LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT



LINK POST TRUTHLADY3.BLOGSPOT
http://truthlady3.blogspot.com/2016/11/link-post-truthlady3blogspot.html

goosee
The Sound of Silence

Monday, October 3, 2016

Ẩm thực liệu pháp hay là ăn uống trị bệnh


 Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 16
I. Đặt vấn đề
Ăn uống là một vấn đề sống còn của con người. Không Ăn uống thì chết nhưng ăn uống sai lầm,không điều độ cũng sinh bệnh,  đôi khi dẫn đến cái chết một cách nhanh chóng.
Do đó có câu: “Bệnh tòng nhập khẩu” (Bệnh theo miệng mà vào).
Đây là một vấn đề lớn khó thể trình bày hết qua một bài giảng. Do đó,  chúng tôi trình bày ở đây một số nguyên tắc về ăn uống,  một BẢNG TỔNG HỢP CÁC THỨC ĂN được phân loại theo ÂM DƯƠNG và một số thức ăn,  thức ăn  uống có hại cho sức khỏe. Và nếu ăn uống sai lầm sinh bệnh thì ăn uống cho đúng cách lại có khả năng trị bệnh.


 II. Nguyên tắc Ăn, Uống
TÂY Y cũng có đề cập đến vấn đề ăn uống trị bệnh nhưng lấy thước đo là Protêin,  Calorie,  Vitamin…. ĐÔNG Y khác hơn,  phong phú và phức tạp hơn, đặt tiêu chuẩn đo lường  là Âm dương, cho rằng hệ thống âm dương quân bình là không bệnh.
Chúng tôi nghiên cứu cả hai lối ăn,  hai loại thức ăn và thấy có trùng nhau ở một số điểm như: Calorie,  Protein tương đương với dương tính,  ít Calorie,  protein tương đương với âm tính. Điều này sẽ được trình bày trong BẢNG CHỮA BỆNH BẰNG THỨC ĂN do chúng tôi soạn thảo.
            1. Nguyên tắc thứ nhất: của ăn uống là ĐIỀU ĐỘ và TIẾT CHẾ,  nhưng nên nhớ rằng nếu có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn.
            2. Nguyên tắc thứ hai: là ăn uống sao cho trong cơ thể được quân bình ÂM DƯƠNG . Ví dụ:
            - Người tạng HÀN thì đừng ăn thức ăn mát.
            - Người tạng NHIỆT thì tránh thức ăn có tính nóng.
            3. Nguyên tắc thứ ba: là phải biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với TẠNG của mình. Không nên ăn ĐỒ BỔ cũng như cây chỉ tưới nước mà không bón phân thì không thể nào lớn mạnh,  tươi tốt được,  nhưng BỔ bậy bạ có khi còn mau chết hơn.

III. Một số thức ăn cần thận trọng khi sử dụng
Một số loại thức ăn,  thức uống thường được bà con sử dụng tưởng là có lơi cho sức khỏe để cho khoái khẩu, không dè nó là thủ phạm gây một số bệnh mà bà con hay mắc phải và rất khó chữa (vì không biết thủ phạm). Đó là nước đá,  nước dừa,  nươc chanh,  nước mía,  sữa hộp,  nước sâm,  nước ngọt vô chai (nói chung là thức uống công nghiệp).

            1. Nước đá: Đây là sản phẩm công nghiệp nhiều người tiêu thụ nhất và cũng chính vì vậy mà hậu quả của nó càng to lớn,  nhất là khi bà con ta không ý thức được cái hại của nó, nó hại như thế nào.
            Tại sao lại có hại?
            Nếu phân tích,  ta sẽ thấy nước đá ở dạnh hình khối đặc va rất lạnh.Cơ thể ta vốn nóng,  nhất là bên trong cơ thể. Do đó,  khi uống nước đá vào,  nhiệt độ cơ thể của ta sẽ bị xáo trộn, thường xuyên do thói quen uống nước đá sẽ sinh ra nhiều bệnh tật về sau.
             Đặt vấn đề: Chai nước lọc để thường xuyên trong tủ lạnh,  mỗi khi đi nắng về uống cho đã,  thì đó là chai thuốc độc. Nó thường gây  ra những bệnh sau đây:
-         NHỨC MỎI,  CỨNG CỖ và BẢ VAI
-         Đau lưng
-         Thấp khớp
-         U nhọt
-         Suyễn
-         Tiểu gắt,  tiểu đỏ,  đái dắt
-         Viêm họng
-         Trĩ,  lòi đom…
Nếu ta biết hạn chế sử dụng hoặc cữ hẳn nước đá thì bệnh sẽ giảm rất nhiều,  việc chữa trị của thầy thuốc sẽ hiệu quả hơn.

2. Nước dừa: Nhiều người theo Tây Y cho nước dừa là thức uống lý tưởng vì có nhiều Vitamin,  muối khoáng….nên có dịp là uống,  nhất là những khi đi nắng hoặc trời nóng thì tha hồ uống. Có biết đâu rằng nước dừa rất ÂM cho nên uống nhiều sẽ tự động là ÂM HÓA cơ thể mình nên sau đó sinh ra: lạnh bụng,  lạnh tay chân,  yếu tim, trĩ nội,  xuất huyết,  tiêu hóa,  thấp khớp, …là những bệnh do lạnh sinh ra. Thật ra nước dừa uống ít thì giải nhiệt mà uống nhiều thì có hại.

3. Cam: Rất nhiều người lầm tưởng uống cam là bổ (vì có nhiều Vitamin C): muốn bổ phổi uống nhiều Cam tươi,  Cam vắt có thêm mật ong hay tròng đỏ trứng gà càng tốt. Thật ra nó chỉ đúng ở một số trường hợp bệnh nhất định như bệnh do nóng nhiệt trong mình. Còn đối với bệnh HƯ HÀN,  bệnh MẠN TÍNH như: Suyễn hàn,  Thấp khớp,  đau đầu kinh niên,  huyết áp thấp,  viêm xoang,  viem mũi dị ứng,  cứng mỏi cổ,  gáy,  vai,  đổ mồ hôi,  ảnh chân tay,  lạnh bụng,  mệt tim,  lả người, …đều phải nên tránh dùng cam tươi. Có nhiều bệnh mà thầy thuốc chữa hoài không hết cũng vì không dè bệnh nhân hay dùng nhiều Cam vắt mỗi ngày (vì bệnh nhân tưởng CAM là thuốc bổ,  uống càng nhiều càng khỏe).
Thật ra CAM và CHANH cũng là trái cây có nhiều dược tính: Hạ nhiệt,  hạ áp,  làm loãng máu,  giản mạch và trị được một số bệnh. Nhưng cần phải biết dùng cho đúng cách của nó. Còn dùng sai chỗ hoặc lạm dụng loại trái cây này thì dễ sinh các bệnh như: ĐAU ĐẦU KINH NIÊN,  HAY BỊ CẢM CÚM,  THẤP KHỚP,  MỆT MỎI,  ĐỔ MỒ HÔI,  SUYỄN HÀN,  BAO TỬ LẠNH,  VIÊM MŨI DỊ ỨNG,  TIÊU RA MÁU,  VIÊM XOANG,  MỎI CỔ,  GÁY, ….

4. Sữa:
Theo Tây Y thì SỮA (sữa đặc có đường) cũng như CAM là loại thức ăn rất bổ dưỡng và cho bệnh nhân dùng rất tốt. Cho nên thói thường, hễ đi thăm bệnh ở Bệnh viện,  người ta cho CAM hay SỮA. Thật ra,  thói quen nên xét lại. Vì rằng SỮA cũng như CAM (đã nói ở phần trên ) dùng không đúng sẽ có hai.
Thật vậy,  sữa đặc có đường là một thức ăn bổ,  nhiều Protêin sản sinh nhiều Calorie và có thể dùng thay thế SỮA TỰ NHIÊN,  nhưng cũng là thức ăn có hại vì chứa nhiều chất nhầy,  chất ngọt,  chất lòng trắng trứng (albumine). Do đó,  nếu đang bị các bệnh đường hô hấp,  đường ruột, đau dạ dày thì nên hạn chế sử dụng, vì sẽ làm cho tình trạng SUYỄN tăng nặng hơn,  có đàm nhiều hơn,  dễ tiêu chảy , …
Do đó,  ta phải hạn chế dùng nhiều sữa,  nhất là khi có bệnh về đường HÔ HẤP,  đường RUỘT, …(chú ý: Sữa mà chúng tôi đề cập ở đây không phải là sữa tươi,  mà là sữa hộp tức là SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG mà bà con thường dùng khi có bệnh )

            TÓM LẠI: ĂN để mà sống nhưng không biết cách ăn hoặc ăn quá nhiều sẽ sinh ra bệnh tật. Phần trên trình bày 4 thức ăn uống mà nhiều người hay lạm dụng vì nghĩ rằng nó bổ hoặc thích khẩu. Thật ra,  dù là thức ăn bổ cũng phải nên biết rằng: THUỐC BỔ CŨNG LÀ THUỐC ĐỘC NẾU KHÔNG KHÉO SỬ DỤNG NÓ.
            Ngoài ra cón các món ăn,  thức uống cũng dễ sinh ra một số bệnh nhất là bệnh đường ruột,  bệnh nhiễm trùng. Đó là nước mía,  nước sâm,  nước rau mà,  kem, ….và các loại trái cây bán trên các xe ba bánh ngoài đường như: thơm,  cóc,  ổi,  dưa hấu,  củ sắn,  sơ-ri, …
            Để kết thúc bài giảng này,  chúng tôi xin nhắc lại “BỆNH TÒNG NHẬP KHẨU”. Do đó,  phải chịu khó và lựa chọn thức ăn,  thức uống hàng ngày của mình,  chịu khó chọn để ý xem cơ thể mình thích hợp với món ăn mà mình hay dùng không? Nếu ăn vào thấy khỏe là đúng và thấy có phản ứng bất lợi là sai. Thật ra một thức ăn kỵ với người này có thể kết hợp với người khác. Đó là bệnh TẠNG và BỆNH của mỗi người khác nhau. Cho nên  chớ bắt chước người khác,  cứ theo dõi,  hễ thấy thích hợp với mình là tốt cho bệnh mình và cứ dùng,  nhưng nếu có hại thì phải ngưng ngay và điều chỉnh lại. 

BẢNG HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
          (bằng THỨC ĂN,  THỨC UỐNG, tức Ẩm thực liệu pháp và sinh hoạt hàng ngày)
                                      Tác giả: BÙI QUỐC CHÂU-Tháng 3/1989 
BỆNH
KHÔNG NÊN DÙNG
NÊN DÙNG
(1)
(2)
(3)
Cảm lạnh Nước đá,  nước cam, nước chanh, nước dừa Gừng,  nghệ, sả
Viêm mũi dị ứng Như trên + mắm các loại -nt-
Viêm xoang Như trên + Chuối già,  khoai lang, khoai mì, cà bát, cà tím,  cà pháo, thịt gà,  rau dền -nt-
-nt-
Suyễn Mắm,  nước đá,  nước cam nước chanh,  nước dừa,  cà bát,  cà pháo, sữa hộp,  cải bẹ xanh,  măng tre, tương chao,  dưa hấu -nt-
Thấp khớp-nhức mỏi Mắm,  nước đá,  dưa leo, chanh,  cải bẹ xanh,  măng tre, các loại cà,  nước dừa,  nước suối -nt-
Đau bao tử Chuối già,  chuối cau,  cà tím,  cà pháo,  dưa leo,  nước đá,  nước suối, tương chao,  táo tây -nt+ Cải bẹ xanh
Trĩ Nước đá,  nước dừa,  chanh,  cam, mía,  hột vịt lộn,  cà bát,  ớt,  ốc bươu,  ốc lác Chè đậu đen
Nhức đầu kinh niên Nước dừa,  nước chanh,  cam,  nước đá,  dưa leo,  cà bát,  cà tím,  chuối già,  cải bẹ xanh Gừng,  nghệ,  tỏi
Viêm họng khan tiếng Nước đá, nước ngọt,  nước suối, cam,  sữa hộp,  đậu phộng,  thuốc lá, tương chao Me đất,  tắc muối,  chanh muối đen ( không gọt vỏ khi muối)
Huyết áp cao Mắm các loại,  các thức ăn mặn, nước suối,  thịt mỡ,  rượu,  cà phê, tương chao Các thức ăn lạt,  cá,  cải bẹ xanh,  nước dừa,  nước chanh, nước cam,  rau má
Suy nhược thần kinh Nước dừa,  nước đá,  nước sâm, cam,  chanh Bí đỏ,  cá lóc
Mất ngủ Cà phê,  rượu,  thuốc lá Chè đậu xanh,  nhãn lồng
Táo bón Nghệ,  chuối chát,  thịt,  ca cao, chocolate,  sabôchê (hồng xiêm) Chuối xiêm,  đu đủ,  bưởi,  me, rau muống,  rau lang,  quýt
Tiêu chảy Nước cốt dừa,  xương xa,  chuối xiêm,  quýt,  hột gà Nghệ,  chuối chát
Kiết lỵ Cà phê,  ca cao,  chocolate, rượu,  cà ri,  các thức ăn có nhiều dầu mỡ Xương xáo,  xương xa
Viêm gan,  xơ gan Trứng các loại Nghệ
Nhức răng Tiêu,  nước đá,  thịt gà,  rau dền Ngậm nước muối pha loãng, nước dừa
           Sử dụng nhiều và thường xuyên các thức ăn và uống sau đây sẽ bị bệnh do mất cân bằng Âm Dương
                                    Tác giả: BÙI QUỐC CHÂU-Tháng 3/1989
Lạm dụng (ăn uống mỗi ngày)
Sẽ dễ dẫn đến việc bị các bệnh
1. Nước đá hoặc chai nước lọc để trong tủ lạnh - các thức ăn công nghiệp 1. Cảm lạnh,  viêm họng,  thấp khớp,  rụng tóc,  già sớm,  viêm mũi dị ứng,  Suyễn,  suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục,  đau bao tử,  nhức đầu kinh niên,  mệt mỏi trong người
2. Nước dừa 2.Thấp khớp,  cảm lạnh,  trĩ,  huyết áp thấp,  xuất huyết nội,  rong kinh,  đau bao lưng,  mệt tim,  mỏi gối, yếu gân,  yếu sức,  bệnh về mắt
3. Nước cam 3. Trúng lạnh,  thấp khớp,  suyễn,  trĩ,  cảm lạnh,  viêm đường hô hấp,  dễ viêm nhiễm,  viêm đại tràng mạn tính,  viêm bao tử.
4. Nước chanh 4. Huyết áp thấp,  thấp khớp trĩ,  ung bướu
5. Nước mía 5. Trĩ,  trúng lạnh,  xuất huyết tiêu hóa,  tiểu đường (diabète)
6. Dưa leo 6. Thấp khớp,  đau bao tử
7. Dưa hấu 7. Táo bón,  kiết lỵ,  tắt tiếng
8. Cà tím,  cà pháo,  cà bát 8. Suyễn,  thấp khớp,  đau bao tử,  sạn thận
9. Hột vịt lộn 9. Trúng thực,  ói mửa,  suyễn
10. Hột gà,  hột vịt 10. Tiêu chảy,  đau gan,  suyễn
11. Chuối già,  chuối cau (chuối tiêu) 11.Đau bao tử,  khó tiêu,  u nhọt,  nhức đầu
12. Nhãn,  trái vải 12. Mệt tim,  nóng mặt

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP KHI SINH HOẠT SAI LẦM 
SINH HOẠT SAI LẦM THƯỜNG XUYÊN
DỄ ĐƯA ĐẾN CÁC BỆNH
1. Quạt máy thổi sau gáy 1. Cứng gáy,  vẹo cổ,  nhức đầu (cổ gáy)
2. Ngồi trước quạt máy 2. Khan tiếng,  tắt tiếng
3. Uống nước đá khi bụng đói 3. Trúng lạnh,  đau bao tử
4. Uống trà đá + ăn chuối chiên,  đồ dầu mỡ,  chiên xào 4. Kiết lỵ
5. Đi tiểu ngay trước và sau lúc tắm 5. Cảm lạnh
6. Tắm khi vừ ăn xong 6. Đau bao tử
7. Tắm nước lạnh ngay sau khi đi xa ban đêm 7. Cảm lạnh,  liệt nửa người do tai biến mạch máu não,  liệt mặt
8. Dầm mưa lâu,  ngủ kế bên cửa sổ mở rộng 8. Cảm lạnh,  liệt nửa người do tai biến mạch máu não,  liệt mặt
9. Uống nước nửa chín nửa sống 9. Đau bụng,  buồn ói
10. Gội đầu bằng nước lạnh ngay sau khi đi nắng về 10. Nhức đầu như búa bổ
11. Gội đầu ban đêm 11. Nhức đầu kinh niên
12. Ngủ dưới đất,  không trải chiếu lúc trời nóng 12. Nhức mỏi,  thấp khớp,  đau cứng cơ khớp
13. Giao hợp xong đi tắm ngay 13. Trúng nước,  nhức mỏi,  yếu thận
14. Giao hợp xong nằm ngủ dưới quạt máy 14. Trúng gió,  nhức đầu,  cứng cơ
15. Giao hợp dưới nước 15. Nhức mình kéo dài,  hại thận,  cảm lạnh
16. Phụ nữ mới sinh vọc nước,  giặt giũ sớm,  ăn cam chanh 16. Nhức mỏi thấp khớp,  các bệnh về kinh huyệt sau này
17. Cởi trần,  ngủ ngoài trời 17. Cảm lạnh,  sưng phổi,  suyễn
18. Đi ra ngoài sớm quá hay khuya quá (dầm sương) 18. Cảm lạnh,  sưng phổi,  suyễn,  viêm mũi dị ứng
19. Ngồi dưới mái tôn lúc trời nóng 19. Viêm mũi,  cảm sổ mũi,  nhức đầu



Thất dung tối độc

                Trong mục Ẩm thực Dưỡng sinh chúng tôi nhấn mạnh đến tai hại của việc lạm dụng một số thức uống như: Nước đá, nước Cam, nước Dừa… Riêng về nước Dừa thì chỉ đề cập sơ qua. Vì thế trong bài này, tôi nhắc lại sự tai hại của việc sử dụng nước Dừa một cách đầy đủ hơn.
Thất dung tối độc

               Ngoài ra tôi cũng đề cập đến một số thức uống khác mà bà con ta hay lạm dụng hàng ngày. Đó là nước Chanh, Sâm, Mía, nước ngọt (gồm những thức uống công nghiệp như nước Cam (vô chai hay đóng hộp), nước Cocacola, Pepsi ...)
               Tổng hợp các thức uống trên đây là bảy thứ. Tôi đặt tên bằng từ Hán-Việt cho gọn là Thất Dung Tối Độc (Thất: Bảy – Dung: tầm thường, bình thường, thông thường)
               Đọc đến đây, có lẽ các bạn ngạc nhiên không hiểu vì sao tôi lại liệt 7 thức uống trên vào loại tối độc. Tôi nghĩ rằng các bạn đã ngầm phản đối hoặc không đồng ý khi đọc lên những dòng trên đây, nhất là đối với các thức uống như Nước đá, nước Cam, nước Dừa. Còn các loại khác như nứơc đá, nước ngọt … các bạn có thể tạm đồng ý với tôi. Có phải thế không, các bạn? Thật ra không phải đối với các bạn học viên mới tiếp xúc tài liệu của tôi, mà hầu như đối với nhiều người lần đầu đọc bài nói về tai hại của một số thức uống như đã nêu trên. Có phải thế không? Điều này, các bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi đọc kỹ bài dưới đây của tôi.

               Nước Dừa: Trước tiên ta hãy nói về nước Dừa, một loại thức uống quí, nhất là đối với người dân của một số nước không có một bóng cây dừa nào trên xứ họ.Còn đối với người dân xứ nhiệt đới như Việt Nam ta thì đây cũng là “thức uống lý tưởng” đối với nhiều người.Vì ai cũng cho nó gần như là tuyệt đối trong sạch,vô trùng và lại ngon ngọt mát mẻ.Có người còn nghe nói các bác sỹ nhiều lần sử dụng nứơc Dừa thay “Nước biển” để truyền cho các bệnh nhân,các chiến sỹ bị bệnh trong chiến khu (đang thiếu truyền dịch trầm trọng lúc bấy giờ) như thế rõ ràng đây là một “thức uống lý tưởng và vô hại” (vì nếu có hại,ai dám dùng thay thế cho dịch truyền?) Vả lại có nghe bác sỹ nào nói nước Dừa có hại đâu. Chỉ thấy Tây Y ca tụng nó mà thôi.
               Thực tế là nhiều người biết tai hại của nước Dừa. Đó là ai? -là bà con ta ở nông thôn. Tôi còn nhớ, lúc nhỏ ông bà cô bác vẫn thường dặn: “Đi xa ngoài nắng, về nhà đừng uống nước Dừa ngay,sẽ “trúng” đó! ”Trúng” đây có nghĩa gì? Đó là ngã bệnh một cách nhanh chóng, ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.Thậm chí nếu đã, đang mang bệnh trước đó thì có khi nguy hiểm đến tính mạng!
               Tại sao một thức uống coi hiền lành trong sạch nhất so với các thức uống tự nhiên khác mà lại có thể tai hại, nguy hiểm đến thế? Có thật vậy không? Vì đâu có nghe tài liệu khoa học nào nói đến?.
               Đúng là tài liệu khoa học của Tây y không có nói đến sự nguy hiểm, tai hại của nước Dừa, nhưng người dân bình thường, nhất là ở nông thôn, đã biết đến điều này. Đó là họ căn cứ vào thực tiễn, một thực tiễn vô cùng khắc nghiệt vì đôi khi họ phải trả giá bằng sinh mạng hay sức khỏe của họ. Chính thực tiễn đã dạy họ những bài học nhớ đời và do đó nó có giá trị hơn tất cả những luận cứ trong sách. Có thể họ không giải thích được tại sao, nhưng họ kinh nghiệm. Kinh nghiệm từ đời ông cha ta để lại và họ thấy đúng!
               Ngày nay,tôi có được sự khám phá về sự tai hại của nước Dừa cũng chính nhờ sự dạy dỗ của ông bà, của quần chúng. Nhờ những kinh nghiệm dân gian, tôi đã nghiên cứu sâu, theo dõi nhiều trường hợp và đến nay, sau một thời gian lâu dài kiểm nghiệm, tổng kết, tôi có thể khẳng định nước Dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống nhiều và thường xuyên (ví dụ: Ngày nào cũng uống 3-4 trái dừa) nhất là đối với các bệnh nhân: suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh. Các bệnh nhân này nếu uống nhiều Dừasẽ gánh lấy hậu quả vô cùng tai hại, còn đối với người chưa có bệnh gì trầm trọng, nhưng nếu lạm dụng nhiều nước Dừa mỗi ngày, cơ thể tự nhiên sinh ra những bệnh mà trước kia họ không hề có. Ví dụ:như bệnh mắt (như cườm mắt) bệnh nhức đầu kinh niên, bệnh thấp khớp, tim to, tim thòng,tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp, mỏi mệt gân cốt,mau mệt,trĩ, lòi dom, sa dịch hoàn, dẽ bị xuất huyết nội, loãng máu, u sầu, chán đời, suy nhược thần kinh… Đặc biệt là dân nghề võ hay người chơi đá banh (túc cầu) rất kỵ dùng nước Dừa trước khi thi đấu cũng vì lý do vừa nêu trên.
               Tôi có anh bạn thân đã được các bệnh viện lớn ở Tp. Hồ Chí Minh cho biết là bị bệnh tim nhưng chữa mãi vẫn không khỏi. Sau dịp anh đi nhiều nước công tác và mỗi nơi anh đều nhờ bạn đưa vào bệnh viện ở ngoại quốc để khám và điều trị nhưng không nơi nào chữa được bệnh của anh, thậm chí bệnh viện uy tín nhất của Thái Lan còn cho rằng Anh bị bệnh bao tử (nhưng họ chữa khỏi được). Sau cùng, anh đến nhờ tôi chữa bệnh. Khi nghe anh kể triệu chứng xong, tôi hỏi “Mỗi ngày anh uống bao nhiêu trái Dừa, bạn nói cho đúng đi tôi chữa cho bạn” Anh bạn ngạc nhiên hỏi tại sao anh biết tôi uống nước Dừa và cho biết mỗi ngày uống từ 3-4 trái trong vòng nhiều năm.               Tôi nói đó chính là nguyên nhân bệnh của anh mà tôi cam đoan ít có ai biết. Anh cũng công nhận tôi là người đầu tiên nói vế vấn đề này.
               Vì đã biết được nguyên nhân của Anh là do uống nhiều nước Dừa trong một thời gian dài nên sinh ra lạnh tim, khiến tim đập chậm, yếu đi, do đó có cảm giác mệt mỏi, nặng ngực, khó thở. Tôi chỉ dùng điếu ngải cứu + Hơ nóng các vùng phản chiếu TIM ở MẶT, BÀN TAY,và ở NGỰC (vùng tim) Bạn tôi cảm thấy dễ chịu, dễ thở ngay! Sau mười lần điều trị, hiện nay anh đã đỡ nhiều.
               Như vậy nước Dừa, nhất là Dừa Xiêm rất tai hại cho những ai lạm dụng nó trong một thời gian lâu dài (như trường hợp của bạn tôi) vì nước Dừa thuộc Âm, tức là nó có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu cơ gân, làm hạ huyết áp. Nhưng nếu nói nước Dừa luôn luôn có hại là không đúng. Vì có lúc nước Dừa cũng chữa được bệnh. Đó là tuỳ ở cách dùng của chúng ta từc là tuỳ trường hợp bệnh mà xem xét có nên sử dụng hay không. Người bình thường thỉnh thoảng dùng nó thì không có hại gì.Tôi xin nhắc lại nước Dừa chỉ có hại khi ta lạm dụng Nó hoặc sử dụng vào các trường hợp cấm kỵ.
               Ví dụ:bệnh trĩ,bệnh huyết áp thấp, nhức đấu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp mệt tim do lạnh (nếu là mệt tim do nóng thì lại dùng được và có tác dụng tốt).
Nếu chúng ta dùng không đúng lúc cũng rất tai hại. Ví dụ: Dùng nước dừa vào buổi tối lại có thêm nước đá. Đó là 3 yếu tố ÂM cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) nên rất dễ bị bệnh. Nếu nước dừa uống vào buổi sáng hay buổi trưa thì đỡ hại hơn (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc Dương).
               Để tóm kết đoạn nói về nước dừa, tôi xin nhắc lại các bạn là ta nên thận trọng khi sử dụng nước dừa, một loại thức uống tưởng là bổ dưỡng, vô hại mà thật ra nó rất tai hại nếu ta lạm dụng hay dùng không đúng lúc, đúng bệnh. Nói cho cùng sự điều độ bao giờ cũng là thầy thuốc hay. Nếu mọi việc trong đó có ăn uống mà ta biết điều thì bệnh sẽ rất khó nảy sinh. Điều độ là một trong các bí quyết của sức khỏe vậy.




No comments:

Post a Comment