LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 5, 2016

Mối liên quan các tiết đoạn thần kinh tủy sống với các cơ quan nội tạng trên cơ thể người







CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG CỦA CỘT SỒNG

Cột sống bao gồm các xương đốt sống xếp chồng lên nhau và hệ thống hỗ trợ lực là dây chằng, cơ. Hệ thống liên quan là  tuỷ sống, hạch thần kinh, rễ dây thần kinh và mạch máu. Cấu trúc này liên quan đến nhiều cơ chế bệnh lý, gây ra các hội chứng cột sống , tuỷ sống, mạch máu,  và các dây thần kinh ngoại biên ( thần kinh toạ, thần kinh vai- cánh tay...)


CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA CỘT SỐNG 
     Cột sống bao gồm các xương đốt sống xếp chồng lên nhau và hệ thống hỗ trợ lực là dây chằng, cơ. Hệ thống liên quan là  tuỷ sống, hạch thần kinh, rễ dây thần kinh và mạch máu.  
    Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới gần sát hậu môn,  được chia làm 4 đoạn:
1. Cổ - Cervical : từ C1 – C7.
 2. Ngực - Thoracic, hay lưng – Dorsal :  từ D1 – D12.
3. Thắt lưng - Lumbar: L  từ L1 – L5.
4. Cùng - Sacrum: từ S1 – S4
5. Xương cụt – Coccy.
I. CẤU TRÚC MỖI ĐỐT SỐNG :


 

    Cấu trúc chung của mỗi đốt sống bao gồm :
1.Thân đốt sống:
    Thân đốt sống hình trụ, bề mặt ( trên và dưới)  hình e – lip .có vành xương đặc xung quanh, ở giữa hơi lõm ( để chữa đĩa đệm )
2.  Chân cung, cuống cung, bản cung và mấu gai :
    Từ hai bên thân đốt đi vòng ra sau , lần lượt là : 2 chân cung,  2 cuống cung,  2 bản cung.  2 bản cung  hợp lại với nhau thành mấu gai.
3. Lỗ đốt sống:
       Chân cung, cuống cung và bản cung hợp lại với nhau thành lỗ đốt sống.
       Các lỗ của các đốt sống tạo thành ống sống.( chứa tuỷ sống, các rễ thần kinh  và mạch máu.
4. Lỗ liên hợp ( lỗ khuyết) :
     Thân đốt, cuống cung và mấu khớp tạo thành lỗ liên hợp, ( nơi  các rễ dây thần kinh đi từ trong ống sống ra ngoài ).
5. Hai mấu ngang:
     Là mấu xương từ giữa cuống cung đi ngang ra phía ngoài ( nơi tiếp giáp với xương sườn ) .
II. CÁC KHỚP CỦA CỘT SỐNG
    Các khớp đĩa đệm cùng với các khớp nhỏ  giúp cột sống vừa vững chắc , vừa  uyển chuyển.
 + Khớp đĩa đệm :
      Khớp đĩa đêm được tạo thành bởi mặt dưới của thân đốt sống trên với mặt trên đốt sống dưới ( liền với nó), có đĩa đệm ở giữa.Đây là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong các khớp của cột sống.
+Các khớp nhỏ :
    Ở cuống cung và mấu ngang có nhiều diện ổ khớp và chỏm ( mỏm, mấu) khớp, tạo thành các khớp nhỏ. Chúng  tiếp nối các đốt sống với nhau, với xương sườn, và với các  dây chằng.
  III. DÂY CHẰNG
      Dây chằng là mô sợi bền, đàn hồi, giữ chắc các đốt sống lại với nhau, và giúp cho cột sống có thể cử động uyển chuyển. Các dây chằng và các khớp hoạt dịch . Các  dây chằng  có liên quan đến bệnh lí thoái hóa cột sống, nhất là dây chằng dọc sau.
   +  Dây chằng dọc trước nằm ở phía trước thân đốt sống, :chạy dọc theo chiều dài cơ thể.
   + Dây chằng dọc sau : nằm phía sau thân đốt sống và  thành trước của ống sống.
   + Dây chằng vàng nằm ở thành sau của ống sống.
   + Các dây chằng nối giữa các mấu khớp  ở 2 bên cuống cung,  tạo thành các khớp hoạt dịch.
   + Dây chằng liên gai : nối giữ chặt  các gai sống với nhau
 IV. ĐĨA ĐỆM 
    Đĩa đệm gồm một bao xơ ở bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong.Đĩa đệm dính chắc vào thân đốt sống  và được giữ chắc hơn nhờ một hệ thống các dây chằng.
     Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống, có tính đàn hồi giúp cột sống vận đông và giảm bớt tác động lực làm hư hại cột sống.



     

Chi tiết về cấu trúc và chức năng của đĩa đệm

     Cột sống là toàn bộ các đốt xương sống. đĩa đệm, dây chằng cùng với các cấu trúc liên quan tạo thành cột trụ và khung xương. Cột sống có chức năng chung là giữ vững, nâng đỡ, bao bọc bảo vệ các cơ quan nội tạng cho cơ thể.
1Chức năng nâng đỡ, vận động  và bảo vệ nội tạng  
 Cột sống có hinh dạng và cấu trúc thích hợp với chức năng chịu tải
trọng của cơ thể, chịu các lực khi chạy nhảy, mang vác.
 + Dáng chữ S của cột sống có tác dụng  chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.
 + Đĩa đêm : nằm giữa các khớp thân đốt sống. Đĩa đệm có cấu trúc đặc biệt để đảm bảo chức năng phân tán lực. Đĩa đệm  đàn hồi, xẹp xuống , phồng lên mỗi khi cột sống vận động Khi lực tác động lên đĩa đệm,  đĩa đệm thoát nước ra ngoài để giảm bớt lực tác động lên cột sống. Khi hét  lực tác động,  nước lại quay trở vào đĩa đệm. Do chịu lực nhiều , nên đĩa đệm.ở đoạn đốt sống thắt lưng và cổ  dễ bi tổn thương, thoái hoá nhất.
 + Các khớp của cột sống : khớp lien đốt với đĩa đệm, các khớp hoạt dịch nhỏ đã tham gia giúp cột sống chịu lực và vận động uyển chuyển được
 + Dây chằng : là các dải mô liên kết. Các dây chằng có chứng năng  neo giằng  các đốt sống với nhau, giữ cho khớp cột sống chắc khoẻ hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.
 + Cơ : cơ lưng  bám vào cột sống làm cột sống vững chắc thêm và hỗ trợ các vận động cột sống. có hơn 400 cơ gân  nhỏ  cùng tham gia chức năng như dây chằng cột sống, làm vững chắc thêm cho cột sống..
 2. Chức năng riêng cho mỗi đoạn có khác nhau
      Mỗi đoạn cột sống có cấu trúc đôi phần khác nhau, để thích hợp với chức năng có tính riêng biêt  
    + Đoạn cột sống cổ :nâng đỡ đầu. Do mang trọng tải của đầu sọ mặt và sự chuyển động quay, nghiêng, nghiêng, cúi, ngửa với góc mở của khớp khá lớn.,nên các đốt sống cổ nơi đây dễ bị hư hại , đứng thứ nhì sau đoạn đốt sống thắt lưng.
    + Đoạn cột sống ngực : cùng với các xương sườn tạo thành khung  lồng ngực chứa đựng , che chở tim, phổi và trung thất. Cùng với xương bả vai, xương đòn, mang khớp vai làm chỗ dựa cho xương chi trên. Đoạn này ít bị chịu lực và vận động ít nhất nên hiếm khi bị thoái hoá .  
    + Cột sống thắt lưng cùng với các dây chằng  cơ  vùng lưng, bụng  che chở, nâng đỡ nội tạng trong bụng.  Đây là đoạn chịu trọng tải của cơ thể nhiều nhất , chịu lực bản lề  ( xoay, nghiêng, cúi, ngửa ), nên nơi đây hay bjhư hỏng,  thoái hoá và thoát vị đĩa đệm nhiều nhất.
     +  Cột sống cùng -  cụt nối với xương chậu, mang khớp háng, là chỗ dựa cho chi dưới 
3. Chức năng chứa tuỷ sống, rễ dây thần kinh và mạch máu   
    Ống sống chứa tủy sống, từ đó các dây thần kinh đi ra; sát cạnh cột sống là các hạch thần kinh. mạch máu qua trọng , nên thoái hóa cột sống sẽ dẫn đến hàng loạt  bệnh lý lien quan đến tuỷ sống, rễ dây thần kinh ngoại biên, thần kinh giao cảm và thiểu năng tuần hoàn não…
    

   










No comments:

Post a Comment