1. BỆNH HỆ HÔ HẤP
Những bệnh chứng thuộc viêm họng gồm
có: viêm amidan, viêm họng hạt, viêm vòm khẩu cái, viêm thanh quản, viêm VA.
Trong các bộ phận này thì VA là bộ phận có vị trí cao nhất, thanh quản có
vị trí thấp nhất.
Viêm họng luôn đau họng có thể có
ho, có thể có đàm. Nghe phổi thấy bình thường.
1)
Viêm Amidal:
nói và nuốt đều đau và có cảm giác nghẹn nghẹt hai bên cổ họng. Điều trị: Tiêu
viêm, 12 đến 240, 275, 14, 277.
2)
Viêm họng hạt:
nói và nuốt đều đau, nuốt đau hơn. Điều trị: Tiêu viêm, phía sau dái tai, từ
huyệt 56 đến 15, kéo dài xuống ngang khoảng 308.
3)
Viêm vòm khẩu
cái: nói đau hơn nuốt, không nghẹt, vùng giữa và trên họng (chỉ nghẹt khi
viêm cấp tính và nặng). Điều trị: Tiêu viêm và đồng ứng (da hổ khẩu bàn tay, cả
hai mặt).
4)
Viêm VA: đau
vùng trên họng, chỉ tăng nhẹ khi nuốt, không nghẹt khi nuốt nhưng có thể có cảm
giác nghẹt khi thở. Điều trị: Tiêu viêm, phản chiếu VA (vùng trước huyệt 57,
vùng 108 – 26).
5)
Viêm thanh quản:
đau vùng dưới họng và nghẹt khi nói lẫn nuốt nhưng nói đau hơn. Điều trị: Tiêu
viêm, phản chiếu (vùng từ 14 kéo thẳng xuống góc xương hàm dưới), đồng ứng
(vùng đầu mũi).
6)
Viêm thanh đới:
Rè hoặc mất tiếng, thường sau một trận cảm. Điều trị: 127, 50, 19, 37, 1, 0 - +,
Tiêu viêm, vùng từ 19 đến 173.
Có thể thêm Bổ trung trước bộ Tiêu viêm.
Phải chẩn đoán hàn nhiệt để có kỹ
thuật tương ứng. Có khi hàn nhiệt lẫn lộn thì cần trị theo hàn trước rồi nhiệt
sau, cần đề phòng trường hợp viêm do nhiễm trùng. Cách nhận biết viêm do nhiễm
trùng: đau, có sốt đôi khi sốt cao, chữa bằng Diện Chẩn không có hiệu quả hay
hiệu quả kém và trở bệnh lại ngay sau chừng 30 phút./.
1.2. VIÊM MŨI
Viêm mũi khá phức tạp, có 4 nguyên
nhân điển hình: viêm mũi do hàn, viêm mũi do nhiệt, viêm mũi do hàn nhiệt lẫn
lộn, viêm mũi do mùi bụi (kháng nguyên). Viêm mũi thường có 2 kiểu: dạng không
nghẹt và dạng có nghẹt. Tuy nhiên trên thực tế may mắn lắm ta mới gặp một bệnh
nhân viêm mũi chỉ có một nguyên nhân, mà thường là do 2 nguyên nhân trở lên và
kiểu viêm thì tổng hợp.
1)
Viêm mũi do hàn:
hắt hơi khi gặp yếu tố lạnh như sáng sớm, chiều tối, mưa hay gió lạnh. Có thể
sổ mũi nhưng đặc điểm là nước mũi loãng như nước không nhầy nhớt. Điều trị: dán
bộ Thăng, lưu dán 2 giờ.
2)
Viêm mũi do
nhiệt: triệu chứng xảy ra khi gặp yếu tố nóng (ngược lại với ở trên). Nước
mũi có chất nhầy nhớt. Điều trị: day vaseline hoặc rung huyệt bộ Giáng hoặc bộ
Tiêu viêm, cào hoặc lăn gai nhẹ phản chiếu mũi. Lưu ý về viêm nhiễm trùng.
3)
Viêm mũi do hàn
nhiệt lẫn lộn: hắt hơi sổ mũi khi thay đổi yếu tố nhiệt độ hoặc môi trường,
nhiệt độ thời tiết. Nếu nặng có thể chỉ cần từ nơi nắng vào nơi bóng mát hoặc
từ bóng mát ra nơi có nắng cũng đều hắt hơi và sổ mũi. Điều trị: chia làm 2
giai đoạn, giai đoạn đầu dùng bộ Bổ trung bằng dầu và phản chiếu mũi, giai đoạn
sau day vaseline bộ Tiêu viêm và phản chiếu mũi.
4)
Viêm mũi do
kháng nguyên (do mùi hoặc bụi): hắt hơi sổ mũi khi gặp kháng nguyên. Kháng
nguyên có thể là bụi đường, bụi khói xe, bụi mốc có trong vật dụng cũ,
bụi trong nhà, lông thú vật, phấn hoa, mùi hóa chất. Điều trị: cũng chia
làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu điều trị như viêm mũi dạng hàn, giai
đoạn sau dùng bộ Giáng phối hợp bộ Tiêu viêm và cào phản chiếu mũi.
Nêu trên là dạng không nghẹt.
5)
Viêm mũi
dạng nghẹt: triệu chứng chủ yếu là nghẹt mũi, có thể kèm sổ mũi. Đây
là dạng khó trị nhất vì có polyp trong mũi (dân gian thường gọi là thịt dư
trong mũi, Đông Y gọi là Tỵ Trĩ), vừa có tính viêm phù nề vừa viêm xung huyết,
vừa mang tính dị ứng với kháng nguyên rất đa dạng, thậm chí có khi có ảnh hưởng
của yếu tố thần kinh. Nếu chỉ viêm phù nề thì tương đối dễ chữa, cần Tiêu
viêm Lọc thấp phản chiếu polyp bằng dầu. Viêm xung huyết thì dai dẳng hơn, cũng
Tiêu viêm phản chiếu polyp nhưng không dùng dầu, kết quả rất hạn chế. Đây là
dạng phức tạp nhất nên hiệu quả kém và cần luôn thay đổi phác đồ kỹ
thuật đối phó với diễn biến hằng ngày.
Kiêng cữ: lạnh thì cữ lạnh, nhiệt thì cữ nóng, do kháng
nguyên và có polyp thì tránh các kháng nguyên và lạnh – chua - gà - mắm - nếp -
tôm cua - rau muống.
KẾT LUẬN: Trên lâm sàng ít khi
gặp trường hợp điển hình như đã nêu mà thường có sự pha tạp nhau. Cần theo dõi
triệu chứng mỗi ngày và biến đổi theo triệu chứng dựa vào các nguyên tắc nêu
trên để đối phó triệu chứng kèm với điều trị gốc bệnh./.
PHÁC ĐỒ TỔNG QUÁT ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI:
Giữa năm 2007, tôi lại nghiên cứu ra
một phác đồ chữa mọi thể loại viêm mũi, hiệu quả khá cao. Nay bổ sung vào bài
này để các bạn dùng: 108, 312, 1, 64, 3, 34, 129, 24, 26, 61, 37, 50, 38,156,
cào tam giác Phế nhỏ, phản chiếu mũi theo Đồ hình Âm, Đồ hình Ngoại vi Vỏ Não
(hai bên mang tai).
1.3. VIÊM XOANG
Xoang là những mảnh xương vùng mặt
được cấu tạo không đặc mà đầy lỗ hang, có các dây thần kinh và đặc biệt là máu
ra vào rất nhiều. Xoang bị viêm khi nhiễm trùng hoặc máu ứ lại và hoại tử trong
nó. DC-ĐKLP điều trị bệnh này rất tốt vì ngoài tính kháng viêm còn tính khai
thông tuần hoàn huyết ở đây.
Có hai loại xoang: xoang cạn (xoang
hàm trên, xoang trán, xoang sàn trước) và xoang sâu (xoang sàn sau, xoang
bướm), tổng cộng có 5 xoang. Ngoài ra trên thực tế ta thấy thỉnh thoảng có bệnh
nhân bị viêm cả xương sóng mũi, tuy nhiên đây không được coi là xoang. Trên
thực tế người ta hay dùng từ VIÊM XOANG MŨI. Khi viêm hai xoang trở lên thì gọi
là viêm đa xoang. Đa số bệnh nhân bị viêm đa xoang.
1)
Điều trị viêm xoang mãn: Hàn chứng thì day có dầu bộ Tiêu viêm khử ứ, 300, bộ vị
phóng chiếu các vùng xoang. Nhiệt chứng: day bộ huyệt nêu trên không có
dầu, lăn đinh hay lăn gai các vùng xoang.
2)
Điều trị viêm xoang cấp: Khi viêm xoang mãn thỉnh thoảng xoang bị viêm cấp thì bệnh nhân
có sốt. Cần chẩn đoán hàn nhiệt để dùng kỹ thuật thích hợp. Hàn chứng
thì cần hơ nóng và xoa dầu theo phác đồ nêu trên 3 lần mỗi huyệt và vị trí các
xoang; khi hết sốt thì ngưng hơ và điều trị tiếp theo viêm mãn do hàn. Nhiệt
chứng thì đây là có nhiễm trùng, dùng nước đá áp lạnh hoặc lăn đinh và kết
hợp với kháng sinh hoặc vạch theo 6 vùng phản chiếu bạch huyết cho nhanh. Sau
khi bệnh nhân hết sốt thì ta lại điều trị theo cách trị viêm xoang mãn. Không
nên hơ hay áp lạnh thêm, có thể gây hậu quả không tốt cho bệnh nhân sau này.
LƯU Ý: trong xoang đang bị
viêm thường có mủ, các lỗ thoát ra không nhiều và rất nhỏ, khi dùng ngải cứu
hơ, mủ có thể bị cô đặc lại và khô cứng, không thể thoát ra cũng như rất khó
tiêu đi. Tuy cách hơ có hiệu quả cao trong các bệnh do hàn, nhưng lại không an toàn
trong viêm xoang. Do đó, bạn nào đã từng chữa viêm xoang hẳn đã có lúc thất bại
mà không biết do đâu. Vì bệnh nhân thường biến mất sau vài lần điều trị!!!
KIÊNG
CỮ: kiêng tuyệt đối các thức ăn uống sau: các thức từ tủ lạnh, các thức
chua, gà, mắm, nếp.
Trung bình từ 3 đến 7 lần điều
trị là bệnh nhân hết nhức đầu. Nhưng các xoang chưa khỏi viêm hẳn, cần điều trị
tiếp cho đến hết sinh huyệt các vùng xoang. Được như vậy, bệnh nhân mới khó tái
phát bệnh. Tuy nhiên cần kiêng cữ thức lạnh lâu dài vài tháng sau đó.
Khi điều trị xong, bệnh nhân có thể
ăn uống bình thường nhưng không nên lạm dụng các thức lạnh và các thức gây viêm
như đã nêu trên. Vì cơ thể bệnh nhân kém chịu đựng các loại thức ăn uống này.
1.4. VIÊM PHẾ QUẢN VÀ HEN PHẾ QUẢN
Phải nói là viêm phế-khí quản mới
đầy đủ. Trên thực tế hai bộ phận này riêng biệt nhau và có lúc viêm riêng
lẻ nhưng đa số hễ viêm khí quản thì kèm viêm phế quản và ngược lại.
Ho là triệu chứng ban đầu, sau vài
ngày không giảm có thể sẽ gây đau họng. Có thể có đàm hoặc không. Phổi có tiếng
rít hay ran hoặc cả hai. Sốt nếu viêm cấp, không sốt trong trường hợp viêm mạn
tính, nhưng khi viêm mạn thì thường dễ bị những đợt viêm cấp xen kẽ. Cần chú ý
hiện tượng này để có giải pháp đúng kịp thời. Viêm phế quản mạn tính rất dễ chuyển
thành hen phế quản (ngày nay người ta dùng thuật ngữ hội chứng thuyên tắc
phổi, hội chứng ho-khó thở phổi, hội chứng tắc nghẽn phổi, hội chứng tắc nghẽn
hô hầp phổi để chỉ tất cả triệu chứng khó thở do phổi và phế khí quản).
Điều này riêng cá nhân tôi thấy rằng định nghĩa ngày xưa đúng hơn vì suyễn thì
không có đàm mà hen thì bắt buộc phải có đàm dù có thể rất ít, đôi khi ít đến
mức bệnh nhân không cảm thấy có đàm, nghe phổi cũng không rõ nét lắm, nhất là
khi thể trạng bệnh nhân đã suy kiệt. Và trong thực tế nguyên nhân và cách
điều trị hen và suyễn hoàn toàn khác nhau (nhất là điều trị bằng phương pháp
Diện Chẩn) dù rằng hiện tượng bệnh đều thể hiện ở phổi, trình bày trong bài Hen
Suyễn.
1)
Viêm Phế quản:
ho, thông thường là có đàm, nếu ho nhiều thì kèm đau họng. Dùng bộ Tiêu
viêm, phản chiếu khí phế quản, hàn thì làm ấm nóng bằng dầu hay ngải cứu, nhiệt
thì day bằng vaseline và lăn gai. Nếu đàm nhiều thì nên dán cao. Lưu dán 2 giờ
mỗi ngày. Nếu viêm cấp thì có sốt. Hàn chứng thì phải dùng ngải cứu hơ –
xức dầu rồi dán cao phác đồ như trên. Nhiệt chứng là có thể có nhiễm trùng, nên
phối hợp với kháng sinh, về thuốc tây nên khuyên bệnh nhân theo ý kiến bác sĩ
vì thuốc tây không thuộc lãnh vực của chúng ta (chúng ta không rành thuốc tây
bằng bác sĩ).
Nhưng nếu bệnh nhân gầy mòn, âm hư khô khan thì có thể
không thấy có đàm, thậm chí nghe phổi chỉ nghe rít chứ không có tiếng ran.
Trường hợp này điều trị khó khăn vì bệnh nhân suy kiệt đã lâu. Cần vừa Bổ Âm
huyết vừa day Tiêu viêm và phản chiếu khí phế quản. Kỹ thuật thì tùy nghi mà
ứng biến cho phù hợp.
Có một số trường hợp bệnh nhân chỉ
ho vài cơn trong ngày, trị bằng nhiều phương thức không khỏi. Trước khi ho là
ngứa họng dữ dội, ho khan một lúc lâu cho đến khi khạc ra được một ít nhớt hay
một hạt đàm chừng bằng hạt gạo mới ngưng ho. Nghe phổi thấy bình thường. Đây
cũng là viêm Phế Quản nhưng vùng viêm rất nhỏ mà lại sâu. Dán Tiêu viêm, dò tìm
sinh huyệt vùng bị viêm. Lưu dán 2 giờ. Cữ tuyệt đối lạnh, chua, gà, mắm, nếp.
2)
Hen phế quản: khi viêm phế quản lâu ngày mà
không điều trị dứt được, bệnh có thể chuyển sang thể hen gọi là hen phế quản.
Triệu chứng gồm có ho - ít hay nhiều tùy trường hợp, sau đó là nghẹt thở.
Cách điều trị như viêm phế quản - vì bản chất là một - chỉ khác nhau cấp độ.
Khi phế quản bớt viêm thì cũng giảm nghẹt thở.
Nêu trên là hai trường hợp còn có thể chữa được. Ngoài ra còn
có các bệnh chứng cũng từ viêm phế quản mà ra nhưng rất nặng, chúng ta không
trị được và ngay cả bệnh viện trị cũng rất khó khăn: dãn phế quản, tâm phế mạn.
Vì ho ngộp lâu ngày gây suy tim. Nhưng nếu mới bị ảnh hưởng vào tim ta cũng có
thể chữa được, chỉ cần kiên trì và khéo léo, xem thêm về Hệ Tim Mạch.
1.5. HEN SUYỄN
Thông thường người ta hay gọi chung
ngộp thở là hen suyễn. Trước đây khoảng vài chục năm – thập niên 60, y học chia
làm hai loại với hai triệu chứng khác nhau khá rõ là: HEN thì vừa khó thở vừa
có đàm kéo khò khè. SUYỄN thì chỉ khó thở mà không có đàm. Không hiểu vì lý do
gì mà gần đây người ta lại gộp chung hen và suyễn lại thành HỘI CHỨNG TẮC NGHẼN
PHẾ QUẢN PHỔI và không còn phân biệt có đàm hay không có đàm nữa. Theo nhận
định riêng của tôi thì định nghĩa trước đây là đã chính xác. Vì thực tế cho
thấy nếu căn cứ theo Đông y thì hen và suyễn có những triệu chứng và nguyên
nhân gây bệnh khá khác nhau cũng như cách điều trị rất khác. Nổi bật nhất là
nếu điều trị theo các phương pháp sữ dụng huyệt thì phương huyệt khác xa nhau
(thể hiện rất rõ khi dùng DC-ĐKLP).
Cũng theo kinh nghiệm riêng của tôi
thì HEN là một tiến triển nặng của viêm phế quản mạn tính mà gốc và ngọn đều ở
phổi (Phế), dĩ nhiên các tạng phủ khác có ảnh hưởng đến nhưng chỉ là gián tiếp
thông qua thể trạng chung – đã trình bày trong bài Viêm Phế Quản. Còn SUYỄN là
một bệnh có ngọn ở phổi nhưng gốc có thể ở xa như ở can, tâm, thận, tỳ, tiểu
trường, vị……v.v.. Đặc điểm là khi lên cơn khó thở không có đàm (nghe phổi
chỉ có tiếng rít thuần túy), lên cơn thường có quy luật và kèm với một triệu
chứng thuộc nội tạng khác. Chẩn đoán và điều trị SUYỄN thì hoàn toàn
theo biện chứng Đông y. Trong khi HEN phế quản thì lại chẩn đoán và điều trị
theo biện chứng Tây y. Đây là một điều rất thú vị với tôi khi nghiên
cứu và tìm ra giải pháp chẩn trị hai bệnh chứng giống mà khác nhau này. Ở đây
chỉ đề cập đến Suyễn còn Hen được gộp với bài Viêm Phế Quản ở trên.
1.6. SUYỄN
Suyễn theo Tây y là một bệnh thuộc
loại dị ứng có nguyên nhân là sức đề kháng kém, theo Đông y là do chính khí hư.
Thực chất là cùng ý. Với Tây y thì điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Tuy nhiên Đông y lại chữa trị tốt
hơn vì cái nhìn về tổng thể bao quát hơn. Trong đó khái niệm về Âm Dương là đặc
sắc riêng. Vì vậy bài này chỉ trình bày phương hướng điều trị bệnh này theo
Đông y mà thôi.
Theo Đông y tạm chia suyễn ra làm 4
thể: thực nhiệt, thực hàn, hư nhiệt, hư hàn. Tuy nhiên bản chất của suyễn luôn
thuộc hư. Sở dĩ có chứng thực vì gặp yếu tố bất lợi cho cơ thể, tương tự
như Tây y nhận xét là trên nền bệnh mạn tính có những đợt cấp tính.
-
Thực nhiệt: triệu chứng dữ dội, bệnh tăng khi
gặp yếu tố nóng. Yếu tố thuộc nóng như thời tiết nóng, độ ẩm thấp (hanh khô),
món ăn nóng (nhiều năng lượng) như chocolate, các loại trái cây có vị ngọt
đậm. Điều trị: tả nhiệt mạnh bằng bộ Giáng, phản chiếu hệ hô hấp, về kỹ thuật
thì tùy mức độ bệnh tùy thể trạng bệnh nhân mà chọn cho thích hợp. Kiêng cữ:
các yếu tố nóng.
-
Thực hàn: triệu chứng dữ dội, bệnh tăng khi gặp
yếu tố lạnh. Yếu tố lạnh như thời tiết lạnh, độ ẩm cao (ẩm ướt), món ăn ít
nhiệt lượng như các loại rau, quả không ngọt lại nhiều nước như các loại dưa…
Điều trị: tả hàn mạnh bằng bộ Thăng, phản chiếu hệ hô hấp. Về kỹ thuật thì tùy
chọn cho thích hợp. Kiêng cữ: các yếu tố lạnh, các yếu tố ẩm ướt.
-
Hư nhiệt: triệu chứng nhẹ nhàng, bệnh tăng khi
gặp yếu tố nóng, yếu tố gây mất sức. Điều trị: lương bổ tạng phủ gốc bệnh bằng
bộ Bổ Âm huyết nếu huyết hư, bằng bộ Bổ trung nếu khí hư. Nếu cần thì thêm phản
chiếu hệ hô hấp. Kỹ thuật tùy chọn. Kiêng cữ các yếu tố gây tăng bệnh.
-
Hư hàn: triệu chứng nhẹ nhàng, bệnh tăng khi gặp
yếu tố lạnh, khi gặp yếu tố gây mất sức. Ôn bổ tạng phủ gốc bệnh bằng bộ Bổ Âm huyết
nếu huyết hư, bằng bộ Bổ trung nếu khí hư. Nếu cần thì thêm phản chiếu hệ hô
hấp. Kỹ thuật tùy chọn. Kiêng cữ các yếu tố gây tăng bệnh.
Cách phân định này dùng trong việc cắt cơn suyễn đang
lên cao. Điều trị lâu dài thì khác.
Cách phân loại này chỉ áp dụng cho
bệnh lý gây ra do ảnh hưởng của tổng thể lên hệ hô hấp (sức đề kháng kém - theo
Tây y) chứ không do một tạng phủ nào bị lệch lạc gây ra. Do đó trên lâm sàng ta
ít gặp suyễn thực, nếu gặp cũng chữa khá dễ dàng vì thường là bệnh mới phát
hoặc phát đã lâu nhưng tổng trạng bệnh nhân chưa hư. Chỉ khi chữa không được,
để lâu ngày tổng trạng bị suy yếu thì bệnh chuyển sang thể hư và khó chữa hơn.
Rất khó khi thể trạng suy nặng. Bốn thể bệnh này không có quy luật theo giờ
giấc trong ngày, mùa trong năm hay theo món ăn riêng biệt mà chỉ theo quy luật
nóng và lạnh hay mất sức mà thôi.
Nếu do các tạng phủ bị lệch lạc gây
ra thì ta lại có các yếu tố liên quan đến tạng tượng hay chu kỳ kinh khí. Phân
biệt thực và hư bằng triệu chứng bệnh của ngũ tạng, ngũ hành chính vị và xung
khắc. Tuy nhiên cần lưu ý về khía cạnh âm dương, khí huyết.
THÍ
DỤ:
-
Lên cơn khi gặp gió, khi tức giận, khi ăn vị
chua – vị cay (Can hợp với Tỳ gây bệnh), vào mùa Xuân, mùa Thu, vào giờ Sữu,
giờ Mùi…v.v.. Là liên quan đến Can.
-
Lên cơn khi gặp nóng hay lạnh, khi vui mừng, khi
ăn vị khét - vị mặn (Tâm Tỳ hợp bệnh), vào mùa Hạ, mùa Đông, vào giờ Ngọ, giờ
Tý. Là liên quan đến Tâm.
-
Lên cơn khi gặp ẩm ướt hay khô hanh, khi lo
nghĩ, sau khi ăn xong, vào mùa Trưởng hạ hay vào mùa mưa, vào mùa Xuân, vào giờ
Tỵ, giờ Hợi…v.v.. Là thuộc Tỳ.
-
Lên cơn khi gặp mùi lạ, khi buồn rầu, khi ăn vị
cay – vị khét (Phế Tỳ hợp bệnh), vào mùa Thu, mùa Hạ, vào giờ Dần, giờ Thân. Là
liên quan tới Phế.
Ở đây tôi chỉ đề cập đến các tạng, còn phủ thì sao ? Với phủ
thì cũng tương tự như vậy chỉ khác giờ lên cơn mà thôi. Như với các triệu chứng
của Can Mộc nhưng giờ lên cơn là giờ Tý – Ngọ thì ta phải nghĩ đến phủ Đởm chứ
không phải tạng Can. Nhưng đừng quên Can Đởm là biểu lý. Tương tự cho các phủ
khác.
Vậy, đối với bệnh suyễn ta cần phân
biệt hàn nhiệt hư thực và tạng phủ nào bị trục trặc để điều chỉnh lại cho cân
bằng dựa theo nguyên tắc HƯ THÌ BỔ, THỰC THÌ TẢ. Bệnh hàn thì dùng ôn, bệnh
nhiệt thì dùng lương. Và như vậy không thể có phác đồ đặc hiệu cho bệnh Suyễn
mà chỉ có phương án điều trị cho bệnh Suyễn mà thôi, vì cơ thể bệnh nhân và căn
nguyên bệnh không ai giống ai.
Thí dụ:
1)
Bệnh thuộc Can khi bệnh nhân lên cơn mỗi khi tức giận,
hoặc ăn chất chua hoặc khi trời trở gió nhiều. Thường lên cơn giờ Sửu (Can
thực) hoặc giờ Mùi (Can hư).
2)
Bệnh thuộc Thận khi trời lạnh hoặc khi sợ hãi hoặc ăn
mặn và thường lên cơn giờ Dậu (thực) hay giờ Mão (hư).
Tương tự cho các tạng phủ khác. Vì thế không có phác đồ mà
chỉ có nguyên tắc điều trị: dựa theo triệu chứng của Đông y mà chẩn đoán tạng
phủ gốc bị bệnh hư hay thực, điều chỉnh tạng phủ đó là chính, phế là phụ.
Bổ
khí cho tạng phủ: 127, 7 - +, 50, 19, 37, 1, 0 - +. Nếu muốn bổ Dương thì làm ấm
các huyệt.
Tả
khí cho tạng phủ: 124 + -, 34 + -, 106, 26, 61 + -, 156 + -.
Bổ
Âm bổ Huyết cho tạng phủ thì dùng Bổ Âm Huyết, chỉ thay đổi kỹ thuật cho thích
hợp.
Thí dụ: Nếu do Can thực thì tả
Can: 124, 34, 106, 26, 61, 156, 50. Nếu do Can khí hư thì bổ Can khí: 127, 7 -
+, 50, 19, 39, 37, 1, 0 - +, 41, 233, 50. Nếu do Can huyết hư thì dùng bộ Bổ Âm
huyết, 50, 70.
Tương tự cho các tạng phủ khác./.
No comments:
Post a Comment