LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Wednesday, October 5, 2016

Giải phẫu cột sống và hệ thần kinh ngoại biên


Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương (TKTW), thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Tủy sống bắt đầu từ phía dưới thân não (từ dưới hành tủy), và kết thúc ở vùng thấp của lưng; đoạn cuối tủy sống nhỏ dần và tạo thành hình chóp nón và được gọi là chóp tủy.
Về mặt giải phẫu, tủy sống bắt đầu từ đỉnh của đốt sống cổ cao nhất (đốt sống cổ C1) cho đến đốt sống thắt lưng L1, đốt sống thắt lưng L1 là đốt sống thắt lưng cao nhất của cột sống thắt lưng, ngay dưới xương lồng ngực. Tủy sống dài khoảng 45 cm (18 inche) và có dạng hình trụ. Tủy sống đoạn cổ và thắt lưng phình to ra. Tại đỉnh của chóp tủy có một sợi xơ đi ra và kéo dài đến vùng chậu gọi là dây tận.
Tại vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy), có nhiều rễ thần kinh đi ra, được gọi là các rễ thần kinh chùm đuôi ngựa, tên gọi rễ thần kinh chùm đuôi ngựa được dịch từ tiếng latin “horse’s tail” (Các nhà giải phẫu đầu tiên đã nhận thấy rằng các rễ thần kinh này nhìn giống đuôi con ngựa).
Dịch não tủy (DNT) bao quanh tủy sống, dịch não tủy được chứa trong ba lớp màng bảo vệ được gọi là màng não (màng cứng, màng nhện và màng nuôi).
Tủy sống chạy dọc theo bên trong cột sống, cột sống gồm 33 xương khác nhau được gọi là xương đốt sống. Có năm đốt sống dính vào nhau tạo thành xương cùng (một phần của khung chậu) và bốn đốt sống nhỏ cuối cùng dính vào nhau tạo thành xương cụt (xương đuôi).
Cấu tạo Đĩa đệm - Tủy sống - Rễ thần kinh
Cột sống được chia làm bốn phần, không bao gồm xương cụt (xương đuôi):
  • Cột sống cổ (từ C1 đến C7, định vị tại vùng cổ)
  • Cột sống ngực (từ T1 đến T12, định vị tại vùng lưng cao hoặc ngực và liên kết với xương lồng ngực)
  • Cột sống thắt lưng (từ L1 đến L5, định vị tại vùng lưng thấp hay thắt lưng)
  • Cột sống cùng (từ S1 đến S5, định vị tại vùng chậu).
Giữa các thân đốt sống (ngoại trừ giữa đốt sống cổ C1 và C2) có các đĩa đệm, là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống. Đĩa đệm có hình bầu dục, với lớp vỏ ngoài (vòng xơ) dai, chắc bao quanh chất mềm được gọi là nhân đệm. Các đĩa đệm thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống. Các dây chằng liên lết các đốt sống cũng là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống.
Có 31 đôi dây (rễ) thần kinh tủy sống. Tám đôi dây thần kinh tủy cổ (được gọi từ rễ C1 đến C8), xuất phát từ tủy cổ ngang mức mỗi đốt sống cổ. Một nữa xuất phát từ bên phải tủy cổ và nữa còn lại xuất phát từ bên trái. Rễ thần kinh cổ đầu tiền (rễ C1) xuất phát từ tủy cổ và đi ra phía trên đốt sống cổ C1. Rễ thần kinh cổ thứ hai (rễ C2) xuất phát từ tủy cổ và đi ra giữa đốt sống cổ C1 và C2, và các rễ thần kinh cổ còn lại đi ra ngay trên đốt sống cổ tương ứng. Rễ thần kinh cổ C8 đi ra giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống ngực T1.
Có 12 đôi dây (rễ) thần kinh ngực (T1-T12). Rễ thần kinh T1 xuất phát từ tủy ngực và đi ra giữa đốt sống ngực T1 và T2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh thắt lưng (L1-L5). Rễ thần kinh L1 xuất phát từ tủy thắt lưng và đi ra giữa đốt sống thắt lưng L1 và L2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh cùng (S1-S5). Rễ thần kinh S1 đi ra giữa đốt sống cùng S1 và S2. Có một đôi dây thần kinh cụt (Co1) ở vị trí xương cụt.
Cột sống - Đốt sống - Đĩa đệm - Tủy sống
Nhờ vào hệ thần kinh ngoại biên (TKNB) , các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống đến một vị trí xác định trên cơ thể con người. Hệ thần kinh ngoại biên là một hệ thống phức tạp của các dây thần kinh và nhánh dây thần kinh được chia nhánh từ các rễ thần kinh tủy sống. Các dây thần kinh đi ra khỏi ống sống đến chi trên (tay, bàn tay và ngón tay), đi đến các cơ của thân mình, đi đến chi dưới (chân, bàn chân và ngón chân) và đi đến các cơ quan trong cơ thể.
Bất cứ bệnh lý hoặc tổn thương nào tác động chức năng của tủy sống ở một vị trí nào đó của tủy thì có thể dẫn đến hậu quả mất chức năng cảm giác và chức năng vận động của tủy sống ở phía dưới chỗ bị tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh lý hoặc tổn thương, sự mất chức năng này có thể vĩnh viễn.
Giải thích thuật ngữ
Phía trước – Định vị ở phía trước cơ thể.
Phía trước ngoài – Định vị ở phía trước và phía bên cơ thể.
Phía sau – Định vị ở phía sau cơ thể.
Phía trên – Định vị ở phía trên hoặc đầu trên của một người.
Đầu gần – Định vị ở ví trí gần cơ thể.
Đầu xa – Định vị ở ví trí xa cơ thể.
Phía bên – Định vị ở hai bên hoặc xa đường giữa của cơ thể.
Xoay – Chuyển động xoay của đốt sống này trên đốt sống khác khi bệnh bệnh quay người từ bên này qua bên kia.
Đốt sống – 33 đốt sống tạo nên cột sống, mỗi đốt có tên gọi là đốt sống. Các đốt sống được chia thành đốt sống cổ (cổ), đốt sống ngực (lưng cao), đốt sống thắt lưng (lưng thấp) và đốt sống cùng (khung chậu hoặc nền của cột sống).
Thân đốt sống – Phần thân của đốt sống.
Cung sống (bản sống) – Một cấu trúc cong và dẹt của thành phần sau của đốt sống, cấu trúc này tạo nên mái hoặc phần sau của ống sống.
Cuống sống – Phần xương mỗi bên của thành phần sau của đốt sống, kết nốt cung sống với thân đốt sống.
Mặt khớp khớp liên mấu – Một khớp được cấu tạo bởi thành phần sau của một đốt sống nối với mặt khớp của một đốt sống kế cận; khớp liên mấu cho phép cột sống di động được. Mỗi một đốt sống có mặt khớp liên mấu trên bên phải và trên bên trái và mặt khớp liên mấu dưới bên phải và dưới bên trái.
Đĩa đệm (khoảng liên đốt sống) – Cấu tạo như cái túi chắc dai và đàn hồi, nằm giữa các đốt sống ở cột sống; thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống.
Vòng xơ – Là vòng ngoài cùng của đĩa đệm bao quanh nhân đệm, được cấu tạo bởi các sợi xơ.
Lỗi liên hợp – Là khoảng mở giữa các đốt sống, qua đó các rễ thần kinh đi ra ngoài.
Ống sống – Là cấu trúc ống được bao quanh xương cột sống, để bảo vệ tủy sống và rễ thần kinh.
Dây chằng – Mô liên kết xơ, liên kết hai xương lại với nhau tại các khớp hoặc liên kết các đốt sống của cột sống.
Tủy sống – Là phần đứng dọc của mô thần kinh, được bao phủ xung quanh bởi ống sống. Tủy sống không những thực hiện chức năng dần truyền thần kinh đến và đi từ não, mà còn là trung tâm hoạt động phản xạ độc lập của não bộ.
Chóp tủy – Phần cuối cùng của tủy và có hình chóp nón.
Dây thần kinh – Mô thần kinh, dẫn truyền các xung động điện (tín hiệu thần kinh) từ não và tủy sống đến tất các các phần của cơ thể; cũng như dẫn truyền các tín hiệu/thông tin cảm giác từ cơ thể đến hệ thần kinh trung ương.
Rễ thần kinh – Phần đầu tiên của dây thần kinh tủy sống, bắt nguồn từ tủy sống.
Chùm đuôi ngựa – Tập hợp các dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy và nhìn giống đuôi con ngựa.
Cột sống – Là cột gồm các xương đốt sống, kéo dài từ nền sọ đến xương đuôi. Nó bao gồm 33 xương, được gọi là xương đốt sống, cũng như là xương cột sống.
Cột sống cổ – Phần cột sống nằm ở vùng cổ, bao gồm bảy đốt sống đầu tiên.
Cột sống ngực – Phần cột sống gắn với lồng ngực; nằm giữa vùng cổ và thắt lưng, bao gồm 12 đốt sống.
Cột sống thắt lưng – Phần thấp của lưng hay thắt lưng; bao gồm năm đốt sống, nằm giữa khung xương sườn và khung chậu.
Xương cùng – Một phần của khung chậu, ngay phía trên xương cụt (xương đuôi) và phía dưới cột sống thắt lưng (phần lưng thấp).
Xương cụt – Còn được biết đến với tên gọi xương đuôi, đây là một cấu trúc xương của xương cột sống phía dưới xương cùng.
Gai xương – Sự phát triển quá mức của xương, hay gặp ở các đầu xương.

Thoái hóa đốt sống – Thoái hóa xương đốt sống của cột sống, thường gặp nhất ở mặt khớp của đốt sống.
Thoái hóa đĩa đệm – Tổn thương của đĩa đệm. Đĩa đệm ở cột sống có thể phải chịu tải nhiều trong một thời gian dài. Thoái hóa đĩa đệm có thể hoặc không là nguyên nhân của đau.
Thoát vị đĩa đệm – Là tình trạng bệnh lý mà ở đó nhân đệm lồi ra ngoài hoặc vỡ ra ngoài, đi ra khỏi vị trí bình thường của nó; mảnh thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép vào rễ thần kinh cạnh nó và/hoặc chèn ép vào tủy sống.
Hẹp ống sống – Hẹp bất thường cấu trúc ống được tạo bởi các đốt sống, dẫn đến hậu quả là chèn ép tủy sống, chèn ép bao màng cứng, hoặc chèn ép các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống.
Trượt đốt sống – Sự di chuyển ra trước hoặc trượt của đốt sống này trên đốt sống khác.
Vẹo cột sống – Đường cong cột sống di lệch bất thường sang bên.
Viêm đốt sống – Phản ứng viêm xảy ra tại đốt sống.
Viêm khớp – Phản ứng viêm xay ra ở khớp, thường kèm theo sưng, đau và hạn chế vận động.
Viêm màng nhện – Phản ứng viêm xảy ra ở màng nhện (lớp ở giữa trong ba lớp bảo vệ dịch não tủy, còn được gọi là màng não); hay gặp nhất ở tủy sống và chùm đuôi ngựa.












No comments:

Post a Comment