LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 12, 2016

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CỦA ĐÔNG Y


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CỦA ĐÔNG Y

Đông y là một ngành khoa học thật sự - chúng ta phải khẳng định chân lý này để xua đi định kiến rằng đây chỉ là các loại “thuốc” Sơn Đông mãi võ, đó còn là thể hiện sự tôn kính của mình với các bậc tiền bối đã bỏ bao tâm huyết vì nền Y học cổ truyền nước nhà
TÍNH HỆ THỐNG CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÔNG Y
Đông y là một ngành khoa học thật sự - chúng ta phải khẳng định chân lý này để xua đi định kiến rằng đây chỉ là các loại “thuốc” Sơn Đông mãi võ, đó còn là thể hiện sự tôn kính của mình với các bậc tiền bối đã bỏ bao tâm huyết vì nền Y học cổ truyền nước nhà. Thực vậy, từ lương y Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh Thiền Sư đến GS.Đỗ Tất Lợi, GS. Hoàng Bảo Châu...; từ nhận thức, phân biệt dược liệu ban đầu đến phát triển phương pháp nghiên cứu và kiểm nghiệm hiện đại kiểm tra chất lượng dược liệu; từ tiếp thu y lý, dược lý của các nước phương Đông đến khi xuất bản những tác phẩm đồ sộ của mình. Nền y học cổ truyền nước nhà đã trải qua bao thăng trầm vẫn giữ vững được chỗ đứng và Nhà nước ta vẫn không ngừng đưa ra những đề án, quy hoạch trong chiến lược phát triển dược liệu và thuốc từ dược liệu, định hướng đến năm 2030. Bởi vì thực tế cho thấy, cùng với nền Tây y đang phát triển như vũ bão, Đông y vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Việc phân tích 4 đặc điểm chung của nền Đông y: tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn và tính đặc trưng sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bộ môn khoa học này nói chung và thuốc từ dược liệu ứng dụng trong khám chữa bệnh nói riêng hiện nay.
HỆ THỐNG LÝ LUẬN ĐÔNG Y:
Đông y học (Oriental medicine) là thuật ngữ chung cho y học cổ truyền ở các nước phương Đông. Oriental Study- Đông phương học cũng là tên một môn học chuyên sâu của nhiều quốc gia trên thế giới, và từ “Oriental” cũng thường xuất hiện trong tên các đơn vị sản xuất thuốc Đông y như Oriental Pharmacetical Company, hay viết tắt là OPC. Nét đặc trưng của văn hóa phương Đông cũng thể hiện rất rõ nét trong Đông y. Lý luận cơ sở của Đông y xây dựng theo quan niệm “người tương ứng với thiên nhiên”:người là phần tử của vũ trụ, sự sống còn và bệnh tật có quan hệ mật thiết với thiên nhiên.
Trong vũ trụ, hai khí âm dương (yin and yang)vận chuyển không ngừng, mà muôn vật được hình thành và tồn tại. Dưới đất có ngũ hành(five phases)là nước (thủy), lửa (hỏa), cỏ cây (mộc), kim loại (kim), đất (thổ) là những yếu tố hình thành nên vật chất. Trên trời có lục khí: gió (phong), lạnh (hàn), mưa ẩm (thấp), nắng (thử), khô (táo), nóng (hỏa). Sáu khí này chuyển vận luôn luôn tạo nên trạng thái thay đổi của thời tiết 4 mùa. Sự sinh tồn của con người cũng như của muôn vật đều phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên: ngũ hành, lục khí.
Câu nói của nhà sử học người Anh, Thomas Fuller: “Khi trời đẹp hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu” (In fair weather prepare for foul) với nghĩa đen nhắc nhở chúng ta thận trọng lưu tâm đến sự biến hóa khó lường của thời tiết, hay rộng hơn là những quy luật của giới tự nhiên. Thuyết âm dương và ngũ hành cũng vậy, để tìm ra quy luật vận hành của nó trong vũ trụ nói chung và cơ thể chúng ta nói riêng cũng không phải việc đơn giản.
Con người bẩm sinh do tinh huyết của cha mẹ, được nuôi dưỡng và bồi đắp không ngừng với 2 khí âm dương bên ngoài: hít thở không khí của khí trời (khí dương) và ăn uống các vật chất sản sinh từ đất (khí âm) mà tồn tại. Trong cơ thể có 2 khí âm dương luôn luôn chuyển động ở thế cân bằng:
  • Âm đại diện cho vật chất, thủy: tân dịch (fluid and humor), tinh (essence), huyết (blood).
  • Dương đại diện cho cơ năng, hỏa: nhiệt năng (heat energy), khí (qi), thần (spirit).

Những yếu tố này tạo nên nguồn dinh dưỡng của toàn thân và chức năng sinh lý của ngũ tạng, lục phủ(Five viscera and six bowels).
Ngũ tạng là Can, Tâm, Tì, Phế, Thận (nôm na có thể xem tương ứng với gan, tim, lá lách, phổi và thận); Lục phủ là Đởm, Tiểu tràng, Vị, Đại tràng, Bàng quang và Tam tiêu (tương ứng với mật, ruột non, dạ dày, ruột già, bàng quang và 3 trung tâm năng lượng). Lưu ý tạng tượng của Đông y chỉ là lý thuyết (thiên về chức năng), không phải là những bộ phận cơ thể theo giải phẫu học (anatomy) của y học hiện đại. Ví dụ như tạng thận (kidney) không phải là quả thận (như đã nói ở trên) mà gồm có thận âm, thận dương, thận khí và cả một hệ thống kinh mạch liên quan đến thận. Vì vậy bệnh nhân bị thận suy khá nặng (tiểu đêm, tiêu chảy, đau lưng, di tinh (seminal emission), hoạt tinh (spermatorrhea), đau nhức khớp xương, nhức đầu, ù tai...) nhưng có thể kết quả chụp quang cho thấy quả thận không có vấn đề gì.
Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên thể hiện mối quan hệ giữa ngũ tạng, lục phủ và ngũ hành, lục khí:
Ngũ tạng, lục phủ biến hóa và chuyển vận Khí Huyết nuôi dưỡng toàn thân.Các Tạng đều giữ Tinh để trữ ở thận. Tinh sung vào tủy, tủy dồn về não.
Thần được chứa trong Tâm và các tạng đều có chức năng về hoạt động tinh thần: Can chủ mưu toan, tính toán nhưng hay tức giận; Tâm chủ vui mừng nhưng cũng kinh cuồng; Tì chủ suy nghĩ nhưng hay lo lắng; Phế chủ thương tiếc nhưng hay buồn sầu; Thận có chí bền nhưng hay run sợ.
Đặc biệt, các tạng phủ đều liên lạc với các bộ phận của cơ thể từ đầu não đến tay chân bằng mạng lưới của hệ kinh lạc.Kinh lạc(meridian and collateral) là nơi tuần hoàn của khí huyết để nuôi dưỡng toàn thân, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể nhưng cũng là đường mà các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (ngoại tà) sử dụng để xâm nhập vào các Tạng Phủ.

Chính vì sự liên lạc chặt chẽ giữa các bộ phận cơ thể, tạng phủ và kinh lạc nên thông qua biểu hiện mạch tượng ở hai tay, có thể biết tình hình sinh lý, bệnh trạng của các tạng phủ và cơ thể, làm cơ sở cho việc chẩn đoán để trị bệnh. Đây là phép Thiết một trong 4 phép xác định bệnh của Đông y (tứ chẩn): Vọng chẩn (Inspection– nhìn), Văn chẩn (Listening and smelling examination – nghe, ngửi),Vấn chẩn (Inquiry- hỏi) và Thiết chẩn (Palpation-sờ nắn, bắt mạch).
Bệnh là do sự thiên lệch của âm dương trong cơ thể kết hợp với nhân tố bên ngoài, gây trở ngại cho công năng chuyển hóa của tạng phủ, khí huyết. Do đó, xác định phương hướng trị bệnh là loại trừ các nhân tố gây bệnh và điều bổ tạng phủ, khí huyết hư yếu để lập lại trạng thái ban đầu của cơ thể. Trước đây khi thấy các Bác sĩ Y học cổ truyền kê đơn không theo một phác đồ điều trị chuẩn nào, tuy ghi chẩn đoán giống nhau nhưng toa thuốc từng thầy lại kê khác nhau, chúng ta dễ hoài nghi về hệ thống lý luận chẩn đoán và điều trị trong Đông y. Tuy nhiên khi kiên nhẫn đào sâu tìm hiểu bằng một thái độ học hỏi nghiêm túc, khách quan, rõ ràng cũng như các môn khoa học khác, Đông y đã xây dựng cho riêng mình một hệ thống lý luận nền tảng ngày càng hoàn thiện với rất nhiều phân ngành được chuyên môn hóa cao.
Đông y hầu hết sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, và tích lũy nhiều kinh nghiệm về nguồn gốc, thu hái, chế biến, tác dụng, hiệu quả và các ứng dụng của thuốc Y học cổ truyền. Đó chính là nhánh Đông dược học (Oriental pharmacy) mà hiện được xem là một trong những nét độc đáo của Y học cổ truyền và đang phát triển mạnh, không chỉ ở các nước Đông Á mà còn lan khắp các châu lục khác trên thế giới. Tại Việt Nam, một trong những đơn vị tiên phong trong ngành sản xuất thuốc từ thiên nhiên là Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC – tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐÔNG Y
Môn triết học- môn học được mệnh danh là “khoa học của các ngành khoa học” với tư duy đòi hỏi chúng ta phải tiếp xúc không ít khái niệm trừu tượng “khó nuốt”, nhất là các học thuyết cổ đại với nhiều thuật ngữ Hán Việt chuyên ngành thì Đông y cũng vậy. Song, nếu bạn có hứng thú với chúng như yêu thích các môn phái trong phim kiếm hiệp, thiết nghĩ tìm hiểu thêm vài thuật ngữ, khái niệm đi nữa cũng như “luyện” thêm vài chiêu thức võ công mà thôi.
Từ xa xưa, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc sử dụng cây cỏ trong thiên nhiên để điều trị bệnh, và đã ghi chép tập hợp thành sách lưu truyền lại cho đời sau. Câu chuyện trong bộ phim “Đông Y đại hiệp” có lẽ bắt đầu từ thời Chiến Quốc (TCN), các y gia mượn danh Hoàng đế biên soạn sách “Hoàng Đế Nội Kinh”. Tác phẩm kinh điển này được coi như công trình lý luận hàng đầu của nền y học Đông phương, là cơ sở hình thành các “môn phái’ khác trong “giang hồ”.Tuy là bộ sách đầu tiên của Đông y, nhưng tổng hợp hầu như đầy đủ các lĩnh vực nghiên cứu của Y học phương Đông với nhiều lý luận sâu sắc mà đến nay vẫn còn giá trị.Chẳng hạn sách nhấn mạnh nguyên tắc chữa bệnh là phải tìm gốc bệnh dựa trên lối lý luận khoa học và tư duy nhất quán, đồng thời phản đối trị bệnh bằng các hình thức mê tín, thiếu cơ sở.
Nền tảng lý luận của Nội kinh đi từ triết học âm dương, ngũ hành. Đặc biệt là Âm dương. Học thuyết âm dương là quy luật căn bản, phổ biến của tự nhiên, là biểu hiện của phạm trù trạng thái đặc trưng và thuộc tính bản chất của nội tại sự vật.Âm dương vừa biểu hiện thuộc tính cụ thể của hai trạng thái đối lập (sáng tối, biểu lý, hàn nhiệt…), lại vừa biểu hiện cụ thể trạng thái hoặc xu hướng vận động của hai trạng thái đối lập (động tĩnh, trên dưới, trong ngoài, chậm nhanh, tâm thu tâm trương, hít vào thở ra, hấp thu bài tiết…).
Riêng Đông y lấy thủy hỏa để tượng trưng cho âm dương: thủy là âm, hỏa là dương, phản ánh lên đặc tính cơ bản của âm dương. Ví dụ như thủy tính hàn mà đi xuống; hỏa tính nhiệt mà đi lên.Tiêu chuẩn chung là: phàm thuộc vận động, hướng ngoại, bên trên, ôn nhiệt, trong sáng, công năng..đều thuộc phạm trù dương; ngưng tĩnh, bên trong, đi xuống, hàn lương, tối ám, vật chất… đều thuộc phạm trù âm.Thuộc tính Âm Dương của sự vật cụ thể không bao giờ tuyệt đối, mà là tương đối, như sự chuyển hóa của hàn chứng và nhiệt chứng trong 1 số bệnh lý.
Thầy thuốc rất coi trọng Âm dương trong chẩn đoán bệnh.Trong biện chứng chẩn đoán bệnh, người thầy thuốc ưu tiên phân biệt 4 cặp cương lĩnh (thường gọi là Bát cương- Eight principles): âm dương, biểu lý (bên ngoài, bên trong), hàn nhiệt, hư thực. Âm dương là cặp cương lĩnh có tính quyết định và khái quát chung, các cương lĩnh như biểu, nhiệt, thực thuộc các chứng dương; lý, hàn, hư thuộc các chứng âm.
Lưu ý hàn và nhiệt là để chỉ tính chất của bệnh tật. Hàn không có nghĩa là nhiệt độ thấp có thể đo được bằng nhiệt kế mà là để chỉ những triệu chứng thuộc về chứng hàn ví dụ như sắc mặt tái, thích uống nóng, sợ lạnh. Cũng tương tự như vậy, nhiệt không có nghĩa là nóng sốt có thể đo được bằng nhiệt kế mà là để diễn tả các triệu chứng của nhiệt như mặt đỏ, mắt đỏ, thích uống lạnh, tinh thần bứt rứt, bực bội, hay nóng giận. Chẳng hạn trường hợp bị cảm phong hàn ở kinh Thái Dương, khi đo bằng nhiệt kế thì thân nhiệt rất cao (nóng sốt) nhưng về bệnh chứng thì vẫn thuộc về bệnh hàn do bệnh nhân có các triệu chứng sợ lạnh, rét run, thích uống nóng.
Đối với Đông y, nhắc đến Âm dương thì không thể không gắn liền học thuyết Ngũ hành. Âm Dương nói về mâu thuẫn đối lập của Khí(yếu tố cơ bản hình thành vũ trụ) còn Ngũ hành giải thích về sinh khắc của Khí.Theo Học thuyết ngũ hành,các hiện tượng hoặc sự vật trong tự nhiên đượcquy thành năm loại, thường dùng 2 phép sau đây để phân loại:
     + Phép suy diễn tương đồng (analogy) cho hiện tượng vốn có của vật, có sự giống nhau với đặc tính của một hành nào đó, thì sẽ được quy nạp vào hành đó, như ngũ vị phối ngũ hành, ngũ tạng phối ngũ hành. Ví dụ như Tỳ chủ vận hóa mà lại có tính hóa vật (hấp thu, chuyên chở, chuyển hóa)như Thổ, vậy nên Tỳ được quy nạp vào Thổ.
     + Phép suy diễn (infer and deduct)là phương pháp suy luận dựa trên thuộc tính đã biết được của một sự vật nào đó, suy diễn ra các sự vật liên quan khác, để tìm ra thuộc tính của những sự vật đó.Phép này thuộc một hình thức loại suy (analogize) của triết học cổ đại. Lấy sự suy diễn hành Mộc làm thí dụ, biết rằng Can thuộc Mộc, mà Can hợp Đởm, chủ Cân (Sinew, thường gọi là gân - dây chắc dai gắn vào cơ xương), khai khiếu ra mắt, vậy nên Đởm, Cân, ổ mắt đều thuộc Mộc.
Xây dựng mối liên hệ tạng phủ với các bộ phận khác của cơ thể và tương hợp với ngũ vị và ngũ sắc, Đông y có thể đưa ra những kiến giải về triệu chứng học ứng dụng điều trị mà Tây y không giải thích được.
Chẳng hạn đối với triệu chứng ù tai, Tây y cho rằng có sự tổn thương tế bào thần kinh thính giác, do đó việc điều trị phải tìm nguyên nhân gây tổn thương như do tiếng động lớn, viêm nhiễm hoặc ứ đọng nhiều ráy tai.Thuốc Tây điều trị vẫn còn rất hạn chế, chỉ có kháng viêm trong trường hợp có viêm nhiễm, và không điều trị được trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên theoĐông y, nguyên nhân là do thận suy âm hưhoặc do can hỏađờm trọc.Thận hư thìcó thể điều trị bằng đậu đen tẩm muối sao, cùng một số vị thuốc bổ thận khác.Ở đây, biện chứng điều trị có vẻ thô thiển nhưng vô cùng thú vị: tạng thận, màu đen và vị mặn đều có đặc điểm chung là thuộc hành Thủy, vì vậy vị thuốc hình quả thận màu đen, vị mặn này sẽ vào kinh Thận, bổ tạng Thận đang suy nhược, giúp khai khiếu ở tai nên sẽ chữa được triệu chứng ù tai.
Ngoài ra, Kinh huyệt học có thể trị ù tai bằng phương pháp bổ thận:châm huyệt Phục Lưu, Thận Du2 bên; Thông kinh Tam Tiêu bằng day bổ (thuận chiều kim đồng hồ) 18 lần huyệt Ủy Trung2 bên, và day tả (nghịch chiều kim đồng hồ) 6 lần huyệt Túc Tam Lý 2 bên;Khai khiếu ra tai bằng cách day bổ 18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong(xem hình).
Đối với hệ kinh lạc, quan niệm của giới khoa học ngày nay chưa thống nhất sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học.Tuy nhiên, về hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật trên huyệt thì không thể không công nhận. Theo nghiên cứu trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (cutaneous resistance) và trở kháng (impedance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.
Nội Kinh được các y gia đánh giá uyên thâm, tinh diệu, có thể ví von với bộ võ công tâm pháp “cao cấp” Càn Khôn Đại Na Di trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, phải mất hàng chục năm để luyện thành. Sau này, bộ Nạn kinhcủa Biển Thước (Tần Việt Nhân) ra đời, nêu lên 81 vấn đề khó hiểu trong Nội kinh theo dạng hỏi đáp để giải thích. Đặc biệt, đối với phần chẩn mạch, Nạn kinh lấy “độc thủ thốn khẩu” (12 kinh đều có động mạch nhưng chỉ cần xem mạch ở Thốn khẩuđể làm đoán trạng thái của ngũ tạng lục phủ) làm chủ, đưa ra các lí giải về học thuyết Kinh lạc, Mệnh môn và Tam tiêu trong tạng phủ và nguyên lý xem mạch ở cổ tay được áp dụng suốt mấy ngàn năm nay.Say này, khi phương pháp chẩn đoán là xem lưỡi (thiệt chẩn) được tổng kết trong cuốn Ôn Nhiệt Luận, Đông y có thêm mộtcông cụ vừa “tinh” vừa “tường” để định bệnh.
Bàn riêng các “chiêu thức” điều trị, giáo trình Đông y hiện nay được chuẩn hóa phân thành 8 phương pháp điều trị chính hay bát pháp- Eight methods: Hãn, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ. Chẳng hạn như Bổ pháp là phương pháp dùng để bồi bổ cho âm dương khí huyết suy yếu, hoặc bổ cho một tạng nào đó hư tổn.Hạ pháp là phương pháp nhuận tràng, tẩy xổ, nhằm chữa táo bón, hạ sốt hay chữa cổ trướng. Trong khi đó Ôn pháp là phương pháp thông qua việc phù trợ dương khí trong cơ thể, để trừ hàn, chữa suy tuần hoàn cấp, rối loạn tiêu hóa do lạnh...Đối với điều trị táo bón và tiêu chảy, 2 pháp Hạ và Ôn này rất thường sử dụng.
Nhiều kỹ thuật và liệu pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong Đông y được giới y học đánh giá cao và Tây y cũng thường phối hợp chúng trong quá trình điều trị phục hồi.Ở Việt Nam, có thể liệt kê một số sách Đông y chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này như Phương pháp dưỡng sinh (Nguyễn Văn Hưởng), Khí công (Hoàng Bảo Châu), Xoa bóp dân tộc (Hoàng Bảo Châu, Trần Quốc Bảo), Thuốc Nam châm cứu (Viện Đông y), Nhĩ châm, thủy châm, mai hoa châm (Nguyễn Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu)…Tuy nhiên có thể nói một trong những nét độc đáo nhất của Đông y là cách sử dụng thuốc. Đông y hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên,lý luận dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên tình trạng từng bệnh nhân cụ thể.Đông dược học(Oriental pharmacy)hình thành rất sớm so với các phân ngành khác của Đông y và ngày càng phát triển mạnh mẽ, dựa trên sự bùng nổ của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật hiện nay.


No comments:

Post a Comment