LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, October 9, 2016

HUYẾT ÁP CAO - THẤP



Huyết áp thấp có biểu hiện như thế nào?

                 Nếu tăng huyết áp khiến nhiều người lo sợ thì huyết áp thấp lại hay bị xem thường do không ảnh hưởng đến… tính mạng. Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn ngắn hạn. Sự suy giảm chất lượng sống do huyết áp thấp sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường, không kém gì tăng huyết áp.

Huyết áp thấp có biểu hiện như thế nào? 1

Biểu hiện của huyết áp thấp

                 Những người có huyết áp thấp thường có huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường  trước đó.
                 Biểu hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, suy giảm khả năng tình dục da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…

Đối tượng dễ mắc bệnh

                 Các nghiên cứu cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau: Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, suy giảm đường trong máu, nhịp tim chậm.
                 Huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền, những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính, lao… Ngoài ra, nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng chất độc hại…

Hậu quả lâu dài

                 Khi bệnh nhân bị huyết áp thấp kéo dài, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
                 Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…

Khí huyết hư – Thủ phạm chính gây bệnh

                 Theo số liệu thống kê, hiện chưa có loại thuốc hiệu quả nào dành cho những người huyết áp thấp. Trên thực tế, trong y học hiện đại làm giảm huyết áp dễ hơn so với làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với bệnh này y học cổ truyền có một góc nhìn khá toàn diện và triệt để, nguyên nhân của huyết áp thấp là do khí huyết hư.
                 Khí huyết hư làm cho lưu lượng máu đến các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều kém và kém nhất là não gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, sắc mặt nhợt…
                 Để nâng cao huyết áp cần phải bồi bổ khí huyết, khí huyết đầy đủ thì huyết áp mới ổn định lâu dài. Chính vì vậy mà phải dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, điều hoà khí huyết. Nguyên lý này được kết tinh trong bài “Gia vị phù chính thăng áp thang” trong cuốn “Thiên gia diệu phương” – tổng hợp các tinh hoa của nền y học cổ truyền.
                   Để điều trị triệt để bệnh, ngoài việc sử dụng các thảo dược để bồi bổ khí huyết người bị huyết áp thấp nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, nên ăn mặn hơn người bình thường, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh… Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiểm soát bệnh huyết áp thấp bằng cách thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời hoặc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để có một sức khỏe cũng như cuộc sống tốt đẹp hơn.




BẤM HUYỆT CHỮA HUYẾT ÁP THẤP
                Y  học cổ truyền phương Đông không có bệnh danh huyết áp cao mà quy các chứng trạng thường gặp như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt… của bệnh huyết áp cao là chứng “huyễn vựng”. Cổ nhân cho rằng đây là chứng “thượng thực, hạ hư” có ý nói là bệnh thận âm ở dưới hư suy, can dương ở trên vượng thịnh, gây mất cân bằng âm dương mà thành bệnh.
Phương huyệt cơ bản như sau: Huyết áp điểm, nội quan, thái xung.

1.Vị trí và tác dụng của huyệt vị:
Huyết áp điểm:
                Là tân huyệt (huyệt mới phát hiện), có vị trí nằm trên gai đốt sống cổ thứ 6 ngang ra mỗi bên hai thốn (tương đương 3,6 – 3,8 cm ở người lớn). Khi xác định người bệnh cần ngồi cúi đầu, chỗ gồ cao nhất ở gáy chính là gai đốt sống cổ thứ 7, bạn chỉ cần xác định lùi lên trên một đốt sống nữa chính là đốt sống cổ 6. Huyệt vị này có tác dụng điều hòa huyết áp nên thường được dùng để chữa các bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.

Nội quan:
                Là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm Tâm bào lạc, có vị trí nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (tức là bằng 1/6 khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay). Theo y học hiện đại, bấm huyệt này có tác dụng điều hòa thần kinh thực vật, an thần, điều hòa nhịp tim và huyết áp nên thường được áp dụng chữa các bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.
Theo y học cổ truyền phương Đông: huyệt nội quan có tác dụng hành khí tán uất, khoan hung (thư thái lồng ngực). Nếu kết hợp với Tam âm giao còn có thể tư âm dưỡng huyết, giao tế thủy hỏa, quân bình âm dương.

Bách hội :
                Bách hội là huyệt thuộc mạch đốc, có vị trí ngay chính giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường thẳng nối 2 đỉnh vành tai. Còn có nhiều tên gọi khác như tam dương ngũ hội, nê hoàn cung, điên thượng, thiên mãn… Là huyệt hội của Đốc mạch với 6 dương kinh. Huyệt Bách hội có tác dụng khai khiếu tinh thần, bình can tức phong, thông dương cố thoát, cử được dương khí bị hạ hãm, tiềm được can dương, thanh được thần chí, tiết được nhiệt ở các dương kinh…

Ấn đường :

                Ấn đường là kỳ huyệt, có vị trí nằm chính chỗ lõm giữa 2 đầu lông mày hoặc là giao điểm của đường chính trung với đường nối hai đầu lông mày. Có tác dụng định thần chí, đuổi phong nhiệt. Theo kinh nghiệm của tiền nhân, có thể phối hợp vối Nội quan để chữa mất ngủ, đau đầu.

Nội quan :
                Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, giao hội với Thủ quyết âm và Âm duy mạch. Có vị trí nằm giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé ở cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay về phía trên hai thốn. Có tác dụng định tâm, an thần, hòa vị, thư trung, lý khí, trấn thông.
Nghiên cứu của Soulié de Morant – một châm cứu gia người Pháp cho thấy nếu bổ huyệt Nội quan có tác dụng chữa bệnh suy nhược thần kinh, mệt nhọc, mất ngủ, sợ sệt, buồn phiền…

Phong trì
                Phong trì là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Đởm, hội với Dương duy mạch. Có vị trí nằm ở chỗ hõm nhất sau gáy. Có tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà, thanh nhiệt, thông nhĩ (làm tỏ tai – tăng thính lực), minh mục (làm sáng mắt – tăng thị lực). Thường được áp dụng chữa các bệnh cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt, các bệnh về mắt, bệnh về tai… Kinh nghiệm của tiền nhân phối hợp với huyệt Khúc trì để chữa đau đầu, huyết áp cao, bệnh về thần kinh…

Túc tam lý
                Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vi, còn có các tên như Quỷ tà, Hạ lăng, Hạ tam lý…, là huyệt hợp thuộc Thổ, là huyệt đa khí đa huyết. Có vị trí nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới – ngoài xương bánh chè ngang 1 bàn tay, cách bồ xương chày (xương ống chân) ngang 1 khoát ngón tay.
                Túc tam lý có tác dụng lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong, hóa thấp, thông điều kinh lạc và hành khí hoạt huyết, phù chính, khu tà, bồi nguyên, bổ hư, dự phòng bệnh tật. Được áp dụng chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, thần kinh suy nhược. Ngoài ra còn chữa các bệnh về đường tiêu hóa… Người xưa cho rằng tác dụng của túc tam lý ví như độc sâm thang vậy.

2. Cách bấm huyệt :
                Trong thực hành bấm huyệt, thường dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo được lực tác động mạnh vào huyệt vị. Các huyệt Khúc trì, Phong trì, Nội quan, Túc tam lý đều có ở cả hai bên thân mình, nên bấm cả hai bên.
Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần. Nên làm sau khi lao động trí óc căng thẳng, mệt mỏi… để phục hồi sức khỏe, trí tuệ, năng lực sáng tạo.

Chú ý :
                Các biện pháp thư giãn phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả bấm huyệt là một vấn đề cần chú ý thực hiện. Khi day bấm huyệt, nếu có điều kiện nên làm ở nơi yên tĩnh, cần tập trung tư tưởng, tập thở, nối lỏng cơ bắp toàn thân… Ngoài ra, cần chú ý bố trí hợp lý thời gian làm việc, xen kẽ giữa nghỉ ngơi và làm việc để tránh gây sự căng thẳng thần kinh.
Đi bộ và tập thể thao cũng là những biện pháp thư giãn tích cực.

Vùng kết hợp:
                 là vùng có giới hạn dọc theo hai bên cột sống cổ phía sau gáy. Khu vực này có nhiều huyệt vị khác nhau và khi xoa bấm các huyệt vị này có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa lại thần kinh thực vật và huyết áp.

Thủ pháp bấm huyệt:

                Bạn có thể tự bấm huyệt cho chính mình bằng cách dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị nói trên, mỗi huyệt day bấm 1-3 phút, nên bấm huyệt cả hai bên. Ngày bấm 1-2 lần. Nên bấm huyệt thường xuyên hàng ngày nếu huyết áp của bạn ở mức độ cao.



10 biện pháp làm giảm triệu chứng huyết áp thấp

              Huyết áp thấp là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam và nữ, thường gặp khi bước sang tuổi dậy thì và lớn hơn là người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.

Dưới đây là 10 biện pháp khắc phục đơn giản để làm giảm triệu chứng huyết áp thấp:


1. Uống nước muối


      Nước muối giúp điều trị huyết áp thấp vì natri có trong muối làm tăng huyết áp. Bạn chỉ cần pha một nửa thìa cà phê muối vào 200ml nước và uống. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này vì lượng muối quá nhiều không thực sự tốt cho cơ thể.

2. Nước chanh


      Có hiệu quả cao trong điều trị huyết áp cao, nhưng nước chanh cũng có thể được sử dụng cho người huyết áp thấp, đặc biệt là khi bị tình trạng mất nước. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể uống một chút nước chanh trộn với một ít muối và đường giúp tiếp sinh lực cho cơ thể bằng cách kích thích các chức năng của gan và giúp đỡ quá trình tiêu hóa. Một ly nước mía trộn với một thìa cà phê nước cốt chanh và muối cũng rất hữu ích.

3. Caffein




      Một  tách cà phê đậm đặc, một cốc socola nóng hay bất kỳ đồ uống nào có chứa cafein có thể tạm thời làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn thường xuyên bị huyết áp thấp hãy uống một tách cà phê vào buổi sáng hoặc cùng bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng phương pháp này vì những ảnh hưởng của caffein khi dùng lâu dài.

      Sôcôla đen cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn đến mức tối ưu một cách tự nhiên. Bột coca có tác dụng cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, nó kích thích hoạt động của não, làm giảm mệt mỏi.

4. Rễ cam thảo


      Rễ cam thảo có chứa một lượng nhỏ corticoid, bên cạnh đó nó có tác dụng ức chế enzym phân hủy coricoid và hỗ trợ chức năng của adrenalin nên  tăng huyết áp. Ngoài ra cam thảo còn có tác dụng chống mệt mỏi, giải độc và hỗ trợ tiêu hóa.

      Bạn có thể dùng một vài lát cam thảo ngâm vào một cốc nước nóng khoảng 5 phút, uống hàng ngày để cải thiện tình trạng thấp huyết áp của mình

5. Rượu vang đỏ


      Rượu vang đỏ là một biện pháp khắc phục huyết áp thấp hiệu quả tại nhà. Sử dụng một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả tốt nhất, bạn chỉ nên uống nửa ly vào mỗi tối. Khi bạn cảm thấy huyết áp của bạn đang giảm, chỉ hai hoặc ba ngụm rượu vang sẽ nâng chỉ số huyết áp của bạn lên, có thể kết hợp với socola đen để cho hiệu quả tốt nhất.

6. Húng quế ngọt




      Húng quế ngọt có chứa nhiều vitamin C, Mg, Kali và acid pantothenic nên rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, ngoài ra nó còn giúp cân bằng trí não và làm giảm căng thẳng thần kinh.

      Cách làm: Lấy 10 – 15 là húng quế xay với ít nước, lọc lấy nước thêm vào một muỗng cà phê mật ong. Uống nước ép này hàng ngày vào lúc đói. Ngoài ra bạn cũng có thể nhai 4 – 5 lá húng quế vào buổi sáng.

7. Hạnh nhân và sữa 


      Đây cũng là một biện pháp được áp dụng phổ biến để cải thiện tình trạng thấp huyết áp. Bạn ngâm 5 – 6 quả hạnh nhân trong một cốc nước, để qua đêm. Sáng dậy, bóc bỏ vỏ hạnh nhân, xay thành bột nhão mịn, tiếp theo cho vào một cốc sữa rồi đun sôi hỗn hợp này lên và uống. Hãy thực hiện vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả cao nhất.

8. Chế độ ăn uống 


      Hãy cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần gồm các loại hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt,cá và thịt gà. Hạn chế rượu vì nó gây mất nước và làm tình trạng thấp huyết áp trầm trọng hơn. Bạn cần uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để chống lại sự mất nước của cơ thể đồng thời tăng thể tích máu, từ đó có tác dụng cải thiện tình trạng huyết áp thấp

9. Nho khô

Nho khô là một trong những phương pháp điều hòa huyết áp một cách tự nhiên rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bạn hãy ngâm khoảng 30 – 40 g nho khô trong một cốc nước rồi để qua đêm. Ăn và uống nước nho khô đó vào buổi sáng lúc đói. Bạn có thể thực hiện phương pháp này trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng.

10. Yoga


      Yoga là một trong những cách giúp kiểm soát huyết áp thấp mãn tính vì nó có tác dụng cải thiện lưu thông máu của cơ thể. Yoga giúp tĩnh tâm, điều chỉnh và cân bằng hệ thần kinh tự chủ là trung tâm kiểm soát căng thẳng. Hệ thần kinh giao cảm và bán giao cảm có tham gia vào phản ứng căng thẳng cũng được ổn định khi luyện tập Yoga để điều trị huyết áp thấp. Nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc huyết áp thường thấp, bạn cần phải biết cách điều chỉnh bằng cách tập Yoga hàng ngày.



BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP


Phòng chữa huyết áp thấp mạn tính bằng khí công
- Trong Y học cổ truyền phương Đông, để phòng chống bệnh huyết áp thấp mạn tính, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, ẩm thực trị liệu..., người ta còn sử dụng phương pháp tập luyện khí công. Đây là một trong những phương thức trị liệu khá độc đáo và nếu thực hành một cách kiên trì thì hiệu quả đem lại là rất khả quan: huyết áp dần trở lại mức bình thường, các triệu chứng như nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tức ngực, ngủ kém, suy giảm trí nhớ... cũng sẽ được cải thiện.
Bài viết này xin được giới thiệu 2 phương pháp tập luyện tương đối đơn giản để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Phản thiên trang công
Toàn thân đứng thẳng ngay ngắn. Hai tay để xuôi theo thân mình. Hai chân trái và phải mở rộng ngang tầm hai vai. Hai bàn chân để thẳng song song, năm ngón chân bám chặt mặt đất. 3 huyệt Bách hội (điểm giao nhau của đường nối giữa hai đỉnh vành tai khi gấp vành tai lại và đường trục giữa cơ thể), Hội âm (nằm ngay trước hậu môn) và Dũng tuyền (điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đường nối đỉnh ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân, ở giữa lòng bàn chân) tạo thành một đường thẳng. Đầu mũi và rốn cũng thành một đường thẳng.


Hai tay từ từ giơ lên, gấp khuỷu, lòng bàn tay ngửa hướng lên trên, đầu các ngón tay đối nhau, tay giơ quá đỉnh đầu, tưởng tượng như đang nâng một vật nặng, đồng thời thót bụng, ngực ưỡn ra, nhíu hậu môn, hai chân lật lên. Tập trung ý tưởng vào huyệt Bách hội, giữ hơi thở tự nhiên. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 15 phút. 

Nội dưỡng công
Chọn tư thế nằm hoặc ngồi xếp chân bằng tròn. Nếu nằm thì nằm ngửa ngay ngắn trên giường, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, hai tay duỗi thẳng tự nhiên dọc theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống, chân duỗi thẳng, hai gót khép lại, các ngón chân xòe ra tự nhiên. Nếu ngồi thì ngồi ngay ngắn trên ghế, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, ngực nhô lưng thẳng, hai vai và khuỷu tay thả lỏng, ngón tay duỗi, lòng bàn tay úp xuống đặt trên đùi, hai chân cách nhau cùng tầm với vai, gối gấp vuông góc, bàn chân bám đất. Ý thủ Đan điền. Miệng hơi ngậm, thở bằng mũi, trước tiên hít vào thật sâu rồi ngừng thở giây lát, sau đó từ từ thở ra (hít vào - ngừng thở - thở ra), luân phiên đều đặn như vậy.
Phối hợp với niệm câu từ, thông thường bắt đầu bằng câu có 3 chữ (khi hít vào niệm một chữ, khi ngừng thở niệm một chữ và khi thở ra niệm nốt chữ còn lại), sau đó tăng dần lên nhưng không nên quá 9 chữ. Câu gì cũng được nhưng nên chọn những câu có nội dung khỏe mạnh như: "Kiên trì luyện tập cơ thể sẽ khỏe mạnh"...Câu từ niệm có tác dụng tập trung tư tưởng, dứt bỏ mọi ý nghĩ tản mạn, thông qua ám thị có thể dẫn đến những hiệu ứng sinh lý tương ứng với câu từ. Cần chú ý khi hít vào thì lưỡi nâng lên chạm hàm ếch, khi thở ra thì lưỡi hạ xuống và khi ngừng thở thì lưỡi bất động.
Cuối cùng, đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa vùng ngực theo chiều kim đồng hồ chừng 30 vòng với một lực vừa phải. Mỗi ngày luyện 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Khi luyện tập, cần lựa vị trí cho thích hợp, đảm bảo yên tĩnh, thông thoáng nhưng không bị gió lùa. Trước khi luyện tập 15 - 20 phút, cần dừng mọi hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng, đi vệ sinh và cởi bớt áo ngoài. Trong thời gian tập, nên sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất và có thể ăn hơi mặn một chút, không hút thuốc lá và uống rượu, tránh mọi căng thẳng tình cảm. Sau khi tập xong, không nên vội đứng lên ngay hoặc cử động mạnh, dùng hai bàn tay xoa mặt, vuốt nhẹ hai mắt, sau đó từ từ trở lại hoạt động bình thường. Không nên tập luyện khi quá no hoặc quá đói, khi bị cảm mạo, tiêu chảy cấp tính và quá mệt mỏi cũng nên tạm ngừng tập luyện.

CÁCH PHƯƠNG PHÁP CHỮA HUYẾT ÁP THẤP KHÁC

Chữa bằng đông y:
              Người bị huyết áp thấp không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô... Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng đừng tắm quá lâu.               Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số tâm thu (tối đa) dưới 90 mmHg, tâm trương dưới 60 mmHg. Áp lực máu chậm và yếu, lưu lượng máu đưa đến các tổ chức thiếu nên bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc thoáng ngất.
Bệnh huyết áp thấp có 3 loại:
                Loại nguyên phát liên quan đến thể chất gầy còm, gặp nhiều ở nữ tuổi từ 20 đến 40 và có xu hướng di truyền. Huyết áp thấp thứ phát xuất hiện do một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, lao...
Loại thứ ba là tụt huyết áp tư thế: Khi ngồi dậy hoặc đứng dậy đột ngột, bệnh nhân thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày, nhức đầu, mất thăng bằng, có khi ngã.

              Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người huyết áp thấp hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, nên khi ngồi dậy phải từ từ. Nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao. Nên sinh hoạt điều độ, ăn uống có nhiều chất dinh dưỡng, nên ăn mặn hơn người bình thường; uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê. Bệnh nhân cũng phải rèn luyện thân thể đều đặn, tốt nhất nên tập bơi, đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền.
Một số bài thuốc:
              - Thịt chó 1 kg, phụ tử chế, nhục quế, gừng khô mỗi thứ 10 g, cho ít rượu, hạt tiêu, gia vị khác, đun nhỏ lửa, hầm nhừ, ăn trong 3 đến 5 ngày, nghỉ một tuần rồi ăn tiếp. Điều trị từ 3 đến 4 liệu trình.
              - Thịt chó đen 250 g, hồng sâm 25 g, chích hoàng kỳ 25 g, liên nhục 70 hạt, phụ tử chế 6 g, nhục quế 3 g, thục địa 20 g, nước củ sả 2 thìa canh. Gia vị vừa đủ. Thịt chó rửa sạch bằng nước chanh hòa với ít nước sôi để nguội; ướp gia vị và nước củ sả, bỏ liên nhục lên trên. Tất cả các vị thuốc khác cho vào ấm sắc, lọc kỹ, đổ vào thịt đã ướp. Cho các thứ đã tẩm ướp vào nồi, đun cách thủy sôi độ 4 giờ là vừa.
Tuần ăn 1 lần, ăn liên tục trong 6 tuần.

              - Sâm triều tiên 50 g, lộc nhung 50 g, ngâm với nửa lít rượu trắng. Mỗi ngày uống một chén con vào bữa ăn.
              - Chè lâu năm (lá chè già trên 3 năm) rang lên, cho cùng 10 g nhân sâm và ít gừng vào nước, đun sôi 10-15 phút (nên dùng ấm đất). Uống ngày 2 lần, chỉ dùng từng đợt từ 5 đến 7 ngày.
              - Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.
              - Hoàng kỳ, kỷ tử, mạch môn, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12 g, dâm dương hoắc 8 g, ngũ vị tử 6 g, đẳng sâm 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

CÁCH CHỮA HUYẾT ÁP THẤP BẰNG DINH DƯỠNG

www.lamsao.com
              Huyết áp thấp không phải là một bệnh, đó chỉ là một trạng thái hay một triệu chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Gọi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa <100mmHg.

Độ khó: Cực dễ
              Chính vì huyết áp thấp chỉ là một trạng thái hay triệu chứng nên mức độ ảnh hưởng của nó tùy thuộc vào bệnh lý gây nên huyết áp thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim... hay tụt huyết áp do dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận...).
              Trước hết, bạn nên đi khám để bác sĩ xác định xem có bệnh lý đi kèm không, nếu có sẽ có đơn thuốc phù hợp cho bạn.


Chế độ dinh dưỡng :
              - Những khi bạn có dấu hiệu tụt huyết áp như chóng mặt, bạn nên uống một cốc trà gừng pha với nước ấm, một cốc cà phê nóng cũng rất hữu hiệu giúp bạn kịp thời tăng huyết áp trở lại. Nên nhớ thường xuyên để trong túi vài viên kẹo hay đồ ăn ngọt, nó sẽ giúp bạn chống chọi với tình trạng tụt huyết áp bất chợt giữa đường.


              - Uống sữa mỗi ngày để giảm triệu chứng hạ huyết áp. Ngoài ra, sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.
              - Nên ăn mặn hơn người bình thường, ăn những đồ ăn được đun nóng, hạn chế ăn thức ăn mới lấy ra từ tủ lạnh.
              - Bạn nên chọn những thực phẩm có chứa các thành phần như sắt, protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
              - Không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, bữa sáng nên ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước ép trái cây, nó sẽ giúp cơ thể bạn lưu thông máu dễ dàng hơn.
              - Nên uống nhiều nước, nước sẽ làm tăng thể tích máu, uống nước khoáng cũng rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, nhất là nước khoáng có chứa nhiều muối Natri.
              - Tránh những đồ uống có cồn vì nó sẽ làm dãn mạch, làm giảm huyết áp.
             - Mỗi ngày uống 2 cốc củ cải đường, đây cũng là liệu pháp rất tốt trị bệnh huyết áp thấp.

Không nên ăn mặn
Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện:
              - Bạn nên ngủ đẫy giấc, khoảng 9 -11 tiếng/ngày. Khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày (gan, phổi, lá lách), xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, bạn không nên dậy đột ngột, có thể bị ngất đi (bất tỉnh nhân sự).
              Khi thức dậy, cần phải nằm thêm một lúc, tập một vài động tác thể dục đơn giản (vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi dậy, để chân trên giường, rồi mới từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.


              - Tránh đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, khi đang ngồi mà muốn đứng lên, bạn nên đứng lên từ từ để tránh bị hoa mắt, chóng mặt.
              - Hãy có một chế độ tập luyện hợp lý với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu...Tập luyện thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

CHỮA HUYẾT ÁP THẤP BẰNG Y HOC CỔ TRUYỀN
              Người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg (ví dụ: 90/50mmHg). Huyết áp tăng giảm trong 1 ngày như sau: 4 giờ sáng huyết áp ở mức thấp, 6 giờ tăng, 9 giờ bình thường, 19 giờ lại tăng. Nên đo huyết áp vào buổi sáng, trước khi dậy khỏi giường.

Có 2 loại huyết áp thấp

Huyết áp thấp tiên phát::
              Người khỏe bình thường không có triệu chứng gì, tình cờ đo thấy huyết áp thấp. Không cần điều trị, vẫn sinh hoạt bình thường.
Huyết áp thấp hậu phát (hạ huyết áp triệu chứng): 
              Thường xuất hiện sau khi cơ thể suy nhược kéo dài như nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, bệnh lao, ung thư, thiếu máu mạn tính, xơ gan, sau phẫu thuật… Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hay ngất, ngón tay ngón chân lạnh.

Theo y học cổ truyền, chứng huyết áp thấp, bất kỳ do nguyên nhân nào cũng đều thuộc chứng hư, có 2 bài thuốc thường dùng sau:
              Bài 1: Ích khí dưỡng âm thang: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, chích huỳnh kỳ 15g, nhục quế 4g, chích cam thảo 4g, phù tiểu mạch 30g, táo tàu 5 quả. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm lúc bụng đói, ngày 1 thang. Chủ trị huyết áp thấp mạn tính, chóng mặt đau đầu, tinh thần ủy mị, chân tay rã rời, mất ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch hư.
              Bài 2: Thăng ích thang: Thục địa 30g, hoài sơn 15g, đan bì 15g, trạch tả 9g, ngũ vị tử 9g, hoàng kỳ 15g, ma hoàng 9g. Nước vừa đủ, sắc còn 1/3, mỗi thang sắc 3 lần lấy 400 – 500ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chủ trị huyết áp thấp, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần ủy mị, tai ù, lưng đau gối nhức mỏi, tim đập nhanh và loạn nhịp, thở dốc, đêm ngủ không yên, trí nhớ kém, lưỡi đỏ, mạch trầm.
              Ngoài thuốc sắc trên còn có các món ăn, nước uống hỗ trợ làm tăng nhanh hiệu quả điều trị. Cần lựa chọn áp dụng thích hợp với các triệu chứng biểu hiện ở mỗi bệnh nhân. Sau đây xin giới thiệu món ăn – bài thuốc tùy thể bệnh.

Thể thận dương hư suy: 
              Biểu hiện đầu choáng, mắt hoa, tai ù, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, đi tiểu đêm  nhiều, ăn kém, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhạt.
              Bài 1: Trứng gà 1 quả, bột nhung hươu 0,3g. Đập trứng vào bát, bỏ bột nhung hươu vào, quấy đều và tráng chín, ăn điểm tâm hàng ngày. 20 ngày là một liệu trình.
              Bài 2: Câu kỷ tử 10g, thỏ ty tử 10g, nhục thung dung 6g, bồ dục bò 1 quả, bồ dục chó 1 quả, thịt bò 100g, thịt gà 50g. Bồ dục bò và chó làm sạch, bổ đôi ngâm nước lạnh trong 30 phút; thịt bò và thịt gà thái miếng, các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhừ rồi bỏ bã thuốc, cho thêm bột hạt tiêu, gừng tươi thái chỉ và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Thể tâm tỳ lưỡng hư:
              Biểu hiện mệt mỏi nhiều, cảm giác khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, đầu choáng, mắt hoa, chân tay rã rời, hay vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, đại tiện lỏng nát.
              Bài 1: Thịt bò 1kg, rượu vang 250ml. Thịt bò rửa thái miếng, cho vào nồi hầm nhỏ lửa thật nhừ, cứ 1 giờ chắt nước cốt 1 lần rồi thêm nước đun tiếp. Làm 4 lần như vậy, hợp 4 nước lại, chế thêm rượu vang rồi cô lửa nhỏ thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh.
              Bài 2: Gà mái 1 con 1kg, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 15g. Gà làm thịt, chặt miếng, các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng. Tất cả bỏ vào nồi, nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ cho thật nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị, làm canh ăn.

Thể trung khí bất túc: 
              Biểu hiện mệt mỏi thích nằm, ngại nói, ngại vận động, hay có cảm giác khó thở, hoa mắt, chóng mặt nhiều, chân tay buồn mỏi, chán ăn, miệng nhạt, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt.

              Bài 1: Nhân sâm 10g, phục linh 10g, hoài sơn 10g, đậu đỏ 30g, bột gạo nếp 50g, đường trắng và mỡ lợn vừa đủ. Các vị thuốc sao  thơm, tán bột, trộn đều với bột gạo nếp và đường, chế đủ nước, nhào kỹ làm thành bánh rồi rán chín. Ăn điểm tâm hằng ngày.
              Bài 2: Dạ dày lợn 1 cái, hạt sen tươi 40 hạt. Dạ dày làm sạch, hạt sen bỏ tâm rồi cho vào dạ dày lợn, buộc kín miệng, nước vừa ăn, hầm nhừ, khi chín vớt dạ dày ra, thái miếng trộn đều với hạt sen rồi chế thêm gừng tươi, hạt tiêu và gia vị, dùng làm thức ăn.
              Bài 3: Đảng sâm 100g, thịt bò 500g. Thịt bò rửa sạch, thái miếng ướp gừng tươi, hạt tiêu và chút rượu vang. Cho đảng sâm vào túi vải, buộc kín miệng, đem hầm với thịt bò cho nhừ, thêm gia vị làm thức ăn hằng ngày.
              Bài 4: Nhục quế, quế chi, cam thảo mỗi vị 10g, hãm uống thay trà.
              Bài 5: Phục linh 15g, linh chi 9g, cam thảo 12g. Sắc nước uống thay trà hằng ngày.
Nên uống cà phê vào buổi sáng.
Kết hợp xoa bóp, day bấm các huyệt sau để tăng hiệu quả điều trị:
Day mạnh huyệt nhân trung, nội quan.

Cứu ấm: bách hội, thượng tinh, khí hải.
              Xoa bụng vùng quanh rốn, xoa ngực trái (vùng tim) và tập thể dục, đi bộ, thở dưỡng sinh, khí công dưỡng sinh hoặc thái cực quyền, tùy điều kiện có người hướng dẫn ban đầu.


Thể khí huyết lưỡng hư :
              Thường bị choáng đầu buốt đầu, mệt mỏi như mất sức, chântay yếu mềm, hoa mắt, tức ngực khó thở. Người bệnh muốn nằm. Huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg.
              Bài 1: Xuyên khung 12g, đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, ngũ gia bì 12g, hà thủ ô 12g , tần giao 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, ngũ vị 10g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
              Bài 2: Bạch truật 16g, thục địa 12g, đại táo 12g, đương quy 16g, chích thảo 12g, cẩu tích 12g, sơn thù 12g, phụ tử 8g, đẳng sâm 16g, gừng khô 8g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể mệnh môn hỏa suy :
              Hỏa ở mệnh môn còn gọi là “tướng hỏa”. Nó giữ vai trò điều tiết cho cơ thể. Khi mệnh môn hỏa hư suy, khả năng cân bằng âm dương không còn tác dụng.
Biểu hiện mệt mỏi đuối sức, đau ngực khó thở, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, thân nhiệt hạ thấp, mạch nhanh yếu, huyết áp tụt.
              Bài 1: Cố chỉ 10g, phụ tử 10g, can khương 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, ngải diệp (khô) 16g, phòng sâm 16g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
              Bài 2: Nhân sâm 12g, can khương10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, cố chỉ 10g, ngũ vị 10g, cao lương khương 12g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, chích thảo. Sắc uống ngày 1 thang.
              Bài 3: Nhân sâm 12g, đẳng sâm 12g, can khương 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung, đương quy 16g, cẩu tích 12g, phụ tử 8g, hoài sơn 16g, liên nhục (hạt sen đã bỏ vỏ cứng) 16g, đại táo 6 quả, trần bì (sao) 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận dương hư :
              Cơ thể mỏi mệt, đau đầu buốt đầu, chân tay yếu mềm, vã mồ hôi, thân nhiệt thấp, phân lỏng. Huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg.
              Bài 1: Ngưu tất 16g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, bạch truật 16g, ngũ vị 10g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 12g, quế 10g, sinh khương 8g, củ đinh lăng 16g, trần bì (sao) 12g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
              Bài 2: Tần giao 10g, bạch truật 16g, thương truật 12g, hậu phác 12g, ngũ gia bì 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, sinh khương 8g, cao lương khương 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, hà thủ ô (chế) 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, nhân sâm 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.



p38252 Bài thuốc nam trị huyết áp thấp hữu hiệu

Cách bấm huyệt chữa huyết áp thấp mạn tính

              Trước tiên cần để cơ thể ở tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, đầu hơi thấp, chú ý điều hòa nhịp thở và thư giãn toàn thân để bắt đầu thực hiện bấm huyệt.

1. Day huyệt bách hội


              Huyệt bách hội nằm ở giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường nối hai tai với đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy. Bạn hãy dùng ngón tay giữa để day ấn huyệt này dần dần từ nhẹ đến mạnh hơn trong khoảng 2 phút đồng hồ là được.

2. Day bấm huyệt thiên trì


              Đây là huyệt nằm cách núm vú khoảng 1 đốt ngón tay. Người bệnh cũng dùng ngón tay giữa để day bấm huyệt trong vòng 1 phút.

3. Bấm huyệt nội quan









Bấm huyệt chữa huyết áp thấp mạn tính

              Day bấm huyệt nội quan cũng là cách bấm huyệt chữa huyết áp thấp mạn tính hiệu quả. Huyệt này nằm cách nếp gấp khớp cổ tay khoảng 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của hai cơ nổi rõ khi ta gấp bàn tay vào và nghiêng vào trong.

              Bạn chỉ cần dùng ngón tay cái ấn huyệt này và giữ trong vòng 1 phút để điều chỉnh huyết áp ổn định.

4. Day huyệt trung quản


              Đây là huyệt nằm ở giữa đoạn nối rốn với điểm gặp nhau của 2 bờ sườn hai bên, hoặc có thể xác định bằng cách đo 4 đốt ngón tay từ rốn lên. Hãy dùng ngón tay giữa để bấm huyệt chữa bệnh huyết áp thấp mạn tính hiệu quả khoảng 1 phút.

5. Day hai điểm huyết áp


              Người bệnh ngồi dậy, cúi đầu rồi sờ 3 u xương tròn say gáy, đặt 3 ngón tay lên 3 u xương đó rồi xoay cổ nhẹ nhàng, đốt sống cổ thứ 7 sẽ chuyển động nhiều nhất, bên trên sẽ là đốt thứ 6. Đo hai đốt ngón tay từ đốt thứ 6 sang hai bên là vị trí của hai điểm huyết áp. Người bệnh dùng hai ngón tay giữa hai bên để day bấm đồng thời hai điểm huyệt này trong vòng 1 phút.








bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh huyết áp thấp
bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh huyết áp thấp

6. Day huyệt dũng tuyền


              Huyệt dũng tuyền nằm ở gan bàn chân, trên khoảng 2/5 đường nối đầu ngón chân thứ 2 với điểm giữa sau gót chân, chỗ lõm nhất chính là huyệt này. Hãy dùng ngón tay cái để day bấm đồng thời cả hai huyệt ở hai bên bàn chân trong vòng 1 phút.

              Trên đây là những thao tác day bấm huyệt chữa huyết áp thấp mạn tính, hãy thực hiện kết hợp với động tác xoa bóp vùng đầu, hai bên thái dương, vùng gáy để giảm triệu chứng hoa mắt, đau đầu, ngăn chặn tụt huyết áp đột ngột hiệu quả nhất.

 Day bấm huyệt khúc trì cũng là cách chữa bệnh tăng huyết áp hiệu quả



Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc







Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc

Xoa bóp "rãnh huyết áp" sau tai trong 5 phút giúp hạ huyết áp nhanh chóng

Những cách hạ huyết áp đơn giản, hiệu quả, an toàn mà không cần dùng thuốc
Đông y có câu nói nổi tiếng rằng, hãy dùng ngón tay thay cho mũi kim tiêm. Ý rằng có rất nhiều loại bệnh có thể sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt để thay thế tiêm thuốc.
Tăng huyết áp là chứng bệnh tổng hợp lâm sàng biểu hiện chủ yếu ở việc tăng huyết áp động mạch đồng thời là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim mạch.
Khi xuất hiện cao huyết áp, người bệnh thường có các triệu chứng bên ngoài như đau đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, ù tai, táo bón, đắng miệng…
Đồng thời có thể xuất hiện thêm các triệu chứng tổn thương ở mức độ khác nhau ở tim, mạch máu, thận, đáy mắt…
Các biện pháp chủ yếu để đối phó với bệnh cao huyết áp chính là "tập trung vào phòng ngừa". 

1. Bấm huyệt ở "Rãnh huyết áp"
Trong những năm gần đây, liệu pháp mát xa tai đã được chứng minh mang lại sự ổn định huyết áp, ngăn ngừa huyết áp cao.
Y học Trung Quốc cho rằng "Tai chính là điểm hội tụ của rất nhiều huyệt mạch". Có khoảng ít nhất 12 kinh mạch nằm ở nhiều điểm trên vùng tai.
Khi một bộ phận cơ thể nào đó bị tổn thương, ngay lập tức nó sẽ được phản ánh thông qua các kinh mạch trên tai.
Trong đó, có một điểm ở trên tai mà Đông y gọi là "rãnh sau tai" nằm ở mặt sau của tai, từ trên đỉnh của rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới (xem hình). 

Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc - Ảnh 1.
"Rãnh huyết áp" sau tai
Do vị trí này đại diện cho kinh mạch làm ổn định huyết áp, nên nó còn được gọi là "rãnh huyết áp".
Cách mát xa:
Dùng ngón cái và ngón trỏ, cầm hai vành tai và vuốt từ trên xuống dưới tại vị trí rãnh huyết áp.
Thời gian mát xa khoảng 5-6 phút và số lần bạn xoa bóp rãnh sau tai tương ứng khoảng 90 lần/phút cho đến khi tai đỏ và nóng lên.
Tiếp tục mát xa xoa bóp thêm ở vùng xoắn uốn cong sau vành tay thêm 5-6 phút nữa, tương ứng với 90 lần vuốt/phút.
Đối với người bệnh hơi nặng một chút thì cần vuốt cọ xát mặt sau của tai với tần suất nhanh hơn, khoảng 120 lần/phút.
Công thức chung là nếu bệnh nặng thì sẽ xoa vuốt nhanh tay hơn, thậm chí khẩn cấp có thể dùng tần suất nhanh khoảng 180 lần/phút.
Lưu ý đặc biệt:
Bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt chú ý khi mát xa rãnh huyết áp trên vành tai thì không được mát xa sâu xuống cuống tai (xem hình), vì nếu mát xa vào đáy vành tai sẽ có tác dụng ngược, làm tăng huyết áp. 

Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc - Ảnh 2.
Lưu ý: Không nên mát xa vào vị trí cuống tai vì sẽ làm tăng huyết áp

Bên cạnh đó, ngoài mát xa, bệnh nhân huyết áp cũng cần chú ý tới việc thường xuyên đo huyết áp, điều chỉnh ăn uống, kiểm soát cân nặng, không ăn nhiều muối, tinh thần lạc quan.
Chú ý làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lịch sinh hoạt điều độ. Tăng cường thể dục, đi bộ, tập dưỡng sinh nhẹ nhàng.
Ngoài ra, Đông y cũng có nhiều cách khác để có thể giúp bệnh nhân huyết áp tự mát xa để điều chỉnh tăng giảm.
Sau đây là một số cách bổ sung giúp từng bệnh nhân tùy thể trạng bệnh của mình mà lựa chọn ứng dụng cho phù hợp.
2. Bấm huyệt ở các vị trí khác
Cách 1: Có một điểm nằm trên ngón chân cái, vị trí giao điểm giữa rãnh nối ngón chân cái và bàn chân chính là huyệt hạ huyết áp (hình 1). 

Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc - Ảnh 3.

Đây là vùng nhạy cảm nhất về huyết áp trên cơ thể, chỉ cần bạn bấm mạnh tay vào điểm này trong vòng 5 phút sẽ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
Cách 2: Vị trí tiếp theo giúp hạ huyết áp là vùng bên ngoài của ngón chân cái, còn gọi là khu phản xạ cổ (hình 2), bạn nên ấn vào vị trí này trong 5 phút cũng có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
Cách 3: Bấm vào vị trí khoanh tròn trước cửa lỗ tai trong 5 phút, có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả (hình 3).
Cách 4: Bấm vào điểm giao vùng tam giác giữa ngón út, ngón đeo nhẫn và bàn tay trong vòng 5 phút (hình 4) cũng có tác dụng làm giảm huyết áp tốt.
3. Ăn một quả chuối sau bữa ăn, vừa làm giảm huyết áp vừa ngăn ngừa đột quỵ
Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút cực đơn giản mà không cần thuốc - Ảnh 4.


Để kiểm soát huyết áp, một số bệnh nhân được chỉ định không ăn muối vào bữa sáng. Nhưng một thời gian sau sẽ không thể chịu đựng được việc ăn nhạt.
Chuyên gia Đông y khuyên bạn một công thức: hàng ngày sau khi ăn mặn, hãy ăn một quả chuối. Theo cách này, bạn vừa có thể thưởng thức món ăn ngon, vừa duy trì huyết áp ổn định.
Mọi người đều biết rằng chuối có thể nhuận tràng, nhưng ít người biết rằng nó cũng giúp làm giảm huyết áp.
Bởi vì chuối rất giàu kali (mỗi quả chuối chứa khoảng 400mg kali). Nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy kali có tác dụng mở rộng một số mạch máu. Bổ sung kali cũng có thể làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, ăn nhiều kali cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu được tiến hành trên 9800 bệnh nhân sau 20 năm điều tra, phát hiện ra rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa đột quỵ và kali.
Nếu bổ sung hơn 1.500 mg kali/ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ thấp hơn rất nhiều. Kali có thể làm giảm huyết áp, kiểm soát tốt huyết áp thì nguy cơ đột quỵ sẽ tự nhiên giảm.




 BẤM HẠ ÁP CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Vị trí huyệt :

Ấn đường: Giữa hai đầu lông mày.

Thái dương: Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.

Bách hội: Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.

Phong trì: Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.

Khúc trì: Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.

Nội quan: Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.
Dũng tuyền: Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân (chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón).

          1. Day huyệt ấn đường: Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa bấm day huyệt ấn đường khoảng 30 lần.

          2. Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

          3. Chải tóc: 5 ngón tay hơi mở, ấp vào tóc phía trước rồi chải dần về phía sau gáy, làm khoảng 30 lần.

          4. Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt day đi day lại. Lưu ý nên cắt móng tay tránh cọ sát quá mạnh làm tổn thương da. Day vuốt về phía sau thái dương: Dùng hai ngón tay cái đặt vào huyệt thái dương sau đó vuốt về phía sau khoảng 30 lần.

          5. Vỗ huyệt bách hội: Ngồi thẳng người, mắt nhìn thẳng, hàm răng ngậm lại, sau đó dùng lòng bàn tay vỗ thành nhịp xung quanh huyệt bách hội, vỗ nhẹ 3 – 5 lần, sau đó vỗ mạnh hơn một chút từ 3 – 5 lần.

          6. Day bấm huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì, day khoảng 15 lần.

7. Day bấm huyệt khúc trì: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt khúc trì hai bên tay phải và trái mỗi bên 30 lần.

          8. Day bấm huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt nội quan, hai bên phải và trái mỗi bên 30 lần.

          9. Xoa bụng: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa khoảng 2 phút.

          10. Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, xoa nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi, làm tương tự với chân trái.

          Sử dụng một số điểm huyệt nêu trên để châm cứu, bấm huyệt... mỗi ngày một vài lần có tác dụng dưỡng âm huyết, kiện tỳ vị, tiêu đàm thấp, giáng hỏa, tăng cường máu lên não là phòng trị chứng huyễn vựng và hỗ trợ phòng trị bệnh cao huyết áp, hầu như không có tác dụng phụ.


Dùng tay miết lòng bàn chân nhiều lần cũng kích thích lưu thông máu rất tốt



Cách bấm huyệt làm tăng và giảm áp huyết bằng huyệt Ế Phong


Vuốt động mạch cảnh lên làm tăng áp huyết, vuốt xuống làm hạ áp huyết


Cách tập thổi làm hạ áp huyết



No comments:

Post a Comment