Thiền định không chỉ giúp thay đổi
cuộc sống bạn tốt hơn, thiền còn thay đổi những người mà bạn tiếp xúc.
Bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc thiền định là khoảng thời gian tốt nhất của
bạn.
Năng lượng sinh học là một thuật ngữ được hiện đại hóa . Tiền khái niệm
về nguồn năng lượng này được đề cập từ cách nay hàng ngàn năm trong văn
minh cổ đại Ấn Độ, văn minh Ai Cập, Văn hóa Trung Hoa, Phật pháp gốc...
Theo dòng thời gian và tiến bộ khoa học, cái dân dã gọi nôm na là Khí ấy
mang các tên Trường sinh học, Plasma sinh học, Ethe sinh học, Nhân
điện, Năng lượng vũ trụ,v.v. Các tổ chức, trường phái khác nhau gọi tên
Khí khác nhau, cũng khác nhau về cách thức thu - tụ - điều - xả khí,
cách trị bệnh với các điểm thu, phát, xả, đường dẫn khí khác nhau: huyệt
đạo, cửa hút, luân xa...
Chung quy, luân (quay) xa (xe) tên gọi cổ
nhất, cũng là nay nhất được dùng nhiều, trong các môn phái. NLSH, tức
Khí , một loại vật chất dạng sóng hạt siêu mảnh, siêu nhẹ, xuyên vật
cản, hiện hữu trong từng tế bào, mỗi khoang gian bào. Một số thuyết cho
Khí trong cơ thể cấu trúc theo tầng lớp mang chức năng chung như vinh
khí, vệ khí, cụ thể như can khí, thận khí... Nhờ tính thông tin của khí,
người tập, thầy chữa dùng quán tưởng đề điều khí: cơ thể yếu thì bổ
sung khí, mất cân bằng sinh bệnh thì điều chỉnh..v..v.
Bẩm sinh khí
trạng mỗi cơ thể khác nhau tùy cơ địa. Số ít người tự bật ra khả năng
ngoại cảm, hiện tượng thần đồng, năng khiếu đặc biệt. Số khác do đột
biến tai nạn, ốm đau, khả năng tiềm ẩn bật ra. Số nữa, các sư sãi, thầy
tu...0 ngồi thiền, tĩnh tâm lâu ngày, có thể khai mở huệ nhãn. Số đại
trà nhờ tập luyện lâu dài có thể đạt công nâng cao gọi là thực khí. Theo
thuyết khí công, luyện đến thanh, hư khí thì có thể đạt quyền năng mang
yếu tố tâm linh. Có nhiều cuộc thực nghiệm ở Mỹ, Trung Quốc, Nga về
NLSH.
Vào những năm 1980 thầy thuốc nhà tâm lý học A. Kaspirôvxki từng
chữa bệnh qua truyền hình, đã khẳng định: ông chỉ mở khóa, bấm nút để
bệnh nhân tự khai thác bản năng sinh tồn trong cơ thể mình để trị bệnh.
Chúng tôi có cách nói khác với người học: trong người các quý vị đã có
sẵn bác sĩ, dược sĩ, kho thuốc.
Đi tập, được chữa bằng các môn pháp
dưỡng sinh, sẽ rất nhanh hiệu quả nếu các vị tin mình, tin thầy, tin
phương pháp, công phu tập luyện kết hợp với ăn uống hợp lý, lối sống
lành mạnh, hòa hợp trong cộng đồng, gắng làm việc hữu ích.
Trong tập
luyện cần kết hợp các phương pháp vận động về cơ bắp, trí não, nội tạng,
rất không nên chỉ ngồi thiền, lại đọc nhiều sách báo về thần bí tâm
linh, nhất là giới nữ dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”.
Trên thực tế, hiện có nhiều loại hình tập luyện, rất nhiều cơ sở
tập luyện chữa bệnh của các môn phái được lập ra ở nhiều nơi, các thầy
bà rởm xuất hiện ngày càng đông, phi pháp và nguy hiểm.
Thiền giúp tăng cường chất xám – hiệu quả chỉ trong 8 tuần
Thực hành các kỹ thuật thiền định đơn giản như tập
trung vào hơi thở của bạn sẽ giúp xây dựng chất xám dày đặc hơn trong
các bộ phận của não có liên quan đến học tập và trí nhớ, kiểm soát cảm
xúc và lòng từ bi.
Nhà thần kinh học TS. Sara Lazar
của Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: "Nếu bạn sử dụng một phần đặc biệt
của não, nó sẽ phát triển bởi vì bạn đang sử dụng nó. Nó thực sự là tập
thể dục tinh thần”.
Trong một nghiên cứu do tiến sĩ
Lazar và các đồng nghiệp của cô thực hiện, 16 tình nguyện viên đã quét
não của họ trước và sau 8 tuần thực hiện thiền định.
Chánh
niệm là một hình thức ngày càng phổ biến của thiền định mà mục đích là
để tập trung suy nghĩ về cảm giác thể chất của cơ thể và tách mình ra
khỏi "cuộc trò chuyện của trí tuệ".
Các tình nguyện
viên hàng tuần đã tập thở, yoga nhẹ nhàng và tập trung suy nghĩ của
mình về một phần của cơ thể tại một thời điểm. Họ cũng được hỏi để thực
hành cho khoảng nửa giờ mỗi ngày.
Quét MRI đã được
thực hiện trước và sau khi họ thực hiện trong suốt 8 tuần và so sánh với
các tình nguyện viên đã không được thực hiện một phần trong quá trình
thiền định.
Sau 8 tuần, những người thực hiện khóa
học có chất xám dày hơn trong một số bộ phận của não. Chúng bao gồm vùng
hippocampus trái, một cấu trúc hình móng ngựa nhỏ trong não trung ương
tham gia vào bộ nhớ, học tập và các quy định về cảm xúc.
Các
bộ phận khác cũng được “tăng cường” là vỏ não vùng đai - lại quan trọng
đối với trí nhớ và cảm xúc; nơi tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái
dương, liên quan tới sự chú ý tới việc định hướng kích thích từ bên
ngoài.; và tiểu não, giúp phối hợp chuyển động.
Những người không thực hiện thiền định không có sự thay đổi cấu trúc não như vậy.
Tiến
sĩ Lazar cho biết, hoạt động thần kinh kích thích các tế bào thần kinh
tạo nên chất xám để tạo thành kết nối dày đặc hơn với nhau.
Mấy lời khuyên cho người bắt đầu thiền định
Tư thế ngồi thoải mái
Ngồi
khoanh chân trên thảm hoặc đệm theo tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Tốt nhất bạn không nên chọn các loại thảm hoặc đệm mềm hay bằng lông,
vì nó sẽ khó giữ được cân bằng cho cơ thể. Hãy thử lựa chọn thảm tập
yoga hoặc tận dụng ga trải giường của bạn. Nếu ngồi bắt chéo chân khiến
bạn gặp khó khăn bạn có thể ngồi lên ghế và giữ cho sống lưng thật
thẳng.
Chọn quần áo phù hợp
Mặc
quần áo bó sát sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tập trung trong
quá trình thiền định. Hãy chọn quần áo thoải mái bằng chất liệu bông
hoặc tơ tằm và tránh xa các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp.
Chuẩn bị một chiếc vòng tràng hạt
Ở
Việt Nam bạn rất khó kiểm được hạt giống của cây Rudraksha (dùng làm
vòng tràng hạt) như ở Ấn Độ. Do đó, bạn hãy chọn cho mình một chiếc vòng
tràng hạt với 108 hạt phù hợp nhất cho mình. Bởi đối với một người tu
thiền, vòng tràng hạt là một sự hỗ trợ tuyệt vời và sẽ giúp bạn tập
trung và tăng nhận biết.
Tìm thầy dạy tâm linh
Việc
tìm thầy dạy tâm linh rất quan trọng, đây chính là người sẽ hướng dẫn
bạn và giúp bạn thiền đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.
2 phút Thiền mỗi ngày có thể thay đổi cuộc đời
Trong bài đăng mới đây trên trang blog Zen Habits
(Những thói quen Thiền) của mình, Leo Babauta - đã nhấn mạnh làm sao mà 2
phút thiền có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bận rộn của chúng ta.
Theo
đó, để có thể tĩnh tâm trong vòng 2 phút, bạn không phải đọc kinh kì
lạ, không phải sử dụng đến phép màu cũng không phải thực hiện những tư
thế vất vả. Điều mấu chốt chỉ là kỹ thuật hít thở và năng lực kiểm soát
tâm trí.
Khi bạn nghĩ về nó, 2 phút không phải
nhiều. Ngay cả những người bận rộn nhất cũng có thể sắp xếp công việc và
dành ra 2 phút thiền.
Để thực hiện phương pháp của Babauta, bạn cũng hoàn toàn không cần phải là thành viên hằng tháng của phòng tập thể dục hay yoga.
Cách thực hiện Thiền rất đơn giản
Cách
thực hiện rất đơn giản: dành 2 phút trong những ngày bận rộn của bạn,
ngồi và cảm nhận hơi thở của mình. Giữ các ngón tay nhẹ nhàng và tập
trung vào hơi thở ra vào cơ thể bạn. Khi tâm trí bạn nghĩ vẩn vơ, ghi
nhớ lại điều đó, và nhẹ nhàng trở lại trạng thái cũ và tập trung vào hơi
thở.
Và sự kỳ diệu Thiền
Điều
đó có vẻ đơn giản. Và thực tế bạn sẽ không đạt được hiệu ứng kỳ diệu
nào cả, Bạn sẽ không nhập Niết bàn, bạn sẽ không bỗng nhiên điềm tĩnh cả
ngày dài.
Nhưng bạn có thể cảm thấy mình có chút
gì đó điềm tĩnh hơn. Bạn sẽ tạo ra cho mình một khoảng nhỏ mà không bị
phân tâm trong cả một “biển” chi phối (Facebook). Bạn sẽ học cách chú ý
đến những suy nghĩ ngẫu nhiên kéo sự tập trung của bạn, thôi thúc bạn
kiểm tra điều gì đó.
Đó là một khởi đầu ngạc nhiên
và nếu bạn thực hiện 2 phút ngày mai, và những ngày sau nữa... một lúc
nào đó bất ngờ bạn sẽ có một ít các kỹ năng mới. Bạn có thể tạo ra
khoảng không giữa suy nghĩ và sự thúc giục, phản ứng của bạn. Bạn có thể
chữa thói quen trì hoãn của mình.
Và hay nhất là nó chỉ tốn 2 phút/ ngày. Và bạn luôn có nhiều hơn 2 phút đó!.
Khi thiền não hoạt động như thế nào?
Một nghiên cứu mới sau tại Na Uy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Có
rất nhiều phương pháp thiền định: chánh niệm, câu thần chú, và thiền.
Tuy nhiên, theo TS. Svend Davanger- nhà thần kinh học tại Đại học Oslo
(Na Uy), tất cả các kỹ thuật được sử dụng khi thiền có thể được chia vào
một trong hai nhóm là: thiền định và thiền định tập trung có
Nondirective.
Các nhà khoa học cho biết, thiền giống như một kỹ
thuật chỉ tập trung vào hơi thở hoặc một suy nghĩ nhất định và đẩy lùi
những suy nghĩ khác.
Thiền Nondirective được mô tả là một phương
pháp tập trung vào hơi thở hoặc một âm thanh khi thiền định. Tâm trí
được thả lỏng và có thể đi lang thang tới mọi nơi. Nhóm nghiên cứu cho
biết, một số phương pháp thiền hiện đại có xu hướng rơi vào loại này.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Frontiers in Human Neuroscience,
các nhà nghiên cứu đánh giá 14 người tham gia đã có nhiều kinh nghiệm
trong thiền định Acem - một kỹ thuật thuộc thiền Nondirective.
Tất
cả những người tham gia sẽ được chụp cộng hưởng từ (MRI) trong khi họ
đang nghỉ ngơi và khi họ thực hành kỹ thuật thiền định Nondirective và
kỹ thuật tập trung.
Kết quả cho thấy rằng, khi tham gia thực hành
thiền định Nondirective, não hoạt động nhiều hơn tới những suy nghĩ về
cảm xúc so với khi họ đang nghỉ ngơi. Nhưng khi đối tượng thực hành
thiền tập trung, hoạt động não của họ gần giống như khi họ đang nghỉ
ngơi.
Một loạt nghiên cứu khác trước đây đã cho thấy, thiền không
chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn có thể cải thiện trí nhớ, căng thẳng
và chất lượng giấc ngủ ở những bệnh nhân ung thư.
9 cách để Thiền mọi lúc mọi nơi
1. Thiền khi đi lại
Khi
tinh thần bạn đang mộng mị, thử tập trung và hết sức chú ý. Đặt bản
thân vào tình cảnh là một trong hàng trăm người đang đi trên tàu hoặc
trên đường cao tốc hoặc trên đường phố, là một người nào đó đang sống và
làm việc. Hiểu được vạn vật là cách tuyệt vời để bắt đầu hoặc kết thúc
một ngày của bạn.
2. Thiền khi luyện tập thể thao
Khi
tập các bài thể dục cho tim mạch, nghĩ đến việc hai chân thì di chuyển,
tim thì đập thình thình. Khi nâng tạ, tập trung vào các múi cơ cũng như
dòng máu đang chảy trong bắp thịt cũng là cách.
3. Thiền khi làm việc
Hy
vọng bạn dành mỗi ngày để làm công việc bạn thích. Hoặc không, công
việc của bạn có thể là một phần thiết yếu của công ty có thể giúp đỡ mọi
người, dù là bằng những cách đơn giản nhất. Đây là cách điều chỉnh hay
để bạn tập trung làm những việc tốt nhất mình có thể.
4. Thiền trên bầu trời
Bạn
không cần nhìn về phía bầu trời để thiền. Hãy tập trung vào hình ảnh
những đám mây xốp nhẹ muôn hình vạn trạng trên bầu trời, chúng có thể
giúp bạn tỉnh táo, thư thái tinh thần. Tập tưởng tượng về những khoảnh
khắc thăng hoa bắt đầu từ tuổi thanh xuân của bạn. Bằng cách này, khi
bạn gợi nhớ bầu trời, bạn cũng gợi nhớ những kí ức tươi đẹp.
5. Thiền trên một điểm cố định
Quan
sát điều này bạn giống như đang mơ mộng, nhưng nếu bạn tập trung vào
một điểm trên tường, trên bàn hoặc trên sàn nhà, thả lỏng toàn bộ cơ
thể, những việc này chính là thiền. Khi bạn thấy đầu óc đang mông lung,
tập trung nhìn vào một điểm. Thì đó chính là bạn và chỉ điều đó mà thôi.
6. Thiền trong tâm hồn
Đây
là một kĩ thuật cao cấp hơn. Nhắm mắt và nghĩ về mọi thứ, nhưng đừng để
lẫn những suy nghĩ với nhau. Giả vờ tâm hồn bạn là một cuộn phim và bạn
đang xem nó. Bất cứ khi nào bạn thấy bản thân mình rơi vào đó, nhấn tạm
dừng, xóa đi hình ảnh liên quan đến bản thân mình trước khi bạn nhấn
nút xem.
7. Thiền trong hơi thở
Ngồi
thẳng, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Luôn mở mắt nếu không bạn
dễ mất tập trung, thỉnh thoảng liếc nhìn và tập trung vào một điểm.
Sau 3 lượt thở, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về cơ thể cũng như cuộc sống của
bạn.
8. Thiền trong yên lặng
Ở
những nơi yên tĩnh rất dễ để suy nghĩ về cơ thể và nhận thức của bạn.
Nhưng thậm chí ở những nơi rộng hơn bạn cũng có thể tìm thấy sự tĩnh
lặng. Cô lập mỗi thành phần của tiếng ồn rồi tách nó ra khỏi những tiếng
ồn quanh bạn. Điều này cho phép bạn nhìn được mỗi phần trong toàn bộ.
9. Thiền về thời gian
Trong
khi thiền, suy nghĩ xem những thiền định này sẽ kéo dài bao lâu, rồi
nhận thấy rằng khoảng thời gian ba mươi giây hoặc ba mươi phút bạn dành
để tĩnh tâm chỉ là một phần nhỏ trong đời bạn có thể được tái diễn lại
hàng trăm ngàn lần trước khi chết, và sẽ lặp đi lặp lại vô tận cho đến
khi vũ trụ ngừng chuyển động. Giai đoạn này của thiền định là một phần
nhỏ trong cuộc đời bạn và trong tiểu sử của bạn.
NHÂN ĐIỆN LÀ GÌ?
Thông
thường mà hiểu, thì hai chữ Nhân Điện dùng để nói về điện lực trong bản
thể con người (human energy), có khi còn được gọi là Năng Lượng (prana
energy), hay Linh Thể Lực (etheric energy). Nếu hiểu theo ý nghĩa như
trên thì chữ dùng cho đúng phải là Nhân Điện.
Khoảng
chừng nhiều triệu năm về trước, khi nhân loại chưa bị lệ thuộc nhiều
vào lực từ trường của trái đất, thân xác con người được cấu tạo bởi loại
tế bào nhẹ nên kinh mạch họ rất thông thương, thân thể họ rất tráng
kiện. Nhờ vậy mà họ có được một năng lực nhân điện rất dồi dào, giúp họ
sống lâu tùy ý và đạt được nhiều huyền năng.
Từ
từ thân xác con người trở nên nặng trược hơn vì tham danh, lợi, tình,
quyền lực và ích kỷ chi phối nhiều nên dần dần con người cũng mất đi các
khả năng huyền vi, thiên môn trên đầu bị đóng nên phần Hồn không thể ra
vào được như trước nữa, con người càng ngày càng trở nên tăm tối hơn.
Muốn
có trở lại các khả năng như xưa, con người phải tu hành nhiều kiếp để
khai thông trở lại các huyệt đạo trong bản thể, mở lại cánh cửa ra vào
thế giới Tâm linh. Huyệt đạo thì lớn có, nhỏ có, và nếu một người được
khai thông 7 đại huyệt chính và 36 đại huyệt phụ quan trọng trong bản
thể thì người đó sẽ có một quyền năng đặc biệt và một sự thanh nhẹ vô
biên.
Ngày
nay, người ta gọi các hiện tượng sóng năng lượng (energy) ra vào nơi vị
trí các đại huyệt ấy là Luân Xa, Tây phương dùng nguyên chữ Sanskrit
gọi là Chakras. Trong bài này, chúng tôi chỉ nói và đề cập đến 7 Luân xa
chính mà thôi.
1. Nhân Điện với ý nghĩa là: Cội Nguồn.
Theo
tư tưởng Đông phương thì vạn vật đồng nhất lý; cái lý ấy là cái lý Thái
Cực, cái lý của Âm Dương. Từ con người cho đến thú vật, côn trùng, kim
thạch và thảo mộc đều được cấu tạo bởi một nguyên tố giống nhau gọi là
Thái Cực gồm: điện Âm và điện Dương. Tây phương cũng đã tìm gần đến nơi
qua thuyết ion và có thể thấy được sự chuyển động của Âm Dương qua luồng
điện.
Chính
nhờ sự chuyển động này mà vạn vật đều có sự sống. Con người, thú vật và
côn trùng thì có luồng điện linh động, mạnh. Kim khí, vì ít linh động
hơn, cần một lực mạnh (như máy điện hay pin) chạy qua thì nó mới dẫn
điện, tỏa nhiệt và phóng quang. Thảo mộc thì khi còn xanh là lúc luồng
điện hiện diện, khi khô héo là trạng thái mất điện. Đất là loại không
linh động và có luồng điện quá thấp, nền văn minh nhân loại chưa đo được
sự rung động hay chấn động lực của loại này; nhưng tất cả dù mạnh hay
yếu đều có một năng lượng riêng mà chúng ta có thể gọi là “Điện Động”.
Khi vật chất của vạn lý hủy hoại thì luồng điện động mất đi nhưng không
hẳn là mất đi thật sự mà nó chỉ chuyển thể sang luồng Điện Tĩnh. Con
người và thú vật vì khá linh động nên khi mất đi chúng ta có khi thấy
được luồng điện tĩnh còn được gọi là phần Hồn.
Tóm
lại, dù điện động hay điện tĩnh thì cũng là nguồn gốc của sự vật, nên
chúng ta có thể nói Điện là cái Nhân lúc nào cũng hiện hữu và đem lại sự
sống cho muôn loài vạn vật.
2. Nhân Điện với ý nghĩa là Lòng Nhân từ, là Tình Thương.
Nếu ta đem chiết tự ra hai chữ: Nhân Điện, viết theo chữ Nho thì :
-
Gồm bên trái là chữ nhân được viết dựng đứng lên để tượng trưng cho
con người chuyển mình đứng dậy. Sát cạnh chữ nhân, bên phải, là chữ Nhị
có nghĩa là hai, hai gạch đó có thể tượng trưng cho Âm và Dương. Thành
ra chữ Nhân với nghĩa là Lòng Từ, là Tình Thương có chứa đựng trong đó
cái nguyên lý của Trời Đất tức Âm Dương vậy.
-
Gồm bên phải chữ Điện được viết như một đường dây nối 7 gạch ngang từ
trên cao xuống. Dựa vào đó chúng ta có thể nói người xưa đã hiểu biết
được là nếu 7 Đại Huyệt dọc theo xương sống ta được khai mở rộng (gạch
ngang) thì chúng ta có thể thu hút được luồng điện từ trên cao xuống nối
với luồng điện trái đất. Và như thế thì nguồn gốc của Điện là sự hòa
lẫn của Dương điện từ bên trên xuống với Âm điện ở trái đất.
Vậy sau khi chiết tự hai chữ Nhân Điện ra như trên, chúng ta có thể đọc được ý nghĩa của Người Xưa để lại cho nhân gian là :
+
Khi con người chuyển mình đứng dậy tự cách mạng bản thân, học cái Lý
của Trời Đất (Thái Cực, Âm Dương) thì sẽ hưởng được hay câu thông được
với cái Luồng Điển lúc ban đầu, từ trên đưa xuống, và cái Lý Bên Trên
đem xuống là Tâm Điển, là Nhân Từ, là Tình Thương Đại Đồng vậy ”.
Tóm lại, qua những ý nghĩa là :
- Luồng nhân điện nơi con người
- Cái gốc của vạn vật
- Tình thương của Trời Đất
Chúng
ta thấy hội tụ được một điểm mà danh từ bên khoa học gọi là Điện
(electric), danh từ bên tu học gọi là Điển hay Linh Thể Nhiệm Mầu
(etheric body), Siêu-Giác, và cũng là Hào Quang (Aura). Nó có cái tính
chất Trường Sinh Bất Diệt của nó. Nếu trường sinh mà chưa phải là bất tử
thì đó là sức sống của con người; nhưng nếu trường sinh mà có nghĩa là
bất tử thì chỉ có Điện tức Điển Quang của Vũ Trụ, nguồn Năng Lượng Vô
Tận, đi ra là Âm Dương, đi về lại Thái Cực, không bao giờ biến mất được;
mà con người và vũ trụ đồng nhất lý thì chắc chắn là Ngành Khoa Học mới
và tương lai được gọi là Trường Sinh Học Nhân Điện phải được phát triển
nhờ nhân thân tức: con người.
3. Nhân Điện và Nhân thân
Mặc
dù được gọi bằng nhiều ngôn từ khác nhau như: Nhân Điện hay Khí Công,
Nội Lực, Khí Lực... thì tựu trung có thể nói đây là một loại Năng Lượng
được cấu tạo bởi Thiên Tâm lực và Nhân Tâm Lực mà có. Năng lượng này có
cái yếu tố huyền bí mà bất cứ loại năng lượng nào dưới thế gian này cũng
không thể so sánh được. Đó là yếu tố “Tình Thương”, một tình thương vô
biên, tình thương vô điều kiện, vô vụ lợi, như Đấng Sáng Tạo thương muôn
loài vạn vật. Một khi được khai mở luân xa mà tâm chưa được cởi mở,
lòng Từ Bi Bác Ái chưa phát triển nhiều, thì cũng không ích lợi cho đời
lắm. Mặc dù có thu hút được năng lượng mạnh cỡ nào đi nữa mà sinh tâm
hướng hạ thì năng lượng này cũng sẽ giảm đi, chưa nói đến mất hẳn khả
năng thu hút năng lượng nếu hành động sai quấy hoặc thậm chí, chỉ thu
được Trược khí.
Theo suy luận trên, thì Nhân Điện là Điện hay Năng Lượng phát xuất từ Nhân Từ hay Lòng Từ hay Tình Thương.
PHƯƠNG PHÁP NHÂN ĐIỆN
(Founder : Thầy Tiến Sĩ Lương Minh Đáng)
-
Trước đây, khi chưa được mở LX 100% ngay, học viên sau khi hoàn tất
cấp 1 sẽ được khai mở 6 Luân xa (xem hình vị trí các Luân xa) 30% và
được hướng dẫn thiền định, tịnh tâm hít thở nhằm mục đích và thu hút
năng lượng vũ trụ qua các Luân Xa đã được khai thông. Ở cấp này, học
viên tập làm quen để tìm hiểu về cách sử dụng năng lượng vũ trụ trong
vấn đề trị bệnh trong phạm vi gia đình (chồng hay vợ và một đứa con dưới
12 tuổi), vì năng lượng thu hút vào rất ít.
-
Ở cấp 2, học viên sẽ được khai mở 6 Luân xa 60%. Vì khả năng thu nhận
năng lượng vũ trụ được dồi dào hơn, nên học viên có thể truyền năng
lượng tối đa 20 người mỗi ngày, mỗi người một lần/ngày bất cứ bệnh gì
trừ 4 bệnh sau : AIDS, Ung thư máu, Siêu vi trùng và Bệnh Thần Kinh. Ở
cấp này, học viên có cơ hội thực tập mở rộng thêm Lòng Nhân Từ và sự
hiểu biết về tác dụng của Nhân Điện tại vị trí các luân xa qua công
trình chữa trị cho các bệnh nhân.
-
Ở cấp 3, học viên sẽ được khai mở 6 Luân xa 100% và khả năng trị bệnh
không còn bị giới hạn nữa về số người cũng như về bệnh trạng, kể cả các
bệnh trong lãnh vực huyền bí như Thư ếm, Bùa Ngải,v.v…Ngoài ra, môn sinh
còn được hướng dẫn phương pháp lọc máu.
Vì
đã có dịp mở Tâm Từ Bi ở cấp 1 và 2, nay học viên được thêm cơ hội mở
rộng Tâm ấy bằng cách dùng Năng lượng vô tận của Vũ trụ để giúp đỡ mọi
người trong cơn đau yếu, có lại được sức khỏe bình thường.
-
Ở những cấp sau đó như cấp 4, cấp 5 và cấp 6, học viên được hướng dẫn
sử dụng Luân xa 6 nhiều hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực trị bệnh ở gần
cũng như đằng xa, và trong một vài lĩnh vực khác. Học viên được học sâu
vào triết lý tâm linh.
Để
có thể ứng dụng năng lượng vũ trụ một cách hữu hiệu trong vấn đề trị
bệnh cho cá nhân mình, cho người thân hay cho tha nhân, chúng ta cần tìm
hiểu nguồn gốc của bệnh trạng, hãy tự hỏi: “Bệnh từ đâu mà sinh, và làm
sao để phòng ngừa bệnh tật?”
Theo
nhận định của Thiền sư - Tiến sĩ Lê ngọc San, đã phát biểu trên tạp chí
Bông Sen như sau : “ Để hiểu Linh Thể là gì, ta cần biết về cấu tạo của
thể Phách. Thể Phách gồm có hai phần : Cơ thể và Linh thể. Cơ thể là
phần gồm tất cả những cái hữu hình như xương, tim, phổi, gân,cơ bắp,
thịt, da,..v.v…
Linh
thể là phần vô hình, qua nó sinh lực chuyển vận từ ngoài vũ trụ vào hỗ
trợ và nuôi cơ thể. Trong trường hợp bình thường, khi con người mạnh
khỏe, linh thể thu hút, chuyển vận sinh lực năng ngoài vũ trụ, qua các
huyệt điện (luân xa), vào cơ thể một cách điều hòa. Khi một hay nhiều
huyệt bị tắc nghẽn, sự chuyển vận cũa sinh lực năng bị chặn lại, sức đề
kháng của cơ thể sẽ giảm sút, vi trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ
thể dễ dàng hơn, và bệnh tật cũng phát tác và phát triển mạnh hơn…” Linh
thể” mà Thiền sư Lê ngọc San nói đến chính là Năng Lượng Vũ Trụ.
Cách Thiền theo phương pháp Dhyanna
Muốn
đánh thức khả năng tiềm ẩn trong cơ thể, con người phải có phương pháp
tập luyện để biến đổi cơ thể vật chất và cơ thể năng lượng (Hào quang)
tương thích với nhau ở mức cao. Việc mở Luân xa và Thiền đạt trạng thái
vô thức là hai điều kiện cần và đủ để thu năng lượng vũ trụ tạo ra năng
lượng sinh học mạnh. Chính vì vậy, sau khi được mở Luân xa, muốn thu
được năng lượng vũ trụ một cách thường xuyên, học viên phải luyện tập
bằng phương pháp Thiền (Dhyanna).
Thiền (Dhyanna) là một kỹ thuật tu luyện nhằm đưa cơ thể sống của con người hòa nhập với trạng thái tự nhiên huyền diệu của trật tự vũ trụ. Thiền là một hiện tượng năng lượng, là sự quan sát bên trong để con người khai thông trí tuệ và khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình.
I. TƯ THẾ THIỀN
Có rất nhiều tư thế Thiền. Ở chương trình này, chúng ta chỉ thực hành 7 tư thế sau, trong đó tư thế ngồi Hoa Sen là tốt nhất:
1. Ngồi hoa sen
2. Ngồi một nửa hoa sen
3. Ngồi xếp bằng
4. Ngồi trên ghế
5. Đứng
6. Quỳ
7. Nằm
Thiền (Dhyanna) là một kỹ thuật tu luyện nhằm đưa cơ thể sống của con người hòa nhập với trạng thái tự nhiên huyền diệu của trật tự vũ trụ. Thiền là một hiện tượng năng lượng, là sự quan sát bên trong để con người khai thông trí tuệ và khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình.
I. TƯ THẾ THIỀN
Có rất nhiều tư thế Thiền. Ở chương trình này, chúng ta chỉ thực hành 7 tư thế sau, trong đó tư thế ngồi Hoa Sen là tốt nhất:
1. Ngồi hoa sen
2. Ngồi một nửa hoa sen
3. Ngồi xếp bằng
4. Ngồi trên ghế
5. Đứng
6. Quỳ
7. Nằm
Tư thế ngồi hoa sen
Vị trí, chức năng các trung tâm năng lượng trong cơ thể con người
Hệ
thống Luân xa là những trung tâm đặc biệt trên cơ thể con người. Khi
được mở, cơ thể thu nhận được nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ. Trong
kinh Vedas (cách đây khoảng 6000 năm) đề cập đến 7 Luân xa. Khí công
Trung Hoa nói đến các đại huyệt. Ai Cập cổ đại có hình Luân xa trên
tường của Kim Tự Tháp.
Bảy luân xa theo kinh Vedas (Ấn Độ)
Trong hình minh hoạ trên, mỗi Luân xa được tượng trưng bằng một đoá hoa sen, có số cánh khác nhau:
L1 – Bốn cánh; L2 – Sáu cánh; L3 – Mười cánh; L4 – Mười hai cánh
L5 – Mười sáu cánh; L6 – Hai cánh; L7 – Một nghìn cánh.
- Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị: các bệnh thần kinh, phối hợp với các Luân xa khác chữa trị hầu hết các bệnh.
- Luân xa 6: Liên quan đến vỏ não, tuyến Yên, tuyến Tùng. Chủ trị: thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
- Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy)
- Luân xa 4: Chữa trị về tim và Cholesteron
- Luân xa 3: Điều hoà năng lượng cơ thể. Chữa trị tiêu hoá, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
- Luân xa 2: Chữa trị hệ thống sinh dục, bài tiết
- Luân xa 1: Tiềm lực nguồn vũ trụ
Nhìn
chung, các nền văn minh cổ đại đều nhìn nhận hệ thống Luân xa là các
điểm đặc biệt, có thể được mở bằng nhiều con đường, trong đó có luyện
tập. Với mục đích sử dụng khác nhau thì số lượng Luân xa là khác nhau.
Theo
quan điểm hiện nay, khuôn mẫu năng lượng sinh học bao quanh cơ thể sống
con người (còn gọi là Hào Quang) không ngừng vận động và tạo ra các
điểm hút. Quan sát thực tiễn, các nhà khoa học còn nhận thấy khuôn mẫu
năng lượng sinh học tồn tại dưới dạng sóng vật chất. Giao thoa của 21
sóng năng lượng tạo ra đại huyệt là các Luân xa chính. Giao thoa của 14
sóng năng lượng tạo ra trung huyệt là các Luân xa phụ. Giao thoa của 7
sóng năng lượng tạo ra các huyệt châm cứu. Vị trí các Luân xa chính (Đại
huyệt) là các đám rối thần kinh, các vùng phản chiếu nội tạng.
Như vậy, Luân xa là cửa ngõ để giao tiếp, trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường.
Trên
cơ thể con người có hàng nghìn huyệt, phân bố trên các đường kinh,
mạch, lạc…trong đó quan trọng nhất làc Mạch Nhâm và Mạch Đốc. Hai mạch
này chứa các đại huyệt, là kênh năng lượng chính liên quan tới các cơ
phận cơ bản của cơ thể.
Mạch
Đốc (Đốc: chỉ huy) là nơi hợp lưu của các đường kinh Dương, chủ trì tất
cả những kinh Dương, bắt đầu từ huyệt Trường Cường (mỏm xương cụt),
chạy dọc cột sống, lên đỉnh đầu, qua giữa trán, tới mũi, xuống tới môi
trên, kết thúc tại huyệt Ngân Giao (dưới Nhân Trung) tại chân răng cửa
hàm trên. Mạch Đốc thu năng lượng Dương (Sinh khí hay khí Tiên thiên-
Năng lượng vũ trụ). Chiều vận hành đi xuống.
Mạch
Nhâm (Nhâm: đảm nhiệm, trách nhiệm). Là nơi hợp lưu toàn bộ các kinh
Âm. Mạch Nhâm đảm nhiêm đối với tất cả các đường kinh Âm, bắt đầu từ
huyệt Hội Âm (giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn) chạy dọc đường
giữa bụng, qua rốn, qua ngực, lên cổ họng và hàm dưới, lượn vòng quanh
môi, kết thúc tại huyệt Thừa Tương ở giữa cằm. Mạch Nhâm trao đổi năng
lượng Âm (Địa khí, năng lượng của trái đất). Chiều vận hành đi từ dưới
lên.
Mạch Nhâm và Mạch Đốc được nối với nhau khi nâng lưỡi lên vòm miệng trên tại chân răng cửa.
Trong
chương trình cấp I, chỉ tiến hành mở các Luân xa mạch Đốc với mục đích
tăng cường sinh khí cho cơ thể (Năng lượng Dương), bởi theo y học Phương
Đông cơ thể con người thường là thừa Âm, thiếu Dương (Chính vì vậy con
người thường hay bị mắc bệnh).
Như
đã trình bày, các trung tâm năng lượng trên hai mạch Nhâm-Đốc đóng vai
trò quan trọng trong cơ thể con người. Cơ thể con người được cấu tạo một
cách hoàn thiện, hoạt động theo một chu kỳ sinh học chặt chẽ và tuân
theo các quy luật đặc biệt của tự nhiên. Các nhà khoa học đã khẳng định:
“Bộ não của con người được cấu tạo tinh vi nhất trong vũ trụ” và đó
cũng là thành quả vĩ đại nhất của Tạo Hóa.
Mạch
Đốc là nơi thu nhận các sinh khí (Năng lượng Dương) từ trong không
gian, từ trong vũ trụ tưới vào cơ thể. Có 6 trung tâm liên quan tới các
cơ phận cơ bản trong cơ thể (Còn gọi là Luân Xa) sẽ được mở trong cấp
học này.
Luân Xa 6: Nằm ở giữa trán, tại huyệt Thiên Mục ( Không thuộc Mạch Đốc nên gọi là huyệt kỳ), liên quan tới hoạt động của vỏ não, tuyến Tùng, tuyến Yên và hoạt động của chân tay. Đây là trung tâm trí tuệ của con người, là con mắt thứ ba hay giác quan thứ sáu, thể hiện khả năng về thần giao cách cảm, linh cảm…và cũng là nơi để phân biệt con người với các loài động vật khác. Đưa năng lượng vào Luân xa 6 có thể điều chỉnh các bệnh tâm thần, thần kinh, mất trí nhớ …
Luân Xa 7: Nằm trên đỉnh đầu tại huyệt Bách Hội, phụ trách thần kinh trung ương, kiểm soát hoạt động của bán cầu đại não, cuống não, tiểu não và tủy sống. Đây là trung tâm điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể, chủ trị các bệnh cấp cứu, thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh của cơ thể… Khai thông LX 7 tăng sinh lực cho con người.
Luân xa 5: Nằm trên cột sống ngang vai, tại huyệt Đại Chùy, dưới đốt sống cổ 7. Luân xa 5 chủ trị về hô hấp, có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan tới mũi, họng, cuống phổi, phổi, hen suyễn, các bệnh về da và có tác dụng để cắt cơn sốt.
Luân xa 4: Nằm trên cột sống ngang tim, tại huyệt Thần Đạo. Phụ trách hệ thống tuần hoàn, chủ trị các bệnh về tim, mạch máu, huyết áp… Đây là trung tâm thể hiện lòng nhân từ, yêu thương của con người với đồng loại và cũng là nơi để phân biệt con người với các loài động vật khác. Vì vậy Luân xa 4 còn gọi là Luân xa Trái Tim, Luân xa Buddha hay Luân xa Thánh Linh.
Luân xa 3: Nằm trên cột sống ngang thắt lưng tại huyệt Mệnh Môn, chủ trị về tiêu hóa, liên quan tới hoạt động của gan, mật, dạ dày, lá lách, ruột non, ruột già, thận…. Đây là trung tâm điều hòa năng lượng trong cơ thể (Trung tâm Thái Dương).
Luân xa 2: Nằm tại huyệt Trường Cường, cuối đốt xương cụt. Chủ trị về sinh lý, sinh dục và bài tiết.
3. Những điều cần chú ý với Luân xa cao cấp Các Luân xa cao cấp mạch Đốc khi được mở 100% giống như một ngôi nhà, các cửa chính, cửa phụ đều đã được tháo bỏ hết các cánh che chắn. Gió, bụi, ánh sáng, … tự do lùa vào trong các căn phòng. Ngôi nhà đã hoàn toàn đổi khác! Từ nay trở đi không ai đặt tay mở Luân xa cho mình nữa.
Khi
được mở Luân xa cao cấp, học viên có khả năng phát và thu thông tin ở
ngoài tầm cảm nhận bình thường bằng Luân xa 6. Để đạt được điều đó đòi
hỏi chúng ta phải tập luyện đều đặn để có năng lượng sinh học đủ mạnh và
tạo được sóng năng lượng.
Có
Luân xa cao cấp, không thiền Luân xa cũng không bị đóng lại. Tuy nhiên
cần Thiền để đẩy xả các ô trược từ ngoài lọt vào cơ thể, tránh đau đớn.
Hiện tượng đó xảy ra là do đường vào to trong khi lối ra nhỏ. Do đó cần
tích cực xả trược.
Người
mở Luân xa cao cấp khi có bệnh phải cẩn trọng khi dùng thuốc vì càng
nhiều trược. Liều dùng thường là tăng lên so với khi chưa mở Luân xa cao
cấp mà tác dụng không nhiều bởi như đã biết “thuốc không chữa bệnh,
thuốc giúp cá thể tự chữa bệnh”. Đây là một kinh nghiệm được rút ra qua
nhiều thời gian huấn luyện. Phải kiên trì, tích cực tập luyện Thiền thì
bệnh dứt khoát khỏi (trừ gãy xương, thủng dạ dày, huyết áp hoặc tim mạch
cấp tính, …).
Luân
xa cao cấp giúp ta vươn tới giá trị tâm linh nhiều hơn thể xác, đánh
thức khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, chuẩn bị cho những bước tiếp
theo đầy thử thách. Nhưng nếu ai vượt qua sẽ trở nên thông thái, khoẻ
mạnh, giàu lòng bác ái, giàu lòng yêu thương đồng loại, giúp đời được
nhiều hơn.
Luân
xa 1 là nơi giao nhau của hai mạch Nhâm – Đốc, vị trí tại huyệt Hội âm,
giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Luân xa 1 còn gọi là Hoả
xà (Kundalini), Con rắn lửa hay Tiềm lực nguồn vũ trụ.
Việc
Luân xa 1 hoạt động không có sự điều tiết, khống chế dễ gây ra hậu quả
xấu. Đó là hiện tượng tẩu hoả nhập ma của một số người do bị căng thẳng
quá độ, tập Khí công, Zen Nhật không đúng bài bản, tự tụng kinh gõ mõ
hoặc chủ động khai mở sớm Luân xa 1 dẫn tới bán cầu não bị tổn thương.
Hình ảnh bị lưu lại trên vùng nhìn thấy làm người bệnh hoang tưởng, nói
nhiều, tâm thần, …
Dấu
hiệu Luân xa 1 hoạt động là: luồng lạch như con trạch chấu bò ngoằn
ngoèo lên cột sống hoặc hơi nóng phà ra, có dấu hiệu như kim châm từ
trong ra ở vùng Hội Âm.
Để
tránh tình trạng siêu nhân thành phế nhân cần phải khống chế Luân xa 1.
Tức là, khi thấy Luân xa 1 nóng, có dấu hiệu hoạt động hoặc khi trám
Luân xa 1 giúp người khác cần tiến hành như sau:
1. Phát lệnh đưa năng lượng màu tím vào Luân xa 7
2. Hoá năng lượng tím thành vàng óng, phủ toàn bộ TIM
3. Đưa nguồn năng lượng từ TIM đến Luân xa 2 và ra 10 đầu ngón chân
Thao
tác này tự làm cho mình hoặc cho người bệnh. Thời gian có thể kéo dài
từ 2 – 3 tháng, thậm chí với người tẩu hoả nhập ma có thể lâu hơn.
Có 4 con đường dẫn đến mở Luân xa:
1. Bẩm sinh tự mở
2. Bị tai nạn hoặc bị bệnh nặng lâu ngày, khi khỏi Luân xa tự mở
3. Tập luyện công phu bí truyền lâu năm như : Yoga, Khí công, Nội công, Zen (Nhật Bản)…
4. Mở chủ động bằng phương pháp của Tiến sĩ Đasira Narađa
1. Không duy trì Thiền mỗi ngày từ 30 phút trở lên.
2. Sau khi uống bia rượu chưa được 4 giờ đồng hồ đã tập
3. Khi có năng lượng mạnh, tỏ ra kiêu ngạo, tự xưng mình là đấng nọ đấng kia: “Ta là Phật, là Bồ Tát, là Thánh …”
4. Để cho người có trình độ Luân xa thấp hơn đặt tay phát xung vào Luân xa của mình.
5. Có lòng tham về vật chất hay kinh tế khi điều chỉnh cho người bệnh.
Tìm hiểu sự thật về Linh Hồn
No comments:
Post a Comment