LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 4, 2016

ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN



https://c2.staticflickr.com/4/3938/15314491220_ba756baf39_o.png
Bản đồ huyệt nhìn thẳng


https://c2.staticflickr.com/6/5597/15501223185_b03a3cb574_o.png

Bản đồ huyệt nhìn nghiêng



https://farm3.staticflickr.com/2895/14095977506_416eab3093_o.jpg
Bản đồ huyệt không số (để tự lập phác đồ)




http://www.mediafire.com/convkey/c2d5/j6usz7jq4cwzwe7fg.jpg?size_id=8

Bảng tra tọa độ huyệt (từ huyệt số 0 đến huyệt 188)


 http://www.mediafire.com/convkey/0baa/111la9u5vjj00m1fg.jpg?size_id=8



Bảng tra tọa độ huyệt (từ huyệt 189 đến huyệt 633)




BẢNG QUY TUYẾN

A. TUYẾN DỌC

Nhìn thẳng (Chính diện)
O: đường dọc giữa mặt (qua huyệt 26 và 87)
A: đường dọc song song với tuyến O, cách tuyến O  1/3  khoảng cách từ tuyến O đến tuyến B.
B: đường dọc cách đều tuyến O và tuyến C (qua huyệt 240).
C: đường dọc qua đầu cung mày, thường đi qua điểm cao nhất của đầu mày (qua huyệt 65).
D: đường dọc qua khóe mắt trong (qua huyệt 61).
E: đường dọc tiếp xúc với bờ trong của tròng đen (qua huyệt 300).
G: đường dọc qua điểm giữa của đồng tử (qua huyệt 73, 50 hoặc 37).
H: đường dọc tiếp xúc với bờ ngoài của tròng đen (qua huyệt 124, 41 hoặc 40).
K: đường dọc tiếp xúc với bờ trong của đuôi mắt (qua huyệt 276).
L: đường dọc tiếp xúc với bờ ngoài của viền hốc mắt (qua huyệt 59).

Nhìn ngang (Trắc diện)
L: đường dọc tiếp xúc với bờ ngoài của viền hốc mắt (qua huyệt 59).
M: đường dọc tiếp xúc với bờ sau mấu hốc mắt ngoài của xương trán (ngang đuôi mắt, qua huyệt 60).
N: đường dọc đi qua giữa hõm trước lồi cầu xương hàm dưới, song song với tuyến M (bờ trước mí tóc mai, qua huyệt 10).
P: đường dọc đi qua bờ sau mí tóc mai (qua huyệt 275).

B. TUYẾN NGANG
0: đường ngang tiếp xúc với mí tóc trán (qua huyệt 126).
I: đường ngang điểm 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn từ giữa mí tóc trán đến tuyến IV (qua huyệt 342).
II: đường ngang giữa trán, cách đều điểm giữa mí tóc trán (tức huyệt 126) và tuyến IV (qua huyệt 103).
III: đường ngang cách đều tuyến II và tuyến IV (qua huyệt 106).
IV: đường ngang qua điểm cao nhất của đầu mày (qua huyệt 65).
V: đường ngang qua điểm giữa đồng tử nhìn thẳng (qua huyệt 8).
VI: đường ngang qua điểm lồi nhất của xương sống mũi (qua huyệt 189).
VII: đường ngang cách đều tuyến VI và tuyến VIII (qua huyệt số 1).
VIII: đường ngang qua điểm giữa của cánh mũi (qua huyệt 5).
IX: đường ngang qua điểm giữa của rãnh Nhân trung (qua huyệt 63).
X: đường ngang qua khóe miệng (qua huyệt 29).
XI: đường ngang qua điểm hõm nhất giữa môi dưới và ụ cằm (qua huyệt 127).
XII: đường ngang qua điểm giữa ụ cằm (qua huyệt 87).


Bảng tìm huyệt Diện Chẩn trên mặt

Hướng dẫn:
Bạn đọc cần có Bản đồ huyệt Diện Chẩn Diện Chẩn (Các huyệt Diện Chẩn thường dùng 2003) bên cạnh. Khi cần tìm huyệt Diện Chẩn , hãy căn cứ vào 3 điều :
Số huyệt Diện Chẩn : Từ huyệt Diện Chẩn số 1 – 630 ( có những số không có huyệt Diện Chẩn)
Tuyến ngang: Đánh số thứ tự La Mã từ tuyến I – tuyến XII
Tuyến dọc : Theo thứ tự ABC. Xuất phát từ tuyến O ngay chính giữa mặt đi ra hai bên từ vần A đến vần L ( 2 vần A – 2 vần L)
Lưu ý:
Có những huyệt Diện Chẩn nằm trên chính diện mặt và có những huyệt Diện Chẩn chỉ nhìn thấy ở hai bên

Các huyệt Diện Chẩn chính diện

huyệt Diện Chẩn số
Tuyến ngang
Tuyến Dọc
MÔ TẢ
1
VII
O
Chính giữa sống mũi
3
VII-VIII
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi, Ngay trên gò má .
5
VIII
D
Trên 2 cánh mũi
6
X-XI
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi, hai bên cằm
7
IX
B
Hai bên nhân trung
8
V
O
Trên sống mũi – ngang 2 mắt
12
V
B
Trên sống mũi – ngang huyệt Diện Chẩn 8
13
VI-VII
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngay giữa gò má
17
IX
E
Hai bên mép
18
V
C

19
VIII-IX
O
Điểm cao nhất của rãnh nhân trung
20
V
A
Chính giữa sống mũi – hai bên huyệt Diện Chẩn số 8
21
VI-VII
B
Hai bên sống mũi
22
XI-XII
O
Ngay chính giữa ụ cằm
23
VII-VIII
O
Chính giữa chóp mũi
26
IV
O
Chính giữa hai lông mày
29
X
E-G
Hai bên mép môi
31
VI-VII
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi
Dưới hai mắt
32
VIII
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi phải (có 1 huyệt Diện Chẩn)
34
III-IV
C-D
Trên đầu 2 lông mày
35
VIII-IX
B
Hai bên nhân trung sát lỗ mũi
36
VIII-IX
E-G
Hai bên mép
37
VIII
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi trái (có 1 huyệt Diện Chẩn)
38
IX
G
Cuối 2 đường rãnh mép
39
VIII-IX
E-G
Hai bên mép ngang cánh mũi
40
VIII
H
Ngang huyệt Diện Chẩn 37 bên trái
41
VIII-IX
H
Giữa má phía dưới bên phải
43
VII-VIII
O
Trên sống mũi, dưới huyệt Diện Chẩn số 1
45
VII-VIII
B
Hai bên sống mũi ngang huyệt Diện Chẩn 43
47
VIII
E
Giữa đường rãnh mép phải
48
VIII
D-E
Trên mép phải gần cánh mũi
49
VIII-IX
E-G
Dưới đường rãnh mép phải
50
VIII-IX
G
Bên má phải sát huyệt Diện Chẩn 49
51
XII
D
Bên phải ụ cằm
52
VII-VIII
D-E
Sát đỉnh mép phải – trái là huyệt Diện Chẩn 58
53
IX-X
O
Phía dưới nhân trung, sát môi trên
58
VII-VIII
D-E
Sát đỉnh  mép trái –phải là huyệt Diện Chẩn 52
59
VI
L
Hai bên má, sát tai
61
VII-VIII
D
Trên Đỉnh hai mép .
63
IX
O
Chính giữa nhân trung
64
VIII-IX
D
Điểm thấp nhất của cánh mũi
65
IV
C
Góc trên lông mày
68
VI
M-N

69
VI
M

70
VIII-IX
G
Trên đường dọc qua giữa con ngươi, ngang cánh mũi trái
71
VII-VIII
D-E

72
VIII-IX
L

73
VI
G
Trên đường dọc qua giữa con người, ngay dưới mắt
74
VIII
D-E
Điểm giữa cánh mũi và mép
75
VIII-IX
D-E
Phía dưới huyệt Diện Chẩn 74 trên 2 cánh mũi
80
XII
A-B

85
X-XI
E
Trên cằm, dưới hai khóe môi
87
XII
O
Điểm lồi nhất ụ cằm
89
XI
E

91
VIII
C

97
III-IV
D-E
Sát trên lông mày
98
III-IV
H-K
Sát trên điểm cao nhất của lông mày
99
III-IV
G-H
Sát trên điểm giữa lông mày
100
IV-V
L-M
Điểm cuối lông mày
101
XII
B
Trên ụ cằm
102
III-IV
L-M
Trên đỉnh lông mày
103
II
O
Chính giữa trán
104
XI
G
Hai bên cằm
105
XI
H
Hai bên cằm – sát huyệt Diện Chẩn 104
106
III
O
Giữa phần thấp của  trán -
107
III
B

108
III-IV
O
Trên điểm giữa hai lông mày
109
IV-V
O
Dưới điểm giữa hai lông mày
113
IX
D
Hai bên nhân trung
120
VIII
E
Sát cánh mũi bên trái ( 1 huyệt Diện Chẩn)
121
VIII-IX
D-E
Sát phần dưới cánh mũi trái
123
II
K
Phần giữa 2 bên trán
124
II
H
Hai bên trán
125
II-III
G

126
0
O
Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc
127
XI-XII
O
Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới
128
II-III
G
Trên trán – ngay đường trục qua mắt
129
III-IV
L
Phía trên phần cuối lông mày
131
V
L

132
VIII
K

133
VIII-IX
K

143
VIII-IX
O
Điểm chính giữa 2 lỗ mũi  nhìn từ bên dưới
145
VII-VIII
D-E

156
XI-XII
D
Hai bên ụ cằm
157
XI-XII
D

159
XI-XII
E

163
IX-X
O

171
VII-VIII
D-E
Trên đường rãnh mép phải
173
VIII
O
Chính giữa đỉnh mũi
174
VII-VIII
B
Hai bên cánh mũi sát sống mũi
175
II
B
Giữa trán – hai bên huyệt Diện Chẩn 103
177
III-IV
M-N
Sát mí tóc hai bên thái dương  - phía trên lông mày.
178
VIII
B
Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi
179
IV-V
C-D

183
IV
M-N

184
VI-VII
B
Điểm  giữa mũi hai bên sống mũi
185
II-III
M-N
Sát mí tóc thái dương
188
IV-V
B-C
Điểm giữa hai lông mày và sống mũi
189
VI
O
Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi
196
IV-V
A-B
Ngang mí mắt trên phần lõm của sống mũi
197
II
C

209
V-VI
D

210
O-I
D
Dưới mi tóc
215
III
L-M

216
III-IV
H

217
IV-V
L
Dưới thái dương – ngang đuôi lông mày
218
III-IV
K

219
O
D

222
X
G

226
X-XI
D-E

227
X-XI
B

228
IX-X
D-E

229
X
H

233
VIII
G-H
Trên gò má phải – hợp với huyệt Diện Chẩn 41 và 50 thành tam giác Gan.
235
XI-XII
O
Phía trên ụ cằm
236
X-XI
O

240
IV
B

247
VIII-IX
O
 Giữa nhân trung – dưới huyệt Diện Chẩn 19
253
VIII-IX
O-A
Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên
254
XII
A-B
Phía dưới ụ cằm
255
XII
B-C

256
XII
D-E
Hai bên cằm
257
XII
E-G
Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm
267
III-IV
G
Chính giữa hai lông mày
268
III-IV
E
Phần bên trong trên hai lông mày
269
VII-VIII
H
Phần nổi cao nhất của gò má
270
X
K
Hai bên phía trên cằm
276
VII-VIII
K
Phía ngoài gò má
287
VIII-IX
B
Ngay dưới hai lỗ mũi
290
VII
B
Hai bên huyệt Diện Chẩn số 1 trên sống mũi
292
XI-XII
G
Ngang ụ cằm – sát phía ngoài cằm
293
XI-XII
G-H

300
I
E
Phần cao của trán
301
I
G

302
I
H

303
I
K

305
IX-X
G-H

310
III
C
Phần thấp của cằm
312
IV-V
O
Giữa sống mũi – dưới huyệt Diện Chẩn 26
324
III-IV
K

330
V-VI
C

332
III
D

333
II-III
H

340
I
B

341
I
C

342
I
O

347
X-XI
B
Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát bờ trên của ụ cằm
348
O-I
O
Sát phần trán với mí tóc – dưới H.329
353
VI
H

354
VI
E

355
V-VI
D

356
VIII
H
Trên gò má bên phải
357
VI
D-E

358
VI
K

360
III
E

365
XII
O
Nơi chẻ đôi của ụ cằm
377
O
C

379
O
B

401
O-I
O

405
II-III
C
Trên hai đầu lông mày- giữa trán
421
II
D

422
II
E

423
II
G

432
VI-VII
E-G
Dưới mắt – giữa tuyến E -G
437
VIII-IX
H

458
II-III
H

461
X-XI
K
Trên đường ngang bờ môi dưới
467
VI-VII
D-E
Kết hợp với H.61 và H.491 thành tam giác đều.
477
III-IV
B-C
Phía Trên 2 góc trong của lông mày
481
VII-VIII
G-H

491
VI-VII
D
Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII
505
V-VI
C

511
IX-X
E

512
XII
O

556
0
O
Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên H.126
557
0
O
Nằm trong phần tóc trên H.556
558
0
G
Trên đường  dọc qua giữa con ngươi – nằm sát mí tóc.
559
0
H
Bên cạnh H. 558
560
0
E

461
III
G

564
0
K
Sát mí tóc, gần bên thái dương
565
VI
D

567
II
Q

630
VIII-IX
B-C






Các huyệt Diện Chẩn hai bên mặt (bán diện) và vùng Tai

huyệt Diện Chẩn số
Tuyến ngang
Tuyến Dọc
MÔ TẢ
0
VII
P-Q
Trên đường biên giữa bình tai và da mặt
9
X
M
Dưới gò má – ngang miệng
10
VIII-IX
N

14
VIII-IX
P-Q
Bờ dưới dái tai và góc hàm
15
VIII-IX
P-Q
Đỉnh của hõm sâu nhất giữa xương chũm và x. hàm dưới sau dái tai
16
V
P-Q

27
X
L

28
VIII-IX
M
Phần trong gò má – ngang cánh mũi
30
VII-VIII
L-M

33
VII-VIII
M
Trên gò má – trên H.28
57
V-VI
P-Q
Chỗ lõm nhất của khuyệt Diện Chẩn  vành tai
60
VI
M

62
XI
M
Dưới gò má – ngang cằm
79
VII-VIII
P-Q
Trên dáy tai
88
VI
N-P

94
X
P
Trên xương quai xanh
95
IX-X
P-Q

96
X
N-P

130
V
M
Dưới thái dương – ngang khóe mắt
139
III-IV
Q
Trong tóc, phía trên tai
162
XI
L

170
VI-VII
Tai

180
IV
M

191
II
M-N
Sát mí tóc hai bên thái dương
195
III
M-N

245
IX - X
N-P

274
VII-VIII
P-Q

275
VIII-IX
P

282
VII-VIII
P
Trước dáy tai
309
IX
P-Q

319
III-IV
L-M

343
XI-XII
M
Trên gờ xương hàm
344
XI-XII
L-M

345
XI-XII
L-M

346
XI-XII
L

459
V-VI
M-N

460
V
M-N
Trên thái dương
555
V
N-P

 Các huyệt Diện Chẩn : 14 – 15 – 54-55-56 – 200 – 201 – 202 – 203 – 204  nằm dọc theo phần giữa vành tai và phần trên xương quai xanh.
(xem hình bán diện)

 Khai thông huyệt Diện Chẩn đạo 

Trước khi tiến hành điều trị theo các phác đồ, ta cần phải khai thông huyệt Diện Chẩn đạo bằng cách dò tìm điểm đau ( Sinh huyệt Diện Chẩn ) . Việc dò tìm sinh huyệt Diện Chẩn là tùy vào tình trạng bệnh. Ví dụ : Đau gan, ta dò vùng tam giác gan phản chiếu trên mặt.
Sau khi đã phát hiện ra điểm đau ( Sinh huyệt Diện Chẩn) ta sẽ lăn, hơ , ấn… trên điểm đau đó, động tác này sẽ giúp khai thông huyệt Diện Chẩn đạo , vì theo nguyên lý ; Thống tắc bất thông ( Đau sẽ không thông )
Nếu không phải sinh huyệt Diện Chẩn, hay ấn vào không đau, thì huyệt Diện Chẩn đó đã được thông rồi – không cần tác động nữa – Thông tác bất thống (Thông rồi sẽ không đau nữa) .  

Huyệt Diện Chẩn chính diện
 Các huyệt Diện Chẩn hai bên mặt (bán diện) và vùng tai
Đồ hình huyệt Diện Chẩn trắc diện  
 Các huyệt Diện Chẩn hai bên mặt (bán diện) và vùng tai

BẢNG PHÂN LOẠI HUYỆT DIỆN CHẨN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ

1/ Bảng Phân loại huyệt Diện Chẩn theo bộ phận :
BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
ĐẦU
37, 50 - 0,19,26,51,87,103
Đỉnh Đầu
50,51,103  – 37, 87, 106, 126,189,365
Nửa bên đầu
41, 54, 55 , 3, 51, 100, 180, 184,235, 437
Sau đầu gáy
87, 106, 156,8, 26, 54, 55, 65, 100, 127, 188, 201, 267, 290.
Mặt
60, 61 – 3, 37, 39, 57, 58
Trán
39, 51 – 37, 60, 61, 103, 106, 197
Mắt
16, 100, 102, 103, 130, 175, 421, 422
6, 12, 80, 106, 188, 196, 197, 330, 423
Tai
41, 45, 65, 179, 421, 0, 15, 57, 138, 145, 197, 235, 290, 232.
Mũi
3, 19, 39, 61, 126, 377, 379 – 1, 7, 26, 50, 103, 106, 107, 108, 138, 184, 240, 467.
Gờ mày
156, 467
Môi, Miệng
37, 39, 127 – 3, 8, 29, 53, 61, 226, 227, 228, 236
Cổ
8, 12, 19, 26 – 20, 106, 107, 290
NIÊM MẠC
3, 26, 61 – 13, 19, 79
NÃO – THẦN KINH
1, 8, 34, 65, 103, 124, 125, 126, 175, 197, 300

BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
NỘI TẠNG

Lưỡi
57,79,312  – 8, 26, 60, 61, 109, 196
Răng
8, 188, 196 – 0, 3, 14, 16, 22, 26, 34, 38, 39, 45, 57, 60, 100, 127, 180, 300
Họng (thực quản)
14, 19,  61, 275 - 8, 26, 96, 109, 312
Phổi (Phế)
26, 28, 275,3, 13, 61, 109, 125, 128, 132, 267, 276, 279, 491.
Bao tử (Vị)
19, 39, 50, 120, 121 -  5, 7, 34, 45, 54, 55, 61, 63, 64, 74, 113, 127, 310, 405, 421.
Tụy Tạng (Tỳ)
38, 63 – 7, 17, 113
Lá lách (Tỳ)
37, 40   124, 132, 423, 481
Mật (Đởm)
41, 184 – 54, 55, 124, 139
Gan (Can) 
50, 58 – 47, 70, 103, 197, 189, 233, 303, 356, 421, 423.
Tim (Tâm bào)
8, 12, 34, 57, 59, 60, 87, 103, 106, 127, 269  20, 55, 107, 191
Ruột Non
22, 127, 236  – 8, 34, 29, 226, 227, 228
Ruột già (Đại trường)
38 – 9, 19, 97, 98, 104, 105, 143,510,561
TThận
0, 1, 17, 19, 45, 73, 219, 300 – 22, 29, 38, 43, 210, 290, 301, 302, 560
Hậu Môn
19, 50, 365 – 126, 127, 143

BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
CƠ QUAN SINH DỤC

Dương vật
19, 53, 63  – 0, 1,23, 26, 37, 50, 174
Dịch hoàn
7, 113, 287 – 35, 65, 73, 156
Âm hộ - Âm Đạo
3, 19, 63
Tử cung
1, 19, 53   23, 61, 63, 174
Buồng trứng
7, 73, 113, 156 – 65, 210, 287, 347
Bọng đái
22, 85, 87 ; 3, 26, 29, 53, 60, 73, 126, 235, 290

BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
NGỰC – LƯNG – BỤNG

Ngực
13, 189 – 3, 60, 73, 269, 467, 491
12, 60, 63,73 – 39, 59, 179, 283
Cột sống lưng
1, 143, 342 – 19, 63, 219,558,559,560
Thắt lưng
1, 342   0, 19, 21, 43, 45, 127, 210, 300, 341,560.
Giữa hai bả vai
310, 360 – 332, 420, 421, 491, 562,565
Quanh rốn
222 – 0,29,53,63,113,127
Trên rốn
63, 53 – 7, 17, 19, 50, 58, 61, 113

BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
VAI - TAY

Bả vai
310, 360, 477  – 0, 4, 13, 34, 38, 97, 98, 106, 107, 120, 139, 421
Khớp vai
88, 278 – 73, 65, 219, 354, 564
Cánh tay trên
97, 98, 99 – 0, 38, 51, 60, 267, 360.
Khuỷu tay
98, 99   0, 28, 60, 73, 267, 360
Cổ tay
100 – 0, 41,70, 130, 131, 235
Các khớp ngón tay
19, 460 – 50, 60, 130.
Bàn tay
460 - 60, 130
Ngón tay cái
3, 61, 180
Ngón tay trỏ
39, 319 – 100, 177
Ngón Tay giữa
38, 44 – 50, 195
Ngón tay áp út
29 – 185, 222, 459
Ngón tay út
60, 85, 191 - 0

BỘ PHẬN
huyệt Diện Chẩn
MÔNG – CHÂN

Mông
210, 277  –91, 219, 377
Háng
64, 74 – 145
Đùi
17 – 3, 7, 19, 37, 38, 50, 133
Khoeo (Nhượng)
29   222
Đầu gối
9, 96, 197 – 39, 129, 156, 422
Cẳng chân
156 – 6, 50, 85,  96, 300
Cổ chân
310, 347 - 107
Bàn chân
34, 51
Gót chân
127, 461 – 107, 286, 310
Ngón Chân cái
254 – 97, 343
Ngón chân trỏ
255 – 34, 344
Ngón chân giữa 
65 – 256, 246,240
Ngón chân áp út
257 – 240, 346
Ngón chân út
26, 292, 293




2/ Bảng phân loại huyệt Diện Chẩn theo triệu chứng
TRIỆU CHỨNG
huyệt Diện Chẩn
Đau
16, 41, 34, 60, 85, 87 –  0, 14, 19, 37,38, 39, 50, 156
Nhức
39, 43, 45, 300  – 0, 17, 301, 302, 560
Tức lói
28, 38, 41, 189 – 0, 3, 120, 132, 269, 421
Ngứa
3, 17, 34, 41, 50, 61, – 0, 26, 38, 85, 124
Rát, xót
26, 61   3, 125
Nhột
26, 61 – 3, 50
Tê, mất cảm giác
37, 58, 60   40, 59
Chóng mặt
8, 19, 63 – 0, 15, 26, 50, 60, 65, 106, 127
Nghẽn nghẹt
14, 19, 61, 275 – 26, 39, 85, 87, 184, 312
Co giật
19, 59, 103 – 26, 63, 124.
Run
45, 127 – 0, 6, 124, 300
Lờ đờ
19, 50, 127, 300 – 0, 1, 6, 22, 37, 62, 63, 73, 113
Nóng 
3, 14, 15, 16, 26, 143, 180  - 13, 51, 85, 100, 130.
Lạnh
6, 73, 127, 300 – 7, 8, 113






Các bộ huyệt căn bản 


Kiến thức tổng hợp - Các nguyên lý

A/ Các thuyết của Diện Chẩn
1.Thuyết Phản chiếu : . Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể)  Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu  của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương ( gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động.
Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau : Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.


2.Thuyết Biểu hiện
Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.
Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý . Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.
Ví dụ : Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.


3. Thuyết Phản hiện :
Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu ( Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán ) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.


4.Thuyết Cục bộ
Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng ( gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.
Ví dụ : Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh . Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan ( ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ ( tại chỗ ) và lân cận.
Ví dụ : Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt ( vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương ( vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).


5. Thuyết Đồng bộ :
Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi ( hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể ) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.


6.Thuyết Biến dạng :
Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.
Ví dụ : Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.


7.Thuyết Đồng ứng thì cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là  những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.
Ví dụ : Sống mũi tương tự sống lưng  nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái...
Sống mũi đồng ứng với cột sống
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim
Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...
Tác giả tìm ra thuyết này từ câu : «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm  « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người) ... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.
Hệ luận 1 : Thuyết Đồng hình tương tụ :
Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ : Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.
Hệ luận 2 : Thuyết Đồng Tính Tương liên :
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải ( Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.


8. Thuyết Giao thoa :
Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ : Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau ( vì gờ mày liên hệ với cánh tay) . Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.
Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.
Ví dụ : Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.


B. Các thuyết trong Điều Khiển Liệu Pháp :
Ngoài các lý thuyết quan trọng của Diện Chẩn còn có một số thuyết khác của Điều khiển liệu pháp như :
1.Thuyết Đồng bộ thống điểm :
Khi trong cơ thể có sự bất ổn thì ngoài những triệu chứng hay cảm giác đau tại chỗ còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng ( Đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt. Cảm giác đau ( thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát …) tại các điểm đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh chứng ( Bệnh nặng thì đau nhiều) . Vì thế khi bệnh giảm bớt thì cảm giác đau cũng sẽ bớt.  Nhưng nên nhớ, điều này chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý.

2.Thuyết Bất thống điểm :
Theo Thuyết Bất thống điểm thì lại có tình trạng, khi một cơ quan hay bộ phận nào đau, thì tại vùng tương ứng với nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) Những điểm không đau sẽ nằm trong vùng đau tương ứng ( phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể. Đôi khi tác động vào những điểm không đau lại có hiệu quả hơn là tác động vào những điểm đau .
3.Thuyết Thái Cực :
Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý :
Thái cực sinh Lưỡng nghi ( Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng ( Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm) Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng ( Tung ) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm – Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính ( phi Âm phi Dương) – Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương – Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương : Dương tụ - Dương hàm Âm : Dương tán – Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.
4.Thuyết Phản phục :
Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.
Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật Diện Chẩn ( với dụng cụ hay không ) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.
Thuyết Đối xứng : Một số huyệt trên mặt có tính đối xứng : Đối xứng theo chiếu dọc (Tuyến 0 ) và đối xứng theo chiều ngang ( tuyến V và tuyến IV )
Các huyệt đối xứng có tính tương tự nhau hay đối kháng nhau, do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau.
5.Thuyết Đối xứng :
Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt :
-          Trục dọc giữa mặt ( Tuyến tung 0 )
-          Trục ngang qua hai con mắt ( Tuyến Hoành số V)
-          Trục ngang qua hai lông mày ( Tuyến Hoành số  IV)
Có hai tâm đối xứng quan trọng : Huyệt số 26 ( Chính giữa hai lông mày ) và huyệt số 19 ( Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung ). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 ( phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 ( giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.
6.Thuyết Bình thông nhau :
Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó ( nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh ) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài.
7.Thuyết Nước chảy chỗ trũng :
Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền ( khí ) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.
8.Thuyết Sinh khắc :
Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.
Ví dụ : Huyệt 26 khắc với huyệt số 6  ( Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)
Huyệt 34 sinh huyệt 124  (2 huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau ).
Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ : Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế ( Phổi – sắc trắng ) tự nhiên hiện ra sắc hồng ( thuộc Hỏa ) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm ( sắc đỏ ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủykhắc Hoả.

Các thuyết trên đã tạo nên một hệ thống lý luận có cơ sở vững chắc cho phương pháp Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp, để từ đó hình thành hàng loạt các kỹ thuật thực hành dưới nhiều hình thức khác nhau : bằng tay không, bằng các công cụ bình thường và nhất là các dụng cụ đặc chế của phương pháp, do chính tác giả sáng tạo ra, đã đăng ký bản quyền sáng chế để phục vụ cho sức khỏe của con người, giúp giải quyết những vấn nạn về phương diện y tế, tạo ra một hệ thống can thiệp và tác động vào sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc «  phòng bệnh hơn chữa bệnh » và hình thành một biện pháp trị liệu đơn giản, rẻ tiền và có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi.




Nguyên Lý Đồng Ứng

Ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, theo thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng - Đồng khí tương cầu) thì các bộ phận ngoại vi và các cơ quan nội tạng cũng phản chiếu trên bàn tay và trên các bộ phận có hình dáng tương tự theo Thuyết Đồng Hình Tương Tụ. Vì thế, để điều trị các bộ phận trong cơ thể, ta cũng có thể tác động trên các ngón tay, lòng bàn tay hay lưng bàn tay vào các điểm hay vị trí tùy theo sự phản chiếu hay có hình dáng tương tự với các bộ phận đó.
Mỗi ngón tay đồng ứng với một con người:Ta có thể xoa bóp, ấn tìm điểm đau hay hơ trên ngón tay để hỗ trợ việc điều trị hoặc tìm ra các bộ phận gây bệnh (ấn vào thấy đau) đồng ứng trên từng ngón tay.
Các ngón tay đồng ứng với khung xươngXoa bóp hay hơ trên ngón tay giúp cho việc điều trị sự đau nhức các xương và khớp xương trên cơ thể.
Các ngón tay cũng tương ứng với các cơ quan nội tạng – tác động lên các đốt ngón tay cũng có thể giải quyết các vấn đề của nội tạng
Bàn tay úp đồng ứng với các bộ phận phía sau lưng của cơ thể:Xoa bóp, hơ hay ấn vào các ngón tay (để úp) cũng là cách tác động vào các khu vực đồng ứng ở phía sau cơ thể.
Bàn tay nắm với ngón cái gấp vào trong đồng ứng với cái đầu: Khi tác động vào các điểm trên lưng bàn tay, sẽ có hiệu quả trên các khu vực ở đầu.
Bàn tay nắm với ngón cái duỗi thẳng, lại đồng ứng với trái tim:Khi tác động (bằng việc hơ ngải cứu) trên bàn tay trong tư thế này là ta đã tác động trên trái tim.
Cánh tay úp đồng ứng với lưng – cổ gáy – đầu:Hơ hay ấn trên các điểm đồng ứng vùng cánh tay hay vùng lưng, có tác động làm giảm đau các phần gây đau nơi lưng hay trên cánh tay.
Cánh tay ngửa đồng ứng với phần ngực – bụng…
Bàn tay với ngón cái và trỏ tạo thành vòng tròn, đồng ứng với mắt: Trong tư thế này, có thể tác động bên trong 2 ngón để chữa các bệnh đau mắt đỏ, nóng đổ ghèn hay bụi vào mắt.
Bàn tay nắm trong tư  thế này, đồng ứng với đại não – Tác động qua việc hơ ngải cứu hay lăn bằng cây lăn có thể chữa bệnh nhức đầu, đau dầu một bên.
Hai bàn tay úp, đồng ứng với phía dưới não bộHỗ trợ điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, tâm thần, nhức đầu, mất ngủ.. bằng cách hơ ngải cứu trong lòng bàn tay.

Các tư thế bàn tay – đầu gối đồng ứng với bộ phận sinh dục nữ – hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến bộ phận này bằng cách tác động trên các vùng đồng ứng.

Ngoài một số các bộ phận nêu trên, bàn tay và các ngón tay còn phản chiếu và đồng ứng với nhiều bộ phận khác trong cơ thể như hai cánh tay dơ lên đồng ứng với hai ngón tay chĩa lên (hình chữ V) còn hai ngón tay chĩa xuống (hình chữ V úp lại) thì lại đồng ứng với hai chân. Hay mé ngoài cánh tay (từ khuỷnh tay đến cổ tay) đồng ứng với phần trên của cơ thể phía lưng  ( từ cổ gáy đến thắt lưng ) còn  mé trong cánh tay lại đồng ứng với phần trước cơ thể  (từ cổ họng xuống đến phần dưới bụng).

Hai bàn tay với các ngón tay đan xen vào nhau đồng ứng với xương sườn (hai mặt úp và ngửa ra) Còn bàn tay với hai ngón trỏ và giữa chĩa ra còn ba ngón kia gập lại thì đồng ứng với lá mía (tụy tạng) hay bàn tay hơi khum lại thì lại đồng ứng với gan….

Đồ hình đồng ứng trên bàn chân
Mỗi một ngón chân tương ứng với một đầu người:Khi tác động lên ngón chân sẽ hỗ trợ các tác động trên vùng đầu
Bàn chân đồng ứng cột sống Hai bàn chân đồng ứng các bộ phận nội tạng trong cơ thể.
Hai bàn chân đồng ứng với hai quả thận :
Các ngón chân : Tuyến thượng thận.
Cạnh trong bàn chân: tỉnh mạch thận (màu xanh), động mạch thận ( màu đ)
Phần gan bàn chân: Quả thận.
          Như thế, ta thấy ngoài việc phản chiếu các bộ phận trên gương mặt, thì các bộ phận và cơ quan nội tạng còn phản chiếu và đồng ứng trên bàn tay, cánh tay, cổ tay, khuỷnh tay, đầu gối, bàn chân… vì thế tính phản chiếu của phương pháp Diện Chẩn được gọi là sự phản chiếu đa hệ (Multireflecxology) khác với các phương pháp phản chiếu trên từng khu vực ( như phản chiếu trên loa tai, phản chiếu trên bàn tay, bàn chân ) của các phương pháp khác.


            Chính vì tính đa hệ nên sự tác động của phương pháp Diện Chẩn được mở rộng, phong phú và hiệu quả, do không bị gò bó vào một số kỹ thuật nhất định. Đau một chỗ, có thể chữa trên nhiều chỗ, bằng nhiều kỹ thuật, nhiều dụng cụ khác nhau vì chúng ta nên biết rằng, mặc dù cùng một tình trạng, một bệnh chứng nhưng mức độ nặng nhẹ, và sự đáp ứng cũng như phản ứng của mỗi bệnh nhân đều khác nhau, vì thế cũng một loại thuốc, một kỹ thuật điều trị giống nhau, nhưng có người khỏi, có người không.
            Còn đối với Diện Chẩn thì khi tình trạng của người bệnh không khỏi do tác động cách này thì ta có thể đổi qua cách khác, tác động chỗ khác … cho đến khi tìm ra một phác đồ thích hợp nhất. Đó là sự linh động, biến hóa của Diện Chẩn mà không có phương pháp nào có được.



CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ

1. Chữa tại chỗ đau
Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.
2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình
Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).
Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.
3. Chữa theo phác đồ đặc hiệu
Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.
4. Chữa theo Sinh huyệt tại nơi có bệnh và xa nơi có bệnh (không dựa theo Đồ h́nh)
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
5. Chữa theo lý luận Đông Y
Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người Tây y đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.
6. Chữa theo lý luận Tây Y
Tương tự như trường hợp trên nhưng dành cho giới Tây y (thường là các bác sĩ dựa vào các tác dụng của huyệt phù hợp với triệu chứng và cơ chế bệnh theo Tây y để định phát đồ điều trị).
7. Chữa theo kinh nghiệm và trực giác
Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.
8. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ
Các dụng cụ của Diện Chẩn (86 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : Ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.
Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Chữa theo tính năng và chủ trị của Huyệt
Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Trực diện và bán diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan. 


10. Chữa theo Huyền công
Ngoài các kỹ thuật trên – Diện Chẩn còn có một kỹ thuật cao cấp chữa các loại bệnh bao gồm 12 thủ pháp được gọi là “Thập Nhị Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là :
1. Ngôn Công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.
2. Niệm Công : Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.
3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt đạo để chữa bệnh.
4. Chỉ Công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
5. Nhãn Công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.
6. Khoán Công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.
7. Ảnh Công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh ( Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….
8. Thuỷ Công : Dùng nước để chữa bệnh.
9. Phách Công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.
10. Từ Công Dùng chữ viết để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)
11. Phóng Công: Dùng 5 ngón tay búng vo bộ phận có bệnh của bệnh nhân
12. Đàn Chỉ Thần Công: Dùng ngón tay trỏ để chỉ tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.










































No comments:

Post a Comment