LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Sunday, October 16, 2016

ĂN CHAY - Vegetarianism



image
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
Khi có người ăn chay thì có người chế tạo đồ chay theo phương pháp kỹ nghệ đem bán. Và dĩ nhiên để gia tăng doanh số cũng như lợi tức thì người ta đề cao ích lợi của ăn chay nhằm gia tăng số người tiêu thụ đồ chay. Ở đây đề cập đến ăn chay như là một hiện tượng xã hội Âu Mỹ này, mà chỉ suy nghĩ về ăn chay trong Phật giáo, và dưới khía cạnh dinh dưỡng tổng quát.
Ăn Chay Trong Đạo Phật:
image
Người Việt Nam thường cho rằng ăn chay là một yêu cầu tu tập của các tăng sĩ và các Phật tử. Các tăng sĩ phải ăn chay trường, tức là hoàn toàn không trong trường hợp nào được ăn thịt cá. Các tín đồ thì tùy tâm nguyện mà ăn chay một hay nhiều ngày trong tháng hoặc theo trường chay. Nói cho đúng thì yêu cầu ăn chay chỉ áp dụng với các tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa, truyền từ Trung Hoa sang, gọi là Phật giáo Bắc Tông, các tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, hay Nam Tông, có truyền thống khất thực, thì không bắt buộc ăn chay, mà ăn các thực phẩm do quần chúng tùy duyên trao tặng.
Sự khác biệt này đã khiến một số nhà nghiên cứu tìm tòi sách vở để xem lời Phật dạy đối với vấn đề ăn chay ăn mặn ra sao, nhằm phân định phải trái. Những dẫn chứng dĩ nhiên là khác nhau tùy theo nguồn kinh sách và tùy theo định kiến cá nhân đối với ăn chay.
image


Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng Đức Phật không phải là người ăn chay, không đặt vấn đề chay mặn, và hàng tỳ kheo đi khất thực đón nhận, không phân biệt, thực phẩm dân chúng đóng góp cúng dường. Ngược lại ăn chay là một nhu cầu tu tập bắt buộc trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Vì thế, nhiều người cho rằng ăn chay là một nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa. Thực sự thì ta nên biết rằng một số tu sĩ Nhật Bản thuộc Phật giáo Đại thừa cũng ăn thịt. Ngoài ra, một giáo phái Đại thừa Tây Tạng (áo đỏ) cũng ăn thịt. Ngay một số để tử Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc sang Mỹ thuyết giảng khi được hỏi về thực phẩm cũng không đặt vấn đề chay mặn. Trong sách "Quan Điểm Về Ăn Chay của Đạo Phật" tác giả Tâm Diệu đã viết rằng "ăn chay không phải là nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa nói riêng". Tâm Diệu đã dẫn chứng một số tài liệu để khẳng định "ăn chay đã có trong thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị hoàng đế Ấn Độ trị vì từ năm 274 đến năm 232 trước Công nguyên".
Ăn chay và sức khỏe
image
Tác giả Tâm Diệu vừa viện dẫn kinh sách, vừa lý luận dựa trên một số tài liệu khoa học và bài viết hiện đại về môi sinh để cổ võ việc ăn chay. Bài này không nhằm mục đích đó mà chỉ muốn đưa lên một số suy nghĩ về ăn chay, trên cơ sở hiểu biết cá nhân về đạo Phật cũng như về dinh dưỡng.
Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống, mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì không lợi ích gì. Luận cứ này không khác gì mấy lối nghĩ của người bình dân "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối". Cái lý luận bình dân này xét ra cũng hơi có tính bài bác ăn chay.
image
Ngược lại, theo Phật giáo Trung Hoa, ăn chay là một phần của việc thì hành giáo pháp. Triều đại nhà Lương (thế kỷ thứ 6 sau Thiên Chúa), nhà vua cấm thịt cá trong các yến tiệc hoàng cung, kêu gọi dân chúng ăn chay và cấm giết thú vật trong các nghi lễ Đạo giáo. Thời Minh (thế kỷ 16-17), hòa thượng Vân Thế Châu Hoằng là người cổ võ ăn chay mạnh mẽ, vì thế có người đã cho rằng ăn chay bắt đầu từ thời này. Bênh vực cho yêu cầu ăn chay trong việc hành trì đạo pháp, có nhiều luận cứ trong kinh sách Đại thừa, như Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn? Chủ yếu coi ăn chay là thi hành giới cấm sát sinh, và cũng là thực hành hạnh từ bi.
image
Ngoài ra, ăn chay cũng là để tránh ăn thịt lẫn nhau, trong đó có thể có người thân thích cật ruột của mình bị trầm luân theo luật luân hồi. Nếu nhận rằng giới cấm sát sinh và hạnh từ bi không chỉ áp dụng với người mà còn phải áp dụng với mọi loài từ con sâu cái kiến trở đi, thì ăn thịt sinh vật không thể nào biện giải được. Nếu tin tuyệt đối vào luân hồi, làm kiếp người hay kiếp thú vật hoàn toàn tùy duyên nghiệp nhân quả quyết định, thì rõ ràng ăn thịt động vật cũng là ăn thịt con người. Tuy nhiên cái lòng tin tuyệt đối này cũng như sự diễn dịch giáo lý của Phật có khác nhau, tùy theo văn hóa và trình độ phát triển của từng dân tộc cũng như tùy sự hiểu biết cá nhân.
Truyện kể lại rằng vào đời nhà Trần trong một bữa tiệc do hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm thết đãi có cả món chay lẫn món mặn, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã điềm nhiên ăn thịt cá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật. Phật không cần làm anh". Tuệ Trung Sĩ là một bậc tu hành giác ngộ. Lời nói của Ngài không phải là lời kẻ tục tử đáp xằng. Việc ăn thịt cá của Ngài Tuệ Trung dĩ nhiên là trái hẳn kinh sách Đại thừa. Vậy thì sự thật ở đâu? Ăn chay là phải, hay ăn mặn là phải trong việc tu hành theo đạo Phật?
image
Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ hàm ý cho thấy cái quan trọng của tâm tu và cái phá chấp trong phương tiện tu hành.
image
Thời nay, ta thấy có những trường hợp các bữa cơm chay trong chùa đầy rẫy các món như giò, chả, thịt kho, cá hấp, tôm xào? làm bằng đồ chay. Về vật chất, đúng rằng các món này thuần làm bằng rau đậu, không có cá thịt. Nhưng về tinh thần, cái ý thức ăn giò, chả, thịt kho, cá hấp? rõ ràng biểu lộ sự trói buộc vào trong những ý niệm quy ước nặng nề thân khẩu ý, không giúp ích chút nào cho sự tu trì. So với một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, đón nhận tự nhiên mọi thực phẩm dân chúng cúng dường, không chú ý tìm cái ngon trong đó, coi ăn như một nhu cầu bình thường và tự nhiên để sống và tu hành, thì người ăn chay với các món cầu kỳ sửa soạn để phục vụ khẩu vị, sắc hương (?), chưa chắc đã là người tiến gần hơn đến chỗ giác ngộ. Nói như vậy cũng không phải để bênh vực những kẻ cố tình khai thác cái ý "phá chấp", "cốt ở tâm tu" để mà sa đà ăn mặn, dối mình, gạt người.
Ăn Chay Và Dinh Dưỡng:
image
Ăn, khởi thủy vốn là một yêu cầu tự nhiên để sống còn, nhưng dần dần đã trở thành một cái dục thú lớn ở đời, và là một trong những động lực thúc đẩy con người vật lộn đấu tranh. Từ chỗ sống nhờ ăn, người ta trở thành khổ vì ăn. Khổ trong sự tìm kiếm đồ ăn đã đành, khổ còn vì ăn không đúng mà trở thành đau bệnh. Trong cái mạch suy nghĩ này, nếu giữ cho cái ăn không trở thành một ám ảnh, với những yêu cầu phức tạp thêm thắt quanh đó thì đã là một bước diệt dục. Người Mỹ có câu "you are what you eat", ý nói rằng thực phẩm ảnh hưởng nhiều vào con người. Một cách đơn giản, ăn đường mỡ béo bổ nhiều thì dễ mập phì, sinh bệnh tim mạch hay ung thư v.v.  Câu này thường nêu lên bởi những nhà dinh dưỡng, mục đích là nhằm khuyên con người để ý về việc chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe mà tránh những thức độc hại dầu ngon miệng, hợp khẩu vị.
image
Các cụ ta ngày xưa không nói như người Mỹ nhưng cũng có quan niệm rằng những giống vật ăn thịt thường là bạo tạo tợn, như hổ báo, còn các giống ăn cỏ thường là hiền lành như hươu nai trâu bò. Nền văn hóa của những giống dân du mục, sống bằng săn thú và thịt động vật cũng có những nét hung dữ năng nổ hơn là văn hóa của những giống người sống bằng nông phẩm trồng trọt. Đối với con người thì rượu nồng dê béo thường được coi là những món ăn khích động thú tính con người. Và không lấy gì làm lạ là những người tham dục thường tìm đến nào là huyết chim sẻ, máu rắn hổ mang, thịt dê đực vân vân, chứ ít ai tìm ăn rau cỏ trái cây. Tóm lại thức ăn ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể và tinh thần con người.
image
Nhiều người, trong sự hăng say cổ võ ăn chay, đã đi tới chỗ khẳng định ăn chay tốt hơn và làm con người khỏe hơn ăn mặn (tức là ăn thịt cá). Ngược lại, những người tin tưởng mù quáng vì không hiểu nhiều y học Tây phương lại cho rằng cá thịt là những thực phẩm không thể thiếu để làm cho cơ thể khỏe mạnh. Thực sự vấn đề không đơn giản như thế. Có nhiều người Ấn Độ ăn chay từ nhỏ đến lớn mà vẫn khỏe mạnh không tật bệnh. Có nhiều người chỉ ăn thịt cá mà bệnh tật ốm đau đủ thứ.
Nói chung, ăn mà không đúng cách thì bất kể chay mặn đều là không tốt. Riêng nói về ăn chay, thì có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay đủ cung cấp cho người ta các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và các chất sinh tố cũng như muối khoáng. Ngày nay người ta đã phân biệt ra ba loại ăn chay.
 image
- Loại thứ nhất gồm các loại nông phẩm như rau, đậu, hạt, trái cây, trứng sữa và phó sản (như bơ, kem, phó mát).
- Loại thứ hai cũng gồm các thực phẩm như trên, trừ trứng.
- Loại thứ ba chỉ gồm có rau đậu trái cây mà không có trứng và sữa cùng các phó sản. Người Việt Nam trước đây, vì không phát triển chăn nuôi, ít có sữa và ít dùng sữa, và coi trứng là có đời sống, nên ăn chay thuộc loại thứ ba.
Về phương diện khoa học, trứng chỉ là một tế bào trong một môi trường dinh dưỡng. Nếu có thụ tinh thì trứng mới trở thành một bào thai và phát triển thành sinh vật khi có nhiệt độ thuận lợi do ấp trứng thiên nhiên hay trong máy ấp. Một cách thực tế là gà nuôi kỹ nghệ để cho đẻ lấy trứng thì không có thụ tinh và trứng chỉ là một tế bào, như nhiều người tế bào khác loại ra hằng ngày. Nói chung, lối ăn chay có trứng sữa không ngại thiếu dinh dưỡng nếu không biết đặc tính của từng loại thực phẩm để mà chọn lựa sử dụng theo những tỷ lệ thích hợp.
image 
Thực vậy, trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành thì có chất đạm, các hạt như hạt vừng (mè), hạt điều thì có nhiều chất béo. Nếu ăn chay nhà nghèo theo kiểu Việt Nam ngày xưa chủ yếu toàn rau mà thiếu đậu cùng các loại hạt và những phó sản (đậu phụ, dầu, sữa, đậu nành) thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Ngược lại, người Việt tại Mỹ hiện nay, trong cách sửa soạn đồ chay thường rộng rãi sử dụng dầu, mè (vừng), đậu phụng, nước cốt dừa, đường v.v để cho các món ăn ngon lành, bùi béo. Do đó đã tạo nên một loại dinh dưỡng không thăng bằng, không tốt cho cơ thể. Lý do chỉ vì dùng chất béo và chất đường quá nhiều, là những thứ dễ sinh bệnh tim mạch và tiểu đường. Tóm tắt lại thì nếu biết rõ đặc chất dinh dưỡng của từng loại đồ chay để mà chọn lựa ăn chay một cách quân bình theo những hiểu biết khoa học, thì ăn chay có khả năng dinh dưỡng không khác gì ăn mặn, mà còn có những lợi điểm giúp con người trầm tĩnh xuống, thích hợp cho sự tu hành yên lắng của tâm hồn.
Ăn Chay Và Tu Hành:
image
Nếu cứ viện dẫn và diễn dịch kinh điển để nói rằng tu hành theo Phật giáo là phải hay không phải ăn chay thì cuộc luận bàn tìm đúng sai này sẽ không bao giờ chấm dứt. Bởi vì như trên đã nói, kinh điển khác nhau tùy theo nguồn gốc Đại thừa hay Nguyên thủy. Những luận cứ Đại thừa cũng như Nguyên thủy đều có những cái lý riêng. Đạo Phật lại đã trải qua một thời kỳ trầm lắng gần ba thế kỷ sau khi Đức Phật viên tịch khiến cho sách vở cũng như những diễn truyền không tránh khỏi khác nhau. Vả lại những kỳ tập kết của các đệ tử trong khoản vài trăm năm sau khi Phật viên tịch để thảo luận về giới luật đã không có sự hoàn toàn thống nhất ý kiến.
Ở đây chỉ xin trình bày một cách nhìn thực tiễn về ăn chay, không mang tính cách trường phái, giáo điều. Như đã tóm lược ở trên, thực phẩm chay có đầy đủ các chất chính cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ, sinh tố và các khoáng chất). Cho nên ăn chay đúng cách không khác gì ăn mặn về khía cạnh dinh dưỡng. Ngoài ra nhìn chung thực phẩm chay còn có những ảnh hưởng tĩnh lặng lên phản ứng con người, ngược với những đồ ăn gốc động vật.
image
Đứng về phương diện khẩu vị, tất cả chỉ là thói quen. Nếu quen ăn nhiều mỡ và thịt cá thì không thể thích các đồ ăn chay nhiều chất bột chất sơ. Ngược lại, nếu không ăn thịt cá quen thì chỉ thấy ngon miệng với rau đậu. Con người vốn thuộc loại ăn tạp (omnivore), nghĩa là ăn đủ thứ, nếu bỗng nhiên chỉ ăn có một loại thực phẩm chay thì sẽ có khó khăn.
Vượt qua khó khăn này chính là một nỗ lực tu hành, gạt bỏ những trói buộc của thân khẩu ý. Tuy nhiên, khi đã ăn chay mà còn bày vẽ vọng tưởng, nào là giò, chả, cá, thịt, thì tinh thần này lại làm cho con người bị trói buộc mà giảm mất ý nghĩa của sự chọn lựa ăn chay.
Nhìn ra như vậy người cư sĩ Phật giáo sẽ chọn được cho mình một thái độ thích hợp đối với vấn đề ăn chay trên con đường tìm đến thân tâm an lạc. Một cách dung dị và thực tế, có thể nói ăn chay là một phương tiện tu hành hữu ích./.



Ý nghĩa của sự ăn chay

"Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!"  Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.
Hòa thượng Thích Thiền Tâm

Ðề yếu:
Ở Việt Nam, không những Phật giáo, mà trong các tôn giáo khác cũng có nhiều người ăn chay. Riêng về đạo Phật, tuy phần đông đều dùng chay lạt, song ít ai hiểu xác đáng sự lý của việc này. Về phần sự, có người ăn chay kỳ không trúng ngày tháng, hoặc không kiêng cữ hành, hẹ, tỏi, kiệu, có kẻ lại gia vị vào các thứ như tôm khô, hào khô. Do đó nên công đức không được toàn vẹn. Về phần lý, nhiều người không hiểu nguyên do chánh đáng của việc ăn chay, hoặc lầm tin theo tà thuyết, hay tưởng ăn chay nhiều là tu nhiều rồi sanh lòng ngã mạn. Do chỗ phát tâm không chánh ấy, nên kết cuộc sự thực hành cũng không bền. Ngoài ra, có vị đem lòng nghi cho thuyết ăn chay là do tập tục của Trung Hoa đặt ra, chớ không phải chính Phật nói, bằng cớ là những vị ở các xứ thuộc Nam tông Phật giáo vẫn ăn mặn mà cũng chứng thánh quả. Sở dĩ có mối nghi đó, là vì họ chưa hiểu rõ nghĩa phương tiện của Nhị thừa và nghĩa chân thật của Ðại thừa. Lại có người nghi rằng: có lẽ khi xưa Phật cũng ăn mặn, vì khi đi khất thực, dân chúng cúng thức gì dùng thức ấy, tại sao ta bắt buộc phải ăn chay?  - Xin đừng đem tâm chúng sanh mà trắc lượng việc ấy, vì chúng ta là phàm phu không thể sánh với Phật là bậc đại giải thoát, có đầy đủ thần thông phương tiện trong khi hóa độ hữu tình. Vã lại, trong các Kinh liễu nghĩa, đức Thế Tôn đã nêu rõ nguyên nhân hợp tình lý của sự không dùng huyết nhục, khuyên bảo đệ tử nên dùng chất thanh đạm, thì ta cứ y theo lẽ phải và lời Phật dạy mà thực hành. Hơn nữa, theo kinh Ương Quật Ma, thì chẳng những riêng đức Thích Ca, mà tất cả chư Phật đều không dùng huyết nhục.
          Ðể giúp người học Phật trên phương diện tiến tu, trong đây trình bày các sự lý, lời khuyên của Như Lai cùng cổ đức về việc ăn chay, giới sát, phóng sanh. Mong rằng các mục nơi bản chương có thể đem lại cho duyệt giả những điều hữu ích.
Tiết I - Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay
           Theo quan niệm phổ thông của hàng Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ). Nếu dùng cá thịt và ngũ tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ "Chay" nói trại là nguyên âm "Trai"Trai có nghĩa là Trung hoặc Thời thực. Trung hay Thời thực là dùng bữa giữa ngày vào giờ Ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực. Còn dùng chất thanh đạm, nên gọi là "tố thực", nghĩa là "ăn lại", mới xác đáng hơn. Tuy nhiên, chữ Trai dịch từ Phạm âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là "thanh tịnh". Và bởi ăn lại cũng có tánh cách làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, nên bên Ðại thừa giáo mới chuyển lần ý nghĩa Tố thực xem đồng với Trai thực. Vậy tiếng "Chay" tuy không hoàn toàn xác đáng với nguyên thủy của nó, nhưng cũng có một phần nào ý nghĩa, nên bút giả xin dùng danh từ này với ý dùng chất thanh đạm cho hợp với quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam.
          Phần đông Phật tử không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái:  "Tôi ăn chay để tập lần tánh nết cho thêm bình tĩnh hiền lương". Lại có những lời đồn huyễn bảo: "Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên tử, hoặc ma vương sắp ra đời, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa". Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ. Theo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:
          1- Vì lòng thương xót chúng sanh:  Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da!  Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh?  Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn!  Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc? Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát: "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không được thoát ly. Kẻ không ăn thịt, sẽ được vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội".
            2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát:  - Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh. Kinh Niết Bàn nói: "Tội sát sanh có ba bậc:  thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng".
          3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần:  - Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo:  phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.
          Có kẻ hỏi:  - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn?  Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả?  Xin đáp:  - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi. Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?" Ðức Phật bảo: "Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy". Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần:  - Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mắt, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh?  Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư?  Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!"  Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.
          4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu:  - Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?
          Có vị hỏi:  - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy?  Xin đáp:  - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.
          Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thực hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.




Ăn Chay 

Mở Ðề 

Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử

Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: "Sự sống sống bằng sự chết". Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng...Nếu sự sống mà không làm *ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu ! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra. 

Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.  

Chánh Ðề 

Ðịnh Nghĩa 

Ăn chay, hay ăn lạt, nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người. 

Lý Do Ăn Chay 

1. Vì lòng từ bi và bình đẳng 

Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng: 

-Bạch Phật , tại sao trước kia, Phật cho các Ðệ tử ăn ngũ tịnh nhục (Ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh: a) Thịt ăn mà không thấy người giết. b) Thitc ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu. c) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình. d) Thịt con thú tự chết. đ) Thịt con thú khác ăn còn dư), mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá? 

Phật trả lời Ngài A Nan: Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được. 

Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. 

Thật thế, Phật tử là người đã theo đạo từ bi, thì không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống. 

Nếu chúng ta vì muốn ăn cho khoái khẩu, sướng bụng, mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu, lột da những con vật hiền lành vô tội, nhẫn tâm bịt tai giả điếc trước những kêu la thảm thiết của những con vật đang giẫy giụa trêm tấm thớt, trên bàn thịt, thì sao được gọi là Phật tử. 

Nếu không có một lòng thương xót trước những cảnh giết chóc như thế, thì hạt giống từ bi mỗi ngày mỗi héo khô, cằn cỗi, và công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật của chúng ta trở thành vô ích. 

Ðạo Phật là đạo Từ Bi mà cũng là đạo Bình Ðẳng. Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau". Vậy thì người Phật tử dưới tầm con mắt của mình, không nên thấy *Người và vật khác nhau, mà chỉ đồng một tri giác bình đẳng, ẩn trong thân hình sai biệt. Nói rằng: "Vật dưỡng nhơn" là một quan niệm rất sai lầm, do sự ích kỷ và ngạo mạn của người sinh ra. Quan niệm ấy dung túng cho người ta thẳng tay giết hại sanh vật, và tạo ra một tình trạng bất bình đẳng, thì không bao giờ cõi đời có thể yên ổn, hòa bình được. 

2. Vì muốn tránh quả báu luân hồi 

Phật dạy: "Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị ác quả, là sanh tử luân hồi mãi trong sáu đường". Kinh Lăng Nghiêm nói: "H giết một mạng thì hãy trả lại một mạng; tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được." Vậy muốn tránh oan báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát. Phật tử phải ăn chay. Nếu ăn mặn hoài thì không thể nào hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được. 

3. Vì hợp vê sinh 

Không phải mới từ nay mà từ ngàn xưa, một triết gia, ông Senèque, đã nói rằng: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết, do đó con người bị mạng yểu, chết sớm". Thật thế, ngày nay những nhà y khoa bác sĩ trứ danh như ông Soteyko, Varia Kiplami có nói: "Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Bằng chứng cụ thể là rau cải để lâu ngày thì héo khô, hoặc ung bấy mà ít hôi; còn thịt cá để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh không ai chịu nổi, và khi ăn vào, ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc ,khó tiêu. Hơn nữa, các loài thú vật, thường mắc bệnh này hay bệnh khác như: bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh sán, sên v.v...,nếu chúng ta ăn vào, sẽ vướng bệnh, rất nguy hiểm. 

Ðể tránh những bệnh tật, và tăng sức khỏe, chúng ta nên ăn nhiều rau cải. Các nhà khoa học, cũng như các nhà y học Ðông, Tây đều công nhận đồ ăn chay là nhẹ nhàng, thanh khiết, d tiêu hóa và có nhiều sinh tố rất bổ. Bởi thế, ở nước Nhật có hội "Tổ Thực Chủ Nghĩa", ở Pháp, Ðức, Anh, Mỹ đều có "Thảo Mộc Thực Hội". 

Có nhiều người có thành kiến sai lầm rằng: ăn thịt cá, mới có đủ sức mạnh. Thật ra, người ăn thịt không có sức mạnh và sức chịu nhọc dẻo dai bằng người ăn chay trường. Chính Giáo sư Irwin Fischer ở Ðại học đường Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: 

Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu. 

Bà White, một bác học gia cũng đã tuyên bố rằng: 

Các thứ hột, các thứ trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ăn ấy nấu nướng một cách giản dị, thì rất hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh biết bao nhiêu bệnh tật. 

I. Cách Thức Ăn Chay  

1. Chương trình ăn chay 

Mặc dù sự ăn chay đối với người Phật tử là một điều cần thiết, một phương pháp tu hành nhưng muốn được lợi ích thiết thực, cần phải có phương pháp, và áp dụng một cách tuần tự theo căn cơ và sở nguyện của mình. Trước tiên, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ hẳn ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay. Vì thế, trong đạo có chia làm hai loại: ăn chay kỳ và ăn chay trường. 

a) Ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ là ăn có kỳ hạn nhất định trong mỗi tháng hay mỗi năm: 

Nhị trai: Ăn 2 ngày chay trong mỗi tháng vào ngày mồng một và rằm âm lịch. 

Tứ trai: Ăn 4 ngày chay trong tháng: mồng một, mồng tám, rằm và hăm ba. 

Lục trai: Ăn sáu ngày chay trong tháng là: mồng một, mồng tám, mồng bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi (nếu tháng thiếu thì 27, 28, 29). 

Nhất nguyệt trai: Là ăn một tháng chay vào tháng giêng hay tháng bảy. 

Tam nguyệt trai: Là ăn ba tháng chay: Tháng giêng, tháng bảy và tháng chín (hay tháng mười); hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng. 

Nếu tập ăn chay kỳ trong một thời gian mà không gặp một phản ứng nào về thân, tâm và nhận thấy có lợi ích, thì nên lần đến ăn chay trường. 

b) Ăn chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là ăn toàn chay luôn trong môic ngày, không gián đoạn cho đến hết đời. 

Nếu mỗi ngày, phát tâm không ăn sau 12 giờ trưa, thì gọi là ngọ trai. 

2. Phương pháp thực hành 

a) Chọn lựa thay đổi thức ăn. Ðể ăn cho được lâu dài và không ngán, chúng ta nên chọn những món ăn có nhiều sinh tố, bổ dưỡng như: cà chua, rau muống, đậu nành, nấm rơm, cải bắp, khoai tây, nếp lức v.v...và những món ăn cũng phải thay đổi luôn  

Vậy trong một bữa ăn, cần phải ăn những món gì để bữa ăn có đầu đủ chất bổ và ngon miệng? Dưới đây là vài bữa ăn kiểu mẫu: 

Trái cây cùng ăn với cơm hay bắp, bột mì và rau, cải, đậu phụng rang. 

Sữa tươi cùng ăn với trái cây ngọt và cơm, bắp hay bột mì. 

Các món ăn chính nói trên là cần thiết, nhưng cũng cần thêm gia vị như hột cải cay, tiêu ớt, giấm v.v...để giúp bộ máy tiêu hóa làm việc d dàng. Nhưng nếu dùng gia vị quá nhièu thành ra có hại, như làm cho bộ máy tiêu hóa nóng, sing bệnh hay làm kích thích cơ thể. 

b) Cách nấu. Thức ăn là cần thiết nhưng cách nấu cũng quan trọng; chúng ta đừng có quan niệm sai lầm là đã ăn chay thì nấu thế nào cũng được cả, không cần thiết là phải quan tâm đến. Nếu thức ăn bổ mà không biết cách nấu, thì cũng làm cho nó hết bổ, và có khi làm hại bộ máy tiêu hpá nữa. Dưới đây là vài điều nên nhớ trong khi nấu ăn: 

Không nên chiên xào nhiều quá, vì sinh tố B và C sẽ bị dầu sôi tiêu diệt và các món có nhiều dầu làm cho bao tử mệt. 

Nên ăn đồ nướng, nhất là nướng không có thoa dầu. 

Khi nấu hay luộc phải nên đậy nắp để sinh tố khỏi bị mất và nên đổ ít nước để chất bổ khỏi loãng. Và nước luộc ấy rất tốt, không nên đổ đi, vì nó chứa rất nhiêu chất bổ và sinh tố. 

c) Giảm thịt cac dần dần trong những ngày ăn mặn. Ðối với những người ăn chay kỳ thì khi ăn mặn, nên mua những vật người ta làm sẵn, hoặc làm giảm bớt số lượng thịt cá, ăn nhiều rau cải, sữa, tạm dùng trứng gà, trứng vịt không tượng con. 

Khi đã tinh tấn về mặt tinh thần, không nên ăn trứng gà, trứng vịt, vì trứng cũng là một sanh vật sắp nảy nở. 

3. Những điều cần tránh 

a) Không nên kiêu mạn. Người có phúc duyên ăn chay được d dàng, không nên sanh lòng kiêu mạn, tự cho mình là hơn người, và khinh người ăn mặn. làm như thế đã sanh ác cảm với người mà lại còn làm tổn âm đức của mình nữa. 

b) không nên háo danh. Có người mới bước vô đường đạo, đã ăn trường trai ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như thế là do lòng háo danh mà ra; hạnh động này không có lợi cho sự tu hành mà lại còn có hại: khi không còn ai khen ngợi nữa, thì không thấy hứng thú để tiếp tục ăn chay nữa. 

c) Không nên ép xác. Có người tưởng lầm rằng: ăn chay là để hành hạ thân xác, nên cố ăn một cách cực khổ, như chỉ ăn ròng rã tương rau, muối sả...từ năm này sang năm khác. Ăn như thế thì sẽ hao mòn thân xác và chết yểu trước khi thành đạo. 

d) Không nên giả mặn. Có nhiều bà nội trợ muốn trổ tài khéo léo của mình bằng cách nấu chay mà giả mặn, rồi đặt tên món ăn mặn, hay làm ra những hình thức giống như đồ mặn. Thí dụ như: củ hủ cao, củ hủ dừa kho mà gọi là cá tra kho; bắp chuối luộc trộn giấm và rau răm, lại đặt tên thịt gà xé phay; bí đao xắt mỏng cặp gắp nướng ăn với bánh hỏi mà lại đặt tên là thịt bò lụi v.v.... 

Như thế, là đã vô tình xúi giục người ăn chay nghĩ đến món mặn, miệng ăn rau dưa, mà lòng tưởng nhớ đến thịt cá, làm trò cười cho thế gian. 

đ) Không được quên ngày chay. Không nên khinh thường quên những ngày chay mà mình đã phát nguyện, dù gặp trường hợp bất thường như đi lỡ đường, làm việc quá buổi, lúc đói quá mà không có sẵn thức ăn chay. 

e) Không nên dùng ngũ vị tân. Ngũ vị tân là: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ không nên dùng, vì các thứ này đã hôi, lại có nhiều chất kích thích lòng dục vọng. 

IV.Lợi Ích Của Sự Ăn Chay 

1. Phương diện cá nhân 

Những lới ích của sự ăn chay đối với cá nhân rất lớn lao. Người ăn chay không những thâu hoạch được những lợi ích trong hiện tiền mà cả trong đời sống tương lai nữa. 

a) Trong hiện tại, người ăn chay được hưởng lợi ích sau đây: 

Tiết kiệm được tài chánh, vì đồ ăn chay rẻ hơn đồ ăn mặn. 

Tiết kiệm được ngày giờ và công lao nấu nướng, vì mướp, dưa, bầu bí, khoai...cắt rửa mau và ít tốn nước; và kho kho, luộc, nấu nướng lại mau chín, ít hao củi. 

Thân thể được mạnh khỏe; tinh thần được nhẹ nhàng, trong sạch; trí tuệ được minh mẫn dể tu thiền quán. 

b) Trong đời sau, không chịu quả báu giết hại, nên không phải trả nợ máu thịt, khỏi phải thường mạng. Nếu trở lại làm người, thì được trường thọ. 

2. Phương diện xá hội, nhân loại, chúng sanh 

Ăên chay không những có lợi ích cho cá nhân, mà còn cho xã hội, nhân loại, chúng sanh nữa. Nếu ai ai cũng ăn chay thì thế giới Ta Bà này làm gì có tiếng rên siết vì chết oan của oài vật và tiéng than thở, đau đớn của người vì nạn tương tàn, tương sát. 

Một nhà Bác học có nói: "Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt cá nào cả". 

Câu nói đầy đạo đức này cũng đồng một ý nghĩa với câu nói của Cổ nhân: 

"Nhất thế chúng sanh vô sat nghiệp, 

Hà sầu thế giới động đao binh". 

(Nếu tất cả chúng sanh không sát hại lanã nhau, thì sợ gì thế giới có giặc giã). 

Người ăn chay là một chiến sĩ của Hòa bình. Thật vậy người ăn chay, với một tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài là mình, mình là muôn loài, không giết hai sanh vật để thỏa mãn dục vọng, không bao giờ nỡ tâm tàn sát đồng loại để đạt mục đích lợi danh. 

Nếu trong xã hội, ai ai cũng ăn chay, thì đâu có những chuyện gây gỗ, đánh đập nhau, như chúng ta thường thấy hằng ngày. 

Nếu trong một nước, ai ai cũng ăn chay thì không có chuyện mạnh hiếp yếu, khôn lán dại, chém giết lẫn nhau để thỏa lòng dục vọng. 

Nếu trong thế giới, ai ai cũng ăn chay, thì thế giới này là Cực lạc thế giới. 

Kết Luận 

Mọi Người Dù Phật Tử Hay Không Ðều Nên Ăn Chay 

Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, xét về phương diện khoa học hay Phật học, về phương diện cá nhân hay đoàn thể, về hiện tại hay tương lai, sự ăn chay đều có rất nhiều lợi ích. 

Vì vậy, những người không phải là Phật tử , nếu muốn thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn để học tập; nếu muốn tiết kiệm được tài chánh, công lao, thời giờ, nếu muốn gia đình được hòa thuận yên vui, thì hãy mau mau làm quen với những thức ăn chay. 

Còn những ai đã àl Phật tử , đã nguyện theo bước chân của đức Từ phụ, thì phải thực hành phép ăn chay, để lòng Từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được lan xa, trí tuệ được tỏ ngộ, đạo quả được chóng viên thành. 

Vẫn biết, nói d mà làm khó; nhưng một người tiến bộ và có thiện chí, khi đã thấy rõ những điều lợi ích, thì dù khó bao nhiêu cũng quyết thực hành cho được. Sự thực hành ấy không phải làm ngay trong một lần, mà phải tuần tự tiến bước.  
Nếu chúng ta biết áp dụng phép ăn chay đúng như những cách thức đã nói ở trên, thì thiết tưởng không có gì là khó lắm. Ðiều quan trọng nhất là chúng ta thật có thiện chí hay không mà thôi.         
                                                                                     Hòa Thượng Thích Thiện Hoa



ĂN CHAY ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Trong Phật giáo chúng ta thường được nghe nói tới cội rễ của đau khổ là Tam Độc. Đó là Tham, Sân và Si. Ba thứ này đầu độc chúng ta, dẫn chúng ta đi trong sinh tử luân hồi. Trong giới Y Khoa, cũng nói đến Tứ Độc. Đó là các bệnh cao áp huyết, cao cholesterol, tiểu đường và mập phì. 
Cũng như Tam Độc trong Phật Giáo, Tứ độc trong Y Khoa này thường hay kết bạn đi chung với nhau và đưa đến chết người. Chúng không chừa một ai, già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, sắc dân trắng vàng đen đỏ, phàm phu hay tu hành. Nhiều người hay than thân trách phận là ăn hiền ở lành, ăn chay nằm đất quanh năm mà cũng bị trúng độc thủ của Tứ Độc. Chẳng hạn chỉ ăn cơm, ăn bún, ăn phở, ăn mì, ăn rau, không ăn thịt cá gì cả mà mỡ cholesterol cứ cao, cân trọng lượng thì cứ lên và nhịp tim đập cao hơn bình thường. Cũng như có một vài vị sư và ni ăn chay trường khổ hạnh ở Việt Nam khi qua đến Hoa Kỳ, một thời gian sau cũng bị trúng độc thủ của Tứ Độc, làm nhiều Phật tử thắc mắc ăn chay trường mà cũng bị bệnh. 
Theo các nhà khoa học cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh này. Tuy nhiên, có những nguyên nhân chúng ta có thể thay đổi và kiểm soát chúng được bằng cách điều hòa việc ăn uống và luyện tập thể dục, nhưng cũng có những nguyên chúng ta không kiểm soát được như đặc tính di truyền của mỗi người, hoặc tuổi già vì càng lớn tuổi càng dễ bị bệnh. 
Thưa quý thính gỉa,
Trong buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi trình bày về ba nguyên do mà những người ăn chay trường vẫn có thể bị bệnh như những người không ăn chay và nhấn mạnh đến các biện pháp áp dụng hầu có thể ngăn ngừa phần nào được bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư qua việc ăn chay và luyện tập thể dục. Nhưng trước hết phải nói ngay rằng ăn chay đúng phương pháp và luyện tập thể dục đều đặn, theo các nhà khoa học, thì chỉ có khả năng giảm nguy cơ lâm bệnh 58% mà thôi và nói một cách khác, những người ăn chay có luyện tập thể dục này vẫn có thể bị bệnh như thường huống hồ là ăn chay không đúng phương pháp và không luyện tập thể dục và các vị tăng ni bị bệnh cũng nằm trong trường hợp này, không ai được đặc cách miễn bệnh tiểu đường hay tim mạch. 
Thưa quý thính giả,
Việc một vài vị sư, vị ni và cư sĩ Phật tử ăn chay trường bị bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch có thể là do ba nguyên nhân sau đây:
(Thứ nhất) là ăn chay không đúng phương pháp. 
(Thứ hai) là không luyện tập thể dục hay luyện tập thể dục không đều đặn và không đủ liều lượng. 
(Thứ ba) là do sự thay đổi môi trường sống. 
Trước hết, chúng tôi trình bày về nguyên nhân do ăn chay không đúng phương pháp: 
Thường người Việt nam chúng ta sử dụng ngũ cốc nhiều hơn, nhất là cơm gạo trắng, các loại bún, bánh phở và các loại bánh khác làm từ bột gạo, như bánh canh, bánh đúc, bánh xèov.v..nên xảy ra tình trạng dư thừa năng lượng từ ngũ cốc. Đường và tinh bột được cơ thể chuyển hoá ra glucose. Glucose lưu thông trong máu và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Khi tế bào không dùng hết thì glucose sẽ được chuyển hoá thành glycogen và được lưu trữ trong bắp thịt và gan hoặc được chuyển thành mỡ acid béo và triglyceride. Do vậy, kết quả cuối cùng là làm tăng khối lượng mỡ trong cơ thể. Nếu không sử dụng hết năng lượng dư thừa này qua các hoạt động thể lực thì rất dễ bị mập phì và dễ sinh ra bệnh tiểu đường. 
Ngoài ra, khi nấu ăn quý bà thường dùng quá nhiều bột ngọt, đường, muối, thực phẩm chay biến chế và các thực phẩm tinh lọc, nhất là dùng quá nhiều dầu để chiên xào. Mặc dầu dầu thảo mộc không có chất cholesterol nhưng lại có lượng cao chất béo không bão hoà và khi chiên nhiều lần, có độ nóng lâu, dầu không bão hòa sẽ trở thành loại dầu có đặc tính giống như bão hòa mà người ta gọi là trans-fatty acids. Chất béo bão hòa và trans-fatty acids là những chất béo không tốt, làm gia tăng chất cholesterol xấu LDL và đồng thời làm giảm cholesterol tốt HDL trong máu, do đó gia tăng mức nguy hiểm về bệnh tim mạch và đồng thời cũng làm cho chất insulin giảm hiệu năng hộ tống chất đường vào trong các tế bào. 
Vì thế, trong việc ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe, yếu tố điều hoà thức ăn hàng ngày để tạo sự quân bình năng lượng thu nhập và tiêu dùng, là một điều vô cùng cần thiết. Và ăn chay đúng phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu này. 
Nguyên nhân thứ hai là do thiếu luyện tập thể dục hay nếu có tập thì tập không đều đặn:
Yếu tố đều đặn (consistency) quan trọng hơn yếu tố cường độ (intensity). Các nhà khoa học cho biết tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh trên máy đi bộ hay đi ngoài trời đều đặn mỗi ngày ba mươi phút đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất. Luyện tập thể dục đều đặn làm máu lưu thông dễ dàng đến mọi nơi trong cơ thể, chuyển vận ốc xy và các chất dưỡng sinh khác nuôi dưỡng các tế bào, tạo năng lượng hoạt động cho con người. Luyện tập đều đặn cũng gia tăng tỷ trọng chất xương, làm xương cốt cứng mạnh hơn, giảm áp xuất máu, giảm sự thành lập các cục máu đông và đồng thời có tác dụng gia tăng hàm lượng cholesterol tốt HDL và giảm chất béo triglycerides trong máu. 
Đi bộ chậm, trong Phật giáo gọi là thiền hành, chỉ có lợi cho sự thư dãn tâm hồn mà không có tác dụng gì cho cơ thể nên không thể xem là tập thể dục được. Tập thể dục đúng cách có nghĩa là tập đều đặn hàng ngày và tập với nhịp tim đập trong khoảng từ 65 đến 85 phần trăm nhịp tim đập tối đa. Nhịp tim đập tối đa được tính theo công thức: 220 trừ số tuổi. Khi luyện tập, dù là đi bộ nhanh trên máy cũng nên tập trung vào hơi thở. Chính sự tập trung tinh thần này sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện và là một lối thiền đi bộ tạo nên sự thư giãn tâm hồn. 
Nguyên nhân thứ ba là do sự thay đổi môi trường sống: 
Nguyên nhân này thường xảy ra đối với những người di dân ở thế hệ thứ nhất. Theo các nhà khoa học, cơ thể sinh lý của người Việt Nam chúng ta thuộc loại chuyển hóa chậm từ thực phẩm ra năng lượng (slow metabolizer). Khi còn ở quê nhà các tăng ni làm việc bằng thể lực nhiều, công phu tu nhiều, ăn uống đơn sơ. Dưới mắt nhìn của các nhà dinh dưỡng học là thiếu chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể thuộc loại chuyển hóa chậm, lại có nhiều công phu tu tập nên không nảy sinh vấn đề, nay phải đổi sang một môi trường sống mới, hoạt động ít, lo nghĩ nhiều. Một số tăng ni phải đi làm tại các công tư sở kiếm tiền, giảm giờ công phu tu hành và ăn uống theo phong tục người Tây phương lấy bữa ăn tối làm chính. Mặc dầu là ăn chay nhưng lại là thực phẩm chay chứa quá nhiều chất bổ dưỡng và sự hoạt động thể lực lại quá ít, mà cơ thể vẫn giữ thói quen cũ tức loại chuyển hóa chậm, các chất bổ dưỡng dư thừa liên tục đưa vào cơ thể, không được chuyển hóa nhanh thành năng lượng nên biến thành mỡ, do đó dễ sinh ra bệnh tiểu đường và tim mạch. 
Vậy ăn chay như thế nào mới là đúng phương pháp? 
Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần yếu và tạo ra một số năng lượng cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không qúa ít để bị suy nhược. Nói một cách khác là quân bình năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể.
Dù ăn chay theo loại nào thì dưới góc độ dinh dưỡng cũng phải hội đủ ba nguyên tắc cơ bản: 
(Thứ nhất) Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gây bệnh như thiếu các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thư ruột và dạ dày. Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12. 
(Thứ hai) Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hoá. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp. 
(Thứ ba) Ăn chừng mực, tức là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội. 
Kính thưa quý vị, 
Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản trong việc ăn chay để tạo sự cân đối và bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và cho một sức khỏe tốt. 
Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết. Tổ chức ăn chay Hoa Kỳ đề nghị chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm loại whole grains như gạo lức, bánh mì nâu, cereals, các loại ngũ cốc chưa biến chế, rau đậu, trái cây tươi và ăn ít những thức ăn có chứa nhiều chất béo, chất ngọt và chất muối. Một vị bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng đề nghị một tỷ lệ hợp lý về dinh dưỡng chay là 4/6 hay 3/7 để chúng ta dễ nhớ. Tỷ lệ này có nghĩa là 4 phần hay 3 phần whole grains và ngũ cốc loại ít biến chế hay chưa biến chế và 6 phần hay 7 phần rau, đậu, trái cây tươi. 
Cũng có một số người ăn chay lo ngại rằng chế độ ăn chay dù bất cứ loại nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ do không đầy đủ chất đạm. Điều này hoàn toàn không đúng vì các nhà dinh dưỡng cho biết hàm lượng chất đạm trong chế độ ăn chay nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi. Tuy nhiên thức ăn có nguồn gốc thực vật tuy giầu chất đạm nhưng có loại lại không đầy đủ acid amino thiết yếu (ngoại trừ đậu nành). Thí dụ như lysine có trong gạo, bắp, lúa mì; threonine có trong gạo; tryptophan có trong bắp và methionine trong các loại đậu. Vì thế các nhà dinh dưỡng khuyến cáo người ăn chay nên sử dụng đa dạng các loại chất đạm thực vật cho cân đối về mặt dinh dưỡng. Thí dụ như xôi gạo lức nấu với đậu đen, đậu đỏ hay hạt sen, ăn với muối mè, bánh mì lát nâu phết bơ đậu phụng, súp đậu lentil, đậu lima, đậu đen hay đậu đỏ ăn với bánh mì nâu. Cơm gạo lức nấu với đậu trắng, đậu xanh, đậu ngự hay đậu đỏ. Hỗn hợp như thế vừa ngon lại vừa bổ. 
Họ khuyên chúng ta sáu điều nên làm:
Thứ 1. Thay đổi thực phẩm thường xuyên: 
Như trên chúng tôi đã trình bày, không một món ăn nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12 và một số sinh tố khác.
Chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay như vừa nói để có một ý niệm nào đó khi chọn mua thực phẩm. Tuy nhiên cách nấu ăn cũng lại là một vấn đề quan trọng khác làm người ta thích ăn hay không. Người Việt Nam chúng ta có cách nấu ăn hơi phức tạp và hơi mất thì giờ, nên nhiều khi không thích hợp cho thế hệ thứ hai sống tại hải ngoại. Vì thế chúng ta nên tìm cách đơn giản hoá việc nấu ăn mà ăn vẫn ngon và vẫn có đầy đủ năng lượng. 
Thứ 2. Cần Quân bình giữa ăn uống và tập luyện thể dục 
Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt như chúng tôi đã trình bày. Tuy nhiên việc ăn uống tốt là chuyện cần thiết, nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ mập và mập dễ đưa đến một số bệnh như cao áp huyết, tai biến mạch máu não và tiểu đường. Chúng ta nên tập thể dục cho ra mồ hôi, cho tim đập nhanh hơn bình thường như chúng tôi đã trình bày. Tập khoảng 30 phút đến một giờ mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần sẽ giúp cho cơ thể tránh được tứ độc hay là giảm đi sự nguy hại của tứ độc. Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khoẻ mạnh, bắp thịt dẻo dai; giúp cho tinh thần được sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm; tăng sự tự tin và cảm thấy khoẻ mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ. 
Thứ 3. Bớt ăn muối: 
Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. Thức ăn Việt Nam có nồng độ muối cao là các món kho, các món phơi khô, các loại mắm, v.v.. Thực phẩm Hoa Kỳ có chứa nhiều muối là đồ hộp, các thực phẩm biến chế ăn chơi, các lọai junk foods, khoai tây chiên... Khi nấu thức ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối để ăn cho “đậm đà”. 
Thứ 4. Tránh thức ăn chứa chất béo bão hoà (saturated fat) và cholesterol. 
Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm khoảng 15% năng lượng hàng ngày. Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E, và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành vách mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não. Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một cái lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg cholesterol. 
Thứ 5. Bớt ăn chất ngọt: 
Đường là tiếng gọi thông thường của glucose hay carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn dân Tây phương qua dạng tinh bột như cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì. Những thức ăn khác cho chất đường là sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy chúng ta nên giảm bớt ăn ngọt, còn nếu thích ăn ngọt thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa. Tuy nhiên, đường, muối và cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có cholesterol thì không có kích thích tố (hormone). Chúng ta nên nhớ chúng là những chất “bạn” chứ không phải “kẻ thù”, nhưng nếu chúng ta dùng nhiều quá thì bạn sẽ trở thành thù, chúng sẽ làm chúng ta bệnh! 
Thứ 6. Giảm ăn Junk food: 
“Junk food” là tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể. Những món “junk food” thông thường phải kể là món khoai tây chiên (French fries), pizza, bánh kẹo, các loại chip, các loại snack food. Những món ăn này lâu lâu ăn cũng vui miệng, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Các thức uống ngọt như Coca, Pepsi v..v.. được xem là Junk Food. Các món chè của dân mình có quá nhiều đường, có lẽ cũng nên xếp vào loại Junk Food.
Thưa quý thính giả,
Điều quan trọng như chúng tôi trình bày là làm thế nào ăn chay cho đúng phương pháp mà phần lớn là do sự điều hòa thức ăn và tập luyện thể dục sao cho cân bằng giữa cái cung và cầu cho cơ thể, nhưng có lẽ chúng ta cũng không nên áp dụng một cách máy móc, vì ăn uống không chỉ là một nhu cầu sống còn, đối với quý vị tu sĩ cần phải có một thân thể khỏe mạnh, ít bệnh tật để tu hành. Đối với những người thường, ăn uống còn là một sự thưởng thức trong đời sống hàng ngày, cho nên làm thế nào để ăn uống một cách thoải mái, không quá gò bó mà vẫn cung cấp cho mình lượng dinh dưỡng vừa đủ, đó cả là một nghệ thuật và có tính chất cá nhân. Người ta bảo “có thực mới vực được đạo”, có ăn uống đàng hoàng, nhất là ăn chay phải đúng phương pháp mới khoẻ mạnh. Tuy nhiên, ăn nhiều chất bổ béo quá thì, thưa quý vị: “cái miệng nó hại cái thân”.



9 Lý Do Nên ăn Chay Trường

1. Có đủ đạm cần thiết cho con người trong thực vật giống như trong thịt

có đủ đạm trong thực phật giống như động vật 
Mức đạm hàng ngày theo tiêu chuẩn được khuyến nghị đối với:

  • Đàn ông là khoảng 56gram,
  • và phụ nữ là 46gram.
Chế độ ăn bình thường cho phép ta hấp thụ đạm từ nguồn động vật như thịt, trứng, sữa. Nhưng người ăn chay trường không thể ăn bất cứ thứ gì từ động vật, vậy họ lấy đạm từ đâu ?
Vâng, đa phần người ăn chay khẳng định rằng nguồn đạm trong thực vật hoàn toàn cạnh tranh với nguồn đạm trong thịt. Và đây là danh sách theo trang Body Building:
  • Tào phớ (màn thầu, đậu hũ,… ): 20-30gram đạm mỗi chén
  • Đậu Navy : 20 gram đạm mỗi chén
  • Hạt hemp: 10 gram đạm mỗi 2 muỗng cà phê
  • Đậu sprouted, peas, Hà Lan, đậu lăng: (36 gram đạm mỗi 100 gram đậu)
  • Đậu xanh: 7.9 gram đạm mỗi chén
Bạn thấy đấy, với định mức hàng ngày và danh sách như trên, cơ thể con người hoàn toàn có thể đủ đạm chỉ cần nguồn từ thực vật.
Vì sao mình xếp đạm đầu tiên và nó quan trọng như thế nào ?
Bởi vì cơ thể chúng ta cần amino axit có trong đạm. Đạm giúp cơ thể chúng ta vận chuyển chất dinh dưỡng và tuần hoàn máu. Từ việc cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động, cho đến dưỡng chất cho da và tóc, cơ thể đương nhiên là rất cần đạm để thực hiện mọi chức năng và hoạt động bình thường hàng ngày.
Hãy tưởng tượng cơ thể con người như một chiếc xe và đạm là xăng dầu, xe không thể chạy nếu thiếu nhiên liệu

2. Tổ tiên chúng ta chỉ ăn cây cỏ mà sống được và chúng ta cũng nên như thế

tổ tiên chúng ta, khỉ, đười ươi là loài ăn chay thôi

Loài người tiến hóa từ khỉ và do đó những người ăn chay cho rằng chúng ta nên theo chế độ ăn uống nguyên thủy cổ xưa như “họ”. “Họ” sống khỏe và vẫn tiến hóa tốt nên chẳng có lý do gì chúng ta không làm được như vậy.
Thế vậy những con khỉ và đười ươi đang ăn cái gì ? Tổ chức động vật hoang dã nói rằng chúng ăn chủ yếu là rau củ, thân cây, lá cây, măng trúc, măng tre, trái cây…
Theo bài báo đăng trên Huffington Post, loài khỉ trong tự nhiên không bị mắc bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch. Hội ăn chay cho rằng vì chúng không ăn thịt, đường và các chế phẩm công nghiệp nên tránh được các bệnh nghiệm trọng trên, và chúng ta nên bắt chước như thế.

3. Loài người được tạo hóa lập trình không nhất thiết là loài ăn thịt

rau củ cho người ăn chay

Giống như lập luận về chế độ ăn uống của loài khỉ, xét về di truyền học, tạo hóa định hình bộ gen của chúng ta không phải là phải ăn tạp.
Những người theo khuynh hướng này cho rằng: bởi vì chúng ta không có móng vuốt và bộ hàm răng sắc khỏe, cũng như không có đủ axit trong dạ dày để tiêu hóa và hấp thu thịt, nên xét về mặt sinh học cơ thể chúng ta được lập trình chỉ để ăn rau và trái cây.
Điều này rất hợp lý, động vật ăn thịt như sư tử có thể săn bắt và ăn thịt sống mà không cần phải nấu chín, bởi vì cơ thể nó có đủ các công cụ sinh học thiết kế riêng cho nó. Hoặc như con trăn, tạo hóa ban cho nó một hệ tiêu hóa đặc biệt để có thể nuốt trọn 1 con dê và tiêu hóa trọn gói cả sừng lẫn móng mà không gặp trở ngại gì.
Còn loài người chúng ta thì không!

4. Ăn chay vẫn có đủ các chất béo tốt

các thực phẩm cung cấp chất béo tốt cho người ăn chay trường


Một trong những lý do mình thích viết blog là có cơ hội chia sẻ thông tin và thảo luận những chủ đề có tác động đến chúng ta. Nhưng về bản thân mình cũng rất cầu thị và muốn được nghe các bạn đọc chia sẻ điều gì đó liên quan.
Vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp các axit béo quan trọng, nên chúng ta chỉ có thể hấp thụ chúng qua ăn uống.
Có 3 nhóm axit béo omega 3: alpha-linolenic axit (ALA), eicosapentaenoic axit (EPA), và docosahexaenoic axit (DHA).
Bạn có thể lấy EPA và DHA từ thức ăn như cá, là loại đã sẵn sàng để hấp thu ngay thời điểm cơ thể chúng ta tiêu hóa. Nếu trường phái ăn chay của bạn không ăn cá, bạn có thể bổ sung chúng từ tảo, rong biển.
Còn ALA có trong các loại đậu và hạt, tuy nhiên cần thời gian để cơ thể chuyển hóa chứ không dùng ngay được như EPA & DHA.
Axit béo rất cần thiết cho cơ thể, giúp não bộ hoạt động hiệu quả. LiveStrong cho rằng: Nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến suy yếu nhận thức, suy nhược, bệnh mất trí nhớ Alzheimers và liệt rung Parkinson.
5. Ăn chay vẫn đầy đủ dưỡng chất vitamin mà không cần bổ sung
ăn chay có đủ dưỡng chất vitamin 
Ăn chay bạn sẽ vẫn có đủ các dưỡng chất vitamin thiết yếu từ rau củ quả. Duy chỉ có 2 loại vitamin mà người ăn chay dễ bị thiếu hụt đó là Vitamin B12 và vitamin D

Chúng ta cần khoảng 1 microgram B12 mỗi ngày, nếu thừa sẽ được cơ thể lưu trữ lại dùng dần. Nếu thiếu thì khá gay go bởi vì vitamin này rất quan trọng, đảm bảo cho các tế bào hoạt động trơn tru. Nguồn cung cấp vitamin D cho những người ăn chay trường là từ các loại nấm!
Theo Drew Ramsey, nghiên cứu sinh khoa tâm thần học tại Đại học Columbia, đã chỉ ra: “Hơn phân nửa số người ăn chay trường có xét nghiệm thiếu vitamin B12, bị rủi ro gặp vấn đề về trí óc như mệt mỏi, kém tập trung, giảm khối lượng não về già và những tổn thương không thể phục hồi khác”.
Những người ăn chay cũng bị thiếu hụt vitamin D
Như mình đã đề cập trong bài chuyên về vitamin D, chúng ta cần loại vitamin quan trọng này cho răng và xương khỏe mạnh, kiểm soát hệ thần kinh, và ngăn ngừa tổn thương mô.
Vitamin D có một ít trong rau quả và có nhiều trong bơ, phô mai, sữa và các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ và trứng.
Nếu trường phái ăn chay trường của bạn cũng không đụng đến cá và trứng, thì cách duy nhất còn lại là phơi nắng nhiều để có vitamin D (dân Việt Nam thì khỏi lo rồi, nắng bao la).
Nếu bạn thuộc số ít Việt Kiều sống tại những nước mùa đông kéo dài, thì chỉ còn cách uống viên bổ sung thêm vitamin D.

6. Người ăn chay trường giảm đáng kể ung thư hay bệnh tim mạch

ăn nhiều rau quả tránh được ung thư và tim mạch

Người ăn chay trường không ăn thịt và các sản phẩm bơ sữa tươi, 2 thứ chứa chất béo bão hòa, nên giúp họ giảm được bệnh tim mạch và mức mỡ xấu.
Một nghiên cứu đã công bố cho thấy “Người ăn chay có thêm sự bảo vệ khỏi các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và đột tử do đau tim”.
Ginny Messina RD, đã nói : “Một chế độ ăn nhiều rau củ quả không chắc miễn trừ 100% bệnh tật, nhưng chắc chắn nó giảm được nguy cơ”.

7. Thực phẩm chay lành mạnh hơn

bơ đậu phộng tốt cho người ăn chay

Ăn chay rõ ràng là nghe có vẻ nhàm chán và kém hấp dẫn hơn, nhưng có 2 vấn đề rất dễ phân biệt của người ăn chay trường là họ có khuynh hướng ít ăn ngọt và ăn mặn, là 2 nguyên nhân lớn nhất gây rất nhiều bệnh tật kinh điển của người Việt Nam ta. Đương nhiên phải ăn rau quả nguồn gốc tự nhiên mới lành mạnh, ngày nay mọi người rất ngán thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu và các lọai hóa chất cũng như công nghệ biến đổi gen và các thực phẩm chế biến sẵn. Danh sách sau đây gợi ý cho bạn những thực phẩm chay có lợi nhất cho sức khỏe mà lại phổ biến.
  • Đậu phộng là một trong những lựa chọn hàng đầu để cung cấp protein và chất béo thực vật cho người ăn chay. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng để ăn kèm với nhiều món như bánh mì, bánh quy hoặc để pha chế sinh tố cũng rất tốt.
  • Hạt đỗ đen, đậu lăng, đậu tây là những loại hạt giàu chất xơ và protein.
  • Đậu nành luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay, lại có thể dùng để chế được nhiều món ăn thông dụng, đơn giản như sữa đậu nành, đậu phụ….
  • Hạt vừng đen là loại hạt chứa nhiều protein, chất đạm, chất béo, đường bột, canxi, phốt pho, sắt, vitamin nhóm B…Chúng vừa dễ hấp thụ vừa có có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường khả năng hoạt động của các thành động mạch và hệ tuần hoàn.
  • Các loại rau xanh lá như rau bắp cải, cải xoăn, súp lơ, rau ngót…chứa một lượng protein không kém các loại đậu.Ngoài ra thì còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxi hóa khác.
  • Sữa chua có lượng protein khá lớn, đồng thời tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
8. Ăn chay rẻ hơn ăn mặn

ăn chay rẻ hơn ăn mặn 
Quá dễ hiểu, mỗi 1 kg rau quả rẻ hơn 1 kg thịt. Nếu bạn thống kê chi phí, bạn sẽ nhận thấy số tiền chi cho ăn uống giảm trung bình được phân nửa, ví dụ cụ thể của 1 bạn đọc tên Holly sống ở Anh là: ăn chay trường so với ăn mặn tiết kiệm được 4 triệu/tháng/người.

9. Càng ngày càng dễ dàng để ăn chay trường

ăn chay trường rất tốt và rất dễ


Ăn chay đang ngày càng trở nên phổ biến, theo One Green Planet, riêng ở Mỹ có 7.5 triệu người không hề động đến thịt, và xu hướng tỉ lệ này đang ngày càng tăng, dẫn đến sẽ càng có nhiều họat động liên quan như sản xuất, phân phối,…. khiến việc ăn chay trở nên dễ dàng hơn.
Thực chất việc ăn chay là điều dễ nhất và tốt nhất cho tất cả nhân loại! Chúng ta chỉ cần tìm hiểu cách nấu và cách ăn món nào ra sao. Nếu chúng ta dừng việc nuôi gia súc gia cầm để ăn thịt chúng ta sẽ có gấp từ 3 đến 9 lần nước sạch trong tương lai và nạn đói sẽ tuyệt chủng. Albert Einstein là người đầu tiên đề cập đến điều này !
Tôi đã gặp một tiền bối ăn chay trường và quả thực ngưỡng mộ, rất dễ để nhận ra qua làn da sáng hồng, mái tóc, ánh mắt sáng quắc,… tất cả cho thấy anh ta khỏe mạnh thế nào! Anh ta ăn khoảng 150 rau củ quả khác nhau và chú trọng nhiều rau xanh đậm và trái dừa, dùng cám gạo lanh ép hoặc dầu bơ để nấu ăn. Đặc biệt không ăn đường (điều này lý giải vì sao những người hay ăn mặn và ăn ngọt không thể có làn da sáng).
 
ăn chay trường 
Kết lại: có nhiều cách để khỏe mạnh mà không nhất thiết phải ăn chay. Tuy nhiên việc đặt chế độ ăn chay trường thực sự đưa bạn đến một giới hạn và đẳng cấp giá trị khác, hãy thử xem sức chịu đựng của bạn đến đâu, nhất là trong tuần đầu nhé !




Những lý do nên tích cực ăn chay

Bạn có biết nhà khoa học vĩ đại Albert Einsten, ông hoàng nhạc pop huyền thoại Michael Jachson, vị cựu tổng thống danh tiếng của Hoa Kỳ, Bill Clinton, cựu CEO của hãng hoạt hình trứ danh Walt Disney, Michael Eisner và nhiều bậc hiền triết kiệt xuất khác đều là những người trường chay. Tại sao vậy?

albert-einstein-by-zuzahin-d5p-1652-7595
Albert Einstein: “Không gì có lợi cho sức khỏe và tăng tuổi thọ con người trên trái đất này bằng việc trường chay”
Rõ ràng, với sự đa dạng của các loài động vật, con người đang được hưởng thụ rất nhiều vị ngon và hấp dẫn của các món ăn từ thịt. Thế nhưng, hiện nay đang có nhiều người từ bỏ những lạc vị đó để chọn cách ăn uống thanh tịnh và không động vật. Thế ăn chay có những lợi ích gì?
Thứ nhất, ăn chay là phù hợp theo cấu tạo cơ thể
Trước hết, răng của loài người được cấu tạo một cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, được tạo hóa sáng chế một cách khéo léo để nghiền và nhai nát thức ăn.
Cấu tạo răng hàm và xương quai hàm giúp nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Ngược lại, loài động vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọn luôn chứ không hề nhai.
Hơn nữa, bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để nhặt rau và hái quả, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.
Ngoài ra, trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người so với loài động vật ăn thịt có điểm khác biệt là đường ruột. Tạo hóa đã ban đặc ân cho động vật ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp khoảng ba lần chiều dài cơ thể, trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp khoảng 10 lần.
Vì thế, chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó, chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà có cơ hội sinh ra độc tố nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa ở những người ăn thịt.
Thứ hai, ăn chay để có sức khỏe và tăng tuổi thọ
Một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu hụt chất protein cần thiết trong cơ thể của con người. Một số người khác thì cho rằng chất protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất protein động vật. Vậy thì loài trâu, bò, ngựa, voi… đâu có ăn thịt mà vẫn có đầy đủ chất protein và luôn khỏe mạnh bình thường, thậm chí cơ thể còn to lớn hơn các động vật khác
Thực ra chất protein gồm có 22 amino acids, trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã chế biến nữa.
Chúng ta có thể so sánh 100g thịt bò chứa 20g chất protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất protein...
Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare -Viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge – Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng, nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.
Ông T.Colin Campbell, nhà sinh hóa học, hiện là giám đốc cơ quan nghiên cứu của Cornell - China - Oxford đã tiết lộ rằng: “Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ quan sức khỏe và dinh dưỡng Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng”.

anchay-5306-1406777207.jpg
Ăn chay tốt cho sức khỏe.
Thứ ba, ăn chay giúp tâm tính hiền hòa, an vui
Rõ ràng, ngựa, voi, trâu bò và các động vật ăn rau quả khác đều hiền hòa và gần gũi hơn so với cọp, gấu, sói… Thậm chí, loài chó nhà được nhiều người yêu mến đôi khi cũng cắn lại chủ nó.
Quá trình sát sinh hoặc săn bắt cũng khiến con người và loài ăn thịt trở nên tàn bạo, hung tợn hơn. Thịt và máu động vật cũng chứa nhiều chất kích thích hơn thảo mộc nên làm loài người và thú ăn thịt dễ bị kích động.
Ngược lại, người ăn chay với thức ăn chính là rau quả, ngũ cốc và trái cây thường có tâm tính hiền hòa hơn. Việc tiêu thụ các thực phẩm từ thiên nhiên cũng khiến người trường chay có cảm giác thanh bình, an nhiên.
Hơn nữa, các loài động vật cũng như con người, đều biết đau, biết sợ cái chết. Chúng cảm giác được giây phút sắp bị tàn sát nên có con la hét thất thanh, con thì khăng khăng không chịu bước đi, con thì bất lực mà rơi nước mắt.
Chúng ta đều cảm giác đau khi đứt tay, chảy máu, thế thì nỗi đau sẽ cùng cực như thế nào nếu bị cắt cổ, thọc tiết… Do đó, việc ăn chay giúp con người thể hiện tình thương yêu muôn loài, gia tăng lòng bát át và vị tha. Từ đó tâm được yên vui và thoải mái.
Cựu tay đấm của Mỹ, Mike Tyson, một trong những nhân vật thể thao nổi tiếng nhất mọi thời đại vừa tiết lộ trong một chương trình truyền hình rằng nhờ chế độ ăn chay trường mà anh giảm được “cái điên” trong tính khí và trở thành người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội hơn.
Thứ tư, ăn chay để thế giới tốt đẹp hơn
Trong giai đoạn 2011- 2013 ước tính số người bị đói trên thế giới là 842 triệu người. Thật ra có phải thế giới đang thiếu lương thực nên mới có tình trạng đó?
Tiến sĩ Aarol Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chính trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng diện tích đất một mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng đất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt.
Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng”.
Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.



Thương cho người ăn "món chay giả mặn"

Các “món chay giả mặn” được sản xuất tràn lan và đã có rất nhiều người tại gia hào hứng đón nhận. Tuy nhiên, với người xuất gia thì ngược lại, họ ăn với tâm không tác ý.

Món chay giả mặn không gợi cảm với người xuất gia

Mục đích của việc tạo ra các sản phẩm chay bắt chước hình tướng của thực phẩm mặn sẽ tạo cho nhiều người có cảm giác đang ăn thức ăn mặn để họ dễ tiếp nhận đồ chay hơn. Tuy nhiên hình thức này chỉ phục vụ cho đại đa số người tại gia, chứ những người xuất gia thì hoàn toàn không có gợi cảm gì cả.

Món chay với hình dạng phong phú, hấp dẫn nhưng không có gợi cảm gì với người xuất gia

“Rất ít người xuất gia muốn ăn các món ăn chay giả mặn vì sản xuất bằng hóa chất nhiều không tốt sức khỏe. Ăn chay lâu rồi nghe đến mùi vị đồ mặn thấy sợ” – thầy Thích Giác Tấn (Bình Định) chia sẻ.

Theo thầy Giác Tấn, khi nhìn thấy các món ăn đó, không gợi lên điều gì trong người xuất gia. Chỉ cảm thấy tội cho người ăn mặn vì mùi vị thôi mà họ sát hại quá nhiều sinh mạng, chứ ăn vào bao tử rồi thì chỉ còn là chất dinh dưỡng.

Thực phẩm chay giả mặn đang được sản xuất theo công nghệ dây truyền và trở nên phổ biến khắp thế giới. Nó được xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa cỗ, nhà hàng làm cho người tại gia thích thú và đôi khi còn hào hứng khi ăn.

Song đối với người xuất gia thì ngược lại. “Nếu người xuất gia ăn các món chay giả mặn chỉ vì bắt buộc và khi ăn với cái tâm không tác ý (không suy nghĩ gì – PV). Nếu ăn ở chùa thì sẽ nấu bằng nguyên liệu của rau quả, đạm bạc, đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh hơn” – thầy Giác Tấn cho hay.

Cần loại trừ thói quen ăn món chay giả mặn

“Thay vì để thực khách ăn thịt những con vật thật, nhà sản xuất tạo ra những món chay giả các loại thịt để cho người ăn bớt đi nghiệp sát. Khẩu vị tiếp xúc thì giống nhau nhưng nghiệp sát mạng sống thì không có nhằm mục đích dẫn dụ người chưa quen ăn chay.


“Cần loại trừ thói quen tiêu thụ các thực phẩm chay giả mặn” – Đại đức Thích Nhật Từ nhấn mạnh

Tuy nhiên, hiện nay thực phẩm chay giả mặn không còn hương vị chay tịnh nữa mà tanh hôi. Ăn những thực phẩm đó nếu không biết trước là đồ chay giả mặn thì không thể phân biệt được giữa thật và giả” – Đại đức Thích Nhật Từ (Phó Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TPHCM) nhận định.

Theo thầy Nhật Từ, lúc ăn những đồ chay giả mặn, hạt giống sát hại thầm lặng được xúc tác, tưới tẩm và nuôi lớn. Ăn thực phẩm này chẳng khác nào ăn những động vật thật dưới góc độ tâm tưởng.

Còn về phương diện y học, các thực phẩm đó không có dưỡng chất và chứa nhiều độc tố. Hạt giống của tâm sát hại vô tình vẫn được tồn tại dưới dạng tùy miên (ngủ trong tạng thức con người – PV).

Thấy thị trường đồ chay có cơ hội phát triển nên hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm chay giả mặn. Để có thể tạo món chay có hình dáng và hương vị giống như món mặn, người ta phải sử dụng nhiều loại hóa chất tạo mùi, tạo màu…

Với ý nghĩa ăn chay để thanh lọc cơ thể thì những món chay giả mặn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn kiêng còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu của người ăn chay. Vì người ăn chay là phải ăn theo chế độ dinh dưỡng thuần khiết tự nhiên nhất mà thực phẩm chay giả mặn đã có thêm các chất phụ gia và chế tạo qua sẽ ảnh hưởng đến nguyên chất của thực phẩm.
“Nếu thường xuyên ăn các món này, với người còn ăn chay kỳ, trong một thời gian dài và ăn liên tục trong cả tháng thì không những đã không thanh lọc được cơ thể mà trái lại đang tự cung cấp những tác nhân xấu, đầu độc chính mình và sẽ gây ra một số bệnh về sau” – Dược sĩ Quách Hiệp Hưng


Cẩn thận với món chay giả mặn


Để món ăn chay giả mặn có hương vị, màu sắc bắt mắt, nhiều cơ sở sản xuất đồ chay sử dụng phụ gia tạo màu, mùi, vị, định hình không xuất xứ rõ ràng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Trước đây, ăn chay được nhắc đến là phương thức ẩm thực của người tu hành. Quan niệm Phật giáo cho rằng, ăn chay để tĩnh tâm, kiêng sát sinh, loại bỏ tham, sân, si và nuôi dưỡng tâm hồn.
Ngày nay, đối tượng ăn chay mở rộng và trở thành thực đơn được ưa chuộng trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Trên thực tế, kiến thức của người ăn chay còn hạn chế, nhiều người theo trào lưu, giảm cân, đẹp da. 
Hiện nay, món chay có màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn cùng tên giả đồ mặn như: đùi gà chiên, gỏi mắm, thịt kho... Nhưng không phải ai cũng biết quy trình làm ra thực phẩm chay ra sao và chúng có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người sử dụng.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy nhiệt độ cao có thể biến các chất trong một số nguyên liệu thực phẩm chế biến món chay giả thịt thành… chất thịt thật!


Vì sao có món chay giả mặn? Ngày nay, nhiều người đã xem ăn chay như một cứu cánh để giảm bớt nguy cơ xảy ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, ung thư... Vấn đề là nhiều người đã quen ăn thịt cá. Nếu bữa cơm không có thịt cá, nuốt không trôi, ăn sẽ kém ngon hoặc không ăn được nhiều. Hơn nữa, ăn uống còn là một cách hưởng thụ, cuộc sống sẽ mất đi phần nào lạc thú nếu thiếu đi hương vị thịt.
Do đó, một thách thức đặt ra cho công nghệ chế biến thực phẩm chay là làm sao để tạo được những sản phẩm vẫn với nguyên liệu là đạm thực vật nhưng lại có hương vị tự nhiên của đạm động vật và bắt mắt nhìn như món mặn, để đánh lừa giác quan của những người đã trót ăn chay nhưng lòng còn vương mùi thịt, cá.
Chính từ đây mà thực đơn ăn chay đã có thêm những món chay giả mặn nhìn y như thiệt. Nếu có dịp vào một nhà hàng chay hoặc một bữa tiệc chay nào đó, có thể bạn sẽ ngạc nhiên với nào là thịt ba chỉ, thịt bò hầm, ragu sườn, đùi gà càri, cá rô xốt chua cay... Không chỉ là hình thức hay màu sắc, một vài món còn có cả hương vị tự nhiên của đạm động vật, vị gà hay cá chẳng hạn.

Những phát hiện bất ngờ Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học công nghệ Henan (Trung Quốc) và trường đại học RMIT ở Melbourne (Úc) đã có những báo cáo cho biết, họ đã chuyển đổi thành công những loại protein từ những loại rau cải thuộc nhóm Brassica như broccoli, bắp cải... Quá trình xử lý nhiệt có thể biến đổi những loại protein thực vật này trở nên có mùi vị như thịt động vật. Nhiệt độ từ 100 - 120oC sẽ cho ra mùi vị thịt nấu chín và nhiệt độ 140oC sẽ có mùi thịt nướng!
Trước đó, năm 2008, ông Lambert Ten Haaf, giám đốc kinh doanh tiếp thị của một công ty chuyên về thực phẩm công nghiệp ở Hà Lan cũng cho biết những sản phẩm chay có hương vị thịt do công ty ông sản xuất cũng được xử lý bằng nhiệt. Quá trình này đã biến đổi những amino axit từ rau củ theo cách giống như nó đã được chuyển hoá trong cơ thể các loại động vật khi những con vật này ăn cỏ có chứa protein và những protein này được chuyển thành chất thịt trong cơ thể con vật sau đó.
Hiện nay, công nghệ chế biến thực phẩm chay rất đa dạng, cả về mẫu mã lẫn chủng loại. Không chỉ ở hình thức, màu sắc mà đôi khi còn cả mùi vị như thật. Ngon thì có ngon, tiện thì có tiện. Tuy nhiên, chưa chắc đã tốt. Chưa kể đến những hương liệu hoặc hoá chất, chất bảo quản được sử dụng, quá trình chế biến dù ít dù nhiều cũng đã làm mất đi một lượng chất xơ, chất khoáng và những chất chống oxy hoá cần thiết cho sức khoẻ.

Nhiều chất phụ gia độc hại
Cuối năm 2014, chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi tiến hành kiểm tra 11 cơ sở kinh doanh thức ăn chay chế biến sẵn. Đồng thời lấy 23 mẫu thực phẩm chay, gồm 5 mẫu kiểm tra nhanh hàn the và 18 mẫu gửi cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm. Kết quả, 3/5 mẫu dương tính với hàn the, 4/18 mẫu còn lại nhiễm vi sinh. Trong đó, có hai mẫu nhiễm tụ cầu vàng là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tử vong. 
Tại các cửa hàng chay lớn tại TP HCM, phần lớn các loại hủ tiếu, đậu phụ được sản xuất thủ công trong nước với giá bình dân, phần còn lại là nhập khẩu. Tất cả những món mặn ngoài đời đều có món chay tương tự.
Một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã sử dụng các loại phụ gia không được phép dùng trong chế biến thực phẩm hoặc nhập khẩu những sản phẩm không nhãn mác, hạn sử dụng. Những chất này khi vào trong cơ thể sẽ gây kích ứng ruột và gan. 
Lâu nay, nhiều người cho rằng, chỉ chất bảo quản mới gây hại. Trên thực tế, nhiều chất khác trong thực phẩm chay như  phụ gia tạo hương vị, màu sắc, định hình còn độc hại gấp nhiều lần. 
Chia sẻ trong chương trình Ngon và lành (VTC14), BS Nguyễn Phương Anh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, cho biết: "Để thực phẩm chay có mùi vị giống thức ăn mặn thông thường, nhà sản xuất buộc phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, mùi, vị. Đặc biệt là chất định hình để tạo hình cho giống các loại thịt, cá. Đây là những chất được bán trôi nổi trên thị trường và phần lớn không có nguồn gốc rõ ràng. 
Nếu muốn ăn chay, bạn nên sử dụng những thực phẩm tươi như rau, củ và hạn chế thực phẩm giả mặn để tránh được những nguy cơ sức khỏe khó lường trước".
Những đối tượng không nên ăn chay:
- Người có tiền sử rối loạn ăn uống.
- Người suy dinh dưỡng.
- Trẻ em.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người mới ốm dậy.
- Người dị ứng thực phẩm.


9 lưu ý quan trọng người ăn chay cần biết

Các chuyên gia về sức khỏe đã khẳng định rằng ăn ít thịt và nhiều rau củ quả sẽ tốt cho sức khỏe và giúp phòng ngừa một số bệnh tật. Ăn chay thật sự tốt cho sức khỏe nếu bữa ăn đảm bảo rau củ quả, các cây họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Bên cạnh đó, người ăn chay cũng cần lưu ý để không bị tình trạng thiếu dinh dưỡng (thiếu chất) hoặc không nên chỉ ăn các thực phẩm chay chế biến sẵn.

Dưới đây là một số lưu ý giúp người mới ăn chay đảm bảo được sức khỏe và cảm thấy việc ăn chay dễ dàng hơn, như sau:
1 - Rau củ quả là thành phần chính của bữa ăn
Rau củ quả chứa nhiều các vitamin (A và K), các khoáng chất (như potassium) giúp ổn định lượng calori hấp thụ vào và giàu chất xơ nên tạo cảm giác no lâu.
2 - Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ăn đa dạng các thực phẩm giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Ví dụ như, hấp thụ chất đạm và chất xơ qua các cây họ đậu, các vitamin A, C, K từ các loại rau có lá màu xanh đậm. Ăn các loại rau đa dạng màu sắc. Cà chua chứa lycopene tốt cho tim mạch, khoai lang giàu vitamin A tốt cho mắt, gạo lứt chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể…
3 - Đừng quên ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt có chứa sắt, vitamin B, chất xơ giúp no lâu và giảm cân.
4 - Đạm có trong nhiều loại thực phẩm
Đạm từ thịt động vật và phô mai có chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Trái lại, đạm từ nguồn gốc thực vật thì rất phong phú và có lợi cho sức khỏe, có trong đậu hủ, đậu nành, đậu lăng, đậu ngựa,… Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí,… cũng chứa nhiều đạm.
Theo khuyến nghị, mỗi ngày người nữ cần hấp thụ khoảng 46g đạm và người nam cần 56g. Nửa cốc ngũ cốc các loại chứa 5 g đạm, 2 muỗng bơ đậu phộng chứa 8g đạm, nửa cốc đậu hủ chứa 10g đạm, nửa cốc đậu lăng nấu chín chứa 9g protein.
5 - Hạn chế đồ chay làm sẵn
Đồ chay làm sẵn thường nhiều gia vị, chất béo bão hòa. Các loại rau củ sấy khô tốt hơn loại qua chế biến nhiều dầu và gia vị nhưng lại có thể có nhiều chất bảo quản.
6 - Hấp thu omega-3 từ thực vật
2 loại omega-3 axit béo tốt là DHA và EPA, tốt cho mắt, não bộ và tim mạch; có trong hạt lanh, hạt dẻ, đậu nành.
7 - Đừng quên bổ sung vitamin D
Đậu nành, hạt hạnh nhân và nước cam là nguồn dồi dào vitamin D. Nấm cũng có chứa vitamin D. Mỗi ngày cơ thể cần từ 600-1.500 IU vitamin D. Có thể dùng bổ sung vitamin D.
8 - Chất sắt
Chất sắt có trong đậu hạt, cây họ đậu và rau cải có lá xanh. Kết hợp các thực phẩm giàu sắt và vitamin C để tăng cường hấp thụ sắt. Tránh ăn các thực phẩm giàu canxi đồng thời với các thực phẩm có chứa sắt vì sẽ làm giảm hấp thụ sắt.
9 - Cần vitamin B12
Vitamin B12 giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong cơ thể, giúp ích cho chức năng não bộ, có trong ngũ cốc. Khi cần bổ sung vitamin B phải hỏi ý kiến bác sĩ. Lượng vitamin B12 cần mỗi ngày với người trưởng thành là 2,4 microgram.


Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng!


Người tiêu dùng hiện nay đang “quáng gà” vì quá nhiều thông tin về thực phẩm và dinh dưỡng. Đặc biệt, có nhiều món ăn được phong ngôi quá mức theo kiểu “rỉ tai truyền miệng”, nhưng chẳng có được một chứng cớ khoa học rõ ràng nào.

Điểm qua những kiểu món ăn
* Ăn kiểu phương Tây
Đây là kiểu ăn “nhà giàu” với các món thịt động vật, bơ sữa, một ít rau và uống bia rượu.

Với khẩu phần ăn “rượu thịt” giàu thịt, mỡ và năng lượng này người châu Âu Mỹ có tỷ lệ bệnh béo phì, đái tháo đường, bệnh gút và bệnh tim mạch khá cao.
Với khẩu phần ăn “rượu thịt” giàu thịt, mỡ và năng lượng này người châu Âu Mỹ có tỷ lệ bệnh béo phì, đái tháo đường, bệnh gút và bệnh tim mạch khá cao.
* Ăn kiểu Địa Trung Hải
Khẩu phần này dùng nhiều hải sản, dầu ô liu, một ít ngũ cốc và uống rượu vang đỏ.


Các nhà khoa học dinh dưỡng và y tế ghi nhận người dân Địa Trung Hải với khẩu phần địa phương đặc biệt này có tỷ lệ bệnh tim mạch, đái tháo đường thấp hơn hẳn so với người ăn kiểu Âu Mỹ.
* Ăn kiểu Trung Hoa
Người Hoa chiếm một phần tư dân số thế giới. Món ăn chính là những sản phẩm từ gạo như cơm, bánh bao, mì …Thức uống chính là trà.


Với chế độ ăn “cơm trà” này, người ta ghi nhận rằng tỷ lệ bệnh tim mạch thấp nhưng béo phì và đặc biệt đái tháo đường khá cao.
* Ăn kiểu Nhật Bản
Người Nhật thường ăn cơm cuộn với nhiều rong biển (nori) trong món truyền thống sushi, cá biển được dùng nhiều, đặc biệt dùng dạng gỏi cá tươi (shasumi). Thức uống truyền thống là trà và thỉnh thoảng uống rượu sake..


Chế độ ăn nhiều rong biển và cá, người Nhật có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hóa thấp như người theo chế độ ăn Địa Trung Hải
* Ăn chay
Ăn chay (ăn trai) là chỉ dùng thực phẩm gốc thực vật: rau, trái, củ, hạt….để tránh “sát sanh” người Phật giáo. Ăn chay có 4 nhóm: (1) chay tuyệt đối , (2) chay có sữa , (3) chay có sữa, trứng và (4) chay linh hoạt hay chay tương đối thỉnh thoảng có thể ăn thêm thịt, cá.


Vì chỉ chú tâm đến thực vật nên đa số các khẩu phần chay đều thừa chất bột, đường và chất béo. Người ăn chay ít bị bệnh tim mạch nhưng bệnh đái tháo đường rất cao, gấp hơn hai lần người ăn bình thường.
Một nhược điểm nữa của ăn chay là dễ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, vốn chỉ có trong thức ăn động vật. Ngoài ra chất phytate thực vật còn ngăn cản hấp thu calci cho cơ thể, ăn chay có tỷ lệ loãng xương cao hơn.
* Ăn thực dưỡng (macrobiotic) và Oshawa
Thực dưỡng là chế độ ăn bao gồm: chủ lực là các loại ngũ cốc, bổ sung các loại thực phẩm khác như rau quả địa phương, và tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến hoặc tinh chế cao và các sản phẩm động vật.
Chế đô ăn thực dưỡng cũng hơi khác chế độ ăn chay là có thể cho dùng một ít thức ăn nguồn động vật như cá nhỏ, một vài loại thịt..

Các nhà thực dưỡng Nhật Bản cho rằng các loại ngũ cốc địa phương nguyên hạt , đậu , rau, rong biển, các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn theo các nguyên tắc âm dương của Trung Quốc cổ đại. Thức ăn được dùng gia vị tự nhiên, các loại đồ uống kèm là loại không kích thích như trà cả cành lẫn lá (trà bancha) và trái cây thông thường.
Các nhà thực dưỡng Nhật Bản cho rằng các loại ngũ cốc địa phương nguyên hạt , đậu , rau, rong biển, các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn theo các nguyên tắc âm dương của Trung Quốc cổ đại. Thức ăn được dùng gia vị tự nhiên, các loại đồ uống kèm là loại không kích thích như trà cả cành lẫn lá (trà bancha) và trái cây thông thường.
George Ohsawa nhấn mạnh đến cân bằng yếu tố âm, dương trong thực phẩm: (1) dương tính là nhỏ gọn, dày đặc, nặng, nóng và (2) âm tính là mở rộng, ánh sáng, lạnh, và khuếch tán. Gạo lức và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mạch đen… âm dương cân bằng. Cà chua, ớt, khoai tây, cà tím, củ cải đường và bơ không nên hoặc rất hạn chế dùng trong nấu ăn chay vì chúng rất âm.

Những điều y học ghi nhận
* Về chất thịt
Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thịt đã qua chế biến có khả năng gây ung thư rất cao, như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt…
Trong thịt đỏ, có nhiều chất myoglobin hơn thịt trắng, rất giàu chất đường Neu5Gc, một loại đường “không của người” (non-human sugar), sẽ thúc đẩy phản ứng viêm và tiến triển ung thư.
Trong bảo quản thịt, lạp xường, thịt nguội, xúc xích, jambon người ta hay dùng diêm tiêu (muối diêm, saltpetre) nếu vượt liều cho phép sẽ gây bệnh tiêu hóa, ung thư. Ngoài ra, nitrit có thể oxy hóa huyết cầu tố hemoglobin thành chất độc methemoglobin gây tím tái, trụy hô hấp, tuần hoàn. Trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine có khả năng gây ung thư.
Trong chế biến thịt và các phó sản, đặc biệt khi được nướng rán một số chất gây ung thư có thể được tạo ra như acrolein, acrylamide..
* Về cá
Cá cũng là thực phẩm có hàm lượng chất đạm (protein) rất cao. Protein trong cá lại rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt cho sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, béo phì, đái tháo đường. Trong cá còn có nhiều vitamin như vitamin A, D, các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt…
Khác với các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn… thường giàu cholesterol, không tốt cho sức khỏe, cá chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đó là các axit béo omega-3, omega-6. Đây là thành phần đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ và quá trình phát triển não bộ của trẻ em.
* Về chất béo
Chất béo cũng là thành phần quan trọng trong bữa ăn. Tất cả chất béo là dạng ester của các axit béo. Các axit béo này được chia làm hai loại là no (bão hòa) và không no (có nhiều nối đôi).
Y học chứng minh rõ ràng rằng các chất béo no, thường có ở mỡ động vật, thường có nguy cơ gây bệnh hơn các chất béo không no, có trong cá và dầu thực vật.
* Rượu vang
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy trong rượu vang đỏ có các polyphenol như flavonol, flavan-3-ols, anthocyanins, axit phenolic và đặc biệt là resveratrol, giúp bảo vệ tim mạch cho người già.
*Chất xơ sợi
Chất xơ sợi có nhiều trong rau, củ, thực vật. Tuy không có tác dụng dinh dưỡng nhưng chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa: Ngăn ngừa táo bón do tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển đường ruột, cần thiết cho tế bào đại tràng hoạt động nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và các rối loạn như bệnh túi thừa, bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và hấp thu chất bột đường, như vậy không làm tăng đường máu đột ngột sau ăn. Vì vậy chất xơ giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết. Cải thiện rõ các chỉ số chất mỡ trong máu, giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Kiểm soát tăng cân, béo phì do chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, không tạo ra năng lượng, nhưng chất xơ làm tăng khối độ và độ nhớt thức ăn, gây đầy bụng, cảm giác no kéo dài và giảm cảm giác thèm ăn.
* Rong biển
Rất giàu chất dinh dưỡng: chất đạm rất cao, nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và các loại vitamin như iốt, cần thiết cho tuyến giáp, canxi cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả….

Đôi điều bàn luận
* Khẩu phần ăn hợp lý phải đủ thành bốn nhóm trong một hình biểu trưng gọi là “ô vuông” thức ăn: (1) chất đường bột, (2) chất đạm, thịt, (3) chất béo và (4) muối khoáng, vitamin; như một cái áo hoàn chỉnh cần có các thành phần cơ bản: vạt trước, vạt sau, cổ áo, tay áo, túi áo...“thừa không được mà thiếu cũng không xong”. Do trong thiên nhiên, không có một thực phẩm nào là hoàn hảo, đầy đủ 4 thành phần, nên chúng ta phải ăn thật đa dạng, nhiều món loại thức ăn.
* Những khẩu phần ăn “lệch lạc”, không hài hòa, dứt khoát không tốt cho cơ thể. Không ai chỉ ăn thịt hay ăn gạo mà có thể tồn tại trên đời.
* Ngạn ngữ Anh có câu “Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình” (People dug graves with their own teeth): ăn uống đúng, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, tạo ra sức sống; ngược lại nếu ăn uống “không đúng sách” thì chính thức ăn lại gây ra bệnh tật.
* Cần thuộc lòng lời khuyên của Hippocrate, ông Tổ Y khoa, cách đây 2.400 năm trước: "Hãy biến thức ăn thành thuốc, đừng để thuốc là thức ăn của mình".




Những quan niệm sai lầm về ăn chay

Chế độ ăn chay không hề thiếu đạm hay canxi. Dù tiêu hóa được thịt, cấu tạo cơ thể con người lại phù hợp ăn rau củ quả hơn.
Có không ít hiểu lầm xung quanh chế độ ăn chay, kể cả đối với những người đang thực hiện. Dưới đây là 5 quan niệm sai và sự thật về ăn chay trang Times of India liệt kê.
Người ăn chay bị thiếu đạm
Trước đây các nhà dinh dưỡng học cho rằng ăn chay khiến cơ thể thiếu đạm. Ngày nayngười ta biết rằng ăn chay vẫn hấp thụ đủ đạm nhờ lượng hoa quả, rau, hạt đa dạng và không rơi vào tình trạng thừa đạm như nhiều người ăn thịt.
Người ăn chay bị thiếu canxi
Người ăn chay trường không sử dụng các thực phẩm từ sữa bị cho là thiếu canxi. Thế nhưng rau lá xanh cũng là nguồn canxi rất quan trọng. Trên thực tế người ăn chay ít bị loãng xương vì loại canxi họ hấp thụ rất dễ tiêu hóa.
Chế độ ăn chay không cân bằng và có thể gây hại cho sức khỏe
Thực ra trong chế độ ăn chay, tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng nền tảng là tinh bột, protein và chất béo đều cân bằng. Hơn nữa rau củ quả tốt cho sức khỏe hơn là các loại thịt. Nếu so sánh, người ăn thịt dễ ăn uống mất cân bằng hơn vì có xu hướng ăn quá ít rau.
Ăn chay chỉ dành cho người lớn, trẻ em cần thịt để phát triển
Quan niệm này xuất phát từ nhận định protein thực vật không tốt như protein động vật. Sự thật là mọi loại đạm đều như nhau, cùng được tạo thành từ các axit amin. Trẻ em cần 10 loại axit amin để phát triển và chúng được tìm thấy cả trong rau lẫn thịt.
Con người sinh ra là động vật ăn thịt
Dù chúng ta có thể tiêu hóa được thịt, nhưng cấu tạo cơ thể người thiên về chế độ ăn rau củ quả hơn. Hệ tiêu hóa con người gần với động vật ăn cỏ chứ không giống các loài ăn thịt. Con người có răng nanh nhưng nhiều động vật ăn cỏ cũng có loại răng này và chỉ chúng mới có xương hàm. Ngoài ra nếu con người được "lập trình" để ăn thịt thì sẽ không bao giờ bị bệnh tim, ung thư, gút, tiểu đường hay loãng xương.










No comments:

Post a Comment