LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 4, 2016

KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH


Máy đo huyết áp là sản phẩm cần thiết trong mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có người già, người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại máy đo huyết áp điện tử, với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phong phú. Song máy đo huyết áp cơ vẫn là loại máy được đa số người dân  lựa chọn.
máy đo huyết áp cơ

Những ưu điểm và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ

Ưu điểm:  Máy đo huyết áp cơ có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Mặt khác, máy đo huyết cơ cho kết quả đo chính xác, với độ sai số rất nhỏ nếu như người sử dụng biết đo đúng cách.
Nhược điểm:
- Máy sử dụng khó khi tự đo và nếu như nghe sai một nhịp thì sẽ bị lệch đi 10 số, cách đo hơi phức tạp với người chưa sử dụng vì phải đo bằng quả bóp.
- Máy có thể đưa ra sai số nếu không quen đo, hay thính lực người nghe kém, băng qấn tay không đúng kích cỡ,..
Tuy nhiên nếu gia đình bạn có người đo giúp, hoặc người thân có khả năng đo tốt thì lựa chọn tốt nhất là nên mua máy đo huyết áp cơ để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cơ

1. Chuẩn bị trước khi đo.
- Bạn phải cởi bỏ những y phục bó sát để không có áp lực nào khiến dòng máu không lưu thông ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Trước khi đo huyết áp, bạn không được sử dụng các đồ uống có ga  và có tính kích thích như rượu, cà phê, không được hút thuốc lá. Nếu trong trường hợp vừa đi ra ngoài về thì bạn phải nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát ít nhất nhất trong vòng 5 phút.
- Tư thế đo: thường là tư thế ngồi hoặc nằm, tuy nhiên định kì trong vòng 3 tháng đến 6 tháng bạn nên kiểm tra huyết áp với tư thế đứng ( đặc biệt là những người có nguy cơ bị mắc các bệnh về hạ huyết áp như suy tĩnh mạch, đái tháo đường,...)
- Bạn nên tìm hiểu máy đo huyết áp cơ gồm những bộ phận gì và chức năng của từng bộ phận:
 + Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi đo huyết áp.
 + Đồng hồ báo số đo huyết áp của chúng ta khi đo. Đồng hồ được nối với vòng bít.
 + Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào vòng bít thông qua hệ thống ống dẫn cao su.
 + Vòng bít làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.
2. Cách quấn vòng bít
- Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay của bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2 - 3 cm . Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu, vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
- Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay. Siết vòng bít bằng khóa dán với lực vừa phải.
3. Tiến hành đo huyết áp cơ
sử dụng máy đo huyết áp cơ
- Gắn ống nghe lên tai để nghe được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.
- Nắm lấy quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, tốt hơn hết bạn cần bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực đến khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp. Nới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít khi bạn thực hiện thao tác như vậy.
- Đến khi bạn có thể nghe rõ nhịp đập của tim, đọc chính xác giá trị được chỉ rõ trên vòng bít giá trị này tương đương với áp xuất tâm thu hoặc một huyết áp tối đa.
- Khi áp suất không khí tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa. Giá trị này được ghi lại tại thời điểm sự liên kết này không còn nghe rõ sẽ cho huyết áp tâm trương hoặc hoặc áp suất tối thiểu.
- Nếu bạn thấy hoài ghi, bạn có thể lặp lại phép đo này sau một khoảng thời gian ít nhất 10 đến 15 phút sau khi kết thúc phép đo đầu tiên.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường:

                  Như vậy chỉ số huyết áp bình thường là dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg, nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.
                Chỉ số huyết áp  là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
                 Chỉ  số huyết áp là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.
Huyết áp bao nhiêu là bình thường: 1
                  Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

Tư thế đúng khi đo huyết áp ở bắp tay:


Lưu ý:Tư thế đúng khi đo huyết áp ở bắp tay: 1
  • Bạn hoàn toàn có thể đo ở tay trái hoặc tay phải
  • Nên đo ở nơi yên tĩnh , và ở tư thế ngồi, thư giãn.
  • Bạn hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng đo huyết áp không quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không nên đo huyết áp sau khi tắm, uống rượu bia hoặc tập thể dục.
  • Không cử động người hoặc nói chuyện trong khi đo.
  • Tư thế đúng sẽ cho kết quả đo đúng.
  • Nên đo huyết áp ở cùng 1 thời điểm mỗi ngày (Sau khi ngủ dậy 1 tiếng)
Tư thế đo sai:
  • Lưng còng (Gập người về phía trước)
  • Ngồi vắt chân
  • Ngồi trên ghế sofa hoặc bàn thấp làm cho người bị gập về phía trước.
                      Những tư thế này có thể dẫn đến kết quả huyết áp cao hơn thực tế do vòng bít ở vị trí thấp hơn tim.
                     Nếu vòng bít ở vị trí thấp hơn tim, nên sử dụng một tấm đệm, hoặc gối …để điều chỉnh độ cao  của bắp tay.

 Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp sử dụng máy đo huyết áp cơ

máy đo huyết cơ
Môi trường sử dụng:
- Sử dụng sản phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 32 độ C.
- Không để nhiệt kế trực tiếp dưới ánh sang mặt trời hay những nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
An toàn:
- Nên kiểm tra sản phẩm theo định kỳ (2 năm/1 lần).
- Nếu bạn không sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi sản phẩm và giữ cho khoang pin sạch sẽ, việc thay thế pin mới phải đảm bảo đúng loại, đúng điện áp.







Sử dụng máy đo huyết áp  tại nhà như thế nào cho đúng cách?

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc rất nhiều vào lực bơm của máu tới tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.
Những yếu tố làm thay đổi huyết áphoạt động của con người, nhiệt độ, chế độ ăn uống, cảm xúc, tư thế, lượng thước sử dụng.
Khái niệm huyết áp
Sử dụng máy đo huyết áp giúp kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt những người  mắc bệnh tăng huyết áp, những người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp...Nhờ có máy đo huyết áp mà bạn có thể kiểm soát được sư tăng huyết áp bất ngờ, phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, thậm chí là đột quỵ,..Từ việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu.
máy đo huyết áp Beurer BC58
Song nếu không sử dụng máy đo huyết áp đúng cách sẽ không cho được kết quả như ý và cũng không thể phòng tránh các bệnh có thể mắc phải về huyết áp. Vì vậy, để sử dụng máy đo huyết áp tại nhà đúng cách, bạn cần chú ý những điểm sau:

1. Tư thể chuẩn để đo huyết áp

Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực.

2. Vị trí đo huyết áp

Với máy đo huyết áp điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
máy đo huyết áp

3. Phương tiện đo huyết áp

- Máy đo: Nói chung, máy đo hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
+ Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
+ Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
+ Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
- Bao quấn tay: Phải dài tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.

4. Thao tác đo huyết áp

- Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
- Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
- Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.

5. Kết quả đo huyết áp

- Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
- Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
+ Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
+ Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
+ Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Đo huyết áp là tối cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Rất thường khi giải pháp của một vấn đề phức tạp lại tương đối đơn giản. Muốn tránh hậu quả của bệnh cao huyết áp phải biết huyết áp có cao hay không bằng cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà.




Huyết áp thấp do đâu?

Gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg.
Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp; bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm…;
các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B 12 , sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều dẫn đến huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh là: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.
Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.



Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Cách nhận biết Chỉ cần đo huyết áp là có thể phát hiện được bệnh: Để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó cho bệnh nhân đứng dậy, sau khi đứng từ 1 - 5 phút sẽ tiến hành đo hết áp ở tư thế này, nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. Vào những thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày nên đo huyết áp kiểm tra như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn…
Các biện pháp phòng ngừa Kiểm tra lại các thuốc đang dùng có nguy cơ gây hạ huyết áp khi đứng như thuốc an thần kinh, chẹn beta, lợi tiểu…
nếu có thì hãy đọc lại chỉ định dùng thuốc, cân nhắc xem có nên ngừng thuốc hay không? Cần thông báo cho bệnh nhân biết những tình huống nguy hiểm, giờ nguy hiểm có thể xảy ra hạ huyết áp khi đứng để đề phòng.
Những giờ nguy hiểm: Ban đêm, sáng ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc như thuốc giãn mạch như thuốc ức chế canxi… Mất nước do một số nguyên nhân như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, chán ăn…
phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị. Cần chú ý đến một số người có nguy cơ mất máu tiềm tàng như bệnh lý dạ dày, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, trĩ… hoặc đang dùng thuốc chống đông hay thuốc kháng viêm không steroid.
Đối với nguyên nhân gây bệnh là do suy hệ tĩnh mạch, nhất là hệ tĩnh mạch chi dưới thì băng ép các chi dưới là biện pháp chủ yếu, rất có hiệu quả để điều trị nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Cần dùng loại băng thun chứ không phải loại băng chống giãn tĩnh mạch. Muốn có kết quả tốt phải băng theo chiều dọc và mang băng cả ngày lẫn đêm.
Chế độ ăn không nên kiêng ăn mặn tuyệt đối, tránh ăn uống thịnh soạn, không uống nhiều rượu, tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ, khi ăn xong không nên đứng lên nhanh.
Tránh đứng lâu một chỗ, có thể đổi chân hoặc giậm chân đi lại tại chỗ để cho máu lưu thông, tăng tuần hoàn trở về của máu tĩnh mạch. Khi đang nằm, nếu muốn nhổm đứng dậy thì không nên bật dậy ngay mà nên thực hiện từng bước một, đầu tiên là ngồi dậy trên giường, rồi buông chân xuống đất, sau đó từ từ đứng lên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng gì lạ, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay và gác chân lên cao.




Những lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử để có kết quả đo chính xác nhất

Nhiều người thường cho rằng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả không chính xác bằng máy đo huyết áp cơ. Điều này liệu có đúng ? Bài viết này sẽ cho bạn biết kêt quả.
Các trạng thái cơ thể khác nhau đều ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Do vậy mà đo huyết áp 1 lần sẽ không thể cho kết quả đo chính xác và không đủ  để kết luận. Bạn cần phải theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để theo dõi huyết ở những thời điểm khác nhau và trong hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất để theo dõi huyết áp là máy đo huyết áp điện tử. Máy đo huyết áp điện tử có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng  và nhất là cho kết quả với độ chính xác cao.

máy đo huyết áp điện tử Beurer  BC58
Song trước khi đo bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây để không ảnh hưởng đến kết quả đo:

1. Tư thế đo và cách quấn vòng bít.

Tư thế đo và cách quấn vòng bít đúng trong quá trình đo huyết áp giúp bạn có kết quả đo chính xác. Trước khi đo, bạn cần ngồi ngay ngắn, thoải mái, thở sâu 5-6 lần trước khi đo để ổn định huyết áp. Đặc biệt đối với người lớn tuổi nên đo huyết áp ở cả 3 tư thế nằm, ngồi và đứng để phát hiện những thay đổi của huyết áp, chủ yếu là tình trạng tụ huyết áp.
Băng tay quấn được ít nhất 80% cánh tay người được đo. Quấn vòng bít của máy đo huyết áp điện tử sao cho vừa khít với tay của bạn, không quấn chờm lên tay áo mà phải xắn tay áo lên sao cho vòng bít tiếp xúc trực tiếp với da tay bạn.

cách quẩn vòng bít máy đo huyết áp điện tử cổ tay

 2. Thời điểm bạn nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử để đo huyết áp

Các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng tới kết quả huyết áp của bạn. Do đó, cách tốt nhất là đo huyết áp của bạn vào cùng một thời điểm trong ngày, để biết được một cách chính xác khi có bất kỳ thay đổi nào về huyết áp.
Để biết về hiện tượng huyết áp tăng sớm bạn cần nên đo huyết áp trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn sáng. Nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi tập thể dục hoặc tắm để có kết quả huyết áp ổn định. Tránh uống rượu khi có dự định đo huyết áp sau khi ăn.

máy đo huyết áp Laica BM2004

3. Phương pháp đo huyết áp.

 Hầu hết các loại máy đo huyết áp hiện nay đều sử dụng phương pháp đo dao động, Vì vậy, bạn không nên nói chuyện, ăn uống hoặc cử động tay, vai khi đang đo huyết áp. Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay, cần lưu ý quấn vòng bít cách khủy tay từ 1,5-2 cm.
Đợi 2-3 phút trước khi đo tiếp để mạch máu trở lại ban đầu trước khi đo tiếp. Nên đo huyết áp ít nhất là 2-3 lần. Do các máy đều có cái tính năng bộ nhớ nên bạn không cần phải ghi chép lại kết quả sau mỗi lần đo; tính năng hiển thị kết quả trung bình sau 3 lần đo giúp bạn có kết quả chính xác nhất. Mỗi lần đo cách nhau từ 3-5 phút.
Cần lưu ý: Những người bị bệnh run chân tay hoặc bị tiểu đường chỉ nên dùng máy đo huyết áp bắp tay. Nên chọn những dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã có thương hiệu uy tín trên thị trường như máy đo huyết áp Omron; máy đo huyết áp Rossmax; hoặc dòng máy đo huyết áp Omron,...

Máy đo huyết áp điện tử Omron 7320

4. Một số yếu tố khác

Nhiệt độ lạnh - huyết áp sẽ tăng. Vì vậy, bạn nên giữa nhiệt độ phòng khoảng 20oC trước khi đo huyết áp. Người được đo huyết áp không sử dụng các chất làm tăng, hạ huyết áp trước khi đo ít nhất là 2 giờ đồng hồ.
Nếu bạn đo huyết áp nhiều lần mà kết quả đo vẫn quá cao hoặc quá thấp hoặc không chuẩn khớp với chuẩn đoán của bác sĩ trước đó. Lúc này, bạn cần làm rõ 2 vấn đề:
– Một là huyết áp của bạn có dấu hiệu bất thường. Bạn cần nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc.
– Hai là máy đo huyết áp (may do huyet ap )của bạn có vấn đề. Bạn không nên tự ý sửa mà cần mang máy tới trung tâm bảo hành để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và xử lý.





Theo dõi huyết áp động mạch

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa
Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch, tạo thành bởi các yếu tố :
- Sức co bóp của tim.
- Lưu lượng máu trong động mạch.
- Sức cản ngoại vi.
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, gặp sức cản của các động mạch càng ngày càng nhỏ dần, máu không chảy tuột đi ngay mà tác động lên thành động mạch làm căng giãn thành động mạch.
Ở thì tâm trương, không có sức đẩy của tim, nhưng nhờ có tính đàn hồi, thành động mạch co lại gây áp lực đẩy máu đi; do vậy ở thì tâm trương máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại. Quá trình di chuyển của máu trong lòng động mạch theo hình sóng nên huyết áp động mạch có hai trị số.
Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu trong động mạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp.
Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim ở thì tâm trương.
- Đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg).
- Huyết áp tâm thu ghi ở vị trí tử số.
- Huyết áp tâm trương ghi ở vị trí mẫu số.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên: 100 - 120mmHg.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm trương ở người trung niên: 60 - 80mmHg.
- Chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được gọi là huyết áp hiệu số.
Ví dụ: Huyết áp tâm thu = 120 mmHg.
Huyết áp tâm trương = 70 mmHg.
- Tăng huyết áp:
+ Khi đo huyết áp theo phương pháp Krotkof cho người lớn, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, thì được gọi là tăng HA hệ thống động mạch.
+ Tăng huyết áp khi HA trung bình ≥ 110mmHg, hoặc khi đo huyết áp liên tục trong 24 giờ ≥ 135/85mmHg.
HA tâm thu + ( 2 x HA tâm trương )
HA trung bình =
3
+ Khi HA tăng ≥ 220/120mmHg gọi là “ cơn tăng HA kịch phát “.

+ Tăng HA thường gặp ở bệnh nhân mới mắc bệnh về tim mạch, thận, nội tiết…
Kết quả huyết áp ghi là: 120/70mmHg; chênh lệch giữa hai trị số là 50mmHg.

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
- Tuổi: huyết áp có xu hướng tăng theo lứa tuổi.
Trẻ em thường có số đo huyết áp thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn, huyết áp ở người già thường cao hơn người trẻ.
Ở trẻ em huyết áp tâm thu được tính bằng công thức 80 + 2n (n = số tuổi).
- Giới tính: ở cùng độ tuổi, nữ có huyết áp thấp hơn nam.
- Vận động, luyện tập: có thể làm tăng huyết áp tức thời. Khi tiếp xúc với nhân viên y tế, HA tâm thu của bệnh nhân có thể tăng thêm 20 – 30mmHg, HA tâm trương tăng thêm 5 – 10mmHg, được gọi là “ tăng HA áo choàng trắng “.
- Xúc động: lo lắng, sợ hãi, phấn chấn cũng có thể làm tăng HA.
- Thuốc điều trị:
+ Thuốc co mạch gây tăng HA.
+ Thuốc giãn mạch gây hạ HA.
+ Thuốc ngủ cũng gây hạ HA.
- Môi trường: ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làm tăng HA tạm thời.

1.3. Những thay đổi bệnh lý của huyết áp
- Huyết áp thấp:
+ Áp lực máu động mạch thấp hơn bình thường (HA tâm thu < 90mmHg và HA tâm trương < 60mmHg) gọi là HA thấp.
+ Một số người thường xuyên có HA thấp < 95/60mmHg nhưng không có biểu hiện bệnh lý.
+ HA thấp kèm theo các dấu hiệu trụy mạch hoặc sốc (HA tâm thu ≤ 80 mmHg) là tình trạng nguy kịch phải điều trị và xử trí kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
+ HA thấp thường gặp trong một số bệnh: nhiễm khuẩn cấp tính, trạng thái mất nước, chảy máu...
- Huyết áp kẹt:
Chênh lệch giữa trị số HA tâm thu và HA tâm trương (HA hiệu số) giảm xuống ≤ 20mmHg thì gọi là HA kẹt. Trường hợp này phải báo cáo ngay cho bác sĩ.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH

2.1. Nguyên lý
Nguyên lý đo HA là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần, đồng thời ghi những phản ứng của động mạch.
- HA tâm thu tương đương với thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm.
- HA tâm trương tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không còn sức ép của băng cao su. 


2.2. Quy định chung khi đo huyết áp
- Bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 15 phút. Nên đo vào cùng thời gian trong ngày.
- Kiểm tra máy đo HA: van, bơm cao su, dải băng cuốn, áp lực kế đồng hồ... dùng cùng một máy đo HA cho các lần đo.
- Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay; trường hợp cần thiết, có chỉ định của bác sĩ đo ở động mạch khoeo chân và các vị trí khác; khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo.
- Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ở đó trước.
- Không được dừng lại giữa chừng rồi lại bơm hơi tiếp, sẽ cho kết quả sai.
- Khi xả hơi phải xả liên tục đến khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống số 0.
- Khi thấy trị số huyết áp không bình thường như cơn tăng HA kịch phát, bệnh nhân có sốc, HA kẹt, truỵ mạch báo cáo ngay cho bác sĩ điều trị.

2.3. Dụng cụ
Để đo HA cần có máy đo HA, còn gọi là HA kế và ống nghe tim phổi.
+ Máy đo huyết áp: gồm 1 dải băng cuốn bằng vải, bên trong của dải băng cuốn có một túi hơi bằng cao su. Túi hơi này có hai ống cao su, một ống nối với bóng cao su để bơm khí vào túi hơi. Ở đầu của bóng cao su có một van. Khi xoay van này ngược chiều kim đồng hồ là để xả khí từ túi hơi ra. Khi xoay cùng chiều kim đồng hồ là để bơm khí vào túi hơi và giữ khí ở lại đó.
Ống cao su còn lại của túi hơi nối với áp lực kế đồng hồ hoặc áp lực kế thủy ngân hoặc áp lực kế điện tử.
+ Các loại máy đo HA:
- Máy đo HA thủy ngân: chính xác hơn nhưng cồng kềnh.
- Máy đo HA đồng hồ: tiện sử dụng hơn nhưng kém chính xác.
- Máy đo HA điện tử: loại này không cần sử dụng ống nghe để nghe những âm thanh của áp lực. Sau khi bơm khí vào rồi xả khí ra khỏi túi hơi thì máy sẽ tự đo lượng HA và đưa kết quả HA tâm thu và tâm trương lên màn hình.
+ Chọn kích thước túi hơi khi đo HA.
- Để cho kết quả chính xác phải sử dụng đúng cỡ túi hơi cho từng bệnh nhân. Dùng sai cỡ túi hơi sẽ làm sai số kết quả tới 25mmHg.
- Kích thước của túi hơi phụ thuộc vào chu vi của chi dùng để đo HA.
- Chiều rộng của túi hơi bằng 40% chiều rộng của chu vi hoặc rộng hơn 20% đường kính của đoạn giữa các chi được dùng để đo HA.
- Chiều dài của túi hơi phải cuốn được 60 - 100% chu vi của chi ở điểm đo HA.

3. QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY

3.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Máy đo HA kế đồng hồ hoặc thủy ngân, hoặc điện tử.
- Ống nghe tim phổi.
- Bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn hoặc sổ ghi chép.
- Bút để ghi kết quả.

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân biết kỹ thuật sắp làm, thông báo để bệnh nhân không ăn, uống, hút thuốc hay vận động nặng, nằm trên giường nghỉ ngơi hoàn toàn 15 phút trước khi thực hành kỹ thuật.

3.3. Thực hành kỹ thuật
- Người làm kỹ thuật rửa tay thường quy.
- Đưa dụng cụ đến giường bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế phù hợp, thoải mái. Nếu tình trạng bệnh nhân cho phép có thể đo ở tư thế ngồi, để tay đo HA ở ngang vị trí của tim, lòng bàn tay ngửa.
- Bệnh nhân nằm, tay ngang vị trí của tim, tay hơi chếch ra ngoài, lòng bàn tay ngửa. Đo HA ở vị trí khác phải có chỉ định của bác sĩ.
- Bộc lộ vùng cánh tay, tay áo quá chật thì cởi hẳn tay áo để lộ cánh tay.
- Tìm động mạch cánh tay.
- Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cánh tay, mép dưới của túi hơi cách nếp khuỷu tay từ 2,5 - 5cm.
- Cuộn dải băng nhẹ nhàng vừa đủ chặt vào cánh tay rồi cố định lại.
- Dùng máy đo HA đồng hồ sau khi cuộn dải băng xong mắc đồng hồ vào băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc có thể đặt đồng hồ trên một mặt phẳng ở một vị trí có thể nhìn rõ.

Dùng máy đo HA thủy ngân phải đặt ngay ngắn vững chắc trên một mặt phẳng, ở một vị trí có thể nhìn rõ cột chia độ.
- Vặn van bơm khí theo chiều kim đồng hồ, vặn vừa đủ để khi mở van dễ dàng.
- Mắc ống nghe vào tai để tai ống nghe hướng về phía trước.
- Đặt loa ống nghe lên trên động mạch cánh tay. Dùng đầu ngón tay cái và ngón trỏ để giữ loa ống nghe, để cho toàn bộ bề mặt của loa ống nghe luôn luôn tiếp xúc với da bệnh nhân.
- Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng đập rồi bơm tiếp thêm 30mmHg nữa.
- Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ  2 - 3mmHg/giây; đồng thời chú ý nghe tiếng đập của mạch và quan sát số đo trên mặt đồng hồ hoặc cột thủy ngân.
- Ghi trị số HA tâm thu khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng. Các tiếng đập sau to dần và rõ hơn trong khi vẫn tiếp tục xả hơi.
- Ghi trị số HA tâm trương khi nghe thấy tiếng đập cuối cùng.
Trong trường hợp từ khoảng thời gian nghe thấy tiếng đập đầu tiên đến khi nghe thấy tiếng đập sau cùng nếu nghe được tiếng đập có thay đổi rõ ràng về cường độ thì phải ghi trị số của huyết áp vào thời điểm đó.
- Xả hết khí trong túi hơi ra sau khi đã xác định được HA tâm trương. Có thể mở van để khí xả ra nhanh.
- Tháo băng cuốn tay, cuốn lại cho gọn.
- Giúp bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
- Thu dọn dụng cụ.
- Ghi chép, báo cáo kết quả.
Ghi kết quả vào bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn hoặc sổ. Báo cáo kết quả cho bác sĩ điều trị khi kết quả HA bất thường hoặc sau khi dùng thuốc HA đã trở lại bình thường.

3.4. Ghi kết quả huyết áp vào bảng theo dõi
- Ghi kết quả HA vào bảng theo dõi theo hai cách:
+ Theo phân số (120/70mmHg) và biểu diễn dưới dạng biểu đồ.
+ Biểu đồ HA thường áp dụng khi phải theo dõi HA của bệnh nhân một cách thường xuyên, liên tục như trong gây mê, ngay sau khi mổ, tình trạng sốc, chảy máu...
- Số đo HA gồm hai trị số, khi biểu diễn HA trên biểu đồ thường dùng kí hiệu. Đầu mũi tên xuống biểu thị HA tâm thu, đầu mũi tên đi lên biểu thị HA tâm trương.
- Dùng thước để kẻ đường nối giữa HA tâm thu với HA tâm thu lần đo trước và HA tâm trương với HA tâm trương lần đo trước để tiện việc theo dõi diễn biến, tiến triển của HA.
- Trong trường hợp nghe thấy tiếng đập có sự thay đổi rõ rệt về cường độ âm sắc trước khi mất hẳn thì phải ghi lại cả trị số ở thời điểm đó.
Ví du: HA tâm thu là 140mmHg.
Nghe được thay đổi cường độ âm sắc ở 95mmHg và mất hẳn ở 80mmHg.
Ghi huyết áp của bệnh nhân là: 140/95 - 80mmHg.
- Nếu kim đồng hồ hoặc thủy ngân đã tụt về vị trí số 0 mà vẫn nghe thấy tiếng đập thì phải ghi cả trị số lúc bắt đầu thay đổi cường độ âm sắc và cả trị số 0. Ví dụ: 140/90 - 0mmHg.
- Khi có nghi ngờ kết quả đo HA thì đo lại ở cánh tay khác, vị trí khác hoặc dùng máy khác. Nếu đo lại ở vị trí cũ thì phải đợi 30 phút sau.
- Khi đo HA lần đầu tiên cho bệnh nhân, phải xác định sơ bộ HA tâm thu bằng cách bắt mạch trong khi bơm khí vào túi hơi.
- Xác định sơ bộ HA:
Bắt mạch cánh tay ở ngay mép dưới túi hơi. Bóp bóng cao su bơm khí vào túi hơi cho đến khi không sờ thấy mạch. Ghi  trị số áp lực trên đồng hồ hoặc cột thủy ngân ở thời điểm đó. Mở van xả hết khí ở trong túi hơi, sau đó đóng van lại đợi 1-  2 phút mới tiến hành đo HA chính thức.
Không đo HA nhiều lần ở một vị trí vì cho kết quả không chính xác.
Nhiều trường hợp phải đo HA ở cả hai tay để so sánh. Đo HA ở đùi để so sánh với HA ở tay.







No comments:

Post a Comment