LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Tuesday, October 11, 2016

HUYẾT ÁP CAO



Huyết áp


Vai trò của thận trong kiểm tra thể tích tuần hoàn:            Khi áp lực tưới máu cho thận bị giảm, sẽ có sự phân phối lại máu trong thận, kèm theo làm giảm áp lực mao mạch thận và hoạt tính giao cảm (thông qua receptor β) dẫn đến sản xuất renin từ đó tăng sản xuất angiotensin, gây ra:
            - Co mạch.
            - Kích thích sản xuất aldosteron làm giữ Na + và nước.

Bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường được chia thành hai loại:
            - Tăng huyết áp thứ phát: khi huyết áp tăng chỉ là một triệu chứng của những tổn thương ở một cơ quan như: thận, nội tiết, tim mạch, não... Điều trị nguyên nhân, huyết áp sẽ trở lại bình thường.
            - Tăng huyết áp nguyên phát: khi nguyên nhân chưa rõ, lúc đó được gọi là bệnh tăng huyết áp.
            Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp rất phức tạp. Huyết áp phụ thuộc vào lưu lượng của tim và sức cản ngoại vi. Hai yếu tố này lại phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác, như hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, của vỏ và tuỷ thượng thận, của hormon chống bài niệu (ADH), của hệ renin - angiotensin - aldosteron, của tình trạng cơ tim, tình trạng thành mao mạch, khối lượng máu, thăng bằng muối và thể dịch v.v...
            Một yếu tố quan trọng trong tăng huyết áp là lòng các động mạch nhỏ và mao mạch thu hẹp lại. Phần lớn không tìm được nguyên nhân tiên phát của tăng huyết áp, vì  vậy phải dùng thuốc tác động lên tất cả các khâu của cơ chế điều hòa huyết áp để làm giãn mạch, giảm lưu lượng tim dẫn đến hạ huyết áp (xem hình). Tất cả đều là thuốc chữa triệu chứng và nhiều thuốc đã được trình bày trong các phần có liên quan.

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp
            Phân loại các thuốc hạ huyết áp theo vị trí hoặc cơ chế tác dụng:
Thuốc lợi niệu: làm giảm thể tích tuần hoàn.
-  Nhóm thiazid
-  Thuốc lợi niệu quai.

Thuốc huỷ giao cảm.
-  Tác dụng trung ương: methyldopa, clonidin.
-  Thuốc liệt hạch: trimethaphan.
-  Thuốc phong toả nơron: guanethidin, reserpin
-  Thuốc chẹn β: propranolol, metoprolol
-  Thuốc huỷ α: prazosin, phenoxybenzamin

Thuốc giãn mạch trực tiếp.
-  Giãn động mạch  hydralazin, minoxidil, diazoxid.
-  Giãn động mạch và tĩnh mạch: nitroprussid.


 Thuốc chẹn kênh calci.
-  Nifedipin, felodipin, nicardipin, amlodipin.

Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
-  Captopril, enalapril, ramipril.


Thuốc đối kháng tại receptor angiotesin II.
-  Losartan, Irbesartan.




             Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tần suất lưu hành tăng huyết áp trong dân số tăng theo tuổi. Điều tra NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) lần 3 ở Hoa Kỳ cho thấy 2/3 người trên 60 tuổi bị tăng huyết áp

TĂNG HUYẾT ÁP TÂM THU - VẤN ĐỀ Y TẾ QUAN TRỌNG
            Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tần suất lưu hành tăng huyết áp trong dân số tăng theo tuổi. Điều tra NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) lần 3 ở Hoa Kỳ cho thấy 2/3 người trên 60 tuổi bị tăng huyết áp 1. Còn trong nghiên cứu Framingham, trong số những người trước đây có huyết áp bình thường, hơn 90% được phát hiện có tăng huyết áp ở tuổi 55 2. Có một điểm đáng lưu ý là dạng tăng huyết áp thay đổi theo tuổi. Đa số người bệnh tăng huyết áp dưới 50 tuổi có tăng huyết áp tâm trương. Sau 50 tuổi huyết áp tâm thu tiếp tục tăng trong khi huyết áp tâm trương có khuynh hướng giảm, do đó tăng huyết áp tâm thu đơn độc chiếm ưu thế. Hình 1 biểu diễn thay đổi theo tuổi của huyết áp tâm thu và tâm trương được ghi nhận trong điều tra NHANES lần 3.

huyet_ap_tam_thu-h1
Hình 1 : Thay đổi theo tuổi và chủng tộc của huyết áp tâm thu (các đường trên) và tâm trương (các đường dưới) của nam giới (Men) và nữ giới (Women) trong điều tra NHANES. Non-Hispanic black = da đen không phải gốc Mỹ La tinh ; Non-Hispanic white = da trắng không phải gốc Mỹ La tinh ; Hispanic = gốc Mỹ La tinh.

            Nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng tăng một cách liên tục theo mức tăng của huyết áp tâm thu và tâm trương. Trong khoảng huyết áp từ 115/75 đến 185/115 mm Hg, ứng với một mức tăng 20/10 mm Hg nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng tăng gần gấp 2 lần 3. Nhiều nghiên cứu dịch tễ ở Hoa Kỳ cũng như ở những quốc gia khác cho thấy huyết áp tâm thu có ý nghĩa dự báo các biến cố tim mạch nặng mạnh hơn huyết áp tâm trương đối với người lớn tuổi 4-7.
            Tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể gặp trong những tình trạng bệnh lý có tăng cung lượng tim, ví dụ thiếu máu, cường giáp, hở van động mạch chủ, dò động tĩnh mạch hoặc bệnh Paget của xương. Tuy nhiên đa số các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc là do giảm độ đàn hồi của động mạch chủ và các động mạch lớn liên quan với tuổi cao, sự tích tụ canxi và collagen trong thành động mạch do xơ vữa động mạch và sự thoái hóa elastin thành động mạch 8. Khi độ đàn hồi của các động mạch lớn giảm, sự căng dãn của các động mạch này trong thì tâm thu giảm (khiến huyết áp tâm thu tăng) và sự thu nhỏ lại của chúng trong thì tâm trương (diastolic recoil) cũng giảm (khiến huyết áp tâm trương có khuynh hướng giảm). Ở chiều ngược lại, tăng huyết áp tâm thu về lâu dài lại gây giảm tiến triển độ đàn hồi của các động mạch lớn và tăng nặng rối loạn dãn mạch phụ thuộc nội mô 8.
            Theo kết quả điều tra NHANES, chỉ có 23,6% bệnh nhân tăng huyết áp ở Hoa Kỳ được kiểm soát huyết áp dưới mức 140/90 mm Hg 9. Trong số 76,4% còn lại (gồm những bệnh nhân không được điều trị và những bệnh nhân được điều trị nhưng chưa đạt đích huyết áp) có 64,9% bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc, 21,1% tăng huyết áp tâm thu-tâm trương và 14,0% tăng huyết áp tâm trương 9.

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TÂM THU ĐƠN ĐỘC: CÓ LỢI HAY KHÔNG VÀ DÙNG THUỐC NÀO?
            Cho đến nay có 3 thử nghiệm lâm sàng lớn chứng minh lợi ích của việc điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc là SHEP (Systolic Hypertension in the Elderly Program), Syst-Eur (Systolic Hypertension in Europe) và Syst-China (Systolic Hypertension in China) (bảng 1). Trong 3 thử nghiệm lâm sàng này tiêu chuẩn chọn bệnh là huyết áp tâm thu > 160 mm Hg và huyết áp tâm trương < 95 mm Hg (< 90 mm Hg trong SHEP). Thuốc chính được dùng trong SHEP là lợi tiểu chlorthalidone, còn thuốc chính được dùng trong Syst-Eur và Syst-China là chẹn canxi nitrendipine. Kết quả SHEP và Syst-Eur cho thấy điều trị bằng thuốc giảm có ý nghĩa nguy cơ đột quị (tiêu chí đánh giá chính) và nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng nói chung 10,11. Riêng trong Syst-China, điều trị bằng nitrendipine giảm nguy cơ đột quị không có ý nghĩa thống kê nhưng giảm có ý nghĩa nguy cơ tim mạch chung 12 (bảng 1).
            Ba nghiên cứu nói trên đã chứng minh lợi ích của điều trị hạ huyết áp cho những người có huyết áp tâm thu > 160 mm Hg kèm huyết áp tâm trương < 95 mm Hg (Tuy nhiên cho đến nay chưa có thử nghiệm lâm sàng đánh giá lợi ích của việc điều trị hạ huyết áp cho những người có huyết áp tâm thu trong khoảng 140-160 mm Hg kèm huyết áp tâm trương < 90 mm Hg). Cũng từ kết quả của 3 nghiên cứu nói trên, lợi tiểu thiazide và chẹn canxi dihydropyridine được xem như những lựa chọn hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người lớn tuổi.

Bảng 1 : Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá lợi ích của điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc.


SHEP
Syst-Eur
Syst-China
Số bệnh nhân
4736
4695
2394
Tiêu chuẩn HA (mm Hg)
Tâm thu
Tâm trương

160-190
< 90

160-219
< 95

160-219
< 95
Tuổi trung bình
72 ± 7
70 ± 7
66 ± 5
Nữ giới (%)
2700 (57)
3138 (67)
853 (35)
Tiêu chí đánh giá chính
Đột quị
Đột quị
Đột quị
HA ban đầu (mm Hg)
Tâm thu
Tâm trương

170 ± 9
77 ± 10

174 ± 10
85 ± 6

170 ± 11
86 ± 7
Mức giảm HA (mm Hg)
Tâm thu
Tâm trương

27
9

23 ± 16
7 ± 8

20 ± 16
5 ± 8
Thuốc chính
Chlorthalidone
Nitrendipine
Nitrendipine
Thuốc bổ sung
Atenolol, reserpine
Enalapril, hydrochlorothiazide
Captopril, hydrochlorothiazide
Giảm nguy cơ đột quị (KTC 95%)
36% (18 - 51%)
42% (16 - 59%)
31% (-2 - 52%)
Giảm nguy cơ tim mạch chung (KTC 95%)
32% (21 - 42%)
29% (13 - 43%)
28% (4 - 47%)

            Gần đây một nhóm nhà nghiên cứu ở Ý đã thực hiện nghiên cứu SHELL (Systolic Hypertension in the Elderly: Lacidipine Long-term) nhằm so sánh hiệu quả của lợi tiểu thiazide với chẹn canxi dihydropyridine trong điều trị tăng huyết áp tâm thu. SHELL là một thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên, trong đó 1882 người > 60 tuổi có huyết áp tâm thu > 160 mm Hg và huyết áp tâm trương < 95 mm Hg được phân cho dùng chlorthalidone 12,5 mg/ngày hoặc lacidipine 4 mg/ngày trong thời gian trung vị 32 tháng 13. Kết quả SHELL cho thấy 2 thuốc có hiệu quả hạ huyết áp và ngăn ngừa các biến cố tim mạch nặng tương đương nhau.
            Năm 1998 Messerli và cộng sự công bố một phân tích gộp số liệu của 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng số bệnh nhân tham gia là 16.164, đều là những người bệnh tăng huyết áp > 60 tuổi. Theo kết quả phân tích gộp này, lợi tiểu thiazide có hiệu quả giảm các biến cố tim mạch nặng và tử vong chung rất rõ rệt, trong khi thuốc chẹn bêta không có ảnh hưởng trên các biến cố này 14. Năm 2005 các tác giả Lindholm, Carlberg và Samuelsson lại thực hiện một phân tích gộp số liệu của 13 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên (tổng số bệnh nhân tăng huyết áp tham gia : 105.951) nhằm so sánh hiệu quả ngừa các biến cố tim mạch nặng của thuốc chẹn bêta với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác. Phân tích gộp này cho thấy thuốc chẹn bêta có hiệu quả ngừa đột quị thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác 15. Nói chung hiện nay đa số tác giả cho rằng không nên dùng thuốc chẹn bêta như thuốc hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc, trừ trong những trường hợp mà lợi ích của thuốc chẹn bêta đã được chứng minh chắc chắn, ví dụ tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc suy tim 8,16.

VẤN ĐỀ HẠ HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG TRONG KHI ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TÂM THU ĐƠN ĐỘC
            Người bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc có huyết áp tâm trương khởi điểm không cao (hoặc thậm chí thấp). Nếu dùng thuốc để hạ huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương đương nhiên cũng giảm theo. Nhiều nhà nghiên cứu e ngại hạ huyết áp tâm trương quá mức có thể ảnh hưởng bất lợi đến tưới máu các cơ quan, đặc biệt là tưới máu mạch vành (diễn ra chủ yếu trong thì tâm trương).
            Các tác giả SHEP đã phân tích hồi cứu số liệu của nghiên cứu này và nhận thấy ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng chlorthalidone, ứng với một mức hạ huyết áp tâm trương 5 mm Hg nguy cơ đột quị tăng 14%, nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc chết do nguyên nhân mạch vành tăng 8% và nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng nói chung tăng 11% (tất cả các mức tăng đều có ý nghĩa thống kê) 17. Đặc biệt, nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng tăng rõ rệt kể từ mức huyết áp tâm trương < 60 mm Hg (hình 2).

huyet_ap_tam_thu-h2
Hình 2 : Nguy cơ tương đối (kèm khoảng tin cậy 95%) bị các biến cố tim mạch nặng theo mức huyết áp tâm trương đạt được trong nghiên cứu SHEP.

            Mới đây các tác giả Syst-Eur cũng phân tích hồi cứu số liệu của nghiên cứu này để tìm mối liên quan giữa huyết áp tâm trương đạt được trong quá trình điều trị và nguy cơ tim mạch. Kết quả phân tích này hơi khác với kết quả SHEP: Ở những người không có bệnh mạch vành, nguy cơ tim mạch không tăng ngay cả khi hạ huyết áp tâm trương xuống 55 mm Hg; Tuy nhiên ở những người có bệnh mạch vành kèm theo, hạ huyết áp tâm trương xuống < 70 mm Hg làm tăng có ý nghĩa nguy cơ bị biến cố tim mạch nặng 18.
            Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ, khi điều trị người lớn tuổi tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nhất là nếu có bệnh mạch vành kèm theo, không nên hạ huyết áp xuống quá nhanh và cần theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện thiếu máu cục bộ tim một khi huyết áp tâm trương giảm xuống thấp hơn 60 mm Hg 19.

TÁC DỤNG ĐẶC HIỆU TRÊN HUYẾT ÁP TÂM THU CỦA LỢI TIỂU GIỐNG THIAZIDE
            Các thuốc hạ huyết áp khác nhau có thể có ảnh hưởng khác nhau trên các thành phần huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp mạch (là hiệu số huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương). Đối với người bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc, thuốc lý tưởng là thuốc ít ảnh hưởng trên huyết áp tâm trương và tác dụng chủ yếu trên huyết áp tâm thu cũng như huyết áp mạch (Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp mạch có ý nghĩa dự báo rất tốt các biến cố tim mạch nặng 20,21).
            Nghiên cứu X-CELLENT (NatriliX SR versus CandEsartan and amLodipine in the reduction of systoLic blood prEssure in hyperteNsive patienTs) được thực hiện nhằm so sánh ảnh hưởng trên các thành phần huyết áp khác nhau của thuốc lợi tiểu giống thiazide indapamide SR (sustained release: phóng thích chậm), thuốc chẹn thụ thể angiotensin candesartan và thuốc chẹn canxi nhóm dihydropyridine amlodipine 22. Bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu là những người tăng huyết áp vô căn, tuổi 40-80, có huyết áp tâm thu 150-180 mm Hg và tâm trương 95-110 mm Hg hoặc huyết áp tâm thu 160-180 mm Hg và tâm trương < 90 mm Hg (tăng huyết áp tâm thu đơn độc). Tiêu chuẩn loại trừ gồm tiền sử bệnh mạch vành, suy tim, đột quị hoặc cơn thoáng thiếu máu não, phì đại thất trái, đái tháo đường và suy thận. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên cho dùng indapamide SR 1,5 mg/ngày, candesartan 8 mg/ngày, amlodipine 5 mg/ngày hoặc placebo, thời gian điều trị là 12 tuần. Tiêu chí đánh giá là thay đổi của huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp mạch sau 12 tuần điều trị. Có 576 bệnh nhân được theo dõi huyết áp 24 giờ trước khi bắt đầu điều trị và sau 12 tuần điều trị.
            Tổng cộng 1758 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu, trong đó có 388 bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc. So với toàn bộ dân số nghiên cứu, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc có tuổi trung bình cao hơn (63,9 ± 9,6 so với 58,9 ± 10,1) và tỉ lệ nữ cao hơn (57,7% so với 49,3%).
            Kết quả X-CELLENT cho thấy cả 3 thuốc indapamide SR, candesartan và amlodipine đều giảm có ý nghĩa các thành phần huyết áp so với placebo. Indapamide SR giảm huyết áp tâm thu và huyết áp mạch nhiều hơn và giảm huyết áp tâm trương ít hơn so với candesartan và amlodipine, tuy là không đạt mức có ý nghĩa thống kê (bảng 2). Riêng ở 388 người bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc, indapamide SR giảm huyết áp tâm thu tương đương candesartan và amlodipine nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương như 2 thuốc này, kết quả là indapamide SR giảm huyết áp mạch nhiều hơn so với candesartan và amlodipine (bảng 3). Khảo sát huyết áp 24 giờ cũng cho kết quả tương tự : So với candesartan và amlodipine, indapamide SR giảm huyết áp tâm thu tương đương, giảm huyết áp tâm trương ít hơn và giảm huyết áp mạch nhiều hơn, nhất là ở những bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
            Tần suất các tác dụng phụ khiến phải ngưng thuốc ở 4 nhóm tương đương nhau. Trong số 440 người được phân cho dùng indapamide SR chỉ có 16 người có hạ K/máu < 3,4 mmol/l nhưng không có người nào bị hạ K/máu nặng < 3,0 mmol/l. Các chỉ số xét nghiệm gồm đường huyết lúc đói, LDL, HDL, TG, transaminase và creatinin/máu của 3 nhóm dùng thuốc không khác biệt có ý nghĩa.
            Kết quả X-CELLENT cho thấy đối với bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc indapamide SR là thuốc hạ huyết áp thích hợp nhất vì giảm huyết áp tâm thu mà không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp tâm trương. Dạng bào chế hàm lượng thấp (1,5 mg) và phóng thích chậm của indapamide vừa ít gây tác dụng phụ về mặt chuyển hóa vừa có hiệu quả hạ huyết áp kéo dài suốt 24 giờ như khảo sát bằng Holter huyết áp đã chứng minh trong nghiên cứu này.

Bảng 2 : Thay đổi huyết áp (đo tại phòng khám) của 1758 bệnh nhân sau 12 tuần điều trị.

Indapamide SR
(n = 440)
Candesartan
(n = 435)
Amlodipine
(n = 444)
Placebo
(n = 439)
Thay đổi HA tâm thu (mm Hg)
-16,7 ± 16,1 *
-15,9 ± 16,7 *
-16,2 ± 16,0 *
-7,3 ± 16,8
Thay đổi HA tâm trương (mm Hg)
-7,4 ± 10,4 *
-8,3 ± 9,5 *
-8,9 ± 10,3 *
-3,5 ± 10,6
Thay đổi HA mạch (mm Hg)
-9,3 ± 13,9 *
-7,6 ± 13,5 *
-7,3 ± 13,4 *
-3,8 ± 14,0
* p < 0,0001 khi so sánh với placebo.
Bảng 3 : Thay đổi huyết áp (đo tại phòng khám) của 388 bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc sau 12 tuần điều trị.

Indapamide SR
(n = 96)
Candesartan
(n = 94)
Amlodipine
(n = 100)
Placebo
(n = 98)
Thay đổi HA tâm thu (mm Hg)
-16,9 ± 16,7 *
-16,3 ± 18,4 *
-16,2 ± 18,5 *
-9,1 ± 15,7
Thay đổi HA tâm trương (mm Hg)
0,5 ± 7,6
-2,6 ± 9,1 * †
-3,0 ± 9,2 * †
1,7 ± 8,3
Thay đổi HA mạch (mm Hg)
-17,4 ± 15,2 *
-13,7 ± 14,9
-13,3 ± 15,0
-10,9 ± 15,0
* p < 0,05 khi so sánh với placebo.
† p < 0,05 khi so sánh với indapamide SR.

PHỐI HỢP THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TÂM THU
            Ở bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu, nếu đơn trị bằng lợi tiểu thiazide hoặc giống thiazide chưa kiểm soát được huyết áp thì chúng ta nên phối hợp thêm thuốc nào? Từ các chứng cứ đã nêu, có thể kết luận thuốc chẹn bêta không phải là lựa chọn hàng đầu (trừ trường hợp bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc suy tim). Phối hợp thuốc chẹn canxi với lợi tiểu có thể dùng được tuy nhiên phối hợp này không có tác dụng hiệp đồng trên huyết áp.
            Phối hợp một thuốc ức chế men chuyển với lợi tiểu có tác dụng hiệp đồng trên huyết áp và có hiệu quả được chứng minh bởi nhiều thử nghiệm lâm sàng. Có thể kể đến phối hợp indapamide + perindopril mà lợi ích đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng có sự tham gia của nhiều bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu lớn tuổi như PROGRESS (Perindopril pROtection aGainst Recurrent Stroke Study) hay PICXEL (Perindopril/Indapamide in a double blind Controlled study versus Enalapril in Left ventricular hypertrophy) 23,24. Ngoài ra, phối hợp thuốc chẹn thụ thể angiotensin với lợi tiểu thiazide hợp lý về mặt sinh lý bệnh, có tác dụng hiệp đồng trên huyết áp nên cũng được khuyên dùng 8.




 BẤM HẠ ÁP CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Vị trí huyệt :

Ấn đường: Giữa hai đầu lông mày.

Thái dương: Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.

Bách hội: Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.

Phong trì: Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.

Khúc trì: Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay.

Nội quan: Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.
Dũng tuyền: Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân (chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón).

          1. Day huyệt ấn đường: Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa bấm day huyệt ấn đường khoảng 30 lần.

          2. Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

          3. Chải tóc: 5 ngón tay hơi mở, ấp vào tóc phía trước rồi chải dần về phía sau gáy, làm khoảng 30 lần.

          4. Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt day đi day lại. Lưu ý nên cắt móng tay tránh cọ sát quá mạnh làm tổn thương da. Day vuốt về phía sau thái dương: Dùng hai ngón tay cái đặt vào huyệt thái dương sau đó vuốt về phía sau khoảng 30 lần.

          5. Vỗ huyệt bách hội: Ngồi thẳng người, mắt nhìn thẳng, hàm răng ngậm lại, sau đó dùng lòng bàn tay vỗ thành nhịp xung quanh huyệt bách hội, vỗ nhẹ 3 – 5 lần, sau đó vỗ mạnh hơn một chút từ 3 – 5 lần.

          6. Day bấm huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì, day khoảng 15 lần.

7. Day bấm huyệt khúc trì: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt khúc trì hai bên tay phải và trái mỗi bên 30 lần.

          8. Day bấm huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt nội quan, hai bên phải và trái mỗi bên 30 lần.

          9. Xoa bụng: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa khoảng 2 phút.

          10. Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, xoa nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi, làm tương tự với chân trái.

          Sử dụng một số điểm huyệt nêu trên để châm cứu, bấm huyệt... mỗi ngày một vài lần có tác dụng dưỡng âm huyết, kiện tỳ vị, tiêu đàm thấp, giáng hỏa, tăng cường máu lên não là phòng trị chứng huyễn vựng và hỗ trợ phòng trị bệnh cao huyết áp, hầu như không có tác dụng phụ.


Dùng tay miết lòng bàn chân nhiều lần cũng kích thích lưu thông máu rất tốt



Cách bấm huyệt làm tăng và giảm áp huyết bằng huyệt Ế Phong


Vuốt động mạch cảnh lên làm tăng áp huyết, vuốt xuống làm hạ áp huyết


Cách tập thổi làm hạ áp huyết






No comments:

Post a Comment