Tạ Minh.
Thăng và giáng là hai thủ pháp
thường gặp trong y học cổ truyền. Chữ THĂNG ở đây là nói gọn cho dễ nhớ, nói
đầy đủ là THĂNG BỔ DƯƠNG KHÍ. Hẳn nhiên nó không thay thế cho tất cả các
liệu pháp tương tự đã có trong y khoa (cùng mục đích), cũng như giải quyết
được tất cả các trường hợp hư suy dương-khí. Nhưng nó sẽ góp phần không nhỏ
trong việc trị bịnh bằng Diện chẩn - ĐKLP. Qua quá trình tìm tòi thử nghiệm và
đã thành công trên thực tế trong thời gian qua, nay tôi xin trình bày như sau.
I/-
PHÁC ĐỒ – KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG
127, 50, 19, 37, 1, 73 - +, 189, 103, 300
- +, 0 - +.
Nguyên tắc chung: theo thứ tự
từ dưới lên và từ trái sang phải.
Sức mạnh của phác đồ được sắp xếp theo
thứ tự như sau:
1)
Hơ rồi xoa dầu rồi dán cao.
2)
Hơ, dán cao.
3)
Hơ, xoa dầu.
4)
Hơ thuần túy.
5)
Châm kim nếu cần, tuy nhiên kỹ thuật này dễ gây vựng
châm. Hiện nay chúng ta không còn dùng kim mà thay thế kim châm bằng kỹ thuật
rung huyệt.
6)
Day ấn bằng dầu.
7)
Day ấn, dán cao.
8)
Dán cao hoặc xoa dầu.
9)
Rung huyệt hoặc day ấn bằng vaseline hoặc bất cứ một
loại dầu nào khác không hại da như dầu ăn, dầu dừa, kem dưỡng da của phụ nữ…,
nhằm mục đích tránh trầy da khi day quẹt.
10)
Lăn, gõ.
(Xem thêm bài “Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng dụng cụ’’ trong
sách Bài giảng).
II/- TÁC
DỤNG
Bộ Thăng có những tác dụng chính sau
đây:
-
Thăng Khí, bổ khí, thăng Dương, bổ Dương. Tùy
theo ý đồ mà chọn kỹ thuật thích hợp. Bổ Dương thì phải làm ấm huyệt bằng
dầu, cao salonpas hay hơ ngãi cứu. Bổ Khí hay hành khí thì day không hay day có
vaseline.
-
Hành khí hành huyết nhưng hành khí mạnh hơn, rõ
nét hơn.
-
Tăng sức đề kháng về thời khí cho cơ thể.
-
Làm ấm người toàn thân. Xua tan hàn khí nhiễm
vào người.
-
Làm hưng phấn thần kinh.
III/- CHỦ
TRỊ
Bộ THĂNG có tác dụng hầu hết trong
những bịnh chứng có gốc hàn, rõ nét nhất là do hàn tà thực. Có thể nêu một số
bịnh chứng thường gặp như cảm lạnh, trúng gió lạnh, mắc mưa, viêm phế quản do
lạnh (không có tác nhân hóa lý), sa nội tạng nhẹ, tự hãn v.v… Nhưng điều trị
lâu dài cần nhận định đúng căn bịnh để linh động.
Ứng dụng của bộ THĂNG rất rộng, tuy
nhiên muốn dùng tốt cần có một vốn y lý cơ bản Đông y để phân biệt hàn nhiệt hư
thực.
IV/- CHỐNG
CHỈ ĐỊNH
Bộ THĂNG rất mạnh khi dùng trọn bộ,
nhất là với kỹ thuật hơ nóng dán cao, xoa dầu hoặc châm kim.
Không nên dùng bộ THĂNG trong các
trường hợp sau:
-
Bịnh nhân có thể trạng âm hư huyết kém, người
gầy khô.
-
Huyết áp cao dương chứng. Nhất là với các dạng
huyết áp cao có cholesteron, có xơ mỡ động mạch.
-
Các bịnh có nhiệt ở lý như: tiêu khát (tiểu
đường), hư lao (suy nhược cơ thể nặng)…
-
Các bịnh có nhiễm trùng vì dễ gây bội nhiễm.
-
Các bịnh viêm loét vì dễ gây xuất huyết.
Ba trường hợp sau có thể dùng với kỹ
thuật day vaseline khi có kèm bệnh cấp do hàn. Nhưng cần xem xét theo dõi kỹ để
tránh sai lầm.
V/- KINH
NGHIỆM LÂM SÀNG
1)
Trường hợp người bịnh vừa kém về huyết vừa suy về khí,
nếu dùng trọn bộ THĂNG sẽ gây thiên lệch về khí huyết vì nó chủ thăng bổ khí.
Trường hợp này nên dùng bộ BỔ ÂM HUYẾT-THĂNG thích hợp hơn (xem bài “Phục
hồi chính khí”).
2)
Cắt cơn tăng huyết áp âm chứng có các triệu chứng như
sau: huyết áp tăng đột ngột mà trong lúc bình thường có thể thuộc loại thấp,
toàn thân hay tứ chi hay chỉ bàn chân lạnh, đặc biệt huyết áp rất khó đo vì kim
giật rất nhẹ, tiếng đập ở ống nghe rất nhỏ; dùng que dò khám thấy đau ở hai
huyệt 1 và 19 mà 26 và 143 không đau; có khi cả 4 huyệt này đều không đau (xem
bài “Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện chẩn”). Điều trị: Dùng ngải
cứu hơ và xoa dầu mỗi huyệt 3 lần.
LƯU
Ý: phải hội đủ các triệu chứng kể trên, nếu không ta sẽ sai
lầm lớn khi đó là một cơn cao huyết áp Dương chứng.
Nếu tứ chi lạnh ngắt mà cả 4 huyệt
đều đau thì đây là cơ địa Dương chứng mà trúng lạnh bất ngờ làm tăng thêm huyết
áp, trường hợp này khó, không nên can thiệp nếu không kinh nghiệm, nên
cho đi bệnh viện.
Việc điều trị chứng cao huyết áp
về lâu dài cần hiểu sinh bệnh lý để tìm ra căn bịnh. Biện pháp nêu trên
chỉ là tạm thời cắt cơn mà thôi, không phải là giải pháp điều trị.
3)
Nhức khớp: đau nhức mà không nóng đỏ, trái lại sờ tay
vào khớp thấy lạnh hơn các nơi khác. Nếu bịnh nhân không bị thiếu máu quá ta có
thể dùng bộ THĂNG. Kết quả nhanh và không tốn công dùng thêm các huyệt phản
chiếu bộ vị khi có nhiều khớp đau.
Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa thì liệu pháp này không kết
quả, chỉ mang tính cắt cơn mà thôi. Không nên dùng lâu dài có hại cho
khớp.
4)
Nhức đầu mạn tính: có lúc hoàn toàn thoải mái, có lúc
nhức dữ dội. Đó là lúc có lạnh xâm nhập. Dùng BỘ THĂNG để cắt cơn, điều trị
lâu dài cần tìm hiểu tổng thể của bịnh nhân để điều chỉnh lại cho quân bình.
VI/- VẤN
ĐỀ ĂN UỐNG, SINH HOẠT
Khi sử dụng bộ THĂNG cần kiêng cữ:
-
Ăn uống: không dùng các thứ quá mát lạnh như
nước đá, kem, yaourt lạnh, nước ướp lạnh, cam, nước dừa, bia, khổ qua, đậu đen,
đậu xanh, rau má, thanh long, các thứ có vị chua.
-
Sinh hoạt: cữ tắm đêm, dầm mưa, dùng quạt máy,
phòng lạnh, nằm ở nền nhà không có nệm, đi chân trần trong nhà, khi ngủ nên
mang vớ giữ ấm chân.
VII/- KẾT
LUẬN
Tác dụng của bộ THĂNG rất rộng và
rất mạnh. Khi áp dụng một cách máy móc dễ gây thiên lệch về âm dương khí huyết.
Chẩn đoán kỹ về âm
dương, khí huyết, hàn nhiệt, hư thực là việc cần làm trước khi bắt tay vào điều
trị.
Ước lượng tình hình, theo dõi sít
sao diễn biến lâm sàng ngay tại chỗ và về sau để có giải pháp, cường
độ điều trị thích hợp.
Luôn luôn dò sinh huyệt
để kiểm chứng trước và trong khi điều trị để đề phòng sai lầm. Không dùng bộ
Thăng khi các huyệt 19,1,189,103 đều không là sinh huyệt (không báo đau cũng
không báo nóng).
No comments:
Post a Comment