Phản xạ liệu pháp là phương pháp trị liệu
thông qua bấm, day, nhấn các vùng phản xạ trên bàn chân và điều thú
vị cho những ai muốn học hỏi những phương pháp tự trị bệnh để cứu
lấy mình. Mục tiêu của phương pháp là sử dụng những trung tâm sinh
năng của cơ thể.
Day bấm lên những vùng phản xạ nơi bàn chân
(xem các hình ở dưới) giúp cho sinh năng của cơ thể có thể chu chuyển
một cách thuận lợi, không bị bế tắc hoặc trì trệ. Nhờ đó thiết
lập lại sự quân bình, hướng đến sự kích thích tiến trình trị bệnh
của cơ thể và ngăn ngừa tật bệnh phát triển.
Không phải dùng đến tân dược, phương pháp trị
liệu bằng tay – day bấm các vùng phản xạ nơi bàn chân là cách lý
tưởng cho việc tự trị bệnh. Chúng có thể làm dịu những căn bệnh
kinh niên cũng như những bệnh bột phát và là một liệu pháp hỗ trợ
cho việc điều trị bằng y học chính thống, hoặc có thể dùng như một
liệu pháp sơ cứu trong những trường hợp cần thiết (ở trong rừng núi,
hải đảo, xa cơ sở y tế, ...). Những liệu pháp này đặc biệt hữu ích
cho hai nhóm người: người cao tuổi và trẻ em.
Đối với người cao tuổi thì phản
xạ liệu pháp và cả bấm huyệt là biện pháp bổ sung mang lại lợi
ích lớn cho tác dụng trị bệnh. Với người cao tuổi thì việc được ai
đó dành ra đôi chút thời gian để áp dụng những liệu pháp này sẽ
giúp họ nhớ rằng họ là người luôn được quan tâm.
Bất cứ ai
có đôi tay không bị viêm khớp nặng hoặc thương tổn đều có thể thực
hành liệu pháp này. Họ có thể tự chữa trị và chữa trị cho người
khác nhằm mang lại sự sảng khoái, đỡ đau đớn và khỏi bệnh tật .
Đối với trẻ em thì không một bà mẹ nào muốn
đưa con mình đến cơ sở y tế chỉ vì bé mắc một chứng bệnh nhẹ, thông
thường. Bởi như thế bé sẽ có nguy cơ lây nhiễm khi nấn ná trong phòng
đợi và mệt mỏi ra về với một đơn thuốc dài dặc, khó uống.
Ngày nay trên thế giới, việc xoa bóp trẻ sơ
sinh và nhi đồng là điều phổ biến, nhằm tăng cường sức khỏe và
thoải mái cho các bé. Với những đứa trẻ lớn hơn có thể cho chúng
học một số kỹ năng để tự thực hiện, chúng không cần phải hiểu lý
thuyết. Và điều khiến chúng thích thú là khám phá những phần khác
nhau của cơ thể có mối liên hệ nhau như thế nào.
Phương pháp day, bấm
vùng (khu) phản xạ:
-
Dùng
đầu ngón tay cái (nhớ là móng tay phải được cắt ngắn), hoặc gập
ngón trỏ gập lại (dùng đầu khuỷu gấp đốt 1 và đốt 2) để day bấm
lên các vùng tương ứng với cơ quan nội tạng bị đau, bị bệnh (được
đánh số và ghi tên trên hai hình kèm theo tài liệu này;
-
Nếu
tay yếu có thể dùng vỏ cây bút bi có chữ A hoa ở nắp, trên thân bút
có ghi AIHAO... vẫn thường bán ở các cửa hàng văn phòng phẩm.
-
Day
ấn nếu đúng vùng phản xạ ta có cảm giác đau buốt, thậm chí đau
chảy nước mắt (vì thế day bấm cho người khác họ sẽ giật mình và
kêu đau). Hãy chịu đau (đừng có đầu hàng) trong khi day bấm để đạt
được hiệu quả điều trị.
-
Thời
gian day bầm thường kéo dài 2-5 phút, (khi cần có thể day kéo dài
tới 10-15 phút); mỗi ngày 2 lần sớm, tối. Riêng đối với vùng gan,
cột sống không được day bấm quá lâu sẽ gây ra dòng sinh năng chảy
mạnh, không có lợi cho phản ứng.
Các vùng phản xạ:
Trên hai hình vẽ các khu phản xạ ở lòng bàn
chân, ở mặt trong, mặt ngoài và mu bàn chân có tới 75 vùng phản xạ.
-
Vùng
phản xạ tựa như cơ quan đại diện “nước ngoài” của các bộ phận bên
trong cơ thể, trong đó có những bộ phận ẩn sâu dưới não như tuyến
tùng, tuyến yên.
-
Ấn
day vào những chỗ nào của lòng bàn chân có cảm giác đau nhói thì
bộ phận tương ứng trong cơ thể bị suy yếu và có bệnh. Ngược lại bộ
phận nào của cơ thể suy giảm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vùng
phản xạ nơi bàn chân.
-
Đầu
ngón chân là “hàn thử biểu” báo hiệu cho nhiều bệnh. Ta có thể dựa
vào mỗi đầu ngón chân chạm đất (tức là thường được ma sát day ấn
khi đi) ít nhiều để biết nơi nào trên cơ thể yếu kém, có bệnh. Khi
ngón cái chạm đất ít là chức năng gan kém, khi ngón thứ hai, thứ ba
chạm đất ít là chức năng ruột, dạ dày kém, ngón thứ tư chạm đất
ít là chức năng hô hấp kém, ngón út – là chức năng thận kém (xin xem
lại các huyệt vị ở chân trong cuốn Dịch học & Đời sống mà tôi
đã tặng các bạn).
- Gót chân
nhức mỏi là hiện tượng năng lượng sản xuất ra không đủ và là vùng
phản xạ của cơ quan sinh dục. Cách đi bộ mà trọng tâm rơi vào gót
chân có thể làm cho bệnh tình thay đổi xấu đi, nhưng nếu trọng tâm rơi
về phía trước thì lại có thể giúp cho bệnh chóng khỏi. Vì khi đó
các đầu ngón chân được “ấn mạnh” hơn.
Khi bóp vào phần gót chân cảm thấy đau đó là
“báo động” một cơ thể mệt mỏi, hay cơ thể thiếu năng lượng thường
xuyên, hoặc bộ phận gan đang trong giai đoạn suy nhược khá trầm trọng
rồi đấy. Ngoài ra bệnh trĩ cũng có quan hệ tới gót chân đấy các bạn
ạ !
Khi mặt trong của gót chân có những vết chai
hay mụn cơm thì chắc chắn có ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, kinh
nguyệt bất thường, khả năng tình dục của nam giới suy giảm...
Mát sa chân
Bàn chân người (gồm 1.200 dây thần kinh, 107 dây chằng, 19 cơ và 36 đốt xương) phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. Với một hệ thống hoàn chỉnh như vậy, đôi bàn chân là cả một thế giới phức tạp. Nó như một tấm gương phản chiếu toàn bộ cơ thể của chúng ta. Bởi vậy, thông qua việc xoa bóp đôi bàn chân, chúng ta có thể tự chữa bệnh cho chính mình.
Các nhà khoa học đã
rút ra kết luận: quá trình xoa bóp đều đặn gan bàn chân không chỉ tạo
thư giãn mà còn có tác dụng chữa bệnh, giảm các triệu chứng rối loạn
kinh niên hoặc nan y như rối loạn toàn thân, tiêu hoá, viêm ruột kết...,
kể cả những căn bệnh nguy hiểm của tim, gan, não...
Mát sa chân dựa trên cơ sở: bàn chân là thế giới
thu nhỏ của cơ thể người. Mỗi bộ phận, một cơ quan nội tạng người đều
được phản chiếu ở một vùng hay một điểm trên gan đôi bàn chân và các
vùng ấy được gọi là vùng phản xạ. Chẳng hạn: sọ, mặt, răng, hệ thống
thần kinh và giác quan đều nằm gọn trong vùng ngón chân; lưng, ngực và
các cơ quan nội tạng (phổi, tim...) có vị trí vùng tương ứng ngang tầm
với xương bàn chân; bụng dưới (ruột, thận...) tương ứng với vùng xương
cổ chân; xương chậu và các bộ phận sinh dục tương ứng với phần dưới của
mắt cá chân...còn toàn bộ những bộ phận ở vị trí trung tâm cơ thể như
tuyến giáp, tuyến ức...cũng gọn trên đôi bàn chân. Khi ta xoa bóp các
điểm, các vùng phản xạ đó, một loạt phản ứng sẽ nảy sinh trong cơ thể,
tạo nên dòng năng lượng truyền đến các bộ phận tương ứng, giúp cho việc
điều trị bệnh.
Sơ đồ các vùng phản xạ
Cơ sở trên không phải là mới: người ta đã tìm thấy
những bức hình minh hoạ phương pháp xoa bóp chân và tay cách đây 5000
năm trong những ngôi mộ cổ Ai Cập. ở Trung Quốc cũng vậy, từ nhiều thế
kỷ, họ đã chữa bệnh bằng cách xoa bóp các huyệt trên đôi bàn chân, bàn
tay. Sau thời kỳ Trung cổ, xoa bóp gan bàn chân đã được phổ biến khắp
Châu Âu, nhất là Bắc Âu. Nhưng điều đáng ngạc nhiên lại là chỗ người
khởi đầu cho “thuyết phân vùng phản xạ” là một nhà khoa học Mỹ, ông
William H.Fitzgerald. Năm 1913, chính ông đã phân tách cơ thể theo những
vùng năng lượng chẻ dọc, mỗi vùng đều có điểm xuất phát từ bàn chân rồi
kéo dài lên tới não và xuống cánh tay tương ứng cùng bên (phải hoặc
trái) và tới tận bàn tay. Từ 10 đầu ngón tay, ông xác định 10 vùng mà từ
đó các luồng năng lượng sẽ truyền tới các bộ phận cơ thể tương ứng. Nhờ
đó, thông qua quá trình thực hiện những động tác xoa bóp, ấn xoáy vào
các vùng tương ứng, đặc biệt là ở các đốt xương tay và chân, người ta có
thể chữa được bệnh hay giảm bớt những đau đớn.
Tác dụng của mát sa chân
Có thể khẳng định: đây là một “phương thuốc” hiệu
nghiệm giải toả stress và giúp cơ thể lấy lại được năng lượng. Nhưng
muốn vậy, chúng ta phải kiên trì thực hiện các động tác xoa bóp đều đặn
và lâu dài. Thực tế cho thấy, tác dụng chủ yếu của nó là giúp các cơ
quan, bộ phận cơ thể thực hiện tốt hơn những chức năng bài tiết của mình
bởi quá trình xoa bóp bàn chân sẽ làm tăng lượng oxy đến với các cơ
quan thông qua việc lưu chuyển máu trong cơ thể, tăng bạch huyết (giảm
phù thũng và viêm mô tế bào), tăng khả năng hoạt động của thận và bàng
quang (đồng thời bài tiết tốt các chất độc) hoặc điều hoà qúa trình tiết
hoócmôn của tuyến nội tiết...Nó còn làm giảm thiểu những đau đớn như
đau bụng (do rối loạn kinh nguyệt hay ra máu quá nhiều), mất ngủ, giảm
những triệu chứng tiêu hoá không tốt, đau lưng (gai cột sống) và chứng
đau nửa đầu...
Bạn có thể nhận thấy những tiến triển của sức khoẻ
ngay sau lần thực hành thứ 3-4 của mình. Từ đó, đến lượt mình, bạn hãy
tự xác định tần số lần xoa bóp đều đặn, kiên trì để thu được kết quả lâu
dài.
Tất nhiên việc xoa bóp đôi bàn chân không thể giúp
chúng ta chữa khỏi được những căn bệnh nan y, nhưng nó có thể mang đến
cho cơ thể con người những khả năng tốt, làm giảm những tác dụng phụ do
thuốc gây ra, giúp cơ thể bài trừ các chất độc hại và tăng cường hệ
thống miễn dịch.
Mát sa giảm chứng bệnh đau nửa đầu.
1. Nếu điểm đau đầu được xác định nằm sau gáy: hãy
xoa bóp, ấn huyệt ở những vùng phản xạ tương ứng với vùng cổ, não, chẩm
và cuối cùng là vùng thắt lưng, bóng đái .
2. Nếu điểm đau được xác định ở trán: hãy xoa bóp vùng phản xạ của não, lá lách, tuyến tuỵ, dạ dày và xương sống.
3. Nếu điểm đau nằm ở ngangs mắt và thái dương: xoa bóp vùng não, thái dương, cột sống, gan và bọng nang .
Các dụng cụ hỗ trợ mát sa gan bàn chân
Hàng ngày, đôi bàn chân của chúng ta thường bị bó
buộc trong những đôi giày không mấy thoải mái. Bởi vậy, để tạo thư giãn
cho chính mình, mỗi người có thể tự thực hiện những động tác mát sa với
sự trợ giúp của một vài dụng cụ luyện tập sau:
Bàn lăn mát sa:
Để kích thích hệ thống thần kinh cảm giác, không
nhất thiết bạn phải dùng tay để mát sa đôi chân. Với con lăn bằng đất
nung, bạn có thể tạo ra sự thư giãn bằng cách đặt chân lên bàn lăn đã
được làm nóng hoặc kích hoạt đôi bàn chân thông qua quá trình làm lạnh
bàn lăn bằng cách đặt nó vào tủ lạnh.
Bánh lăn thư giãn:
Được làm bằng gỗ, bánh lăn này sẽ giúp bạn mát sa
và thư giãn toàn bộ gan bàn chân. Ngồi trên ghế, bạn chỉ cần đặt hai
chân lên bàn lăn và thực hiện động tác như đang chạy bộ. Chuyển động của
các con lăn sẽ tác động tới hầu hết các vùng phản xạ.
Tấm thảm xung động:
Được chia làm ba loại, đây là dụng cụ lý tưởng gồm:
+ Loại có hạt nổi nhỏ: nhằm tác động vào gan bàn chân
+ Loại có hạt nổi trung bình: tác động các vùng nhạy cảm
+ Loại có hạt nổi cao: tác động đến các vùng phản xạ nằm sâu bên trong gan bàn chân.
B
.
|
ĐẾ CHÂN:
Là bộ phận của máy HAE DANG NO.4. Được cấu tạo từ than Cacbon hoạt tính, với thiết kế rời đặc biệt để tác động trực tiếp vào các điểm huyệt chính tại lòng bàn chân, hoặc các vùng khác trên cơ thể
CHÂN LÀ VÙNG PHẢN XẠ LỚN:
- Nơi được gọi là "Trái Tim thứ 2"
- Là vùng phản xạ thần kinh của lục phủ ngũ tạng
- Nơi xa tim và tập trung thần kinh ngoại biên và mạch máu ngoại vi dày đặc
ƯU ĐIỂM TƯƠNG TÁC (-)/(+):
- Đối với hệ tuần hoàn: cải thiện sự tuần hoàn máu trong các mao mạch máu ngoại vi.
Tăng khả năng phòng ngừa hiện tượng hoại tử do tắc nghẽn dòng tuần hoàn máu.
Thúc đẩy quá trình vận chuyển máu về tim.
- Đối với hệ thần kinh: kích thích vào các dây thần kinh ngoại biên, tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu của các nội tạng trong cơ thể.
Cho hiệu quả cao với những người có khung xương chậu bị lệch do ảnh hưởng từ cột sống lệch.
Hiệu quả với các vấn đề tại các khớp ngón chân, cổ chân và khớp gối.
Là bộ phận của máy HAE DANG NO.4. Được cấu tạo từ than Cacbon hoạt tính, với thiết kế rời đặc biệt để tác động trực tiếp vào các điểm huyệt chính tại lòng bàn chân, hoặc các vùng khác trên cơ thể
CHÂN LÀ VÙNG PHẢN XẠ LỚN:
- Nơi được gọi là "Trái Tim thứ 2"
- Là vùng phản xạ thần kinh của lục phủ ngũ tạng
- Nơi xa tim và tập trung thần kinh ngoại biên và mạch máu ngoại vi dày đặc
ƯU ĐIỂM TƯƠNG TÁC (-)/(+):
- Mỗi đế chân đã bao gồm cả cực (–) và cực (+) . Từ đó, tăng khả năng tuần hoàn máu thông qua việc hút và đẩy các ion (-)/(+) trong máu, giảm áp lực lên thành mao mạch, giúp chân có thể nhận và trả máu về tim tốt hơn.
- Giảm nguy cơ lắng đọng các độc tố, huyết khối, mỡ (vốn mang điện tích +), tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khoáng chất.....(tích điện -).
- Giảm các triệu chứng đau cơ, khớp chi dưới.
- Giảm các nguyên nhân gây bệnh cho các nội tạng nằm ở vùng đáy cơ thể như: tử cung, buồng trứng (ở nữ), tiền liệt tuyến (ở nam), bàng quang, bộ phận sinh dục ngoài.
- Huyệt Dũng Tuyền: là huyệt rất quan trọng tại bàn chân, là đầu dây thần kinh kết nối với thận. Giúp giảm các triệu chứng đau đầu, váng đầu, mất ngủ, sưng đau họng, tắt tiếng,táo bón, tiểu tiện bất lợi, hội chứng kinh phong trẻ em, điên cuồng…
- Huyệt Thất Miên: điều trị bệnh mất ngủ do thận hư, các vấn đề liên qua đến thận
- Đối với hệ tuần hoàn: cải thiện sự tuần hoàn máu trong các mao mạch máu ngoại vi.
Tăng khả năng phòng ngừa hiện tượng hoại tử do tắc nghẽn dòng tuần hoàn máu.
Thúc đẩy quá trình vận chuyển máu về tim.
- Đối với hệ thần kinh: kích thích vào các dây thần kinh ngoại biên, tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu của các nội tạng trong cơ thể.
Cho hiệu quả cao với những người có khung xương chậu bị lệch do ảnh hưởng từ cột sống lệch.
Hiệu quả với các vấn đề tại các khớp ngón chân, cổ chân và khớp gối.
Mối liên quan giữa bàn chân và các cơ quan khác trong cơ thể
Bảng huyệt bàn chân thể hiện vị trí của các điểm phản xạ trên đôi chân. Không quá khó để bạn có thể đọc hiểu mỗi liên quan giữa huyệt và cơ quan khác trong cơ thể. Các huyệt này cho bạn biết nhiều hơn về sức khoẻ hiện tại của bản thân. Đương nhiên, đối với những kỹ thuật chuyên sâu thì phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là sự thể hiện một cách cơ bản nhất mối liên quan đó.
1. Bảng bấm huyệt là một sơ đồ thu nhỏ thể hiện các vị trí liên quan đến các cơ quan nội tang khác trong cơ thể.
2. Phân biệt giữa biểu đồ của Đông Y TRung Quốc và biểu đồ mô phỏng.
Biểu đồ bàn chân của Đông Y Trung Quốc được phát hoạ dựa trên những kinh nghiệm đúc kết trong y học châm cứu, nó phản ảnh sự tương quan giữ các vị trí khác nhau trong cơ thể ở lòng bàn chân.
3.Sơ đồ bấm huyệt có nhiều điểm liên quan đến cả phần mũi chân và ở hai bên. Nó có thể sẽ gây một chút nhầm lẫn khi bạn nhìn vào biểu đồ với các huyệt nằm xen kẽ nhau.
4. Luôn nhớ rằng, những điểm phản xạ ở chân trái tương ứng với phần bên trái cơ thể, các điểm điểm phản xạ bên phải tương ứng với phần bên phải cơ thể. Trong một số trường hợp, các cơ quan và bộ phân khác được biểu hiện trên cả hai chân.
5. Ngoài các điểm phản xạ hiển thị ở mặt bên ngoài bàn chân, còn có những điểm phản cột sống ở mặt phía bên trong bàn chân.
6. Với phương pháp bấm huyệt lòng bàn chân, bạn có thể bấm huyệt ở một khu vực rộng với một biểu đồ bàn chân đơn giản.
Bí quyết bảo vệ sức khỏe qua đôi bàn chân
Sự kỳ diệu của đôi bàn chân
Từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách xoa, day, bấm huyệt bàn chân. Phương pháp
này đã được lưu truyền từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. “Hoàng đế nội
kinh”, một pho sách kinh điển của nghề thuốc đã nói tới cách chữa bệnh
dạ dày, đường ruột, tê chân bằng phương pháp xoa, day, bấm huyệt bàn
chân.
Ðến
thế kỷ 19, phương pháp chữa bệnh bằng bàn chân đã được các nhà nghiên
cứu khoa học châu Âu viết thành sách. Hiện nay, tại Mỹ, Viện Nghiên cứu
phản xạ học quốc tế Florida đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh
bằng phản xạ bàn chân.
Người
ta cho rằng bàn chân là “quả tim” thứ hai của con người. Xoa bóp bấm
huyệt đôi bàn chân vẫn đang có những bước phát triển mới, thực sự đã trở
thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, có khả năng phòng và chữa trị
được nhiều chứng bệnh. Dễ học, dễ làm, hiệu quả cao có thể được coi là
đặc điểm của phương pháp phòng và chữa bệnh này.
Chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm
dương, ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền (YHCT). Học
thuyết kinh lạc của YHCT cho thấy, ở mỗi chân có 6 đường kinh lạc của
các tạng phủ, như can, tỳ, thận và đởm, vị, bàng quang. Thông qua tác
dụng điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc... mà có tác dụng chữa bệnh.
Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7,000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. Năm 1872, tiến sĩ Uyliamf Phischellant, một bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng Mỹ tình cờ phát hiện sự liên quan giữa tác dụng giảm đau trong phẫu thuật khi bệnh nhân tì mạnh các đầu ngón chân lên thành ghế. Những nghiên cứu sau đó cũng đã cho phép khẳng định sự liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể với các vùng phản xạ ở bàn chân. Khi cơ quan đó có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó ở bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.
Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7,000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. Năm 1872, tiến sĩ Uyliamf Phischellant, một bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng Mỹ tình cờ phát hiện sự liên quan giữa tác dụng giảm đau trong phẫu thuật khi bệnh nhân tì mạnh các đầu ngón chân lên thành ghế. Những nghiên cứu sau đó cũng đã cho phép khẳng định sự liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể với các vùng phản xạ ở bàn chân. Khi cơ quan đó có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó ở bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.
Cơ chế tác động của phương pháp phản xạ bàn chân
Khi tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra được một phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh.
Khi tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra được một phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh.
Phương pháp tác động bàn chân
Bạn có thể dễ dàng học được cách xoa bóp đôi chân để chữa bệnh.
Quá trình tác động chia thành 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen của người Trung Hoa từ lâu đời.Bạn có thể dễ dàng học được cách xoa bóp đôi chân để chữa bệnh.
Quá trình tác động chia thành 3 giai đoạn:
Bạn hãy ngâm đôi bàn chân vào chậu nước nóng ấm trong 5 - 10 phút. Khi pha nước ngâm chân, có thể cho một chút muối, vài giọt tinh dầu vào chậu nước. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu mang lại cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu. Tiếp đó, hãy lau khô đôi bàn chân bằng một chiếc khăn bông sạch, không cần phải bôi dầu. Nếu không có điều kiện ngâm chân nước nóng, trước khi xoa bấm nên xoa xát hai lòng bàn chân với nhau hoặc dùng lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân cho nóng ấm. Với cách làm này bạn có thể thực hiện ngay tại văn phòng của chính bạn.
• Giai đoạn 2: là giai đoạn tác động toàn thân và xác định các vùng phản xạ bệnh lý.
Bạn vẫn có thể dùng đầu ngón tay cái xoa bấm nhẹ nhàng một cách từ từ vào khắp lòng bàn chân. Khi phát hiện một hay nhiều vùng phản xạ có những phản ứng bất thường, như đau nhói, tức... bạn nên xoa bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ đó, nhưng không nên quá lâu hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu. Cần đối chiếu với đồ hình các vùng phản xạ trên bàn chân để xác định cơ quan tương ứng mắc bệnh. Nếu bạn mắc bệnh đau dạ dày thì nơi vùng dạ dày tương ứng trên bàn chân sẽ có những phản ứng đau tức, tê, nóng khi bạn xoa bấm lên đó. Ðây cũng là nguyên tắc để giúp bạn xác định các vị trí cần tác động ở bàn chân.
• Giai đoạn 3: là giai đoạn tác động định khu.
Cần đặc biệt chú ý xoa bóp các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan mắc bệnh được phát hiện thông qua dấu hiệu đau, tức khác thường khi bấm, nắn vào các vùng phản xạ đó. Cơ quan nào bị bệnh thì hãy tác động lên vùng phản xạ cơ quan đó là chính. Ngoài ra có thể tác động lên các vùng có giá trị điều hòa thần kinh thực vật, điều đó có giá trị làm tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho bạn.
Việc tác động bàn chân: không chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh, đôi khi bằng cách thăm dò các phản ứng khác đó, người ta có thể xác định được căn bệnh mà bạn đã, đang hoặc sẽ mắc phải. Như vậy có nghĩa là ngoài tác dụng chữa bệnh, việc xác định các vùng phản xạ tương ứng còn có giá trị giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chống co thắt. Với phương pháp xoa bấm bàn chân, người ta đã chữa được nhiều chứng bệnh, như nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, hen suyễn, đau dạ dày... và giảm đau trong phẫu thuật. Thậm chí chỉ bằng tác động trên đôi bàn chân cũng có thể làm áp huyết ở người bệnh tăng áp huyết giảm xuống một cách đáng kể. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được, khi ngâm chân bằng nước nóng cũng có tác dụng làm dãn nở các mạch máu ở não, góp phần tăng cường lưu lượng máu lên não. Thông qua tác dụng đó mà hạn chế được tai biến mạch máu não, một tai biến thường gặp ở người trung - cao tuổi bị vữa xơ động mạch.
CÁCH MASSAGE CHÂN
1. Ngồi xuống sàn, chân hơi co lại. Giữ cho bàn chân hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất. Vuốt mạnh tay bắt đầu từ mắt cá chân lên tới đầu gối. Thực hiện lần lượt với cả phía trước và phía sau của chân. Nhớ giữ bàn tay luôn luôn phẳng.
2. Bắt đầu với phần cơ nối giữa hai bắp chân với gót chân (phía dưới đầu gối), dùng hai tay xoa bóp mạnh.
3. Đặt các ngón tay quanh bắp chân, nhấn hai ngón tay tại vùng trung tâm (bụng chân), giữ yên trong 7 giây, tiếp tục di chuyển hai ngón tay hướng lên phía trên. Làm lại nhiều lần.
4. Lần lượt vuốt nhẹ hai bàn tay quanh khu vực đầu gối. Sau đó nhấn hai ngón tay cái ngay phía trên gối, di chuyển lên phía đùi. Thực hiện nhiều lần.
5. Hơi duỗi chân ra một chút sao cho thật thoải mái. Dùng một tay xoa bóp nhẹ nhàng phía bên dưới bắp chân, tiến dần lên trên.
6. Hơi nghiêng chân hướng vào trong. Bắt đầu từ đầu gối, dùng hai bàn tay vuốt mạnh từ dưới lên.
7. Dùng đầu ngón tay xoa bóp từ dưới đầu gối lên. Di chuyển ngón tay theo hướng đường chéo, tiến dần về phía hông. Bàn chân hơi nghiêng vào trong để tạo tư thế thoải mái.
8. Duỗi nhẹ đầu gối, xoay bàn chân hướng ra ngoài để tạo tư thế thoải mái. Dùng hai bàn tay lần lượt xoa bóp phần cơ bắp phía bên trong bắp đùi.
9. Véo nhẹ từng chút một phần cơ bắp dọc theo phía bên trong bắp đùi.
10. Hơi khum bàn tay lại rồi vỗ nhịp nhàng, dọc theo phía bên trong bắp đùi.
11. Các ngón tay khép hờ, dựng bàn tay vuông góc với phía bên trong bắp đùi, “chặt” nhẹ xuống.
12. Dùng mu bàn tay vỗ nhẹ. Thả lỏng hai tay để mang lại hiệu quả cao.
13. Nắm lỏng hai bàn tay, đấm nhẹ dọc theo phía bên trong bắp đùi. Thực hiện lại từ 9 - 13 cho phía bên ngoài của bắp đùi.
14. Trước khi kết thúc, dùng hai bàn tay vuốt nhẹ dọc theo chân hướng từ dưới mắt cá lên trên. Thực hiện nhiều lần như vậy.
6 động tác massage chân
Động
tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải; bàn tay
trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Vuốt nhẹ
bàn chân theo hướng mũi tên trong hình 1. Đổi chân và lặp lại động tác
này.
Hình 2.
- Động tác 2: Đặt cổ chân
trái lên đầu gối chân phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoay đều lên
phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong hình 2.
Hình 3.
|
- Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân (hình 3).
Hình 4.
|
- Động tác 4:
Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng
ngón tay cái massage lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo
hướng mũi tên trong hình 4.
Hình 5.
|
- Động tác 5: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong hình 5 cho đến ngón cái của bàn chân.
Hình 6.
|
- Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong hình 6. Sau đó lặp lại động tác 1.
Chú ý: Trong suốt quá trình thực hiện các động tác, đừng quên thoa một ít dầu massage.
BỆNH CƯỚC DO LẠNH & NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ
Cước là một loại thương tổn da do
lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: ngón sưng múp, da
rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm
năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc
với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng
găng, ủng).Theo đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí thâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.
Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vảy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.
Phương pháp chữa là trừ thấp tán hàn thông kinh hoạt lạc.
Xin giới thiệu một số bài thuốc nam rất hiệu quả, bạn đọc có thể áp dụng:
• Bài 1: cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g.
Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2 - 3 lần/thang.
• Bài 2: bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g.
Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2 - 3 lần.
• Bài 3: gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, binh lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g.
Uống 2 ngày 1 thang, uống 3 - 5 thang.
• Bài 4: sử dụng muối ngâm chân Crevil Foot hằng ngày để sát khuẩn, trị các bệnh nấm chân, hôi chân; tác dụng tăng cường lưu thông máu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout) và các bệnh về khớp, đào thải các độc tố trong cơ thể; trị các chứng tê, sưng tấy, cước chân về mùa đông; với hương thơm dễ chịu, muối ngâm chân Crevil Badesalz giúp thư giãn, giảm stress và giúp dễ ngủ. Ngoài ra muối ngâm chân Crevil Badesalz còn giúp tẩy da chết, làm mềm da chân, giúp da chân không bị khô, nứt.
---> Một số lưu ý cần biết khi ngâm chân:
- 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.
- Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
- Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.
- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn tới khô da, da bị mẩn ngứa.
- Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.
- Khi ngâm chân, NÊN NGÂM NGẬP CỔ CHÂN, TRÊN MẮT CÁ KHOẢNG 2CM. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân, vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (Túc thiếu dương đởm, Túc dương minh vị, Túc thái dương bàng quang) và 3 đường kinh âm (Túc thái âm tỳ, Túc thiếu âm thận, Túc quyết âm can), đồng thời là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
- Nên ngâm chân thường xuyên mỗi ngày. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch. Vào mùa đông thì lập tức ủ ấm.
* Chú ý: không nên ngâm chân với mật ong, vì trong mật ong thành phần chủ yếu là đường, đường không thấm qua da. Nếu trên da có các vết thương phần mềm thì có thể bôi đắp trực tiếp.
Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái (mắt trái, tai trái ...) và chỉ bên trái mới có tim, lách, hậu môn, trĩ ...
Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải (mắt phải, tai phải ...) và chỉ bên phải mới có gan, mật, ruột thừa ...
Vì tất cả các dây thần kinh đều tận cùng ở lòng bàn chân nên sẽ phản chiếu cảm ứng đau ở vùng đại diện chỗ cơ quan đang có bệnh.
Trong những trường hợp có thương tổn lớn, dù đã được giải quyết tốt rồi (đã mổ ruột thừa, cắt dạ dày ...) nhưng các điểm tương ứng ở lòng bàn chân vẫn thấy đau lâu dài và đặc biệt có hai vùng ở gan bàn chân cần được lưu ý là gan (ở chân phải) và thận (cả hai chân) vì đó là hai nội tạng quan trọng và thường dễ bị đau yếu bằng cách: Rửa sạch hai vốc sỏi loại nhỏ bằng hạt lạc, để khô, chứa trong một bao tải dứa, hàng ngày dẫm chân trần lên sỏi chừng 10 phút để kích thích 66 huyệt ở chân và để tìm những vùng có cảm ứng đau. Ngoài ra có thể tự chuẩn đoán bệnh bằng cách:
- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp lòng bàn chân, chú ý tìm những cảm giác đau và rất đau.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn dò tìm chính xác những điểm đau, nhưng không ấn mạnh quá lâu vào một điểm sẽ kém chính xác.
- Đem đối chiếu vùng đau đó vào hình vẽ ta sẽ tự chuẩn đoán được bệnh ở cơ quan nào.
Nếu khám phá thấy bệnh thì tự chữa bệnh như sau: Bấm vào các điểm đau này, day tròn 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược. Các lần bấm sau tăng dần lên đến 5 hoặc 10 phút.
Mỗi ngày day bấm 1 đến 2 lần đến khi hết đau là khỏi bệnh.
Dù là bệnh gì vẫn nên day bấm thêm bốn vùng đường nội tiết: Yên, giáp trạng, thượng thận và sinh dục.
Có thể day bấm bằng ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng với điểm đau) hoặc ấn đầu có tẩy cao su ở bút chì, hoặc ấn bàn chân tỳ điểm đau lên đầu tròn của một mũ đinh sắt (đóng vào một mảnh gỗ nhỏ, dầy, đặt trên mặt đất).
Riêng các ngón chân cần có thêm động tác bóp các cạnh ngón rồi vê tròn xoay quanh toàn ngón chân (chữa đau đầu, xoang). Tất nhiên vẫn có thể dùng thêm thuốc men phù hợp, bệnh sẽ càng mau khỏi hơn.
Đây là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đơn giản, rất hiệu quả, rất an toàn, dễ thực hiện khi nghỉ giải lao, khi ngồi tàu xe, khi xem tivi ... vẫn làm được tốt.
No comments:
Post a Comment