LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 11, 2016

XỬ TRÍ, ĐỐI PHÓ, ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ


XỬ TRÍ, ĐỐI PHÓ, ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ
Tg: Ly. Tạ Minh

ĐỘT QUỴ VÀ XỬ TRÍ.
            Nghĩa đen của ĐỘT QUỴ là quỵ xuống một cách đột ngột. Người ta có thể quỵ xuống đột ngột khi tinh thần khủng hoảng, khi tuột đường huyết, hoặc khi có một biến cố của hệ tim mạch.
Đột quỵ có khá nhiều nguyên nhân xa hay gần, nhưng nếu có liên quan đến hệ tuần hoàn (còn gọi là hệ tim mạch) tỷ lệ để lại di chứng rất cao. Vì vậy, muốn phòng ngừa việc đột quỵ chúng ta cần giữ cho hệ tim mạch luôn luôn khỏe mạnh. Ngoài trường hợp bẩm sinh, giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh là một việc không khó; sống luôn đúng phép dưỡng sinh nhưng cần kiên trì và chặc chẽ hàng ngày, cái này mới khó…...
            Kiên trì tập thể dục (không cần chơi thể thao), điều độ trong mọi sinh hoạt ăn uống, làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn, thiền định càng tốt. Thời gian gần đây,”dân chơi” người VN mình lạm dụng từ thư giãn để chỉ sự vui chơi; trong khi bản chất vui chơi là một kiểu hoạt động khác của thể xác hoặc tinh thần, còn thư giãn bản chất là thả lỏng toàn thân từ tinh thần đến thể xác. Lưu ý điểm này kẻo hiểu lầm tai hại…..! Như nghe nhạc sau khi làm việc mệt mỏi thực ra là một kiểu bắt cơ thể hoạt động khác đi để tránh nhàm chán gây căng thẳng, nhưng tai và não vẫn hoạt động để cảm thụ và phân tích âm thanh. Thư giãn đúng nghĩa chỉ có thể là Thiền Định hoặc ngủ.Thiền có cấp độ thư giãn cao hơn ngủ, vì trong khi ngủ bạn có thể nằm mơ, cũng là một dạng hoạt động khác của não. Còn khi Thiền đúng mực, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cho nên khi Thiền sâu, không ngủ vẫn tỉnh táo.
Khi hệ tim mạch đã biến đổi xấu đi thì việc tái lập sự khỏe mạnh của chúng lại khó hơn, cần kiên trì và chặc chẽ hơn nữa.
            Khó, vì các biến đổi xấu đi của tim mạch gồm hệ quả của các cơ quan khác và cả của chính nó. Nó có thể biến đổi theo nguyên lý, cơ chế của Tây y lẫn Đông y.            Kiên trì vì các biến đổi của tim mạch là một quá trình trục trặc tâm sinh lý dài lâu mới thành hệ quả. Cần có thời gian để đẩy lùi các trục trặc đó.
Chặc chẽ vì sau khi đã bị biến đổi, chúng rất dễ phát triển thêm mà lại khó bị đẩy lui. Mà trong cuộc sống ngày càng phức tạp như hiện nay chúng ta dễ bị lơ đãng, hoặc rơi vào một tình thế khó giữ vững nề nếp của mình.
            Thêm một điểm khó nữa là cần giữ vững tâm lý của mình trong suốt cuộc hành trình đẩy lui bệnh hệ tim mạch hay các bệnh khác: sự thanh thản, an nhiên tự tại. Chữa bệnh nhưng vẫn phải giữ tinh thần thoải mái không lo sợ buồn phiền gì cả, chỉ thuần túy là thực hiện các hoạt động cải thiện sức khỏe mà thôi. Nói cách khác là giữ cho Tâm (tinh thần) khỏe mạnh dù thân đang bệnh. Muốn vậy, không gì bằng THIỀN ĐỊNH. Hãy tập thiền định khi còn đang khỏe mạnh, phơi phới sức sống. Thiền định rất tốt, tuy không phòng chống được mọi bệnh tật nhưng nó giúp chúng ta vượt qua mọi sự một cách tương đối dễ dàng kể cả bệnh tật hay các tai nạn khác của kiếp người.            Vì vậy, mà các bạn thấy trong tài liệu của tôi, khi nói đến bệnh hệ tim mạch tôi luôn nhắc nhở việc dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bởi vì một BS kể cả BS nội khoa tuy cũng hiểu biết về tim mạch nhưng kiến thức và kinh nghiệm về tim mạch không đầy đủ và sâu sắc như BS chuyên khoa TM.            Đôi lời chân tình, mong các bạn lưu tâm.            Với kiến thức không hoàn chỉnh (vì tôi không phải là BS chuyên khoa tim mạch), với kinh nghiệm chưa đầy dặn (vì tuổi đời còn kém nhiều bậc lão y), với lãnh vực hạn hẹp là chỉ chuyên về dùng huyệt (trong đó, phần nhiều là thuộc Diện Chẩn), tôi viết bài này chỉ nhằm nêu lên, đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ trong lãnh vực tim mạch và đột quỵ đã gặp và đã xử trí mà thôi.


ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘT QUỴ.
            Như đã nêu trên, đột quỵ chỉ là hiện tượng giống nhau của nhiều bản chất khác nhau. Do đó, việc can thiệp cấp cứu đột quỵ không đơn giản như một số bài viết xuất hiện trên internet. Nếu khi đó mà bạn đo được huyết áp và phân biệt được HA âm chứng hay HA dương chứng thì việc cấp cứu tại chổ mới có tỷ lệ thành công cao, bằng không sẽ dễ gây tai hại thêm khi nhầm lẫn thủ pháp khiến tình hình nguy ngập thêm, nếu may mắn không hại thêm thì lại làm chậm lại cơ may cấp cứu cho BN tại BV……mà trường hợp này, nhanh chậm vài giây có ý nghĩa lớn và vô cùng quý giá.
Cho nên tốt nhất là đưa ngay BN đến bệnh viện gần nhất.
            Trong khi trên đường đến BV bạn có thể tạm thời can thiệp như sau:            Đo HA theo cách của tôi đã hướng dẫn để biết BN có đang bị cơn cao HA hay không, và là HA dương hay âm chứng.            Nếu HA bình thường hoặc thấp, chỉ cần bấm 19 cho BN tỉnh dậy. Xem thêm bài ngất xỉu trong tài liệu của tôi.            Nếu HA cao dương chứng: Uống thuốc hạ huyết áp nếu có. Day bộ Giáng ở mặt, có thể kết hợp với thủ pháp chích nặn máu ở Thập Tuyên (đầu 10 ngón tay, ngón chân). Nếu không thành công ngay thì day Bổ Âm Huyết ở mặt và không làm gì thêm.            Nếu HA cao âm chứng. Uống thuốc hạ huyết áp nếu có, hơ bộ Thăng ở bàn chân, có dầu càng tốt.            Nếu chỉ biết HA bệnh nhân cao mà không biết được tình trạng HA là âm hay dương chứng thì thuốc hạ huyết áp là cần thiết mà không làm gì thêm……..và cũng như nếu không biết tình trạng HA của BN thì không can thiệp gì cả, chờ để BV can thiệp là tốt nhất.


ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ.
            Đột quỵ luôn có liên quan đến bệnh lý của hệ tim mạch. Vì thế muốn không đột quỵ ta cần có một hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhưng nếu lỡ mang bệnh thuộc hệ tim mạch thì làm sao đây?
Hãy chọn bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị cho mình, luôn tuân thủ quy trình điều trị và theo dõi của bác sĩ…….. Và sinh hoạt sống theo đúng PHÉP DƯỠNG SINH của Đông Y.

      1.      Theo Tây y:
                  Uống thuốc đúng giờ, đúng liều, luôn có ít nhất một viên thuốc cấp cứu huyết áp trong túi, kể cả đang ở trong nhà. Vì có nhiều trường hợp HA đột biến, BN cảm nhận được, đi lấy thuốc cất trong tủ mà vẫn không uống kịp. Luôn đo huyết áp mỗi ngày 3 lần: sáng lúc mới thức giấc còn trên giường, trưa sau khi ăn xong, tối trước khi ngủ. Ghi chép vào sổ riêng và đưa BS xem mỗi lần tái khám. Việc này rất có lợi cho bạn vì BS sẽ nhận định rõ ràng hơn tình hình biến động HA của mình và dễ dàng điều chỉnh thuốc hợp lý và ít tốn kém nhất cho mình. Nếu muốn kết hợp với thảo dược Bắc-Nam thì nên cẩn thận từng bước và ngưng ngay khi thấy tiến triển xấu đi.

      2.      Theo Đông y:
            Luôn giữ cho tinh thần thoải mái an vui và thanh thản, tránh các xúc động bất cứ kiểu gì từ buồn lo, giận dữ kể cả vui mừng (việc này cần sự hợp tác chặc chẽ của các thành viên trong gia đình).            Giữ cho nhiệt độ cơ thể bình ổn, không để cơ thể chịu đựng nóng hay lạnh (tốt nhất là không cảm thấy nóng hay mát quá), do đó nên mặc quần áo tùy thời tiết hoàn cảnh cụ thể, luôn luôn chú ý cảm giác ấm mát của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Không để mắc mưa, tốt nhất là không đi trong mưa dù có áo mưa. Đi ra khỏi nhà nên cầm theo một chiếc áo gió dù trời đang nóng để dùng khi cần thiết vì thời nay nhiều nơi để máy điều hòa hơi lạnh.            Không ăn uống chất có nồng độ cao như quá chua, quá cay, quá mặn, tránh các chất kích thích như thuốc lá bia rượu…..v.v….kết hợp với các chỉ định về ăn uống của Tây y khi có các bệnh khác kèm theo HA. Vì HA là một bệnh do Tây Y khám phá ra nên họ có nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm hơn. Riêng tôi thấy rằng HA dương chứng cần kiêng rượu, có thể dùng bia chút ít cho vui. Nếu HA âm chứng thì lại nên kiêng bia và có thể dùng chút ít rượu cho vui khi có dịp.             Tập thói quen tốt là trước khi có một hành động gì đó kể cả việc ăn uống là nghĩ ngay đến việc này, chất này có gây ảnh hưởng xấu đến bệnh của mình không?              Học và tập Thiền Định, tuy nhiên không nên cưởng bức cơ thể khi cảm thấy mỏi mệt căng thẳng khi tập Thiền. Khi cảm thấy chớm căng thẳng hay mỏi mệt là xả thiền ngay. Tập Thiền ngay khi chưa có bệnh, càng sớm càng tốt trong cuộc đời mình.            Không nói đến các điều cao siêu theo tôn giáo, bản chất của Thiền căn bản là cho não nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mỏi mệt, tập cho não thực hiện được thao tác hoạt động và ngưng nghỉ khi cần theo ý muốn của mình; dần dần làm chủ được các cảm xúc bản thân. Vì thế, tư thế ngồi không bắt buộc bán già hay kiết già (tư thế hoa sen) gì cả mà có thể ngồi trên ghế, chỉ cần lưng thẳng, cổ thẳng. Nhìn về phía trước cách vị trí ngồi chừng 1 đến 1,5 mét là được. Thở  bình thường. Chọn không gian yên tỉnh.            Khi thiền, dừng mọi hoạt động của não bộ như suy nghĩ, hồi tưởng, mơ ước…… Không nhớ đến điều gì hay người nào cảnh nào. Ví dụ như hể nhớ đến ai việc gì thì vất bỏ quên ngay bằng cách chú ý đến hơi thở đang vào hay đang ra, đếm từ 1 đến 10. Cụ thể vào 1 ra 1, vào 2 ra 2…..cho đến 10 rồi trở lại 1. Vì hơi thở dài hơn tiếng đếm nên bạn có thể đếm “vào 1…1…1” cho đến khi hết thở vào, rồi đếm “ra 1…1…1” cho đến khi thôi thở ra. Biện pháp này nhằm chuyển sự tập trung của sự chú ý vào việc thở vào ra và đếm mà quên đi người hay việc bỗng nhớ đến. Thời gian đầu không làm được vì chỉ cần 1 hay 2 lần thở là lại nhớ ngay đến việc vừa rồi hoặc việc khác. Hãy bình tỉnh và kiên nhẫn, rồi “thời gian quên” sẽ dài ra hơn. Khi theo dõi và đếm số lần hơi thở vào ra được 10 - 20 lần của 10 hơi thở mà không bị phân tâm (nhớ việc hay người hay cảnh). Nên nâng cao một bước nữa là không đếm mà chỉ theo dõi hơi thở vào và ra mà thôi. Như chỉ niệm “vào…vào…vào”……rồi “ra…ra…ra”. Cứ thế, cho đến khi chừng 3 phút mà không nghĩ gì cả là bắt đầu đạt. Đến đây bạn có thể không cần niệm vào và ra mà chỉ ngưng ý nghĩ để theo dỏi hơi thở. Khi thuần thục đến giai đoạn này bạn không cần chú ý gì vào hơi thở nữa mà chỉ ngưng không suy nghĩ. Phát triển khả năng này càng kéo dài càng tốt. Tuy nhiên khi thấy cơ thể mỏi mệt căng thẳng thì xã thiền ngay, đứng lên, đi đi lại lại cho thư giãn. Lần sau tập tiếp. Khi thiền với tư thế ngồi ghế thoải mái thì xã thiền chỉ là đứng lên đi lại một lúc là được. Khi ngồi thiền bán hay kiết già, bạn cũng chỉ cần nằm ngữa ra, đưa 2 chân lên cao một lúc cho máu đen trở về bụng và tim, rồi đạp xe đạp trong tư thế nằm ngữa đó vài chục vòng, rồi tự xoay cổ chân vài chục vòng……Chỉ vậy là đủ.            Khi ngồi yên được chừng 30 phút mà tâm không tán loạn (suy nghĩ lung tung) là trình độ thiền của bạn khá tốt. Hãy duy trì và phát triển cao hơn nữa.            Tiến bộ đến giai doạn này, bạn có thể tập thiền bất cứ lúc nào rãnh rỗi. Có thể đang làm việc hay học tập mỏi mệt bạn ngưng vài phút để thiền tại chổ, không bận tâm đến xung quanh. Nếu được như vậy bạn sẽ thấy sự mỏi mệt của não bộ tan biến nhanh chóng. Khả năng làm việc của não phục hồi khá lên hẵn.
            Cho đến khi bạn điều khiển được não bộ: cho phép nó suy nghĩ hay bắt nó ngưng suy nghĩ như ý muốn chỉ trong vòng từ 1 đến 3 hơi thở là đạt.
            Thiền còn có nhiều mức độ khác cao hơn khó hơn nhưng ở bài này như vậy là đủ để bảo vệ não bộ và góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn rồi.




 Đột quỵ não điều trị và dự phòng

Đột quỵ não hoặc cơn tai biến mạch máu não do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.
Đột quỵ não là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. 80% các rối loạn thần kinh trong một bệnh viện đa khoa là do bệnh mạch máu não, tai biến chủ yếu của bệnh mạch máu não là đột quỵ não
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị đột quỵ châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”.
Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Dự báo tới năm 2025 ở Mỹ sẽ có khoảng 18,7% dân số mắc đột quỵ (Gorelick, 2002).
Đột quỵ não có hai thể chính
- Đột quỵ thiếu máu não: là dạng phổ biến của đột quỵ, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp vữa xơ động mạch.
- Đột quỵ chảy máu não: ít phổ biến hơn, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Các dấu hiệu báo động đột quỵ não (một hoặc các dấu hiệu)
- Đột ngột tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.
- Nói hoặc lĩnh hội khó khăn.
- Đột nhiên nhìn mờ, giảm, hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt
- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác
- Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Các yếu tố nguy cơ
Tuy đột quỵ não là một bệnh nặng nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm những yếu tố nguy cơ không thế tác động được như tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được. Chúng ta điều trị dự phòng đột quỵ não hiệu quả khi chúng ta điều trị các yếu tố nguy cơ trong nhóm tác động được. Các yếu tố này bao gồm:
-Tăng huyết áp động mạch:ở tất cả các khu vực đã được nghiên cứu trên thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ
-Đái tháo đường:đây là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ.
-Các bệnh tim:Rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, canxi hóa vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu não. Trong các yếu tố trên, rung nhĩ là nguy cơ quan trọng nhất và là yếu tố có thể điều trị dự phòng được.
-Tăng lipid máu:Tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch và nguy cơ này sẽ được giảm một cách có ý nghĩa khi đưa lipid máu trở về bình thường.
-Hút thuốc lá:Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ nhất là đối với đột quỵ nhồi máu não. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu, gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.
-Nghiện rượu:Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều là các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ nhất là đối với đột quỵ não
-Tai biến thiếu máu não thoảng qua và đột quỵ cũ: Thiếu máu não thoảng qua phải được chẩn đoán và điều trị tốt để dự phòng đột quỵ thiếu máu não thực sự. Thiếu máu não thoảng qua càng xuất hiện nhiều lần khả năng xuất hiện đột quỵ càng lớn.
Béo phì:Một số nghiên cứu của Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì, riêng nó cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ.
Hẹp động mạch cảnh:Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng.
Các yếu tố nguy cơ khác
Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt
Bao gồm chế độ ăn không hợp lý dẫn đến bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường; lười vận động, stress, các cơn nghiện cấp tính.
Các yếu tố đông máu: Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có vai trò trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.
Homocysteine:Đây là sản phẩm chuyển hoá của axit amin methyonin liên quan tới vitamin B6, vitamin B12 và axit folic. Các nghiên cứu gần đây đã nhận thấy tăng hemocysteine và các sản phẩm chuyển hoá của methyonin với tăng nguy cơ của đột quỵ. Như vậy khi các nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ không tìm thấy cần tìm yếu tố hemocysteine. Điều trị vitamin B6, B12 và axit Folic làm giảm hemocysteine do nó methyl hoá chất này thành methyonin.
Sử dụng thuốc phiện và các dẫn chất của nó
Tất cả những lạm dụng thuốc có chứa cocain, heroin, amphetamin, LSD, đều làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ. Tai biến này có thể xảy ra ngay sau lần dùng đầu tiên do ngộ độc cấp hoặc xảy ra do ngộ độc mãn.
Dự phòng
Bệnh đột quỵ não có thể điều trị dự phòng được khi chúng ta thay đổi lối sống tĩnh tại ít vận động bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi (HDL – C), giảm cholesterol có hại (LDL – C), do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau:
-         Kiểm soát huyết áp
-         Có ý thức với mạch không đều (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân xảy ra đột quỵ khác nữa.
-         Không hút thuốc
-         Kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường
-         Ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp
-         Hạn chế uống rượu
-         Tập luyện thường xuyên
-         Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn
-         Không ăn quá mặn
-         Nếu dùng thuốc tránh thai, cần thông báo với bác sĩ để theo dõi.
Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế và khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh.
Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình. Trên thế giới hiện nay đã thấy được tầm quan trọng của xử trí sớm đúng phác đồ đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn phế của các bệnh nhân đột quỵ. Việc ra đời các đơn vị đột quỵ não, các trung tâm đột quỵ não đã đáp ứng được yêu cầu cấp cứu đột quỵ não có chất lượng và hiệu quả cao.

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NGÀY NAY
Điều trị đột quỵ phải đạt được mục đích” Tránh tàn phế mà không gây tử vong”.
Điều trị tổng hợp
Điều chỉnh huyết áp( HA) cao
- Như đã biết, vấn đề tuần hoàn máu là quan trọng đầu tiên, ở vùng này, mạch máu giãn tối đa do cơ chế bảo vệ tự động (thành mạch mất chức năng do thiếu ôxy, nhiễm toan). Bởi vậy, chỉ số bơm máu lên não phụ thuộc vào HA động mạch. Nếu HA bị hạ đột ngột hoặc bị hạ nhiều sẽ gây giảm áp lực bơm máu vùng tranh tối – tranh sáng, gây chết tế bào vĩnh viễn. Do vậy, huyết áp nên giữ ở mức cao hợp lý.
Điều chỉnh HA thấp:
Tìm và giải quyết nguyên nhân gây huyết áp thấp (thuốc, khối lượng thải ra, suy thất trái, bệnh thần kinh…)
- Cần ngừng, giảm các thuốc có thể là nguyên nhân gây hạ HA
- Điều trị suy thất trái, thiếu máu
- Loại bỏ lợi niệu và alpha – betablocker
- Loại bỏ sự mất nước…
- Bù đủ khối lượng dịch, máu căn cứ theo các xét nghiệm
Chống phù não
Phù não xuất hiện 3 giờ sau khi tắc mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm:
- Kê đầu giường cao 25 – 30 độ
- Hạn chế kích thích
- Hạn chế dịch truyền
- Tăng thông khí, PCO2 đạt 25 – 35 mmHg (ngay lập tức)
- Phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu
- Thuốc:
+ Manitol 20%, dùng1g/kg, tĩnh mạch trong 5-30 phút, nhắc lại: 0,25 -0,5g/kg mỗi 2 – 6 h (dùng ngay sau 30 phút)
+ Glyxerol 40%, 0,25 – 1g/kg, mỗi 4 – 6h, dùng sau khởi phát 8 – 12h, dùng toàn bộ 24 – 48 h.
+ Lợi tiểu (furosemid) có thể cho với các tác nhân tăng thẩm thấu nhất là suy tim.
Khuyến cáo, không dùng glucoza dưới bất cứ hình thức nào trong đột quỵ.
Duy trì đường máu hợp lý: Các tác giả khuyên nên giữ glucoza máu ở mức < 160 – 180 mg% hoặc 5,5 – 8 mmol/lít.
Lưu thông đường thở: Ở các bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2 -3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược.
Giảm thân nhiệt :Sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hoá các nơron, tăng sức chịu đựng của nơron với sự giảm ôxy tới 20 – 30%. Nên giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 – 26 oC.
Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng Nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (Chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não)
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (anti platelet agents)
Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch (tiêu biểu là aspirin). Là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch. Nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chẩy máu và không có hiệu quả trên fibrinogen hoặc độ nhớt máu.
Liều dùng – Aspirin, 100 mg/24 giờ (châu Âu)
325 mg ở Bắc Mỹ
500- 1500 mg ở Nam Mỹ
- Ticlopidin, 200 mg, an toàn hơn aspirin, hiệu quả tương tự aspirin, nhưng đắt tiền, thịnh hành ở Nam Mỹ, vẫn có nguy cơ chảy máu và có tác dụng lên fibrinogen khoảng 10%.
- Clopidogrel (Plavix, 75mg/24h) đỡ tác dụng kích thích đường tiêu hoá hơn aspirin.
- Aspirin + Dipyridamol (100mg + 200mg), có hiệu quả tương tự clopidogrel, tác dụng gấp đôi aspirin, ít tác dụng phụ hơn aspirin.
Điều trị chống đông (anticoagulant)
Mục đích làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giầu fibrin trong đột quỵ cấp tính, không có hiệu quả trên fibrinogen và độ nhớt máu. Tiêu biểu có các loại sau:
¨     Heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp (điều trị giai đoạn cấp, bán cấp).
¨     Warfarin, coumadin, lovenox, điều trị dự phòng, tiêm dưới da.
Điều trị tiêu cục huyết (thrombolitic)
Làm giảm fibrinogen do khi đưa vào tĩnh mạch sẽ biến đổi plasminogen thành plasmin, plasmin có khả năng thuỷ phân fibrin, fibrinogen và các protein đông huyết tương khác làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 6 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy phòng tai biến chảy máu ồ ạt. Tiêu biểu có các loại sau:
¨     rtPA( tissue plasminogen activator), thuốc này thịnh hành ở Mỹ.
¨     Streptokinaza, urokinaza, dùng từ 3 – 6 giờ sau khởi phát đột quỵ
¨     Ancrod: Chiết xuất từ nọc độc của loài rắn ở Mã lai, có tác dụng giáng hoá fibrinogen, giảm độ quánh của máu và tăng lưu lượng dòng máu tuần hoàn.
Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh (Neuro protection)
Các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát.
¨     Các yếu tố tăng dinh dưỡng thần kinh:
Do tác động kích thích mọc sợi trục, sợi gai nơron thần kinh. Cerebrolysin được coi là điều trị “bổ sung “ lý tưởng cho bệnh nhân đột quỵ.
¨     Tác động lên vi tuần hoàn của mô bị thiếu máu, từ đó tác động chuyển hoá, tác động hướng thần kinh, dẫn truyền thần kinh. Tuỳ từng loại mà tác động này hoặc khác trội lên. Tiêu biểu có các loại sau:
+ Hoạt chất Ginkgobiloba (tanakan và các chế phẩm)
+ Bufflomedilchlohydrat (fonzilane)
+ Almitrine – raubasine (duxil), piracetam, stugeron, cavinton.
¨     Tác dụng lên chất trung gian tổng hợp chuyển hoá acetylcholin và photpholipid (chất cấu tạo chính lên tế bào thần kinh và dẫn truyền xung động thần kinh) như Citicolin
Các kỹ thuật điều trị đột quỵ – dự phòng đột quỵ
-         Kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da
-         Giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch
-         Nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp
-         Điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại
-         Kỹ thuật khai thông động mạch
-         Kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật
-         Kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị
Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của đột quỵ não, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.



CÁC THỂ ĐỘT QỤY NÃO
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Thuật ngữ
- Thuật ngữ tương đương:
         + Đột qụy thiếu máu (ischemic stroke).
         + Nhồi máu não (cerebral infartion).
         + Nhũn não hay nhuyễn não (encephalomalacia hay ramollissement cerebral).
- Huyết khối (thrombosis).
- Tắc mạch (embolism).
- Nhồi máu lỗ khuyết (lacunar infarct hay lacune).
- Đột qụy tiến triển (stroke in evolution hoặc progressing stroke):
lâm sàng tiến triển nặng dần do bệnh lý mạch máu tiến triển (không do phù não).
- Đột qụy hoàn thành (completed stroke): qt. rối loạn huyết động đã ổn định.
- Đột qụy nhỏ (minor stroke): triệu chứng tồn tại 24h  -  03 tuần, tên khác “thiếu hụt thần kinh có hồi phục do thiếu máu” (reversible ischemic neurologic deficit = RIND).           
1.2. Phân loại lâm sàng đột quỵ não
- Đột quỵ thiếu máu: gồm huyết khối, tắc mạch và hội chứng lỗ khuyết.             
- Đột quỵ chảy máu: gồm CM trong não, CM dưới nhện và CM não thất.

II.  ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU
1. Nhắc lại phân bố máu của các động mạch não.
2. Nguyên nhân
- Viêm động mạch, các nguyên nhân khác (bệnh hồng cầu lưỡi liềm, đông máu rải rác, bệnh bạch cầu, tăng độ nhớt của máu. Khối phát triển nội sọ, ngộ độc oxyd carbon, nhiễm độc chì mạn tính, bệnh Moyamoya...): gây huyết khối và tắc mạch.
- Tăng huyết áp: gây HK, ổ khuyết, tắc mạch, CM.
- Xơ - vữa động mạch: gây huyết khối, tắc mạch.
- Bệnh tim, Vết thương lán, mổ phổi lớn, thợ lặn, sinh nở...: gây tắc mạch.
- Chảy máu, thiếu máu, phù não đm tận: gây ổ khuyết        
3. Đặc điểm bệnh học (sinh lý, sinhh hoá, giải phẫu bệnh của NMN)
3.1. Các yếu tố quyết định mức độ nặng nề của tổn thương do NMN:
- Kích thước mạch máu bị tổn thương.
- Chức năng vùng tổ chức não bị tổn thương.
- Tốc độ hình thành cục tắc.
- Thời gian tồn tại cục tắc.
- Khả năng hình thành hệ thống tuần hoàn bên.
- Chất lượng của quá trình can thiệp điều trị.
3.2. Những Tổn thương tế bào và tổ chức do NMN:
- Thay đổi chức năng tế bào (các chất dẫn truyền, các chất điều biến thần kinh).
- Thay đổi về trao đổi chất (đường, đạm, chất béo, các gốc tự do...).
- Những thay đổi về điều tiết gen cũng như diễn đạt gen...
3.3. Tiến triển tổn thương não theo thời gian
3.3.1. Giai đọan cấp tính (24 giờ):
- Các tế bào thần kinh phóng điện (neuron) dễ tổn thương nhất trong tình trạng thiếu ôxy sau đó là các tế bào sao (astrocyt), tế bào đệm ít nhánh (oligodendroglia) và vi tế bào đệm (microglia).
         - Những thay đổi sớm nhất sau thiếu máu khoảng 20 phút: tạo vi không bào (microvacuolation), đây là thay đổi duy nhất trong 6 giờ đầu tiên.
- Giờ thứ 4 - 6: thay đổi rõ nhất và cơ bản chỉ ở bình diện tế bào, chỉ thấy những thay đổi trong nhân tế bào và các bào quan, tổ chức não vẫn còn nguyên vẹn cả vi thể và đại thể. Khoang quanh mạch dãn rộng, chân các tế bào sao bị phù nề bắt đầu có phù mạch.
- Cuối giờ thứ 24: hầu hết những thay đổi hoại tử cấp đã đồng bộ. tổ chức não bị nhũn, mất ranh giới vỏ – tủy não, phù cục bộ tổ chức não, xóa mờ các rãnh cuộn não. Phù nề đạt mức độ cực đại từ giờ thứ  24 đến giờ thứ 48 và cơ bản do phù độc nội bào (intracellular cytotoxic edema), sau đó thêm phù mạch, phù ngoại bào làm cho phù não càng rầm rộ hơn.
- Trong vòng 5 -10 phút có thể xảy ra tổn thương vĩnh viễn chức năng não.
3.3..2. Giai đoạn bán cấp (24 - 48 giờ)
- Trong giai đoạn này: quá trình sửa chữa (reparative process), hấp thu hoại tử được khởi động, đặc trưng là sự xâm lấn của các vi đệm, Tế bào sao và tế bào nội mô xâm lấn vào hình thành các mao mạch mới.
- Quá trình này bắt đầu ngoại vi và hướng vào trung tâm ổ nhuyễn não.
- Nếu ổ nhuyễn não nhỏ, tổ chức hoại tử bị thực bào hoàn toàn, các mạch máu bị thoái hóa ổ nhuyễn não được thay thế bằng một nang nước với các sẹo thần kinh đệm xung quanh. Nếu ổ nhuyễn não lớn, tổ chức hoại tử chưa được hấp thu hoàn toàn mà vẫn còn tồn tại vùng trung tâm.
3.3..3. Giai đoạn mạn tính (tuần thứ 2 - 4 có khi hàng tháng)
- Đối với nhồi máu não đơn thuần (bland infartion): tổ chứ hoại tử được hấp thu hoàn toàn, tồn tại nang dịch, sẹo thần kinh đệm, teo cuộn não, dãn dãnh cuộn não, dãn não thất.
- Đối với chảy máu chuyển thể (nhồi máu não chảy máu): có hai khả năng xảy ra.
         + Xuất huyết đốm (peterchien) hoặc chảy máu đám (patchy).
         + Khi tổn thương các mạch máu lớn, gây ổ máu tụ lớn trong ổ nhồi máu.
-  Do tổn thương thiếu máu gây thay đổi hình thái: hàng rào máu – não bị phá hủy, gây phù mạch. Sau hàng tuần hàng rào  máu – não bền vững trở lại.
- Thay đổi sinh lý và mất khả năng tự điều hòa của các mạch máu lân cận. Mặc dù nhồi máu não nói chung luôn kèm theo giảm tuần hoàn não, giảm thể tích máu não, tuy nhiên cũng có những vùng lại tăng tưới máu, tăng thể tích máu não (luxury perfusion).       
3.3.4. Tiển triển tổn thương não theo không gian
-  Bình thường: 50 ml/100g tổ chức não /1 phút.
- Về phương diện tổ chức bệnh học:
            + Ở giữa: ổ nhồi máu não thực thụ (có lưu lượng tuần hoàn <10ml/100g tổ chức não/
phút):
           + Vùng tiếp giáp: vùng bán ảnh hay vùng tranh tối tranh sáng (penumbra), thiếu máu nhẹ tới vừa, lưu lượng tuần hoàn vào khoảng 10 -20 ml/ 100g não/ phút, các tế bào vùng này chưa chết nhưng không hoạt động, chúng sẽ được cứu thoát nếu kết quả điều trị tốt.
4. Đặc điểm lâm sàng từng thể
4.1. Huyết khối động mạch não
- Triệu chứng tiền báo: TIAs
     + Hệ cảnh: mù 1 mắt, liệt, RL cảm giác nửa người, RL ngôn ngữ…
     + Hệ sống - nền: chóng mặt, song thị, tê, nhìn mờ, nói khó….
- Hoàn cảnh khởi phát: xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.
- Cách khởi phát và tiến triển: đột ngột,tăng dần,tăng theo từng nấc.
- Các triệu chứng chung: đau đầu, nôn, HA thay đổi, RL nhịp thở,RL tâm thần: co giật ít gặp, ý thức thường tỉnh hoặc chỉ RL nhẹ, có thẻ có rối loạn cơ vòng, thường gặp bí tiểu tiện hoặc đái không tự chủ.
- Các triệu chứng khu trú: tùy theo động mạch bị tổn thương.
Rối loạn ngôn ngữ khi tổn thương ở bán cầu trội. Liệt và liệt 1/2 người và liệt dây VII trung ương đối diện với bán cầu tổn thương. Nếu tổn thương một nửa thân não:lâm sàng có hội chứng giao bên. Tổn thương hệ sống – nền gây rối loạn thị lực, chóng mặt, nhìn đôi, RL phối hợp vận động...
4.2.Các thể lâm sàng nhồi máu lỗ khuyết:
- Đột qụy vận động đơn thuần (pure motor stroke):
- Hội chứng liệt thất điều nửa người và rối loạn ngôn ngữ - bàn tay vụng về (ataxic hemiparesis and dysarthria – clumsy hand syndrome):
      + Liệt thất điều nửa người: Tổn thương tháp và tiểu não. Liệt nửa người, thất điều cùng bên với bên liệt. Có thể có giảm cảm giác nhẹ. 
      + Rối loạn ngôn ngữ  và bàn tay vụng về:
- Đột qụy cảm giác đơn thuần.
- Đột qụy vận động – cảm giác.
- Các hội chứng lỗ khuyết khác:
       + Các hội chứng thân não
       + Các hội chứng bán cầu: Nhân đuôi: lú lẫn, rối loạn hành vi, vô tình cảm...Nhân đậu: rối loạn tâm thần (vô tình cảm, thất điều, các rối loạn chức năng thùy trán). Đồi thị: rối loạn tâm thần (rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trí nhớ).
4.3.  Tắc mạch não
- Khởi phát: rất đột ngột, th­ờng liên quan tới gắng sức, tâm lý.
- Các triệu chứng chung:
            + Rối loạn ý thức: tùy theo vị trí và đ­ờng kính cục tắc, có thể rối loạn ý thức nhẹ hoặc hôn mê.
            + Co giật (nếu cục tắc gây tắc các nhánh nhỏ ở vỏ não).
- Các triệu chứng thần kinh khu trú:
           + Phụ thuộc vào vị trí và các động mạch tổn thương. Cục  tắc lớn gây tắc động mạch cảnh trong hay động mạch não giữa; cục nhỏ th­ờng gây tắc các nhánh xiên, nhánh nhỏ của động mạch não giữa, lâm sàng có các triệu chứng như­ rối loạn ngôn ngữ vận động, liệt chân hay tay đơn độc hoặc chỉ có rối loạn ngôn ngữ nhẹ. Tắc mạch ở tiểu não hay thân não, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng tiểu não hay hội chứng giao bên. Cục tắc ở động mạch não sau gây nên nhồi máu não ở vùng vỏ não thị giác, bệnh nhân có triệu chứng bán manh.

III. ĐỘT QỤỴ CHẢY MÁU
1. Đại cương
1.1. Các thể
- Chảy máu trong nhu mô não  
- Chảy máu dưới nhện
- Chảy máu não thất: chảy máu não thất tiên phát, thứ phát và trào ngược.
1.2. Nguyên nhân
            Ở người lớn: 
- Tăng huyết áp (vỡ phình mạch hạt kê Charcot – Burchard).
- Bệnh động mạch thoái hóa dạng tinh bột (amyloidose).
- Dị dạng mạch
- Bệnh máu
- Trong nhồi máu não  (Vỡ mạch, Thoát mạch)
- Do thuốc
            Ở trẻ em:  vỡ phình mạch. 
2. Đặc điểm lâm sàng đột quỵ chảy máu
2.1. Đặc điểm chung:
- Khởi phát đột ngột, nặng tối đa ngay từ đầu.
- Đau đầu, buồn nôn, nôn.
- Vai trò của huyết áp (HA tâm thu khi khởi phát > 200 mmHg, bệnh nhân oó tiền sử tăng huyết áp...)
- Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng.
- Dấu hiệu màng não…
- Liên quan tới căng thẳng tâm lý và thể xác, r­ượu bia.  
- Rối loạn hô hấp, tim mạch, thực vật…
- Nặng có thể có co cứng mất vỏ hoặc duỗi cứng mất não.
2.2. Chảy máu não
            Bên cạnh các triệu chứng chung kể trên còn có các triệu chứng tổn thương khu trú th­ường gặp (liệt, RL cảm.giác nửa người....), trường hợp nặng có các triệu chứng sau:
            Dấu hiệu quay mắt - quay đầu, co giật, đồng tử mất cân đối (anisocorie)
2.3. Chảy máu dư­ới nhện
- Hội chứng màng não:
            + Các triệu chứng chức năng (đau đầu, nôn, táo bón, tăng cảm…).
            + Các triệu chứng thực thể (cứng gáy, Kernig, Brudzinski, vạch màng não, tư­ thế cò súng…).
- Phận chia mức độ nặng theo HUNT và HESS (5 độ):
            + Độ 1: không có triệu chứng hoặc chỉ đau đầu nhẹ.
            + Độ 2: Hc. Màng não điển hình, có thể có tổn th­ơng các dây thần kinh sọ não.
            + Độ 3: Hc. Màng não + tổn th­ng các dây thần kinh sọ não + tổn th­ơng thần kinh khu trú và có thể có RL ý thức, RL thức vật .
            + Độ 4: Hc. Màng não + tổn th­ơng các dây thần kinh sọ não + tổn th­ương thần kinh khu trú và RL ý thức, RL thức vật nặng nề.
            + Độ 5: bệnh nhân hấp hối.

IV.  CẬN LÂM SÀNG ĐỘT QUỴ NÃO
1. Dịch não tuỷ
- Trong đột quỵ chảy máu: DNT thường có biểu hiện đại thể màu đỏ đều cả 3 ống nghiệm và không đông,  vi thể thấy hồng cẩu và bạch cầu dày đặc vi trường.
- Trong đột quỵ thiếu máu não: DNT không có màu, trong suốt, vi thể thấy các thành phần không thay đổi.
- Tuy nhiên cần phân biệt được trường hợp có máu trong DNT tủy ở các bệnh nhân nhồi máu não do lỗi kỹ thuật khi tiến hành thủ thuật và lưu ý là cũng có trường hợp đột quỵ chảy máu nhưng trong DNT cũng không có máu.
2. Chụp cắt lớp vi tính
- Đột quỵ chảy máu não có các đặc điểm sau:
            + Có ổ tăng tỷ trọng thuần nhất
            + Vị trí: th­ường ở chất trắng não, não thất và/hoặc khoang DNT.
            + Hình dáng: tròn, oval hoặc không xác định.
            + Kích thước: không đồng nhất và tùy từng trường hợp.
- Đột quỵ thiếu máu:
            + Có ổ giảm tỷ trọng thuần nhất.
            + Vị trí: ở chất trắng hoặc ở vỏ não.
            + Hình dáng: tròn, oval, dấu phảy, tam giác, hình thang (đáy sát hộp sọ).
            + Kích th­ước: không đồng nhất và tùy từng tr­ường hợp.
3. Các phương pháp chẩn đoán khác: AG, MRI, MRA, PET, SPECT, Siêu âm Doppler…..

V. ĐIỀU TRỊ ĐỘT QỤY NÃO

1. Cácbiện pháp chung
1.1. Duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh lý
1.2. Chống phù não
1.3. Điều trị triệu chứng
1.4. Chế độ dinh d­ỡng, chăm sóc hộ lý,  phục hồi chức năng
1.5. Điều trị theo thể bệnh
2. Điều trị đột quỵ thiếu máu não
- Các thuốc nhằm phục hồi và cải thiện dòng máu
- Các thuốc tiêu cục huyết:
        Yếu tố hoạt hóa plasminogen tổ chức liên kết (r-TPA), Streptokinase,Urokinase, yếu tố hoạt hóa urokinase plasminogen chuỗi đơn.
- Các chất chống đông: heparin, heparin trọng l­ợng phân tử thấp.
- Các chất kháng tiểu cầu: aspirin, dipyridamol, clopidogrel, ticlopydil, các chất chẹn thụ cảm thể glucoprotein IIb/ IIIa.
- Các ph­ương pháp dùng thuốc khác
       + Yếu tố ức chế trực tiếp thrombin: agatroban
       + Các chất ức chế thụ cảm thể kết dính của tế bào nội mô
       + Pha loãng máu, tăng thể tích: dextran trọng l­ợng phân tử thấp.
       + Các chất  làm giảm fibrrinogen: Ancrod.
       + Các chất tác động lên vận mạch.
       +  Các yếu tố tan cục huyết nội mạch.
       + Dinh d­ưỡng thần kinh (neurotrope effect), ức chế gốc tự do.
- Các ph­ương pháp điều trị can thiệp:
+ Lấy cục huyết khối
+ Phẫu thuât nối thông (Bypass)
+ Công nghệ mới (cấy tế bào gốc).
3. Điều trị đột quỵ chảy máu
- Điều trị bảo tồn cục máu đông: Transamin, Hemocaprol…
- Điều trị chống co thắt mạch não, thiếu máu não thứ phát: Nimotop.

VI. DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO
- Dự phòng cấp I.
- Dự phòng cấp II.



ĐỘT QUỴ NÃO

1- ĐẠI CƯƠNG 1.1- Thuật ngữ, khái niệm: - Đột quỵ não tai biến mạch máu não là hai tên gọi của một tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu. - Đột quỵ não (Stroke) được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ “Tai biến mạch máu não”. - Thiếu máu não cục bộ tạm thời: tình trạng mất đột ngột chức năng của não bộ và được phục hồi hòan toàn trong vòng 24 giờ, không do chấn th*ương. 1.2- Định nghĩa đột quỵ não
Theo tổ chức y tế thế giới (OMS) đột quỵ não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trư*ng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
1.3- Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não 1.3.1. Đặc điểm phân bố máu của các động mạch não
Não được t*ưới máu bởi hai hệ động mạch là hệ động mạch cảnh trong và hệ động mạch sống - nền.
- Hệ động mạch cảnh trong: cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não và chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước.
- Hệ động mạch sống - nền: phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới thuỳ thái dương và thuỳ chẩm.
- Hai hệ thống này được nối thông với nhau tại đa giác Willis 1.3.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não - L*ưu lượng tuần hoàn não:
Lư*u lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 50ml/100g não/ phút (chất xám: 80ml/100g não/ phút; chất trắng: 20ml/100g não/ phút).
- Tiêu thụ O2 và glucose của não: + Mức tiêu thụ O2 trung bình 4ml oxy/100g não/phút, tiêu thụ glucose trung bình 6mg/100g não/phút.
+ Nhu cầu về O2 và glucose của não cần được đáp ứng liên tục và ổn định. Tế bào não không có dự trữ oxy, còn lượng đường dự trữ chỉ có thể đủ sử dụng trong vòng 2 phút.
1.4. Phân loại đột quỵ não trên lâm sàng
- Đột quỵ thiếu máu: chiếm 75-80% số bệnh nhân đột quỵ não và gồm có:
+ Huyết khối động mạch não.
+ Tắc mạch não.
+ Hội chứng lỗ khuyết.
- Đột quỵ chảy máu: chiếm 20-25% số bệnh nhân đột quỵ não và gồm có:
+ Chảy máu não.
+ Chảy máu dưới nhện.

2- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: có thể được chia thành hai nhóm; 2.1.1. Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được gồm:
- Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc, yếu tố gia đình hoặc di truyền...
- Các đặc điểm của các yếu tố nguy cơ nhóm này như sau:
+ Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi (tỷ lệ Nam/Nữ là 2,2/1).
+ Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng.
+ Khu vực địa lý: Cư dân Châu Á mắc bệnh nhiều hơn Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn cả là ở các cư dân Tây Âu và Bắc Mỹ. Dân thành phố mắc bệnh nhiều hơn nông thôn.
+ Lứa tuổi: Người già mắc bệnh nhiều nhất sau đó đến tuổi trung niên và giảm dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cuối cùng tỷ lệ mắc bệnh ở trể em là thấp nhất.
2.1.2. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được gồm:
Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu, thuốc lá, Migraine, thuốc tránh thai, béo phì, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động...
Các nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ là tuổi cao, vữa xơ động mạch não, cao huyết áp, sau đó là nguyên nhân từ tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá, rối loạn nhịp tim), các bệnh gây rối loạn đông máu và một số bệnh nội ngoại khoa khác.
2.2. Cơ chế bệnh sinh
- Đột quỵ chảy máu
+ Ở ng*ười lớn: tăng huyết áp, bệnh động mạch thoái hóa dạng tinh bột, dị dạng mạch, bệnh máu, nhồi máu não, do thuốc.
+ Ở trẻ em: vỡ phình mạch.
+ Ở sơ sinh: thiếu vitamin K, thiếu prothrombin.
- Đột quỵ thiếu máu não:
+ Do tắc mạch.
+ Do huyết khối động mạch não.

3. LÂM SÀNG 3.1. Đặc điểm lâm sàng chung của tai biến mạch máu não 3.1.1. Bệnh khởi phát đột ngột: bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú. Các triệu chứng có thể khơỉ phát và đạt mức độ nặng nề tối đa ngay từ đầu (thường gặp trong các trường hợp chảy máu não) hoặc khởi phát đột ngột và tiến triển nặng dần lên hoặc tiến triển nặng lên thành từng nấc (trong các trường hợp nhồi máu não). 3.1.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú: - Các triệu chứng vận động:
Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người.
Có thể liệt đối xứng.
Nuốt khó.
Rối loạn thăng bằng.
Liệt dây VII trung ương
- Rối loạn ngôn ngữ:
Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói.
Khó khăn khi đọc, viết.
Khó khăn trong tính toán.
Nói khó (kết hợp với triệu chứng khác).
- Các triệu chứng cảm giác:
Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người).
Thị giác (mất nhìn một bên mắt, bán manh, mất nhìn cả hai bên, nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác).
- Các triệu chứng tiền đình: cảm giác chóng mặt quay.
- Các triệu chứng tư * thế hoặc nhận thức:
Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định h*ướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại hình vẽ cái đồng hồ, bông hoa... hoặc hay quên.
3.1.3. Các triệu chứng thần kinh khác: rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn thực vật v.v...
4. CẬN LÂM SÀNG
4.1. Xét nghiệm dịch não tuỷ
- Trong đột quỵ chảy máu: dịch não tuỷ có máu, đỏ đều 3 ống, không đông, vi thể thấy hồng cầu dày đặc vi trường, áp lực DNT có thể tăng.
- Trong huyết khối và tắc mạch, dịch não tuỷ trong suốt, không màu, vi thể không có hồng cầu.
- Tuy nhiên trong chảy máu não cũng có thể có khoảng 10-15% trường hợp trong dịch não tuỷ không có hồng cầu.
4.2. Chụp xquang cắt lớp vi tính (CT.Scan)
- Đối với đột quỵ chảy máu: biểu hiện tăng tỷ trọng trong tổ chức não và/hoặc trong khoang dịch não tuỷ (não thất, các bể não và khoang dưới nhện).

- Đối với nhồi máu não:
+ Ở giai đoạn cấp tính: có các biểu hiện rất kín đáo (mất dải đảo, mờ nhân đậu, xoá các rãnh cuộn não, dấu hiệu động mạch tăng đậm độ, giảm đậm độ vượt quá 2/3 vùng phân bố của động mạch não giữa…).
+ Ở sau giai đoạn cấp tính: có các ổ giảm tỷ trọng hình thang, hình tam giác, hình oval hoặc hình dấu phảy. Tỷ trọng thay đồi theo thời gian.

5. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ NÃO
5.1. Chẩn đoán quyết định
- Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới
- Chẩn đoán cận lâm sàng: dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ, chụp cắt lớp vi tính sọ não…
5.2. Chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu não 5.2.1. Căn cứ vào lâm sàng
Có nhiều thang điểm lâm sàng để chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu, nhưng trên lâm sàng thường vận dụng các thang điểm sau:
- Thang điểm Siriraij (Siriraij Score Scale): * Cách tính điểm:
+ Đau đầu; nếu có tính 01 điểm; không có: 0 điểm
+ Ý thức: bình thường tính 0 điểm; tiền hôn mê 01điểm; hôn mê 02 điểm
+ Các biểu hiện vữa xơ là:
Tiểu đường, khập khiễng cách hồi, thành động mạch cứng…
Có biểu hiện vữa xơ tính 01 điểm; không có: 0 điểm
* Đánh giá kết quả:
SSS < -1: chẩn đoán là nhồi máu não
SSS > +1: chẩn đoán là chảy máu não
-1< SSS < +1: SSS trong khoảng từ -1 đến + 1, chẩn đoán không chắc chắn.
- Thang điểm lâm sàng đột quỵ não (Clinical Stroke Score = CSS):
Bộ môn - Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 HVQY đã nghiên cứu xây dựng và khảo sát lại bảng điểm lâm sàng đột quỵ não để chẩn đoán phân biệt hai thể đột quỵ não từ năm 2005 có độ chính xác cao và sử dụng thuận tiện.
Bảng điểm lâm sàng đột qụy não (CSS)-Thang điểm của Bộ môn- Khoa Thần kinh Học viện Quân y (2005)
STT Triệuchứng Điểm
1 Bị đột ngột và nặng tối đa ngay từ đầu (các triệu chứng không thay đổi hoặc giảm đi sau khởi phát) 1
2 Đau đầu (xuất hiện đột ngột, trong vòng 2 giờ sau khởi phát, cường độ dữ dội, tồn tại dai dẳng nhiều ngày) 1
3 Nôn và/hoặc buồn nôn 1
4 RL ý thức 1
5 RL cơ vòng 1
6 HA tâm thu khi khởi phát từ 190mmHg trở lên 1
7 Có dấu hiệu màng não (cứng gáy dương tính) 1
8 Co giật hoặc kích thích vật vã 1
9 Quay mắt-quay đầu về một bên 1
10 Co cứng mất vỏ-duỗi cứng mất não 1

Cộng 10 Điểm
* Ứng dụng trên lâm sàng như sau:
+ Tổng số điểm lâm sàng đột quỵ = 10.
+ Bệnh nhân có từ 0 đến 02 điểm CSS được chẩn đoán là đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não).
+ Bệnh nhân có từ 03 điểm trở lên được chẩn đoán là đột quỵ chảy máu.
5.2.2.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm dịch não tuỷ.
- Chụp CT.Scan

6- ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị đột quỵ não gồm các công việc chính sau:
6.1. Duy trì chức năng sống, điều chỉnh các hằng số sinh lý
- Duy trì chức năng sống: các bư*ớc A,B,C, D, cụ thể:
A- Giữ thông đ*ường thở (Airway): lau đờm rãi tháo răng giả…
B- Bảo đảm khả năng thở (Breathing) cho bệnh nhân cả về tần số và biên độ. Nếu cần phải thực hiện hô hấp hỗ trợ, thở oxy.
C- Bảo đảm tuần hoàn (Circulation): điều chỉnh huyết áp, nhip tim....
D- Thuốc (Drugs)
- Điều chỉnh các hằng số sinh lý: đ*ường huyết, n*ước - điên giải, chức năng gan, thân...
6.2. Chống phù não:
- Nằm đầu cao 300.
- Đảm bảo thông khí.
- Giảm thân nhiệt (Hypothermia).
- Truyền dich: Manitol
6.3. Điều trị theo thể bệnh
Việc điều trị cần khẩn trương và chuyên hoá cao biểu hiện bằng 2 khẩu hiệu của Hội Đột quỵ Thế giới:
- Thời gian là não (Time Is Brain).
- Sự tinh nhuệ là não (Competence Is Brain).
Để đảm bảo yêu cầu trên xu hướng chung của thế giới là đưa bệnh nhân tới chăm sóc và điều trị tại các trung tâm đột quỵ.
6.3.1. Đột quỵ chảy máu:
- Dùng thuốc cầm máu: Hemocaprol, Transamin: dùng sớm trong 2-3 ngày đầu của bệnh.
- Dùng thuốc chống thiếu máu não thứ phát bằng Nimodopin (Nimotop tiêm truyền hoặc qua đường uống).
- Bổ sung điện giải (K+).
6.3.2. Đột quỵ thiếu máu
Dùng các thuốc sau:
6.3.2.1. Các thuốc phục hồi, cải thiện dòng máu:
- Thuốc tiêu huyết khối (thrombolytic) như Urokinase, Streptokinase và recombinant Tissue Plasminogen Activator (r-TPA).
+ BN trong thời gian cửa sổ điều trị (treatment time window).
+ Chỉ định chặt chẽ.
- Thuốc chống đông: Heparin tiêm tĩnh mạch, liều trung bình 2500 UI, 6 giờ dùng một lần, cần theo dõi thời gian Howell hoặc thời gian Quick để điều chỉnh l*ượng, dùng 7-10 ngày.. Thời gian sau chuyển dùng Aspirin.
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: aspirin, dipyridamol, clopidogrel, ticlopidyl.
6.3.2.2. Các thuốc bảo vệ và tăng cường dinh d*ưỡng não (các thuốc bổ sung cơ chất và tăng cường tuần hoàn).
6.4. Điều trị triệu chứng:
- Dùng kháng sinh chống bội nhiễm. chống co giật, hạ sốt, an tĩnh, chống đau đầu....khi có chỉ định.
6.5. Chế độ dinh dư*ỡng, chăm sóc hộ lý, phục hồi chức năng
6.6. Các phư*ơng pháp điều trị khác:
- Điều trị phẫu thuật:
+ Lấy ổ máu tu, lấy cục máu đông trong lòng mạch, Bypass, stenting...
+ Mở sọ giải phóng chèn ép...
- Cấy tế bào phôi (stem cells)
6.7. Điều trị dự phòng cấp 2 sớm

7. DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO

- Phòng bệnh cấp I: Ngăn ngừa đột quỵ xuất hiện.
Tổ chức phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ đại trà trong cộng đồng.
- Phòng bệnh cấp II: Ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Tổ chức điều trị theo từng bệnh nhân và từng thể bệnh cụ thể.















No comments:

Post a Comment