo vòng tay của người thực hiện. Tiếp đó sẽ dùng hai ngón tay cái miết từ huyệt Ấn đường tỏa ra hai bên thái dương, miết sát lông mày rồi miết dần lên hết trán. Tập trung miết huyệt Ấn đường (điểm giữa hai lông mày), miết từ huyệt Thái dương (điểm nối của đường kéo dài cuối lông mày và đuôi mắt dịch ra một thốn) vòng qua tai ra sau gáy làm từ 3- 5 lần.

Tiếp tục bóp cơ hoặc gân ở nơi bị đau, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên (nhưng không để cơ, gân trượt dưới tay vì sẽ bị đau). Rồi đặt một bàn tay úp vùng trán, một bàn tay úp vùng chẩm sau gáy vỗ nhẹ quanh đầu theo hai hướng ngược nhau 2-3 vòng. Sau đó bóp da đầu và giật nhẹ từng mảng tóc. Rồi dùng rìa bàn tay phía ngón út gõ từ trước lên trên và ra sau khắp đầu một lượt. Sau đó nắm tay lại và đấm nhẹ vào những chỗ bị đau.

Dùng đầu ngón tay cái ấn vào một số điểm huyệt rất có tác dụng trị đau đầu: Ấn huyệt Bách hội (ở đỉnh đầu, thẳng chóp hai vành tai lên). Dùng ngón tay cái vừa ấn vừa day theo chiều kim đồng hồ 10 lần.

Bóp nhẹ nhàng 2 cơ thang ở cổ và chỗ trũng hai bên gáy (huyệt Phong trì) từ 3-5 cái. Cuối cùng là bóp cơ sau gáy và hai bả vai từ 10-15 lần.

Sau đó, để bệnh nhân nằm nghỉ 30 phút, nếu bệnh nhân mệt nhiều thì chỉ cần làm vài thao tác cũng được. Sau khi xoa bóp, người bệnh sẽ thoải mái, dễ chịu, nếu có đau trở lại thì xoa bóp thêm.

Nếu thường xuyên đau đầu có thể do cơ thể nhạy cảm với thức ăn, đồ uống như cà phê, rượu... hoặc để cơ thể khát nước, mất nước cũng gây đau đầu, mỏi mệt. Do đó, nên ăn nhiều chất đạm thực vật, uống nhiều nước lọc, hoa quả để cân bằng cơ thể và bài tiết các độc tố ra ngoài. Không nên uống nước có ga vì sẽ làm tăng cơn đau đầu. Khi đau đầu, không xem tivi, để mắt được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng. Cũng không nên dùng các loại nước hoa có mùi đậm, hoặc nhai kẹo cao su, hút thuốc lá...






Những huyệt vị xoa bóp hàng ngày trị bệnh, tăng cường sức khỏe

Trung y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị. Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là một việc rất khó khăn.
Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.
1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo
nguoiphattu-com bam huyet chua benh0.jpg
Trung y có câu “đầu mục phong trì chủ”, tức là hãy tìm đến huyệt phong trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng gió (phong bệnh).
Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh nhưthoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.
Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.
2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày
nguoiphattu-com bam huyet chua benh1.jpg
Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.
Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.
Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.
3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau
nguoiphattu-com bam huyet chua benh2.jpg
Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.
Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và an thần.
Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy ngay hiệu quả.
Thay vào đó, bạn có thể ấn huyệt Hợp cốc để chữa trị. Khi xoa bóp đúng lực, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, tê và sưng lên.
Nếu kèm theo sốt, bạn có thể dùng một chiếc thìa sứ cạo trên phần da phía sau cổ hoặc dùng ngón tay véo nhẹ phần da xung quanh đó, cho đến khi da nổi đỏ hoặc tím. Động tác này có tác dụng giải độc, hạ sốt nhanh chóng.
4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ
nguoiphattu-com bam huyet chua benh3.jpg
Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.
Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy “đau nhẹ nhưng thoải mái” sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng
nguoiphattu-com bam huyet chua benh4.jpg
Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.
Trung y có câu “Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.
Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.
Khi ấn huyệt Ủy trung, dùng lực đúng sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Bạn nên ấn liên tục khoảng 20 cái mới phát huy được tác dụng.
6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
nguoiphattu-com bam huyet chua benh5.jpg
Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.
Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc...
Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.
Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.
7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp
nguoiphattu-com bam huyet chua benh6.jpg
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp
Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng tử cung và buồng trứng.
Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema...
Bắt đầu 3 ngày trước mỗi kỳ kinh, mỗi ngày chị em nên ấn huyệt Tam âm giao, kiên trì trong 3 tháng sẽ giúp chữa trị một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...
Khi ấn huyệt này, dùng ngón tay cái ấn thẳng trên huyệt vị, rồi ấn chặt xuống sau đó mới xoa, mỗi lần kéo dài 1 phút. Nghỉ một lát rồi lại tiếp tục.
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.
8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch
nguoiphattu-com bam huyet chua benh7.jpg
Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.
Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.
Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.
Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.
Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng...
9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc
nguoiphattu-com bam huyet chua benh8.jpg
Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...
Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.
Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.
Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...




TAI THÍNH, MẮT SÁNG

Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng, vừa hữu dụng. Phòng chứng mệt mỏi - đục thủy tinh thể - ngủ ngon
Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2.
Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.
Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này!



Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG
Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.
Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt Đại Không Cốt (ở giữa).
Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.  Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được.
Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ.
Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.




DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ TUỔI THỌ

 Sức khỏe và tuổi thọ là ước mơ chung của con người ở mọi thời đại ,sinh trưởng,phát triển,già nua và chết là một tiến trình dành cho mọi sinh vật.Vậy già và chết là một hiện tượng tất yếu.

 Có liệu pháp nào giúp con người được sống lâu, khỏe mạnh, sống có ích cho gia đình và xã hội?

2_760

Day và bấm huyệt là phương pháp tác động lên huyệt vị của hệ kinh lạc nằm trên cơ thể. Vận dụng thủ thuật kích thích mạnh, gây một luồng phản xạ dương tính, truyền từ ngoài vào trong, trực tiếp với âm tính của cơ năng sinh lý bên trong.

Hóa sinh ra tác dụng trị liệu, để sơ thông khí huyết,điều hòa âm dương, tăng cường kháng thể, để đạt được mục đích:

  • Bồi dưỡng sức khỏe.
  • Phòng bệnh và chữa bệnh mãn tính.
  • Để sống lâu và sống có ích.
  • Có  thể dùng bút từ tính(nam châm),đánh trên huyệt vị,bổ theo chiều kim đồng hồ,tả theo chiều ngược kim đồng hồ.

Đây là những huyệt quan trọng nhất, mang những tính chất khí lực đặc biệt. Nếu chúng ta biết phối hợp thì có thể phòng và chữa trị được nhiều bệnh tật. 

1.TÚC TÂM LÝ (Kinh vỵ) (36) :

Vị trí : Huyệt ở dưới đầu gối 3 tấc ,cách xương chày một khoát ngón tay.

Chủ trị :Huyệt này trị bách bệnh,thường cứu,day huyệt này ngừa bệnh và sống lâu.

Thường chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, đại tiện bón, tay chan tê, bệnh phong thấp - Cước khí, trị nhức đầu, xây xẩm, đau mắt, mũi, tai ù, đau lưng.

  • Hợp với Huyệt thần khuyết (lổ rốn) trị ỉa chảy (Đổ muối lên lổ rốn dùng thuốc cứu đốt nóng vừa chịu được). Khi nào cầm đi cầu thì thôi.
  • Hợp với huyệt Thái Xung,hợp cốc,khúc trì làm hạ huyết áp.
  • Hợp với can du trị gan nóng,mắt mờ.
  • Hợp với tam âm giao,khúc trì trị bế kinh,kinh không đều.
  • Muốn trong người khỏe thì day thường xuyên túc tâm lý,kinh nghiệm bên Nhật.Những nhà dưỡng sinh họ tác động thường xuyên vào huyệt túc tâm lý.Còn tạo gan thận tốt và bồi bổ nguyên khí.
  • Trúng gió bại liệt, đau nhức chân.
  • Phù thủng thì kết hợp huyệt thủy phân. (Trên rốn một thốn)

2.TAM ÂM GIAO (Kinh tỳ 6) :

Vị trí :

  • Trên đỉnh mắt cá trong 4 ngón tay (3 thốn)
  • Ở sau bờ xương chầy,huyệt giao hội 3 kinh tỳ,can,thận.

Chủ trị : Có ảnh hưởng tốt đến 3 kinh, tỳ vị hư nhược,sôi bụng, đầy bụng, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, băng huyết, khí hư, sa dạ con, bế kinh, đẻ khó, di tinh, đau dương vật, phù thủng, tiểu tiện khó, đái dầm, liệt chân, đau khớp, mất ngủ.

  • Hợp túc tâm lý,Dương lăng tuyền trị chân đau,đầu gối sưng.
  • Có thai cấm kích thích mạnh. 

3.ỦY TRUNG (Kinh bàng quan 54) :

- Vị trí : giữa nhượng chân , có động mạch.

- Chủ trị : sưng đầu gối,đau lưng,bàn tọa đau,trúng phong ,bán than,bụng trướng đau,thổ tả.

- Hợp côn lôn trị đau lưng,đau cột sống.

- Hợp hoàn khiêu đau thần kinh tọa.

 3_760



4.NỘI QUANG (Kinh tâm bào lạc 6) :

- Vị trí : Lằn chỉ cổ tay giữa lên 2 thốn

- Chủ trị : Trị bệnh Tim hồi hợp – ngực đầy tức,mất trí,tất cả các bệnh bộ phận ngực.Đau bụng dữ dội,bệnh vàng da.

- Hợp Tam âm giao bồi dưỡng sức khỏe,trị các chứng mố hôi trộm.

5.HỢP CỐC (Kinh đại trường 4 ):

       -Vị trí : Tuyến tay, kẻ ngón cái và ngón trỏ chỗ hổ khẩu tay.

       -Chủ trị : Trị nhức đầu, nghẹt mũi, tai ù, răng đau, chảy máu cam, sưng hạch cổ, đàm nghẹt, ho suyễn, mồ hôi trộm, sổ mũi, đàn bà kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược.

       -Hợp nghinh hương trị nghẹt mũi.

       -Hợp túc tam lý làm điều hòa tỳ vị.

       -Hợp phong trì,liệt khuyết trị nhức đầu. Có thai cấm kích thích.

 5_820

6.KHÚC TRÌ (Kinh đại trường 11) :

       -Vị trí :Tuyến tay , xếp tay vào ngực,ấn tại cuối lằn chỉ cùi trỏ.

      -Chủ trị :

  • Trị tay đau nhức,bại xụi,thần kinh suy nhược.
  • Hợp tam âm giao làm mát máu,bớt ngứa.
  • Hợp túc tam lý ,tam âm giao trị thần kinh suy nhược.

 6_760

 7.CÔN LÔN (Kinh bàng quang huyệt 60 ) :

        -vị trí: Ngay sau mắt cá ngoài,nơi có lỗ hỏng.

        -Chủ trị:

  • Nhức đầu,xây sẩm,chảy máu cam,thần kinh lưng vai đau,bàn tọa đau,sưng chân,trẻ con kinh phong,đàn bà đẻ nhau không ra.
  • Hợp ủy trung trị đau lưng,đàn bà có thai kích thích mạnh.



7_729_729



 8.CÔNG TÔN (Kinh tỳ 4):

- Vị trí : Khớp xương bàn chân và khớp ngón cái.

- Chủ trị :Trị tim hồi hộp,nôn mửa,ăn ít,táo,trĩ,đau hạ vị,đau khớp cổ chân,đau vùng ngực.

9.THÁI XUNG (Kinh can 3) :

- Vị trí: Trên bàn chân,giữa khe ngón cái và trỏ,đo trở lên hai thốn.

- Chủ trị:

  • Đau thắt ruột bụng dưới đầy,nhức đầu,nhức giữa đỉnh đầu,đau vùng gan,mắt đỏ,táo bón,hai chân lạnh,tê nhức hông,ngực đau.
  • Hợp với huyệt hợp cốc trị huyết áp cao,làm kinh phong.

9_760

10. DŨNG TUYỀN (Kinh thận 1):

- Vị trí :Giữa lõm bàn chân,đó là huyệt.

- Chủ trị: Làm hạ huyết áp, trị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hầu họng sưng đau, lưỡi khô, mất tiếng, bị tiểu tiện, đại tiện khó, trẻ con kinh phong. Huyệt cấp cứu các bệnh.

 10_760



11.THẦN MÔN (Kinh tim 7) :

- Vị trí :Tuyến tay bên cờm tay phía trong gần ngón út chỗ lằn chỉ.

- Chủ trị :Tim lớn, hồi hộp, sợ sệt, mất tiếng, bệnh thần kinh ngây ngô, khờ ngốc, mất ngủ, làm tim điều hòa suy nhược thần kinh.

 11_760



12.BÁCH HỘI (Kinh cốc 19) :

 - Vị trí :Ngay giữa đỉnh đầu,nơi có lỗ hõm.

 - Chủ trị :Trị nhức đầu xây xẩm,não bầm huyết,thần kinh suy nhược,trúng phong á khẩu,nghẹt mũi,thiếu máu não đưa đến chóng mặt,rối lọan tiền đình.

13.NHÂN TRUNG (Độc mạch huyệt 25) :

- Vị trí :Tuyến mặt,ngay giữa rãnh nhân trung 2/3 trên.

 - Chủ trị :

  • Trúng phong bất tỉnh,kinh phong,méo miệng,mắt xếch,mặt phù.
  • Huyệt chủ cấp cứu thình lình bất tỉnh
  • Hợp Uỷ trung trị đau lưng,đau đầu gối.

14.PHONG TRÌ (Kinh đơn 20) :

- Vị trí :Tuyến đầu, mí tóc đo lên một tấc, đo ra một tấc rưỡi.

- Chủ trị :Trị tất cả các bệnh trúng phong xây xẩm, nhức đầu, các bệnh mắt hoa, trị bán than, thần kinh suy nhược.

 14_760



 SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC ÁP DỤNG DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỂ ĐIỀU TRỊ


1.Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn ọe, dạ dày yếu:

- Công thức :Hợp cốc túc tam lý, nội quang.

- Thực hành :Trước day nội quang, túc tam lý, hợp cốc xoa tròn bụng theo chiều kim đồng hồ, từ phải qua trái, chung quanh rốn.

2.Người phát sốt,  nhức đầu do ngoại cảm:

- Công thức :Hợp cốc, khúc trì, túc tam lý.

- Thực hành :Trước day hợp cốc, khúc trì, túc tam lý. Nếu có nhức đầu nhiều kết hợp xoa bóp vùng trán, gáy, đỉnh đầu vùng bách hội và dũng tuyền.

3.Hay chóng mặt :

- Công thức :Túc tam lý ,ấn đường (giữa hai đầu chân mày ).Nội quang,tam âm giao.

- Thực hành :

a/Hay chóng mặt nhức đầu do cao huyết áp: Nội quang xoa bóp từ mí tóc xuống ấn đường,túc tam lý,tam âm giao,dũng tuyền day vùng thắt lưng,xoa bóp vùng gáy,kết hợp ngâm chân nước ấm vào mỗi tối 30 phút.

b/Hay chóng mặt nhức đầu do suy nhược thần kinh :

  • Công thức :nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý.
  • Thực hành :nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý kết hợp xoa bóp vùng trán, vùng gáy,bách hội, dũng tuyền. Ngâm chân nước ấm buổi tối.

c/Hay chóng mặt nhức đầu do rối lọan kinh nguyệt :

  • Công thức :nội quang, túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc kết hợp xoa vùng bụng dưới rốn, xoa vùng thắt lưng, vùng trán, vùng gáy.

4.Co giật động kinh :

- Công thức :Hợp cốc,thái xung,nhân trung.

- Thực hành :Khi có bệnh nhân, người biết bấm thì phải bấm mạnh vào các huyệt nhân trung,hợp cốc,thái xung.

5.Dạ dày yếu,mỏi chân,phù chân :

- Công thức :túc tam lý, tam âm giao.

- Thực hành :Day bấm túc tam lý, tam âm giao, kết hợp xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa vùng thắt lưng.

6.Cường tráng cơ thể :

- Công thức: Nội quang, túc tam lý, tam âm giao.

- Thực hành: Day nội quang, túc tam lý, tam âm giao thường xuyên mỗi huyệt day 2 phút sáng tối.

7.Trúng gió bất tỉnh :

- Công thức: Nhân trung, nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội.

- Thực hành: Khi gặp trường hợp xảy ra, lấy móng tay bấm huyệt nhân trung, xong day nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội. Kết hợp xoa ấn vùng bụng trên, bụng dưới bằng dầu nóng, lòng bàn tay, bàn chân.


Tăng cường sức khoẻ bằng điểm huyệt dưới lòng bàn chân

Các sách bàn về tính dục thời cổ của y học phương Đông đều khuyên đàn ông khi thực hành các cuộc “mây mưa”, nên dùng ngón tay cái của mình kích thích khá mạnh vào một điểm ở lòng bàn chân của người đàn bà. Theo cổ nhân, vị trí này có công dụng nổi tiếng trong nâng cao năng lực tính dục của cả nam và nữ. Không chỉ vậy, kích thích thường xuyên và đúng cách vào huyệt vị đặc biệt này còn có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cả về tinh thần và thể chất.

Huyệt đó chính là huyệt dũng tuyền, một trong 27 huyệt vị châm cứu nằm trên đường kinh túc thiếu âm thận, được coi là một trong tam tài huyệt: bách hội (thiên) gọi là thiên tài, chiên trung (nhân) gọi là nhân tài và dũng tuyền (địa) gọi là địa tài. “Dũng” có nghĩa là vọt ra, tràn lên; “tuyền” là suối, là nguồn; “dũng tuyền” ý muốn nói huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, tràn đầy sức sống. Huyệt vị này còn có nhiều tên khác như địa xung, quyết tâm, địa cù… thường được cổ nhân dùng chữa các chứng bệnh như:
– Tại chỗ: đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút.
– Theo kinh: đau mặt trong đùi, đau đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, đẻ xong không tiểu được, chảy máu mũi, tim đập nhanh…
– Toàn thân: hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, mất ngủ, tiêu khát.

Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, tác động đơn độc lên huyệt dũng tuyền bằng nhiều phương thức khác nhau có tác dụng chữa trị khá nhiều chứng bệnh như: ho kéo dài (dùng bột thuốc đông y đắp vào huyệt), ho ra máu (thuỷ châm Atropin vào huyệt), mất ngủ (cứu điếu ngải lên huyệt), đau đầu (châm dũng tuyền xuyên sang huyệt thái xung), sốt cao (đắp bột thuốc vào huyệt), cao huyết áp (cứu bằng điếu ngải hoặc đắp thuốc đông y), cơn động kinh (châm tả), đi lỏng (dán thuốc đông y vào huyệt), chảy máu cam (đắp tỏi giã nát vào huyệt), quai bị (đắp thuốc vào huyệt), đái dầm (thuỷ châm), hen phế quản (châm cứu)…

Trong phép dưỡng sinh của y học cổ truyền, người xưa đã khuyên hàng ngày nên day bấm huyệt dũng tuyền kiên trì, đều đặn nhằm làm cho thận khí luôn sung túc, thận thuỷ luôn tràn đầy, theo đó mà tinh thần, thể lực và tinh lực đều có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cao nhất, phải xác định chính xác vị trí của huyệt và tiến hành day bấm đúng phương pháp. Nên day bấm huyệt mỗi ngày hai lần, tốt nhất là trước khi ngủ tối và sáng sớm khi vừa tỉnh giấc, dùng hai tay đồng thời xát nhẹ hai gan bàn chân chừng hai phút, sao cho tại chỗ nóng lên (ngâm chân chừng mươi phút bằng nước muối ấm thì càng tốt). Sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn huyệt dũng tuyền cả hai bên trong hai phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân. Cũng có thể dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút… day ấn hoặc đặt chân (vị trí huyệt) lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích.

Hai cách xác định huyệt Dũng tuyền
– Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.
– Huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân hai (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.



Trị Vọp Bẻ Cấp Tốc

Vọp bẻ (còn gọi là bị chuột rút – Muscle Cramps) là do các sớ thịt li ti trong cơ bắp (thường là bắp chân dưới hay còn gọi là bắp chuối) đan thắt lại với nhau mà không thư giãn trở lại trạng thái bình thường, nên cơ bắp bị phồng co cứng, rất đau, nhất là trong khi ngủ. Chứng vọp bẻ thường xảy ra ở người thiếu kali, thiếu nước hay bị nhiễm lạnh.

  Phương Pháp Trị Vọp Bẻ Cấp Tốc Rất Hiệu Nghiệm

1. Nếu bạn đang đi bỗng nhiên bị vọp bẻ bạn chỉ cần bước lùi (đi ngược) vài bước thì sẽ hết ngay.
2. Nếu bạn đang ngồi, không cần đứng dậy để đi lùi, bạn chỉ cần đặt chân chạm đất rồi nhẹ nhàng nhấc chân di chuyển lui về sau vài ba bước ( bạn từ từ duỗi chân ra trước xa xa để có khoảng cách phía sau gót mà dời chân lui được nhiều bước hơn)
3. Nếu bạn đang nằm ngủ, bạn trở mình nằm ngữa, sau đó co chân lên và cũng dời gót chân lui vài bước hướng về mông (bạn co chân thế nào để có một khoảng cách khá xa giữa gót chân và mông mà khi bạn dời chân sẽ được nhiều bước hơn)
4. Nếu bạn đang bơi, thì cũng vậy, cố gắng làm sao bước lui trong nước vài bước thì vọp bẻ sẽ hết.
 Vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai… là những nhóm người hay bị “vọp bẻ” (chuột rút) nhất. Có nhiều nguyên nhân gây ra “vọp bẻ” và cách khắc phục như sau:
- Do thiếu calcium, magnesium và  kalium, nguyên nhân này thường gặp ở người có thai, cho con bú, hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ các chất này). Để khắc phục, chỉ cần bổ sung các chất trên là được.
Lưu ý: nên bổ sung từng thứ một. Chẳng hạn nếu thiếu cả calcium và magnesium thì bổ sung magnesium trước rồi bổ sung calcium sau vì calcium làm giảm sự hấp thụ magnesium. Ngoài ra “vọp bẻ” còn do ứ đọng acid lactic (do vận động quá mức, cung cấp thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho chuyển hóa bị rối loạn).
- Do sự lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch, thường xảy ra với những người lớn tuổi. Cách khắc phục là vừa bổ sung calcium, magnesium và kalium vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn. Thường dùng nhất là vitamin B1 uống, liều cao hay vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viên magnesium – B6).
- Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp, một số hoạt động kiềm chếhệ thần kinh trung ương bị mất (do quá mệt mỏi hay lạm dụng thông tin phản hồi của cơ bắp). Chẳng hạn như tập luyện căng thẳng lâu trong một tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác với bình thường (như lạnh đột ngột). Điều này hay xảy ra với vận động viên và cách phòng chữa vọp bẻ ở họ cũng có khác: cần có thời gian làm duỗi cơ 5 – 10 phút trước lúc khởi động, mang trang bị đúng  (như dùng loại giày thích hợp), dùng đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic), khi bơi lội hay bị “vọp bẻ” ở ngón chân (nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm). Khi bị “vọp bẻ” thì ngừng ngay hoạt động, nếu được có thể kéo duỗi cơ từ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau khi bị vọp bẻ nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng vọp bẻ trong vài phút để làm giãn cơ.
Vì nguyên nhân rất nhiều, tốt nhất cháu nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nội. Nếu chưa có điều kiện đi khám ngay,  có thể mua calcium và magnesium dùng tạm. Liều như sau: calcium corbière 10 ml: lần uống 1 ống, ngày uống 2 lần, uống sau ăn sáng và sau ăn trưa, dùng trong 15 ngày (liều cho người lớn); magnesium – B6 lần uống 1 viên, ngày 3 lần, cũng dùng trong 15 ngày (thuốc này uống kèm có tác dụng làm tăng hấp thu calci). Lưu ý là những người có bệnh sỏi thận hoặc một số bệnh lý đặc biệt phải hạn chế calci thì phải thận trọng.





Ấn huyệt 10 phút mỗi ngày để kiểm tra lục phủ ngũ tạng



Theo hướng dẫn trong quyển sách "Acupressure by acupressure" (Bấm huyệt)  xuất bản năm 1982 của bác sĩ Cerney, người đã có 25 năm theo học và nghiên cứu Đông y ở Trung Quốc, mỗi sáng bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10 phút để tự kiểm tra các cơ quan là đã có thể phát hiện sớm nhất những rối loạn trong cơ thể nếu có.
Phương pháp này dựa trên nền tảng bấm huyệt, giúp bạn kiểm tra được sức khỏe của tim, gan, thận, phổi, ruột già. Các phương pháp kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra tim
Ngửa ngón tay, tìm huyệt Thiếu phủ (nằm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và thứ 5) hoặc huyệt Thiếu xung (nằm ở góc ngón tay út, phía ngón tay áp út). Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh, có thể lắc tay để tăng thêm lực.
Nếu cảm thấy đau tức là tim bạn đang phải làm việc quá sức.
Đặt ngón tay cái vào giữa khe ngón tay thứ 4 và thứ 5 (huyệt Thiếu phủ), ngón trỏ đặt ở phía đối diện (huyệt Trung chử ở mu bàn tay). Xoa bóp để trợ lực cho tim và tăng sức khỏe cơ thể.
2. Kiểm tra gan
Ấn sâu vào huyệt Thái xung (chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2), nếu cảm thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu.
Để trợ giúp gan, dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.
3. Kiểm tra thận
Nắm gân gót chân, bấm mạnh vào huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận. Nếu thấy đau thì có nghĩa thận, bàng quang, bộ phận sinh dục đang bị rối loạn.
Dùng bàn tay cụp vào gót chân hướng về lòng bàn chân, bóp mạnh và sâu, nếu thấy đau là bộ phận sinh dục yếu, cần ấn vào điểm này để tăng cường sức khỏe của bộ phận sinh dục, làm hết đau lưng và đau đầu gối.
4. Kiểm tra phổi
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn huyệt Thái uyên (chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái), đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào huyệt Ngư tế (vùng thịt ở mô ngón cái) để kiểm tra phổi.
Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.
5. Kiểm tra ruột già
Khép ngón tay cái vào huyệt Hợp cốc (sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm, cần ấn vào huyệt này cho đến khi thấy hết đau. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu.
Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn chữa mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.




Bị mụn ở 15 vị trí sau sẽ vô cùng nguy hại sức khỏe!

1. Trán
Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.
Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.

2. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường
Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

3. Huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

4. Mũi
Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

5. Cằm
Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

6. Môi
Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.

7. Gò má phải

Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.

8. Má phải
Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.

9. Gò má trái
Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.

10. Má trái
Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.

11. Vùng hàm dưới
Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.

12. Vùng mông, âm đạo
Theo Đông Y, mụn xuất hiện ở hai nơi này là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.

13. Mụn mọc trên tai
Nếu bạn bị mọc mụn trên tai, có thể thận của bạn có vấn đề. Mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là cơ thể bạn cần thêm nước. Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ caffeine và muối trong máu của bạn cao.

14. Mụn mọc sau lưng
Nếu bạn bị mụn thâm sau lưng, điều này có thể là do bạn chưa vệ sinh cơ thể cẩn thận, đặc biệt hay xảy ra với những người đổ nhiều mồ hôi. Da thường xuyên thải ra độc tố trong quá trình đổ mồ hôi, do đó nếu bạn không vệ sinh cơ thể kịp thời, các nang lông có thể bị bít kín và gây ra mụn.

15. Mụn trên ngực
Mụn thường xuất hiện ở vùng ngực khi cơ thể sản xuất quá nhiều dầu dư thừa. Điều này có thể liên quan tới sự thay đổi nội tiết tố nhanh chóng, căng thẳng, vệ sinh kém hoặc bột giặt còn dư lại trên quần áo.




Châm cứu nhức đầu

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.
Điều trị: Dùng các huyệt tại chỗ phối hợp các huyệt ở xa theo đường tuần hành kin mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần dựa theo tình huống bệnh lý.
Chỉ định huyệt:
Nhức đỉnh đầu: Bách hội, Côn lôn, Hành gian.
Nhức đầu vùng trán: Dương bạch, Ấn đường (kỳ huyệt), Hợp cốc.
Nhức đầu vùng thái dương: Thái dương (kỳ huyệt), Phong trì, Ngoại quan.
Nhức đầu vùng chẩm: Á môn, Thiên trụ, Côn lôn.
Nhức toàn bộ đầu: Á môn, Ấn đường (kỳ huyệt), Hợp cốc, Ngoại quan.
Ghi chú: Thông thường không nên kích thích mạnh những huyệt thuộc vùng đầu. Điều trị hàng ngày hoặc cách nhật, lưu kim 15 - 20 phút. Châm cứu có hiệu quả trong chứng nhức đầu do choáng não, hoặc trong chứng nhức đầu do rối loạn cơ năng (chẳng hạn như trước hay sau khi hành kinh, hoặc nhức đầu trong thời kỳ mãn kinh), nhức đầu sau phẫu thuật ngoại khoa…Nếu nhức đầu thấy tăng lên sau khi điều trị châm cứu, nên nghĩ đến các bệnh quan trọng như u não, viêm nhân não, cần có biện pháp khám nghiệm và điều trị bệnh nguyên phát.





Những người không nên xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.
Đây là hai phương pháp thường được phối hợp nhuần nhuyễn trong phòng và chữa bệnh. Trước khi bấm huyệt, bác sỹ cần tiến hành xoa bóp để cơ vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng làm cơ phản ứng đột ngột gây co và tổn thương cơ.
 Đối với cơ xương khớp, xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên còn làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
Xoa bóp, bấm huyệt tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh có tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm đau, giãn cơ, và cải thiện chức năng tiêu hoá, làm da bóng đẹp.
Xoa bóp còn có nhiều tác dụng phục hồi sức khỏe. Theo y học cổ truyền, xoa bóp, bấm huyệt thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
Do đó, bấm huyệt còn được kết hợp với châm cứu để trị bệnh. Bấm huyệt trước khi châm cứu sẽ làm tăng tác dụng của châm cứu lên rất nhiều.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bác sỹ khuyến cáo chỉ nên bấm huyệt mà không được châm cứu như: cơ địa bệnh nhân không chịu được châm cứu, người mắc bệnh tiểu đường…
Khi cơ thể bị mệt mỏi sau thời gian lao động căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần, xoa bóp, bấm huyệt cũng được xem là giải pháp hiệu quả và nhanh nhất để giúp lấy lại sự thăng bằng và tươi trẻ. Đối với phụ nữ muốn kéo dài tuổi thanh xuân, thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt sẽ giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp được lâu dài.
Đặc biệt, khi phụ nữ bước sang tuổi trung niên, xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết và tạo hưng phấn để nội tiết tố được duy trì dồi dào.
Ở người tuổi trung niên, đặc biệt là người cao tuổi, hoạt động của hệ thống cơ xương khớp và tạng phủ đã trì trệ, khí huyết lưu thông kém thì việc xoa bóp, bấm huyệt đều đặn là biện pháp rất tốt giúp khí huyết lưu thông, tăng cường nuôi dưỡng các tế bào và thải độc tố, làm giảm đáng kể quá trình lão hóa và ngăn ngừa phát sinh bệnh tật ở tuổi già.

Những trường hợp không được xoa bóp, bấm huyệt:
- Chấn thương: cả vết thương kín và vết thương hở khi bị tổn thương ở cơ, xương, khớp.
- Vùng bị viêm nhiễm tấy đỏ hoặc lở loét.
- Các chứng bệnh ngoại khoa: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng vỡ.











No comments:

Post a Comment