LY. PHAN XUÂN QUYÊN
(Từ: Tạp san Diện chẩn – số 5-2008)
THEO ĐÔNG Y
Tạng Tỳ gồm: Lá lách và Tỵ tạng.
THEO DIỆN CHẨN:
Huyệt của Lá lách gồm:
37- 40- 481- 124‑.
Huyệt của Tuỵ tạng gồm:
7- 63- 113- 17- 38.
Tỳ biểu lý với phủ Dạ dày
Gồm các huyệt:
39- 120- 121- 7- 64.
Tỳ ứng với ngũ hành: Thổ
Tỳ khai khiếu ở : Môi, miệng,
Biểu hiện màu sắc: Màu vàng.
Thích ứng với : Vị ngọt.
Ứng với mùa: Trưởng hạ.
Tính của Tỳ: Lo.
Dịch của Tỳ là: Nước dãi.
Vị trí ứng với Tỳ: Bụng.
* Tỳ chủ về : - Cơ nhục.
* Tứ chi (chân, tay).
* Vận hoá thuỷ cốc (chuyển hoá đồ ăn thức uống thành đường).
* Sinh huyết, Thống lãnh huyết.
* Vận hoá Thuỷ dịch.
* Tàng ý chủ về tư lự.
I. TỲ CHỦ VỀ VẬN HOÁ
* Vận hoá chất tinh vi của Thuỷ cốc
* Vận hoá Thuỷ dịch.
1. VẬN HOÁ CHẤT TINH VI CỦA THUỶ CỐC
Tỳ có tác dụng tiêu hoá các đồ ăn uống sau khi được bộ nghiền đưa
xuống Dạ dày, hấp thu chất tinh vi Thuỷ cốc và có tác dụng vận chuyển,
phân bố các chất này. Về sự tiêu hoá đồ ăn uống chủ yếu tiến hành ở vị
và Tiểu trường và có sự tham gia của Tỳ khí, Tỳ hấp thu chất tinh vi của
Thuỷ cốc. Sự vận chuyển Thuỷ cốc của Tỳ theo một quá trình sau: Đồ ăn
thức uống sau khi vào dạ dày, qua sự nấu nhừ của Vị rồi thành chất tinh
vi là phải thông qua Tỳ rồi do đường kinh Túc Thái âm Tỳ chuyển khí đó
đi vào 3 kinh dương, như thế nói lên chất tinh vi Thuỷ cốc có thông qua
sự vận hoá của Tỳ mới được hấp thu và phân bố toàn thân.
Vận hoá của Tỳ bình thường gọi là: Tỳ khí kiện vận thì cơ thể mới tiến
hành tiêu hoá đồ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, chất dinh dưỡng được hấp
thu và sử dụng đầy đủ, thì các tạng phủ, tổ chức của toàn thân được
nuôi dưỡng đầy đủ, để duy trì sự phát triển đầy đủ của con người.
Chất tinh vi Thuỷ cốc dồi dào thì mới hoá sinh ra các chất thiết yếu.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của Tỳ vị đối với toàn bộ sự hoạt động của
con người cho nên gọi Tỳ là gốc của Hậu thiên của khí huyết.
Công năng vận hoá của Tỳ, khi giảm sút gọi là Tỳ mất kiện vận, thì toàn
bộ quá trình vận hoá, hấp thu, đồ ăn, vận chuyển chất tinh vi Thuỷ cốc
bị giảm sút nên thường thấy các chứng, ăn không ngon miệng, kém ăn, bụng
chướng, đại tiện lỏng.
Nếu Tỳ hư lâu ngày dẫn đến khí huyết bất túc (khí huyết không đủ) xuất
hiện các bệnh mỏi mệt, yếu sức, mặt trắng hoặc vàng, người
gầy....
2. TỲ VẬN HOÁ THUỶ DỊCH
Tỳ điều tiết nước trong cơ thể, có tác dụng hấp thu vận chuyển, phân bố Thuỷ dịch.
Tỳ trong lúc vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc, đồng thời hấp thu Thuỷ dịch
ở trong đó, rồi thông qua tác dụng Thăng thanh (chất trong) của Tỳ khí,
Thuỷ dịch đi lên về Phế, rồi qua tác dụng của Phế phân tán đến các tạng
phủ, tổ chức toàn thân, do đó sự tham gia của tỳ xúc tiến nước và điều
tiết nước, chuyển hoá nước trong cơ thể, mà ngăn chặn được các tệ hại,
tích nước trong cơ thể.
Nếu Tỳ mất kiện vận và rối loạn công năng vận hoá nước thì dễ sinh ra ứ
đọng nước trong cơ thể mà hình thành các bệnh: Đàm ẩm, Tiểu tiện không
lợi, Thuỷ thũng (phù do nước) ỉa lỏng, phụ nữ sinh ra bệnh Bạch đới (
Khí hư). Phần lớn các chứng thấp, thuỷ mãn đều thuộc về Tỳ. Khi chữa các
chứng này phải bổ Tỳ.
Công năng vận hoá Thuỷ dịch của Tỳ giảm sút thì cũng là nguồn gốc của
các chứng Tỳ hư sinh Thấp, Tỳ hư sinh đờm, Đờm hiện hình do Tỳ hư sinh
ra....
II. TỲ CHỦ SINH HUYẾT, THỐNG HUYẾT
1. TỲ SINH HUYẾT
Tỳ
có công năng hoá sinh ra huyết, mà cơ sở là chất tinh vi Thuỷ cốc. Công
năng hoá sinh huyết của Tỳ có mối liên quan mật thiết với công
năng vận hoá chất tinh vi Thuỷ cốc được hoá sinh ra huyết thông qua
chức năng của Tỳ được đưa lên Phế và phế mạch, với sự vận động hô hấp
kết hợp với khí trong trẻo hít vào thông qua tác dụng khí hoá của Tâm
Phế hoá thành huyết rồi đi vào trong mạch cho nên gọi Tỳ chủ sinh huyết.
Nếu
Tỳ mất kiện vận huyết dịch thiếu thường xuất hiện các chứng váng đầu,
hoa mắt, mỏi mắt, lưỡi, móng tay, móng chân nhợt nhạt....
2. TỲ THỐNG HUYẾT (CAI QUẢN, QUẢN LÝ HUYẾT)
Tỳ có tác dụng quản lý huyết làm cho huyết dịch phải đi trong mạch, không đi ra ngoài mạch.
Tỳ
thống lãnh huyết chủ yếu là do tác dụng nắm quyền của Tỳ khí vì thế khí
là thống soái của huyết, khí vượng thì huyết mới có thể vận hành được
trong mạch, không đi ra ngoài mạch mà sinh ra xuất huyết.
Nếu
Tỳ hư Tỳ không kiện vận, khí huyết hư, mà khí hư không quản lý được
huyết gây ra các bệnh xuất huyết về vấn đề này thường gọi là Tỳ
không thống huyết. Dẫn đến các chứng xuất huyết dưới da, đái ra máu,
đại tiện ra máu, sinh ra băng kinh, rong huyết, băng lậu....
III. TỲ TÀNG Ý CHỦ VỀ TƯ LỰ
Ý
là chủ về hoạt động tinh thần, chủ yếu là hồi tưởng các sự việc đã qua,
ghi nhớ dưới sự chủ trì của Tâm thần. Ý là tư lự có liên quan mật
thiết với sinh lý, bệnh lý của Tỳ.
Tỳ tàng ý chủ về tư lự, hoạt động bình thường, là nhờ vào Tỳ khí vượng và dinh khí đầy đủ.
Nếu Tỳ khí trệ người buồn rầu, có ảnh hưởng tới hoạt động của ý mà
xuất hiện các chứng hay quên, ngực bụng khó chịu và tay chân không có
sức.
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA TẠNG TỲ
1. TỲ KHÍ CHỦ THĂNG
Tỳ
khí chủ thăng, chủ trị thăng thanh của Tỳ (là các chất bốc lên) đó là
đặc điểm cơ bản của Tỳ khí. Tỳ khí chủ thăng là công năng của tỳ là
kiện vượng (mạnh và chắc), thanh của Tỳ là chỉ chất tinh của Thuỷ cốc
và Tân dịch được đưa lên rồi thông qua tác dụng của Tâm- phế mà hoá sinh
ra khí huyết để đi nuôi cơ thể.
Nếu
Tỳ khí hư thì thăng thanh bất cập và Tỳ khí hạ hãm (do khí của Tỳ không
bốc lên) sinh ra các chứng chóng mặt, bụng chướng, ỉa chảy, Đới
hạ (khí hư), sa dạ con, sa trực tràng, sa tử cung do Tỳ hạ hãm khí
xuống. Vì vậy Tỳ khí phải thăng mới mạnh, thường dùng Bộ thăng khí trong
Diện chẩn,
Đông y thường dùng bài bổ trung ích khí để làm mất khí hạ xuống. Tất
cả những người ăn kém, chướng bụng đều dùng bài Bổ trung ích khí đều
có hiệu quả, thực tế dùng cho bệnh nhân áp huyết cao cũng không sao.
2. TỲ THÍCH TÁO, GHÉT THẤP
(Táo là khô- Thấp là ẩm ướt)
Tỳ ghét thấp là chỉ về Ngoại thấp và Nội thấp.
NGOẠI THẤP
Thấp là ở bên ngoài vào như khí hậu ẩm ướt hoặc là dầm mưa, đội nước, ẩm thấp ngấm vào người.
NỘI THẤP
Là trạng thái do Tỳ hư làm thuỷ thấp và đờm chọc đọng lại, Thấp là Âm tà.
Nếu âm thắng trội thì sinh bệnh cho nên dễ làm nguy khốn phần Tỳ dương
(chính Tỳ dương vận hoá các chất trong cơ thể) làm cho Tỳ mất quyền
vận hoá mà hình thành các chứng bệnh, ăn kém, bụng chướng, đại tiện
lỏng, thuỷ thũng cho nên nói Tỳ ghét ẩm thấp.
TỲ THÍCH TÁO
Khi trục được thấp ( ẩm) là táo (khô ráo ) không có thấp làm nguy khốn thì khí mạnh, vận hoá khoẻ cho nên nói Tỳ thích táo.
Bệnh của Tỳ phần nhiều là do Thấp cho nên Đông y thường dùng các vị
thuốc ấm táo, thì có tác dụng trừ được thấp tà, phục hồi được Tỳ khí, và
làm thông được dương khí như vị Thương truật là trừ được thấp ở Tỳ.
V. KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
1. ĐƯỜNG TUẦN HÀNH CỦA KINH
Là kinh nhiều khí ít huyết, khởi đầu từ ngón chân cái lên bờ trước mắt
cá trong, đi thẳng lên bắp chuối dọc theo phía sau xương chầy, xuyên
qua trước mặt, kinh Túc quyết âm can đi lên phía trước bên trong đùi
thẳng vào bụng liên lạc với vị phủ (dạ dày) đi qua cơ hoành rồi lên ngực
đi vào cổ họng lên cuống lưỡi. Một nhánh khác đi từ dạ dày lên cơ hoành
chạy vào Tâm để tiếp với kinh phủ Thiếu Âm Tâm.
2. BỆNH LÝ
Kinh này bị ngoại cảm xâm nhập vào sẽ thấy cuống họng cứng đờ, ăn vào
nôn ra, bụng chướng, ợ hơi luôn, hoặc đau vị quản. Nếu Đại tiện hoặc
Trung tiện được thì nhẹ, ngoài ra còn chứng mình mẩy đau nhức nặng nề.
Bệnh
tự do bản kinh phát ra thường có triệu chứng cuống lưỡi đau nhức, mình
mẩy đau khó chăn trở, ăn uống không vào, trong lòng phiền muộn đau ran
dưới ngực, đại tiện lỏng, loãng hoặc kiết lỵ, nước ứ đọng bên trong
không bài tiết được, toàn thân vàng, đầu gối xưng đau, đi đứng khó,
ngón chân cái không cử động được.
3. HUYỆT VỊ NẰM TRÊN ĐƯỜNG KINH
1. ẩn bạch
2. Đại đô
3. Thái bạch
4. Công tôn
5. Thương khâu
6. Tam âm giao
7. Lậu cốc
8. Địa cơ
9. Âm lăng tuyền
10. Huyết hải
11. Cơ môn
12. Xung môn
13. Phủ xá
14. Phúc kết
15. Đại hoành
16. Phúc ai
17. Thực đậu
18. Thiên khê
19. Hung hương
20. Chu vinh
|
VI. BIỂU HIỆN BỆNH LÝ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
1. TỲ HƯ YẾU
Cơ bắp teo nhão, chướng bụng không muốn ăn, chậm tiêu, chân tay mềm yếu, sa dạ con, sa trực tràng.
Phác đồ: 37- 40- 124- 60- 8- 269- 127- 41- 39- 19- 143- 189- 126.
2. TỲ HƯ HÀN
Hay đau bụng ỉa chảy
Phác đồ: 19- 41- 63- 7- 37- 36- 39- 127- 22- 60- 269.
3. TỲ THỰC
Bụng đầy, chướng hơi, ợ chua.
Phác đồ: 41- 7- 63- 39- 37- 127- 189- 104- 235- 8- 106- 222.
4. TỲ NHIỆT
Môi đỏ hay sinh mụn nhọt.
Phác đồ: 12- 60- 37- 40- 124- 26- 143- 51- 16- 61- 38.
5. ĂN KÉM DO TỲ
Phác đồ: 41- 19- 7- 63- 39- 17- 113- 37- 1- 290- 22- 127.
6. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ ĐI PHÂN SỐNG
Phác đồ: 127- 19- 143- 1- 103- 41- 50- 37- 124.
7. ĂN VÀO CHẬM TIÊU, CHƯỚNG BỤNG, ĐẦY HƠI, Ợ HƠI.
Phác đồ: 189- 63- 7- 6- 61- 104- 15- 127.
Nếu có ợ hơi gia huyệt: 59- 126.
Kết hợp hơ ngải cứu lòng bàn tay, bàn chân nơi phản chiếu dạ dày.
8. BỤNG TO, MẶT PHÙ THŨNG, DA BỤNG DÀY CHẮC
Người to béo vẻ mệt nhọc, hôm ăn ngon miệng, hôm chán ăn, ấn day hơ ngải cứu các huỵệt :
A. 19- 3- 7- 34- 15- 39- 10- 103- 1- 290.
B. 19- 64- 39- 63- 222- 236- 22- 127- 235- 87- 85.
9. ĐAU BỤNG DO VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, NÔN MỬA.
Phác đồ A. 50- 19- 37- 38- 1- 61- 113- 121- 34- 60- 54.
Phác đồ B: 19- 64- 74- 39- 120- 121- 60- 34- 124- 61.
10. SINH ĐỜM DO TỲ
Ấn day hơ ngải cứu, dán cao
Phác đồ: 28- 37- 3- 132- 267- 491- 26- 275- 14.
11. TRỊ ĐAU NHỨC DO TỲ
Đau nhức khó trăn trở, đau ran dưới ngực, phiền muộn.
Phác đồ: 41- 37- 38- 16- 61- 87- 60- 39- 43- 45- 300- 0.
12. TỲ SINH ĐỜM GÂY TỨC NGỰC KHÓ THỞ
Ấn day theo phác đồ: 73- 162- 62- 189- 28- 34- 3- 61- 269 - 57.
13. TỲ MẤT CHỨC NĂNG KIỆN VẬN
Gây chướng bụng, đầy hơi.
Phác đồ: 19- 3- 28- 38- 61- 104 – 26.
14. TRĂN TRỞ, BUỒN CHÂN, TAY KHÔNG NGỦ ĐƯỢC DO TỲ.
Ấn, day, hơ ngải cứu, dán cao theo phác đồ sau
124- 34- 217- 267- 51- 127- 14- 156.
Kết hợp lăn nhiều lần 2 bên thăn lưng, sẽ được ngủ yên.
15. TỲ MẤT CÔNG NĂNG KIỆN VẬN VÀ CÔNG NĂNG VẬN HOÁ NƯỚC.
Sinh ra Bạch đới khí hư (huyết trắng) Day ấn hơ ngải cứu .
Phác đồ: 22- 127- 63- 53- 287- 3- 1- 37- 26.
16. ĂN KÉM DẪN ĐẾN SUY NHƯỢC CƠ THỂ, NGƯỜI GẦY MẤT NGỦ.
Phác đồ: 127- 63- 7- 113- 17- 50- 19- 39- 37- 1- 290- 22- 103- 106- 34- 124.
17. VIÊM LOÉT DẠ DÀY, THỪA CHẤT CHUA, BỤNG CỒN CÀO...
Phác đồ cắt cơn cồn cào: 19- 37- 39- 61- 121- 113- 34- 1- 50- 54.
18. ĐAU DẠ DÀY MỚI HOẶC ĐÃ LÂU, DÙNG NHIỀU LOẠI THUỐC KHÔNG KHỎI
Phác đồ: 19- 63- 61- 37- 39- 222- 3- 45- 16- 50- 14- 127- 0.
Ngày ấn 3 lần sáng, trưa, tối, cơn đau giảm dần rồi bệnh khỏi.
19. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ, ĐI CẦU PHÂN SỐNG
Phác đồ: 127- 19- 143- 1- 103- 50- 37.
Ấn day, hơ ngải, dán cao Salonpas lưu cao trên huyệt 3h .
20. ĂN BUỔI SÁNG, BUỔI CHIỀU MỬA, BỤNG ĐẦY KHÓ CHỊU....
Phác đồ: Day, ấn, hơ ngải cứu, dán cao Salonpas: 19- 63- 1- 189- 6- 127.Bệnh đầy bụng khó tiêu
Theo YHCT, biểu hiện của chứng đầy bụng
khó tiêu có thể xếp vào các chứng vị quản thống (đau dạ dày), ấu thổ (nôn mửa).
Theo kinh nghiệm người xưa, châm cứu là một trong những phương pháp mang lại hiệu
quả cao.
Các huyệt châm cứu có tác dụng điều trị
chứng đầy bụng khó tiêu: Trung quản, nội quan, túc tam lý, công tôn, đản trung,
phong long, hạ quản, toàn cơ; Có biểu hiện nhiệt chứng thêm: hợp cốc, nội đình;
Có biểu hiện hàn chứng thêm: thượng quản, vị du; Có biểu hiện can khí hoành nghịch
thêm dương lăng tuyền, thái xung; Tỳ vị hư yếu thêm tỳ du, chương môn.
Ngoài ra, để giúp tăng cường chức năng
tiêu hóa, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng
sinh... Bài viết sau xin được giới thiệu tới độc giả một bài tập tự xoa bóp bấm
huyệt nhằm điều hòa nhu động ruột và tiết dịch của dạ dày, ruột, tăng cường chức
năng hệ tiêu hóa.
Day bấm các huyệt: hợp cốc, túc tam lý, thái xung, công tôn,
tam âm giao.
- Cách day bấm huyệt: Ngồi co hai chân lại
mà lấy huyệt, rồi dùng ngón tay cái bấm vào huyệt công tôn, ngón tay trỏ bấm cố
định vào huyệt thái xung, bấm mạnh dần tới căng tức (đắc khí), giữ nguyên như vậy
10 giây rồi day từ từ một phút sau chuyển sang các huyệt túc tam lý, tam âm
giao, hợp cốc - cường độ và cách bấm, thời gian bấm như huyệt công tôn.
Xoa
bóp tam tiêu:
Tam tiêu có chức năng là cơ quan bảo vệ
bên ngoài của tạng phủ:
- Là đường đi của nguyên khí phụ trách
hoạt động khí hóa.
- Là đường đi của các chất dinh dưỡng,
thức ăn và nước.
- Khí trời hít vào phế, khí đất (thức
ăn) sau khi tiêu hóa sẽ giao thoa, mượn đường đi của tam tiêu để đến toàn thân.
- Ở vùng bụng dưới (hạ tiêu) có bộ phận
sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, các đám rối thần kinh hạ vị.
-
Ở vùng bụng trên (trung tiêu) có dạ dày, ruột non, tụy tạng, đám rối thần
kinh gan và lách.
-
Ở vùng ngực (thượng tiêu) có tim, phổi, đám rối thần kinh trung thất.
Kỹ thuật xoa bóp tam tiêu:
Tư thế: ngồi thõng chân hay nằm hơi chống
chân.
-
Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa vòng
một chiều từ 10 - 20 lần, ngược lại cũng từ 10 - 20 lần.
-
Xoa trung tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa từ
10 - 20 lần mỗi chiều.
-
Vuốt cạnh sườn: vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức,
thay đổi mỗi bên làm 10 lần. Động tác này có tác dụng tốt cho gan và lách.
-
Xoa thượng tiêu: một bàn tay xòe ra áp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên.
Xoa vòng trên vùng ngực một chiều từ 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại từ 10
- 20 lần.
-
Vuốt bụng: sau khi xoa tam tiêu xong, hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu
vuốt lên trung tiêu rồi thượng tiêu 5 - 10 lần. Động tác này làm khỏe cơ bụng,
chữa sa tạng phủ, điều hòa khí huyết vùng bụng.
Liệu trình xoa bóp: tự xoa bóp thường
xuyên đều đặn hàng ngày, một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi tối trước
khi đi ngủ.
Vị trí các huyệt cần tác động:
Trung quản: giữa
con đường từ mũi kiếm xương ức đến rốn.
Nội quan: từ
chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 thốn.
Túc tam lý: thẳng
dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón
tay.
Công tôn: ở
chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp mu bàn chân và
gan bàn chân.
Đản trung: giữa
xương ức ngang đường giữa 2 núm vú (nam giới), ngang liên sườn 4 (nữ giới).
Phong long: từ
huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay.
Hạ quản: nằm
trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 4 thốn.
Toàn cơ: là
giao điểm giữa đường dọc giữa ức với đường ngang qua bờ trên sụn sườn 1.
Thượng quản: nằm
trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 5 thốn.
Hợp cốc: huyệt
ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện
lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ
đó (giáp xương bàn 2).
Nội đình: kẽ
ngón chân 2 - 3 đo lên 0,5 thốn về phía mu chân.
Vị du: Từ dưới đốt sống thứ 12 đo ra 1,5
thốn.
Dương lăng tuyền: chỗ
trũng giữa đầu xương chày và xương mác.
Thái xung: từ
kẽ ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn về phía mu chân.
Tỳ du: từ
giữa đốt sống lưng 11 và 12 đo ngang ra 1,5 thốn.
Chương môn: tận
cùng xương sườn 11 (để bệnh nhân nằm nghiêng lấy huyệt).
Tam âm giao: từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong
đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.
No comments:
Post a Comment