LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Saturday, October 22, 2016

TRẺ BIẾNG ĂN - TIÊU HÓA KÉM









CHỨNG BIẾNG ĂN


I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN


Không thèm ăn, không muốn ăn, cảm giác thức ăn nhạt nhẽo vô vị… là biểu hiện của chứng biếng ăn. Nguyên nhân chủ yếu phần lớn do dạ dày, ruột trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh, hoặc do bệnh mạn tính gây nên. Còn có trường hợp toàn bộ cơ thể không bị đau ốm bệnh hoạn gì nhưng do thầ kinh bị stress gây nên chứng biếng ăn.



II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU


Trước hết cần chữa trị các căn bệnh gây nên chứng biếng ăn, nó không chỉ kích thích chức năng của hệ thống tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự thèm ăn. Để tạo được cảm giác thèm ăn, nâng cao sự hoạt động của dạ dày, phải làm cho sự co bóp của dạ dày và dịch ra một cách bình thường; mà chủ yếu là làm cho thức ăn từ dạ dày sang ruột non thật thuận lợi. Để cải thiện công năng cả hệ thống, thì ấn lên các Can du, Tỳ du và Vị du ở lưng sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, ấn lên các huyệt đạo từ Trung quản đến Hoàng du ở bụng và Túc Tam lý hoặc Địa cơ ở chân; nếu bị stress thì bấm huyệt Xung dương ở chân sẽ càng hiệu quả.



III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU



▼ HUYỆT CAN DU


- Tác dụng: Phục hồi chức năng hoạt động bình thường của gan, để tăng cường cảm giác thèm ăn.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gắn sát giữa lưng.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, hai bàn tay đặt lên lưng và đầu hai ngón cái cùng lúc bấm mạnh lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan nội tạng mà đặc biệt là chức năng gan, đem lại cảm giác thèm ăn.



▼ HUYỆT VỊ DU


- Tác dụng: Kích thích sự hoạt động của Vị Tràng, thúc đẩy chức năng hệ thống tiêu hóa.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm lấy hông và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Vị du của người bệnh; có hiệu quả kích thích sự hoạt động của dạ dày, ruột. Tiếp tục ấn lên huyệt Tỳ du để điều chỉnh và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. 



▼ HUYỆT TRUNG QUẢN


- Tác dụng: Điều chỉnh khả năng hoạt động của chức năng nội tạng.


- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; hai bàn tay người trị liệu úp vào nhau, đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Trung quản người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng nội tạng, chữa trị các chứng bệnh dạ dày như: biếng ăn, tiêu hóa không tốt. Kết hợp với biện pháp massage nhẹ nhàng theo kiểu cuộn sóng sẽ càng hiệu quả.



▼ HUYỆT XUNG DƯƠNG


- Tác dụng: Chữa trị chứng biếng ăn do bị stress.


- Vị trí: Nằm trên má ngoài mu bàn chân, tại điểm giữa đường nối kẽ ngón chân giữa và ngón áp út đến cổ chân.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm lấy hai bàn chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Xung dương. Để tiêu trừ chứng biếng ăn do đầu óc căng thẳng bấn loạn (stress) thì massage, day ấn liên tục lên vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ giải tỏa được stress.



▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)


- Tác dụng: Điều chỉnh sự hoạt động của hệ tiêu hóa, hòa dịu chứng bệnh đường ruột, giải trừ cảm giác biếng ăn.


- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, đầu hai ngón tay giữa dùng lực vừa phải cùng lúc ấn lõm lớp mô bên trên hai huyệt Hoang du của người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng hệ tiêu hóa, tiêu trừ chứng bệnh biếng ăn; đồng thời có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau bụng, kiết lị, bí đại tiện.



▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ


- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc nâng cao nguồn sinh lực của cơ thể, tăng cường cảm giác thèm ăn.


- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới gối chừng ba đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa lòng bàn tay người trị liệu đỡ dưới cẳng chân và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt tam lý của người bệnh; làm tiêu trừ cảm giác mỏi mệt toàn thân, tăng cường sinh lực thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Người bệnh ngồi trên ghế, dễ dàng thực hiện liệu pháp huyệt đạo này để tự chữa trị cho mình.




4 bước mát-xa trị biếng ăn cho bé

Biếng ăn là chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm đến 3 tuổi. Trẻ biếng ăn có biểu hiện như không có nhu cầu ăn, không đói, không hứng thú với món ăn, ăn ít, ăn miễn cưỡng, quấy khóc khi ăn, bữa ăn kéo dài quá 30 phút. Tùy từng trẻ mà có biểu hiện biếng ăn khác nhau.

Tâm lý chung của những bậc làm bố làm mẹ khi thấy con biếng ăn thường là hốt hoảng, lo lắng. Càng lo lắng càng muốn ép con ăn. Bữa ăn gia đình vô tình trở thành "cuộc chiến" căng thẳng. Trẻ vốn biếng ăn nay bị ép ăn lại chán nản gấp bội phần. Nếu hiện tượng này để lâu mà không có phương pháp xử lý, điều trị, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và sức khỏe của bé.

Trước hết bố mẹ cần tìm rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn, rồi từ đó áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với bé. Biếng ăn có nhiều nguyên nhân như do rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, gặp khó khăn trong nhai nuốt hoặc có thể do biếng ăn tâm lý.

Ngoài các biện pháp do bác sỹ chỉ định, bố mẹ có thể thực hiện liệu pháp mát xa theo các bước sau đây để giảm triệu chứng biếng ăn ở trẻ.


Bước 1:


- Một tay mẹ nắm tay bé, ngón cái tay kia miết lên miết xuống vào đầu ngón tay cái của be. Thực hiện liên tục như vậy trong 6 phút.

Bước 2:

Làm gì khi trẻ biếng ăn

- Miết xoa liên tục các đốt ngón tay của bé theo như hình minh họa. Cũng thực hiện trong 6 phút.

Bước 3:

Làm gì khi trẻ biếng ăn

- Ngửa lòng bàn tay bé ra, một tay giữ vào phần đầu ngón tay bé, tay kia dùng ngón trổ miết vào lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục trong vòng 10 phút.

Bước 4:

Học lỏm 4 bước mát-xa trị biếng ăn cho bé hiệu quả đến kinh ngạc
- Đặt bé nằm sấp, mẹ để tay như hình và miết nhẹ dọc hai bên sống lưng. Lưu ý không miết vào giữa xương sống của bé. Thực hiện như vậy trong vòng 5 phút.


Bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

Hệ thống đường ruột của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Mỗi lần như vậy, mẹ chỉ cần xoa bóp cho con theo những phương pháp sau, đảm bảo bé sẽ thoải mái và không khó chịu nữa.

1. Bấm huyệt Hoành Vân theo đốt ngón tay

Bốn huyệt đốt ngón tay gần nhất với lòng bàn tay (còn gọi là Tứ Hoành Vân) nằm ở ngón trỏ, ngón giữa, nón vô danh và ngón úp có quan hệ mật thiết trong việc điều tiết cơ thể, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

Do đó, khi bé khó tiêu có thể áp dụng phương pháp sau để lưu thông khí huyết, không lo đầy bụng:

+ Dùng tay trái nắm lấy các ngón tay của bé. Dùng đầu ngón cái hoặc ngón trỏ tay phải lần lượt đè xuống các huyệt đốt ngón tay thuộc Tứ Hoành Vân, khoảng 2-3 phút như trong hình.

+ Áp sát các ngón tay của bé lại, dùng ngón cái bàn tay phải của mẹ ấn và di chuyển lần lượt từ ngón cái đến ngón út trên bàn tay bé từ 50-100 lần.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

2. Bấm huyệt Bản Môn trên bàn tay

Huyệt Bản Môn nằm trên ở mặt trong lòng bàn tay bé, chỗ phần thịt nhô lên dưới ngón tay cái (như trong hình).

Khi bé khó tiêu, mẹ có thể tự bấm huyệt Bản Môn như sau để giúp trẻ thoải mái hơn:

+ Tay trái của mẹ nắm lấy các ngón tay bé, dùng ngón trỏ bàn tay phải chấm một ít phấn rôm và ấn xuống huyệt Bản Môn trên tay bé.

+ Ngoài ra, có thể dùng ngón tay cái của mẹ ấn xuống huyệt Bản Môn và di chuyển về phía cổ tay bé, rồi đẩy tiếp về đầu ngón tay cái từ 2-3 phút, khoảng 50-100 lần giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

3. Xoa mặt bên ngón tay cái

Dùng ngón giữa hoặc ngón vô danh tay trái của mẹ kẹp 4 ngón tay trái của bé, rồi dùng ngón cái và ngón giữa nắm lấy ngón tay cái của bé. Sau đó, dùng ngón cái tay phải của mẹ, chấm một ít phấn rôm rồi xoa lên mặt bên ngón cái của bé, từ đầu đến cuối ngón tay khoảng 50-100 lần.

Làm như vậy sẽ giúp phần tì khỏe mạnh, dạ dày của bé tiêu hóa dễ hơn. Tuy nhiên, cần chú ý, chỉ có thể xóa từ đầu ngón cái đến cuối ngón cái mà không được làm ngược lại.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

4. Xoa lòng bàn tay

Mẹ dùng tay trái nắm chặt lấy bàn tay của bé, chấm một ít phấn rôm vào ngón cái tay phải, xoa đều khắp lòng bàn tay bé từ 50-100 lần. Xoa theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại đều được.

Làm như vậy sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

5. Xoa bụng cho bé

Khi bé cảm thấy khó tiêu, hãy đặt bé nằm ngửa, dùng 4 ngón tay phải hoặc cả bàn tay mẹ đặt lên bụng bé, lấy rốn làm trung tâm và xoa đều xung quanh từ 50-100 lần.

Chú ý xoa thật nhẹ nhàng, không được quá mạnh, sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

6. Xoa lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền)

Huyệt Dũng Tuyền nằm ở phần lõm trên lòng bàn chân khi co lại.

Nếu bé khó chịu, dùng đầu ngón trỏ hoặc ngón cái ấn vào huyệt Dũng Tuyền và chuyển động xung quanh theo chiều kim đồng hồ từ 2-3 phút. Làm như vậy sẽ giúp bé thoải mái hơn khị đau bụng tiêu chảy.

Tuy nhiên, do bé còn nhỏ nên nếu dùng phương pháp bấm huyệt, xoa bóp cần chú ý thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho bé.

Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém

Chú ý:

+ Xoa bóp, bấm huyệt thật nhẹ nhàng, tránh cho bé cảm thấy khó chịu.

+ Chú ý giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 22 độ C khi bấm huyệt, tránh cho bé bị lạnh.

+ Trị liệu bằng cách bấm huyệt cần một thời gian dài, khoảng 2-3 tháng mới có hiệu quả rõ rệt.

+ Không bấm huyệt, xoa bóp cho bé trước và sau khi ăn cơm, tránh gây thương tổn tới dạ dày.
Tuyệt chiêu xoa bóp, bấm huyệt khi bé tiêu hóa kém




Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt

Nếu đường tiêu hoá của bé gặp phải các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài, táo bón. Mẹ đừng vội dùng thuốc cho con ngay mà hãy áp dụng những phương pháp xoa bóp bấm huyệt để điều trị và tăng cường chức năng tiêu hoá cho bé.
Dưới đây là những cách xoa bóp, bấm huyệt để giúp bé có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.

Bấm huyệt Hoành Vân theo đốt ngón tay
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 1

Huyệt Hoành Vân nằm ở 4 đốt ngón tay gần nhất với lòng bàn tay (trừ ngón cái), những ngón tay này có quan hệ mật thiết trong việc điều tiết cơ thể và giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn. Vì vậy mẹ hãy áp dụng phương pháp này mỗi khi bé bị đầy bụng, nó có tác dụng làm lưu thông khí huyết trong cơ thể bé.
Bước 1: Dùng tay trái nắm lấy các ngón tay của bé. Dùng đầu ngón cái hoặc ngón trỏ tay phải lần lượt đè xuống các huyệt đốt ngón tay thuộc Tứ Hoành Vân, khoảng 2-3 phút như trong hình.
Bước 2: Áp sát các ngón tay của bé lại, dùng ngón cái bàn tay phải của mẹ ấn và di chuyển lần lượt từ ngón cái đến ngón út trên bàn tay bé từ 50-100 lần.

Bấm huyệt Bản Môn trên bàn tay
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 2

Bé bị khó tiêu, mẹ hãy dùng tay trái nắm lấy các ngón tay của bé, sau đó dùng ngón trỏ tay phải chấm phấn rôm và ấn vào huyệt Bản Môn trên tay bé. Ngoài ra, có thể dùng ngón tay cái của mẹ ấn xuống huyệt Bản Môn và di chuyển về phía cổ tay bé, rồi đẩy tiếp về đầu ngón tay cái từ 2-3 phút, khoảng 50-100 lần. Phương pháp này giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Xoa mặt bên ngón tay cái
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 3

Xoa mặt bên ngón tay cái sẽ giúp dạ dày của bé khoẻ mạnh và tiêu hóa dễ hơn. Tuy nhiên, cần chú ý, chỉ xoa từ đầu ngón cái đến cuối ngón cái và không làm ngược lại. Kẹp 4 ngón tay của bé lại bằng ngón cái hoặc ngón vô danh tay trái của mẹ, sau đó dùng ngón cái và ngón giữa nắm lấy ngón tay cái của bé. Dùng ngón cái tay phải của mẹ, chấm một ít phấn rôm rồi xoa lên mặt bên ngón cái của bé, từ đầu đến cuối ngón tay khoảng 50-100 lần.

 Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 4

Xoa lòng bàn tay
Trước hết, bạn hãy cầm tay bé thật nhẹ nhàng, truyền hơi ấm sang tay bé để bé biết là bạn đang chuẩn bị xoa bóp vùng tay cho bé. Sau đó, mẹ dùng tay trái nắm chặt lấy bàn tay của bé, chấm một ít phấn rôm vào ngón cái tay phải, xoa đều khắp lòng bàn tay bé từ 50 - 100 lần. Xoa theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại đều được. Bé sẽ cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu khi được mẹ làm như vậy, kích thích các giác quan cũng giúp bé phát triển.
Xoa bụng cho bé
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 5

Việc xoa bóp và massage vùng bụng sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ các chứng rối loạn tiêu hóa hay đầy bụng thường gặp ở trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp bé loại bỏ các độc tố, giúp bé phát triển khỏe mạnh vì làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da của bé. Bạn hãy đặt bé nằm ngửa, dùng 4 ngón tay phải hoặc cả bàn tay mẹ đặt lên bụng bé, lấy rốn làm trung tâm và xoa đều xung quanh từ 50 - 100 lần, lặp lại nhịp nhàng, uyển chuyển ở vùng bụng để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Xoa lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền)
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 6

Xoa huyệt Dũng Tuyền sẽ giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bé cảm giác thư giãn thoải mái. Hãy dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ lên gan bàn chân của bé từ trên xuống dưới và chuyển động xung quanh theo chiều kim đồng hồ từ 2 - 3 phút. Làm như vậy sẽ giúp bé đỡ khó chịu hơn khi đang bị đau bụng tiêu chảy. Tuy nhiên, do bé còn nhỏ nên nếu dùng phương pháp bấm huyệt, xoa bóp cần chú ý thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho bé.

Lưu ý khi xoa bóp, bấm huyệt cho bé
Để con dễ tiêu hoá mẹ nên học cách xoa bóp, bấm huyệt - Ảnh 7
Bố mẹ cần lưu ý khi xoa bóp, bấm huyệt cho bé phải thật nhẹ nhàng, tránh cho bé cảm thấy đau tức, khó chịu; Chú ý giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 22 độ C khi bấm huyệt, tránh cho bé bị lạnh; Trị liệu bằng cách bấm huyệt cần một thời gian dài, khoảng 2 - 3 tháng mới có hiệu quả rõ rệt; Không bấm huyệt, xoa bóp cho bé trước và sau khi ăn 1 tiếng để tránh gây thương tổn tới dạ dày.



20 cách trị biếng ăn cho trẻ

        Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì...
        Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống. Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng.
         Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.
        Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ".
        Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói. Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác.
        Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng? Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?
        1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
        2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
        3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
        4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
        5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
        6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
        7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...
        8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
        9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
        10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
        11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
        12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
        13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
        14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
        15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
        16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
        17. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.        
        18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
        19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
        20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.



Bệnh biếng ăn

        Trẻ biếng ăn là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nhưng khi trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất ở trẻ.
        Tình trạng biếng ăn ở trẻ gặp khá thường xuyên với các bé từ 1 – 3 tuổi. Khi trẻ biếng ăn, trẻ thường ăn rất ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng tiếng đồng hồ) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn.

Nguyên Nhân Trẻ biếng ăn
        Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, bao gồm các yếu tố tâm sinh lý như:
        Không ngon miệng: sự ảnh hưởng từ những giai đoạn tăng trưởng (trẻ ham chơi không chịu ăn, thiếu vận động)
        Do chế độ ăn không phù hợp, ăn không đúng theo lứa tuổi.
        Yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn… cũng khiến bé biếng ăn và từ chối thực phẩm.
        Do bệnh lý (nhiễm khuẩn, thiếu vi chất, đặc biệt là chất kẽm…), do dùng thuốc không phù hợp (dùng thuốc kháng sinh kéo dài, men tiêu hóa, khuẩn ruột kéo dài)
        Nguyên nhân bé biếng ăn chủ yếu do chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý như khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ chỉ thích cho con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn không đúng bữa, hay ăn vặt…

Tác Hại của Chứng biếng ăn
        Ảnh hưởng đến thể trạng như chiều cao và cân nặng có thể dẫn đến chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng.
        Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ
        Rối loạn tăng trưởng
        Ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ, tâm sinh lý và tính cách của trẻ.

Đề Phòng Chứng biếng ăn

        Trong những năm đầu tiên của trẻ, cần tập cho trẻ ăn đa dạng thức ăn theo hứng dẫn nuôi trẻ.
        Chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng đủ số lượng, chất lượng theo tuổi.
Luôn lưu ý kiểm tra xem thức ăn có hợp khẩu vị của trẻ hay không, nếu cần phải đổi thức ăn cho trẻ
        Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn.
        Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi, không nên cho trẻ ăn quà vặt.

Giải pháp trị chứng biếng ăn ở trẻ em

        Biếng ăn là một chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ đang trong độ tuổi ăn dặm hoặc mẫu giáo. Biếng ăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Hãy cùng tìm giải pháp trị chứng biếng ăn ở trẻ thật hiệu quả nhé.

Trẻ biếng ăn vì sao?
        Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất đa dạng, có thể chỉ ra một số yếu tố chính của chứng biếng ăn như sau:
        Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa: bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định (vì cha mẹ phải đi làm kẻo trễ); không khí bữa ăn căng thẳng; cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa...
        Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn: Sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ: Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt... xay nhuyễn và cho bé ăn hết ngày này qua tháng nọ gây cảm giác ngán; chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn xác, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2 - 3 tuổi; pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... đều làm trẻ khó tiêu hóa; pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
        Biếng ăn do bệnh lý: Hay gặp nhất là do trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), nhiễm khuẩn tái đi tái lại (viêm tai mũi họng, viêm amiđan, viêm phế quản - phổi...); nhiễm virut; bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu); loạn khuẩn đường ruột,...
        Biếng ăn sinh lý: trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi... Sau đó trẻ ăn uống lại bình thường.
        Biếng ăn do dùng nhiều thuốc: trẻ phải dùng nhiều kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột; dùng quá nhiều vitamin; dùng thuốc kích thích ăn (tình trạng biếng ăn sẽ tăng lên nhiều ngay sau khi ngưng thuốc).

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
        Mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu trẻ hơn, nên suy nghĩ xem trẻ biếng ăn vì nguyên nhân nào để tìm cách khắc phục cho phù hợp. Giải pháp trị chứng biếng ăn ở mỗi trẻ khác nhau, tuy nhiên, những biện pháp dưới đây có thể là mẫu số chung cho đa số trường hợp.
        Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét: Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như chế biến các món bổ dưỡng, lạ miệng, cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét mặc cho các bé la hét, giãy giụa. Tuy nhiên, đây thực sự là quan điểm sai lầm, việc ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ sợ ăn, lười ăn và thành phản xạ sợ hãi khi nói đến ăn.
        Thay vì nhồi nhét trẻ phải ăn, nên cho trẻ có quyền lựa chọn đồ ăn, để trẻ tự ăn và dừng khi nào bé muốn. Gia đình không nên quá theo dõi khi trẻ ăn mà để trẻ tự do, kể cả đánh đổ thức ăn. Trẻ thấy mình được thoải mái như người lớn sẽ hào hứng ăn nhiều hơn, mọi người nên khuyến khích trẻ. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no thì đừng ép và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và cũng sẽ căng thẳng theo, khi đó càng không muốn ăn. Hãy tôn trọng quyết định và quyền tự do của bé.
        Tạo cảm hứng để bé ăn nhiều hơn: Đây  là một cách giúp bé thích ăn. Hãy cho trẻ tự lựa chọn món ăn và tham gia chế biến món ăn cùng mẹ. Thậm chí không cần phải chờ đến bữa mới được ăn mà cho trẻ ăn ngay khi đang chế biến cũng là cách hay giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều.
        Để bé có cảm giác thèm ăn, không nên cho trẻ ăn kẹo bánh trong vòng 2-3 tiếng trước khi ăn. Thời gian ăn cũng cần lưu ý, hợp lý nhất là 25 - 35 phút bởi nếu kéo dài thì thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp.
        Ngoài ra, mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. Với cách làm này, bạn sẽ khiến việc bé muốn thử đồ ăn mới không còn khó khăn gì nữa.
        Thay đổi quan điểm dinh dưỡng: Để đảm bảo dinh dưỡng, các bé cần phải được cung cấp đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, khoáng chất, vi chất… Tuy  nhiên, cần đơn giản trong chế biến, không tổng hợp thật nhiều thực phẩm trong một món ăn, như vậy sẽ rất khó tiêu và trẻ càng biếng ăn hơn. Cần chịu khó đổi món, chế biến món mới từ nguyên liệu cũ; hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để tăng cường sự thèm ăn ở bé.
        Với các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, hãy hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường thêm các món dễ nuốt hơn và hầu như bé nào cũng thích như: bơ, phô mai, trứng, sữa chua… cho bé. Các món nên làm cho trẻ biếng ăn cần tham khảo là:
        Trứng cuộn: Món trứng cuộn sẽ rất lý tưởng cho trẻ. Các mẹ có thể độn vài loại rau vào trong và không để cho trẻ biết đang ăn những gì.
        Sinh tố rau: Các mẹ có thể sử dụng các loại trái cây để làm sinh tố hay nước ép cũng là cách làm hay cung cấp nhiều dưỡng chất từ trái cây cho trẻ. Hãy thử thêm vài loại rau như bắp cải, cà rốt… vào các món sinh tố này để tăng thêm dinh dưỡng.
        Cơm rang thập cẩm: trẻ rất thích những món ăn đa sắc màu. Với trẻ biếng ăn, việc phải nhìn bát cơm ngày nào cũng như nhau là một sự khó chịu, vì vậy, hãy thay đổi bằng cách làm món cơm rang và xúc ra đĩa, trẻ thấy khác biệt sẽ kích thích muốn ăn hơn. Thêm vài loại rau với các màu sắc khác nhau như củ cải đường, ớt Đà Lạt, cải bắp và cà rốt trong món cơm rang thập cẩm. Trẻ nhất định sẽ rất thích thú với món ăn sinh động này.
        Bánh bột yến mạch hoặc nhân rau: Bánh bột yến mạch là một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho trẻ vì món ăn sẽ cung cấp chất xơ, sắt, chất bột và cũng giúp trẻ no bụng. Các loại rau củ: cà rốt, củ cải đường và một vài rau nghiền nhỏ sau đó nhào chung với bột (bột mỳ là tốt nhất) và rán lên để có được một món bánh nhân rau đầy dưỡng chất cho trẻ.
        Những thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói: Một số thực phẩm không nên cho trẻ ăn lúc đói vì sẽ tác động không tốt cho cơ quan tiêu hóa, không kích thích tiêu hóa, thậm chí còn làm trẻ chán ăn hơn, đó là: sữa các loại (sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành…), chuối, đồ lạnh, thức ăn chứa nhiều đường...



Viết cho các bà mẹ bức xúc chuyện biếng ăn của con

        Ngày xưa BS nhi khoa nổi tiếng Đỗ Hồng Ngọc có viết cuốn sách gối đầu giường dành cho các bà mẹ có con đầu lòng, hướng dẫn cách chăm sóc con sao cho có khoa học (Viết cho các bà mẹ sanh con đầu lòng). Ngày ấy có lẽ không có những bức xúc của các bà mẹ về chuyện ăn uống của con hay “hiện tượng” biếng ăn của mấy bé như bây giờ, bởi vì ngày đó ai cũng đói và ăn còn không đủ thì lấy đâu ra chuyện than thở biếng ăn như bây giờ. Vì vậy nên tôi mạn phép vị BS đáng kính ấy để viết tiếp câu chuyện ăn uống của các đứa bé ở tuổi chập chững biết đi đó: lứa tuổi từ 1-5 tuổi (toddler)
        Ở lứa tuổi từ 1-5 tuổi đó, hầu như tất cả những đứa bé đềucó tình trạng biếng ăn như vậy, chúng hầu như không bao giờ biết đói bụng và hầu như không bao giờ muốn ăn trừ khi ba mẹ đút cho nó. Chúng có thể chạy giỡn suốt ngày không biết mệt, nhưng ăn thì rất ít, nên nhiều người lớn cũng thắc mắc sao mà chúng lại có năng lượng như thế.
        Vậy tại sao các bé ở tuổi đó lại không có cảm giác muốn ăn như vậy? Để trả lời câu hỏi đó, tôi cần phải đặt 1 câu hỏi khác: “Khi nào thì bạn đi đổ xăng cho xe của mình và khi nào thì bạn biết là xe sắp hết xăng?” Có lẽ ai cũng biết câu trả lời: khi nào sắp hết xăng thì đổ xăng, và nhìn vào đồng hồ xăng để biết khi nào cần đổ xăng. Vậy thì có xe nào đổ xăng giống xe nào không? Chắc là không. Ở đứa bé (hay bât kỳ người nào cũng vậy), khi nào có nhu cầu tăng cân hay nhu cầu nạp năng lượng thì 1 bộ phận trên não sẽ báo cho người đó biết (bộ phận đó giống đồng hồ báo xăng), đó là trung tâm kiểm soát sự thèm ăn. Trong năm đầu đời, nhu cầu tăng cân của bé rất nhiều, trung bình tăng khoảng 6kg. Nhưng từ 1-5 tuổi thì nhu cầu tăng cân lại rất ít, trung bình chỉ khoảng1-2kg mỗi năm thôi (xem như chỉ bằng ¼ hồi trước 1 tuổi). Vì vậy nên não của bé cũng báo bé biết là nhu cầu nạp năng lượng rất ít. Khi nào bé tiêu xài bớt năng lượng đã nạp vào trước đó, khi nào bé có nhu cầu tăng cân (nhu cầu này không phải thường xuyên mỗi tháng) thì khi đó nó sẽ ăn. Do đó, những đứa bé tuổi nàycó thể đứng cân 3-4 tháng là chuyện bình thường, nên ba mẹ bé cũng đừng lôi nó ra cân mỗi tháng để chuốc lấy stress không cần thiết. Nếu ba mẹ để cho chúng tự ăn theo nhu cầu của chúng (xin nhấn mạnh là nhu cầu của chúng, chứ không phảinhu cầu ba mẹ hay ông BS nhe), thì khoảng 2-4 tuần lễ sau bé sẽ ăn lại ngon lành hơn (được vài ngày như vậy).
        Vậy làm sao để giúp cho chúng ăn được? Câu trả lời thì dễ hiểu, đơn giản, nhưng không hề dễ thực hiện, nếu như không có sự nhất trí và hiểu biết từ gia đình của bé.
        Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Nhiệm vụ của người lớn là bày ra cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nếu bé không thích 1 món nào đó thì cũng đừng lo lắng hay ngạc nhiên,chuyện đó hoàn toàn bình thường. Để chúng thích được 1 món nào đó, cần phải giới thiệu cho chúng rất nhiều lần, vì vậy bạn cũng đừng nản không làm món đó nữa. Khi bé đói, nó sẽ ăn thôi (suy ra, khi nó không ăn mà vẫn chơi thì có nghĩa là nó không đói, hay nó không có cơ hội nào để đói hết)
        Đừng cho bé ăn vặt nhiều lần trong ngày hay ăn vặt trước bữa ăn. Nhiều gia đình cứ thấy bé đòi 1 miếng kẹo hay bánh là đưa cho bé, hoặc cứđể hộp sữa thoải mái cho bé muốn uống bao nhiêu thì uống. Điều này làm bé không bao giờ có cảm giác đói để ăn hết. Tối đa chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày,và chỉ cho ăn sau khi bé đã ăn bữa chính.
        Đừng bao giờ xúc cho bé ăn nếu như nó tự xúc được. Khoảng 7-9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé bốc ăn, chúng sẽ biết bỏ vào mồm và nhai mặc dù chưa có cái răng nào hết. Khoảng 1 tuổi trở lên, bạn nên tập cho bé cầm thìa. Lúc đầu có thể bé nghịch trây trét đầy mâm, nhưng không sao hết, vậy nó mới thích thú và khám phá bữa ăn.
        Đừng cho bé uống quá nhiều sữa mỗi ngày. Uống sữa nhiều cũng cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ở lứa tuổi đó, bé chỉ cần uống1-2 ly sữa tươi mỗi ngày là đủ rồi (khoảng 200-300ml). Uống quá nhiều sữa sẽ làm cho bé bị thiếu sắt và táo bón.
        Cho bé ăn ít hơn bạn nghĩ nó ăn được, để nó có cảm giác đã hoàn tất bữa ăn. Thông thường ở tuổi đó, bé chỉ uống mỗi ngày khoảng 1-2 ly sữa, ăn mỗi ngày 3 bữa và mỗi bữa chúng chỉ ăn khoảng vài thìa thôi. Do đó bạn chỉ cần xúc vào chén của nó vài thìa cơm để nó tự ăn.
        Đừng nên kéo dài bữa ăn quá 20 phút và cũng đừng nên bàn chuyện bé ăn như thế nào. Nó muốn ăn ra sao tùy nó. Nếu bạn ép nó ăn,sau này nó sẽ không cảm thấy bữa ăn là cái gì vui vẻ hay thú vị nữa, mà là một ngục tù của trại phát xít. Ông bà có câu “Trời đánh tránh bữa ăn” đó. Và cũng đừng nên làm trò hay đánh lừa cảm giác no đói của chúng. Đánh lừa cảm giác no đói sẽ làm cho sau này chúng ăn vô tội vạ không kiểm soát được và có nguy cơ bị béo phì và những bệnh gây ra do béo phì.
        Xin khẳng định là những điều tôi khuyên như trên, tôi đã làm hết rồi và nó hiệu quả. Vấn đề còn lại là ở gia đình của bé thôi





No comments:

Post a Comment