LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, October 3, 2016

Cơ sở lý thuyết của Diện chẩn


Định nghĩa
Diện chẩn (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhìn bằng mắt, khám bằng tay, hoặc bằng các dụng cụ hay máy móc, nhằm phát hiện những biểu hiện về bệnh lý xuất hiện một cách có hệ  thống trên khuôn mặt của bịnh nhân. Những thuyết của diện chẩn được trình bầy dưới đây, hầu hết, được xây dựng từ những kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn đã được kiểm nghiệm rất nhiều lần, và được phân loại theo 8 bộ như sau:
1. Thuyết phản chiếu
Vũ trụ, xã hội và con người là một thể thống nhất (vạn vật đồng nhất thể). Do đó, con người là sự phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa). Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (ví dụ như mặt, bàn chân, bàn tay, loa tai, mũi, mắt, v.v…) đều phản chiếu cái tổng thể của nó (tức là cơ thể).
Mặt là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho toàn cơthể. Do đó, mọi trạng thái thuộc về tâm lý, sinh lý, bịnh lý của con người, đều được biểu hiện trên bộ mặt. Hay nói một cách khác hơn: bộ mặt chính là tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc, những gì thuộc về phạm vi con người, ở trạng thái tĩnh và động của nó.
Thuyết này được áp dụng vào khoa diện chẩn như sau:
Mỗi huyệt trên mặt là điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.
2. Thuyết biểu hiện
Thuyết biểu hiện được biểu hiện qua 3 góc độ:
Không gian: những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, những gì bên dưới sẽ hiện lên trên.
Thời gian:
- Những gì sắp xẩy ra sẽ được báo trước.
- Những gì đã xẩy ra đều lưu lại dấu vết.
- Những gì đang xẩy ra đều lưu lại biểu hiện.
Biểu hiện bịnh lý: những biểu hiện này (xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau) được thể hiện trên mặt một cách có hệ thống và có chọn lọc, được gọi là biểu hiện bịnh lý (hay thông tin bịnh lý). Chúng có tính chất 2 chiều thuận nghịch và đặc biệt nơi có biểu hiện bịnh lý cũng là nơi điều trị bịnh. Ví dụ: tàn nhang nơi mặt là biểu hiện của bịnh lý và cũng là nơi chữa bịnh.
Ngoài ra mỗi dạng biểu hiện bịnh lý cho mỗi ý nghĩa khác nhau.
3. Thuyết phản hiện
Theo luật biểu hiện, dấu hiệu bịnh xuất hiện theo tỷ lệ thuận với bịnh trạng hay sự suy kém sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, có sự phản nghịch trong một số trường hợp như sau:
Có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bịnh so với bịnh trong cơ thể, hay có quá ít, hoặc không có dấu vết nào báo bịnh, so với bịnh tật đang xẩy ra trong cơ thể. Hiện tượng này, được ví như mạng lưới thông tin từ cơ thể lên mặt bị rối loạn hay tắc nghẽn. Các trường hợp này thường ít có giá trị về mặt chẩn đoán hay trị liệu.
4. Thuyết cục bộ
Khi một cơ quan hay một bộ phận nào trong cơ thể, có sự bất ổn tiềm tàng, hay đang thời kỳ diễn tiến, thì DA tại vùng đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bịnh tương ứng. Quy luật này chi phối trên toàn cơ thể hơn là bộ mặt. Ví dụ: da ở vùng gan có tàn nhang, nốt ruồi (đen hay đỏ) hoặc tia máu có nghĩa là gan có bịnh. Thuyết này khi ứng dụng với phương pháp Diện Chẩn còn được ứng dụng như sau:
Mỗi huyệt ngoài tác dụng ở xa (tới các cơquan), nó còn có tác dụng cục bộ (tại chỗ) và lân cận nữa. Ví dụ: huyệt 188, ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn làm sáng mắt (vì ở gần mắt). Huyệt 180, ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái, còn có tác dụng làm giảm đau vùng thái dương (vì ở vùng thái dương).
5. Thuyết đồng bộ
Có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ, hình thái và thời kỳ xuất hiện, giữa các loại dấu báo bịnh trên mặt và bên dưới cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi cũng có ngoại lệ: các dấu hiện báo bịnh chỉ xuất hiện một trong hai nơi (hoặc trên mặt hoặc bên dưới cơ thể), hoặc xuất hiện không đồng thời với nhau và có khi không cùng lúc với bịnh, thậm chí xuất hiện rất xa thời kỳ bịnh tật xẩy ra.
6. Thuyết biến dạng
Các dấu hiệu báo bịnh trên mặt không phải bất biến, mà trái lại, thường hay thay đổi tính chất, mầu sắc và hình thái tùy theo thời gian, mức độ (nặng, nhẹ), tình trạng và diễn tiến bịnh tật của từng cá nhân. Ví dụ: bịnh trạng đang diễn tiến thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bịnh có mầu sắc đậm hơn hoặc bóng hơn. Ngược lại, khi bịnh nơi cơ quan đó thuyên giảm, hay bớt đi, thì vùng da đó có mầu nhạt hơn. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ như: nốt ruồi ở cạnh nhân trung báo bịnh ở noãn sào, mặc dù chữa hết bịnh tại noãn sào thì nốt ruồi vẫn không biến mất.
7. Thuyết đồng ứng
Những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, tìm về, kết chặt và tác động lẫn nhau.
- Thuyết đồng hình tương tự
Những gì có hình dạng tương tự như nhau, thì có liên hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Ví dụ: cánh mũi có hình dáng tương tự như mông, do đó liên hệ tới mông. Hoặc sống mũi có hình dáng tương tự như sống lưng, do đó có liên hệ tới sống lưng.
- Thuyết đồng tính tương liên
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau qua hình thức tăng cường (sinh) hay hoá giải lẫn nhau (khắc).
8. Thuyết giao thoa
Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng bên với cơ quan hay bộ phận bị bịnh. Ví dụ: gờ mày bên mặt của bịnh nhân có dấu hiệu báo bịnh, thì cánh tay bên mặt của bịnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ tới cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu chẩn đoán (dấu hiệu báo bịnh) ở vùng mắt, tay, chân, buồng trứng, và mông của đồ hình trên mặt thỉnh thoảng có tính giao thoa đối với một số bịnh nhân. Hiện tượng này, cũng thấy xẩy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trường hợp này, thường có sự gia tăng mức độ nhậy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bịnh đối với các bộ phận nói trên. Ví dụ: chân mày bên phải có tàn nhang, thì cánh tay bên trái có bịnh. Đối với những tình trạng giao thoa này, bịnh trạng thường nặng hơn bình thường.
Trên đây là 8 thuyết căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Để đạt được kết quả tốt trên lâm sàng, ngoài việc nắm vững 8 thuyết căn bản trên, người áp dụng còn phải biết linh động vận dụng một cách sáng tạo tùy theo từng ca bịnh.




Cơ sở lý thuyết của Điều khiển liệu pháp


Định nghĩa
Điều Khiển Liệu Pháp là phương pháp phòng và trị bịnh bằng cách tác động với nhiều hình thức khác nhau (châm, chích, lể, hơ nóng, chườm nóng, chườm lạnh, xoa, day, dán cao, bấm, ấn, vuốt, bôi dầu, xung điện, v.v…) vào những Vùng và Phạm Vi Bộ Mặt. Vì bộ mặt nằm trong phạm vi đầu não, và vì những huyệt trên mặt có tính cách điều khiển các bộ phận trong cơ thể (giúp cơ thể điều chỉnh từ cơ quan đầu não), nên phương pháp này gọi là Điều Khiển Liệu Pháp. Nếu xét trên lý thuyết Điều khiển và Thông Tin Sinh Vật học, thì mỗi huyệt trên Mặt là một trạm thu, phát, thông tin của cơ thể; đồng thời cũng là nơi để tự Điều Chỉnh, Xử Lý thông tin. Có thể nói mỗi huyệt vừa là một bộ phận Nhận - Phát thông tin, vừa là một bộ phận Điều Chỉnh thông tin.
Các thuyết trong điều khiển liệu pháp
1. Thuyết đồng bộ thống điểm
Khi trong cơ thể có sự bất ổn xẩy ra tại một cơ quan hay bộp hận nào đó, thì ngoài những triệu chứng như: cảm giác đau tại chỗ (cục bộ) mà còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương ứng (đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó ở trên Mặt. Những cảm giác như: đau, thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát, v.v…tại những điểm đau này, luôn tỷ lệt huận với mức độ và tình trạng của bịnh chứng đang xẩy ra. Do đó, khi điểm đau đó gia tăng, thì bịnh tình thêm nặng, hoặc điểm đau đó giảm, thì bịnh cũng giảm theo. Và khi điểm đau (hay cảm giác) đó không còn đau nữa, thì cũng có nghĩa là, cơn bịnh đã được dứt điểm hoàn toàn. Thật ra, cảm giác đau xuất hiện cùng một lúc (đồng bộ) với bịnh đang xẩy ra trong cơ thể, và cảm giác đau đó, cũng chỉ là một trong những biểu hiện của bịnh lý mà thôi. Trên thực tế, ngoài những cảm giác đau vừa nêu trên, còn có rất nhiều dạng biểu hiện khác thường và bất thường khác cũng xẩy ra đồng bộ với căn bịnh đang xẩy ra. Cho nên, khi chẩn đoán và trị bịnh, chúng ta cũng cần phải lưu tâm đến. Nếu không thì sự chẩn đoán bịnh sẽ kém đi phần chính xác.
2. Thuyết bất thống điểm
Thuyết bất thống điểm là thuyết nhằm mục đích bổ sung cho Thuyết đồng bộ thống điểm thêm rõ ràng. Tương tự như Thuyết đồng bộ thống điểm, khi một cơquan hay bộ phận nào trong cơ thể có bịnh, thì nơi vùng tương ứng với nó trên mặt, cũng sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (bất thống điểm), hoặc có cảm giác đau ít hơn so với điểm bên cạnh. Đặc biệt, những điểm không đau này, thường nằm trong vùng đau tương ứng (phản chiếu) với bộ phận có bịnh trong cơ thể (Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn). Cho nên, nhiều khi châm vào những điểm không đau này, lại mang đến kết quả tốt hơn là trên những điểm đau. Đây là kết quả kiểm nghiệm trên kinh nghiệm lâm sàng. Tóm lại, số điểm không đau này, thường tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng bịnh. Nghĩa là, nếu bịnh thuyên giảm thì số điểm không đau cũng giảm theo, cho đến khi hết bịnh thì những điểm không đau cũng biến mất.
Thuyết này cũng như Thuyết đồng bộthống điểm có giá trị đối với tất cả các huyệt trên toàn cơ thể.
3. Thuyết thái cực
Vận dụng thuyết phản chiếu, chúng tôi thấy bộ mặt còn là nơi phản chiếu của thái cực. Ở đó, nó được thể hiện như sau:Thái cực sinh lưỡng nghi: Âm-Dương
 Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Thiếu Dương -Thái Dương -Thiếu Âm -Thái Âm
- Bên trên thuộc Dương (+), bên dưới thuộc Âm (-)
- Từ dưới lên thuộc Dương-Từ trên xuống thuộc Âm
- Bên phải thuộc Dương - Bên trái thuộc Âm
- Từ trái qua phải thuộc Dương -Từ phải qua trái thuộc Âm
- Từ ngoài vào trong thuộc Dương -Từ trong ra ngoài thuộc Âm
- Chiều thẳng đứng thuộc Dương - Chiều nằm ngang thuộc Âm
- Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính - phi Âm phi Dương
- Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phù trợ nhau
- Âm Dương ở khắp mọi nơi. Nơi nào có Âm tất có Dương hoặc ngược lại
- Trong Âm có Dương - trong Dương có Âm
- Âm Dương biến hoá từ sự thay đổi của không gian và thời gian
- Cực Âm sinh Dương - cực Dương sinh Âm
- Dương tụ Âm tán: Âm hàm Dương ; Âm tụ Dương tán: Dương hàm Âm
- Cô Âm bất sinh - độc Dương bất trưởng
4. Thuyết phản phục
“Vật cực tất phản”: Cực Âm sinh Dương, Cực Dương sinh Âm.
Tùy theo tình trạng bịnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian khích thích nhất định. Nếu vượt quá thời hạn đó sẽ gây ra sự phản tác dụng, hoặc đôi khi không còn tác dụng nữa. Điều này cũng có nghĩa là nếu chưa đạt được mức nhất định nói trên thì kết quả cũng sẽ không đạt được trọn vẹn.
Lưu ý: Quá trình tự điều chỉnh vừa mô tả trên, chỉ xẩy ra đúng với lý thuyết, khi được kích thích một lần, và sau đó để yên kim cho đến khi có cảm giác ngứa báo hiệu sự chấm dứt chu kỳ điều chỉnh. Nếu hết giai đoạn này, ta lại kích thích lần thứ nhì thì lại xẩy ra một chu kỳ điều chỉnh mới
Như trên (mỗi lần kích thích tạo nên một cung phản xạ mới). Do đó, sẽ có hai trường hợp:
1- là sự kích thích liên tục ngay từ đầu.
2- là sự lưu kim qua nhiều chu kỳ điều chỉnh trọn vẹn sẽ đem lại kết quả trị liệu lâu bền hơn.
Tóm lại, mỗi huyệt có một định mức về thời gian, tần số và cường độ kích thích tương ứng với bịnh.
Thuyết này có giá trị với các hình thức tác động vào huyệt như châm kim, điện châm hay dán cao. Nhưng rõ nét nhất là hình thức châm kim.
5. Thuyết đối xứng
Một số huyệt trên cơ thể, nhất là trên mặt, có tính đối xứng ở nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt là:
- Trục dọc giữa mặt (tuyến O)
- Trục ngang giữa mắt (tuyến V- Huyệt 8)
- Trục ngang qua gốc chân mày (tuyến IV - Huyệt 26)
Có 2 tâm đối xứng quan trọng trên mặt là H.26 (tuyến IV) và H.19 (giữa tuyến VIII và IX). Những huyệt hay bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hay kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hóa giải nhau. Ví dụ H.106 đối xứng với H.8 qua H.26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau nhưng cũng có tính đối kháng nhau nên có thể hóa giải nhau khi được tác dụng đúng lúc.
6. Thuyết “Bình thông nhau”
Giữa người chữa bịnh và bịnh nhân có mối quan hệ kiểu “bình thông nhau”. Mối quan hệ này bị chi phối bởi luật tương thông, tương tác và phản hồi.
Trường hợp này thường xẩy ra ở phạm vi điều trị bằng châm cứu hay án ma (xoa bóp) hơn là bằng thuốc. Ví dụ: người thầy châm cứu sẽ mắc phải đúng bịnh của bịnh nhân mà mình chữa (nhất là khi người chữa bịnh kém sức khỏe hơn người bịnh).
7. Thuyết “Nước chẩy về chỗ trũng”
Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển “khí” về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bịnh chứ không chuyển về nơi không có bịnh. Điều này có thể nhận ra rõ ràng khi bịnh thật nặng. Nói một cách khác hơn, bịnh càng nặng thì đường dẫn truyền càng rõ rệt. Trái lại, đường dẫn truyền càng yếu kém thì bịnh trạng càng thuyên giảm, và đường dẫn truyền sẽ biến mất khi căn bịnh dứt hẳn. Hiện tượng này, tương tự như nước chỉ chẩy vào chỗ trũng (đang thiếu nước), chứ không chẩy vào chỗ đang đầy nước. Thuyết này cũng giải thích tại sao khi cùng một huyệt mà có lúc lại dẫn truyền ra cánh tay, có lúc lại truyền ra phía lưng (ví dụ: huyệt 0). Đó là tùy theo bịnh nhân đang bị bịnh ở đâu. Tuy nhiên, ta cũng nên biết: mỗi huyệt chỉ liên hệ đến một số cơ quan hay một bộ phận mà thôi.
Chú thíchĐường dẫn truyền là cảm giác rần nhẹ như kiến bò, dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bịnh, thường thấy ở các bịnh nhân nhậy cảm khi châm trúng huyệt.
8. Thuyết sinh khắc
Có sự sinh khắc các huyệt trên Mặt. Sự sinh khắc này là tương đối, và phần lớn tùy thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau, trong một thời điểm nào đó. Ví dụ: H.26 khắc H.6 . H.34 sinh H.124. Nghĩa là hai H.124 và H.34 khi đi chung với nhau sẽ phát huy tác dụng lớn hơn khi đi chung với các huyệt khác. 
Ngoài ra, cũng có sự sinh khắc giữa bịnh và cơ thể. Ví dụ H.127 khắc bịnh tiêu chẩy do lạnh bụng. H.26 giải rượu, giải độc. Có thể nói các bịnh trên kỵ các huyệt trên.
Thuyết này cũng có giá trị trong Diện Chẩn: có sự sinh hay khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bịnh lý. Ví dụ: bịnh nhân bị chứng nấc cục hay sưng chân thì khó tránh khỏi tử vong. Hoặc vùng má thuộc phế (sắc trắng), tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc hỏa), thì có nghĩa là phổi đang có bịnh, vì hỏa khắc kim. Hay gò má thuộc tim (sắc đỏ) tự nhiên có mầu xanh đen (thuộc thủy) thì tim có bịnh vì thủy khắc hỏa, v.v …
 (Theo tài liệu của    Nhóm Diện Chẩn AZ-CA - Giáo trình Diện chẩn học)







No comments:

Post a Comment