LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 12, 2016

Nhóm Huyệt GIAO HỘI


1) Đại Cương

Huyệt Giao Hội là huyệt gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch và có tác dụng điều trị trên các kinh đó.
12 kinh Chính có 8 huyệt Giao Hội để thông Kinh khí của 8 Mạch khác.
Tất cả các huyệt Giao Hội đều nằm ở tay, chân.

2) Phân Loại

Theo các sách Kinh Điển, huyệt Giao Hội có thể được chia như sau:
Có 2 cách phân chia :
1- Đối với Kinh Chính: Chia làm 4 cặp ở chi trên và chi dưới, tức huyệt ở kinh chi trên nối (giao hội) với kinh ở chi dưới, gồm:

Chi Trên
Chi Dưới
Nội Quan (Tb.6)
Công Tôn (Ty.4)
Hậu Khê (Ttr.3)
Thân Mạch (Bq.62)
Liệt Khuyết (P.7)
Chiếu Hải (Th.6)
Ngoại Quan (Ttu.5)
Túc Lâm Khấp (Đ.41)

2- Đối với Kỳ Kinh Bát Mạch
- Theo các sách Kinh Điển thì:

Huyệt Kinh
Mạch Giao Hội
Chiếu Hải (Th.6)
Mạch Âm Kiều
Công Tôn (Ty.4)
Mạch Xung
Hậu Khê (Ttr.3)
Mạch Đốc
Liệt Khuyết (P.7)
Mạch Nhâm
Ngoại Quan (Ttu.5)
Mạch Dương Duy
Nội Quan (Tb.6)
Mạch Âm Duy
Thân Mạch (Bq.62)
Mạch Dương Kiều
Túc Lâm Khấp (Đ.41)
Mạch Đới

Tác dụng của từng huyệt, xem ở chương ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 81.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ và tác dụng của huyệt Giao Hội, thiên ‘Điều Kinh Luận’ sách Tố Vấn đã ghi:
“ ...Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay tức giận. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên thì tinh thần sẽ rối loạn, hay quên...” (TVấn 62, 43).
Hoàng Đế hỏi: “Huyết dồn vào Âm, khí dồn vào dương thì gây bệnh như trên. Còn nếu huyết khí không liên kết với nhau thì thế nào là thực, thế nào là hư ? - Kỳ Bá đáp: Huyết và khí đều thích ấm mà ghét lạnh. Hàn thì ngưng trệ không thông, ôn thì tiêu tan mà lưu thông. Vì vậy, nếu khí dồn vào sẽ thành chứng huyết hư, nếu huyết dồn vào sẽ thành chứng khí hư “ (TVấn 62, 44).
Hoàng Đế hỏi: Ở trong con người chỉ có khí và huyết, nay Phu Tử nói rằng Huyết dồn là hư, khí dồn là hư... Vậy thì không có thực saỏ - Kỳ Bá đáp:.... Lạc với Tôn lạc đều chuyển vào kinh, huyết và khí dồn vào thì là thực, nếu huyết và khí cùng dồn cả lên trên (đầu) sẽ sinh ra chứng đại quyết, sẽ chết bất thình lình. Nếu khí phục hồi thì sống, không phục hồi thì chết” (TVấn 62, 45).
Hoàng Đế hỏi: “Thực do đường nàỏ Hư do đường nàỏ - Kỳ Bá đáp: Âm với Dương đều có (huyệt) Du hội (Lạc). Dương rót vào âm, âm tràn ra ngoài (đẻ quân bình). Âm Dương điều hòa để nuôi cơ thể, chín hậu như một, sẽ là cơ thể bình thường” (TVấn 62, 46).
Tuy nhiên nếu hiểu rộng ra theo nghĩa Giao Hội là nơi gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch thì Huyệt Giao Hội có thể là:
+ Huyệt Du (huyệt thứ 3 của nhóm Ngũ Du huyệt).
+ Huyệt Lạc (Lạc dọc).
+ Những huyệt tách ra từ các Lạc mạch của Kỳ Kinh.
+ Các tác giả Âu Châu gọi là huyệt Khóa (Points Clés).

BIỂU ĐỒ TÓM TẮT HUYỆT HỘI CỦA 12 ĐƯỜNG KINH MẠCH

14 Đường
Kinh Mạch Khác Hợp Với Nó
Nó Hợp Với Kinh Mạch Khác
Kinh Mạch
Kinh Mạch

Huyệt

Kinh Mạch

Huyệt

Phế
Tỳ
Trung Phủ


Đại Trường
.Tiểu Trường
. Bàng Quang
. Vị
. Dương Duy
. Dương Kiều
.Tý Nhu
. Tý Nhu
. Nghênh Hương
. Tý Nhu
. Kiên Ngung + Cự Cốt
. Vị
.Vị, Dương Kiều
. Tiểu Trường
. Tam Tiêu, Đởm
. Đốc, Vị
. Đởm, Vị, Dương Duy
. Nhâm, Đốc, Vi, 6 kinh Dương
. Thượng Cự Hư
. Địa Thương
. Bỉnh Phong
. Bỉnh Phong
. Bá Hội + Nhân Trung
Dương Bạch + Thừa Tương
. Đại Chùy
Vị
. Đại Trường
. Đởm
. Tiểu Trường
. Dương Duy + Đởm
. Dương Kiều
. Dương Kiều + Đại trường.
. Dương Kiều + Nhâm
.Thượng Cự Hư
. Nhân Nghênh
. Hạ Cự Hư
. Đầu Duy
. Cự Liêu
. Địa Thương
. Thừa Khấp
. Đại Trường
. Bàng Quang + Tiểu Trường + Âm Kiều, Dương Kiều.
. Đởm
. Đởm+ Tam Tiêu
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Dương Duy + Tam Tiêu
. Đốc + Đại Trường.
. Đốc + Nhâm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Đại Trường + Đốc.
. Nhâm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Nhâm + Tiểu Trường.
. Nghênh Hương
. Tình Minh
. Huyền Ly
. Hàm Yến + Huyền Lư.
. Dương Bạch.
. Kiên Tỉnh.
. Nhân Trung.
. Ngân Giao.
. Bá Hội + Đại Chùy.
. Thừa Tương.
Trung Quản.
. Thượng Quản.
Tỳ
. Can
. Can + Thận.
. Can + Âm Duy.
. Âm Duy.
.Xung Môn.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Đại Hoành + Phúc Ai.
. Đởm.
. Phế.
. Can + Âm Duy.
. Nhâm.
.Nhâm + Can + Thận.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường.
. Nhật Nguyệt.
. Trung Phủ.
. Kỳ Môn.
. Hạ Quản.
. Quan Nguyên.

. Đản Trung.
Tâm
Không có giao hội với các kinh mạch khác .
Tiểu Truờng
. Đại Trường + Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
Dương Duy + Dương Kiều
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu.
. Thính Cung.
. Nhu Du.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Đởm + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Dương Kiều + Âm Kiều.
. Đại trường + Bàng Quang + Dương Duy.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
. Vị
. Đốc + 6 kinh dương.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tỳ.
. Nhâm + Vị.
. Nhâm + Vị + Tam Tiêu.
. Phụ Phân
. Đại Trử.
. Tình Minh.
. Tý Nhu
. Đồng Tử Liêu.
. Hòa Liêu + Giác Tôn.
. Hạ Cự Hư.
. Đại Chùy + Bá Hội.
. Đản Trung.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
Bàng Quang
. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tiểu Trường. . Đốc.
. Dương Duy.
. Dương Kiẻu.
. Trung Liêu.
. Đại Trử.
. Phụ Phân.
. Phong Môn.
. Kim Môn.
. Bộc Tham + Phụ Dương + Thân Mạch.
. Đại Trường + Tiểu Trường + Dương Duy.
. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Đởm + Dương Duy.
.Đốc.
. Đốc + Dương Duy.
. Đốc + 6 kinh Dương.
. Tý Nhu.
 Khúc Cốt + Suất Cốc + Thiên Xung + Phù Bạch + Hoàn Cốt + Trấp Cân + Hoàn Khiêu.
. Khiếu Âm.
. Lâm Khấp.
. Đại Chùy + Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Bá Hội + Đại Chùy.
Thận
. Âm Duy.
. Âm Kiều.
. Xung.
. Trúc Tân.
. Giao Tín.
. Âm Đô, Đại Hách, Hoang Du, Hoành Cốt, Khí Huyệt, Thạch Quan, Thông Cốc, Thương Khúc, Trung Chú, Tứ Mãn, U Môn.
. Can + Tỳ.
. Đốc + Đởm.
. Nhâm + Can + Tỳ.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường + Tỳ.
. Nhâm + Xung.
. Tam Âm Giao.
. Trường Cường.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Đản Trung.
. Âm Giao.
Tâm Bào
Đởm, Can, Tam Tiêu.
Thiên Trì.


Tam Tiêu
.Đởm
. Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Dương Duy.
.Dương Kiều.
. Ế Phong.
. Giác Tôn, Hòa Liêu.
. Thiên Liêu.
. Nhu Hội.
. Bàng Quang + Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Bàng Quang.
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Đại Trường.
. Đởm + Vị.
. Đởm + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Đởm.
.Tiểu Trường + Đởm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Nhâm + Vị + Tiểu Trường.
. Đại Trữ.
. Khiếu Âm.
. Phong Trì.
. Thượng Quan.
Hàm Yến, Huyền Lư, Huyền Ly.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu, Thính Cung.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Đản Trung.
. Trung Quản.
Đởm
. Bàng Quang.
.Tam Tiêu + Đại Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Vị
Khúc Tân, Phù Bạch, Suất Cốc, Thiên Xung.
. Hàm Yến.
. Đồng Tử Liêu, Thượng Quan.
. Huyền Lư, Huyền Ly.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Can.
. Bàng Quang + Dương Duy.
. Bàng Quang + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Dương Duy.
. Dương Duy + Tam Tiêu.
. Dương Duy + Vị + Đại Trường.
. Dương Kiều.
. Đới.
. Tam Tiêu + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Tam Tiêu.
Tiểu Trường + Tam Tiêu.
. Tỳ + Dương Duy.
. Vị.

. Vị + Dương Duy.
. Hoàn Cốt, Trấp Cân, Hoàn Khiêu.
. Trung Liêu.
. Lâm Khấp.
. Khiếu Âm.
Đại Trữ.
. Bản Thần, Chính Dinh, Dương Giao, Mục Song, Não Không, Thùa Linh.
. Phong Trì.
. Dương Bạch.
. Cư Liêu.
. Duy Đạo, Đới Mạch, Ngũ Khu.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Thính Cung.
. Nhật Nguyệt.
. Hạ Quản + Nhân Nghênh.
. Đầu Duy.
Can
. Đởm.
. Tỳ + Âm Duy.
. Chương Môn.
. Kỳ Môn.
. Bàng Quang + Đởm.
. Tâm Bào + Đởm + Tam Tiêu.
. Nhâm.
. Nhâm + Tỳ + Thận.
. Thận + Tỳ.
. Tỳ + Âm Duy.
. Tỳ + Thận.
. Trung Liêu.

. Thiên Trì.

. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên, Trung Cực.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Tam Âm Giao.
Đốc
. Bàng Quang.
.Bàng Quang + Dương Duy.
.Dương Duy.
. Nhâm + Vị.
. 6 Kinh Dương.
. Thận + Đởm.
. Vị + Đại Trường.
. Đào Đạo, Não Hộ, Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Á Môn.
. Ngân Giao.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Trường Cường.
. Nhân Trung.


Nhâm
. Can
. Can + Tỳ + Thận.
. Đốc.
. Tỳ.
. Vị + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Vị + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Âm Duy.
. Vị + Đại Trường + Đốc.
. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Hội Âm.
. Hạ Quản.
. Trung Quản.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
. Liêm Tuyền, Thiên Đột.
. Thừa Tương.
. Đốc + Vị.
. Vị + Dương Kiều.
. Ngân Giao.
. Thừa Khấp.




Bát mạch giao hội huyệt

Du huyệt và Huyệt đặc định

Cách lấy huyệt
Trước khi châm cứu phải tìm đuợc vị trí của du huyệt trên thân thể người ta, đó gọi là cách lấy huyệt.
Khi gặp chứng bệnh thì người lấy huyệt chính xác hay không có quan hệ mật thiết tới kết quả chữa bệnh. Nếu lấy huyệt chính xác, kết quả chữa bệnh tốt. Lấy huyệt không chính xác, kết quả chữa bệnh kém. Vì thế, nhất định cần phải lấy huyệt cho đúng.
Huyệt vị phân tán ở đầu mặt, thân mình, tứ chi, muốn lấy được huyệt chính xác không những yêu cầu người bệnh phải có tư thế và động tác nhất định như năm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp, gấp khuỷu tay, dang tay, há mồm v v… người thầy thuốc còn phải nắm vững được phương pháp lấy huyệt.
.
.
Nói chung, phương pháp lấy huyệt thường dùng có ba loại:

A. Căn cứ vào sự bộc lộ tự nhiên ở cơ thể con người mà lấy huyệt. Cách lấy huyệt này chính xác, giản tiện, được vận dụng nhiều nhất trên lâm sàng.
Như lấy chính giữa hai lông mày là huyệt Ấn đường, lấy hai ngón trỏ giao chéo nhau, đầu ngón trỏ trên đầu xương quay là huyệt Liệt khuyết, lấy điểm chính giữa đường nối hai đầu vú là huyệt Chiên trung. Chiếu thẳng rốn sang phía sau cột sống để lấy huyệt Mệnh môn. Co khuỷu tay thành góc vuông lấy ở đầu nếp gấp khuỷu tay cạnh trong là huyệt Thiếu hải, hai tay buông xuôi xuống thì chỗ đầu chót ngón giữa nằm trên cạnh ngoài đùi là huyệt Phong thị. Khi gấp hẳn đầu vào cổ thì mỏm gai đốt cổ 7 nổi lên rất rõ, phía dưới đót cổ 7, tức là bên trên đốt lưng 2 là huyệt Đào đạo v.v…
.
B. Theo cách đo bằng thốn ngón tay (chỉ thốn pháp – đồng thân thốn) là cách lấy bề rộng mấy chỗ ở ngón tay người bệnh làm tiêu chuẩn đo lường lấy huyệt. Nếu như thân chất người bệnh và thầy thuốc tương tự, có thể dùng tay thầy thuốc để đo.
Cách lấy đồng thân thốn ngón giữa là bảo người bệnh dùng ngón giữa và ngón cái tay đặt nối nhau thành vòng tròn rồi đo lấy cự ly giữa hai đầu nếp gấp cạnh đốt giữa của ngón giữa làm một thốn. Cách này tiện dùng làm tiêu chuẩn cho việc lấy huyệt ở tứ chi và bề ngang vùng lưng.
Cách lấy đồng thân thốn ngón cái: Lấy độ rộng đốt 1 ngón cái (chỗ ngang khớp đốt) làm 1 thốn, hoặc cả hai ngón trỏ và giữa làm 2 thốn, hoặc cả bốn ngón (trừ ngón cái) làm 3 thốn. Bề ngang bốn ngón gọi là nhất phu pháp, (ở Việt Nam ngày xưa dùng bề ngang bốn ngón tay kẹp lại để làm đơn vị đo lường gọi là một “vổ”).
Những cách đo này rất đơn giản nhưng không chuẩn xác khi đo trên các đoạn xương, vì vậy tren các đoạn xương phải có cách đo riêng gọi là cốt độ pháp (phép đo ở xương).
.

C. Cách chia thốn theo độ dài xương. Cách chia thốn theo độ dài xương còn gọi là cốt độ pháp, cách này lấy khoảng cách giữa các bộ phận trong cơ thể qui định thành độ dài hoặc độ rộng nhất định rồi chia thành một số phần nào đó, mỗi phần như thế gọi là một thốn. Phương pháp này bất luận người bệnh là trai, gái, trẻ, già, hoặc cao, thấp, gầy, béo, nhất loạt chiểu theo tiêu chuẩn này mà chia ra lấy huyệt, như thế sẽ rất chính xác.)
.
.

……………………………………
 Huyệt của kinh (gọi là Kinh Huyệt)
Huyệt ngoài kinh (gọi là Kinh ngoại kỳ Huyệt)
Huyệt ở chỗ đau (gọi là A Thị Huyệt)

.

TÌM HIỂU VỀ HUYỆT CỦA KINH (KINH HUYỆT)
Trên cơ thể, huyệt được phân bổ trên 14 kinh gồm 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Đây là những huyệt quan trọng của cơ thể.
Trong các huyệt này, những huyệt nằm trên 12 kinh chính gọi là “huyệt kép” nằm ở bên phải và bên trái. Những huyệt nằm trên 2 mạch Nhâm, Đốc được gọi là “huyệt đơn”, nằm ở đường giữa phía trước và phía sau cơ thể.
Có tổng cộng là 361 huyệt nằm trên 14 kinh này.



.
TÌM HIỂU VỀ HUYỆT NGOÀI KINH (KINH NGOẠI KỲ HUYỆT)
Những huyệt nằm ngoài 14 kinh nói trên thì được gọi là “huyệt ngoài kinh” hay “biệt huyệt”. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số huyệt nằm trên đường tuần hoàn của kinh mạch nhưng không phải là huyệt của kinh mạch đó.
Có khoảng trên 200 huyệt ngoài kinh

.
TÌM HIỂU VỀ HUYỆT Ở CHỖ ĐAU (A THỊ HUYỆT)
Theo sách “Nội Kinh”: “Lấy chỗ đau làm du huyệt”. Những huyệt này không có vị trí cố định nên ta mới chỗ đau làm bộ vị, do đó, những huyệt này còn có tên là “Bất Định Huyệt”, “Thiên Ứng Huyệt” hay ” Thông Ứng Huyệt”.


………………….


Du huyệt
Số du huyệt trên cơ thể người có rất nhiều, nhưng đại thể chia ra làm ba loại là: Kinh huyệt, Kỳ huyệt và A thị huyệt.

.
A. Kinh huyệt
Là huyệt có tên nhất định và có nơi nhất định, theo đúng thủ, túc tam âm kinh, thủ, tam thúc dương kinh, nhâm và đốc mạch mà dàn ra, thành hệ thống 14 kinh gọi là kinh huyệt. Các kinh huyệt này đã trải qua sự chứng minh chữa bệnh ở bản kinh, vì vậy quy nạp ở trong bản kinh, chúng phát triển từ ít tới nhiều, từ tán loạn đến hệ thống mà thành.
.

B. Kỳ huyệt
Là những phát hiện dần dần sau khi 14 đường kinh đã hình thành. Các y gia đời sau đã không nghĩ đến việc đem toàn bộ chúng nhập vào trong 14 kinh (các huyệt mới gần đây tìm ra gọi là tân nguyệt). Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt. Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt hoặc kinh ngoại kỳ huyệt (dịch là huyệt lạ ngoài kinh). Kỳ huyệt phân bố rất rộng, nhưng đều có quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc, như huyệt Ấn đường trên đốc mạch, Trửu tiêm trên kinh tam tiêu.
.

C. A thị huyệt
Là nơi huyệt vị không cố định, lấy cục bộ chỗ bệnh hoặc nơi có phản ứng ấn đau làm nơi châm chữa, nó không có tên huyệt vị nhất định, gọi là A thị huyệt, hoặc gọi là huyệt bất định, huyệt thiên ứng, A thị huyệt còn dùng cho chữa tật nạn ở bắp thịt phần nông (như đau bắp  thịt), có thể bổ trợ khi chữa trị (làm giảm các cơn đau cấp tính).

______________

Huyệt đặc định
Có một số huyệt vị có tác dụng trị liệu đặc thù gọi là huyệt đặc định. Do có đặc tính nhất định, cho nên nó được quy nạp lại giới thiệu riêng, để trên lâm sàng phát huy tác dụng được tốt hơn.
.

A. Nguyên huyệt
Là chỗ chủ yếu của kinh khí trong các kinh qua lại, những huyệt này hầu hết nằm ở xung quanh khớp cổ tay, khớp cổ chân. Do khí của tạng phủ thông qua kinh lạc thường biểu hiện ở những huyệt này, vì thế nó và tạng phủ có quan hệ mật thiết vô cùng, mỗi tạng phủ có bệnh biến thường thường phản ứng ở nguyên huyệt của kinh đó. Vì thế cho nên người xưa đã có câu “Ngũ tạng có bệnh, lấy mười hai nguyên”. Điều đó nói lên rằng nguyên huyệt có tác dụng to lớn trong việc chữa bệnh phủ tạng. Huyệt vị của nguyên huyệt ở bảng 5.

nguyen lac 12
.
B. Lạc huyệt
“Lạc” là ý nghĩa liên lạc, thông qua lạc huyệt có thể làm cho 12 kinh mạch có quan hệ biểu lý hai kinh, vì vậy gọi là lạc huyệt. Vì lạc huyệt có tác dụng liên quan, cho nên 12 kinh mạch mới thành một vòng đai kín, và dùng vào trị bệnh ở hai kinh biểu lý liên quan có bệnh. 14 kinh lạc đều có lạc huyệt, riêng tỳ kinh có hai lạc huyệt, gộp lại có 15 lạc huyệt. Huyệt vị của lạc huyệt ở bảng 6.
.
C. Bối du huyệt

Là chỗ khí tạng phủ luân chuyển ở vùng lưng, vì vậy gọi là du huyệt. Tuy nó phân cách đều trục giữa ở lưng là 1,5 thốn trên đường bàng quang kinh, nhưng vì nó tương thông với các tạng phủ. Khi tạng phủ có bệnh, thường thường du huyệt tương ứng trên lưng sẽ xuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy, chữa bệnh của bạn tạng tại du huyệt Vị du, bệnh thận lấy huyệt Thận du. Bối du huyệt ngoài việc chữa bệnh tạng phủ ra, lại có tác dụng chữa các khí quản liên quan, như cai khan khiếu ở mắt, châm Can du có thể chữa được bệnh ở mắt. Huyệt vị của huyệt Bối du ở bảng 7.

boi du va mo huyet
.
D. Mộ huyệt
“Mộ huyệt” có ý nghĩa là kết tụ lại, nơi khí của tạng phủ kết tụ ở ngực, bụng gọi là mộ huyệt, ý nghĩa lâm sàng của nó tương ứng với nó, nó cá tác dụng đặc thù. Như bệnh dạ dày, lấy huyệt Trung quản, bệnh bàng quang lấy huyệt Trung cực. Huyệt vị của mộ huyệt ở bảng 8.

du môhuyet
.
Đ. Khích huyệt
“Khích” có nghĩa là lỗ trống không (theo Tứ giác hiệu mã tân từ điển thì khích là oán trách). Khích huyệt là nơi kinh khí tụ ở sâu, do đó gọi là khích huyệt. Khích huyệt phân phối ở tứ chi, phần lớn là ở phía dưới khuỷu và đầu gối. Mỗi kinh trong 12 kinh đều có một khích huyệt. Nó có thể chữa bệnh ở nơi đường kinh tuần hành và cả các loại bệnh ở tạng gốc sở thuộc, nhưng trên lâm sàng thường để chữa bệnh cấp tính, chứng đau, chứng viêm. Như đau ngực, tim, lấu huyệt Khích môn, đau dạ dày lấy huyệt Lương khâu.
Khich huyet
.
E. Bát hội huyệt

Là nơi hội họp của tám thứ tạng, phủ, khí, huyết, gân, mạch, xương, tuỷ. nạn thứ 45 trong “Nạn Kinh” nói “Bệnh nhiệt trong, lấy khí huyết hội của cái đó” (Nhiệt bệnh tại nội giả, thủ kỳ hội chi khí huyết dã), ứng dụng lâm sàng, không giới hạn ở bệnh nhiệt, mà nặng về phía bệnh nội chứng. Thuộc về bệnh chứng của một số mặt, có thể sử dụng hội huyệt hữu quan, ở bảng 10.
bat hoi huyet
.
G. Ngũ Du huyệt
12 kinh mạch ở tứ chi từ khuỷu tay và đầu gối trở xuống đều có 5 loại huyệt đặc định là Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp, gọi là ngũ du huyệt.

ngu du h
ngu du 5 hanh
ngu du âm kinh
ngu du duong kinh
.
          Từ đầu gót của tứ chi hướng về khuỷu và đầu gối, mạch khí dàn ra từ ngỏ đến lớn, từ nông đến sâu, từ xa đến gần, do đó nói: “chỗ xuất ở Tỉnh, chỗ lưu là huỳnh, chỗ trú là Du, chỗ hành là Kinh, chỗ nhập là Hợp”. (theo thiên “Cửu châm thập nhị nguyên” sách Linh Khu), đó là lấy đặc điểm hình dung theo tên gọi của dòng nước chảy “Tỉnh” là nguồn từ dưới đất ra, hình dung về mặt khí nông, nhỏ, huyệt đó thường ở cạnh móng của ngón tay chân. “Huỳnh” là nước thành dòng nhỏ, mạch khí hơi lớn, huyệt đó ở chỗ vùng ngón, bàn của tay chân. “Du” là vận chuyển, mạch khí đã rất thịnh, huyệt đó thường ở chỗ khớp cổ tay, cổ chân và phụ cận, “Kinh” là dòng nước lớn, mạch khí chảy và trú ở đó, huyệt thường ở vùng xung quanh khớp cổ tay, cổ chân và cẳng tay, cẳng chân. “Hợp” là xoáy hợp lại, mạch khí sâu lớn, huyệt thường ở xung quanh kgớp khuỷu tay, đầu gối; bảng 11.
          Ứng dụng trên lâm sàng của ngũ du huyệt, sách Linh khu nói rằng: “bệnh tại tạng, lấy ở Tỉnh; bệnh biến ở màu sắc lấy ở Huỳnh; bệnh có lúc tăng, lúc giảm, lấy ở Du; bệnh biến ở tiếng (âm) lấy ở Kinh; mãn kinh mà có máu cũng như bệnh ở dạ dày và ăn uống không điều độ mà mắc bệnh, lấy ở Hợp”. Nạn thứ 68 của “Nạn kinh” lại đã nói thêm cho rõ hơn là: “Tỉnh huyệt chữa đầy tức dưới tâm, Huỳnh huyệt chữa mình nóng sốt, Du huyệt chữa mình nặng khớp đau, Kinh nguyệt chữa ho hắng, nóng rét, Hợp huyệt chữa nghich khí mà tiết”. Đó là cách nói về ngũ du huyệt và các đặc điểm chủ trị của nó, chúng ta ghi nhận để tham khảo ứng dụng trên lâm sàng.
          Hợp huyệt trong ngũ du huyệt đối với bệnh tạng phủ có tác dụng rất trọng yếu. Thiên “ Tà khí tạng phủ bệnh hình”, sách “Linh Khu” nói:” Huỳnh, Du chữa bệnh ở ngoài kinh lạc, Hợp chữa bệnh ở trong tạng phủ”. Trị bệnh của lục phủ bằng Hợp huyệt, lại lấy hợp huyệt của túc tam dương kinh là chính. Vị, bàng quang,đảm ra ở túc tam dương mà đại trường, tiểu trường, tam tiêu tuy nhiên hợp trên ở thủ kinh, đồng thời cũng xuất hiện ở túc tam dương. Như thiên Bản luận sách” Linh Khu” đã nói: “Lục phủ đều ở túc tam dương, hợp ở trên tay”. Đó là do lục phủ ở trong vùng bụng, có quan hệ với túc kinh rất mật thiết, vì vậy ở trên túc tam dương kinh đều có các hợp huyệt đó. Vị hợp ở túc tam lý đại trường hợp ở thượng cự hư tiểu trường hợp ở hạ cư hự, đều thuộc túc dương minh vị kinh.
          Thiên “Bản luận” lại nói: “Đại trường, tiểu trường đều thuộc ở vị”, đó là nói công năng sinh lý trên dưới tương thừa bàng quang hợp ở Uỷ trung, tam tiêu hợp ở uỷ dương đều thuộc túc thái dương bàng quang kinh, là do thuỷ đạo ở tam tiêu xuất ra có quan hệ thuộc về bàng quang. Đảm hợp ở Dương lăng tuyền. Trên vừa kể là hạ hợp huyệt của bệnh lục phủ, hoặc gọi là “Phủ bệnh hợp luân”.
.


H. Bát mạch giao hội huyệt
          Là 8 huyệt vị ở tứ chi thông với 8 mạch kỳ kinh. Kỳ kinh bát mạch tuy không tuần hành tất cả trên tứ chi, nhưng do chúng có quan hệ giao hội với 12 kinh mạch, cho nên huyệt vị ở vùng tứ chi đều có thông với kỳ kinh, trên mặt điều trị thích ứng, có quan hệ tới bệnh chứng của kỳ kinh. Bắt mạch giao hội huyệt ở chi trên và chi dưới, khi ứng dụng thường phải phối hợp.
bat mach hiao hoi h


Kỳ kinh bát mạch khảo

          Lý Thời Trân ((1518 – 1593 李時珍), tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu). Ông là con nhà thế y (3 đời làm thuốc). Nguyện vọng của ông là trở nên một thầy thuốc cứu người đời giống như cha ông. Nhưng lúc đó, trong dân gian, địa vị người thầy thuốc rất thấp, họ thường bị quan lại khinh khi, vì vậy, cha ông quyết định cho ông học thi cử làm quan cho có địa vị với người ta. Ông không dám cãi ý cha. Năm 14 tuổi, ông đỗ tú tài. Sau đó, ba lần thi cử nhân đều không đậu. Ông khẩn cầu cha xin cho ông được chuyên học y. Cha ông không biết làm thế nào, chịu cho ông làm theo nguyện vọng.
          Từ đó, Lý Thời Trân vừa theo cha học kinh nghiệm lâm sàng, vừa chăm chỉ học tập các đầu sách y học kinh điển do thế hệ trước để lại như “Nội Kinh”, “Thương hàn luận”, “Bản thảo kinh” v.v. Trải qua mấy năm học tập chăm chỉ, cộng thêm sự chỉ bảo của cha, Lý Thời Trân tiến bộ rất nhanh trên con đường y học. Năm 22 tuổi, Lý Thời Trân chính thức treo biển hành nghề thầy thuốc.
*
          Năm 1537, quê Lý Thời Trân xẩy ra nạn lũ lụt, sau khi lũ rút, các loại dịch bệnh, bệnh tật hoành hành khắp nơi, thầy thuốc trở thành nhân tài khan hiếm. Một số thầy thuốc làm bộ làm tịch, thừa cơ thu phí cao. Nhưng cha con Lý Thời Trân chỉ quan tâm tới trị bệnh, không quan tâm tới tiền chữa bệnh nhiều hay ít, mang hết khả năng chữa trị cho nhiều người bệnh. Do vậy, hàng ngày từ sáng đến tối, người bệnh nườm nượp không ngớt. Lý Thời Trân cùng cha đã chữa khỏi rất nhiều người bệnh, bản thân ông cũng được rèn luyện rất nhiều, ông bắt đầu cảm nhận trách nhiệm quan trọng của thầy thuốc, và ngày càng yêu thích công việc của mình.

          Kỹ thuật chữa bệnh của Lý Thời Trân ngày càng cao siêu, ông cũng ngày càng nổi tiếng, không chỉ trong dân gian. Năm 1551, ông trị khỏi bệnh đứa con của Phú Thuận vương Chu Hậu Khôn và nổi tiếng. Lý Thời Trân chữa khỏi nhiều bệnh nan y, vua bổ nhiệm Lý Thời Trân chức quan y “Phụng Từ Chính”. Tuy Lý Thời Trân làm thầy thuốc ở vương phủ, nhưng ông cũng thường xuyên ra bên ngoài chữa bệnh cho người dân bình thường.
Năm 1556, ông lại được tiến cử đến công tác ở Thái y viện với chức vụ Thái y viện phán. Trong thời gian này, ông có cơ hội xem khắp các điển tịch phong phú, các sách quí của vương phủ và hoàng gia, trích lục không ít tư liệu, đồng thời đã xem được rất nhiều mẫu dược vật mà ngày thường khó thấy được, mở rộng tầm mắt, phong phú hóa lĩnh vực tri thức của mình. Nhưng vì ông vốn không thích công danh nên làm việc ở Thái y viện không đầy năm lại từ chức về nhà chuyên tâm viết sách.
          Trong quá trình mấy mươi năm hành nghề và duyệt đọc sách y cổ điển, ông phát hiện trong những đầu sách y học kinh điển thường xuất hiện những điều sai sót. Trước đây đa số các thày thuốc khai triển từ tác phẩm Đào Hoằng Cảnh (Danh y biệt lục) theo các phương diện khác biệt, những trường phái lý luận Trung y cạnh tranh nhau đã nở rộ một ngàn năm sau đó, tức là suốt các đời Tống, Kim, và Nguyên. Mỗi y sư của các trường phái này tập trung vào việc đơn giản hoá các mô tả căn nguyên của bệnh, chẳng hạn quy vào hàn và nhiệt; hoặc xác định nguyên nhân nội tại hay ngoại tại, và sau cùng là thành lập một nền dược học dựa trên lý thuyết Trung y cổ truyền. Lý Thời Trân dần dần cho rằng cần phải kết hợp kinh nghiệm của mình sửa đổi những điều sai sót này vì vậy ông quyết tâm biên soạn lại một bộ sách ‘bản thảo’.
*
          Năm 35 tuổi, ông sắp xếp chương trình công tác, sưu tập cùng khắp, rộng rãi, đọc một số lượng lớn sách tham khảo, bắt đầu biên soạn sách ‘Bản thảo cương mục’. Để biết rõ hình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu, v.v… của một số dược vật, ông mang giỏ thuốc, dắt con và đồ đệ Bàng Khoang đi nghiên cứu thực tiễn dược vật trong dân gian.
Phương pháp nghiên cứu của Lý Thời Trân là ‘thông khảo cư’ và ‘tuần dã nhân’. ‘Thông khảo cư’ có nghĩa là ông duyệt qua sách của hơn 800 gia phái y học khác nhau. ‘Tuần dã nhân’ là chỉ ông không ngừng học hỏi từ những người nông dân, tiều phu và thợ săn. Lý Thời Trân đã trèo đèo lội suối, đi hàng vạn dặm, khảo sát thực địa, học hỏi không ngừng để tìm hiểu về nghề thuốc.

          Trong từng tập bản thảo, Lý Thời Trân mô tả cách trị liệu cổ truyền của các dược thảo, động vật, khoáng vật. Ông mô tả ngoại hình của chúng, cách nuôi trồng, cách bào chế, các dược tính của chúng cũng như sự tương cận của chúng với các dược liệu khác, âm tính hay dương tính của chúng, và mức độ hiệu quả khi sử dụng chúng.
          Trải qua 27 năm nỗ lực lao động gian nan khó nhọc, sửa đổi bản thảo ba lần, sau cùng mới hoàn thành bộ sách lớn dược vật học này vào năm 1578. Lúc này, ông đã 61 tuổi. Lý Thời Trân viết trong cuốn "Kỳ kinh bát mạch khảo¿ như sau: Đường hầm bên trong cơ thể người chỉ có thể được quan sát bởi người có khả năng nội quan". Tức là chỉ những người có ¿thiên mục¿ khai mở mới có thể nhìn vào bên trong cơ thể người để khảo sát các đường mạch và kinh lạc.

          Năm 1596, cũng là năm thứ ba sau khi ông qua đời, bộ sách ‘Bản thảo cương mục’ chính thức ra đời tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh).
Suốt cuộc đời Lý Thời Trân kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của mình viết 11 quyển sách khác bao gồm Tần Hồ mạch học (濒湖脉学) và Kỳ kinh bát mạch khảo (奇经八脉考), “Ngũ tạng đồ luận” v.v… rất tiếc là một số đã bị thất lạc. Ngoài y dược học ra, Lý Thời Trân cũng giành được thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực hóa học, địa chất học, thiên văn học, khí tượng học v.v¿ là một trong những nhà khoa học tự nhiên vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông mất năm 1593, hưởng thọ 75 tuổi.

——————————-

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC
(Běn cǎo Gāng mù – 本草綱目 – 本草纲目)
Bản thảo 本草: Là sách viết về dược vật học.
          Cương 綱 (纲): Giềng lưới. Lưới có giềng mới kéo được các mắt, cho nên cái gì mà có hệ thống không thể rời được đều gọi là Cương, những phần to.
          Mục目: Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là cương 綱, những mắt dây nhỏ gọi là mục 目, những phần nhỏ.
          Như vậy, Bản thảo cương mục là sách bàn về mọi điều (lớn, nhỏ) có liên quan đến dược vật.
Sự ra đời của sách Bản thảo cương mục:
          Trước Bản thảo cương mục, đã có rất nhiều sách mang tên Bản thảo (Thần Nông bản thảo (221 – 206 TCN), Bản thảo diễn nghĩa (1116), Đường Bản thảo, Bản thảo chính (1624)" Tuy nhiên, nhờ thời gian được tiếp cận với thư viện sách dược của vương phủ và hoàng gia, Lý Thời Trân thấy còn nhiều sai sót chưa hợp lý¿vì vậy ông quyết tâm thực hiện bộ sách "Bản thảo cương mục".
          Biên soạn vào thế kỷ 16, đầu đời nhà Minh.
          Trải qua 3 lần viết lại, Bản thảo cương mục được ông hoàn thành vào năm Vạn Lịch thứ 6 đời nhà Minh, tức năm 1578.
*
Kết cấu sách Bản thảo cương mục:
          Bản thảo cương mục có tổng cộng 52 quyển, tập hợp 1.892 chủng loại cây, con, vật thuốc khác nhau, phân thành 601 loại, trong đó có 374 loại do đích thân Lý Thời Trân bổ sung, hơn 1.100 bức đồ hình.
          Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc trong đó có 8.000 do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế. Ước tính toàn bộ sách có tới 190 vạn chữ được chia thành 16 bộ, 60 loại, từng chủng loại cây, con, vật thuốc đều được chú rõ tên, tập tính, lịch sử khai thác, phương pháp chế biến, đặc tính, công dụng.
          Nội dung chi tiết sách Bản thảo cương mục:
          Quyển 1: Liệt kê các sách Bản thảo trước đó (chủ yếu là Thần Nông bản thảo và Danh y Biệt lục).
          Bàn về 7 phương 10 tễ trong các sách thuốc (khí vị, âm dương, ngũ vị cấm kỵ, ngũ vị thiên thắng, tiêu bản âm dương, thăng giáng phù trầm, dùng thuốc trong 4 mùa, dùng thuốc trong ngũ vận, lục dâm, dùng khí vị bổ tả của thuốc đối với tạng phủ, 5 vị và bổ tạng đối với ngũ tạng, dùng thuốc theo hư thực bổ tả).
          Quyển 2: Nêu lên các vị thuốc cùng tên nhưng khác nhau, thuốc tương phản nhau, cách uống thuốc, thức ăn cấm kỵ, thuốc kỵ thai, thức ăn uống cấm kỵ, cách dùng thuốc theo chứng của Lý Đông Viên, dùng thuốc đối với các chứng hư của Trần Tàng Khí; 3 phương pháp hãn, thổ, hạ của Trương Tử Hòa. Bệnh có 8 chứng chủ yếu, 6 chứng mất, 6 chứng không trị được.
Liệt kê các loại thuốc: Thuốc loại trung 120 loại; Thuốc loại thấp 125 loại.
          Quyển 3: Cách dùng thuốc chữa trị bệnh (55 bệnh).
          Quyển 4: (36 bệnh, trong đó bệnh về ngũ quan, trật đả, phụ khoa, nhi khoa).
          Quyển 5 – 52: Nói về các loại dược vật, được xếp theo từng bộ.
Các dược vật được chia làm 16 bộ, cụ thể như sau:
          Bộ thảo 草部 (268 vị), Bộ mộc 木部 (91), Bộ thổ 土部 (21), Bộ hỏa 火部 (5), Bộ cốc 谷部 (43), Bộ quả 果部 (61), Bộ vảy 鳞部 (29), Bộ thú 兽部 (30), Bộ gia cầm 禽部 (16), Bộ trùng 虫部 (42), Bộ giới 介部 (15), Bộ thái 菜部 (60), Bộ thủy 水部 (16), Bộ nhân 人部 (6), Bộ kim thạch 金石部 (61). Phần sau giảng giải về dược vật: Tính khí, ngũ vị, chủ trị¿ các vị thuốc do Lý Thời Trân bổ sung, những bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian mà Lý Thời Trân sưu tầm được…

Xuất bản sách:
          Vì trong sách Lý Thời Trân phê phán Thủy ngân là một thứ thuốc độc, không phải là thứ để chế thành các món thuốc trường sinh bất lão, trong khi thời đó Hoàng đế và các đại thần lại tôn sùng đạo sĩ, tín nhiệm họ dùng thủy ngân luyện đan, nên không nhà nào dám làm sách. Cho đến khi Lý Thời Trân chết, năm 1596 sách BTCM mới được xuất bản, ngay lập tức được ủng hộ nhiệt liệt, được dùng làm sách gối đầu cho các thày thuốc.
          Đến thế kỷ 17, Bản thảo cương mục được dịch ra các thứ tiếng Nhật, Đức, Anh, Pháp Nga. Năm 1953, được xuất bản lại dưới tên “Dược điển của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa”. Cho đến nay BTCM vẫn được coi là tác phẩm tham khảo rất có giá trị về Đông y.
          Năm 30 thời Càn Long nhà Thanh (1765), Triệu Học Mẫn (nhà dược vật học) đã soạn sách Bản thảo cương mục thập di (本草綱目拾遺) với mục đích bổ chính cho Bản thảo cương mục, tác phẩm này đã bổ sung thêm 716 loại cây thuốc, 161 loại đơn thuốc và chỉnh sửa 34 lỗi trong bộ sách ban đầu của Lý Thời Trân.

Đánh giá:
          Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y, tiếp nối tài liệu Chứng loại bản thảo (证类本草) của Đường Thận Vi đời nhà Tống.
          Bản Thảo Cương Mục được coi là một từ điển bách khoa về dược vật học của Trung Quốc.
          Bản thảo cương mục là kết tinh tâm huyết hơn 27 năm của Lý Thời Trân để sưu tầm trên 800 tài liệu khác nhau và đích thân đến các địa phương để khảo sát các loại cây cỏ, loài vật và những thứ có thể dùng làm thuốc trong Đông y.
          Nhìn chung, Lý Thời Trân đã tổng kết toàn bộ Dược vật học của Trung Quốc thời bấy giờ. Quyển sách này được coi là một bộ dược điển, được phân loại với phương pháp khoa học, cách hành văn rất cuốn hút, hơn hẳn các bộ sách thuốc trước.
          Bản thảo cương mục là tác phẩm có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phân loại thuốc của nền y học cổ truyền. Tác phẩm này cũng góp phần chính xác hóa cách sử dụng và tên gọi các loại cây, con thuốc ở Trung Quốc cũng như điều chỉnh các đơn thuốc để tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình điều trị.
          Nội dung đồ sộ của Bản thảo cương mục còn có giá trị vượt quá phạm vi dược vật học vì nó cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng khác về sinh vật học, địa lý học, khoáng vật học và cả lịch sử xoay quanh các loại cây, con thuốc.
          Theo “Nhân Dân nhật báo”: Thứ trưởng Y tế Trung Quốc Vương Quốc Cường mới đây cho biết, hai bộ sách Trung y cổ có tên ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ và ‘Bản Thảo Cương Mục’ đã được công nhận là ‘Di sản tư liệu thế giới’.




No comments:

Post a Comment